1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những
thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ về trình độ văn hoá, nhận thức thì đời sống
nhân dân cũng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của con người cũng
được nâng cao. Nó không còn là nhu cầu “cơm no áo ấm” nữa mà thay thế là nhu cầu
“ăn ngon mặc đẹp” được mọi người tôn trọng, kính nể. Cũng chính vì vậy mà đòi hỏi
về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoá nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày
càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu
cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được nhu cầu ngủ nghỉ đó với yêu cầu đa dạng
của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn, tiện nghi
sang trọng, có phòng cảnh đẹp để ngắm nhìn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú
phải thật tốt.
Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nước
ta gặp nhiều khó khăn, về mặt tổng thể cho thấy có sự mất cân đối giữa cung và cầu
lượng cung của khách sạn lớn hơn lượng cầu khách sạn rất nhiều, trong khi đó lượng
khách sạn vẫn không ngừng gia tăng. Trước tình hình đó, muốn đứng vững và phát
triển trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn du lịch, mỗi doanh nghiệp phải không
ngừng vận động tìm mọi biện pháp tốt nhất làm tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách
nâng cao chất lượng dịch vụ.
Kinh doanh khách sạn là một “mắt xích” quan trọng trong chiến lược phát triển
du lịch của đất nước, là sự kết hợp hài hòa của nhiều nghiệp vụ chuyên sâu như: kinh
doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh dịch vụ bổ sung. Trong
tất cả các nghiệp vụ kinh doanh đòi hỏi các nhà quản lý các khách sạn nói chung và
khách sạn Daewoo Hà Nội nói riêng không bao giờ được phép quá coi trọng nghiệp vụ
này và coi nhẹ nghiệp vụ kia, mà phải biết kết hợp chặt chẽ, đồng bộ nhằm tạo thành
một hệ thống dịch vụ thống nhất, toàn diện và bổ trợ cho nhau. Tuy nhiên, trong hoạt
động kinh doanh khách sạn thì hoạt động kinh doanh lưu trú luôn được các nhà quản
lý quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến “cuộc sống” của khách trong khách sạn,
chất lượng phục vụ, đồng thời nó mang lại uy tín, sức thu hút và một nguồn doanh thu
lớn cho khách sạn. Song, vấn đề đặt ra với các nhà quản lý phải làm sao kinh doanh
một cách có hiệu quả cao nhất. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong các khách sạn và tại khách sạn
Daewoo Hà Nội đã, đang và sẽ là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp nhưng cũng rất
hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản lý, các nhà kinh tế du lịch.
2
Kinh doanh lưu trú trong khách sạn là một phần trọng yếu trong ngành kinh
doanh khách sạn. Hiện nay khách sạn được thành lập ở Hà Nội là khá lớn và nâng cao
hiệu quả kinh doanh lưu trú là một bài toán mà bất cứ một khách sạn nào cũng phải
lưu ý và thực hiện. Việc kinh doanh lưu trú của khách sạn Daewoo Hà Nội còn một số
vấn đề mà khách sạn chưa thực hiện tốt như: vấn đề quản lý nhân lực, chất lượng phục
vụ khách hàng của nhân viên trong kinh doanh lưu trú hay khách sạn sử dụng chi phí
chưa hợp lý. Khách sạn Daewoo Hà Nội chưa khai thác hiệu quả thị trường khách,
việc quảng bá để thu hút khách hàng chưa được đẩy mạnh… từ những nguyên nhân đó
dẫn tới hiệu quả kinh doanh lưu trú không cao đồng thời cũng làm giảm hiệu quả kinh
doanh chung của toàn khách sạn. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại
khách sạn Daewoo Hà Nội là rất quan trọng và cần thiết. Vì lý do trên em chọn đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội”
làm khóa luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài bao gồm 3 nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh lưu trú
trong khách sạn
- Khảo sát thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội
trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu
trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Về nội dung: Nội dung nghiên cứu đề tài khóa luận đi sâu vào tìm hiểu vấn đề
hiệu quả kinh doanh lưu trú.
Thời gian nghiên cứu: Trong đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu về kết quả hoạt
động kinh doanh của khách sạn Daewoo Hà Nội trong hai năm là 2010-2011, đề xuất
các giải pháp cho giai đoạn 2012-2015.
Không gian nghiên cứu: Tập trung tại bộ phận buồng của khách sạn Daewoo
Hà Nội.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
* Các sách tham khảo được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp:
PGS.TS Nguyễn Thị Nguyên Hồng (năm 2011), bài giảng Kinh tế doanh
nghiệp dịch vụ, du lịch, trường Đại Học Thương Mại.
TS. Nguyễn Doãn Thị Liễu, TS. Nguyễn Trọng Đặng (năm 2008), “Quản trị
doanh nghiệp Khách sạn du lịch” nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội.
3
Nguyễn Văn Mạnh và Hoàng Thị Lan Hương (năm 2008), Giáo trình quản trị
kinh doanh khách sạn, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
* Các luận văn tham khảo được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp:
Nguyễn Văn Nam (2011), Khách sạn Hồ Gươm, Luận văn trường đại học
Thương Mại.
Đào Thị Nga (2011) Khách sạn Hồng Ngọc, Luận văn trường đại học Thương
Mại.
Qua quá trình tìm hiểu về các đề tài này có thể nhận thấy các đề tài này tuy đã
phản ánh được vấn đề về hiệu quả kinh doanh lưu trú nhưng mới chỉ đưa ra giải pháp
chung cho việc phát triển hoạt động kinh doanh lưu trú, chưa đưa ra được các giải
pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh lưu trú. Chính vì thế đề tài lựa chọn
tạo ra sự khác biệt cũng như tính không trùng lặp các đề tài trên.
5. Nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh lưu trú trong
khách sạn
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà
Nội trong thời gian qua
Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị về nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu
trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội trong thời gian sắp tới.
4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN
Khái luận nghiên cứu về kinh doanh lưu trú tại khách sạn
Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn
a, Khái niệm khách sạn
Thuật ngữ khách sạn được sử dụng hầu hết các nước trên thế giới. Khi nói đến
khách sạn người ta hiểu rằng đó là cơ sở kinh doanh các dịch vụ về lưu trú. Do nhu
cầu của khách ngày càng đa dạng đồng thời các chủ khách sạn muốn mở rộng phạm vi
hoạt động kinh doanh của mình nên khách sạn không chỉ kinh doanh cho thuê phòng
mà còn kinh doanh các dịch vụ phục vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác. Hiện
nay các khách sạn lớn thường kinh doanh các dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổ chức hội
nghị, vui chơi giải trí, tắm hơi, và nhiều dịch vụ cần thiết, đồng thời kinh doanh một số
dịch vụ hàng hóa do các ngành kinh doanh của từng khách sạn và theo yêu cầu của
khách.
Theo bài giảng Kinh tế doanh nghiệp khách sạn- du lịch của trường Đại học
Thương Mại: “Khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du lịch,
là nơi sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu
của khách hàng về chỗ ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, chữa bệnh, vui chơi giải trí…phù hợp
với mục đích, động cơ chuyến đi, chất lượng và sự đa dạng của hàng hóa dịch vụ trong
khách sạn xác định thứ hạng của nó. Mục đích hoạt động là thu được lợi nhuận”.
Khách sạn là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần
thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng yêu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống,
vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác. Khách sạn có thể xây dựng cố định hoặc di động
trên sông.
Theo thông tư số 88 năm 2008 thông tư bộ văn hóa, thể thao và du lịch: Khách
sạn là cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về
cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách. Khách sạn nổi là
khách sạn neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển.
Tóm lại, khách sạn là một khâu quan trọng trong kinh doanh du lịch và trong
quá trình khai thác tài nguyên du lịch của một địa phương, quốc gia. Mặt khác, khách
sạn cũng là một loại hình cơ sở kinh doanh về dịch vụ lưu trú của ngành du lịch. Tìm
hiểu đặc điểm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, của khách sạn là nền tảng để nghiên cứu
nội dung, phương pháp kinh doanh và quản lý, trang thiết bị cho giám đốc khách sạn
những lý luận cơ bản giúp cho họ xây dựng, tổ chức hợp lý các hoạt động kinh doanh
5
dịch vụ khách sạn phù hợp với tiềm năng du lịch của địa phương và đạt hiệu quả kinh
tế cao.
b, Khái niệm kinh doanh khách sạn
Nhu cầu của con người là vô tận, khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn thì sẽ
nảy sinh một nhu cầu khác ở mức độ cao hơn. Cũng như học thuyết “Đẳng cấp nhu
cầu” của Maslow đưa ra nhận định về động cơ thúc đẩy con người, cho rằng khách
hàng suy nghĩ trước khi hành động thông qua quá trình ra quyết định hợp lý Maslow
đề cập đến năm phạm trù về nhu cầu tương ứng với mức độ quan trọng đối với nhu
cầu của con người đó là:
1, Nhu cầu sinh lý.
2, Nhu cầu an toàn.
3, Nhu cầu quan hệ xã hội.
4, Nhu cầu được kinh doanh.
5, Nhu cầu được thể hiện.
Trong đó nhu cầu sinh lý là nhu cầu thiết yếu vì con người muốn tồn tại và
phát triển thì phải ăn uống có chỗ ở, quần áo mặc, thu giãn. Do vậy, con người dù có
đi du lịch hay không thì họ đều phải ăn uống, nghỉ ngơi. Nhà kinh doanh khách sạn
theo nghĩa hẹp là kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ và một số
dịch vụ bổ sung kèm theo và theo nghĩa rộng hơn thì kinh doanh khách sạn là một hình
thức kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ, dịch vụ ăn uống và dịch
vụ bổ sung khác. Hiểu một cách đầy đủ thì kinh doanh khách sạn là một hình thức
kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí
và các nhu cầu khác của khách du lịch trong thời gian lưu lại tạm thời ngoài nơi ở
thường xuyên của khách và mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở kinh doanh.
Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục Du Lịch Việt Nam ban hành ngày
29/04/1995, kinh doanh khách sạn được hiểu là “làm nhiệm vụ tổ chức việc đón tiếp,
phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch”.Kinh
doanh khách sạn là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình
hoạt động khách sạn hoặc thực hiện dịch vụ khách sạn trên thị trường nhằm mục đích
sinh lời.
Như vậy nói đến hoạt động kinh doanh khách sạn ta phải thấy được 3 chức
năng cơ bản là:
Chức năng sản xuất. Biểu hiện qua việc trực tiếp tạo ra sản phẩm dưới dạng
vật chất.
Chức năng lưu thông. Biểu hiện qua việc bán các sản phẩm có thể của mình
tạo ra hoặc của nhà cung cấp khác.
6
Chức năng tiêu thụ sản phẩm. Đây là chức năng quan trọng nhất vì phải tạo
được điều kiện để tổ chức tiêu dùng sản phẩm ngay tại khách sạn.
Các lĩnh vực kinh doanh trong khách sạn: Hoạt động kinh doanh khách sạn là
một hoạt động kinh doanh có tính tổng hợp cao, bao gồm kinh doanh lưu trú, kinh
doanh ăn uống, kinh doanh lữ hành và kinh doanh dịch vụ bổ sung. Do đó, kinh doanh
khách sạn là hoạt động dựa trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các
dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại các
điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
Đặc điểm và nội dung hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn
a, Đặc điểm của kinh doanh lưu trú trong khách sạn
Kinh doanh dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh các dịch vụ cho thuê
phòng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu trú tại khách
sạn, nhằm mục đích lợi nhuận.
Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm của khách sạn thực chất là một quá trình
tổng hợp các hoạt động từ khi nghe lời yêu cầu của khách cho đến khi khách rời khỏi
khách sạn. Sản phẩm của khách sạn rất đa dạng bao gồm vật chất và phi vật chất, có
thứ do khách sạn tạo ra, có thứ do ngành khác tạo ra nhưng khách sạn là khâu phục vụ
trực tiếp, là điểm kết quả của quá trình du lịch. Sản phẩm khách sạn là sản phẩm phi
vật chất cụ thể là: sản phẩm dịch vụ không thể lưu kho, 1 ngày buồng không tiêu thụ
được là một khoản thu nhập bị mất không thu lại được. Sản phẩm dịch vụ được sản
xuất bán và trao đổi trong sự có mặt hoặc tham gia của khách hàng, diễn ra trong mối
quan hệ trực tiếp giữa nhân viên và khách hàng.
Vì kinh doanh lưu trú là một loại hình dịch vụ, nên kinh doanh lưu trú trong
khách sạn cũng mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản của kinh doanh dịch vụ. Bên cạnh
đó, kinh doanh lưu trú trong khách sạn còn mang một số đặc điểm đặc trưng quan
trọng khác như:
- Vốn đầu tư ban đầu lớn: Để kinh doanh lưu trú khách sạn cũng cần đầu tư
vào cơ sở hạ tầng, đất đai nên chi phí cho công trình khách sạn lớn. Khi xây dựng cơ
bản đối với một cơ sở kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống đồng
bộ các công trình, cơ sở phục vụ, các trang thiết bị có chất lượng cao. Phải đầu tư
khách sạn ngay từ đầu để tránh lạc hậu theo thời gian, thỏa mãn nhu cầu của khách.
Mặt khác, trong quá trình kinh doanh lưu trú, các khách sạn luôn duy trì tình trạng vốn
có, phải đảm bảo tính sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách.
- Sử dụng số lượng lao động trực tiếp tương đối cao: Kinh doanh lưu trú trong
khách sạn đòi hỏi sử dụng nhiều lao động trực tiếp, vì tính luôn sẵn sàng phục vụ
khách của dịch vụ lưu trú. Tính sẵn sàng phục vụ là một trong tiêu chuẩn quan trọng
7
của chất lượng dịch vụ. Sản phẩm lưu trú khách sạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ được
tạo thành do giao diện tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên và khách hàng. Mặt khác, lao
động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa khá cao, thời gian làm việc phụ thuộc
vào thời gian tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của khách, vì vậy, đẩy chi phí kinh doanh
lên cao.
- Tính thời vụ: Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính mùa vụ do khách
sạn xây dựng và hoạt động dựa vào tài nguyên du lịch mà tài nguyên du lịch mang tính
mùa vụ, phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Do vậy mức nhu cầu của khách về tài nguyên
đó cũng thay đổi theo thời vụ theo tình trạng thời tiết khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến
lượng khách đến khách sạn. Đặc điểm này làm cho cung và cầu dịch vụ khách sạn dễ
mất cân đối, gây lãng phí nguồn lực trái vụ và thiếu hụt sản phẩm dịch vụ vào chính
vụ.
- Kinh doanh lưu trú có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh
khác trong khách sạn: Do nhu cầu của khách lưu trú mang tính chất tổng hợp nghỉ
ngơi, giải trí, làm đẹp, ăn uống…Nên kinh doanh lưu trú cần kết hợp chặt chẽ với các
hoạt động kinh doanh khác của khách sạn để đáp ứng tốt nhu cầu của khách. Bên cạnh
đó do quá trình dịch vụ trong khách sạn cùng lúc do nhiều bộ phận đảm nhận, vì vậy
các hoạt động của các bộ phận phải có sự liên kết chặt chẽ để cung cấp, nắm bắt thông
tin kịp thời để quy trình dịch vụ trong khách sạn hoạt động tốt.
b, Nội dung hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn
Hoạt động kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh dịch vụ cơ bản của
khách sạn, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ chủ yếu đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch. Hoạt động của khách sạn trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ
lưu trú dựa trên việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn và hoạt động phục
vụ của nhân viên.
- Nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm dịch vụ
Đó là quá trình nghiên cứu tìm hiểu động cơ những yếu tố trên thị trường giúp
thúc đẩy hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn. Nó sẽ thu thập và đưa ra đối
tượng nào sẽ tham gia sử dụng dịch vụ lưu trú, khi nào khách sạn cung cấp dịch vụ lưu
trú và tại sao lại quan tâm đến đối tượng khách đó. Từ đó đo lường, phân khúc và so
sánh thị trường khách. Bên cạnh nghiên cứu khách hàng còn nghiên cứu các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp về cơ sở vật chất, nhân viên, chất lượng dịch vụ, giá
cả… Để đánh giá và so sánh vị thế, điểm mạnh điểm yếu của khách sạn với đối thủ
cạnh tranh và trên thị trường. Từ đó đưa ra các chính sách kinh doanh, thu hút khách
hiệu quả.
- Quảng bá và bán sản phẩm dịch vụ
8
Sau khi nghiên cứu thị trường khách đến lưu trú, khách sạn đưa ra các chính
sách quảng bá tới con mắt những khách hàng đó thông qua website của khách sạn hoặc
liên kết, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, qua truyền miệng hay qua
các công ty lữ hành để bán sản phẩm lưu trú đến khách hàng có nhu cầu.
- Tổ chức phục vụ
Khi khách hàng đã đăng ký mua hay đăng ký phòng lưu trú thì khách sạn phải
tổ chức phục vụ khách. Có thể nói đây là nội dung quan trọng nhất trong kinh doanh
lưu trú vì trong giai đoạn này khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ lưu trú nên các
khâu đón phục vụ khách phải thực sự lấy được sự hài lòng từ phía khách hàng. Khách
sạn phải chú ý từng khâu. Các khâu từ lúc đón khách, lúc khách sử dụng dịch vụ đến
lúc tiễn khách phải thực sự nhịp nhàng để tạo ra hiệu quả cao nhất.
- Thanh toán, tiễn khách và đúc kết kinh nghiệm
Sau khi khách trả phòng và thanh toán thì kế toán phải tổng hợp các chi phí và
doanh thu có liên quan trong thời gian khách sử dụng dịch vụ lưu trú. Nhân viên làm
thủ tục thanh toán cho khách phải nhanh gọn, chính xác. Hoàn thiện bảng thống kê chi
phí, doanh thu cho phòng kế toán kế toán tổng hợp của khách sạn. Tổng kết quá trình
lưu trú tại khách sạn, trong quá trình phục vụ những điểm làm tốt, những điểm làm
chưa tốt khiến khách hàng chưa hài lòng, phàn nàn hay khiếu nại đã giải quyết ra sao,
khách hàng vừa lòng chưa…Để từ đó đưa ra kinh nghiệm trong quá trình phục vụ tiếp
theo.
Quan điểm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn
Quan niệm hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn
Theo định nghĩa chung: Hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố
cần thiết tham gia một hoạt động để đạt được mục tiêu nhất định của con người.
Hiệu quả kinh tế: 3 quan niệm
+ Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế.
+ Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ
ra để đạt được kết quả đó trong hoạt động kinh tế (mối tương quan tuyệt đối).
+ Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế /
của doanh nghiệp. Được thể hiện là mối tương quan tối ưu của mối quan hệ giữa các
yếu tố đầu ra và các yếu tố đầu vào cần thiết của hoạt động kinh tế đó. (mối tương
quan tỷ số / tương quan tương đối)
Hiệu quả kinh doanh: Thực chất là hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp. Do đó,
hiệu quả kinh doanh lưu trú là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh lưu trú, là
mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
trong hoạt động kinh doanh lưu trú, là trình độ sử dụng các nguồn lực trong kinh
9
doanh lưu trú của khách sạn để đạt được các lợi ích kinh tế cao nhất sau khi bù đắp
được các hao phí cần thiết trong kinh doanh. Điều này có nghĩa là nếu kết quả kinh
doanh lưu trú đạt được càng nhiều với chi phí bỏ ra càng ít thì doanh nghiệp đạt được
hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả xã hội: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội nhằm thực
hiện các mục tiêu xã hội, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được đến xã
hội và môi trường.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, là hai mặt
vừa thống nhất, vừa đối lập của doanh nghiệp.
Bản chất hiệu quả kinh tế là phản ánh chất lượng, trình độ sử dụng các nguồn
lực trong nền kinh tế hay doanh nghiệp. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế là việc sử
dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm, vì các nguồn lực có giới hạn nên phải được sử
dụng một cách tối ưu.
Hiệu quả kinh doanh trong lưu trú khách sạn thực chất là hiệu quả kinh tế trong
doanh nghiệp (khách sạn). Nó là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh lưu trú,
là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
trong hoạt động kinh doanh lưu trú.
Hiệu quả kinh doanh lưu trú phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của khách
sạn (đơn vị kinh doanh lưu trú). Được thể hiện là mối tương quan tối ưu của mối quan hệ
giữa các yếu tố đầu ra và các yếu tố đầu vào cần thiết của hoạt động kinh doanh lưu trú.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn
a. Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp
- Sức kinh doanh: H=
F
D
Sức sinh lợi: H=
F
L
Trong đó:
H- Hiệu quả kinh doanh lưu trú.
D- Doanh thu lưu trú.
L- Lợi nhuận lưu trú.
F- Chi phí kinh doanh dịch vụ lưu trú
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực trong kinh doanh dịch vụ lưu
trú 1 đồng chi phí bỏ vào kinh doanh lưu trú sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu và lợi
nhuận. Chỉ tiêu này mang ý nghĩa tổng hợp.
- Ngoài ra có thể đánh giá nhanh hiệu quả kinh doanh lưu trú qua chỉ tiêu tỉ suất
lợi nhuận
x100 Với L’ là tỉ suất lợi nhuận
10
b. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực
* Hiệu quả sử dụng lao động ở bộ phận lưu trú
- Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân: Phản ánh mức thu nhập bình quân đạt
được trong kỳ của một người lao động
H
lđ
=W=
R
D
Trong đó:
W: Năng suất lao động trong kỳ.
R
: Số lao động bình quân sử dụng trong kỳ.
- Chỉ tiêu mức lợi nhuận bình quân trong kỳ của 1 người lao động
H
lđ
=
R
L
=
H
Trong đó: H
lđ,
H
: Mức lợi nhuận bình quân
- Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
H
p
=
P
D
; H
p
=
P
L
Trong đó:
H
p
: Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương.
P: Tổng quỹ tiền lương sử dụng trong kỳ
Hai chỉ tiêu này phản ánh hoạt động chi phí tiền lương trong kỳ thì đạt được bao
nhiêu đồng doanh thu, bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hiệu quả sử dụng thời gian lao động.
Trong đó:
K: Hệ số sử dụng thời gian làm việc. Chỉ số này để định hướng đúng cho việc tổ
chức lao động của từng bộ phận nghiệp vụ để tận dụng được thời gian lao động.
* Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh lưu trú
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chung
H
v
=
V
D
; H
v
=
V
L
Trong đó:
V= Vcđ + Vlđ
V: Tổng vốn kinh doanh
Vcđ: Vốn cố định
11
Vlđ: Vốn lưu động
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
H=
Vcđ
D
; H=
Vcđ
L
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Sức SXKD và sức sinh lời:
H=
Vlđ
D
; H=
Vlđ
L
* Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
=
csvc
D
H
F
csvc
Hoặc
=
csvc
P
H
F
csvc
Trong đó: F
CSVC
là chi phí cơ sở vật chất.
+ Doanh thu hoặc lợi nhuận bình quân một phòng
Doanh thu bình quân = Tổng doanh thu / Tổng số phòng của khách sạn
Lợi nhuận bình quân = Tổng lợi nhuận / Tổng số phòng của khách sạn
Chỉ tiêu này kết hợp với giá cả của khách sạn để so sánh doanh thu, lợi nhuận
bình quân của một số phòng giữa các khách sạn với nhau.
* Một số chỉ tiêu khác
- Doanh thu (lợi nhuận) bình quân 1 ngày khách
Doanh thu bình quân 1 ngày khách = Tổng doanh thu trong kỳ / Tổng số ngày
phòng
Lợi nhuận bình quân 1 ngày khách = Tổng lợi nhuận trong kỳ / Tổng số ngày
phòng
- Doanh thu (lợi nhuận) bình quân khách
Doanh thu bình quân khách = Tổng doanh thu trong kỳ / Tổng số khách
Lợi nhuận bình quân khách = Tổng lợi nhuận trong kỳ / Tổng số khách
Như vậy, để đánh giá hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn thì ta có thể sử
dụng một trong số các chỉ tiêu trên.
12
1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong
khách sạn
1.3.1 Nhóm nhân tố tác động khách quan
Giá cả hàng hóa dịch vụ: Giá cả là một nhân tố khách quan ảnh hưởng trực
tiếp đầu vào và đầu ra trong kinh doanh lưu trú. Vì đặc điểm không thể lưu trữ được
của phòng lưu trú (khi khách không thuê phòng) nên khách sạn cần phải tính toán kỹ
càng khi định giá cả buồng phòng dựa trên sự hiểu biết, phân tích về giá cả thị trường
khu vực và thế giới cũng như tâm lý khách hàng để tránh tình trạng lãng phí. Về lý
thuyết, khách sạn có thể tạo ra lợi nhuận khi giảm giá phòng cho khách nếu khách thuê
với một số lượng phòng lớn. Tuy nhiên tất cả các khách hàng đều mong đợi được đối
xử như nhau với mức giá tương đương, do đó nếu không khéo léo trong vấn đề giá cả
thì chính sách đưa ra lại rất có thể bị phản tác dụng (doanh thu giảm). Bên cạnh đó tỷ
giá trao đổi ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lưu trú trong đón khách
quốc tế.
Môi trường chính trị-xã hội: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến bất cứ khách sạn
nào trong việc kinh doanh lưu trú của mình. Để việc kinh doanh lưu trú đạt hiệu quả
lâu dài, khách sạn luôn quan tâm về các chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa ra
phương án kinh doanh phù hợp và có lợi nhất, đồng thời về sự ổn định của chính trị,
về mặt xã hội khách sạn phải luôn quan tâm đến tập quán, thói quen và thị hiếu của
từng dân tộc, từng nước trong khu vực và thị trường kinh doanh của mình. Một đất
nước có nền kinh tế chính trị ổn định thì khách du lịch mới có thể yên tâm đi du dịch.
Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị
giữa các dân tộc. Ngược lại, chiến tranh ngăn cản hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng
mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn thất môi trường
tự nhiên. Hòa bình là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch, tạo điều kiện cho kinh
doanh lưu trú trong khách sạn phát triển.
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng vô cùng to lớn đến các đơn vị kinh doanh, bao
gồm các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như: lãi suất ngân
hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá hối đoái…Muốn đảm bảo
tốc độ tăng trưởng trong tình hình khó khăn về vốn đầu tư cũng như khủng hoảng kinh
tế trong khu vực và trên thế giới thì khách sạn phải chủ động trong việc tìm nguồn
vốn, tìm cách quay nhanh vòng vốn, đào tạo đội ngũ nhân viên các cấp. Đặc biệt tránh
phải việc làm dụng vốn. Trong một xã hội có nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về tiêu
dùng, cũng như đi du lịch…của xã hội phát triển tất yếu dẫn tới sản phẩm lưu trú cũng
sẽ bán được nhiều hơn tạo điều kiện cho khách sạn phát triển.
13
Tình hình cạnh tranh là yếu tố hết sức quan trọng đối với bất cứ một khách sạn
nào kinh doanh trên thị trường, khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
thì cạnh tranh là yếu tố tất yếu. Trong cơ chế thị trường hiện nay, muốn mở rộng được
thị phần thì ta phải cạnh tranh với các khách sạn khác nhưng phải tuân thủ theo các
nguyên tắc đó là cạnh tranh “văn minh, lành mạnh và hợp pháp”.
Chính sách của Nhà nước: ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường hoạt động kinh
doanh lưu trú của khách sạn thông qua các chính sách thuế, lãi suất ngân hàng, chính
sách đầu tư, xuất nhập cảnh, nhà đất…Sự phù hợp hoặc không phù hợp của các chính
sách của Nhà nước sẽ làm tăng hay giảm sự đầu tư nước ngoài vào kinh doanh lưu trú
do đó gây ảnh hưởng đến lượng khách du lịch đến lưu trú tại khách sạn. Điều này có
nghĩa là doanh thu từ lưu trú của khách sạn cũng chịu tác động tăng giảm theo.
Thời vụ du lịch: thời vụ du lịch được hiểu là sự lặp đi lặp lại đối với cung cầu
các dịch vụ hàng hóa. Nắm bắt được tính thời vụ du lịch là chìa khóa để các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch hay các khách sạn kinh doanh lưu trú giảm được các chi phí
không đáng có khi lượng khách đến từng thời kì khác nhau và tăng được hiệu quả kinh
doanh nhờ tiết kiệm chi phí hợp lý, thu hút khách hiệu quả. Tính thời vụ ảnh hưởng
đến lượng khách do ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh lưu trú.
Các yếu tố khác như: sự phát triển của nền kinh tế: CSHT, đầu tư áp dụng tiến
bộ công nghệ. Tuy các yếu tố này mang tính chất khách quan nhưng chúng cũng tác
động rất lớn và có thể làm thay đổi hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn.
1.3.2 Nhóm nhân tố tác động chủ quan
Đội ngũ lao động: Nhân tố này được xem xét trên các góc độ số lượng, cơ cấu
và chất lượng trên các bộ phận buồng, lễ tân. Trong kinh doanh dịch vụ nói chung và
trong kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng, thì nhân tố con người được coi là vấn đề
hàng đầu. Một nụ cười và lời mời của một nữ nhân viên phục vụ bao giờ cũng chiếm
được nhiều cảm tình của khách. Các nhà kinh doanh du lịch trên thế giới đã đưa ra
nhận định rằng “70% yếu tố thành bại trong kinh doanh khách sạn là phụ thuộc vào
người lao động”. Yếu tố con người chi phối rất mạnh đến chất lượng sản phẩm khách
sạn vì các dịch vụ là kết quả cuối cùng của lao động sống. Họ là những người tiếp xúc
trực tiếp với khách nhiều nhất, họ tạo ra mối quan hệ và họ cũng chính là cầu nối cho
khách đến các dịch vụ khác trong khách sạn và họ có thể tạo cho khách hàng sự thoải
mái yên tâm. Bên cạnh vai trò của đội ngũ lao động trực tiếp thì vai trò của người quản
lý điều hành trong khách sạn cũng rất quan trọng. Họ phải là những người có trình độ
quản lý kinh tế, nghiệp vụ du lịch… Từ đó, có cái nhìn đúng đắn về các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tổ chức tốt công tác đánh giá và có các biện pháp
quản lý hữu hiệu nhất kinh doanh lưu trú tại khách sạn mình.
14
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Trong kinh doanh khách sạn nói chung và kinh doanh
lưu trú nói riêng thì cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất quan trọng, nó quyết định
phần lớn đến mức độ thỏa mãn của khách trong các khâu hoạt động và nhu cầu thiết
yếu. Nó quyết định một phần đến chất lượng, đến lượng khách và thời gian khách lưu
lại khách sạn. Để được coi là căn nhà thứ hai của mình thì khách đòi hỏi trang thiết bị
cho nhu cầu sinh hoạt bình thường của khách phải đầy đủ, tiện nghi, phù hợp. Ngoài ra
hình thức kiến trúc và trang trí nội, ngoại thất là một trong những yếu tố gây sự chú ý
của du khách và chính nó tạo ra sức hấp dẫn của khách sạn đối với du khách. Trang
thiết bị trong phòng, diện tích phòng phụ thuộc vào số “sao” của khách sạn và giá cả
của từng phòng.
Vốn kinh doanh: Trong kinh doanh lưu trú, vốn đầu tư ban đầu (xây khách
sạn, trang thiết bị trong phòng…) rất lớn. Do đó, vốn sẽ là căn cứ tác động đến quy mô
kinh doanh lưu trú cũng như là giá phòng và các dịch vụ khác trong khách sạn. Thông
thường việc đầu tư ban đầu sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế đạt được. Song đầu tư là đòi
hỏi mục tiêu không ngừng nâng cao văn minh phục vụ người tiêu dùng, thu hút khách
du lịch tạo ra tính cạnh tranh cao cho doanh nghiệp và cũng là mục tiêu chiến lược
nâng cao hiệu quả kinh doanh về lâu dài.
Chất lượng phục vụ: Chất lượng phục vụ được đo bằng sự so sánh giữa mức
độ kỳ vọng của khách với mức độ cảm nhận được của khách vì vậy muốn tăng chất
lượng phục vụ khách thì phải tăng sự cảm nhận tốt về dịch vụ. Đây là nhân tố tác động
trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn. Nâng cao chất lượng phục vụ
sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, song nếu chất lượng phục vụ tốt sẽ là yếu tố quyết
định đến số lượng phòng khách thuê. Do vậy, nâng cao chất lượng phục vụ là một
trong những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn. Chất
lượng phục vụ trong kinh doanh lưu trú được quyết định bởi các yếu tố: nhân viên
phục vụ, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình phục vụ.
Trình độ tổ chức quản lý: Sự gắn kết và phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận lễ
tân, bộ phận buồng sẽ tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh lưu trú, giảm thiểu đến
mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra khi khách lưu trú tại khách sạn.
Loại hình và cơ cấu sản phẩm: Các yếu tố về giá cả, số lượng, chất lượng của
sản phẩm dịch vụ lưu trú tác động quan trọng đến hiệu quả kinh doanh lưu trú trong
khách sạn. Giá cả mà doanh nghiệp đưa ra phải phù hợp với chất lượng dịch vụ mà
khách hàng nhận được và quy mô (số lượng phòng, cơ sở vật chất) của khách sạn. Khi
các yếu tố này có sự gắn kết hợp lý với nhau mới đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng và tạo ra hiệu quả trong kinh doanh lưu trú.
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH
SẠN DAEWOO HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Phương pháp nghiên cứu vấn đề
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong thời gian thực tập tại khách sạn Daewoo Hà Nội, em thu thập dữ liệu
thứ cấp bao gồm giữ liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài.
- Dữ liệu nội bộ bao gồm các thông tin lưu trữ của khách sạn như: báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, các số liệu về cơ cấu lao động, thị trường khách mục tiêu,
cơ cấu khách…các thông tin này phòng kế toán tài chính hay phòng nhân sự của khách
sạn Daewoo Hà Nội cung cấp.
- Dữ liệu bên ngoài thu thập được từ các tạp chí, báo, đài, ti vi, các đề tài luận
văn khóa trước. Trong đó phần lớn thu thập dữ liệu từ tạp chí du lịch Việt Nam trên
các website và luận văn các năm trước.
Những dữ liệu thứ cấp cung cấp các thông tin về du lịch như thành tựu, hiện
tại và xu hướng phát triển của du lịch và cung cấp các thông tin cần thiết về hiệu quả
kinh doanh lưu trú của khách sạn.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập được các dữ liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài ta tiến hành phân
tích dữ liệu. Chúng ta có thể sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp: Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành tổng hợp vào
bảng sau đó tiến hành phân tích tổng hợp.
Phương pháp phân tích: Từ kết quả so sánh thu được tiến hành phân tích thực
trạng của hoạt động kinh doanh của khách sạn Daewoo Hà Nội.
Phương pháp so sánh: Đề tài tiến hành so sánh các chỉ tiêu, các dữ liệu đã thu
thập tổng hợp trong hai năm 2010 - 2011 để đưa ra được nhận định về hoạt động kinh
doanh của khách sạn, tình hình kinh doanh lưu trú của khách sạn và đưa ra được giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội.
2.2 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả kinh
doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội
2.2.1 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Daewoo Hà Nội
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Daewoo Hà Nội
Khách sạn Daewoo là một khách sạn năm sao ở Hà Nội, nằm bên cạnh công
viên Thủ Lệ, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính, cơ quan ngoại giao của
Chính phủ…Khách sạn Daewoo được khánh thành năm 1996 nằm ở 360 Kim Mã,
16
quận Ba Đình Hà Nội. Từ khi mới thành lập cho tới nay, khách sạn Daewoo luôn được
đánh giá có chất lượng phục vụ hàng đầu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2003, khách sạn
đã được độc giả của tạp chí Người hướng dẫn du lịch và Tạp chí Sành Điệu bình chọn
là khách sạn tốt nhất Việt Nam.Kể từ khi khai trương khách sạn Daewoo Hà Nội đã
tạo ra lịch sử riêng độc đáo của nó. Khách sạn là nơi đón tiếp các vị chủ tịch, bộ
trưởng, thủ tướng chính phủ như ngài Bill Clinton, HEV Putin, Ngài Hu Jin Tao và
gần đây là ngài Luiz Inacio Lula da silva, tổng thống của Brazil. Và là khách sạn chính
thức của hội nghị APEC 2006, cuộc thi hoa hậu hoàn vũ 2008.
Khách sạn gồm 18 tầng hiện đại, cùng tòa nhà 15 tầng và một khu căn hộ 15
tầng. Khách sạn có tổng cộng 411 phòng được thiết kế và xây dựng với các tiêu chuẩn
tốt nhất, trong đó có 34 suites, 2 phòng dành cho nguyên thủ quốc gia, 375 phòng tiêu
chuẩn. Khách sạn là nơi lý tưởng cho quý khách đến nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí và
ngắm cảnh hồ Thủ Lệ.
Khách sạn Daewoo có 4 nhà hàng cùng với 2 bar. Mỗi nhà hàng và bar mang
một phong cách, nhưng tất cả đều toát lên vẻ sang trọng, hiện đại. Nếu như nhà hàng
La Paix nổi tiếng với phong cách Ý, chuyên phục vụ các loại mì ống mì sợi của Ý; nhà
hàng Silk Road mang phong cách Trung Hoa với các món ăn chế biến theo cách của
người Quảng Đông; thì Edo lại là một quán Bar Sushi sang trọng với những chiếc bàn
kiểu Teppanyaki nhìn rất thanh lịch. Cùng với đó, quán cà phê Promenade là nơi mang
đến cho bạn những bữa buffet vào buổi sáng, trưa, tối. Nhà hàng Lake View Sky
Lounge phục vụ nhiều món ăn đặc sắc gồm đặc sản Hà Nội, các món ăn Âu, Á. Từ nhà
hàng này có thể ngắm nhìn khung cảnh hồ Thủ Lệ thơ mộng. Palm Court là nhà ăn
cạnh sảnh, đây là nơi lý tưởng để bạn uống nước, cà phê, ăn nhẹ hay thưởng thức âm
hưởng của đàn Piano, của những dàn nhạc sống vào buổi tối.
Bên cạnh một hệ thống nhà hàng, bar với phong cách đặc trưng, Daewoo còn
hoàn thiện các dịch vụ của mình bằng một trung tâm hội nghị có sức chứa 800 khách
và 7 phòng hội nghị nhỏ được trang bị đèn, máy chiếu, internet, đồng thời có dịch vụ
dịch thuật, sân khấu di động, với nhiều trang thiết bị hiện đại. Song song với đó là một
trung tâm thương vụ phục vụ nhu cầu kinh doanh, tổ chức hội nghị, sự kiện của quý
khách.
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách sạn Daewoo Hà Nội:
- Hoạt động kinh doanh lưu trú với 411 phòng đạt tiêu chuẩn năm sao quốc tế.
- Kinh doanh địa điểm ăn uống với 8 địa điểm ăn uống và nhà hàng.
- Dịch vụ câu lạc bộ sức khỏe với một hệ thống phòng tập hiện đại, bể bơi
ngoài trời dài 80 mét, sân tennis, sân golf.
- Dịch vụ giặt là, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Internet, dịch vụ vận tải.
- Kinh doanh cho thuê văn phòng với tổng diện tích mặt sàn 14215.9 m
2
.
17
- Kinh doanh cho thuê căn hộ cao cấp với tổng căn hộ là 193.
Trải qua hơn 10 năm hoạt động và trưởng thành, khách sạn Daewoo Hà Nội đã
đạt được những thành tựu vững chắc trong ngành kinh doanh khách sạn với đối tượng
chính là khách thương nhân và khách lưu trú nước ngoài. Trong suốt chặng đường
hình thành và phát triển khách sạn Daewoo Hà Nội đã khẳng định được chất lượng thứ
hạng và vị trí dẫn đầu trong kinh doanh khách sạn.
2.2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Daewoo Hà Nội
Sơ đồ bộ máy tổ chức tại khách sạn Daewoo Hà Nội
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý tại khách sạn Daewoo Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của khách sạn Daewoo Hà Nội được quản lý theo mô hình trực
tuyến – chức năng đây là một cơ cấu tổ chức đơn giản và gọn, tuân theo nguyên tắc
một người nắm quyền điều hành toàn bộ tổ chức, đảm bảo được sự thống nhất và tập
trung cao độ trong công việc, quyền hạn của mỗi thành viên được quy định cụ thể và
rõ ràng. Giám đốc khách sạn sẽ là người quản lý trực tiếp các bộ phận, thông qua các
trưởng bộ phận để giám sát nhân viên. Các bộ phận trực tiếp cung ứng dịch vụ của
khách sạn đến khách hàng còn các phòng ban phụ trách các công việc quản lý hỗ trợ
cho quá trình sản xuất dịch vụ như tài chính, nhân lực, marketing. Các nhân viên trong
tổ chịu sự quản lý trực tiếp của các trưởng phòng, trưởng bộ phận và thường xuyên
được họ giúp đỡ, chỉ đạo công việc.
2.2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Daewoo Hà Nội
Nhìn các chỉ tiêu ở bảng 2.1 cho thấy, tình hình kinh doanh của khách sạn
Daewoo Hà Nội trong 2 năm 2010-2011 phát triển tương đối tốt. Hầu hết các chỉ tiêu
Tổng giám đốc
BP
kế
toán
BP
nhân
sự
BP
ăn
uống
BP KD
và
Marke
ting
BP
buồng
BP
thu
mua
BP
bếp
GDTT
và
thẩm
mỹ
BP
lễ
tân
BP
bảo
vệ
BP kỹ
thuật
Giám đốc điều hành
18
năm 2011 tăng so với năm 2010, đã giúp cho tổng doanh thu của khách sạn tăng lên là
2391874USD tương ứng với tỉ lệ tăng 10.147%, tỉ lệ tăng của lợi nhận là 5.11%. Mặc
dù vậy còn một vấn đề mà khách sạn quan tâm đặc biệt là chi phí kinh doanh năm
2011 so với năm 2010 tăng lên là 1999426 USD tương ứng tăng lên 12.579% tỷ suất
chi phí cũng tăng lên là 1.489% và điều này đã ảnh hưởng xấu làm tỷ suất lợi nhuận
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Daewoo Hà Nội năm 2010-2011
STT Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011
So sánh 2011/2010
%
1
Tổng doanh thu USD 23572341 25964215 +2391874 10.147
Doanh thu lưu trú USD 13327528 15027141 +1699613 12.753
Tỷ trọng % 56.539 57.876 +1.337
Doanh thu ăn uống USD 8126724 9113415 +986691 12.141
Tỷ trọng % 34.476 35.099 +0.623
Doanh thu dv bổ sung USD 2118089 1823659 -294430 (13.007)
Tỷ trọng % 8.985 7.025 -1.96
2
Tổng chi phí USD 15895132 17894558 +1999426 12.579
Tỷ suất chi phí % 67.431 68.920 +1.489
Chi phí lưu trú USD 7915234 8414924 +499690 6.313
Tỷ suất % 33.578 32.409 (1.169)
Chi phí ăn uống USD 6146318 7512447 +1366129 22.227
Tỷ suất % 26.074 28.934 +2.86
Chi phí dv bổ sung USD 1833580 1967187 +133607 7.287
Tỷ suất % 7.778 7.576 (0.202)
3
Tống số lao động Người 623 627 +4 0.642
Lao động trực tiếp Người 472 474 +2 0.424
Lao động gián tiếp Người 151 153 +2 1.324
4
Tổng quỹ lương
USD 1326756 1516877 +190121 14.329
5 Tiền lương BQ 1ng/tháng USD 177.468 201.605 +24.137 0.136
6 Năng suất lao động BQ USD 37836.82 41410.23 +3573.41 9.444
7 Công suất sử dụng phòng % 82.01 88.75 +6.74
8 Thuế thu nhập USD 2715234 3238102 +522868 19.256
9
Lợi nhuận sau thuế USD 5527590 5810153 +282563 +5.11
Tỷ suất lợi nhuận % 23.45 22.38 (1.07)
2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả kinh doanh lưu trú tại
khách sạn Daewoo Hà Nội
Hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước thì không chỉ riêng có nền kinh tế chuyển biến mà kéo theo đó
xã hội cũng có những nét chuyển biến. Sự chuyển biến đó mang theo nhiều cơ hội
nhưng cũng không ít thách thức đối với các khách sạn. Khách sạn Daewoo Hà Nội
cũng vậy, các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lưu trú.
19
- Giá cả thị trường:
Giá cả tác động đến cả đầu ra và đầu vào của dịch vụ kinh doanh lưu trú theo
Cục Thống Kê Hà Nội cho biết, năm 2011 giá cả thị trường Hà Nội nói riêng và cả
nước nói chung đều biến động tăng, giảm bất thường chủ yếu do thiên tai, dịch bệnh
và phản ứng với những biến động của nền kinh tế. Đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của cả nước đạt 6.18%, vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nên kinh tế
có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân
năm 2011 tăng 18.58% so với năm 2010.
Giá phòng trong khách sạn Daewoo Hà Nội cũng chịu tác động của sự biến
động giá chung này do: giá cả nguyên vật liệu tăng, chi phí điện nước tăng…
- Chính sách nhà nước:
Với việc đưa ra hàng loạt các chính sách như chính sách thuế, thủ tục xuất
nhập cảnh, chính sách cho vay vốn ưu đãi và trợ giá phát triển sản phẩm, hỗ trợ xúc
tiến, quảng bá, đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch. Có thể nói chính sách nhà nước hiện nay
của Việt Nam đang là điểm thuận lợi cho việc kinh doanh của khách sạn. Với việc mở
cửa để hội nhập đã khiến lượng khách đến tham quan và lưu trú tại Việt Nam tăng lên.
Điều đó có nghĩa là lượng khách đến lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội sẽ có cơ
hội tăng lên. Hơn nữa chính sách tiền lương cũng được cải thiện rất nhiều, vì thế mà
tinh thần làm việc của nhân viên trong bộ phận kinh doanh lưu trú ngày càng hăng say,
làm việc hiệu quả cao hơn.
-Tính thời vụ du lịch:
Do hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, như vậy nhu cầu
lưu trú của khách du lịch trong khách sạn Daewoo Hà Nội thường không ổn định.
Thời tiết có những biến động cũng làm lượng khách lưu trú đến khách sạn
Daewoo Hà Nội giảm đi, ví dụ như các đợt nắng nóng kéo dài, hay mưa bão, khách du
lịch cũng hạn chế đến Hà Nội hơn. Vào mùa lễ hội hay dịp cuối năm lượng khách đến
khách sạn để lưu trú lại tăng mạnh, điều đó ảnh hưởng cả đến doanh thu cũng như việc
sử dụng lao động trong kinh doanh lưu trú.
-Các yếu tố khác:
+ Nhà cung ứng: Nhờ mối quan hệ qua lại giữa nhà cung ứng như các hãng lữ
hành và đại lý du lịch như công ty TNHH quốc tế Hoàng Lộc, công ty Hương Giang
travel, công ty cổ phần du lịch golf Việt Nam…nên khách sạn Daewoo Hà Nội đã đón
nhiều tập khách hàng khác nhau đến từ nhiều nơi, nhiều điểm trong nước, khu vực và
trên thế giới. Tạo điều kiện cho hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn.
+ Sự phát triển của nền kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển, điều đó đồng nghĩa
với điều kiện kinh tế của con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn, mặc, trở thành
thứ yếu. Nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm xuất hiện. Hiện nay,
20
trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc
sống của họ. Các nhà nghiên cứu kinh tế Du lịch đã đưa ra nhận định là ở các nước
kinh tế phát triển nếu nhu cầu quốc dân trên mỗi người tăng lên 1% thì chi phí du lịch
tăng lên 1.5%. Khi đó khách đến tham quan và lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội
tăng lên.
+ Đối thủ cạnh tranh: Tính đến năm 2011, trên địa bàn Hà Nội có gần 800 cơ
sở lưu trú các loại với hơn 16000 phòng, trong đó có 213 khách sạn được xếp hạng với
gần 10000 phòng. Trong đó có 8 khách sạn 5 sao với 2361 phòng. Với lượng khách
sạn và cơ sở kinh doanh lưu trú như thế chắc chắn sẽ khiến khách sạn Daewoo Hà Nội
gặp nhiều trở ngại trong việc kinh doanh lưu trú của mình.
2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo
Hà Nội
2.3.1 Tình hình kinh doanh lưu trú của khách sạn Daewoo Hà Nội
2.3.1.1 Sản phẩm và thị trường kinh doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội
* Sản phẩm kinh doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội bao gồm:
- Phục vụ các bữa ăn theo yêu cầu của khách. Phục vụ tại phòng 24/24h khách
có thể được phục vụ các món ăn tùy ý ngay tại phòng của mình.
- Dịch vụ giặt là và đặc biệt là giặt là khô. Đây là dịch vụ mang lại nhiều
doanh thu cho khách sạn Daewoo Hà Nội.
- Thay hoa tươi mỗi ngày trong phòng, nhằm tạo cho du khách cảm giác thoái
mái hơn.
- Dịch vụ lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội, khách sạn có nhiều loại phòng
có giá cả và chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách đến lưu trú. Các dịch vụ lưu trú
đáp ứng sự trông đợi, làm hài lòng khách khi khách lưu trú tại khách sạn.
Khách sạn Daewoo Hà Nội tạo cho khách cảm giác thoải mái như chính “ở
ngôi nhà thứ hai của mình”.
* Thị trường khách tại khách sạn Daewoo Hà Nội
Trong thời gian qua, khách sạn Daewoo Hà Nội đã đón tiếp phục vụ rất nhiều
khách đến từ trong nước và các nước khác nhau trên thế giới, khách sạn Daewoo Hà
Nội đã chú trọng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tích cực mở rộng thị trường,
bên cạnh giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng mối quan hệ liên doanh, liên kết
để nhằm tăng cường nguồn khách đến khách sạn. Dưới đây là bảng thống kê số lượng
khách lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội.
21
Bảng 2.2 Số lượng khách lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội
STT Năm 2010 2011
Quốc gia Lượt khách TT Lượt khách TT
1 Tổng số khách 87.07 100 99.78 100
2 Khách quốc tế 83.24 96 95.66 95.87
Nhật Bản 22.21 25 25.3 25.3
Trung Quốc 6.32 7 8.32 8.34
Hàn Quốc 15 17 17.3 17.3
Tây Âu 13.65 16 15.34 15.3
Bắc Âu 1.637 2 2.132 2.14
Trung Đông 0.598 1 0.798 0.8
Đông Nam Á 7.159 8 8.23 8.25
Đông Âu 6.934 8 7.823 7.84
Hòa Kỳ 7.03 8 7.27 7.28
Châu Úc 2.218 3 2.54 2.54
Khu vực khác 0.471 1 0.61 0.61
3 Khách nội địa 3.83 4 4.12 4.13
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số lượng khách quốc tế và khách nội địa đến
lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội năm 2011 so với năm 2010 đều tăng lên.
- Đối với khách quốc tế: Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi của khách sạn
Daewoo Hà Nội chủ yếu là khách thương gia, công vụ, tham quan du lịch từ các nước
như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc…Đối tượng khách này phần lớn cán bộ, các chuyên
gia, thương gia sang công tác, làm việc. Thời gian lưu trú trung bình tại khách sạn
Daewoo Hà Nội là khá cao do đối tượng khách đến với khách sạn chủ yếu là khách
công vụ và du lịch. Trung bình khách lưu trú là 2.7 ngày/người.
Đặc điểm của đối tượng khách này là có mức thu nhập cao. Do đó, đặc điểm
tiêu dùng của loại khách này thường là:
+ Thích tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với mức giá
mình trả.
+ Họ thích ở phòng đầy đủ tiện nghi, có các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho
công việc của họ là liên lạc. Đặc biệt họ rất thích khách sạn có phòng họp, dịch vụ in
22
ấn.
+ Về sự phục vụ thì họ yêu cầu chính xác cao trong phục vụ và thích được phục
vụ chu đáo lịch sự. Yêu cầu dịch vụ lưu trú có chất lượng tốt, các sản phẩm trọn gói,
các dịch vụ bổ sung ưu việt, giúp cho họ tiêu dùng các dịch vụ tại khách sạn một cách
thuận tiện nhất.
- Khách nội địa: Mục đích đi du lịch chủ yếu là tham quan. Đối tượng khách
tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ khách sạn về hội nghị, hội thảo, giải trí. Thường đối
tượng này là khách mời của các tập đoàn, các công ty tổ chức ra hội nghị, hội thảo như
hội nghị khách hàng, hội nghị giới thiệu sản phẩm. Khẳ năng chi trả của đối tượng
khách này là khá cao, ngày lưu trú bình quân của họ là 2.1 ngày/người. Đối tượng
khách này đòi hỏi cung cấp các dịch vụ lưu trú có chất lượng hoàn hảo, đầy đủ tiện
nghi thuận lợi trong quá trình làm việc của họ.
2.3.1.3 Các nguồn lực trong kinh doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội
a, Cơ sở vật chất kỹ thuật
Để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, khách sạn đã có nhiều loại phòng
có giá cả và chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách lưu trú. Khách sạn gồm 18 tầng
với 34 dãy phòng gồm 411 phòng trong đó có 330 phòng Deluxe, 47 phòng Executive
và 34 phòng suites :
Bảng 2.3 Tổng hợp các loại phòng của khách sạn Daewoo Hà Nội năm 2011
Loại phòng Số lượng Giá
Suites 34 470$-520$
Executive 47 290$-340$
Deluxe 330 250$-300$
Tổng số 411
Phòng Deluxe: Có diện tích 34m2 với một phòng tắm lát đá cẩm thạch, cửa sổ
lớn, khu tiếp khách có ghế sofa, bàn viết với ghế bành và một bar cá nhân. Tất cả các
phòng đều có tầm nhìn thành phố hoặc trông ra hồ Thủ Lệ.
Phòng Executive: Phòng có tất cả các trang thiết bị của phòng Deluxe, nằm
trên những tầng cao của khách sạn với một khu giải khát Executive nơi hàng sáng có
bữa sáng buffet, một khu làm việc cá nhân với internet tốc độ cao.
Phòng căn hộ: Có 34 phòng căn hộ và một phòng căn hộ loại Presidential. Tất
cả các phòng đều được trang bị sang trọng và hiện đại, nằm trên những tầng cao của
khách sạn. Có tầm nhìn bao quát Hà Nội và bể bơi của khách sạn.
23
Các phòng được trang bị điều hòa tại Khách sạn Daewoo Hà Nội có quầy bar
nhỏ và két. Tivi có các kênh truyền hình vệ tinh và VCR. Phòng tắm có vòi hoa
sen/bồn tắm kết hợp, áo choàng tắm, dép đi trong nhà và gương trang điểm/cạo râu.
Khách hàng có thể luyện tập trong phòng tập thể dục hoặc hướng đến phòng
xông hơi khô để thư giãn hay tận hưởng 1 liệu pháp tắm spa tại khách sạn. Dịch vụ
cho thuê ô tô và thu đổi ngoại tệ có thể được thực hiện tại bàn bán tour.
Khách sạn Daewoo Hà Nội có thể truy cập Internet với tốc độ cao có dây miễn
phí. Các tiện nghi hạng thương gia gồm bàn và báo miễn phí, cũng như điện thoại.
Ngoài ra, các phòng gồm nước đóng chai miễn phí và máy pha cà phê/trà. Khách có
thể yêu cầu lò vi sóng và mát xa trong phòng.
b, Đội ngũ lao động trong kinh doanh lưu trú
Với tổng số lao động trong kinh doanh lưu trú (bao gồm bộ phận lễ tân và bộ
phận buồng) tiếp xúc và chăm sóc khách hàng là 105 người.
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động trong kinh doanh lưu trú của khách sạn năm 2011
STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tổng số lao động 107 100
2 Trình độ chuyên môn 107 100
2.1 Trình độ đại học 68 63.55
2.2 Trình độ cao đẳng 31 28.97
2.3 Trình độ trung cấp 8 7.48
3 Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) 107 100
3.1 Bằng C 86 80.37
3.2 Bằng B 21 19.63
3.3 Bằng A 0 0
4 Độ tuổi bình quân 32
5 Giới tính
5.1 Nữ 91 85.05
5.2 Nam 16 14.95
6 Hình thức hợp đồng
6.1 Hợp đồng chính thức 107 100
6.2 Hợp đồng thời vụ 0 0
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, nguồn nhân lực trong kinh doanh lưu trú của
khách sạn Daewoo Hà Nội có trình độ tương đối cao. Có 63.55% nhân viên trình độ
Đại học, 28.97% trình độ cao đẳng. Có 80.37% nhân viên có trình độ tiếng anh bằng
C, 19.63% nhân viên có trình độ tiếng anh bằng B, điều này cho thấy số lượng nhân
viên có trình độ nghiệp vụ chắc, có khẳ năng ngoại ngữ tương đối tốt. Đa số đội ngũ
nhân viên của khách sạn dưới 30 tuổi, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình nên
dễ dàng làm hài lòng khách. Như vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho khách sạn kinh
doanh lưu trú và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
c, Vốn
24
Khách sạn Daewoo Hà Nội có cơ cấu vốn gồm 80% vốn tự có, 20% vốn đi vay
từ các tổ chức khác. Trong đó vốn cố định 82%, vốn lưu động 18%. Với trọng tâm
kinh doanh lưu trú của khách sạn Daewoo Hà Nội dành phần lớn lượng vốn của mình
vào cho việc xây dựng phòng và cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú. Trong năm 2010
khách sạn đã bỏ ra 8198802USD, năm 2011 khách sạn bỏ ra 8740000 USD dành làm
vốn kinh doanh lưu trú. Đồng thời khách sạn đã rải ngân các khoản đầu tư để sửa,
nâng cấp các trang thiết bị vật chất trong phòng.
2.3.2 Kết quả đánh giá hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội
a, Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp
Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp này, chính là hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách
sạn Daewoo Hà Nội. Dưới đây là bảng phân tích hiệu quả kinh doanh lưu trú của
khách sạn Daewoo Hà Nội năm 2011.
Bảng 2.5 Hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn Daewoo Hà Nội
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm So sánh
2010 2011 ± %
1 Doanh thu lưu trú USD 13327528 15027141 +1699613 12.753
2 Chi phí USD 7915234 8414924 +499690 6.313
3 Lợi nhuận sau thuế USD 3896851 4760796 +863945 22.17
4
Sức sản xuất kinh doanh
H=D/F
Lần 1.68 1.79 +0.11 6.55
5 Sức sinh lợi H=L/F Lần 0.49 0.57 +0.88 16.32
6 Tỷ suất lợi nhuận % 29.24 31.68 +2.44
Qua bảng phân tích tình hình kinh doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội
ta thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh lưu trú năm 2011 tăng so với năm 2010 là
1699613 USD, tương ứng tăng lên là 12.753%. Tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc
độ tăng của chi phí điều này cho thấy khách sạn Daewoo Hà Nội đã đầu tư hợp lý cho
kinh doanh lưu trú, vì thế mà lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh lưu trú
cũng tăng lên 863945 USD tương ứng tăng lên 22.17%.
Từ bảng ta đã thấy sức sản xuất kinh doanh lưu trú của khách sạn Daewoo Hà
Nội cũng tăng cao hơn so với năm 2010 là 0.11 lần, tương đương với 6.55%, sức sinh
lợi tăng 0.88 lần tương đương với 16.32%. Có được kết quả này khách sạn đã có nhiều
nỗ lực cũng như cắt giảm các chi phí ở một số hoạt động kinh doanh khác để tập trung
cho kinh doanh lưu trú.
b, Hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực trong kinh doanh lưu trú của khách sạn.
* Hiệu quả sử dụng lao động
25
Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh lưu trú
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm So sánh 2011/2010
2010 2011 ± %
1 Doanh thu KD lưu trú USD 13327528 15027141 +1699613 12.753
2 Lợi nhuận KD lưu trú USD 3896851 4760796 +863945 22.17
3 Tổng số LĐ trong KD lưu trú Người 107 107 0 100
4 Chi phí tiền lương USD 4063270 4876598 +813328 20.02
5 Doanh thu BQ 1 nhân viên USD 124556.33 140440.57 +15884.2 12.75
6 Lợi nhuận BQ 1 nhân viên USD 36419.17 44493.42 +8074.25 22.17
7
Hiệu quả sử dụng CF tiền
lương D/P
124556.33 140440.57 +15884.24 12.75
8
Hiệu quả sử dụng CF tiền
lương L/P
36419.17 44493.42 +8074.23 22.1
Hiệu quả sử dụng lao động theo bảng trên được phản ánh như sau. Năng suất
lao động của nhân viên năm 2011 so với năm 2010 tăng lên là 15884.2 USD tương
ứng tăng lên 12.75%. Lợi nhuận bình quân của 1 nhân viên tạo ra tăng lên là 8074.25
USD tương ứng tăng lên là 22.17%. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương tính theo
doanh thu của khách sạn tăng lên là 15884.24USD tương ứng tăng lên là 12.75%, hiệu
quả sử dụng chi phí tiền lương tính theo lợi nhuận tăng lên 8047.23 USD tương ứng
tăng lên 22.1%. Như vậy, hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh lưu trú của
khách sạn Daewoo Hà Nội tương đối tốt.
* Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh lưu trú tại khách sạn
Hiệu quả sử dụng vốn của khách sạn là tốt khi nó được phản ánh là tăng. Nhìn
vào bảng số liệu (2.7) ta thấy: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh lưu trú của khách sạn
Daewoo Hà Nội tính theo doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng lên là 0.09 lần,
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh lưu trú tính theo lợi nhuận tăng lên là 0.06 lần. Hiệu
quả sử dụng vốn cố định tính theo doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 0.12
lần, hiệu quả sử dụng vốn cố định tính theo lợi nhuận tăng lên là 0.08 lần. Điều này
chứng tỏ khách sạn đã biết tận dụng rất hiệu quả khẳ năng tạo ra lợi nhuận từ vốn cố
định hiện có của khách sạn.
Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh lưu trú tại khách sạn
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm So sánh 2011/ 2010
2010 2011 ± %
1 Doanh thu KD lưu trú USD 13327528 15027141 +1699613 12.753
2 Lợi nhuận KD lưu trú USD 3896851 4760796 +863945 22.17
3 Tổng vốn KD lưu trú USD 8198802 8740000 +541198 6.6
3.1 Vốn cố định KD lưu trú USD 6723018 7164230 +441212 6.56
3.2 Vốn lưu động KD lưu trú USD 1475784 1575770 +99986 6.78