Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

vệ sinh an toàn thực phẩm và đạo đức kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.01 KB, 52 trang )

ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
ĐỀ TÀI:
Vấn đề an toàn thực phẩm và đạo đức kinh doanh ở
Việt Nam hiện nay
Nhóm 11
Giảngviên:
TS VŨ QUANG
Họ tên SV: 1. Lê Văn Tân
2. Nguyễn Văn Linh
3. Phùng Đức An
4. Đặng Thùy Linh
5. Mai Tất Thành
6. Nguyễn Trung Văn
7. Trần Ngọc Hoàn
8. Nguyễn Thị Hằng
9. Nguyễn Thị Thắm
Lê Thị Dung
20112115
20111790
ĐK&TĐH 1
ĐK&TĐH 5
Hà Nội, 5/2014
MỤC LỤC
1
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
2
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề
được xã hội đặc biệt quan tâm hiện nay. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, cuộc
sống của từng con người. Bên cạnh những doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hàng


thực phẩm đạt tiêu chuẩn thì còn đó hàng biết bao nhiêu các doanh nghiệp, các cơ
sở kinh doanh thực phẩm, thức ăn không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Ý
thức kinh doanh dần lụi tàn, thức ăn cho con người ăn ngày càng độc hại mà ngay
chính bản thân mỗi người cũng không thể phân biệt được cái nào là “sạch” cái nào
là “bẩn”. Thực phẩm, thức ăn mà những doanh nghiệp không đạt chuẩn này xuất ra
ngoài thị trường không chỉ ô nhiễm về giá trị dinh dưỡng mà nó còn bị ô nhiễm cả
về mặt đạo đức của các lãnh đạo doanh nghiệp. Có hay không khi để xét về mặt
văn hóa kinh doanh của những doanh nghiệp này???
Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là
một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực
phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm
gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong
khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm
trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề
cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo
cho sức khỏe củangười tiêu dùng.
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh. Các chuẩn mực
về đạo đức kinh doanh đặt ra để điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ
pháp luật và theo những chuẩn mực đạo đứcxã hội vốn có từ rất lâu của con người.
Do Việt Nam một thời gian dài chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung, bao cấp
nên khái niệm Đạo đức kinh doanh cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm gần như
3
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
không được xem trọng do các doanh nghiệp không chịu áp lực cạnh tranh với thị
trường. Ngoài ra nước ta còn là nước có nền kinh tế đang phát triển, nền công
nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm còn lạc hậu, ý thức chủ doanh nghiệp chưa
cao. Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp đã bắt
đầu nhận thức đạo dức kinh doanh và vệ sinh an toàn thực phẩm là nền tảng cho sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, khái niệm này được nhắc đến

thường xuyên hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng và đã dần được các
doanh nghiệp áp dụng. Nếu doanh nghiệp muốn đẩy mạnh phát triển, mở rộng thị
trường sang các nước châu Âu, châu Mĩ thì đây chính là bài toán thiết yếu cần giải
quyết.
Phần 1: Thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm và đạo đức kinh
doanh ở Việt Nam.
1.Vệ sinh an toàn thực phẩm:
1.1 Thực trạng đáng ngại về VSATTP trên thế giới.
VSATTP là tập hợp các điều kiện và biện pháp cần thiết để thực phẩm không
gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Để bảo đảm chất lượng VSATTP thì
tất cả các khâu trong chuỗi bảo đảm chất lượng thực phẩm (từ khâu nuôi trồng,
đánh bắt, đến sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng) đều
phải đạt vệ sinh và an toàn. Nếu bất kỳ khâu nào không đạt yêu cầu thì nguy ngộ
độc thực phẩm đều có thể xảy ra. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng VSATTP là của
tất cả mọi người trong xã hội từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đến các
nhà khoa học, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và đến cả người tiêu dùng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 400 các bệnh
lây truyền qua thực phẩm không an toàn. VSATTP đã được đặt lên hàng đầu nghị
trình tại nhiều hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng toàn cầu, nhưng tình hình gần
4
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
như không được cải thiện bao nhiêu, nhất là khi thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai và
nguồn nước sạch ngày càng hiếm. Khi người dân không có đủ miếng ăn thì việc
kiểm tra chất lượng những gì mà họ ăn đã trở thành điều khá xa vời. Tiến sĩ
Margaret Chan, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết mỗi tháng
Liên hiệp quốc nhận được khoảng 200 báo cáo từ 193 quốc gia về các trường hợp
thực phẩm bị nhiễm độc. Bà nhấn mạnh: "Một lần nữa, tôi xin khẳng định,
VSATTP là vấn đề chung của cả nhân loại chứ không riêng một nước nào".
Theo WHO, mỗi năm tại Mỹ có 76.000.000 người bị ngộ độc thực phẩm,
trong đó có 325.000 trường hợp phải nhập viện, tử vong 5.000 người. Tại Anh, mỗi

năm có 190 ca ngộ độc/1.000 dân. Nhật Bản, cứ 100.000 người có 40 ca ngộ độc
thực phẩm mỗi năm. Tại Úc, mỗi năm có 4,2 triệu người bị ngộ độc thực phẩm. Tại
Việt Nam, từ năm 2005 đến 2008 cả nước có 761 vụ ngộ độc, với 26.596 người
mắc, tử vong 226 và tính đến tháng 09/2009, trên toàn quốc có 111 vụ ngộ thực
phẩm với 4.128 người mắc, 31 người tử vong. Tại Tiền Giang, trong năm 2009 đã
xảy ra 10 vụ ngộ độc với 251 người mắc và chết 01 người, 02 vụ ngộ độc thực
phẩm tập thể do ăn cá ngừ, 2 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra ở đám cưới do
thức ăn nhiễm vi sinh.
Chất lượng VSATTP hiện nay rất đáng lo ngại, đã được rất nhiều các phương
tiện thông tin đại chúng phản ánh. Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trồng trọt
nông nghiệp, thủy hải sản hiện nay còn khá phổ biến. Chúng ta cũng có những
vùng rau sạch, trái cây sạch, những nông trại chăn nuôi thực hiện đúng quy định,
nhưng số lượng và tỷ lệ vô cùng nhỏ bé, mới chỉ đạt 8,5% tổng diện tích rau cả
nước, cây ăn quả an toàn đạt khoảng 20%. Thực phẩm có chứa chất độc hoặc được
sử dụng chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu công nghiệp có hại cho sức khỏe cũng
còn lưu hành rất nhiều trên thị trường như nước tương có chất 3-MCPD, nước
5
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
mắm có u-rê, hải sản tươi được ướp với u-rê để bảo quản, trứng gà và sữa có chứa
melamine, da heo được tẩy trắng bằng thuốc tẩy; hạt dưa, bột ớt và bột điều nhuộm
phẩm màu công nghiệp có chứa Rhodamin B, trái cây khô từ Trung Quốc bị nhiễm
độc chì, xúc xích có chứa chất Polychlorobifenyls gây ung thư, bánh phở có tẩm
formol, chả giò chứa hàn the, rau củ quả có dư lượng chất bảo vệ thực vật; rượu tự
nấu hoặc tự pha chế, làm giả.
Một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cạnh cống rãnh hoặc gần ao tù,
nước đọng rất mất vệ sinh; hoặc sử dụng dụng cụ lưu trữ, chế biến vô cùng dơ,
bẩn. Các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra đã phát hiện trong mứt có dòi; hàng
ngàn tấn thịt đông lạnh hôi thối (từ thịt trâu, bò, heo, gà, dê, cừu ) hết hạn sử dụng
vẫn được tái chế đưa ra thị trường, rồi chân gà bị phát hiện có mủ xanh. VSATTP

tại các bếp ăn tập thể cũng đáng báo động.
Nguyên nhân làm cho thực phẩm không an toàn gồm thực phẩm nhiễm vi
sinh độc hại (vi khuẩn, virus, ký sinh, nấm) là nguyên nhân chính yếu gây nhiều
trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể và sử dụng những loại hóa chất, phụ gia
dùng trong nông thủy sản, thực phẩm không đúng quy định gây ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ người tiêu dùng (như dùng hóa chất không cho phép, hoặc hóa chất được
phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng hoặc
chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản, chế biến, chưa kể một số độc tố tự
nhiên).
1.2 Vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) rất quan trọng trong những bữa ăn
hàng ngày và liên quan đến sức khoẻ, đến thể chất của con người, đến nguồn nhân
lực để phát triển đất nước, đóng góp quan trọng vào việc duy trì một nòi giống dân
tộc cường tráng, trí tuệ.
6
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
Vào ngày 3/4/2009, đoàn giám sát của ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc
thực hiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)
đã tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo kết quả giám sát. Những con số “rùng mình” đã
được Bộ Y tế báo cáo. Theo bản báo cáo này, hiện có hơn 60 triệu dân đang mang
giun sán trong người. Bệnh sán lá gan lớn có ở 18 tỉnh, tỷ lệ nhiễm mầm bệnh
trong cộng đồng dân cư có nơi tới 37% như Nam Định, Phú Yên. Bệnh sán lá gan
nhỏ có ở 24 tỉnh, tỷ lệ nhiễm rất cao như Hà Tây (40%), Thanh Hóa (38%), Nam
Định (37%), Ninh Bình (30%), Phú Yên (37%), Bình Định (30%)
Theo báo cáo của Bộ Y tế gửi đoàn giám sát thì trong giai đoạn 2000-2008
trung bình mỗi năm cả nước có hơn 200 vụ với khoảng 5.500 người bị ngộ độc,
trong đó có 55 người chết. Số người bị ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng trong
ba năm gần đây (mỗi năm trên 7.000 người). Các vụ ngộ độc tập thể xảy ra chủ
yếu tại bếp ăn các khu công nghiệp, khu chế xuất với con số trung bình 1.200
người bị ngộ độc/năm.

Điều đáng báo động nhất chính là tình trạng phần lớn các loại thực phẩm đem
ra tiêu thụ không được kiểm soát về chất lượng, nguồn gốc. “Hiện mới chỉ kiểm
soát được thực phẩm xuất nhập khẩu theo đường chính ngạch nhưng việc kiểm tra
thực tế cũng chỉ đạt được đối với thực phẩm tập kết về địa bàn tỉnh, TP không
kiểm tra được khi kho tập kết hàng quá xa. Vấn đề thực phẩm qua biên giới, thực
phẩm nhập lậu chưa kiểm soát được còn khá phổ biến như rau quả, gia cầm, trứng,
thủy sản, thịt và phủ tạng gia súc Tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), mỗi ngày
có hàng trăm tấn hoa quả vào Việt Nam nhưng kiểm tra an toàn thực phẩm các loại
hoa quả này hầu như không có” - báo cáo thừa nhận. Thực phẩm thông thường đã
thế, tình trạng đối với thực phẩm chức năng cũng không kém phần ảm đạm.
“Nhiều sản phẩm rất khó xác định là thực phẩm hay dược phẩm để áp phương thức
quản lý. Cạnh đó, hệ thống kiểm nghiệm chưa đủ năng lực để xét nghiệm các hoạt
7
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
chất sinh học của thực phẩm chức năng và hệ thống thanh tra chuyên ngành thực
phẩm mỏng, chưa có đủ khả năng thanh tra sau công bố (hậu kiểm). Việc quảng
cáo quá mức công dụng của thực phẩm chức năng và hoạt động bán hàng đa cấp đã
gây thiệt hại cho người tiêu dùng ”. Bản báo cáo chỉ ra nguyên nhân của thực
trạng trên là do cơ quan chức năng thiếu người, thiếu phương tiện, thiếu kinh phí
Phó Trưởng đoàn giám sát, PGS-TS Nguyễn Đăng Vang, chia sẻ: “Tổng kinh phí
đầu tư cho ATVSTP năm năm vừa qua là 329 tỷ đồng, đạt 780 đồng/người/năm,
chỉ bằng tiền mua một điếu thuốc lá. Mức đầu tư này bằng 1/15 của Thái Lan. Kế
hoạch chi khiêm tốn 1.300 tỷ đồng cho giai đoạn 2006-2010 nhưng ba năm từ 2006
đến 2008 mới cấp được 245 tỷ đồng, nghĩa là chỉ có hơn 18,8% thì sao làm tốt
được”. Trong khi Trung Quốc có 50.000 thanh tra chuyên ngành ATVSTP, thủ đô
Bangkok của Thái Lan cũng có tới 5.000 thanh tra thì bộ máy này ở cấp tỉnh của
Việt Nam là 0,5 người (vì kiêm nhiệm), ở cấp huyện không có cơ quan chuyên
môn và số người được phân công phụ trách lĩnh vực này là 0,9. Bộ Y tế kiến nghị
Chính phủ khẩn trương bổ sung nhân lực và tăng đãi ngộ đối với đội ngũ làm công
tác này. Kinh phí cấp cho hoạt động ATVSTP năm 2010 cũng được đề nghị tăng

lên 10.000 đồng/người/năm (tức gấp khoảng 10 lần hiện nay). Nhiều đại biểu Quốc
hội cho rằng đó là những kiến nghị xác đáng. Cạnh đó, Bộ Y tế cũng kiến nghị
Quốc hội sớm ban hành Luật An toàn thực phẩm để công tác này phù hợp với thực
tế và xu hướng quốc tế. “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP ban
hành giải quyết được những vấn đề bức xúc nhưng chưa quản lý được nguy cơ gây
ô nhiễm thực phẩm. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về VSATTP còn chưa đồng
bộ, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Một báo cáo mới đây của ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của
Quốc hội cho thấy những con số đáng lo ngại như: diện tích rau an toàn chỉ đạt
8
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
8,5% tổng diện tích rau cả nước, số lượng gia súc gia cầm giết mổ trong năm 2009
được kiểm soát chỉ có 58,1%, và có tới 93,9% cơ sở dịch vụ ăn uống chưa được
cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Những con số khách
quan ấy đã hé mở nhiều điều về thực trạng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
hiện nay.
Mỗi năm cả nước có khoảng trên sáu ngàn người bị ngộ độc thực phẩm, điều
đó cho thấy nếu như giải quyết tốt khâu vệ sinh an toàn trong thực phẩm không
những bảo vệ sức khoẻ của người dân mà còn tiết kiệm ngân sách y tế để giải
quyết các ca bệnh.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong năm 2009 (cập nhật đến ngày ) cả nước xảy
ra 145 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.813 người mắc và 33 người tử vong. So sánh
với cùng kỳ năm 2008, số vụ ngộ độc giảm 55 vụ (27,5%), số người mắc giảm
2.428 người (33,5%), số người đi viện giảm 2.109 người (35%), số người tử vong
giảm 27 trường hợp (45%). Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra vẫn luôn tiềm tàng và các vụ
ngộ độc thực phẩm vẫn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trên phạm vi toàn quốc.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do vi sinh chiếm 9,7% so với tổng số
các vụ ngộ độc thực phẩm (14/145 vụ), chủ yếu do 4 vi khuẩn chính là Salmonella,
Streptoccocus. Ecoli và Staphylococcus aurerus. Nguyên nhân do độc tố tự nhiên

chiếm 19,3% (28/145 vụ), nguyên nhân do hóa chất chiếm 0,6% (1/145 vụ) và đặc
biệt còn tới 102/131 (70,3%) vụ ngộ độc không xác định được nguyên nhân.
Tình hình ô nhiễm thực phẩm trong thời gian qua vẫn đang diễn biến phức tạp
cả về số lượng và quy mô. Công tác giám sát nguy cơ, thanh tra, kiểm tra vệ sinh
an toàn thực phẩm đã phát hiện, xác định được nhiều nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như: nhập khẩu, kinh
doanh phủ tạng động vật ô nhiễm; nhập khẩu, kinh doanh chân gà, giò heo bị ô
9
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
nhiễm; chế biến, kinh doanh mực đông lạnh bị ô nhiễm; chế biến, bảo quản, kinh
doanh mỡ, bì lợn ô nhiễm;…
Chính Quốc hội Việt Nam cũng đã phải lên tiếng về tình hình chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm khi không được giải quyết đúng mức bởi vì nó không chỉ
ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người mà còn tác động đến sự phát
triển của nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa.
Vừa qua trong phiên họp thứ 19 của ủy Ban Thường vụ Quốc hội, việc thực
hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã được
đưa ra thảo luận. Các đại biểu đã nhất trí cho rằng trong thời gian qua chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cải thiện, nhưng vẫn đang ở trong tình trạng
đáng quan ngại, chưa đạt được sự tin cậy ở người tiêu dùng.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật giữa các bộ, ngành về quản lý vệ sinh
an toàn thực phẩm vẫn còn chồng chéo, không phù hợp và thiếu cần bổ sung thêm.
Một số ví dụ cụ thể như: Việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho
cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ hải sản còn chồng chéo trong thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận. Bộ Y tế ban hành Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 9/3/2006 về
quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao. Còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn ban hành Quyết định số 117/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 về quy chế
kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản đủ điều kiện đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuỷ sản cũng rất khác nhau
giữa nhiều quy định, khiến người thi hành công vụ gặp không ít khó khăn. Ví dụ,
Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, tại Điều 16, khoản 1, điểm c quy định "hành vi
sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, phụ gia chế biến bị cấm sử dụng, không
10
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
được phép lưu hành ở Việt Nam hoặc sử dụng không đúng quy định của pháp luật
thì bị phạt từ 3-5 triệu đồng. Trong khi đó Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày
6/4/2005 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế được
quy định tại Điều 15, khoản 5, điểm c, có cùng hành vi là sản xuất kinh doanh thực
phẩm hoặc sản phẩm chế biến từ thịt gia cầm, gia súc, thuỷ sản, rau quả do bị bệnh,
bị ngộ độc, chết không rõ hoặc bị ngâm tẩm trong các chất hóa học không được
phép sử dụng thì mức phạt tiền là từ 10-15 triệu đồng.
Còn đối với nông nghiệp, hệ thống văn bản pháp quy về quản lý sản xuất kinh
doanh nông sản thực phẩm còn thiếu, chưa đồng bộ. Điều kiện vệ sinh thú y đối
với cơ sở chăn nuôi tập trung an toàn, quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật
không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y chưa được quy định cụ thể. Trường hợp vi
phạm có các chất kháng sinh tồn dư trong sản phẩm động vật cũng chưa có quy
định xử lý rõ ràng. Xử lý vi phạm sử dụng các chất cấm và tồn dư độc hại trong
thuỷ sản cũng chưa có hướng dẫn cụ thể.
Nên chăng vấn đề VSATTP và vệ sinh an toàn môi trường sinh sống là việc
làm cần giải quyết tức thời để bảo vệ sức khoẻ của người dân, chất lượng cuộc
sống và giống nòi ? Việc phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, nhất là khi mắc
những bệnh nan y khó có thể chạy chữa dù tốn kém.
Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm dùng
trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản
phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi
trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực
phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình

ATVSTP ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh
heo tai xanh ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người.
Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác
11
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó
khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng
ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương
vị là một thành viên bình đẳng của WTO.
Theo hệ thống cảnh báo và thông báo của Châu Âu, năm 2004, trong số hàng
thực phẩm Việt Nam xuất sang Châu Âu, có 59 lô không đạt chất lượng (Việt Nam
xếp thứ 13 trong số các nước bị cảnh báo), con số này là 124 và Việt Nam xếp thứ
7 trong năm 2005. Trong năm 2007, nhiều lô hàng nông thủy sản xuất khẩu bị Hoa
kỳ, Canada, Nhật, Nga, Singapore từ chối. Những sự kiện ấy phản ánh phần nào
những tồn đọng, bất cập trong sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi
đó đã vào WTO thì phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt về chất lượng ngay cả trên
sân nhà.
Các ví dụ thực tế và nổi bật về việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt
Nam:
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện nhiều sản phẩm
được chế biến từ bột lại có sự hiện diện của loại hoá chất độc hại này. Cụ thể, mới
đây, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TPHCM đưa 4 mẫu mì căn, hủ tiếu khô,
mì sợi khô được lấy tại một số điểm kinh doanh trên địa bàn TP đi phân tích, thì cả
4 đều chứa axit oxalic.

Đầu tháng 7/2013, trong 7 mẫu bún tươi, bánh canh, thực phẩm làm từ gạo
lấy ngẫu nhiên ở các điểm bán nhỏ lẻ ngoài thị trường, qua phân tích đã phát hiện 2
mẫu chứa aixt oxalic với hàm lượng 54,5 và 304mg/1kg.

12

ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
Mới đây nhất, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng III, có
trụ sở tại TPHCM, đã phân tích mẫu măng muối của cơ sở chế biến của ông
Nguyễn Văn Lâm (xã Thái Bình, huyện Châu Thành, Tây Ninh) sử dụng axit
oxalic.
Theo công bố của GS. TS Chu Phạm Ngọc Sơn, từ cuối tháng 6 đến ngày
10/12/2013, Cty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng đã tiến hành
phân tích 873 các mẫu bún, bánh phở, hủ tiếu; bột nguyên liệu; mì tôm; măng tươi;
măng muối; há cảo, nấm mèo, bánh bông lan, bánh cuốn, cà rốt, trà thì phát hiện
363 mẫu (chiếm 41,58%) có axit oxalic rất cao.
Điều đáng nói, trong số đó, qua phân tích 62 mẫu mì tôm (trong nước lẫn
nhập khẩu) thì 100% đều có sự hiện diện của axit oxalic với nồng độ khoảng (30,8
- 449mg/kg); 9 mẫu măng tươi thì cả 9 đều có axit oxalic (295 - 3.080mg/kg);
25/26 mẫu măng muối (96,15%) có axit oxalic. Ngoài ra, 35/54 mẫu há cảo, nấm
mèo, bánh bông lan, bánh cuốn, cà rốt, trà có nồng độ axit oxalic từ 73,5-
293mg/kg
13
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
Hoá chất độc trong gà nhập lậu
Trong những tháng đầu năm 2012, việc nhập lậu gia cầm (gà thải loại không rõ
nguồn gốc) đã có những diễn biến phức tạp. Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê
Hồng Thăng cho biết, hiện có 11 đường dây có tổ chức vận gà chuyển gà lậu từ các
tuyến biên giới phía bắc đưa vào Hà Nội tiêu thụ; trong đó, Quảng Ninh 3 đường
dây, Bắc Ninh 2, Hải Dương 1, Thái Bình 1, Hà Nam 1, Bắc Giang 2, Lào Cai 1.
Các đối tượng vận chuyển rất chuyên nghiệp, có tổ chức.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thị Xuân
Thu, qua kiểm tra các mẫu gà nhập lậu cho thấy, số mẫu có dư lượng thuốc kháng
sinh quá giới hạn cho phép chiếm tới 20%. Vì vậy, loại gà này không an toàn nên
các nước khuyến cáo người dân không ăn.
TS Trần Quang Trung Cục trưởng Cục An toàn thực phẩmcũng khẳng định,

khi ăn phải thịt gà có tồn dư kháng sinh chắc chắn sẽ có những tác hại đến người
tiêu dùng bởi đây đều là những kháng sinh cấm dùng trong chăn nuôi.Nếu ăn nhiều
loại thịt này, cơ thể con người sẽ tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, nhờn thuốc
kháng sinh nên khi chúng gây bệnh cho người thì rất khó điều trị.
14
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
Hoa quả Trung Quốc chứa chất bảo quản
Thời gian vừa qua, trước thông tin nhiều loại hoa quả của Trung Quốc bịphát
hiện có tẩm chất bảo quản, chất chống mối mọt, chất gây ung thư nhiều bà nội
trợ đã tẩy chay các sản phẩm của nước này
Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã lấy 104
mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên
thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm
tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập
qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần.
Ngoài ra, thông tin táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc được trồng
bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng
ViệtNam nhanh chóng quay lưng với loại táo này. Được biết, chất bột trong các
bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp
15
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo
từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
Giá đỗ được ủ từ hóa chất Trung Quốc
Theo Cục trưởng Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng,sau khi dư luận thông
tin về việc một số cơ sở sử dụng hóa chất để làm giá đỗ, Cục đã vào cuộc xác minh
và phát hiện có việc sử dụng hóa chất này.
Theo đó, đoàn thanh tra củaCục Bảo vệ thực vậtđã kiểm tra đột xuất 7/33 cơ
sở sản xuất giá ăn ở TP HCM. Kết quả phân tích, rà soát, hóa chất có nguồn từ

Trung Quốc do công ty TNHH Phú Dung, ở Giang Tô sản xuất. Các chất phát hiện
gồm hoạt chất 6-benzylaminopurine thuộc nhóm cytokinin và gibberelin A28.
Thanh Hóa: Cá, mực vẫn có hóa chất độc hại vượt ngưỡng
16
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
Theo ông Nguyễn Xuân Đồng - Phó Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và
thủy sản Thanh Hóa, kết quả kiểm nghiệm các mẫu cá, mực ở Thanh Hóa gửi phân
tích cho thấy, một số mẫu có các thành phần hóa chất độc hại vượt ngưỡng.
2. Đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay:
2.1 khái niệm:
Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loài người, bắt
nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức liên
quan tới những cam kết về luân lý, trách nhiệm và công bằng xã hội. Đạo đức
trong tiếng Anh là ethics, từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ethiko và ethos, nghĩa
là phong tục hoặc tập quán. Như Aristoteles đã nói, khái niệm trên bao gồm ý
tưởng cả về tính chất và cách áp dụng. Vì vậy, đạo đức phản ánh tính cách của cá
nhân và trong thời đại ngày nay thì có thể nói lên cả tính chất của một doanh
nghiệp, vì doanh nghiệp chính là tập hợp của các cá nhân. Đạo đức kinh doanh là
một khái niệm không cũ mà cũng không mới. Với tư cách là một khía cạnh luân lý
trong hoạt động thương mại, đạo đức kinh doanh đã lâu đời như chính thương mại
vậy. Trong bộ luật Hammurabi từ khoảng 1700 TCN, đã có quy định về giá cả,
thuế quan, cách thức hoạt động thương mại và cả hình phạt hà khắc cho những kẻ
không tuân thủ. Đó có thể được coi là bằng chứng cho sự nỗ lực đầu tiên của xã
hội loài người để phân định ranh giới đạo đức cho các hoạt động kinh doanh.
Trong tác phẩm “Politics” (ra đời vào khoảng năm 300 TCN), Aristoteles đã chỉ ra
rõ ràng những mối liên hệ thương mại khi bàn về quản lý gia đình. Giáo lý của cả
đạo Do Thái và Thiên Chúa giáo, ví dụ như trong Talmud (năm 200 sau Công
nguyên) và Mười điều răn (Exodus 20:2 - 17; Deuteronomy 5:6 - 21), đều đã đưa
ra những quy tắc đạo đức được áp dụng trong hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, với tư cách là một khái niệm mang tính hàn lâm, đạo đức kinh doanh

cũng mới chỉ tồn tại được khoảng bốn chục năm trở lại đây. Nhà nghiên cứu đạo
17
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm này
trong một Hội nghị Khoa học vào năm 1974. Kể từ đó, đạo đức kinh doanh đã trở
thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của các lãnh đạo trong giới
kinh doanh, người lao động, các cổ đông, người tiêu dùng cũng như các giáo sư đại
học ở Mỹ, và từ đó lan ra toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà
nghiên cứu, các tác giả và diễn giả đều có chung quan điểm về đạo đức kinh
doanh. Trước hết, giữa kinh doanh và đạo đức luôn có sự mâu thuẫn. Một mặt, xã
hội luôn mong muốn các công ty tạo ra nhiều việc làm lương cao, nhưngmặt khác,
những công ty này lại mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao
động. Người tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất còn các cơ sở
thương mại lại muốn có lãi suất cao nhất. Xã hội mong muốn giảm ô nhiễm môi
trường, còn các công ty lại muốn giảm tối đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy
định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của họ. Chính từ đó đã nảy
sinh xung đột không thể tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh doanh,
dokhácbiệt về lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động, người tiêu dùng
và toàn thể xã hội. Vì tất cả những điều đối lập nói trên là tất yếu nên các nhà quản
lý buộc phải làm sao để cân bằng lợi ích của công ty với lợi ích của các cổ đông
(shareholders) và những người có quyền lợi liên quan (stakeholders), bao gồm
nhân viên, khách hàng và toàn thể cộng đồng
2.2 Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam:
Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam. Các vấn đề như đạo đức
kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi
Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và
tòan cầu hóa vào năm1991. Trước đó, trong thời kinh tế kế hoạch tập trung, những
vấn đề này chưa bao giờ được nhắc tới. Trong thời kỳ bao cấp, mọi hoạt động kinh
doanh đều do Nhà nước chỉ đạo, vì thế những hành vi có đạo đức được coi là
18

ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
những hành vi tuân thủ lệnh cấp trên. Do khan hiếm hầu hết hàng hóa tiêu dùng, để
mua được đã là rất khó, nên không ai có thể phàn nàn về chất lượng hàng hóa. Vì
cầu vượt quá cung, chất lượng phục vụ trong mạng lưới cung cấp vô cùng thấp
nhưng ít người dám than phiền. Vào thời gian đó, các ngành công nghiệp của Việt
Nam chưa phát triển, có rất ít nhà sản xuất và hầu hết đều thuộc sở hữu nhà nước,
nên không cần quan tâm đến vấn đề thương hiệu hay sở hữu trí tuệ. Hầu hết lao
động đều làm việc cho nhà nước, nơi mà kỷ luật và chế độ lương thưởng đều thống
nhất và đơn giản. Tìm được việc làm trong cơ quan Nhà nước là rất khó khăn nên
không có chuyện đình công hay mâu thuẫn lao động. Mọi hoạt động trong xã hội
đều phải tuân thủ quy định của Nhà nước nên những phạm trù trên là không cần
thiết
Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được
xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường
chứng khoán… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong
xã hội. Qua kết quả phân tích các số liệu điều và những tài liệu thu thập qua sách
báo, chúng ta có thể rút ra được những kết luận sau về thực trạng đạo đức kinh
doanh ở Việt Nam.
2.2.1 Nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh:
Cho đến nay, có rất ít sách chuyên môn về đạo đức kinh doanh được xuất bản ở
Việt Nam, và hầu hết là được dịch từ sách của Mỹ. Cuốn sách đầu tiên về đề tài
này được xuất bản ở Việt Nam có lẽ là cuốn: “WHAT'S ETHICAL IN
BUSINESS?” by Verne E. Henderson, của Nhà xuất bản McGraw - Hill Ryerson.
Cuốn sách này được dịch giả Hồ Kim Chung dịch là “Đạo đức kinh doanh là gì?”
và được Nhà Xuất bản Văn hóa phát hành tháng 11 năm 1996. Tuy nhiên, nội dung
cuốn sách khá mơ hồ, không đầy đủ, nên đã không gây được nhiều sự chú ý trong
giới nghiên cứu ở Việt Nam. Thời gian gần đây, do áp lực của tiến trình toàn cầu
19
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
hóa, đã có khá nhiều bài báo trên các báo và tạp chí như: Chúng ta (Tạp chí lưu

hành nội bộ của công ty FPT, website: www.chungta.com) hay báo Diễn đàn doanh
nghiệp (tờ thời báo cho giới doanh nhân Việt Nam do Phòng Thương mại và
Côngnghiệp Việt Nam - VCCI phát hành, website: www.dddn.com.vn) và một số
báo và tạp chí khác như: Saigon Times, Thời báo kinh tế Sài Gòn, báo Lao động,
etc. Nhưng các bài báo này thường chỉ dừng ở việc nhận định về những sự kiện
gần đây ở Việt Nam có liên quan đến đạo đức kinh doanh hoặc cung cấp về một số
vụ việc trên các sach báo nước ngoài, chứ không tiến hành khảo sát hay đưa ra một
khái niệm cụ thể nào về đạo đức kinh doanh. Hầu hết các trường Đại học, Cao
đẳng dạy về kinh doanh ở Việt Nam đều chưa có môn học này, hoặc nếu có cũng
chỉ dừng ở hình thức môn tự chọn. Trong nội dung của các môn học có liên quan
như kinh doanh quốc tế hay quản trị kinh doanh cũng chưa đề cập đến khái niệm
này, hoặc nếu có thì nội dung cũng quá sơ sài. Ví dụ, trong giáo trình môn Văn hóa
kinh doanh tại một trường Đại học Kinh tế ở Việt Nam có giành một chương cho
đạo đức kinh doanh nhưng lại coi đạo đức kinh doanh là việc tuân thủ pháp luập
trong kinh doanh! Quan niệm như vậy là quá hạn hẹp, chưa đánh giá hết tầm quan
trọng của khái niệm này. Do áp lực của tiến trình toàn cầu hóa, các phương tiện
thông tin đại chúng ở Việt Nam đề cập khá nhiều đến vấn đề này nhưng lại không
đưa ra được một khái niệm chuẩn mực nào. Chính vì vậy, mặc dù thường được
nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của người dân, của các doanh nghiệp
về vấn đề này còn khá mơ hồ. Thực trạng đó đã được thể hiện khá rõ qua kết quả
của cuộc điều tra. 40/60 số người được hỏi thường xuyên nghe nhắc đến những vấn
đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, 20/60 đôi khi nghe nhắc đến vấn đề này. Lưu
ý là cuộc điều tra này được tiến hành ở Hà Nội, thủ đô và là thành phố lớn thứ hai
của Việt Nam, nên con số này chưa phải là cao. Nhưng khi được hỏi về quan niệm,
thế nào là đạo đức kinh doanh, 55/60 số người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh
là tuân thủ đúng pháp luật”, chỉ có 5/60 người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh
20
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng” và không ai cho đạo đức kinh doanh phải bao
gồm cả hai khái niệm trên! Chính sự hiểu biết mơ hồ này về đao đức kinh doanh đã

dẫn đến những thiếu hụt trong thực thi của doanh nghiệp.
2.2.2 Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội:
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tập trung vào 2 khía cạnh, trách nhiệm của
doanh nghiệp với chất lượng hàng hóa và vấn đề bảo vệ môi trường. Câu hỏi thứ
nhất về vấn đề này được đặt ra là: “Doanh nghiệp sẽ làm gì nhận được thông tin là
có một số hàng hóa của mình bị kẻ xấu tráo đổi với những hàng kém chất lượng,
mà bằng hình thức bên ngoài không có khả năng phân biệt được, có thể gây tác hại
cho người tiêu dùng?”. Câu hỏi này dựa trên một tình huống có thật là năm 1981,
một người bệnh tâm thần đã cho thuốc độc vào một số lọ thuốc giảm đau nhãn hiệu
Tylenol do Johnson & Johnson (J&J) sản xuất và bày bán ở các quầy hàng bán
thuốc trong những siêu thị ở thành phố Chicago. Sự kiện trên đã làm bảy người
thiệt mạng và cảnh sát không bắt được thủ phạm. Mặc dù vụ việc đáng tiếc này chỉ
xảy ra ở Chicago và bộ phận an ninh cho rằng người thủ phạm chỉ cho thuốc độc
vào một số lọ Tylenol đã bày bán ở những siêu thị này, ban lãnh đạo J&J đã cương
quyết tiến hành thu hồi để kiểm định toàn bộ 31 triệu lọ thuốc Tylenol đã phân
phối không chỉ ở Mỹ mà ở toàn thế giới, vì theo J&J, không có gì bảo đảm là thủ
phạm chỉbỏ thuốc độc vào các lọ Tylenol lúc đã bày bán, mà không bỏ vào trong
lúc sản xuất hoặc trước khi được phân phối. Toàn bộ chi phí để thực hiện quyết
định trên là 100 triệu USD. Tuy nhiên, sự thể hiện trách nhiệm xã hội cao của công
ty Johnson &Johnson cộng thêm chiến dịch PR đúng đắn đã giúp Tylenol giành lại
vị trí trên thương trường chỉ trong vòng 6 tháng. Nhưng trong cuộc diều tra của
chúng tôi, chỉ có 42 người , chiếm 42%, chọn phương án “Thu hồi ngay toàn bộ lô
hàng đó, chấp nhận thua thiệt về kinh tế”, 50 người, chiếm 50% chọn phương án là
“Thông báo tại nơi bán, và để người tiêu dùng tự quyết định”, thậm chí có 8 người,
21
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
chiếm 8%, chọn phương án ”Không làm gì cả, vì không phải lỗi tại công ty của
mình”!
Câu hỏi thứ hai là: ”Cho biết quan điểm của bạn, khi một công ty XK sang thị
trường EU nước tương có tỷ lệ chất 3 - MPCD nằm trong phạm vi cho phép của

Luật Việt Nam, nhưng lại vượt gấp nhiều lần tỷ lệ cho phép của EU?” cũng dựa
trên một sự kiện có thật là năm 2002, nước tương của Chinsu, một công ty khá có
tiếng ở Việt Nam, đã bị Cơ quan kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm của Bỉ phát
hiện có chứa chất 3 - MCPD - một chất độc hóa học có thể gây bệnh ung thư ở
động vật và con người - ở mức 86 mg/ kg, trong khi đó, tiêu chuẩn của EU chỉ cho
phép ở mức 0.05 mg/ kg, tức là gấp gần 200 lần. Nhưng công ty Chinsu tuyên bố
không chịu trách nhiệm vì họ không XK nước tương sang Bỉ. Sản phẩm đó có thể
được một công ty nào khác tái xuất sang hoặc là hàng nhái. Hơn nữa, tuy hàm
lượng 3 - MCPD trong nước tương của họ cao hơn mức quy định của EU nhưng lại
nằm trong phạm vi cho phép của Việt Nam! Sự kiện này lần đầu tiên đã cảnh báo
các cơ quan chức năng và người tiêu dùng Việt Nam về tác hại của chất 3 - MCPD
trong nước tương, một sản phẩm vốn được coi làa an toàn vì sản xuất từ đậu tương,
là sản phẩm tự nhiên. Đây chính là yếu tố châm ngòi cho scandal năm 2007 về việc
90% doanh nghiệp sản xuất nước tương ở Việt Nam bị cơ quan chức năng tuyên bố
vi phạm VSATTP, do hàm lượng chất 3 - MCPD vượt quá mức cho phép, gây điêu
đứng cho ngành công nghiệp này. Kể từ đó, toàn thể các doanh nghiệp sản xuất
nước tương đều được yêu cầu phải dán nhãn: “Không có 3 - MCPD” lên sản phẩm
của mình.
Có lẽ do vụ việc này đã quá nổi tiếng nên quan điểm của người được hỏi
trong cuộc điều tra này đã rõ ràng hơn. 33% số người được hỏi cho đó là “Vi phạm
luật pháp”, 25% cho là “Vi phạm đạo đức kinh doanh” và 42% cho là vi phạm cả
hai! Không ai coi doanh nghiệp là không vi phạm. Nhưng kết quả này vẫn cho thấy
22
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
sự mơ hồ trong phân định giữa luật pháp và đạo đức kinh doanh, vì ở đây đúng ra
là doanh nghiệp đã vi phạm cả hai, do khi XK hàng hóa vào nước nào phải tuân thủ
quy định của nước đó.
Câu hỏi về trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường cũng dựa trên thực
tế là có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam đã lợi dụng những yếu
kém trong quy định về bảo vệ môi trường của Việt Nam để sử dụng những công

nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao
động và dân cư, nhằm tiết kiệm chi phí. Các ví dụ cho vấn đề này rất phổ biến ở
Việt Nam như: các nhà máy dệt không có thiết bị làm sạch không khí, gây bệnh
phổi cho công nhân và cư dân xung quanh, nhà máy da giầy sử dụng xả nước thải
gây ô nhiễm nguồn nước, các công ty xây dựng không che chắn công trình gây ô
nhiễm cho khu vực, không có thiết bị bảo hộ cho người lao động dẫn đến tỷ lệ tai
nạn lao động cao….Trong trường hợp này, doanh nghiệp tuy không vi phạm luật
pháp nhưng rõ ràng đã cố tình vi phạm đạo đức kinh doanh, vì họ hoàn toàn ý thức
được tác hại của hành vi này. Nhưng quan điểm của người được hỏi ở đây lại khá
bao dung và ôn hòa! Trả lời cho câu hỏi: “Cho biết quan điểm của bạn về việc một
công ty nước ngoài đến lập nhà máy ở Việt Nam đểlợi dụng sự lỏng lẻo trong
những quy định về môi trường của Việt Nam?“, chỉ có 75% cho là “Không thể
chấp nhận được, họ đã vi phạm đạo đức kinh doanh”, còn 25% lại cho là “Bình
thường thôi, kinh doanh cần biết tận dụng cơ hội”. Kết quả này cho thấy thực tế là
vấn đề môi trường còn ít được quan tâm ở Việt Nam và người Việt Nam còn quá lệ
thuộc vào luật pháp khi đánh giá về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.3 Vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam:
Đây là vấn đề nóng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước đang
phát triển khác. Tình trạng vi phạm SHTT tràn lan ở Việt Nam có nhiều nguyên
nhân. Trước hết, cho đến đầu thế kỷ XX Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu,
23
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
những thành tựu về các sản phẩm cần bảo hộ như kiểu dáng công nghiệp, phát
minh,… hầu như chưa có, nên không có các quy định về bảo hộ SHTT. Hơn nữa,
là nước có nền văn hóa trọng tập thể, người Việt Nam không có truyền thống bảo
hộ sở hữu cá nhân. Trong thời phong kiến và cả thời kỳ trước hội nhập ở Việt Nam,
các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ, đều sống bằng lương chứ luật pháp không quy
định chế độ bản quyền tác giả, thù lao cho tác giả rất ít ỏi vì quan niệm là phải
phục vụ tập thể. Vấn đề này chỉ được thật sự đặt ra sau năm 1991, khi Việt Nam
tham gia vào tiến trình hội nhập và nhất là sau năm 1997, khi Việt Nam ký Hiệp

định TRIPS.
Nhưng với thời gian quá ngắn ngủi, chỉ hơn 10 năm so với lịch sử bảo hộ
hàng trăm năm của các nước Âu - Mỹ, ý thức về bảo hộ quyền SHTT của người
dân Việt Nam còn rất sơ sài. Một lý do nữa cho việc vi phạm SHTT tràn lan ở Việt
Nam là nguyên nhân kinh tế. Khi thu nhập của người dân còn quá thấp, trong khi
giá cả các sản phẩm có bản quyền lại quá cao và rất phổ biến thì khó có thể hy
vọng SHTT sẽ được tôn trọng. Một ví dụ về vấn đề này là về việc xuất bản cuốn
sách về cậu bé phù thủy Harry Potter của J.K. Rowling, một tác phẩm văn học
thiếu nhi rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Tháng 8 năm 2007, cùng với thiếu nhi
trên toàn thế giới, trẻ em Việt Nam rất hồi hộp chờ mong tập 7 và cũng là tập cuối
cùng trong Bộ sách này: Harry Potter and the Deathly Hallows, nhưng lúc đó chỉ
có bản tiếng Anh. Cùng với phong trào học tiếng Anh, việc đọc sách bằng nguyên
bản ngày càng phổ biến hơn. Hơn nữa, nếu muốn đọc bản dịch các em sẽ phải chờ
chừng 6 tháng nữa. Nhưng các bậc cha mẹ ở Việt Nam lại bị đặt trước một tình thế
nan giải nếu họ muốn bảo vệ bản quyền. Giá bìa của quyển sách này là 38 USD,
trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2007 chỉ ở mức trên
600 USD và giá sách lậu chỉ có khoảng 7 USD.
24
ĐHBKHN VĂN HOÁ KINH DOANH. NHÓM 11.
Một cách vi phạm SHTT khá phổ biên ở Việt Nam là việc công ty cố tình đặt tên
cho nhãn hiệu hàng hóa của mình tương tự một nhãn hiệu nổi tiếng đã có trước để
trốn tránh luật pháp và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ví dụ cho tình trạng này
quá nhiều, như Hongda và Honda, La Vierge và La Vie, … Kết quả điều tra về vấn
đề này đã khẳng định cho nhận định trên về SHTT ở Việt Nam. Để trả lời cho câu
hỏi: “Cho biết quan điểm của bạn về việc một công ty cố tình đặt tên nhãn hiệu
hàng hóa của mình gần giống với một nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng ?", chỉ có 16
người cho là “Vi phạm luật pháp“, 37 người cho là: ”Vi phạm đạo đức kinh
doanh“, và 47 người cho là: “Không vi phạm gì cả vì không hoàn toàn giống“.
Đáng chú ý là trong số 47 người không cho là vi phạm, có 8 người sinh viên, là
nhóm người ít nhiều có được học về vấn đề này, chứng tỏ SHTT còn là vấn đề nan

giải ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Mối quan hệ giữa vệ sinh an toàn thực phẩm và đạo đức kinh doanh ở Việt
Nam hiện nay:
- An toàn thực phẩm cần đạo đức kinh doanh:
Mấu chốt của vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là trách
nhiệm và đạo đức từ phía doanh nghiệp. Những năm gần đây, các cơ quan quản lý,
ban ngành chức năng, dù rất cố gắng với nhiều giải pháp, nhưng tình trạng mất an
toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta vẫn tăng cao về cả số lượng và mức độ.
Hàng loạt vụ việc gây bất bình trong dư luận như: nguyên liệu làm mứt Tết có
dòi, mỡ thối được dùng làm bánh trung thu, cháo dinh dưỡng sử dụng Natri
Benzoat, hạt dưa dùng phẩm chứa aRhodamin B – một chất có thể gây ung thư để
nhuộm màu, chế biến mỡ động vật kém chất lượng, nước khoáng đóng chai, nước
tinh khiết đóng bình nhiễm khuẩn, nước sinh hoạt nhiễm Amoni vượt quá mức quy
định cho phép, các loại sữa nghèo đạm, rau củ quả không an toàn…
25

×