Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Phân tích tình hình doanh thu và các giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty TNHH Lương Thành Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.88 KB, 33 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH DOANH THU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.1. Về góc độ lý thuyết
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, số lượng các doanh nghiệp không
ngừng tăng lên về số lượng và kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày một khốc liệt
hơn. Để giúp doanh nghiệp có thể đững vững thì các nhà quản lý cần nắm
được những thông tin chính xác về các hoạt động sản xuất kinh doanh, một
trong những chỉ tiêu đó là tình hình doanh thu.
Phân tích doanh thu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách
đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu
bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ về số lượng, kết cấu chủng loại và giá cả
vv…Qua đó thấy được mức độ hoàn thành số chênh lệch tăng giảm các chỉ
tiêu doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Đồng thời qua phân tích cũng
nhằm thấy được những mâu thuẫn tồn tại và những nguyên nhân khách quan
cũng như chủ quan trong khâu bán hàng để từ đó tìm ra những chính sách,
biện pháp quản lý thích hợp nhằm đẩy mạnh và tăng doanh thu. Tài liệu phân
tích doanh thu còn là cơ sở, căn cứ để phân tích các chỉ tiêu kinh tế khác như:
Phân tích tình hình mua hàng, phân tích tình hình chi phí hoặc lợi nhuận kinh
doanh. Ngoài ra, tài li ệu phân tích doanh thu còn được sử dụng làm cơ sở,
căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất cho kỳ sau.
1.1.2. Về thực tế:
Kể từ khi thành lập đến nay Công ty TNHH Lương Thành Đông đã
không ngừng phát triển về cả quy mô, số lượng cũng nhu chất lượng các sản
phẩm của mình nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, thị trường tiêu thụ
ngày một mở rộng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được thì
trong công tác kế toán của đơn vị vẫn còn những thiếu sót cần khắc phục nhất
là trong công tác phân tích doanh thu. Các hoạt động này còn chưa được tiến
hành một cách thường xuyên, liên tục, Nguồn số liệu phục vụ trong phân tích
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2


1
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
đôi khi mới chỉ là những số liệu của các bảng tổng hợp, hoá đơn bán hàng…
mà chưa tính đến thông tin kinh tế, giá cả trong nước.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài:
* Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Lương Thành Đông, được
sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Thế Dũng và sự giúp đỡ của các cô
chú trong phòng kế toán của công ty. Đồng thời xuất phát từ những tồn tại
trong công tác phân tích doanh thu tại đơn vị em đã chọn đề tài: “ Phân tích
tình hình doanh thu và các giải pháp nhằm tăng doanh thu tại công ty
TNHH Lương Thành Đông”
* Qua quá trình học tập tại trường ĐHTM em đã được trang bị nhưng lý
luận cơ bản về doanh thu, mặt khác dựa trên những vấn đề thực tế và những
số liệu thu thập được trong thời gian thực tập tại công ty thì trong chuyên đề
của mình em xin trình bày một số lý luận cơ bản về doanh thu và các giải
pháp nhằm tăng doanh thu tiêu thụ tại Công ty TNHH Lương Thành Đông.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về Phân tích tình hình doanh
thu.
- Phân tích tình hình doanh thu của Công ty TNHH Lương Thành Đông,
nghiên cứu các kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại Công
ty TNHH Lương Thành Đông.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về phân tích tình hình
doanh thu và các giải pháp nhằm tăng doanh thu tại Công ty TNHH Lương
Thành Đông.
- Không gian: Tại Công ty TNHH Lương Thành Đông.
- Thời gian: Từ năm 2004 đến năm 2008
1.5. Các khái niệm và nội dung phân tích tình hình doanh thu trong

doanh nghiệp:
1.5.1. Các khái niệm về doanh thu:
* Khái niệm doanh thu:
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
2
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm và thu được lợi nhuận, tức là có lãi. Bàn
hàng là một quá trình trao đổi hàng hoá - tiền tệ, trong đó người ban giao
hàng cho người mua còn người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người
bán. Bán hàng là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, nó kết thúc một chu ký sản xuất kinh doanh và mở ra một
chu kỳ kinh doanh mới. Trong mỗi doanh nghiệp thì kết quả bàn hàng được
xác định bằng chỉ tiêu doanh thu.
Vậy, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
*Nội dung của doanh thu: Doanh thu gồm hai bộ phận sau
- Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc
những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu từ cung cấp dịch vụ
cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác như:
+ Doanh thu do liên doanh, liên kết mang lại
+ Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: Thu về
từ tiền lãi gửi ngân hàng, lãi tiền vay từ các đơn vị hoặc tổ chức khác, thu
nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.
+ Thu nhập bất thường : Thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đã
chuyển vào thiệt hại.
+ Thu từ các hoạt động khác như: Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản

cố định; thu từ bản quyền phát minh, sáng chế …
Để tìm hiểu rõ hơn về doanh thu ta có thể tiếp cận một số khái niệm liên
quan:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là doanh thu về
bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các
khoản giảm trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương
mại.
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
3
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Doanh thu thuần: là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu
nợ khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo.
* Vai trò của doanh thu:
- Đối với doanh nghiệp
Tăng doanh thu bán hàng là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, bù đắp các chi phí sản
xuất kinh doanh, tạo những điều kiện để đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều
sâu cho hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. Đồng thời
tăng doanh thu bán hàng sẽ ảnh hưởng tăng lợi nhuận tạo điều kiện tăng thu
nhập cho người lao động.
- Đối với xã hội:
Tăng doanh thu bán hàng góp phần thoả mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu
dùng hàng hoá cho xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo cân đối cung
cầu, ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng,
miền và với các nước trong khu vực và thế giới
1.5.2. Nội dung phân tích tình hình doanh thu của doanh nghiệp:
* Phân tích doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh:
Trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp thương mại nhất là các
doanh nghiệp lớn thường kết hợp thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh khác

nhau như: Kinh doanh thương mại, hoạt động gia công, đầu tư tài chính vv
Mỗi một nghiệp vụ kinh doanh có các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong kinh
doanh và quản lý khác nhau và tạo ra những nguồn thu khác nhau. Để thực
hiện hạch toán kinh tế đòi hỏi chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý phải xây
dựng kế hoạch hạch toán và phân tích doanh thu bán hàng cũng như kết quả
kinh doanh từng nghiệp vụ khác nhau.
Phân tích doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh nhằm nhân
thức và đánh giá chính xác mức độ hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu bán
hàng qua đó xác định kết quả theo từng nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời
phân tích doanh thu bán hàng theo từng nghiệp vụ kinh doanhcòn giúp cho
chủ doanh nghiệp có những cơ sở, căn cứ để ra những chính sách, biện pháp
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
4
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
đấu tư thích hợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
*Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu:
Một doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng hoặc
nhóm hàng, nhất là doanh nghiệp thương mại. Mỗi mặt hàng, nhóm hàng có
những đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh khác nhau, đáp
ứng những nhu cầu tiêu dùng cũng như mức doanh thu đạt được cũng rất khác
nhau. Do vậy, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp cần
phải phân tích chi tiết theo từng mặt hàng, nhóm hàng trong đó có những mặt
hàng, nhóm hàng chủ yếu để qua đó thấy được sự biến đổi tăng giảm và xu
hướng phát triển của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư
trong những mặt hàng nhóm hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán:
Nhìn chung trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay, việc tiêu thụ
sản phẩm được thực hiện bằng những phương thức khác nhau: như bán buôn,
bán lẻ trực tiếp, bán đại lý hoặc bán theo đơn đặt hàng Mỗi phương thức

bán có đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau và có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu
thụ hàng hóa. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán nhằm mục
đích đánh giá tình hình và khả năng đa dạng hóa các phương thức bán hàng.
Qua đó tìm ra những phương thức bán hàng thích hợp để vừa đẩy mạnh tiêu
thụ tăng doanh thu vừa đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
* Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán:
Việc thanh toán tiền hàng trong các doanh nghiệp thương mại có thể
thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau như:
+ Thanh toán trực tiếp ngay bằng tiền mặt, tiền séc, các loại tín phiếu
hoặc chuyển khoản qua ngân hàng.
+ Thanh toán chậm (bán chậm trả): Là phương thức mà bên bán giao
hàng cho người mua nhưng người mua không thanh toán tiền ngay mà trả tiền
sau một khoảng thời gian đã thoả thuận, hoặc thanh toán làm nhiều lần. Trong
giai đoan hiện nay thì xu thế này ngày càng phát triển vì nó giúp thu hút
khách hàng, tăng doanh thu.
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
5
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán nhằm mục
đích nghiên cứu, đánh giá tình hình biến động của các chỉ tiêu doanh thu bán
hàng gắn với việc thu tiền hàng và tình hình thu tiền hàng. Vì mục đích quan
trọng của doanh nghiệp là phải bán được nhiều hàng đồng thời cũng phải thu
hồi nhanh và đủ tiền bán hàng để tránh bị ứ đọng, bị chiếm dụng vốn. Thông
qua việc phân tích tình hình doanh thu và thu tiền bán hàng doanh nghiệp tìm
ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi nhanh tiền bán hàng, và có định
hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thức bán và thanh toán tiền bán
hàng trong kỳ tới.
* Phân tích doanh thu bán hàng theo theo tháng, quý:
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo tháng, quý nhằm mục đích
thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Đồng thời thấy

được sự biến động của doanh thu tiêu thụ qua các thời điểm khác nhau và
những nhân tố ảnh hưởng của chúng để có những chính sách và biện pháp
thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh. Phân tích doanh thu tiêu thụ theo
tháng, quý có ý nghĩa đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh những mặt hàng mang tính thời vụ trong sản xuất hoặc tiêu dùng.
Phương pháp phân tích chủ yếu là sổ sách giữa số thực tế với số kế
hoạch hoặc số cùng kỳ năm trước để thấy được mức độ hoàn thành tăng giảm.
Đồng thời so sánh doanh thu thực tế từng tháng, quý với kế hoạch năm (Số
luỹ kế) để thấy được tiến độ thực hiện kế hoạch.
*Phân tích doanh thu theo các đơn vị trực thuộc:
Phân tích doanh thu theo các đơn vị trực thuộc nhằm mục đích nhận
thức và đánh giá đúng tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng, qua
đó xác định kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc hạch toán kinh tế
nội bộ, thấy được sự tác động của từng đơn vị tới thành tích, kết quả kinh
daonh của doanh nghiệp. Đồng thời qua phân tích cũng thấy được những ưu,
nhược điểm và những mặt tồn tại trong việc tổ chức và quản lý kinh doanh
trong từng đơn vị trực thuộc để đề ra những chính sách. Biện pháp quản lý
thích hợp.
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
6
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
*Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng:
Phân tích doanh thu bán hàng cần phải phân tích tốc độ phát triển qua
các năm, qua đó thấy được sự biến động tăng giảm và xu hướng phát triển của
doanh thu bán hàng, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường
làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn hoặc dài hạn.
* Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng :
Doanh thu bán hàng hằng năm nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định.
Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng là:
- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm sản

xuất hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng càng nhiều thì mức doanh thu bán hàng
càng lớn. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào
khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công
tác tiêu thụ sản phẩm như: việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với các khách hàng,
việc quảng cáo, tiếp thị, việc xuất giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền
hàng, giữ vững kỷ luật thanh toán…Tất cả các việc trên nếu làm tốt đều có tác
động nâng cao doanh thu bán hàng. Việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là nhân
tố quan trọng quyết định doanh thu bán hàng.
- Kết cấu mặt hàng: Khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản xuất
tương đối giản đơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao
nhưng cũng có những mặt hàng tuy sản xuất phức tạp, chi phí sản xuất cao,
giá bán lại thấp. Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh
hưởng đến doanh thu bán hàng. Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng đều có
tác dụng nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. Vì
vậy khi phấn đấu tăng doanh thu, các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện
đầy đủ các hợp đồng đã ký với khách hàng nếu không sẽ mất khách hàng, khó
đứng vững trong cạnh tranh.
- Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ
được nâng cao không những có ảnh hưởng tới giá bán mà còn ảnh hưởng tới
khối lượng tiêu thụ. Sản phẩm có chất lượng cao, giá bán sẽ cao. Nâng cao
chất lượng sản phẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
7
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
phẩm và giá trị dịch vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng thu được
tiền bán hàng và tăng doanh thu bán hàng.
- Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi,
việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh
thu bán hàng. Thông thường chỉ những sản phẩm, những công trình có tính
chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân thì Nhà nước mới định giá, còn

lại do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Doanh nghiệp khi định giá
bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được
phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi
nhuận để thực hiện tái đầu tư.
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
8
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG
THÀNH ĐÔNG
2.1. Phương pháp nghiên cứu về tình hình doanh thu tại Công ty TNHH
Lương Thành Đông
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Phương pháp phỏng vấn
Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi miệng để người được phỏng
vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc
thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi. Đây là hình
thức điều tra cá nhân - cá nhân, thường được sử dụng trong giai đoạn đầu khi
mới làm quen với khách thể. Khi đó người điều tra phỏng vấn một vài cá nhân
chủ yếu để thăm dò, phát hiện vấn đề, chuẩn bị cho hệ thống an-két.
Trong phiếu điều tra tại Công ty TNHH Lương Thành Đông sử dụng
phương pháp phỏng vấn cá nhân. Câu hỏi, kết quả phỏng vấn tại Công ty:
- Các bộ phận khác mà Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán – Tài
chính DNTM còn có thể làm việc tốt là: Kinh doanh; Marketing; Xuất khẩu;
Kế hoạch thị trường.
* Phương pháp điều tra
Điều tra thống kê là hình thức thu thập số liệu được tiến hành theo
phương án quy định cụ thể cho từng cuộc điều tra. Trong phương án điều tra
quy định rõ mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi, phương pháp và kế

hoạch tiến hành điều tra. Điều tra thống kê được áp dụng ngày càng rộng rãi
trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế.
Trong phiếu điều tra tại Công ty TNHH Lương Thành Đông sử dụng
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết,
được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi sẵn. Người
được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng
theo một qui ước nào đó.
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
9
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Hệ thống câu hỏi và kết quả điều tra
- Các kiến thức, kỹ năng cần thiết đối với chuyên ngành Kế toán - Tài
chính DNTM:
+ Kiến thức nền kinh tế: Kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô, kinh tế
thương mại.
+ Kiến thức cơ sở về kinh doanh: Môi trường vĩ mô quốc gia và quốc tế,
Nguyên lý Tài chính - tiền tệ; Môi trường nội tại của DN.
+ Kiến thức chung ngành Kế toán, kiến thức chuyên môn chuyên ngành:
Nguyên lý kế toán, Kế toán doanh nghiệp thương mại, Tài chính doanh
nghiệp, Lập báo cáo tài chính và bảng cân đối tài sản doanh nghiệp, Kế toán
thuế, chi phí.
+ Kỹ năng cần thiết: Nghiệp vụ tài khoản kế toán, Tiếng Anh (Pháp,
Trung) đạt chuẩn TOEIC, Sử dụng thành thạo máy tính phục vụ chuyên môn
đạt chuẩn.
- Phẩm chất nghề nghiệp cần thiết chuyên ngành Kế toán - Tài chính
DNTM là: Tôn trọng, chấp hành pháp luật, nội quy doanh nghiệp và ý thức
trách nhiệm, tinh thần vượt khó, dấn thân hoàn thành nhiệm vụ.
* Phương pháp tổng hợp số liệu
Qua những thông tin kết quả thu được từ điều tra, phỏng vấn kết hợp với
những dữ liệu mà tại các phòng ban cung cấp, phân tích dữ liệu để đưa ra

những điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại. Từ đó thấy được vấn đề cấp thiết đặt
ra cần tập trung nghiên cứu và giải quyết tại Công ty.
- Những vấn đề cấp thiết đặt ra trên bình diện chung về kế toán tài chính
của Công ty TNHH Lương Thành Đông:
+ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm.
+ Phương pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
+ Kế toán bán hàng.
+ Thống kê hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Phân tích, dự báo thị trường.
- Những vấn đề đặt ra để giải quyết những hạn chế tồn tại trong bộ phận
kế toán tài chính của Công ty TNHH Lương Thành Đông:
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
10
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
+ Phân tích thống kê tình hình, nguyên nhân biến động tiêu thụ.
+ Hoàn thiện công tác thống kê.
+ Thẩm định dự án đầu tư.
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào cũng cần có cơ sở lý thuyết làm nền
tảng cho nghiên cứu. Để xây dựng được cơ sở lý thuyết phải trải qua quá trình
thu thập và nghiên cứu tài liệu.
- Cách thức tiến hành: Xử lý và tóm tắt tài liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Thông tin, tài liệu được chia thành hai nguồn chính: Nguồn chính
yếu và nguồn thứ yếu.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
2.1.2.1. Phương pháp dãy số thời gian
* Khái niệm: Dãy số thời gian (còn gọi là dãy số động thái) là dãy các
trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, phản ánh
quá trình phát triển của hiện tượng.
* Các chỉ tiêu phân tích dãy số biến động theo thời gian

a. Mức độ bình quân theo thời gian:
+ Mức độ bình quân theo thời gian tính từ một dãy số thời kỳ

n
y
n
yyy
y
n
i
i
n

=
=
+++
=
121

Trong đó:
y
- Mức độ bình quân theo thời gian.
y
i
(i = 1,2,3, ,n) - Các mức độ của chỉ tiêu trong dãy số .
n - Số thời kỳ trong dãy số.
+ Mức độ bình quân theo thời gian tính từ một dãy số thời điểm

1
2

1

2
1
121

++++
=

n
yyyy
y
nn
- Nếu dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không đều nhau, phải
lấy thời gian trong mỗi khoảng cách làm quyền số
i
n
i
ii
n
i
t
ty
y
1
1
=
=



=
(t
i
- Thời gian trong mỗi khoảng cách)
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
b. Lượng tăng tuyệt đối:
+ Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn: δ
i
= y
i
− y
y-1
(i = 2, . . . , n)
Trong đó: δ
i
- Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn.
y
i
- Mức độ của chỉ tiêu trong dãy số kỳ nghiên cứu.
y
i-1
- Mức độ ở kỳ kề liền trước mức độ kỳ nghiên cứu.
+ Lượng tăng tuyệt đối định gốc: Δ
i
= y
i
− y
1

(i = 2, . . . , n)
Trong đó: Δ
i
- Lượng tăng tuyệt đối định gốc.
y
1
- Mức độ của chỉ tiêu ở kỳ được chọn làm gốc so sánh.
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ và định gốc có mối quan hệ:

1
2
yy
n
i
nnii
−==∆⇒=∆
∑∑
=
δδ
+ Lượng tăng tuyệt đối bình quân:
111

1232


=


=


+++
=
=
n
yy
nn
n
i
n
in
δ
δδδ
δ

(
δ
-Lượng tăng tuyệt đối bình quân)
c. Tốc độ phát triển:
+ Tốc độ phát triển liên hoàn:
1

=
i
i
i
y
y
t
(i = 2, 3, . . . , n)
+ Tốc độ phát triển định gốc:

1
y
y
T
i
i
=
(i = 2, 3, . . . , n)
Mối liên hệ giữa tốc độ phát triển định gốc và phát triển liên hoàn:


=
=×××=
n
i
in
ttttT
2
32

+ Tốc độ phát triển bình quân:
1
1
11
32


−−
=Τ==
n

n
n
n
n
n
y
y
tttt

t
i
(i = 2,3, ,n) - Các tốc độ phát triển liên hoàn tính được từ một dãy số
biến động theo thời gian gồm n mức độ.
d. Tốc độ tăng:
+ Tốc độ tăng liên hoàn (từng kỳ):
11
1
−−

=

=
i
i
i
ii
i
yy
yy
i

δ
+ Tốc độ tăng định gốc (cộng dồn):
11
1
yy
yy
ii
i

=


Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
12
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
+ Tốc độ tăng bình quân:
Tốc độ tăng bình quân (i
ϖ
) = Tốc độ phát triển bình quân (
t
) – 1
e. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên:
100(%)
1

==
i
i
i
i

y
a
g
δ



(i = 2, 3, . . . , n)

Trong đó: g
i
- Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên.

i
a

- Tốc độ tăng từng kỳ (%).
y
i-1
- Mức độ kỳ gốc (liên hoàn).
2.1.2.2. Phương pháp chỉ số
* Khái niệm: Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa
các mức độ của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Chỉ số tính được bằng cách
so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian (không gian) khác nhau,
nhằm nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian (không gian).
* Phương pháp tính chỉ số
a. Chỉ số cá thể:
- Chỉ số giá bán của từng loại mặt hàng:
0
1

p
p
i
p
=
Trong đó: p
1
, p
0
- Giá bán kỳ báo cáo và kỳ gốc.
- Chỉ số khối lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng:
0
1
q
q
i
q
=

Trong đó: q
1
, q
0
- Lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ báo cáo và kỳ gốc.
b. Chỉ số tổng hợp:
- Chỉ số giá chung:
10
11
qp
qp

I
p


=
- Chỉ số lượng hàng hóa tiêu thụ chung:
00
10
qp
qp
I
q


=
c. Chỉ số trung bình:
- Chỉ số trung bình điều hòa:
11
11
1
qp
i
qp
I
p
p


=
1

1
1
d
i
d
p


=
với
=
1
d
11
11
qp
qp

- Chỉ số trung bình cộng gia quyền:
00
00
qp
qpi
I
p
p


=
0

0
d
qi
p


=
với
=
0
d
00
0
qp
p


Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
13
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
* Hệ thống chỉ số:
Hệ thống chỉ số: I
pq
= I
p
x I
q
- Số tương đối:
00
10

10
11
00
11
qp
qp
qp
qp
qp
qp


×


=


- Số tuyệt đối:
( ) ( )
00010110011
qpqpqpqpqpqp ∑−∑+∑−∑=∑−∑
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình doanh thu, nhân tố ảnh hưởng đến
doanh thu tại Công ty TNHH Lương Thành Đông
2.2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Lương Thành Đông
* Giới thiệu về Công ty
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH LƯƠNG THÀNH ĐÔNG
- Tên tiếng Anh: LUONG THANH DONG COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: TD CO.LTD
- Trụ sở chính: 13 Phạm Văn Đồng - Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội

- Điện thoại: (84-4)37915847 Fax: (84-4)37915764
- Email: Website: www.vachngan.vn
- Giám đốc: Phạm Văn Lương
- Đăng ký kinh doanh số: 0102012218 - Mã số thuế: 0101482832
* Các ngành sản xuất và kinh doanh chính
- Sản xuất vách ngăn vệ sinh, vách ngăn văn phòng, vách di động.
- Sản xuất trang thiết bị nội thất như: Bàn, ghế hội trường; Các loại bàn,
ghế cho văn phòng, cho trường học, cho nhà thi đấu, sân vận động, cho các
bệnh viện, cho gia đình; Trang thiết bị nội thất cho các công trình xây dựng,
sân vận động, trường học…
- Sản xuất các sản phẩm nội thất văn phòng, gia đình đặc chủng…
- Sản xuất tủ hồ sơ di động, vách ngăn di động.
- Tư vấn thiết kế nội thất tổng thể, lên mô hình, dự toán.
- Nhà phân phối chính thức của Công ty Nội thất Hòa Phát, Fami
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi.
- Xây dựng các công trình điện.
- Kinh doanh, mua bán, môi giới, tư vấn và cho thuê bất động sản.
* Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
14
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
* Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (Bảng 2.1)
Trong hai năm 2007 - 2008 kết quả kinh doanh của Công ty là khá tốt.
Cụ thể:
- Doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ tăng 3.179.702 nghìn đồng, tỷ
lệ tăng 12,22%. Các khoản giảm trừ trong năm cũng tăng 124.799 nghìn
đồng, tỷ lệ tăng 53,77%. Lợi nhuận của Công ty tăng 606.259 nghìn đồng, tỷ
lệ tăng là 14,77% do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 111.031
nghìn đồng với tỷ lệ tăng 32,16%.
- Trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty giá vốn tăng

2.448.644 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 11,29%.
- Chi phí tài chính tăng 175.148 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 36,43%. Nguồn
vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu được huy động từ vốn vay nên chi phí
trả lãi hàng năm rất lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì
vậy, Công ty cần tìm kiếm các nguồn huy động vốn nhằm giảm chi phí tài
chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Chi phí bán hàng tăng 481.069 nghìn đồng với tỷ lệ 43,35%. Điều này
cho thấy tình hình quản lý của Công ty còn chưa tốt khiến cho tổng chi phí
kinh doanh tăng. Tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng cao hơn tỷ lệ tăng của doanh
thu làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Kết quả kinh doanh tốt đã góp phần tăng NSNN. Hàng năm, Công ty
đóng góp NSNN chủ yếu là thuế GTGT và thuế XNK.
- Hiệu quả kinh doanh ngày càng nâng cao đã giúp cho đời sống của cán
bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng tốt hơn, mức thu nhập bình quân
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC
KINH DOANH VÀ
MARKETING
PHÒNG
KẾ HOẠCH
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
PHÒNG
KẾ TOÁN

VĂN PHÒNG
HỒ CHÍ MINH,
CHI NHÁNH
15
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
ngày càng tăng (năm 2008 tăng 197 nghìn đồng với tỷ lệ 6,82% so với năm
2007).
Kết quả hoạt động kinh doanh đạt được trong thời gian qua đã đánh dấu
bước phát triển của Công ty trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất, tạo
dựng được một cơ sở vật chất thuận lợi để từng bước ổn định và phát triển
trong những năm tiếp theo.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình doanh thu:
2.2.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
* Giá cả hàng hóa
Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt
động tiêu thụ - Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên
thị trường và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ thu hút
được khách hàng đảm bảo khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất hay
tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ.
Giá cả được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh nhất là trong điều
kiện thu nhập của người dân còn thấp. Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm
dụng vũ khí giá cả không những không thúc đẩy được tiêu thụ mà còn bị thiệt
hại. Do đó, việc định hướng, xây dựng kế hoạch đúng đắn về giá cả là một
điều kiện quan trọng cho việc tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các
doanh nghiệp hiện nay.
* Chất lượng sản phẩm
Trong điều kiện hiện tại chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các
doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng
“chiến thắng vững chắc”. Đây cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút
khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất. Bất kỳ một sản phẩm hàng

hóa nào được chào bán trên thị trường đều chứa đựng một giá trị sử dụng nhất
định, các sản phẩm đồng loại nhưng được sản xuất từ các doanh nghiệp khác
nhau sẽ có chất lượng khác nhau và sản phẩm của doanh nghiệp nào có chất
lượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng về mình. Điều đó cho thấy
doanh nghiệp không chỉ bán được hàng duy trì được thị trường truyền thống
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
16
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
mà còn mở rộng được thị trường mới, củng cố thêm vị trí của doanh nghiệp
trên thị trường.
* Cơ cấu mặt hàng
Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh
nghiệp bởi vì nhu cầu tiêu dùng trên thị rất đa dạng, phong phú, như vậy để
đáp ứng nhu cầu hơn nữa và tăng tốc độ tiêu thụ của đoanh nghiệp cần có cơ
cấu mặt hàng hợp lí, đủ chủng loại. Hơn nữa, một cơ cấu mặt hàng hợp lí sẽ
dễ dàng đáp ứng sự thay đổi nhanh của nhu cầu thị trường và giảm rủi ro cho
doanh nghiệp.
* Các biện pháp quảng cáo
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất
lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới
thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ.
Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp nhờ quảng cáo tốt đã tăng
nhanh doanh số bán và có những doanh nghiệp chi rất nhiều tiền cho quảng
cáo nhưng nội dung quảng cáo không hợp lí dẫn đến tình trạng người tiêu
dùng không những không mua sản phẩm mà họ còn phản đối quyết liệt. Vì
vậy khi xây dựng chương trình quảng cáo doanh nghiệp phải hết sức thận
trọng để hoạt động quảng cáo thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ của doanh nghiệp.
* Mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng
Tổ chức tốt kênh phân phối và dịch vụ sau bán sẽ làm tăng tốc độ tiêu
thụ sản phẩm hàng hóa cuả các doanh nghiệp, kênh phân phối bao gồm mạng

lưới bán buôn, bán lẻ, đại lý được tổ chức một cách hợp lý khoa học sẽ chiếm
lĩnh được không gian thị trường, tạo điều kiện thuận cho người tiêu dùng và
kích thích hơn nữa nhu cầu của họ. Ngoài ra những dịch vụ sau bán hàng
cũng góp phần đảm bảo cho khách hàng khi mua sắm hàng hóa, làm cho
khách hàng có niềm tin và yên tâm hơn khi quyết định tiêu dùng sản phẩm
của doanh nghiệp và do vậy hàng hóa bán sẽ ổn định và nhiều hơn làm tăng
lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
2.2.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
17
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
* Các nhân tố kinh tế
- Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu
dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu Làm
cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên.
- Yếu tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào,
làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ.
- Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí
kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm.
- Chính sách thuế: Thuế tăng, giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm.
- Số lượng các đối thủ cạnh tranh: Kinh doanh trên thị trường là sự cạnh
tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một
phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh
hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.
Ngoài ra tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thị phần của doanh
nghiểp trên thị trường.
- Thị hiếu người của tiêu dùng: Sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với
thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới thoả mãn được nhu cầu của
khách hàng, tăng tốc độ tiêu thụ. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ

tới lượng cầu trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn nếu hàng hóa
hợp với thị hiếu và thiết yếu đối với họ.
2.2.3. Tổng hợp kết quả điều tra
Số phiếu điều tra: 8 phiếu; Số phiếu nhận lại: 8 phiếu
Kết quả điều tra được tổng hợp thông qua bảng sau (Bảng 2.2)
Từ việc tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn một số cán bộ, nhân viên
trong Công ty có thể nhận thấy rằng: Bộ phận phân tích thống kê chưa được
quan tâm, chú trọng. Việc phân tích thống kê tình hình tiêu thụ sản phẩm của
Công ty không được diễn ra thường xuyên, không cung cấp được đầy đủ
thông tin cho nhà quản trị. Vì thế, nhà quản trị chưa dựa trên kết quả phân
tích thống kê để đưa ra chiến lược kinh doanh của mình, chủ yếu dựa trên
kinh nghiệm kinh doanh, sự biến động của thị trường, kinh doanh theo số
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
18
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
đông. Từ đó dẫn đến việc chưa có sự đột phá trong kinh doanh. Qua đó, ta
thấy rằng Công ty cần giải quyết những vấn đề sau:
- Hoàn thiện công tác phân tích thống kê nói chung và đặc biệt là phân
tích thống kê tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty để cung cấp thông tin
chính xác và đầy đủ cho các nhà quản trị.
- Nâng cao trình độ, đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên trong
Công ty.
- Đề ra những chính sách, chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với
từng thời kỳ như: Chiến lược phát triển thị trường, chiến lược huy động vốn,
sử dụng vốn sao cho hiệu quả, tiết kiệm chi phí… Từ đó đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm, nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty.
2.3. Phân tích tình hình doanh thu t ại Công ty TNHH Lương Thành
Đông thông qua các dữ liệu thứ cấp:
2.3.1. Phân tích sự thay đổi doanh thu tiêu thụ (Bảng 2.3)
Để thấy được sư biến động và xu hướng phát triển của doanh thu tiêu

thụ qua các năm ta phân tích tốc động của chỉ tiêu này qua 5 năm.
+ Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân:
==


=


=
=
1-5
2.053.313-,224.120.167
11
12
n
yy
n
n
i
n
i
δ
δ
5516713,55
+ Tốc độ phát triển bình quân:
====Τ=





15
15
2004
2008
1
1
1
2053313
24120167,2
y
y
y
y
t
n
n
n
n
1,85
+ Tốc độ tăng (giảm) trung bình:
=−= 1ta
1,85 – 1= 0,85
Trong giai đoạn năm 2004 – 2008, doanh thu tiêu thụ của Công ty có xu
hướng tăng lên. Trung bình mỗi năm tăng 0,85% tương ứng với 5.516.713,55
nghìn đồng. Cụ thể:
Năm 2005, doanh thu tiêu thụ tăng 1.534.799 nghìn đồng tương ứng
tăng 0,75% so với năm 2004 và giá trị của 1% tăng là 20.533,13 nghìn đồng.
Năm 2006, doanh thu tiêu thụ tăng 11.974.099 nghìn đồng tương ứng
tăng 3,34% so với năm 2005 và giá trị của 1% tăng là 35.881,12 nghìn đồng.
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2

19
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Năm 2007, doanh thu tiêu thụ tăng 5.174.931,1 nghìn đồng tương ứng
tăng 0,33% so với năm 2006 và giá trị của 1% tăng là 155.622,11 nghìn đồng.
Năm 2008, doanh thu tiêu thụ tăng 3.383.025,1 nghìn đồng tương ứng
tăng 0,16% so với năm 2007 và giá trị của 1% tăng là 207.371,42 nghìn đồng.
Doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng dần qua từng năm, chứng tỏ quy
mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng và đang khẳng
được vị thế và uy tín của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường
quốc tế.
2.3.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo tổng mức và kết cấu mặt hàng
(Bảng 2.4)
Từ những số liệu trong biểu phân tích ta thấy doanh thu tiêu thụ của
Công ty qua các năm đều có xu hướng tăng. Mức tăng đó là do doanh thu của
từng mặt hàng tăng, cụ thể năm 2008:
- Mặt hàng Bàn so với kế hoạch vượt 2%, tăng 8.182,04 nghìn làm cho
tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu toàn Công ty tăng 0,04%.
- Mặt hàng Ghế văn phòng hoàn thành vượt mức kế hoạch 4% ứng với
số tiền là 128.364,92 nghìn dẫn tới tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu
toàn Công ty tăng 0,56%.
- Vách ngăn văn phòng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty
(chiếm 36,49%) nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng sẽ làm thay đổi tới
doanh thu chung của Công ty. Năm 2008 doanh thu đạt 10.327.305,36 nghìn
và tăng so với kế hoạch là 1.998.404,36 nghìn với tỷ lệ tăng 18,5%. Để đạt
được kết quả này không phải ngẫu nhiên mà có, nó phải có sự nỗ lực không
ngừng của công nhân viên trong Công ty và sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý
Công ty. Mặt hàng này được coi là mũi nhọn của Công ty, vì thế trong năm
tới Công ty cần phát huy, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ.
- Ngược lại với sự phát triển của các mặt hàng trên thì vách ngăn vệ sinh
lại giảm 32% ứng với số tiền 572.544,96 nghìn, ảnh hưởng tới tình hình thực

hiện kế hoạch doanh thu toàn Công ty giảm 2,51%. Như vậy việc tiêu thụ sản
phẩm này chưa tốt chứng tỏ mặt hàng này chưa chiếm được thị hiếu của
khách hàng.
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
20
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Đối với vách ngăn di dộng năm 2008 vượt mức kế hoạch 4.35% hay về
số tiền tăng 186.822,79 nghìn.
- Doanh thu tiêu thụ của tủ hồ sơ di động tuy chưa cao nhưng trong
2008 doanh thu đạt 3.129.104,23 nghìn, tăng 1%. Để đạt được điều này Công
ty đã không ngừng nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã của sản phẩm nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng.
- Cuối cùng là các loại sản phẩm khác khác mà Công ty sản xuất nhằm
thăm dò thị hiếu của khách hàng. Năm 2008 doanh thu đạt 1.207.473,82 nghìn
thấp hơn mức kế hoạch 28,59% ứng với số tiền là 483.503,18 nghìn.
Tóm lại nhờ có sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công
nhân viên và ban quản lý Công ty mà doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng đều
tăng lên góp phần tăng doanh thu chung của Công ty là 5,68%.
2.3.3. Phân tích thống kê tình hình tiêu thụ sản phẩm theo các phương
thức bán hàng (Bảng 2.5)
Sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường trong nước
qua phương thức bán buôn, còn bán lẻ trên thị trường trong nước chiếm tỉ
trọng rất thấp. Doanh thu tiêu thụ bán buôn năm 2007 chiếm tỉ trọng 86,36 %,
năm 2008 chiếm tỉ trọng 82,1% trong đó bán buôn nội địa năm 2008 là
63,16%, năm 2007 là 67,56%. Cụ thể:
Năm 2008 so với năm 2007 doanh thu tiêu thụ theo bán buôn tăng
10,57% hay tăng 1.892.937 nghìn, đồng thời tỉ trọng cũng tăng 9.13%. Trong
đó bán buôn xuất khẩu tăng 670.080 nghìn với tỉ lệ tăng 17,19%. Còn doanh
thu tiêu thụ nội địa chiếm tỉ trọng 5,9%, năm 2008 đạt 15.233.846 nghìn tăng
lên 1.222.857 nghìn với tỉ lệ 8,73% nhưng tỉ trọng lại còn 63,16%. Với kết

quả này chứng tỏ sản phẩm của Công ty đang được người tiêu dùng trên thế
giới tin dùng, Công ty đang dần khẳng định được vị thế và uy tín của mình
trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó doanh thu tiêu thụ theo hình thức bán lẻ của Công ty cũng
tăng lên nghìn với tỉ lệ 52,69%, đồng thời tỉ trọng bán lẻ của công ty là
7,19%. Trong đó:
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
21
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Bán lẻ trực tiếp tăng 92,23% ứng với số tiền tăng 1.016.716 nghìn. Bán
đại lý tăng 142,53% ứng với số tiền tăng 1.228.907 nghìn. Còn bán hàng theo
phương thức trả góp lại giảm 55,07% ứng với số tiền 132.229,8 nghìn, đồng
thời tỉ trọng cũng giảm còn 0,64%.
Tóm lại, với mức tăng doanh thu tiêu thụ của các phương thức bán hàng
trên đã làm cho doanh thu chung của Công ty tăng lên 16,31% ứng với số tiền
3.383.025,1 nghìn. Doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng lên chủ yếu dựa vào
phương thức bán buôn trong đó bán buôn nội địa chiếm phần lớn. Với phương
thức bán buôn thì vốn thu hồi chậm hơn phương thức bán lẻ nhưng lượng vốn
thu về lớn sẽ tạo điều kiện cho Công ty mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất
kinh doanh.
Doanh thu theo phương thức bán lẻ thấp nên lượng vốn thu về ít. Tuy
nhiên bán lẻ là một hình thức rất tốt vì nó giúp công ty thu hồi vốn nhanh,
chống ứ đọng vốn, mang lại lợi nhuận cao hơn bán buôn và tạo công ăn việc
làm cho người lao động. Đồng thời khi bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng
công ty có thể nắm bắt nhanh nhạy sự thay đổi tị hiếu và những ý kiến đóng
góp của khách hàng. Qua đó có biện pháp điều chỉnh để nâng cao chất lượng
của sản phẩm và tự hoàn thiện mình. Chính vì thế Công ty nên đẩy mạnh hơn
việc tiêu thụ theo phương thức bán lẻ trực tiếp, muốn thế công ty cần phải
quan tâm tới thị trường trong nước hơn.
2.3.4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo tháng, quý (Bảng 2.6)

Qua bảng phân tích trên biểu ta thấy:
Tình hình tiêu thụ sản phẩm các qấy đều có sự biến động khác nhau.
Nhìn chung các quý I, II, III đều có tỷ lệ tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước,
đồng thời tỉ trọng cũng tăng lên. Riêng quí III tiêu thụ lại giảm, tuy nhiên tổng
doanh thu tiêu thụ của Công ty vẫn tăng.
Doanh thu quý I năm 2008 đạt 6.109.037 nghìn tăng so với năm 2007 là
321.114 nghìn với tỉ lệ 5,55%. Đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên 1,55%, chứng
tỏ quý I đang có xu hướng kinh doanh tốt.
Quý II tỉ lệ doanh thu tiêu thụ thấp nhất trong bốn quý, năm 2008 doanh
thu chỉ đạt 3.210.915,2 nghìn và giảm so với năm 2007 là 381.279,9 nghìn
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
22
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
với tỉ lệ giảm 10,61%. Điều này ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất
của Công ty. Với mức giảm doanh thu của quý II dẫn tới doanh thu chung
giảm đi 1,84%. Sự giảm doanh thu này là do rất nhiều nguyên nhân chủ quan
và khách quan khác nhau.
Ngược lại với sự giảm sút của quý II thì trong quý III bắt đầu có sự tăng
trưởng. Cụ thể năm 2008 doanh thu quý III đạt 5.198.421 nghìn chiếm
21,55% trong tổng mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty, hơn nữa quý III năm
2008 doanh thu tăng 21,51% ứng với số tiền là 920.309 nghìn. Điều này
chứng tỏ trong quý III lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty là tốt, vì thế
Công ty cần tiếp tục phát huy thế mạnh này.
Quý IV có mức doanh thu cao nhất trong năm. Doanh thu năm 2007 đạt
7.078.912 nghìn ,chiếm tỉ trọng 34,14% trong cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, sang
năm 2008 doanh thu đạt 9.601.794 nghìn tăng so với năm 2007 là 2.522.882
nghìn với tỉ lệ tăng 35,64%.
Tóm lại với mức tăng doanh thu của cả năm là 16,21% cho thấy Công ty
TNHH Lương Thành Đông là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận
của ngày một tăng góp phần nâng cao đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân

viên trong Công ty.
2.3.5. Phân tích sự biến động doanh thu do ảnh hưởng của giá cả và lượng
sản phẩm tiêu thụ (Bảng 2.7)
Để phân tích sự ảnh hưởng của giá và lượng sản phẩm tiêu thụ tới doanh
thu ta áp dụng hệ thống chỉ số: I
pq
= I
p
x I
q
- Số tương đối:
00
10
10
11
00
11
qp
qp
qp
qp
qp
qp


×


=



- Số tuyệt đối:
( ) ( )
00010110011
qpqpqpqpqpqp ∑−∑+∑−∑=∑−∑
Thay số vào ta có:
- Số tương đối:
,120.737.142
,6823.398.927
,6823.398.927
,224.120.167
,120.737.142
,224.120.167
×=
↔ 1,163 = 1,031 x 1,128
Hay: 116,3% = 103,1% x 112,8%
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
23
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Số tuyệt đối:
24.120.167,2-20.737.142,1=(24.120.167,2-23.398.927,68)+(23.398.927,68-
20.737.142,1)
↔ 3383025,1 = 721239,52 + 2661785,58
Doanh thu tiêu thụ năm 2008 tăng 16,3% so với năm 2007 tương ứng
tăng 3383025,1 nghìn đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do giá bán chung của các mặt hàng năm 2008 tăng 3,1% so với năm
2007 làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 721239,52 nghìn đồng.
+ Do khối lượng tiêu thụ năm 2008 tăng 12,8% so với năm 2007 làm
cho doanh thu tiêu thụ tăng 2661785,58 nghìn đồng.
Như vậy, doanh thu tiêu thụ năm 2008 tăng chủ yếu là do khối lượng

tiêu thụ tăng. Công ty cần có chính sách giá cả phù hợp để có thể tăng khả
năng tiêu thụ sản phẩm trong những năm tới.
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
24
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
CHƯƠNG 3
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG DOANH THU
TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG THÀNH ĐÔNG
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.1.1. Các thành quả đạt được
Qua 5 năm thành lập Công ty TNHH Lương Thành Đông đã đạt được
những thành tựu to lớn tạo điều kiện cho sự phát triển cũng như nâng cao uy
tín của Công ty trên thị trường. Công ty đã có những đầu tư mạnh mẽ vào
hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô ngày càng được mở rộng, sản phẩm
sản xuất của Công ty ngày càng được nâng cao về chất lượng, sản phẩm của
Công ty ngày càng đa dạng về mẫu mã và chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường, tăng doanh thu của Công ty.
Từ đầu năm 2004, nhờ tăng cường công tác tiêu thụ hàng hóa, Công ty
đã kí thêm một số hợp đồng với những khách hàng lớn thúc đẩy khả năng tiêu
thụ của Công ty.
Công ty liên tục cải tiến mẫu mã sản phẩm cũng như đảm bảo về chất
lượng sản phẩm nên khách hàng hết sức tin tưởng, tạo được uy tín của mình
trên thị trường.
Công ty đã góp phần vào việc phát triển sản xuất của xã hội, thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công ty TNHH Lương
Thành Đông tuy là một Công ty nhỏ nhưng cũng tạo ra việc làm ổn định cho
một bộ phận người lao động, nhờ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội cũng
như tạo ra cuộc sống ổn định của một số hộ gia đình.
Có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực rất lớn của
lãnh đạo, công nhân viên toàn Công ty. Họ luôn đoàn kết gắn bó tạo ra nội bộ

doanh nghiệp vững mạnh là điểm tựa vững chắc đưa Công ty phát triển đi lên.
Giàng Xuân Ngọc Lớp: 12F-B2
25

×