Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Phân tích thống kê tình hình sử dụng lao động của công ty TNHH Đại Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.14 KB, 36 trang )

Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ VỀ LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài:
Năm 2006 đánh dấu một sự kiện quan trọng , Việt Nam chính thức gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO. Đây là xu hướng tất yếu,
nhưng đồng thời cũng là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp
trong nước. Bản thân mỗi doanh nghiệp hơn ai hết phải ý thức được rõ
điều đó bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến lợi ích của chính họ. Cuộc cạnh
tranh này sẽ rất khó khăn bởi khả năng tài chính và công nghệ của các
doanh nghiệp nước ta còn hạn chế so với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Do đó để có thể giữ vững và phát triển các doanh nghiệp cần có
những chiến lược, chính sách trước mắt cũng như lâu dài phù hợp với đặc
điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Sau hơn hai năm hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam
đã đạt được mức tăng trưởng vượt bậc. Các doanh nghiệp không ngừng
mở rộng đầu tư sản xuất, đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Như chúng ta đã biết, để sản xuất kinh doanh cần có các yếu tố như:
lao động, vốn, công nghệ. Trong các yếu tố đó, lao động đóng vai trò
quan trọng nhất: nếu không có lao động thì không có sản xuất. Mỗi
doanh nghiệp khi thành lập đều có một lượng lao động nhất định. Do đó,
ta thấy rằng lao động có vai trò đảm bảo sự hình thành, tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nguồn lao
động có kỹ thuật cao được coi là thế mạnh của doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp dù có công nghệ sản xuất hiện đại đến đâu nhưng nếu lao động
không có trình độ phù hợp để đáp ứng với công nghệ đó thì chắc chắn sẽ
không đạt được kết quả tốt, không những thế còn có thể làm tổn hại đến
những công nghệ sản xuất đó. Nên nguồn lao động chuyên nghiệp có
trình độ giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ cạnh tranh. Như vậy ta đã


thấy lao động có vai trò như thế nào đối với một doanh nghiệp.
Tuy nhiên để tận dụng hết khả năng của người lao động nghiệp phải
nắm bắt các thông tin về số lượng lao động cũng như chất lượng lao dộng
một cách đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy doanh nghiệp đã sử dụng
công cụ thống kê và các phương pháp của thống kê, để từ đó thu thập, xử
lý và phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động đưa ra các biện pháp
nâng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Công ty TNHH Đại Lộc là một công ty có bề dày kinh nghiệm
trong lĩnh vực xây dựng. Trong quá trình hội nhập và phát triển, công ty
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
1
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
cũng đã gặt hái được những thành công đáng khen ngợi. Trong thời gian
tới, công ty phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để tiếp tục phát triển mở rộng
quy mô sản xuất. Để đạt được mục tiêu ấy thì yếu tố quan trọng làm tiền
đề cho sự thành công chính là lực lượng lao động của công ty.
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Đại Lộc em nhận thấy
tình hình sử dụng lao động của công ty còn một số vấn đề tồn tại. Vì vậy,
em sẽ vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích làm rõ
nguyên nhân để từ đó có những giải pháp khắc phục, để giúp công ty
nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động.
1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu:
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Đại Lộc, được tiếp cận
với thực tế công tác quản lý sử dụng lao động, kết hợp với lý luận và thực
tiễn về tầm quan trọng của lao động, em xin chọn đề tài: “ Phân tích
thống kê tình hình sử dụng lao động của công ty TNHH Đại Lộc” cho
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
_ Hệ thống hóa lý luận về lao động và các phương pháp nghiên cứu
tình hình sử dụng lao động của công ty TNHH Đại Lộc.

_ Vận dụng các phương pháp phân tích thực trạng tình hình sử dụng
lao động tại công ty TNHH Đại Lộc.
_ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại
công ty TNHH Đại Lộc.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng lao động thông qua nghiên
cứu về số lượng lao động, chất lượng lao động, thời gian lao động, năng
suất lao động, mối quan hệ năng suất lao động và kết quả hoạt động sản
xuất tại công ty TNHH Đại Lộc trong thời gian 2007-2010
1.5. Một số vấn đề cơ bản về lao động và nội dung nghiên cứu
thống kê lao động
1.5.1 Một số lý luận cơ bản về lao động
1.5.1.1 Khái niệm cơ bản về lao động
_ Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm
thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình hay
của xã hội. Như vậy, lao động là hoạt động không thể thiếu được đối với
con người.
_ Lao động trong danh sách của doanh nghiệp là những người lao động
đã được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh
nghiệp trực tiếp quản lý sử dụng sức lao động và trả lương.
 Theo khái niệm trên., lao động trong danh sách của doanh nghiệp
gồm tất cả những người làm việc trong doanhg nghiệp; loại trừ những
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
2
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
người chỉ nhận nguyên, vật liệu của doanh nghiệp cung cấp và làm việc
tại gia đình họ (lao động tại gia). Những người đến làm việc tại doanh
nghiệp nhưng không ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp
như: sinh viên thực tập, lao động thuê mướn tạm thời trong ngày… thì
không được tính vào số lượng lao động của doanh nghiệp.

1.5.1.2 Vai trò của lao động
Lao động là yếu tố sản xuất tích cực và quyết định của quá trình sản
xuất, nhờ có lao động mà con người ngày càng được phát triển hoàn
thiện, thế giới tự nhiên được cải tạo, xã hội loài người mới tồn tại và phát
triển.
Một doanh nghiệp dù có công nghệ sản xuất hiện đại thế nào nhưng
nếu lao động không có trình độ tương ứng để đáp ứng với công nghệ đó
thì chắc chắn sẽ không đạt được kết quả tốt, không những thế còn có thể
làm tổn hại đến những công nghệ sản xuất đó.
Lao động đóng vai trò quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh. Nó
đảm bảo sự hình thành tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì
phải nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, lao động còn là nhân tố giúp
doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Lao động tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan của quá trình
phân công lao động xã hội. Đối với doanh nghiệp lao động là chủ thể
quyết định mọi công việc hoạt động kinh doanh quyết định sự thành bại
của doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
1.5.1.3 Phân loại lao động
Phân loại lao động của doanh nghiệp có thể dựa vào một số tiêu thức
sau:
>> Phân loại lao động theo tính chất ổn định:
Lao động thường xuyên: là những lao động được tuyển dụng làm những
công việc lâu dài, thường xuyên. Bao gồm: lao động biên chế, lao động hợp
đồng dài hạn, kể cả lao động trong thời gian tập sự nhưng sẽ được sử dụng
thường xuyên lâu dài.
Lao động tạm thời: là những lao động làm những công việc mang tính
thời vụ, hoặc do yêu cầu đột xuất.
>> Phân loại lao động theo tác dụng của lao động đối với quá trình sản
xuất :

* Lao động trực tiếp: gồm công nhân và học nghề
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
3
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
- Công nhân: là những người trực tiếp sản xuất hoặc trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất sản phẩm. Tùy theo vài trò, toàn bộ công nhân được
chia thành công nhân phụ, công nhân chính,công nhân phục vụ.
+ Công nhân chính: là người trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm
+ Công nhân phụ: là người phục vụ cho công nhân chính hoàn thành
nhiệm vụ sản xuất. Chẳng hạn: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu đến
nơi làm việc cho công nhân chính và vận chuyển thành phẩm của công nhân
chính đến kho.
+ Công nhân phục vụ: không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng
giúp cho công nhân chính hoàn thành tốt nhiệm vụ như công nhân phục vụ
điện, nước, sửa chữa máy móc thiết bị trong ca.
- Học nghề: là những người học kỹ thuận sản xuất dưới sự hướng dẫn
của công nhân lành nghề. Lao động của họ cũng góp phần trực tiếp vào việc
tạo ra sản phẩm của đơn vị.
* Lao động gián tiếp gồm có:
- Lao động quản lý kỹ thuật: là những người làm công tác lãnh đạo,chỉ
đạo tổ chức và hướng dẫn kỹ thuật trong doanh nghiệp. Số lao động này
gồm: Giám đốc, phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, quản đốc, phó giám đốc
phân xưởng, trưởng phòng kỹ thuật, kỹ sư
- Lao động quản lý kinh tế: giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, kế toán
trưởng, các trưởng phó phòng ban , các chuyên viên và các nhân viên làm
công tác quản lý kinh tế ở các phòng ban như kế hoạch, thống kê, tài vụ, lao
động, tiền lương…
- Lao động quản lý hành chính: là những người làm công tác hành
chính, văn thư, đánh máy, điện thoại
Ngoài ra, trong doanh nghiệp còn có các loại lao động gián tiếp khác

như: chuyên trách công tác Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, …
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
4
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
>> Phân loại theo độ tuổi:
Việc phân loại này rất quan trọng vì nó giúp cho doanh nghiệp nắm được
số lao động sắp nghỉ hưu để tiến hành tuyển chọn lao động mới, thay thế và
tiến hành đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động trẻ.
>> Phân loại theo giới tính:
Phân loại lao động theo giới tính giúp doanh nghiệp xác định được cơ cấu
lao động trong doanh nghiệp mình.
>> Phân loại theo trình độ chuyên môn của người lao động:
Phân loại lao động theo bậc thợ giúp doanh nghiệp biết được trình độ
người lao động để có những chính sách đào tạo và khuyến khích người lao
động nâng cao trình độ tay nghề. Trên cơ sở phân loại để đánh giá chất
lượng lao động trong doanh nghiệp.
1.5.2Nội dung phân tích thống kê lao động
1.5.2.1 Ý nghĩa của nghiên cứu thống kê lao động:
Thống kê lao động là việc nghiên cứu sử dụng lao động trong doanh
nghiệp giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, xây dựng
được một hệ thống cơ cấu lao động hợp lý, tổ chức lao động phù hợp đặc
điểm, tính chất cơ bản. Do đó tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của
các cá nhân, giúp cho họ phát huy hết khả năng của mình. Thống kê lao
động giúp doanh nghiệp thấy được tình hình sử dụng lao của mình: xác định
vai trò của các phòng ban, từng thành viên xem có phù hợp với công việc
được giao hay chưa.
Thống kê lao động giúp doanh nghiệp thấy được mối quan hệ giữa cơ
cấu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Việc sử dụng hợp lý lao động đem lại cho doanh nghiệp những thuận lợi:

- Sử dụng lao động đúng chuyên môn tạo nên sự đảm bảo các yếu
tố kỹ thuật trong sản xuất.
- Phân công nhiệm vụ công việc rõ rang sẽ giúp công việc tiến
hành suôn sẻ, thu được kết quả cao.
- Giảm chi phí lao động và chi phí không cần thiết, tăng doanh
thu, lợi nhuận.
- Quản lý diễn ra thuận lợi hơn
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
5
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
- Đảm bảo mối quan hệ thân thiện giữa doanh nghiệp với người lao
động
1.5.1.2 Nội dung phân tích thống kê tình hình sử dụng lao động
Dựa trên tình hình thực tế tại công ty TNHH Đại Lộc về lao động và số
liệu thu thập được em sẽ phân tích những nội dung sau:
- Phân tích số lượng lao động, kết cấu lao động: để biết được số lao
động tăng (hay giảm) là bao nhiêu phần trăm (%) tương ứng là
bao nhiêu lao động.
- Phân tích chất lượng lao động: từ đó thấy được chất lượng của lao
động tăng (hay giảm) từ đó có thể biết được công ty đã chú trọng
đến việc nâng cao chất lượng lao động chưa.
- Phân tích sử dụng thời gian lao động: để biết mức độ sử dụng
thời gian lao động tăng (giảm) có phù hợp không.
- Phân tích hiệu quả sử dụng lao động: để thấy năng suất lao động
tăng giảm bao nhiêu (%) từ đó biết doanh nghiệp quản lý và sử
dụng lao động có tốt hay không.
- Phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng lao động tới kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: để thấy kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm bao nhiêu (%), do nhân tố
nào. Từ đó có thể kết luận số lượng lao động được sử dụng tiết

kiệm hay lãng phí, việc quản ly sử dụng lao động như thế đã tốt
chưa.
- Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động và thu nhập của
người lao động: từ đó biết được mối tương quan của tốc độ phát
triển tổng thu nhập với tốc độ phát triển mức thu nhập bình quân
và tốc độ phát triển số lượng lao động có hợp lý không.

Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
6
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI LỘC
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu
2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
* Phương pháp điều tra khảo sát:
Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên
giấy theo những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách
viết trong một thời gian nhất định. Phương pháp cho phép điều tra,
thăm dò ý kiến nhiều người.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ cho nhiều thông tin về nhận thức
thái độ của đối tượng chứ chưa cho biết hoạt động của họ vì thế chúng
ta phải phối hợp với nhiều phương pháp khác như quan sát nghiên cứu
để được thông tin đầy đủ về đối tượng.
* Phương pháp phỏng vấn:
Là phương pháp điều tra viên gặp trực tiếp đối tượng để hỏi và ghi
chép tài liệu. Phương pháp này cần có sự hợp tác của đối tượng điều tra
cả về không gian và thời gian. Đây là hình thức điều tra cá nhân thường
được sử dụng trong giai đoạn đầu khi mới làm quen với đối tượng điều

tra.
Phương pháp này thu được nhiều thông tin nói lên nhận thức thái độ
của cá nhân họ đối với vấn đề được hỏi. Phương pháp có ưu điểm mất ít
thời gian và có được ngay thông tin. Tuy nhiên phương pháp này có thể
tiến hành đối với số ít đối tượng nên thông tin thu thập được không
chính xác. Nếu phỏng vấn nhiều người thì mất nhiều thời gian mặt khác
thông tin thu được cũng khó thống kê và xử lý.
Phương pháp thu thập khác như: qua báo cáo, sổ sách, web, công
trình nghiên cứu khoa học trước…
2.1.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Là tiến hành tập trung chỉnh lý, hệ thống hóa tài liệu điều tra là căn
cứ tiến hành phân tích dữ liệu.
Để tổng hợp tài liệu thu thập được thống kê sử dụng phương pháp
phân tổ
Phương pháp phân tổ: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số
tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng
nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau.
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
7
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Phân tổ có vai trò rất quan trọng trong phân tích thống kê lao động.
Đặc biệt là được dùng để phân loại lao động và phân tích cơ cấu lao
động: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, cơ cấu lao động theo trình
độ chuyên môn, cơ cấu lao động theo thâm niên nghề…
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
2.1.2.1Phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình:
* Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện
tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
* Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức
độ của hiện tượng nghiên cứu.

Trong nghiên cứu thống kê lao động, số tương đối phản ánh quan hệ
so sánh tình hình sử dụng lao động qua thời gian như tình hình sử dụng
số lượng lao động, thời gian lao động, năng suất lao động và thu nhập
của lao động
* Số trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại diện theo một
tiêu thức nào đó của hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
Số trung bình có tính chất tổng hợp và khái quát cao, chỉ dùng một
trị số để nêu lên mức độ chung nhất, phổ biến nhất của tiêu thức, không
kể đến sự chênh lệch thực tế giữa các đơn vị. Như vậy, số trugn bình
san bằng chênh lệch về lượng giữa các đơn vị tổng thể. Để có số trung
bình, ta phải cộng toàn bộ các lượng biến chia cho số đơn vị tổng thể.
Do đó sẽ san bằng chênh lệch giữa các đơn vị có mặt lượng cao với các
đơn vị có mặt lượng thấp.
Ví dụ sử dụng số tương đối trong luận văn: để phân tích chung về
năng suất lao động, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của
một lao động.
2.1.2.2 Phương pháp dãy số thời gian:
Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên
cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm
biến động của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động,
từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới.
Ví dụ sử dụng phương pháp dãy số thời gian trong luận văn để phân
tích số lượng lao động.
2.1.2.3 Phương pháp chỉ số:
Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa
hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu.
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
8
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp

Chỉ số là một phương pháp rất quan trọng trong thống kê. Nó được
dùng để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian, không
gian; nêu nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch, phân tích
sự biến động của toàn bộ hiện tượng do ảnh hưởng biên động của các
nhân tố.
Ví dụ sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích mối quan hệ giữa
năng suất lao động và kết quả kinh doanh, phân tích tổng hợp tình hình
sử dụng lao động và tiền lương.
2.2 Tổng quan về công ty và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến
tình hình sử dụng lao động của công ty TNHH Đại Lộc
2.2.1 Tổng quan về công ty
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Đại Lộc được thành lập theo giấy phép thành lập số
4244/GP/TLDN ngày 24/4/1999 của UBND Thành Phố Hà Nội cấp và
hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 071887 do Sở Kế Hoạch
Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 04/05/1999
- Trụ sở giao dịch: Thạch Lỗi – Thanh Xuõn - Sóc Sơn - Hà Nội
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000( Mười tỷ đồng)
- Nghành nghề kinh doanh của Công ty là:
 Sản xuất và kinh doanh thép cán nóng
 Sản xuất và kinh doanh kết cấu thép
 Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng
 Kinh doanh xuất nhập khẩu
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề cán thép, với đội ngũ cán bộ
công nhân viên lành nghề, Công ty đã- đang- và sẽ làm thỏa mãn các
khách hàng và đóng góp vào sự phát triển và hội nhập kinh tế đất nước.
2.2.1.2Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của công ty
* Chức năng, nhiệm vụ:
Công ty TNHH Đại Lộc là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực thép, đơn vị sản xuất thép cán nóng xây dựng cơ

khí.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đảm nhận
các nhiệm vụ:
 Tổ chức sản xuất, kinh doanh theo nghành nghề đăng ký, mục đích
đã thành lập.
 Sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, Xuất – Nhập khẩu theo
đơn đặt hàng đã ký.
 Chủ động tìm hiểu và mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh
với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, khẳng định thương hiệu của
mình
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
9
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
 Bảo toàn và phát triển vốn đầu tư
 Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo và không ngừng cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân.Thường xuyên
tổ chức nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho công nhân góp
phần đẩy mạnh sản
*Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Nghành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất kinh doanh Thép
phục vụ lĩnh vực xây dựng và cơ khí, kinh doanh Xuất nhập khẩu.
Công ty sản xuất thép cán nóng trên dây chuyền công nghệ hiện đại,
cán liên tục tự động với công suất thiết kế 100.000/năm. Nguyên liệu
đầu vào là phôi Thép nhập khẩu hoặc phôi đúc trong nước có kích
thước là 120mm. Sản phẩm đầu ra là Thép thanh vằn từ D10 đến
D32mm, Thép tròn trơn từ ụ10 đến ụ50mm để cung cấp cho các công
trình lớn nhỏ và gia công cơ khí chế tạo trong nước. Công ty tiếp tục
mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, đa dạng chủng loại, nâng cao
chất lượng sản xuất, phục vụ tốt nhu cầu và yêu cầu ngày càng khắt khe
của thị trường và khách hàng.

Thị trường Thép trong những năm gần đây có một số đặc điểm:
 Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất Thép do tình trạng cung
lớn hơn cầu, năng lực sản xuất trên cả nước đạt khoảng 4.500.000 tấn/
năm.( Đây là số liệu ở thời đoeẻm hiện tại và còn lớn hơn trong những
năm tới do cso các dự án sản xuất Thép mới ra đời đã được Chính phủ
cho phép) trong khi nhu cầu thực tế khoảng 3.000.000 tấn/ năm.
 Giá phôi Thép tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2008, Chính
phủ Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 5% lên 10% bắt đầu
từ ngày 1/11/06 trong khi nguồn phôi phục vụ cho sản xuất chủ yếu
nhập khẩu từ Trung Quốc( chiếm khoảng 70% lượng phôi nhập khẩu).
Giá điện, dầu FO có xu hướng tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao.
 Thép Trung Quốc sẽ xâm nhập mạnh hơn nữa vào thị trường VN
trong thời gian tới với giá rất cạnh tranh so với sản phẩm sản xuất trong
nước.
 Nhu cầu thị trường Thép( thép cây, thép cuộn) chưa tương xứng với
tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trước tình hình trên, chiến lược của Công ty trong quá trình xây dựng
thương hiệu Thép của mình( vốn chưa thực sự lớn mạnh) là từng bước
chiếm lĩnh thị phần thị trường bằng cách nghiên cứu và vận dụng chính
sách giá cả cạnh tranh, bán hàng mềm dẻo, khuyến mại hợp lý… với
phương châm giữ vững: “ Truyền thống chất lượng và hợp tác hữu
nghị”. Đồng thời là sự nâng cao và hoàn thiện chất lượng, đa dạng
chủng loại sản phẩm, dịch vụ vủa Công ty để nâng cao sức cạnh tranh.
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
10
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty có kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh Thép trong 10 năm,
đã tạo dựng và duy trì được vơi một số khách hàng nhất định trong việc
tiêu thụ sản phẩm tại địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó,
Công ty cũng dần mở rộng thị trường tiêu thụ: đàm phán và thiết lập

hợp đồng đối với một số nhà phân phối lớn có kinh nghiệm và bề dày
lịch sử về buôn bán Thép ở Hà Nội và các tỉnh thành ở khu vực miền
Bắc, miền Trung: Công ty TNHH Minh Phương, Công ty cổ phần phát
triển kỹ thuật xây dựng, Công ty cổ phần vật tư kim khí, Công ty
TNHH Hà Minh…
2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được thiết kế phù hợp với chủ
trương tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tinh giảm; đội ngũ cán bộ được sắp xếp
phù hợp với các vị trí, có đầy đủ năng lực nghiệp vụ thực hiện tốt công
việc đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý.
Bộ máy quản lý được thiết kế gọn nhẹ, tinh giảm song khoa học nên
vẫn đáp ứng được công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của toàn Công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện theo mô hình dưới đây:
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
11
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1 : Sơ đồ mô hình tổ chức công ty TNHH Đại Lộc
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
tài chính

kế toán
Phòng
phân
xưởng
sản xuất
Phòng
kỹ thuật
Tổ xếp
dỡ
Các tổ
cán
Tổ
phôi
Bộ
phận
cơ khí
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Bộ phận
công
nghệ
12
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
• Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết
quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có nhiệm vụ:
● Phó giám đốc Kỹ thuật - sản xuất: là người giúp giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra giám sát về kỹ thuật.

● Phó Giám đốc kinh doanh: là người giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức nghiên cứu
tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bán hàng , giới thiệu sản phẩm, xác định
chiến lược kinh doanh, là người trực tiếp quản lý phòng kinh doanh
● Phòng Kinh doanh: phòng có chức năng tổ chức tiếp thị, bán hàng, thu tiền,
theo dõi công nợ. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ:
◦ Đánh giá, phân tích thị trường, lập kế hoạch bán hàng quý, tháng, năm; xây dựng
chế độ, chính sách phù hợp; xây dựng chiến lược kinh doanh.
◦ Tổ chức việc bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, marketing, chăm sóc khách hàng, xây
dựng và phát triển thương hiệu.
● Phòng tổ chức hành chính: Phòng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về
các mặt hoạt động công tác tổ chức quản lý nhân sự, chế độ chính sách, tiền lương;
công tác hành chính quản trị.
● Phòng Tài chính- Kế toán: Phòng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về
các hoạt động công tác tài chính doanh nghiệp, kế toán,kiểm toán nội bộ hàng, lập
báo cáo quỹ.
● Phân xưởng sản xuất:Là bộ phận sản xuất chính có chức năng tham mưu giúp
Giám đốc về công tác tổ chức sản xuất
● Phòng Kỹ thuật: Là phòng nghiệp vụ chuyên môn về kỹ thuật, có chức năng
tham mưu giúp Giám đốc về công tác kỹ thuật công nghệ điện- tự động hóa: vận
hành, bảo dưỡng, sửa chữa: gia công cơ khí: kiểm tra chất lượng sản phẩm.
● Phòng Kế hoạch - Vật tư: là phòng nghiệp vụ về vật tư, chức năng phục vụ sản
xuất kinh doanh về công tác kế hoạch, điều độ sản xuât; công tác cung ứng vật liệu
đầu vào; công tác kho vận.
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
13
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.1.4Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty( trong 2 năm gần đây)
Theo báo cáo tài chính của công ty TNHH Đại Lộc trong 2 năm 2009 – 2010, ta có
kết quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Đại Lộc

năm 2009 - 2010
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Số tiền Tỷ
lệ(%)
1.Tổng doanh thu( triệu đồng) 62.500 66.000 3.500 5,6
- Doanh thu bán hàng 56.425 59.785 3.360 5,95
- Doanh thu TC 4.450 4.640 190 4,27
- Doanh thu khác 1.625 1.575 -50 -3,08
2. Tổng chi phí( triệu đồng) 41.950 42.480 530 1,26
3. LN trước thuế( triệu đồng) 20.550 23.520 2.970 14,45
4. Thuế TNDN( 28%)( triệu đồng) 5.754 6.585,6 831,6 14,45
5. LN sau thuế 14.796 16.934,4 2.138,4 14,45
Theo báo cáo trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty như sau:
- Tổng doanh thu của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 5,6 % tương ứng
tăng 3.500 triệu đồng. Chủ yếu là do các chỉ tiêu: Doanh thu bán hàng năm 2010 so
với năm 2010 tăng 3.360 triệu đồng tương ứng 5,95 %. Doanh thu tài chính tăng
190 triệu đồng tương ứng 4,27 %. Doanh thu khác giảm 3,08 % tương ứng giảm 50
triệu đồng.
- Tổng chi phí năm 2010 so với năm 2009 cũng tăng 530 triệu đồng tương ứng
tăng 1,26 %.
- Cả doanh thu và chi phí đều tăng nhưng tỷ lệ tăng của doanh thu cao hơn tỷ lệ
tăng của chi phí làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2010 so với năm 2009 tăng
2.970 triệu đồng tương ứng tăng 14,45 % nên thuế TNDN nộp cho ngân sách nhà
nước và lợi nhuận sau thuế cũng tăng 14,45 %.
2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường đến tình hình sử dụng lao động của công ty
2.2.2.1 Môi trường bên trong
* Lao động:

Hiện nay tại công ty TNHH Đại Lộc đó có được một lực lượng lao động tay nghề
cao, thành thạo kỹ thuật có nhiều năm gắn bó với công ty. Lực lượng này đó đáp
ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Đây chính là thế mạnh của
công ty trong nền kinh tế thị trường. Nhưng trong tương lai, nếu công ty muốn tiếp
tục phát triển và mở rộng thì công ty phải chú trọng đến việc đào tạo, thu hút
những cán bộ công nhân viên giỏi.
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
14
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
* Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty:
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là công ty sản xuất cán thép nên ảnh
hưởng đến tình hình sử dụng lao động như sau: Lực lượng lao động giữa các tổ,
đội thường xuyên luân chuyển nên việc phân tích tình hình lao động còn gặp nhiều
khó khăn.
2.2.2.2 Môi trường bên ngoài
* Khoa học – kỹ thuật:
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đó đạt được những thành tựu
lớn trong lĩnh vực tin học, máy móc, trang thiết bị tự động hóa… Hàng loạt các
ứng dụng trong lĩnh vực ra đời đặt các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH
Đại Lộc nói riêng trước nguy cơ tụt hậu về khoa học kỹ thuật so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Từ đó giảm sức cạnh tranh, giảm doanh thu lợi nhuận so
với các doanh nghiệp nước ngoài.
* Chính sách của nhà nước:
Nhà nước quản lý điều tiết các doanh nghiệp bằng hệ thống luật pháp. Vì vậy các
doanh nghiệp cần phải nắm vững và cần phải tuân thủ luật pháp, chính sách của
nhà nước. tại công ty TNHH Đại Lộc luôn thực hiện chấp hành luật lao động một
cách
nghiêm túc như: đóng bảo hiểm cho công nhân viên, đảm bảo quyền lợi cho người
lao động…
* Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành:

Hiện nay, trên thị trường các công ty cán thép mở ra ngày càng nhiều nên sự cạnh
tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Điều đó làm ảnh hưởng đến thị trường của công ty
nhưng công ty có được nhiều ưu thế hơn các công ty khác về bề dày kinh nghiệm,
uy tín của công ty trên thị trường sau nhiều năm tồn tại và phát triển. Chính vì vậy,
công ty đang nỗ lực hết mình để khẳng định vị trí trên thị trường.
* Nền kinh tế thế giới:
Năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ở Việt Nam lạm
phát tăng, thất nghiệp tăng cao, các công ty đầu tư rút vốn hàng loạt, họ lo sợ khi
đầu tư làm cho sự tăng trưởng của công ty bị chững lại. Nó đó ảnh hưởng trực tiếp
đến tình hình lao động của công ty. Công ty phải cơ cấu lại lực lượng lao động của
các đội cán.
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
15
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.3 Phân tích thực trạng tình hình sử dụng lao động tại công ty TNHH Đại
Lộc
2.3.1 Phân tích số lượng lao động
Bảng 2: Số lao động bình quân
Chỉ tiêu Lao
động
bình
quân
( người)
Lượng tăng, giảm
tuyệt đối
Tốc độ phát triển Tốc độ tăng, giảm
Năm ∂
I
(người)


I
(người)
t
i
( %) T
i
( %) a
i
( %) b
i
( %)
2006 98 - - - - - -
2007 115 17 17 117.35 117.35 17.35 17.35
2008 144 29 46 125.22 146.94 25.22 46.94
2009 152 8 54 105.56 155.10 5.56 55.10
2010 142 -10 44 93.42 144.89 -6.58 44.89
Từ bảng số liệu trên ta thấy, số lao động bình quân của công ty năm 2006 chỉ có
98 lao động, đến năm 2010 có 142 tăng 44 người; tốc độ phát triển lao động năm
2010 so với năm 2006 là 144,89 %, tốc độ tăng là 44,89 %. Năm 2008 có lượng
lao động tăng lớn nhất là 29 người( đó là do công ty mở rộng thêm một số danh
mục đầu tư như: kinh doanh dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu, kinh doanh
khách sạn và dịch vụ ăn uống), năm 2009 có lượng tăng nhỏ nhất là 8 người, năm
2010 có lượng lao động giảm là 10 người.
2.3.2 Phân tích chất lượng lao động
Bảng 3: Phân tích chất lượng lao động theo chuyên môn
S
T
T
Trình độ chuyên
môn

Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số
người
Tỷ
trọng(
%)
Số
người
)
Tỷ
trọng(
%)
Số
người
Tỷ
trọng(
%)
Tỷ
lệ( %)
1 Đại học 24 15,78 34 23,94 10 8,16 41,66
2 Cao đẳng 12 7,9 15 10,56 3 2,66 25
3 Trung cấp 22 14.47 18 12.68 -4 -1.79 -18.18
4 Công nhân 94 61.84 75 52.82 -19 -9.02 -20.21
Tổng 152 100 142 100 -10 0 -2.28
Theo bảng số liệu ta thấy có sự biến động về trình độ của người lao động qua 2
năm 2009- 2010. Điều này chứng tỏ công ty rất chú trọng đến chất lượng lao động.
Trình độ đại học: năm 2009 có số lao động là 24 lao động, chiếm tỷ trọng
15,78%. Năm 2010 có số lao động là 34 lao động tăng thêm 10 lao động so với
năm 2009, chiếm tỷ trọng là 23,94 %, tỷ lệ tăng 41,66%.
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A

16
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Trình độ cao đẳng: năm 2009 có số lao động là 12 lao động, chiếm tỷ trọng
7,9%. Năm 2010 có số lao động là 15lao động tăng thêm 3 lao động so với năm
2009, chiếm tỷ trọng là 10,56 %, tỷ lệ tăng 25 %.
Trình độ trung cấp: Năm 2009 có số lao động là 22 lao động, chiếm tỷ trọng
14,47 %. Năm 2010 có số lao động ở trình độ trung cấp là 18 lao động giảm xuống
4 lao động so với năm 2009, chiếm tỷ trọng là 12,68 %, tỷ lệ giảm 18,18 %.
Trình độ công nhân: Năm 2009 là 94 lao động chiếm tỷ trọng 61,84 %. Năm 2010
có số lao động ở trình độ công nhân là 75 lao động giảm xuống 19 lao động so với
năm 2009, chiếm tỷ trọng là 52,82 %, tỷ lệ giảm 20,21 %.
Vậy có thể thấy rằng số lao động ở trình độ đại học, cao đẳng có xu hướng tăng
lên và đây là lực lượng lao động gián tiếp, quản lý giúp doanh nghiệp có thể đẩy
mạnh một số ngành nghề dịch vụ mà cụng ty muốn mở rộng. Trình độ trung cấp và
công nhân giảm chứng tỏ công ty rất chú trọng đến chất lượng lao động, luôn tạo
điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, và chính sách tuyển
chọn lao động cũng được công ty chú trọng hơn về mặt chất lượng, số lượng công
nhân giảm là do công ty mua một số trang thiết bị tân tiến nên phải giảm một số
lượng công nhân chưa được tiếp xúc với máy móc hiện đại nên không đáp ứng
được yêu cầu công việc.
2.3.3 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
Số ngày làm việc theo chế độ của người lao động là số ngày trong năm trừ đi số
ngày lễ, tết, cuối tuần và thời gian được nghỉ phép trong năm
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
17
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 4: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động
STT Chỉ tiêu Năm
2009
Năm

2010
So sánh
1 Tổng số ngày làm việc theo chế
độ( N
C Đ
) ( ngày-người)
33.592 31.382 -2.210
2 Tổng số ngày-người làm thêm
( N
LT
) ( ngày)
608 284 -324
3 Tổng số giờ làm việc theo chế độ( G
C
Đ
) ( giờ-người)
268.736 251.056 -17680
4 Tổng số giờ-người làm thêm
( G
LT
) ( giờ)
2.432 852 -1.580
5 Hệ số làm thêm ngày( H
n
=N
LT
/N

)
*100 ( %)

1.81 0.9 -0.91
6 Hệ số làm thêm giờ( H
g
= G
LT
/G

*100)( %)
0.9 0.339 -0.561
7 Số lao động bình quân (
T
) 152 142 -10
8=(1+2)/7 Số ngày làm việc thực tế bình quân/ 1
người (
N
)
225 223 -2
9=(3+4)/1 Số giờ làm việc bình quân/ 1 ngày/ 1
người (
G
)
8,072 8,027 -0,045
Qua bảng trên ta thấy hệ số làm thêm ngày năm 2010 so với năm 2009 giảm
0,91%. Do tổng số ngày làm việc theo chế độ năm 2010 giảm so với năm 2009 là
2.210 ngày. Tổng số ngày làm thêm năm 2010 giảm so với năm 2009 là 324 ngày.
Hệ số làm thêm giờ năm 2010 so với năm 2009 giảm 0,561%. Do tổng số giờ làm
việc theo chế độ năm 2010 giảm so với năm 2009 là 17.680 giờ. Tổng số giờ làm
thêm năm 2010 giảm so với năm 2009 là 1.580 giờ.
Số ngày làm việc thực tế = số ngày làm việc theo chế độ + số ngày làm thêm
Số ngày làm việc thực tế bình quân của người lao động năm 2010 so với năm

2009 giảm 2 ngày. Số giờ làm việc bình quân của người lao động có xu hướng
giảm, năm 2010 so với năm 2009 giảm 0,045 giờ và số giờ làm thêm giảm 1.580
giờ. Điều này chứng tỏ công ty cố gắng thực hiện đúng quy định về thời gian làm
việc của người lao động, giúp người lao động có thời gian làm việc phù hợp kết
hợp với thời gian nghỉ ngơi sẽ đảm bảo được sức khỏe cho người lao động, tạo tâm
lý thoải mái khi làm việc từ đó khuyến khích người lao động có thể tăng hiệu quả
công việc một cách tối đa nhất.
Đặc thù kinh doanh của công ty là sản xuất và kinh doanh thép phục vụ lĩnh vực
xây dựng và cơ khí, kinh doanh xuất nhập khẩu… nên việc thực hiện đúng các hợp
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
18
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
đồng đúng theo thời hạn khách hàng yêu cầu; vì thế công ty buộc phải tăng giờ
làm. Vì vậy công ty phải bố trí sao cho hợp lý không để ảnh hưởng tới sức khỏe,
tâm lý và cả chất lượng hàng. Công ty cần phải có những chính sách khuyến khích
người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần.
2.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
2.3.4.1 Phân tích chung về năng suất lao động
Bảng 5: Các chỉ tiêu năng suất lao động
S
T
T
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số tuyệt đối Số tương
đối (%)
1 Tổng doanh thu( M)(
triệu đồng)
62.500 66.000 3.500 5,6
2 Tổng số lao động
bình quân( T)( người)

152 142 -10 -6,58
3 Chỉ số giá (I
p
) ( %) 100 105,7
4 Tổng doanh thu theo
giá kỳ gốc M
ss
= M
1
/
I
p
( triệu đồng)
62.500 69.762 7.262 11,62
5 Năng suất lao động
bình quân/ 1 người
theo doanh thu(
W
T

= M
ss
/T( triệu đồng/
người)
411,18 491,28 80,1 19,48
6 Số ngày làm việc
thực tế( N)
225 223 -2 -0,89
7 Năng suất lao động
bình quân ngày(trđ)

(
W
*
ss
n
M
T N
=
)
1,827 2,203 0,376 20,58
8 Năng suất lao động
bình quân giờ (trđ)
(
W
* *
ss
g
M
T N G
=
)
0,226 0,274 0,048 21,24
Nhận xét:
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
19
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Doanh thu của công ty năm 2010 tính theo giá kỳ gốc tăng so với năm 2009 là
11,62% tương ứng tăng 7.262 triệu đồng mà số lao động năm 2010 so với năm
2009 giảm 6,58% tương ứng giảm 10 lao động. Do ảnh hưởng của năng suất lao
động chứng tỏ năng lực chuyên môn của người lao động được nâng lên, sử dụng

thành thạo kỹ thuật mới.
Năng suất lao động bình quân 1 lao động năm 2010 theo giá kỳ gốc so với năm
2009 tăng 19,48% tương ứng 80,1 triệu đồng. Năng suất lao động bình quân 1 lao
động trong 1 ngày theo doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 20,58% tương
ứng tăng 0,376 triệu đồng.
Năng suất lao động của công ty tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng lao động tốt.
Việc tăng năng suất lao động giúp công ty có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Năng suất lao động tăng biểu hiện công
ty rất chú trọng đến công việc nâng cao tay nghề cho người lao động, cải tiến đổi
mới trang thiết bị. Năng suất lao động của công ty tăng tạo điều kiện tăng thu nhập
cho người lao động khuyến khích người lao động làm việc đạt hiệu quả cao hơn
nữa.
2.3.4.2 Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân, độ dài làm
việc thực tế bình quân ngày và độ dài thực tế bình quân kỳ.
Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân 1 lao động trong 1 giờ và
số giờ lao động bình quân 1 lao động trong một ngày và số ngày làm việc bình
quân
01
0
69762
169,66
411,18
W
M
= =
của một lao động tới sự biến động năng suất lao động
bình quân của 1 lao động trong năm 2009- 2010.
Công thức biểu hiện mối quan hệ giữa các nhân tố: W
T
= W

g
*
G
*
N
W
T
: Năng suất lao động bình quân của 1 lao động
W
g
: Năng suất lao động bình quân 1 lao động trong 1 giờ
G: Số giờ lao động bình quân 1 lao động trong một ngày
N: Số ngày làm việc bình quân của một lao động
Số tương đối: ‘
1( ) 1( ) 1 1 1( ) 1 1 0( ) 1 1 0( ) 0 1
0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0
W W * * W * * W * * W * *
* *
W W * * W * * W * * W * *
T ss g ss g ss g ss g ss
To g g g g
G N G N G N G N
G N G N G N G N
= =
Thay số:
491,28 0,274*8,027*223 0,226*8,027*223 0,226*8,072*223
= * *
411,18 0,226*8,072*223 0,226*8,072*223 0,226*8,072*225
491,28 490,46 404,54 406,81
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A

20
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
= * *
411,18 406,81 406,81 410,46
119,48% = 120,56% * 99,44% * 99,11%
Số tuyệt đối:
491,28 – 411,18 = (490,46 – 406,81) + (404,54 – 406,81) + (406,81 – 410,46)
80,1 = 83,65 + (-2,27) + (-3,65) (trđ)
Phân tích:
Mức năng suất lao động bình quân của một lao động toàn công ty năm 2010 theo
giá kỳ gốc so với năm 2009 tăng 19,86% tương ứng tăng 80,1( triệu đồng) do ảnh
hưởng của các nhân tố:
- Do năng suấ lao động bình quân giờ thay đổi, tăng lên 0,376 trđ làm cho mức
năng suất lao động bình quân chỉ tăng 20,56% hay 83,65 trđ
- Số giờ làm việc thực tế bình quân ngày lao động thay đổi, giảm 0,045 giờ làm
cho năng suất lao động bình quân chung giảm 0,56% hay giảm 2,27 trđ
- Do số ngày làm việc thực tế bình quân thay đổi, giảm 2 ngày làm cho năng suất
lao động bình quân chung giảm 0,89% hay giảm 3,65 trđ
2.3.4.3 Phân tích mối quan hệ năng suất lao động và kết quả kinh doanh
Bảng 6: Mối quan hệ năng suất lao động và kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu 2009 2010 Chỉ số (%)
1. Doanh thu theo giá SS (trđ)
M

62500 69762 111,02
2. Tổng số lao động bình quân (người)
T

142 152 93,42
3. Năng suất lao động (trđ)

W
(3=2/1)
411,18 491,28 119,48
Dùng hệ thống chỉ số :

W
*
M T
I I I
=
∑ ∑
Số tương đối :
111,62%= 119,48% * 93,42%
Số tuyệt đối :

01 0 1 0 1 1 0 0
(W W ) ( )WM M T T T− = − + −
∑ ∑ ∑ ∑ ∑

69.762 – 62.500 = (491,28 – 411,18) * 142 + (142 – 152) * 411,18
7.262 = 11.374,2 + (-4.111,8)
Phân tích:
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
21
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Doanh thu của công ty năm 2010 theo giá kỳ gốc so với năm 2009 tăng11,62%
tương ứng tăng 7.262( triệu đồng) do ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Do năng suất lao động bình quân của một lao động năm 2010 theo giá kỳ gốc so
với năm 2009 tăng 19,48 % tương ứng làm cho doanh thu của công ty tăng 80,1
triệu đồng

- Do tổng số lao động năm 2010 so với năm 2009 giảm 6,58 % tương ứng giảm 10
lao động làm cho doanh thu của công ty giảm
Doanh thu của công ty tăng là do nhân tố năng suất lao động bình quân của một lao
động tăng. Điều đó, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng lao động tốt hơn.
Nghĩa là do năng suất lao động tăng nên doanh nghiệp đó tiết kiệm được một số
lao động là:
T = T
1
– T
0
*I
M
= 142 – 152* 1,1162 = -27,7( lao động)
2.3.5 Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người
lao động
Bảng 7: Mối quan hệ giữa lao động và thu nhập của người lao động
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chỉ số( %)
1 Doanh thu( M) ( triệu
đồng)
62.500 69.762 111,62( I
M
)
2 Lao động bình quân(T)
( người)
152 142 93,42( I
T
)
3 Tổng thu nhập( X) ( triệu
đồng)
2.315 2.725 117,71

4 Năng suất lao động bình
quân(W =M / T )
411,18 491,28 119,48
5 Tiền lương bình quân (X
= X / T
15,23 19,19 126
6 Tỷ xuất tiền lương(X

(%)
=X/M*100)
0,03704 0,03906 105,45
Nhận xét:
Từ bảng số liệu trên ta có thể xét một số mối quan hệ như sau:
Xét mối quan hệ giữa doanh thu và tổng quỹ lương: Doanh thu tăng, quỹ tiền
lương cũng tăng nhưng tốc độ tăng của tổng quỹ lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng
của doanh thu I
M
< I
X
, làm cho tỷ suất tiền lương tăng.
Xét mối quan hệ giữa doanh thu và số lượng lao động: doanh thu tăng, số lượng
lao động giảm I
M
> I
X
, điều này chứng tỏ năng suất lao động tăng. Như vậy chứng
tỏ trình độ quản lý vầ sử dụng lao động tốt.
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
22
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp

Xét mối quan hệ giữa tổng quỹ lương và số lượng lao động: Tổng quỹ lương tăng,
số lượng lao động giảm I
X
> I
T
. Như vậy thu nhập bình quân của người lao động
tăng, tạo điều kiện nâng cao đời sống của người lao động.
Ta có thể phân tích cụ thể qua các chỉ tiêu sau:
- Về lao động: Nếu năng suất lao động không đổi để thực hiện được 69,762 trđ
doanh thu năm 2010 phải sử dụng số lao động là :
01
0
69762
169,66
411,18
W
M
= =
( người )
Mà công ty chỉ sử dụng 152 lao động, điều đó cho thấy công ty sử dụng lao động
có hiệu quả.
- Phân tích về tiền lương:
Hệ thống chỉ số:
I
X
= I
X
,
* I
M


Số tương đối:
117,71 % = 126 % *111,62 %
Số tuyệt đối:
X
1
– X
0
=( X
1

– X
0

)*M
1
+ (M
1
– M
0
) * X
0

2.725 – 2.315 = (0,03906 – 0,03704)*69.762+(69.762 – 62.500)*0,03704
410 = 140,91924 + 268,98448( triệu đồng)
Tổng quỹ lương của năm 2010 so với năm 2009 tăng 17,71% tương ứng tăng
410( triệu đồng). Do ảnh hưởng của các nhân tố:
- Do tỷ suất tiền lương năm 2010 so với năm 2009 tăng 5,45% hay 0,00202 triệu
đồng làm cho tổng mức tiền lương tăng 140,91924( triệu đồng).
- Do tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 11,62% tương ứng tăng 7.262

triệu đồng làm cho tổng mức tiền lương tăng 268,98448( triệu đồng)
Phân tích về tiền lương: phân phối sử dụng tiền lương
Hệ thống chỉ số: I
X
= I
X
* I
T
Số tương đối:
117,71 % = 126 % * 93,42 %
Số tuyệt đối:
X
1
– X
0
=( X
1
– X
0
)*T
1
+ (T
1
– T
0
) * X
0
2.725 – 2.315 = (19,19 – 15,23) * 142 + (142 – 152) * 15,23
410 = 562,32 + (-152,3) ( triệu đồng)
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A

23
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Phân tích:
Tổng mức tiền lương của người lao động năm 2010 so với năm 2009 tăng 17,71%
hay 410( triệu đồng) do hai nguyên nhân:
- Tiền lương trung bình năm 2010 so với năm 2009 tăng 26% hay 3,96( triệu đồng)
làm cho tổng mức tiền lương tăng 562,32( triệu đồng).
- Tổng số nhân viên năm 2010 so với năm 2009 giảm 6,58% hay 10 lao động làm
cho tổng mức tiền lương giảm 152,3( triệu đồng).
Kết luận: Như vậy tình hình sử dụng lao động của công ty là rất tốt do năng suất
lao động tăng làm tiết kiệm 27,7( lao động). Về tiền lương của người lao động: tỷ
suất tiền lương tăng làm tăng chi phí cho công ty và lương bình quân một lao động
tăng lên đảm bảo lợi ích cho người lao động do vậy cần sử dụng hợp lý hơn nữa
quỹ tiền lương của người lao động.
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
24
Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG III : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI LỘC
3.1 Các kết luận và phát triển qua nghiên cứu tình hình sử dụng lao động tại
Công ty TNHH Đại Lộc
3.1.1 Kết quả đạt được
Công ty TNHH Đại Lộc đã không ngừng phấn đấu và phát triển, đặc biệt là trong
điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Trong quá trình cạnh tranh với các công ty
cùng ngành, công ty luôn phấn đấu hoàn thành kế hoạch đặt ra và công ty cùng gặt
hái được rất nhiều thành công. Công ty đã góp phần ổn định nền kinh tế, tạo công
ăn việc làm cho một số lượng lao động khá lớn. Với sự nỗ lực và quyết tâm cao
của bộ máy quản lý và toàn thể cán bộ công nhân viên đã thay đổi phù hợp với xu
thế hội nhập trong thời đại mới. Bên cạnh đó công ty đã tạo dựng được các mối
quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho công ty hoàn

thành suất sắc kế hoạch đề ra. Công ty đang khẳng định vị trí của mình trên thị
trường với chủ trương phát triển trên cơ sở không ngừng nâng cao năng lực cạnh
tranh, kịp thời có những phương án với diễn biến của thị trường, giữ gìn xây dựng
phát triển văn hóa của công ty.
Công ty không chỉ tạo điều kiện việc làm cho người lao động mà còn giúp nâng
cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, thu nhập bình quân đầu người
không ngừng nâng cao, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 2.500.000
đồng/ tháng. Để có được kết quả như vậy là sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công
nhân viên trong công ty, công ty cần phát huy hơn nữa về khả năng cũng như
nguồn lực của mình để đạt được những bước phát triển mới trong tương lai.
Qua quá trình thực tập thực tế ở công ty cùng với những phân tích tình hình sử
dụng lao động của công ty TNHH Đại Lộc em thấy có những kết luận sau :
- Số lượng lao động từ năm 2006 đến năm 2009 không ngừng tăng lên qua các
năm, tuy năm 2010 số lượng lao động trong công ty có giảm xuống đôi chút (10
người) nhưng điều đó cũng cho thấy quy mô sản xuất của công ty không ngừng mở
rộng qua các năm.
- Số lao động có trình độ trên đại học năm 2010 tăng lên 13 người so với năm
2009, mặt khác số lao động có trình độ trung cấp, công nhân lại giảm đi điều đó
cho thấy công ty đang ngày càng chú trọng đến công tác tuyển dụng cũng như tạo
điều kiện nâng cao trình độ cho người lao động.
- Việc quản lý lao động của công ty về mặt thời gian rất phù hợp. Công ty luôn cố
gắng thực hiện đúng quy định về sử dụng thời gian làm việc giúp cho người lao
động có thời gian nghỉ ngơi, tránh được những áp lực công việc tạo tâm lý thoải
mái, để người lao động làm việc tốt hơn, chất lượng cao hơn.
- Công ty luôn có chính sách tiền lương, tiền thưởng cho người lao động, đảm bảo
đời sống người lao động ngày càng cải thiện. Khuyến khích kịp thời người lao
động đạt thành tích trong lao động sản xuất.
Trần Thị Huệ Lớp K5_HK1A
25

×