Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân, Tp Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.07 KB, 41 trang )

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của thế giới đã đem
lại thành tựu đáng kể cho con người. Tuy vậy bên cạnh mặt tích cực đó chính sự phát
triển này cũng gây ra hậu quả hết sức nặng nề : Ô nhiễm môi trường đang càng ngày
gia tăng, thiên tai, hạn hán, lũ lụt,… liên tiếp xảy ra, đặc biệt con người đang phải đối
mặt với những nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đe dọa nghiêm trọng đến
sức khỏe tính mạng con người. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm trên thế
giới có khoảng 2,2 triệu người chết do tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, trong đó có 1,9
triệu trẻ em. Số người mắc bệnh do ăn phải thức ăn độc hại trên thế giới hàng năm
ước tính vài triệu người và tỷ lệ này nhiều nước đang tăng chóng mặt. Đặc biệt ở các
nước đang phát triển và kém phát triển thì VSATTP còn nghiêm trọng hơn rất nhiều
khi cơ sở vật chất còn lạc hậu, trình độ nhận thức của con người còn kém. Hậu quả là
hàng nghìn người bị tử vong, gây tổn thật hàng nghìn tỷ USD và ảnh hưởng đến uy
tín của một quốc gia.
Tại Việt Nam theo thống kê cục An toàn thực phẩm (Bộ y tế) trong năm 2012
trên toàn quốc đã ghi nhận có 164 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 5.400 người mắc,
trong đó có 33 người tử vong. So với cùng kì năm 2011, tình hình ngộ độc thực phẩm
có chiều hướng tăng về số vụ, số người mắc và số trường hợp tử vong. Cụ thể số vụ
ngộ độc tăng 23 vụ, số người mắc tăng gần 1.000 người số người tử vong tăng 7
trường hợp, phần lớn thực phẩm nhiễm chất hóa học. Nguyên nhân chủ yếu là do
VSATTP. Tuy nhiên số liệu này chỉ phản ánh một được một phần nhỏ của gánh nặng
thực tế do thực phẩm gây ra. Thói quen của người Viêt vẫn là tiện đâu mua đấy và
chủ yếu mua bán ở các chợ truyền thống. Mà thực tế cho thấy, vấn đề VSATTP tại
các chợ này vẫn chưa có sự chuyển biến nhiều, các vụ vi phạm VSATTP vẫn thường
xuyên xảy ra: sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không an toàn được bày bán
công khai ở chợ, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngày càng nhiều, thức ăn sống, thức
ăn chin không được để riêng biệt, các vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng xảy ra nhiều.
Do vậy quản lý VSATTP đang là bài toán khó cho các cơ quan quản lý các cấp.
Hải Phòng nói chung và Quận Lê Chân nói riêng đang trên đà phát triển kinh tế - xã
hội, và trong quá trình phát triển cũng gặp nhiều khó khăn. Vấn đề VSATTP trên địa


bàn chợ của quận Lê Chân cũng đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan quản lý của
Quận: Những yếu kém trong công tác quản lý, thực thi và thi hành; sự bất cập trong
các văn bản quản lý nhà nước, sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của cơ quan
quản lý nhà nước, tồn tại nhiều bất cập trong công tác tuyên truyền, giáo dục về
VSATTP.
Thiết nghĩ việc nghiên cứu vấn đề Quản lý nhà nước về VSATTP tại các chợ là
hết sức cần thiết trong thời gian hiện nay. Chính vì lẽ đó em lựa chọn đề tài: “Quản lý
nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh tại các chợ trên
địa bàn quận Lê Chân, Tp Hải Phòng”.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.
Trong thời gian qua, vấn đề VSATTP đã thu hút sự quan tâm chú ý của các
chuyên gia, các nhà nghiên cứu. Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu
khoa học cũng như báo cáo em nhận thấy có một số đề tài, bài viết điển hình có nội
dung gần nhất với đề tài khóa luận này như:
- Nguyễn Thị Giang, Bùi Thị Thu Hương – Khoa Kinh tế - Đại học Thương Mại
(2009), đề tài nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp trong quản lý Nhà nước đối với
vấn đề VSATTP tại các chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy’’.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát vấn đề VSATTP tại một số chợ trên địa
bàn quận Cầu Giấy như chợ Đồng Xa, chợ Nhà Xanh, chợ Nghĩa Tân. Từ đó chỉ ra
được thực trạng tình hình vi phạm VSATTP, vấn đề QLNN về VSATTP tại các chợ
này. Trên cơ sở quan điểm định hướng của Nhà nước về vấn đè VSATTP, đề tài đã
đưa ra giải pháp, kiến nghị với cơ quan quản lý nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản
lý VSATTP ở các chợ.
Đề tài nghiên cứu này khá sát với đề tài khóa luận của em. Đề tài này nghiên cứu
vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Cầu Giấy Hà Nội, còn đề tài
của em thì nghiên cứu trên địa bàn quận Lê Chân, tp Hải Phòng. Đề tài này thiên về
đưa ra các giải pháp trong quản lý nhà nước, còn đề tài của em chung và bao quát hơn
về vấn đề quản lý nhà nước.
- Trần Thị Thúy – Khoa Kinh tế - Đại học thương mại (2009) luận văn tốt
nghiệp: “Tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP tại các siêu thị trên địa bàn Hà

Nội’’.
Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu nội dung chủ yếu của QLNN là công tác ban
hành, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, sự phối hợp liên ngành đối với
vấn đề VSATTP tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Đề tài này cũng có nhiều nét
tương đồng với đề tài của em, song đề tài của em đi nghiên cứu về loại hình chợ trên
một phạm vi nhỏ hơn với đề tài này.
- Trần Cầm Giang, Bùi Thị Thanh Huyền, Lê thị Tri – Lớp 06QT2D, Khoa
Quản trị kinh doanh – Đại học Tôn Đức Thắng tp Hồ Chí Minh, nghiên cứu khoa học
2010 “Một số giải pháp tăng cường và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ở tp Hồ
Chí Minh”. Đề tài đã hệ thống hóa lại cơ sở lí luận về VSATTP để làm luận cứ cho
việc nghiên cứu. Tìm hiểu tình trạng vi phạm VSATTP, công tác kiểm soát, quản lý,
tuân thủ của các cơ quan chức năng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác
kiểm soát đối với vấn đề VSATTP trên địa bàn tp Hồ Chí Minh. Đề tài này nghiên
cứu về VSATTP chung chung ở địa bàn tp Hồ Chí Minh. Đề tài của em nghiên cứu về
QLNN về các hoạt động kinh doanh trên địa bàn chợ trong một phạm vi nhỏ hơn,
nghiên cứu thực trạng để đưa ra giải pháp cho chính sách QLNN về VSATTP.
Trên đây là một số đề tài có nét tương đồng nhất định với đề tài của em nên em
cũng đã tiếp thu thêm nhiều điểm mới trong đề tài đó. Ngoài ra còn một số đề tài khác
liên quan nhưng đề tài của em cũng có những nét khác biệt nhất định nên em xin đi
tiếp nghiên cứu vấn đề này.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu.
Từ thực tiễn về vấn đề VSATTP đang diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt ở các
chợ vẫn là nơi cung cấp thực phẩm, lương thực chủ yếu cho các hộ gia đình, cá nhân,
tập thể. Nó cũng thể hiện các mặt hạn chế trong VSATTP. Chính vì vậy em đi nghiên
cứu đề tài: “ Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh
doanh tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân,tp Hải Phòng”.
Để làm rõ QLNN về VSATTP trên địa bàn chợ quận Lê Chân, đề tài xin đi tiếp
cận từ góc độ quản lý nhà nước về vấn đề này. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là
quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng giới hạn trong hoạt
động sản xuất. mua bán tại chợ với các mặt hàng thực phẩm tại các chợ trên địa bàn

quận Lê Chân.
Nội dung cần làm rõ của đề tài:
- Cơ sở lý luận về an toàn thực phẩm, kinh doanh hàng hóa thực phẩm, quản lý
nhà nước về kinh doanh thực phẩm an toàn đảm bảo VSATTP.
- Thực trạng quản lý nhà nước về VSATTP trong hoạt động kinh doanh trên địa
bàn chợ quận Lê Chân trên các mặt: kinh doanh thực phẩm trên địa bàn chợ, ban hành
các văn bản pháp luật, công tác thanh tra kiểm tra giám sát, công tác tuyên truyền giáo
dục về vệ vấn đề VSATTP.
- Những tồn tại trong cơ chế quản lý về VSATTP về các mặt nhân lực, nguồn
lực, công tác tuyên truyền giáo dục, các bất cập về mặt chính sách,…để từ đó tìm ra
nguyên nhân và đưa ra giải pháp và đề xuất, kiến nghị với công tác quản lý nhà nước
về VSATTP trên địa bàn chợ quận Lê Chân được hiệu quả hơn.
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
a) Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm nhưng giới hạn trong hoạt động kinh doanh với các mặt hàng thực phẩm
tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân.
b) Mục tiêu nghiên cứu:
- Về mặt lý thuyết: Hệ thống lại các vấn đề lý luận về thực phẩm, thực phẩm an toàn,
kinh doanh thực phẩm, quản lý nhà nước về kinh doanh thực phẩm an toàn, ý nghĩa
và nội dung quản lý nhà nước.
- Về mặt thực tiễn: Dựa trên cơ sở các lý thuyết về QLNN về VSATTP sẽ tiến hành đi
vào nghiên cứu thực trạng kinh doanh trên địa bàn chợ, chính sách QLNN nhằm đảm
bảo vấn đề VSATTP kinh doanh thương mại ở các chợ trên địa bàn quận Lê Chân.
- Qua đánh giá thực trạng, phân tích đề tài sẽ nêu ra những tồn tại còn yếu kém để từ
đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường chính sách QLNN nhằm đảm bảo
VSATTP nhằm đảm bảo VSATTP trong kinh doanh thương mại ở các chợ trên địa
bàn quận Lê Chân.
c) Phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung: Để làm rõ về VSATTP tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân em
xin giới hạn nghiên cứu một số loại thực phẩm như: rau, củ , quả, bánh kẹo, đồ ăn

chin,…
Về nội dung quản lý nhà nước trên địa bàn quận Lê Chân, em đi tìm hiểu, phân tích
và đánh giá một số nội dung chủ yếu của công tác QLNN về VSATTP: công tác thanh
tra, giám sát, xử lý vi phạm, việc ban hành các văn bản luật ngành về VSATTP trong
kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân cũng như trong thành phố.
Về không gian: Để làm rõ quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ
quận Lê Chân, em xin giới hạn tìm nghiên cứu vấn đề VSATTP tại một số chợ loại 1
quận Lê Chân: chợ An Dương, chợ Con, chợ Đôn Niệm.
Về thời gian: Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, đề tài đi khảo sát, tìm hiểu các
thông tin VSATTP tại một số chợ trên địa bàn quận từ năm 2011 đến nay, các văn bản
pháp quy của chính phủ đến năm 2012. Các kiến nghị, giải pháp áp dụng cho các cơ
quan quản lý nhà nước địa phương giai đoạn 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thấy rõ được thực trạng QLNN về VSATTP trong hoạt động kinh doanh tại
các chợ diễn ra như thế nào và tiếp đến đưa các kiến nghị, giải pháp phù hợp, em đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập dữ liệu từ
các bài giảng “kinh tế thương mại đại cương”, “ kinh tế thương mại Việt Nam” của
TS Thân Danh Phúc, TS Ngô Xuân Bình, trường đại học thương mại, bài giảng môn
học “Quản lý nhà nước về thương mại” biên soạn TS Thân Danh Phúc, PGS.TS Hà
Văn Sự, đại học thương mại…và các báo cáo tình hình kinh tế ở phòng kinh tế quận
Lê Chân, luật 55/2012/QH12 của Quốc hội về An toàn thực phẩm,…và một số luận
văn liên quan đến đề tài, tiếp cận một số thông tin liên quan đến chợ truyền thống, các
hoạt động của chợ qua báo chí như Tạp chí kinh tế Việt Nam,…các website như
tinmoi.vn, Wikipedia.org để chọn lọc và tiến hành nghiên cứu vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm ở chợ một cách kỹ lưỡng và xác thực.
Phương pháp tổng quan tài liệu: Sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu để
xem xét và đưa ra các chương, tổng quan các lý luận cơ bản về VSATTP, QLNN về
VSATTP, sử dụng phương pháp này để xem xét thực trạng QLNN về VSATTP tại
các chợ trên địa bàn quận Lê Chân để từ đó đưa ra một số các kiến nghị, giải pháp

nhằm tăng cường QLNN về VSATTP.
Phương pháp thống kê, phân tích các số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp
thống kê, để tiến hành các vụ vi phạm VSATTP, số vụ ngộ độc thực phẩm tại các chợ
trên địa bàn quận Lê Chân, từ đó em đi đánh giá việc thực hiện VSATTP tại các chợ
này. Dữ liệu thứ cấp rất phong phú và đa dạng được thu thập thông qua sách báo, tạp
chí, đề tài nghiên cứu về vấn đề VSATTP, báo cáo tổng kết tình hình VSATTP của
Sở Y tế.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số các phương pháp khác như phương pháp so
sánh để tiến hành phân tích đánh giá việc thực hiện VSATTP tại các chợ và công tác
QLNN về VSATTP tại đây.
6. Kết cấu khóa luận.
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ
đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu như sau:
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. TỔNG QUAN CÁC
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN, XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN
ĐỀ NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN
ĐỊA BÀN CHỢ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN, TP HẢI PHÒNG.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN LÊ CHÂN, TP HẢI PHÒNG.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN CHỢ
1.1. Một số khái niệm cơ bản quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn chợ.
1.1.1. Khái niệm cơ bản về thực phẩm, thực phẩm an toàn.
- Thực phẩm:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thực phẩm:
Theo tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (Codex) thì “thực phẩm là tất cả các chất đã
hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm,
hút và các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng
không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ được dùng như dược phẩm”.
Theo Quyết định số 4196/1999/QĐ- BYT trong đó có định nghĩa “thực phẩm là
những đồ ăn, uống của con người ở dạng tươi, sống, hoặc đã qua sơ chế, chế biến bao
gồm cả đồ uống, nhai, ngậm và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực
phẩm”. Phạm vi thực phẩm ở đây lại hẹp hơn vì khái niệm này phục vụ cho việc quản
lý nhà nước của Bộ Y tế, thuốc là được quản lý riêng”.
Hai khái niệm trên có ý nghĩa trong từng thời ký khác nhau và ngày càng đầy đủ
hơn về chuyên môn. Nhưng nếu trong văn bản quản lý nhà nước để nguyên như vậy
thì chưa phù hợp vì phải dễ hiểu, đại chúng thì mới có thể tuyên truyền pháp luật đến
người dân. Hiện nay, một số khái niệm được nhiều người công nhận hơn cả là: “ thực
phẩm là những sản phẩm dành cho việc ăn, uống cho con người ở dạng nguyên liệu
tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế
biến thực phẩm”.
- Thực phẩm an toàn:
Theo quan điểm về thực phẩm an toàn của Tổ chức Lương Nông (FAO), Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), và của tất cả các nước trên thế giới: “ Thực phẩm an toàn
là thực phẩm có chứa các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng ở mức
độ chấp nhận được”.
- An toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo điều 2, luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 thì: “An toàn thực phẩm
là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”.
Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO), tổ chức Y tế thế giới
(WHO) thì: “ Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại

cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không
chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép,
không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại đến sức khỏe
người sử dụng”. Quan điểm này rất đầy đủ, lột tả được bản chất của vấn đề nhưng để
ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn bao hàm được ý nghĩa trong quản lý nhà nước, khái niệm
được chấp nhận hơn là: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không
gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, không chứa các tác nhân sinh học,
hóa học, lí học quá giới hạn cho phép”.
1.1.2. Khái niệm cơ bản về kinh doanh, kinh doanh thương mại, kinh doanh
thực phẩm.
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi. (trích luật doanh nghiệp Việt Nam).
Kinh doanh thương mại là một lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, đó chính là
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông. Theo nghĩa rộng, kinh doanh thương
mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực
mua bán hàng hóa để tìm kiếm lợi nhuận. Theo nghĩa hẹp, kinh doanh thương mại là
quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu
thông hàng hóa.
Kinh doanh hàng thực phẩm là một trong số hàng nghìn hình thức kinh doanh,
đây là lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, có những đặc điểm riêng là:
- Người tiêu dùng ít có hiểu biết về hàng hóa có hệ thống: trên thị trường có
hàng ngàn mặt hàng, dù người ta đã tận dụng được nhiều phương pháp giới thiệu
hàng hóa nhưng người tiêu dùng vẫn chưa hiểu rõ hết được về địa chỉ sản xuất, chất
lượng, đặc tính, công dụng và cách thức sử dụng của tất cả các loại hàng hóa.
- Sức mua trên thị trường biến đổi lớn, theo thời gian, theo địa phương…người
tiêu dùng có thể cân nhắc rất kỹ khi cần mua sắm nhất là vào thời điểm có rất nhiều
hàng tiêu dùng có khả năng thay thế lẫn nhau.
- Sự khác biệt về người tiêu dùng rất lớn: giữa tầng lớp dân cư, địa vị, các tập
đoàn khác nhau về nghề nghiệp, dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa, độ tuổi, tập quán

sinh hoạt nên sự hiểu biết và tiêu dùng của họ về các loại sản phẩm về thực phẩm
khác biệt nhau.
- Nhiều người mua vì hàng thực phẩm gắn với cuộc sống của nhân dân, các
thành viên trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dùng nhưng mỗi lần mua không nhiều, lặt
vặt và phân tán vì nhu cầu đời sống rất đa dạng.
Ở đây mặt hàng kinh doanh là thực phẩm gắn liền với nhu cầu sinh hoạt của con
người: lương thực, đường, sữa, đồ hộp, dầu ăn, bia rượu, bột mỳ, bánh kẹo,… Nguyên
liệu của nó là các sản phẩm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản,
và một số ngành chế biến khác.
1.1.3. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Theo điều 21, Nghị định 38/NĐ – CP của Chính phủ quy định trách nhiệm quản
lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) gồm các nội dung sau: Phối hợp xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm. Quản lý ATTP về nông,
lâm, thủy sản, sản xuất muối. Quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom,
giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh
đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ
quả và sản phẩm từ rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên
liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị;
đường; chè; cà phê; ca cao, hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ; vật
liệu bao gói; chứa đựng thực phẩm.
1.2. Ý nghĩa và nội dung quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh hàng
thực phẩm trên địa bàn chợ.
1.2.1. Ý nghĩa của quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh ở chợ.
a) Đặc điểm kinh doanh hàng thực phẩm trên địa bàn chợ.
Chợ là một loại hình thương mại, một hình thức của thị trường,là nơi diễn ra các
hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa – dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu hàng ngày
của dân cư. Chợ được hình thành và phát triển mang tính truyền thống.
Do chức năng chính của chợ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hay trao đổi
các sản phẩm, hàng hóa – dịch vụ khác nhau nên chợ thường được hình thành và xây
dựng ở những nơi đông dân cư, thường là những trung tâm, đầu mối giao thông.

Về mặt hàng thực phẩm kinh doanh: Hàng hóa thực phẩm trao đổi ở chợ chủ yếu
là hàng nông sản(rau, củ , quả,…), thực phẩm đa dạng( thực phẩm chin, thực phẩm
sống),…
Về nguồn hàng: Hàng hóa thực phẩm được ở chợ được bày bán với quy mô nhỏ, lẻ.
Về nhu cầu: Hàng hóa trao đổi ở chợ đáp ứng nhu cầu thường ngày là chủ yếu,
phục vụ tiêu dùng cho đời sống của dân cư.
Về quan hệ trao đổi: Các giao dịch trong chợ thường mang bản sắc văn hóa địa
phương.
b) Đặc điểm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước để
điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội( chính trị,
khoa học-xã hội,…), giữ gìn trật tự xã hội, và phát triển xã hội theo những mục tiêu
đã định.
CSQLNN là một trong các công cụ chủ yếu của Nhà nước sử dụng để quản lý
nền kinh tế quốc dân. Dưới dạng chung nhất, mỗi chính sách cụ thể là một tập các giải
pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt đến mục tiêu
chung của sự phát triển kinh tế xã hội. Một chính sách bất kỳ gồm 2 bộ phận: các mục
tiêu cần đạt và các giải pháp áp dụng để đạt mục tiêu.
QLNN về VSATTP là hoạt động có tổ chức của Nhà nước. Thông qua các văn
bản pháp quy, các công cụ, các chính sách Nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực
hiên VSATTP của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên cả nước
nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về VSATTP.
QLNN về VSAATP bao gồm 1 số hoạt động chủ yếu là: công tác hoạch định và
ban hành các văn bản, chính sách, các chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề
VSATTP và công tác tổ chức thực thi các văn bản, kế hoạch này bao gồm một số
công việc cụ thể như sau: Tổ chức giáo dục, tuyên truyền, công tác thanh tra và xử lý
vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý.
1.2.2. Ý nghĩa của việc quản lý nhà nước về VSATTP.
Trong những năm gần đây vấn đề VSATTP đang diễn ra ngày càng trầm trọng,
nhiều vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra liên tiếp, gây thiệt hại đến tính mạng của con

người và tiền của nên việc QLNN về VSATTP có ý nghĩa rất quan trọng.
Nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bản pháp luật có liên
quan đến VSATTP để có thể hướng dẫn người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh có định hướng để sản xuất sản phẩm sạch. Người tiêu dùng bớt phải
lo âu hơn mỗi khi mua sản phẩm ngoài chợ vì sợ không rõ nguồn gốc, không đảm bảo
VSATTP.
Việc QLNN về VSATTP mà thực hiện tốt thì sẽ giảm được các vụ ngộ độc thực
phẩm gây thiệt hại đến con người và tài sản. Bên cạnh đó lại không giảm nguồn thu từ
sản xuất trong nước khi khách du lịch không còn e ngại về VSATTP, các Khách sạn
lớn không phải nhập khẩu rau, quả, thịt,…ở nước ngoài.
Người kinh doanh có một môi trường kinh doanh đảm bảo, sạch sẽ được quản lý tốt,
không phải kinh doanh ở những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP.
1.3.1. Nội dung cơ bản về VSATTP nói chung.
Tại điều 42, chương IV, Pháp lệnh VSATTP: Quản lý nhà nước về VSATTP đã
ghi rõ nội dung QLNN về VSATTP bao gồm:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch
về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an
toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc
thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
4. Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Quản lý việc công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận đủ
điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vệ sinh an toàn
thực phẩm.
7. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
8. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về
vệ sinh an toàn thực phẩm.

9. Hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.
10.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra chính phủ ban hành rất nhiều văn bản quy định, phục vụ cho công tác
quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nghị định 41/2005/QĐ –BYT về việc ban hành quyết định điều kiện vệ sinh an
toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ ăn uống, theo đó tất cả các
tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, dịch vụ, và phục vụ ăn uống chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định về VSATTP.
Nghị đinh 79/ 2008/NĐ –CP quy định hệ thống tooe chức quản lý, thanh tra và
kiểm nghiệm VSATTP. Nghị định này quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ban
ngành trong việc quản lý nhà nước về VSATTP
Nghị định số 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và
kiểm nghiệm VSATTP. Nghị định này quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ban
ngành trong việc QLNN về VSATTP, bên cạnh đó còn quy định rõ chức năng của bộ
phận thanh tra về việc đảm bảo VSATTP.
Thông tư 68/2010TT- BNNPTNT về việc ban hành mức chỉ tiêu giới hạn cho
phép về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc
từ thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của bộ
nông nghiệp.
Thông tư 16/2012/TT-BYT về việc quy định điều kiện đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi
quản lý của bộ y tế.
1.3.2. Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Theo điều 4, luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 thì chính sách của Nhà
nước về an toàn thực phẩm gồm:
1. Xây dựng chiến lược, quy hoach tổng thể về đảm bảo an toàn thực phẩm, quy
định vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định
là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.
2. Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa

học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực
phẩm; xây dựng mới nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt chuẩn khu vực, quốc tế,
nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các
vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở
giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.
3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ,
mở rộng quy mô sản xuất, sản xuất thực phẩm chất lượng cao; đảm bảo an toàn, bổ
sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát
triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
4. Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng
hệ thống thực hành tốt sản xuất (GMP), thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành
vệ sinh tốt (GHP), phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh
thực phẩm.
5. Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thỏa thuận quốc tế về
công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.
6. Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an
toàn.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước,
tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
8. Tăng đầu tư,, đa dạng hình thức, phương thức tuyên truyền , giáo dục nâng
cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo
đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng
đồng.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm.
1.4.1. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên:
Thực phẩm là các sản phẩm rất nhạy cảm, có thời gian sử dụng nhất định, do đó
nó chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố tự nhiên. Khi môi trường tự nhiên thuận lợi

thì việc bảo quản, chế biến thực phẩm sẽ dễ dàng hơn, ngược lại nếu điều kiện tự
nhiên xấu đi thì sẽ làm cho thực phẩm khó bảo quản và chế biến hơn dẫn đến tình
trạng mất VSATTP gia tăng nhiều hơn.
Trong thời gian gần đây, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã làm cho
môi trường tự nhiên đã ngày càng xấu đi: thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường
không ngừng gia tăng khắp nơi. Sự biến đổi khó lường của thời tiết, sự ô nhiễm môi
trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật độc hại phát triển
và gây bệnh. Đây cũng là 1 trong những nguy cơ gây mất VSATTP.
Điều kiện tự nhiên phức tạp, chợ được hình thành ở nhiều nơi với nhiều tập
quán khác nhau, không có quy hoạch hợp lý,…gây khó khăn cho việc đi lại, kiểm
soát, xây dựng các ban quản lý về VSATTP trong kinh doanh ở chợ.
Trong khi môi trường tự nhiên luôn thay đổi không ngừng, sự ô nhiễm môi
trường chưa được kiểm soát, mức độ ngày càng xấu đi, thì với nguồn lực hạn chế và
cơ sở vật chất còn kém sẽ là cho công tác VSATTP gặp nhiều khó khăn.
1.4.2. Nhu cầu về thực phẩm ngày càng gia tăng.
Sự bùng nổ về dân số, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, mức thu nhập của
người dân ngày càng được cải thiện, dẫn đến 1 hệ quả tất yếu là nhu cầu tiêu dùng của
con người ngày càng cao trong đó có nhu cầu về thực phẩm. Nhu cầu sử dụng thực
phẩm của người dân ngày càng tăng, trong khi tình hình lạm phát, giá cả leo thang,
khiến cho 1 lượng hàng hóa không nhỏ kém chất lượng, hàng giả đã được đưa vào thị
trường. Rau quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thủy
hải sản có dư lượng kháng sinh, thịt, cá được ướp hàn the giúp bảo quản lâu hơn, Bên
cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm sử dụng các chất phụ gia, đường
hóa học, phẩm màu, hương liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại hóa chất nằm
ngoài danh mục cho phép trong bảo quản các thực phẩm thực phẩm. Chưa kể các cơ
sở không đủ tiêu chuẩn VSATTP nhưng vẫn thực hiện các dịch vụ cung cấp, chế biến,
sản xuất thực phẩm, mở cửa hàng kinh doanh ăn uống. Như vậy việc ngày càng xuất
hiện cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh không đảm bảo được các tiêu chuẩn
VSATTP này đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác QLNN về VSATTP.
1.4.3. Các nguồn lực cho công tác VSATTP tại các chợ.

Để công tác QLNN về VSATTP diễn ra hiệu quả cao thì vấn đề nguồn lực có
ảnh hưởng rất lớn. Chỉ khi có nguồn lực tốt thì mới tạo được điều kiện thuận lợi cho
việc thanh tra, giám sát các hoạt động kinh doanh tại các chợ về vấn đề VSATTP,
ngược lại nếu nguồn lực yếu kém sẽ đem lại kết quả không tốt.
Nguồn lực cho công tác QLNN về VSATTP hiện nay ở nước ta đang còn thiếu
và yếu. Xét về nguồn nhân lực thì còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên
môn; các nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn lạc hậu, chưa đáp ứng
được yêu cầu hiện tại. Việc quản lý về VSATTP tại các chợ cần phải được kiểm tra
thường xuyên do đó đòi hỏi phải có trang thiết bị hiện đại, để đảm bảo tính nhanh
chóng và chính xác. Chính nguồn kinh phí còn có hạn hẹp, nguồn nhân lực không đủ
trình độ, năng lực đã làm cho công tác QLNN về VSATTP gặp nhiều khó khăn.
1.4.4. Nhận thức, kiến thức tiêu dùng của người dân.
Đây là một nhân tố quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác
QLNN về VSATTP trong kinh doanh thương mại ở chợ.
Trình độ hiểu biết nhận thức của người dân về VSATTP vẫn còn chưa cao, thói
quen sử dụng thực phẩm lạc hậu, không có kiến thức tiêu dùng, cộng với thái độ chủ
quan trong việc lựa chọn các mặt hàng thực phẩm, nghiễm nhiên sử dụng các loại
thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn còn phổ biến. Cộng với
nhịp độ cuộc sống đô thị hóa nhanh chóng, con người không có nhiều thời gian quan
tâm đến chất lượng của các loại thực phẩm mà họ lựa chọn. Bên cạnh đó còn có một
bộ phận nhỏ người dân có thái độ thờ ơ, xem nhẹ, hầu như không để ý đến các khuyến
cáo về VSATTP.
Chính sự kém hiểu biết này của người dân đã tạo điều kiện cho các vụ vi phạm
VSATTP gia tăng, gây khó khăn cho công tác QLNN về VSATTP. Nếu người tiêu
dùng biết tự mình lựa chọn được những sản phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh; sẵn
sàng tẩy chay hàng hóa kém chất lượng; thông báo, kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền những trường hợp nghi ngờ vi phạm về VSATTP cần để kịp thời xử
lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thì công tác QLNN về VSATTP sẽ đạt
hiệu quả cao hơn.
1.4.5. Vấn đề đạo đức trong kinh doanh và trình độ hiểu biết về VSATTP của

các cá nhân, cơ sở kinh doanh ở chợ.
Đối với các nhà kinh doanh thực phẩm trong chợ thì vấn đề hiểu biết về mặt
hàng kinh doanh, đạo đức trong kinh doanh rất quan trọng. Hiện nay, một số nhà kinh
doanh do không hiểu biết đã vô tình tiếp tay cho các loại thực phẩm không đảm bảo
VSATTP, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ chạy theo lợi nhuận đã xem nhẹ trách
nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng, cố tình bán sản phẩm không rõ nguồn gốc, bán
hàng kém chất lượng, sử dụng những hóa chất ngoài danh mục để kéo dài độ tươi của
sản phẩm hoặc phẩm màu gây bắt mắt, thay đổi nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử
dụng. Đáng báo động là hiện nay các hình thức vi phạm ngày càng tinh vi hơn, điều
này đã gây ra nhiều khó khăn cho QLNN về VSATTP.
1.4.6. Năng lực của các nguồn cung cấp thực phẩm trong nước, chất lượng quản
lý xuất nhập khẩu.
Do kĩ thuật sản xuất lạc hậu, thiếu sự đầu tư, sự yếu kém trong khâu tổ chức,
quản lý cũng như quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ của các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất và chế biến thực phẩm trong nước…dẫn đến năng lực của các nguồn cung
ứng trong nước còn hạn chế, cung không đủ cầu, hệ quả tất yếu là việc nhập khẩu ồ ạt
các loại thực phẩm không qua kiểm soát qua các cửa khẩu, nhập lậu qua biên giới,
chủ yếu là Trung Quốc. Việc nhập khẩu, nhập lậu không kiểm soát diễn ra từ lâu,
song năng lực của cơ quan quản lý xuất nhập khẩu không thể đáp ứng kịp, dẫn đến
thực trạng nguồn hàng kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP vẫn được tuồn về
các chợ. Chất lượng thực phẩm nhập khẩu đã gây ra sự bức xúc, bất bình trong dư
luận, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu được làm giả một cách trắng trợn
như rượu pha cồn công nghiệp, trứng gà giả là từ vôi tôi, mực làm từ cao su…Sự nhập
khẩu ồ ạt, thiếu kiểm soát của các mặt hành thực phẩm chính là một trong những
nguyên nhân đã gây ra khó khăn không nhỏ cho QLNN về VSATTP.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN CHỢ
QUẬN LÊ CHÂN- TP HẢI PHÒNG
2.1. Thực trạng kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân.
Việt Nam là một trong các quốc gia ở Đông Nam Á sớm có chợ. Hệ thống chợ

ở Việt Nam được hình thành, tồn tại và phát triển khắp các vùng trong cả nước. Từ
thế ký thứ 15 đến 17 đã có nhiều đô thị tập trung nhiều chợ giao thương buôn bán tấp
nập như Kinh kỳ Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài, Hội An ở Đàng Trong được
các nhà truyền giáo ghi chép lại. Trong thời hiện đại có nhiều chợ đã trở thành địa
danh lịch sử của truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc như chợ Đồng Xuân
ở Hà Nội, là biểu tượng của một địa phương như chợ Bến Thành của thành phố Hồ
Chí Minh. Sau năm 1975 cả nước thống nhất, hệ thống chợ ở Việt Nam tiếp tục được
quan tâm đầu tư phát triển để trở thành một kênh lưu thông phân phối hàng hóa sản
xuất quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh dịch vụ phát triển. Ngoài lợi ích kinh tế, chợ Việt Nam còn mang đậm nét đẹp
bản sắc văn hóa của dân tộc như chợ Viềng Nam Định, chợ Hàng Hải Phòng, chợ
Tình Mộc Châu Sơn La, chợ Tình Sa Pa, chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long. Hải
Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam với tốc độ phát triển kinh tế
nhanh chóng và cũng đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong
lĩnh vực hoạt động kinh tế của chợ thì còn chậm và lạc hậu nhiều so với các lĩnh vực
kinh tế khác của thành phố nói chung và của Quận Lê Chân nói riêng. Tại Hải Phòng
có 30 chợ loại 1 và loại 2 cùng với khoảng 40 chợ loại 3. Trên địa bàn Quận Lê Chân
có 07 chợ, trong đó 01 chợ loại 1 (chợ An Dương), 02 chợ loại 2 ( Chợ Con, chợ Đôn
Niệm), 04 chợ loại 3 (Chợ Cột Đèn, chợ Máy Đá, chợ Đêm, chợ Hàng), Trong đó 3
chợ: Chợ An Dương, chợ Con, chợ Đôn Niệm là các chợ đã có ban quản lý và do
UBND quận quản lý. 4 chợ còn lại do UBND các phường trực tiếp quản lý. Mặc dù
đã có sự quản lý của các cơ quan nhà nước nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở
các chợ vẫn còn là điều nhức nhối, khâu quản lý vẫn chưa thực dự tốt. Vì thế em sẽ đi
sâu nghiên cứu thực trạng tình hình kinh doanh thực phẩm của 3 chợ do UBND quận
quản lý là chợ An Dương, chợ Con và chợ Đôn Niệm.
2.1.1. Thương nhân.
Chợ An Dương là 1 trong 3 chợ loại 1 của Thành phố Hải Phòng và là chợ lớn
nhất của quận Lê Chân. Song đặc điểm chính của chợ là kinh doanh các mặt hàng
nông sản thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng thông thường phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng của người lao động trung bình tại quận và các huyện ngoại thành liền kề.

- Nhóm nông sản thực phẩm: gạo, hàng khô, đường sữa, bánh kẹo, thực phẩm tươi
sống, gà vịt, cá, hải sản, giò chả, hoa quả, ăn uống, giải khát có 205 hộ kinh doanh
- Nhóm hàng công nghiệp có 172 hộ kinh doanh.
- Nhóm tạp phẩm, dịch vụ có 108 hộ kinh doanh.
Bảng 2.1. Doanh thu của các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ An Dương trong các
năm từ 2009 đến 2012
Nhóm ngành hàng ĐVT 2009 2010 2011 2012
Nhóm nông sản
thực phẩm
10
6
VND 10.252 10.866 10.544 10.415
(Nguồn: Phòng Kinh tế quận Lê Chân)
Doanh thu của các hộ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn chợ An Dương
không có sự thay đổi lớn trong các năm từ 2009 đến 2012. Năm 2010 doanh thu về
kinh doanh thực phẩm là lớn nhất: 10.866 trđ. Và doanh thu đạt thấp nhất vào năm
2009 là: 10.252 trđ.
Về đăng ký kinh doanh: Thực hiện nghị định 02/CP của Chính Phủ về đăng ký
kinh doanh, về mặt hàng thực phẩm đã có 110/205 hộ có giấy phép đăng ký kinh
doanh còn lại là thu phí.
Chợ Con là chợ loại 2 có quy mô nhỏ, nằm trên trục đường mang tên Chợ Con
nối giữa tuyến đường Hồ Sen và đường Hàng Kênh. Số lượng hộ kinh doanh trung
bình tại chợ là 200 hộ, thời gian kinh doanh hàng ngày trong tuần, song chủ yếu tập
trung đông vào buổi sáng, tầm trưa và cuối giờ chiều, các hộ kinh doanh chuyển ra vỉa
hè, cổng chợ, lòng đường để buôn bán điều này cũng gây ra mất vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Chợ Con có 168/213 hộ kinh doanh thực phẩm trong đó:
Kinh doanh hoa quả: 03 hộ
Kinh doanh dịch vụ ăn uống: 23 hộ
Kinh doanh tôm cá: 48 hộ

Kinh doanh thịt lợn: 30 hộ
Kinh doanh gà sạch: 03 hộ
Kinh doanh lòng lợn sống 02 hộ
Kinh doanh thỏ tươi sống: 01 hộ
Kinh doanh trứng gia cầm: 01 hộ
Kinh doanh gạo: 03 hộ
Kinh doanh hàng khô: 06 hộ
(Nguồn: Phòng Kinh tế quận Lê Chân)
Trong đó có 75 hộ kinh doanh thực đăng ký kinh doanh còn lại thu phí.
Chợ Đôn Niệm là chợ loại 2 đô thị hoạt động hàng ngày song thực chất chỉ
đông vào buổi sang từ 7 giờ đến 10 giờ và cuối buổi chiều khi người lao động đi làm
về từ 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày.
Thời điểm hiện tại, chợ có 200 hộ kinh doanh thường xuyên và buôn bán các
mặt hàng, về mặt hàng thực phẩm có 123/200 hộ kinh doanh trong đó:
Nhóm hàng nông sản thực phẩm: 63 hộ
Nhóm hàng rau, củ, quả: 30 hộ
Nhóm hàng ăn uống: 30 hộ
Trong đó có 37 hộ kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh còn lại thu phí.
Nhìn chung về các mặt hàng thực phẩm kinh doanh tại chợ giá cả bình quân, phù
hợp với khả năng tài chính của người lao động có mức thu nhập trung bình và thấp.
2.1.2. Môi trường kinh doanh.
Mặc dù đã có những cố gắng trong quản lý cũng như nâng cao ý thức về vệ sinh
an toàn thực phẩm nhưng do nhiều hạn chế về nguồn vốn và đầu tư cải tạo từng phần
nên các chợ trên địa bàn quận đã xuống cấp không đáp ứng được chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm.
Chợ An Dương được xây dựng từ thập kỷ 60 có diện tích mặt bằng 6.564m
2
, mặt
hàng kinh doanh chủ yếu là nông sản thực phẩm tọa lạc tại ngã tư An Dương là giao
điểm của các trục đường chính nên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm rất có lợi thế ,

giao lưu buôn bán rất tiện lợi. Nhưng hiện nay trong quá trình sử dụng đã lạc hậu
xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu mua sắm của nhân dân, đặc biệt là nền chợ,
hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh. Hiện tại chợ An Dương xả nước thải sinh hoạt và
chế biến thực phẩm, hải sản trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung của thành phố
không đảm bảo, ô nhiễm môi trường. Rác thải hữu cơ từ phế thải của gia súc, gia cầm,
tôm cá, rau củ quả được tập kết vào một địa điểm lộ thiên đến cuối buổi mới được
chuyển đến nơi thu gom rác chung. Như vậy là không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm khi có dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Chợ Đôn Niệm thành lập từ năm 1980 trên cơ sở quy hoạch giải tỏa nút điểm
giao thông ngã ba Đôn là điểm giao giữa trục đường Trần Nguyên Hãn và đường
Thiên Lôi. Chợ bán những những mặt hàng nông sản tươi sống, rau quả với giá bình
dân phù hợp với tài chính của cộng đồng dân cư, chợ kinh doanh thường xuyên hàng
ngày nhưng chỉ tập trung đông vào buổi sáng và cuối buổi chiều. Do không được cấp
nhiều kinh phí để sửa sang lại chợ nên cơ sở hạ tầng của chợ xuống cấp nhiều và vẫn
chưa đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước thải sinh hoạt và sơ chế hải sản,
giết mổ gia cầm được xả ra hệ thống ống thoát nước nội bộ chợ sau đó đổ ra hệ thống
thoát nước chung của toàn khu vực. Do không được xử lý nên nguy cơ ô nhiễm môi
trường cao, nhất là khi dịch bệnh gia súc gia cầm phát triển, hộ kinh doanh phải kinh
doanh trong môi trường ô nhiễm không hợp vệ sinh. Rác thải được thu gom và
chuyển ra xe rác mỗi ngày 1 lần. Điểm thu gom rác thải tạm thời trong khi chuyển ra
xe rác không được che kín nên có nhiều ruồi, nhặng, bốc mùi khó chịu, đặc biệt trong
mùa hè nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chợ Con được hình thành từ 100 năm nay và là nơi trao đổi, mua bán của người
tiêu dung từ các phường Hàng Kênh, Đông Hải, Trại Cau, Hồ Nam. Chợ chủ yếu kinh
doanh các mặt hàng rau quả, thực phẩm tươi sống và chỉ họp vào buổi sáng hàng
ngày. Chợ Con gồm nhiều dãy nhà mặt tiền trông ra đường Chợ Con hai tầng, phía
trong là các dãy nhà bán hàng mái tôn, vỉ kèo, cột sắt, không có tường vây, nền chợ
láng xi măng theo khuôn viên các dãy bán hàng. Hệ thống thoát nước mặt kết hợp với
đường cống ngầm xả ra ga gom nước chung của thành phố. Nhìn chung cơ sở vật chất
hạ tầng của chợ đã xây dựng từ lâu, lại chắp vá không đảm bảo các tiêu chuẩn về ánh

sáng, nhà vệ sinh cần cải tạo nên vẫn chưa đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm
2.1.3. Sản phẩm thực phẩm
Mặt hàng chủ yếu ở các chợ là mặt hàng nông sản thực phẩm: gạo, hàng khô,
đường sữa, bánh kẹo, thực phẩm tươi sống, gà vịt, hải sản, giò chả, hoa quả, ăn uống,
giải khát,…Phần lớn người buôn bán thực phẩm, đặc biệt thực phẩm tươi sống như:
rau xanh, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản đều không quan tâm tới Luật ATTP, khái
niệm ATTP chỉ đơn giản hiểu là không bị ngộ độc. Khi đoàn thanh tra của Quận đi
kiểm tra VSATTP tai các chợ thì thấy hầu hết các mặt hàng đều không rõ nguồn gốc
xuất xứ, hết hạn sử dụng vẫn được ngang nhiên bày bán, các thức ăn chín được bày
bán không tủ đựng, được bày bán cạnh các thực phẩm sống. Đối với các quán cơm,
quán bún việc chế biến thực phẩm cũng hết sức mất vệ sinh, chế biến thức ăn gần các
cống rãnh nước thải, các nguyên liệu để chế biến không rõ nguồn gốc được mua với
giá rẻ, thớt để thái thực phẩm sống và chín không phân biệt,…Bản thân người tham
gia sản xuất thì không đeo găng tay, không có bảo hộ lao động, làm trong một môi
trường vô cùng mất vệ sinh. Việc ăn các loại thực phẩm này sẽ ảnh hưởng xấu đến
người tiêu dùng. Bên cạnh đó việc nhập hàng loạt thực phẩm từ Trung Quốc vào các
chợ: An Dương, Con, Đôn Niệm rau, hoa quả, gia cầm đặc biệt là bánh kẹo được
nhập giá rẻ, kẹo cân bán tràn lan tại các cửa hàng, không rõ ngày sử dụng. Người tiêu
dùng vẫn biết vậy nhưng vẫn mua vì giá nó rẻ. Qua đây có thể thấy việc vi phạm
VSATTP tại các chợ trên vẫn diễn ra thường xuyên và phức tạp. Việc này đòi hỏi các
cơ quan tổ chức liên quan đến việc bảo vệ VSATTP trên địa bàn Quận quan tâm đến
vấn đề này.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt
động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận Lê Chân,tp Hải Phòng
2.2.1. Cơ chế quản lý của cơ quan nhà nước về vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm trong kinh doanh trên địa bàn chợ ở Việt Nam
Hiện tại, việc quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP được phân công, phân
cấp cho các bộ và địa phương theo pháp luật về VSATTP. Tại mỗi bộ có đơn vị đầu
mối là cục hoặc vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất
lượng VSATTP đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của bộ. Ban chỉ

đạo liên ngành VSATTP trung ương được thành lập để chỉ đạo việc phối hợp hoạt
động giữa các bộ trong các vấn đề liên ngành về VSATTP. Ở địa phương, UBND cấp
tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP trong phạm vi địa
phương. Tham mưu giúp UBND tỉnh là Sở Y tế, Sở Nông nghiệp - PTNT, các sở,
ban, ngành hữu quan khác. Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP các cấp có trách nhiệm
chỉ đạo, phối hợp hoạt động liên ngành tại địa phương.
Theo quy định của pháp luật về VSATTP, Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý Nhà
nước về vệ sinh an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường, giới hạn các chất gây ô
nhiễm thực phẩm; quy định điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn trong sản xuất, kinh
doanh thực phẩm có nguy cơ cao. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách
nhiệm quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp,
ngư nghiệp; trong giết mổ và kiểm dịch động vật sống; trong chế biến sau thu hoạch
đối với sản phẩm nông nghiệp, kiểm dịch thực vật. Bộ Công thương quản lý và chịu
trách nhiệm về chất lượng vệ sinh an toàn trong thương mại thực phẩm. Theo đó, các
văn bản quản lý sẽ do bộ, ngành ban hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý
của từng bộ, ngành và một số văn bản liên ngành.
Song, hiện nay quy định của pháp luật hiện hành về phân công phối hợp chưa rõ
ràng, còn nhiều chồng chéo gây khó xử và bất cập trong quá trình triển khai, phối hợp
thực hiện, cũng như đùn đẩy trách nhiệm khi sự việc xảy ra trong quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Phân công quản lý nhà nước về VSATTP còn chồng chéo giữa Bộ Y tế với Bộ
NN&PTNT. Cụ thể: điểm a Khoản 3 Điều 43 Pháp lệnh VSATTP quy định “Việc
quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các bộ,
ngành quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan
thực hiện”. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 16 Nghị định 163/2004/NĐ-CP lại quy định cơ
quan có thẩm quyền kiểm tra, chứng nhận điều kiện đảm bảo VSATTP đối với thực
phẩm có nguy cơ cao như thịt và các sản phẩm từ thịt, các loại rau, củ, quả tươi sống
ăn ngay là các cơ quan y tế nhà nước được Bộ Y tế phân cấp. Khoản 2 Điều 16 Nghị
định 163/2004/NĐ-CP cũng không còn phù hợp với Khoản 1 Điều 2 Nghị định
79/2008/NĐ-CP: “Bộ NN&PTNT chủ trì thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về

VSATTP đối với nông, lâm, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất từ khi trồng
trọt, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo
quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu”.
Việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản cũng có vấn đề. Nghị định số
128/2005/NĐ-CP ngày 11.10.2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thủy sản tại Điều 16, Khoản 1, Điểm c quy định hành vi sử dụng các loại
thuốc thú y, hóa chất, phụ gia chế biến bị cấm sử dụng không được phép lưu hành ở
Việt Nam hoặc sử dụng không đúng quy định của pháp luật thì bị phạt từ 3- 5 triệu
đồng.
Trong khi đó, Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6.4.2005 của Chính phủ về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế được quy định tại Điều 15, Khoản 5, Điểm
c thì có cùng hành vi là sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc sản phẩm chế biến từ thịt
gia cầm, gia súc, thủy sản, rau quả bị bệnh, bị ngộ độc, chết không rõ nguyên nhân
hoặc bị ngâm tẩm các chất hóa học không được phéo sử dụng thì mức phạt tiền từ 10-
15 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhưng Bộ Khoa
học và Công nghệ quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm. Đặc biệt, cùng một sản
phẩm thực phẩm như quả cam, quả táo nhưng phải chịu sự quản lý của các bộ: Bộ
Khoa học và Công nghệ quản lý về chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn mác; Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý về an toàn vệ sinh trong sản xuất, thu hoạch
sản phẩm; Bộ Y tế quản lý an toàn của sản phẩm khi lưu thông trên thị trường và Bộ
Công Thương quản lý đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm.
Ở lĩnh vực y tế, giữa Pháp lệnh VSATTP và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa
có sự kênh nhau trong quy định thủ tục công bố tiêu chuẩn thực phẩm. Cụ thể, Pháp
lệnh VSATTP quy định thủ tục công bố tiêu chuẩn trong khi Luật chất lượng sản
phẩm hàng hóa quy định không còn thủ tục công bố tiêu chuẩn mà thay thế bằng công
bố hợp chuẩn, hợp quy.
Công tác phối hợp liên ngành trong quản lý VSATTP đối với chợ cũng còn
nhiều bất cập. Các cơ quan quản lý VSATTP đối với hoạt động kinh doanh thương
mại ở chợ còn mang tính hình thức, đối phó. An toàn thực phẩm là một công tác phức

tạp nhưng mạng lưới cán bộ làm công tác đảm bảo VSATTP vừa thiếu hụt về con
người lại chưa được đào tạo đúng mức. Hầu hết các cán bộ xã làm công tác này là
kiêm nhiệm, thường thay đổi. Tuyến huyện cán bộ thường là trung cấp, ít có đại học.
Cán bộ thanh tra còn ít hơn nữa, mỗi ngành cấp tỉnh chỉ có 1 – 2 người, cấp huyện chỉ
có cán bộ kiêm nhiệm hoặc không có.
Đối với vấn đề VSATTP trong hoạt động kinh doanh thương mại ở các chợ thì
sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Công Thương và Sở Y Tế là rất quan trọng. Tuy nhiên,
theo nhận xét của một số chuyên gia thì đơn vị nào cũng kêu khó khăn trong việc thực
hiện, mệnh ai người ấy làm dẫn đến nhiều bất cập, công tác quản lý kém hiệu quả.
Đây chính là một trong những hạn chế mà trong thời gian tới các Bộ, Ban, Ngành cần
phải xem xét và có hướng giải quyết cụ thể.
Quận Lê Chân cũng thực hiện đúng như sự phân cấp trong quản lý về vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, Phòng Kinh tế quận phối hợp với các phòng Y tế,
phòng cháy chữa cháy, thú y ,…trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các hoạt động kinh doanh tại các chợ do quận
quản lý. Tuy nhiên,, năng lực cán bộ vẫn còn hạn chế, việc thanh tra kiểm tra này vẫn
còn mang hình thức đối phó, hình thức, chưa đạt được hiệu quả tốt nhất,…
SƠ ĐỒ 2.1: TỔ CHỨC HỆ THỐNG QUẢN LÝ ATTP Ở VIỆT NAM
Uỷ ban nhân dân các cấp
- Hộ gia đình
- Cá nhân
Bộ Nông Nghịêp
& PTNT
Sở NN&PTNT
NN & PTNT
Cục QlCL Nông
lâm sản &TS
Bộ Tài nguyên
& Môi trường
Sở Tài nguyên và

MT
Tổng cục Môi
trường
Bộ Khoa học
& Công nghệ
Sở Khoa học
và công nghệ
Tổng cục TC-
ĐL- CL
Phòng Kinh tế
Chuỗi thực phẩm
Tuyến
trung
ương
Tuyến
tỉnh, tp
Tuyến
huyện
Tiêu dùng
thực phẩm
Lưu thông thực phẩm
Sản xuất thực phẩm:
- Chăn nuôi, trồng trọt
- Trồng trọt
Chế biến TP công
nghiệp
Chế biến TP thủ
công
Bộ
Tài chính

Tổng Cục hải
quan
Phối hợp
kiểm soát TP
nhập khẩu
Sở Công
thương
Công thương
Vụ Khoa học
và công nghệ
Bộ
Công thương
Đội QLTT
Cục Quản lý
thị trường
Chi cục
QLTT
Bộ Y tế
Chi Cục
ATVSTP
TT ATVSTP
Cục ATVSTP
Chi cục bảo
vệ môi rường
Chi cục/phòng
QLCLNLS&TS
Chi cục
TC - ĐL - CL
Sở Y tế
Chi Cục Hải

quan
Cục Hải quan

(Nguồn: Theo nghị định 79/2008/nđ-cp)
2.2.2. Các quy định, chính sách của nhà nước trong quản lý đối với VSATTP.
2.2.2.1. Việc soạn thảo, ban hành chính sách, văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề
VSATTP trong kinh doanh ở chợ.
Các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và chuyên môn đã được ban hành
kịp thời, đáp ứng được nhu cầu quản lý Nhà nước về chất lượng VSATTP và nâng
cao chất lượng hàng hóa thực phẩm. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm được Ủy
ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 26/7/2003 và có hiệu lực thi hành ngày
1/11/2003. Triển khai thực hiện Pháp lệnh này, Chính phủ và các bộ ngành hữu quan,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã
khẩn trương ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh, trong đó phải kể
đến văn bản quan trọng, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện. Đó là:
- Nghị định 163/2004/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nghị định số 45/2005/NĐ – CP của Chính phủ quy định về việc xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (trong đó bao gồm cả vệ sinh an toàn thực
phẩm).
- Quyết định số 43/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt kế
hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quyết định số 43/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ triển khai các
biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nghị định 79/2008/NĐ – CP của Chính Phủ quy định hệ thống tổ chức quản
lý, thanh tra, và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Luật VSATTP (số 55/2010QH12), luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 07 năm 2011.
- Nghị định 38/2012/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều Luật an toàn thực phẩm.

Cùng với các văn bản theo hệ thống pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm,
nhiều luật. pháp lệnh mới hoặc sửa đổi bổ sung có liên quan đến công tác quản lý
VSATTP cũng đã được ban hành như Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất
lượng sản phẩm hàng hóa, pháp lệnh Bảo vệ thực vật…và hàng loạt các văn bản dưới
luật cũng được ban hành kèm theo.
Theo thống kê, tổng số văn bản pháp luật có liên quan tới vệ sinh an toàn thực
phẩm lên đến hàng trăm văn bản, do đó do các cơ quan trung ương ban hành là 299
văn bản, do địa phương ban hành là 930 văn bản. cụ thể theo lĩnh vực phân công trách
nhiệm quản lý thực phẩm có 56 văn bản (chiếm 18,73%), ngộ độc thực phẩm có 8 văn
bản (chiếm 2,68%), phụ gia, nguyên liệu thực phẩm, điều kiện sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm có 29 văn bản, thực phẩm có nguy cơ cao 52 văn bản…
Tất cả các văn bản nói trên đã tạo được hành lang pháp lý cho công tác quản lý
chất lượng VSATTP, bước đầu đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về chất lượng
VSATTP.
Mặc dù có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
được ban hành, nhưng các văn bản này vừa chồng chéo, không phân định rõ ràng
trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành lại vừa thiếu sót, chưa phủ hết các lĩnh vực,
có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm.
Theo thống kê sơ bộ còn có 48 văn bản có sự chồng chéo mâu thuẫn, một số nội dung
quy định không phù hợp, cần sửa đổi bổ sung. Một số lĩnh vực mới phát sinh (thực
phẩm chức năng, một số độc chất và vi chất) chưa được hướng dẫn quản lý cụ thể, chi
tiết nên địa phương rất khó thực hiện.
2.2.2.2. Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến các văn bản và kiến thức về
VSATTP trong kinh doanh ở các chợ.
Hiện tại công tác giáo dục tuyên truyền về an toàn thực phẩm ở các chợ đã đấy
mạnh, nhận thức của người dân, các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ đã được
nâng lên đáng kể. Hoạt động truyền thông được tổ chức với nhiều nội dung, hình thức
phong phú như: xay dựng chủ đề khác nhau cho từng năm để tuyên truyền VSATTP
dựa trên các vấn đề bức xúc, nổi cộm, nhạy cảm, trong công tác đảm bảo chất lượng
VSATTP trong kinh doanh thương mại ở các chợ,…

Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật ở chợ còn
bộc lộ hạn chế. Công tác này chưa được thực hiện thường xuyên, chỉ tập trung vào
những tháng cao điểm trong năm, nội dung tuyên truyền giáo dục chưa chuyên sâu
cho các nhóm đối tượng, chưa chú trọng giáo dục đạo đức kinh doanh và ý thức trách
nhiệm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ đối với người tiêu dùng. Vì vậy,
có tình trạng các cơ sở kinh doanh thực phẩm do lợi ích trước mắt, sẵn sàng bỏ qua
hoặc không thực hiện đúng các quy định về VSATTP gây ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng. Hầu hết các cuộc vận động chỉ dừng lại ở mức làm đâu để đấy. Dư âm của
các chương trình này hầu như không có ảnh hưởng nhiều.
2.2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về việc đảm bảo VSATTP
trong kinh doanh ở các chợ.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng VSATTP trong thời gian qua đã được
tăng cường nên đã phát huy hiệu quả tích cực, đã kịp thời xuất hiện và xử lý nhiều vụ
vi phạm pháp luật về VSATTP. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt
động kinh doanh ở chợ còn tỏ ra khá hời hợt và chưa thực hiện được đầy đủ sự cứng
rắn cần thiết, còn bộc lộ nhiều điểm bất cập. Hoạt động thanh tra chưa được thường
xuyên do thiếu nhân lực, chủ yếu tập trung vào tháng hành động chất lượng VSATTP
và dịp lễ, tết,… Bên cạnh đó, tình trạng xử lý sai, vượt quá thẩm quyền, xử lý không
dứt khoát do phối hợp giữa các lực lượng thanh tra chuyên ngành còn chưa chặt chẽ
nên có tinh trạng nhiều đoàn thanh tra đến cùng một cơ sở sản xuất gây ảnh hưởng
hoạt động kính doanh.
Việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ hầu như không
được quản lý: thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, kém chất lượng…không rõ nguồn
gốc, không giấy kiểm định không được kiểm soát…
Gần đây báo chí và truyền thông đưa rất nhiều tin về cụ vi phạm về VSATTP
với các chứng cứ rõ ràng nhưng ít thấy cơ chế xử phạt nghiêm minh. Việc xử phạt
chưa nghiêm khiến chúng ta không khỏi nghi ngại về tính khả thi của các văn bản
pháp luật về quy định VSATTP và điều đó càng làm cho một số đơn vị và cá nhân sản
xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm vì thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm
quy chế VSATTP tỏ ra coi thường pháp luật và khiến số lượng các vụ vi phạm ngày

một gia tăng với nhiều hình thức tinh vi đầy nguy hại khác nhau.

×