Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH MTV du lịch Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.74 KB, 47 trang )

Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Trong kế toán hiện đại có rất nhiều bộ phận kế toán: kế toán tiền mặt, kế toán tài sản
cố định, kế toán vật tư, kế toán công nợ và trong số đó không thể không nhắc tới kế
toán các khoản thanh toán với người lao động. Đây có thể coi là một trong những bộ
phận kế toán quan trọng nhất đối với bất kì doanh nghiệp và tổ chức nào. Bởi lẽ nó gắn
bó mật thiết với người lao động, lực lượng lao động của doanh nghiệp nói riêng và toàn
xã hội nói chung.
Công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động nếu được thực hiện khoa
học sẽ đảm bảo kết hợp một cách hài hòa giữa lợi ích của tổ chức với lợi ích của người
lao động. Mọi tổ chức đều mong muốn giảm tối đa chi phí, trong đó có chi phí tiền
lương, chi phí lao động trong khi đó người lao động luôn mong muốn có được những
khoản thu nhập cao để bù đắp sức lao động và đảm bảo cuộc sống của bản thân cũng như
gia đình họ. Và nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động
chính là giải quyết vấn đề này nhằm đảm bảo cho người lao động và tổ chức đều có được
lợi ích. Người lao động có thể yên tâm làm việc còn tổ chức giảm được chi phí và mang
lại nhiều lợi nhuận hơn.
Công tác kế toán cần phải đảm bảo độ chính xác, đầy đủ, rõ ràng, kịp thời về thời
gian, kết quả, tiền lương cho công nhân viên cần phân bổ hợp lý về chi phí tiền lương và
các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng có liên quan, các khoản tiền
thưởng cho những sáng kiến cải tạo hay chế độ phúc lợi xã hội cần phải được thực hiện
một cách khoa học theo đúng những quy định của nhà nước và phù hợp với tình hình
thực tế của tổ chức.
Trên thực tế tại Công ty TNHH MTV du lịch Bình Dương, công tác kế toán các
khoản thanh toán với người lao động chưa được quan tâm tương xứng với tầm quan trọng
của nó. Bởi lẽ công ty mới thành lập trong thời gian chưa lâu, bộ phận kế toán vẫn còn
nhiều hạn chế, chủ yếu gắn liền với các hoạt động tác nghiệp sản xuất, thương mại.
Trong phòng kế toán cũng có kế toán phụ trách các mảng thanh toán với người lao động
tuy nhiên chủ yếu là hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là chính, trong
khi đó các khoản cần phải thanh toán khác như: tiền thưởng, phúc lợi xã hội chưa được


coi trọng.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
1
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Mặt khác, một khó khăn nữa trong công tác kế toán các khoản thanh toán với người
lao động đó là việc áp dụng các quy định, chế độ kế toán Việt Nam vào điều kiện cụ thể
của Công ty. Do đặc thù lao động tại Công ty TNHH MTV du lịch Bình Dương là vừa có
bộ phận phân xưởng sản xuất, vừa có cả bộ phận thương mại và hành chính mà việc tính
các khoản cần phải thanh toán cho từng bộ phận lại có những đặc thù riêng do đó cũng
nảy sinh nhiều vấn đề trong khâu kế toán.
Hơn nữa trong những năm vừa qua cũng không có một đề tài nghiên cứu nào về kế
toán các khoản phải thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH MTV du lịch Bình
Dương. Do đó việc nghiên cứu đề tài này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Từ những yêu cầu của thực tiễn cũng như tầm quan trọng của công tác kế toán các
khoản phải thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH MTV du lịch Bình Dương
em xin đưa ra đề tài nghiên cứu: “Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại
Công ty TNHH MTV du lịch Bình Dương”.
2. Các mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài nghiên cứu.
– Làm rõ một số khái niệm và các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài kế toán các
khoản thanh toán với người lao động theo chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam để từ
đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài.
– Đề tài tập trung nghiên cứu xác định thực trạng công tác kế toán các khoản thanh
toán với người lao động tại Công ty TNHH MTV du lịch Bình Dương dựa trên cơ sở các
số liệu thu thập được cũng như số liệu tổng hợp từ công tác điều tra phỏng vấn.
– Phân tích, đánh giá các ưu nhược điểm trong công tác kế toán các khoản thanh
toán với người lao động tại Công ty.
– Tìm hiểu nguyên nhân gây ra những khó khăn trong công tác kế toán, cũng như
những những kết quả đã đạt được.
– Từ thực trạng cũng như những nguyên nhân đã tìm hiểu, đưa ra những giải pháp

và các góp ý cho các cấp lãnh đạo của Công ty nhằm hoàn thiện công tác kế toán các
khoản thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH MTV du lịch Bình Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: các chứng từ, sổ sách, bảng chấm công, bảng lương, hợp
đồng lao động, và những giấy tờ liên quan phục vụ cho công tác tính lương tại Công ty
TNHH MTV du lịch Bình Dương.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
2
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kế toán các khoản thanh toán với
người lao động ở bộ phận nhân viên chính thức tại Công ty TNHH MTV du lịch Bình
Dương
Về thời gian: các số liệu được lấy tại thời điểm tháng 11 năm 2011
4. Phương pháp thực hiện đề tài
a, Phương pháp thu thập dữ liệu.
Phương pháp điều tra: thông qua bảng câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế với các
câu hỏi liên quan đến công tác kế toán tại công ty nói chung và công tác kế toán các
khoản thanh toán với người lao động nói riêng.
Để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình công tác kế toán các khoản thanh toán
với người lao động của chính những người trong cuộc trong phiếu điều tra em đã xây
dựng nội dung các câu hỏi theo nhóm. Đó là các nhóm câu hỏi:
+ Tổng quan về công ty.
+ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống kế toán.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến bộ máy kế toán và phần hành kế toán các khoản phải
thanh toán với người lao động.
+ Phần hành kế toán các khoản thanh toán với người lao đông, thực trạng, ưu nhược
điểm và nguyên nhân.
….
Cuối cùng là một vài yếu khác liên quan đến kế toán các khoản phải thanh toán với

người lao động và những ý kiến đóng góp của người được điều tra để hoàn thiện công tác
kế toán các khoản thanh toán với người lao động.
Các bước tiến hành điều tra: Xác định mẫu phiếu điều tra, thiết kế phiếu điều tra,
phát phiếu điều tra, thu phiếu tổng hợp kết quả.
Trong cuộc điều tra thông qua bản hỏi trắc nghiệm em đã tiến hành xây dựng và
phát ra 10 phiếu điều tra cho các đối tượng của cuộc điều tra và thu về 10 phiếu, các
phiếu được hoàn thành đầy đủ, khách quan và đạt yêu cầu.
Phương pháp phỏng vấn: phương pháp điều tra thông qua phỏng vấn nhằm thu
được ý kiến trực tiếp của các thành viên trong Công ty từ đó có thể hiểu rõ hơn những
vấn đề thực tế phát sinh trong công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động
mà ở phiếu điều tra đã nêu ra nhưng chưa làm rõ được.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
3
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Đối tượng của cuộc phỏng vấn là các nhà quản trị cấp cao trong Công ty trong đó có
kế toán trưởng và giám đốc. Ngoài ra em còn tiến hành phỏng vấn các nhân viên khác
trong phòng kế toán về thực tế công tác kế toán và kế toán các khoản phải thanh toán với
người lao động tại Công ty.
Nội dung bảng câu hỏi phỏng vấn cũng được xây dựng theo nhóm các câu hỏi về
tổng quan công ty, bộ máy kế toán và phần hành kế toán các khoản thanh toán với người
lao động. Nhưng do phỏng vấn trực tiếp nên ở một mức độ sâu hơn so với phương pháp
điều tra thông qua các phiếu trắc nghiệm, làm rõ hơn những yếu tố đã được đề cập tới
trong phiếu trắc nghiệm.
Mặt khác thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp em cũng có thể quan sát trực tiếp
nét mặt cũng như thái độ của các đối tượng được phỏng vấn từ đó có thế thấy được mức
độ quan tâm của các đối tượng (các nhà quản trị cũng như nhân viên) đến vấn đề đang
nghiên cứu.
Các bước phỏng vấn: Xây dựng kế hoạch phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn, tổng hợp
kết quả phỏng vấn.

b, Phương pháp phân tích dữ liệu.
Phương pháp thống kê phân tích
Là hệ thống các phương pháp thu thập và xử lý thông tin từ đó tìm hiểu bản chất của
các sự vật hiện tượng xảy ra.
Thông qua phương pháp thống kê phân tích để thu thập và xử lý những dữ liệu thứ
cấp có liên quan đến đề tài nghiên cứu, các dữ liệu đó là những bảng chấm công, bảng
thanh toán tiền lương, các biên bản điều tra tai nạn, phiếu làm thêm giờ, các quyết định
khen thưởng…. Mặt khác, áp dụng phương pháp thống kê để phân tích những dữ liệu sơ
cấp vừa được tìm kiếm qua công tác điều tra và phỏng vấn trực tiếp để bổ sung vào cơ sở
dữ liệu cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra em còn tiến hành tìm kiếm một số dữ liệu khác về
tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để phục vụ cho quá trình làm
chuyên đề.
Phương pháp so sánh
Thông qua qua phương pháp so sánh để đánh giá được những sự thay đổi, quá trình
phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh. Những tác động của các nhân tố môi
trường đến công tác kế toán các khoản thanh toán với người lao động qua các thời kì
khác nhau hoặc giữa các đơn vị trong ngành với nhau. Từ đó có được cái nhìn tổng quan
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
4
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
về tình hình tại đơn vị nghiên cứu. Thông qua so sánh cũng có thể thấy được những biến
động các yếu tố như: tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền thưởng, phụ cấp, số lao
động…. qua các thời kì và thấy được những tác động của những yếu tố trên đến công tác
kế toán các khoản phải thanh toán với người lao động.
Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ những cơ sở dữ liệu của phương pháp thống kê và kết quả so sánh các dữ liệu
tiến hành phân tích tổng hợp các dữ liệu đó. Đi tìm hiểu các nguyên nhân tác động đến
công tác kế toán tại công ty…làm rõ hơn mối quan hệ giữa các yếu tố, xem xét sự tác
động qua lại giữa chúng làm ảnh hưởng tới vân đề nghiên cứu cũng với những ưu nhược

điểm của vấn đề nghiên cứu đó. Từ số liệu mô tả thực trạng và những nguyên nhân, ảnh
hưởng làm tiền đề cơ sở để xây dựng các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán các
khoản thanh toán với người lao động trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài ra trong đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác để bổ sung
thêm vào các cơ sở dữ liệu của đề tài.
5. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương 1: “Cơ sở lý luận của Kế toán thanh toán với người lao động”
Chương 2: “Thực trạng Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công
ty TNHH MTV du lịch Bình Dương”
Chương 3: “Một số kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác Kế toán các khoản
thanh toán với người lao động tại Công ty TNHH MTV du lịch Bình Dương”
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
5
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG.
1.1. Cơ sở lý luận của kế toán các khoản thanh toán với người lao động.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.
Các khoản thanh toán với người lao động là các khoản phải trả cho người lao động
của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản phải trả khác thuộc về
thu nhập của người lao động.
a, Tiền lương
Tiền lương: là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ
ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền
lương vừa là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu
thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Do đó việc chi trả tiền lương hợp lý,
phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, tăng

năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các DN sử dụng có hiệu quả
sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí tăng tích lũy cho đơn vị.
Quỹ tiền lương: là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho tất cả lao
động thuộc doanh nghiệp quản lý.
Nội dung quỹ tiền lương: Quĩ tiền lương của doanh nghiệp gồm:
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương
thời gian và tiền lương sản phẩm)
+ Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất lương) : phụ
cấp tiền ăn, đi lại, điện thoại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, làm thêm giờ, phụ
cấp khu vực…
+ Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất, hoạt động vì nguyên
nhân khách quan: hội họp, nghỉ phép
+ Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ qui
định.
Quỹ tiền lương hạch toán có thể chia làm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
b, Các khoản trích theo lương.
Bảo hiểm xã hội: Theo quy định tại điều 3 Luật BHXH thì: BHXH là sự đảm bảo
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
6
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
nhập khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động trên cơ
sở có đóng vào quỹ BHXH.
Quỹ BHXH Được hình thành do việc trích lập theo tỉ lệ qui định trên tổng số tiền
lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kì. Hiện nay theo chế độ hiện hành thông
thường các công ty tiến hành trích lập 22% quỹ BHXH trong đó 6% khấu trừ trực tiếp
vào tiền lương của nhân viên , còn 16 % doanh nghiệp chịu tính vào chi phí của công ty.
Bảo hiểm y tế: là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe nhằm đảm bảo chi trả một phần hay toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho người

tham gia vào quỹ BHYT khi có ốm đau, bệnh tật bằng nguồn quỹ BHYT do sự đóng góp
theo chu kỳ của người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức, cá nhân.
Quỹ BHYT là quỹ tiền tệ được trích lập bằng cách tính thêm vào chi phí sản xuất,
chi phí kinh doanh một số tiền theo tỷ lệ quy định với tiền lương cơ bản phải trả trong
tháng cho CBCN, một phần trừ vào thu nhập của người lao động. Theo chế độ hiện hành,
BHYT được trích lập theo tỷ lệ như sau: 1,5 % khấu trừ trực tiếp vào lương của công
nhân viên, còn 3 % doanh nghiệp chịu tính vào chi phí của công ty.
Bảo hiểm thất nghiệp: là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị
mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định.
Qũy BHTN được hình thành do hàng tháng trích 1 phần tiền lương của người lao
động. Trong đó một phần được trừ vào tiền lương của người lao động, một phần do người
sử dụng lao động đóng góp dựa trên lương của người lao động, phần còn lại do Nhà
Nước hỗ trợ từ ngân sách. Theo chế độ kế toán hiện hành, quỹ BHTN sẽ được trích 2%
từ lương cơ bản của CBCNV. Trong đó DN trích 1% và đưa vào chi phí SXKD, còn lại
1% do người lao động chịu và trừ vào tiền lương phải trả cho người lao động.
Kinh phí công đoàn: được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản
xuất, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số
tiền lương thực tế phải trả cho CNV trong kì. KPCĐ được trích lập theo tỷ lệ 2 % tổng
quỹ lương thực trả cho người lao động. nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho
người lao động, đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp.
Tiền thưởng: Doanh nghiệp việc trích thưởng từ lợi nhuận còn lại (sau khi đã hoàn
thành nghĩa vụ với nhà nước) để thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp
từ một năm trở lên. Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực
đối với người lao động phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
7
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Các loại tiền thưởng: thưởng theo năng suất, thưởng tiết kiệm, thưởng sáng kiến,
thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh

Phúc lợi xã hội: Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống
người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp.
Dù ở cương vị cao hay thấp, hoàn thành tốt công việc hay chỉ ở mức độ bình thường, có
trình độ lành nghề cao hay thấp, đã là nhân viên trong doanh nghiệp thì đều được
hưởng phúc lợi. Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế,
hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ, trợ cấp của doanh nghiệp
cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn, quà tặng của doanh nghiệp
cho nhân viên vào các các dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên.
Thuế thu nhập cá nhân: là khoản thuế bị đánh trực tiếp vào tổng thu nhập của cá
nhân theo một tỉ lệ nhất định, tùy theo mức tổng thu nhập của từng cá nhân trong công ty.
Các khoản phải thanh toán khác: các khoản phải thanh toán mang tính chất phụ cấp
thường xuyên: ăn ca, đi lại, điện thoại, phụ cấp độc hại hoặc không thường xuyên: phí
công tác, phí đào tạo mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.
1.1.2. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến các khoản thanh toán với người lao động.
1.1.2.1. Các chế độ thanh toán với người lao động.
a) Các chế độ tiền lương.
Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân
cùng nghề khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau.
Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp với các
bậc lương ấy.
Thông thường, số bậc của thang lương và hệ số lương giữa các bậc phụ thuộc vào
đặc điểm sản xuất (mức độ phức tạp công việc, trình độ lành nghề công nhân, yếu tố
trách nhiệm, điều kiện lao động).
Hệ số mức lương: chỉ rõ rằng lao động của công nhân bậc nào đó phải được trả cao
hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần.
Bội số thang lương: là sự so sánh giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất trong một
thang lương, hay nói cách khác mức lương công nhân bậc cao nhất cao gấp mấy lần bậc
thấp nhất (bậc 1)
Mức lương: là số lương tiền tệ được quy định để trả công lao động trong một đơn vị
thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các hệ số trong thang lương.

SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
8
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Bảng lương: cũng như thang lương có số bậc và hệ số lương nhưng áp dụng chủ yếu
cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong doanh nghiệp, cho một số công việc mà mức độ
thành thạo (chênh lệch giữa các bậc) chủ yếu dựa vào yếu tố thâm niên nghề. Ví dụ như
lái xe, lái tàu, vận hành, điều hành hệ thống điện, thợ lặn, nhân viên bưu chính viễn
thông
Quy định hiện hành về hệ thống thang lương, bảng lương trong các công ty
Nhà nước.
– Ngày 14/12/2004, Chính phủ có Nghị định số 205/2004/NĐ-CP quy định hệ
thống thang lương, bảng lương trong các công ty Nhà nước gồm các đối tượng:
– Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh
– Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát
– Tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng.
– Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ.
Bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân:
Đối với chuyên gia cao cấp có 3 bậc lương:
– Hệ số lương: 7,00 – 7,50 – 8,00
– Mức lương từ 1/10/2004: 2.030 – 2.175 – 2.320 ngàn đồng
Đối với nghệ nhân có 2 bậc lương:
– Hệ số lương: 6,25 – 6,75
– Mức lương từ 1/10/2004: 1.812,5 – 1.957,5 ngàn đồng
Bảng lương của Tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế
toán trưởng
Được thiết kế theo lương chức vụ, mỗi chức danh có 2 bậc lương theo hạng doanh
nghiệp:
Đối với Tổng công ty có 2 dạng:
– Tổng công ty đặc biệt và tương đương

– Tổng công ty và tương đương
Đối với Công ty có 3 hạng: hạng I, hạng II và hạng III
– Cao nhất là Tổng giám đốc Tổng công ty đặc biệt và tương đương có 2 bậc lương
với hệ số là 7,85 và 8,2
– Thấp nhất là kế toán trưởng Công ty hạng III có 2 bậc lương với hệ số là 4,33 và
4,66.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
9
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ: gồm có 4 chức danh
– Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp : có 4 bậc lương: 5,58 –
5,92 – 6,26 – 6,60
– Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính: có 6 bậc: 4,0 – 4,33 – 4,66 –
4,99 – 5,32 – 5,65
– Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư: có 8 bậc: 2,34 - 2,65 – 2,96 – 3,27 – 3,58 – 3,89
– 4,2 – 4,51
– Cán sự, kỹ thuật viên: 12 bậc: bậc 1: hệ số 1,80; bậc 12: 3,89
Bảng phụ cấp chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng
Đối với chức danh này, theo quy định chỉ hưởng lương chuyên môn nghiệp vụ và
cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hạng công ty.
– Hệ số phụ cấp cao nhất là Tổng công ty hạng đặc biệt:
+ Trưởng phòng hệ số 0,7
+ Phó phòng hệ số 0,6
– Hệ số phụ cấp thấp nhất công ty hạng III
+ Trưởng phòng hệ số 0,3
+ Phó phòng hệ số 0,2
Thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh:
Thang lương 7 bậc: áp dụng cho 12 ngành, mỗi ngành có 3 nhóm (I, II, III) ví dụ:
Ngành chế biến lâm sản:

Nhóm I: chế biến dầu thảo mộc, trang trí bề mặt gỗ : 7 bậc lương với hệ số lương
các bậc là: 1,45 – 1,71 – 2,03 – 2,39 – 2,83 – 3,34 – 3,95
Nhóm II: sản xuất cót ép, mây tre, trúc, chế biến cánh kiến đỏ : 7 bậc lương với hệ
số là: 1,55 – 1,83 – 2,16 – 2,55 – 3,01 – 3,56 – 4,20
Nhóm III: cưa xẻ máy, mộc máy, mộc tay, chạm khảm, khắc gỗ, sản xuất ván dăm,
ván sợi, gỗ dán với hệ số lương các bậc: 1,67 – 1,96 – 2,31 – 2,71 – 3,19 – 3,74 – 4,9
Thang lương 6 bậc: dùng cho các ngành chế biến lương thực, thực phẩm; dệt, thuộc
da, giầy may; nông nghiệp thuỷ lợi, thuỷ sản; lâm nghiệp; xây dựng; dầu khí; khai thác
hầm lò, ví dụ:
Ngành dệt, thuộc da, giả da, giầy may: chia 3 nhóm theo mức độ nặng nhọc và tính
phức tạp của công việc:
Nhóm I: hệ số lương các bậc là : 1,55 – 1,85 – 2,22 – 2,65 – 3,18 – 3,8
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
10
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Nhóm II: 1,67 – 2,01 – 2,42 – 2,9 – 3,49 – 4,2
Nhóm III: 1,78 – 2,13 – 2,56 – 3,06 – 3,67 – 4,4
Bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh
Gồm 15 loại khác nhau:
Ví dụ: Bảng lương công nhân viên sản xuất điện (đối với trưởng ca vận hành các
nhà máy điện, kỹ sư điều hành hệ thống điện) có 5 bậc lương, các bậc có hệ số lương
tăng đều là 0,4: 4,00 – 4,40 – 4,8 – 5,2 – 5,6
Đối với công nhân lái xe: có 4 bậc và chia 6 loại :
Loại 1: xe con : 2,18 – 2,57 – 3,05 – 3,60
Loại 6: xe tải, xe cẩu 40 tấn trở lên: 3,2 – 3,75 – 4,39 – 5,15
Quy định và hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương đối với doanh nghiệp hoạt
động theo Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI (Foreign direct investment – DN 100%
vốn nước ngoài):
Được vận dụng, áp dụng thang, bảng lương theo quy định đối với công ty Nhà nước

Nếu doanh nghiệp tự xây dựng thang lương, bảng lương thì theo quy định tại điều
57 của Bộ Luật lao động, Thông tư 13 - 14/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn cụ thể là:
Điều 57 Bộ Luật lao động: “ khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao
động, người sử dụng lao động phải thảm khảo ý kiến BCH công đoàn cơ sở, thang lương,
bảng lương phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động và công bố công khai
trong doanh nghiệp.
Thông tư 13 và 14/2003TT hướng dẫn: Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng
thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bằng kỹ thuật, công nhân, chức danh tiêu chuẩn
chuyên môn, nghiệp vụ, viên chức làm cơ sở ký kết HĐLĐ và thoả ước lao động tập thể,
xác định quỹ lương, trả lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động.
Nguyên tắc khi xây dựng thang lương, bảng lương
Xây dựng thang, bảng lương phải đảm bảo nguyên tắc:
– Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên
môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và
ngành nghề được đào tạo.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
11
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
– Bội số của thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của người lao
động có trình độ quản lý chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình
độ thấp nhất.
– Số bậc, thang lương, bảng lương phụ thuộc vào mức độ phức tạp quản lý, cấp bậc
công việc đòi hỏi, khoảng cách của bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các tài năng tích luỹ, kinh nghiệm.
– Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu
do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc
biệt độc hại nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao

động bình thường.
– Gần đây, Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ cũng quy
định cụ thể cho doanh nghiệp FDI là : mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động
đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7%
so với mức lương tối thiểu quy định cho doanh nghiệp FDI hiện nay.
b) Chính sách lương.
Chính sách tiền lương phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Trả công ngang nhau cho lao động ngang nhau:
Nghĩa là qui định các chế độ tiền lương không nhất thiết phân biệt giới tính tuổi tác,
dân tộc.
Người sử dụng lao động không được trả công cho người lao động thấp hơn mức
lương tối thiểu do nhà nước qui định, phải trả công ngang nhau cho những lao động như
nhau nếu kết quả lao động và hiệu quả như nhau trong cùng một đơn vị làm việc.
– Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm việc các nghề
khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Trình độ lành nghề bình quân của mỗi ngành khác nhau thì phương thức tổ chức
tiền lương cũng khác nhau.
Những người làm việc trong ngành nặng nhọc tổn hao nhiều năng lượng phải được
trả lương cao hơn so với những người làm việc trong điều kiện bình thường để bù đắp
sức lao động hao phí.
Sự phân bố khu vực sản xuất mỗi ngành khác nhau cũng ảnh hưởng tới mức tiền
lương do điều kiện sinh hoạt chênh lệch.
c) Mức lương tối thiểu.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
12
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Theo điều 56 / chương VI về: “ tiền lương của bộ luật lao động Việt nam của Nhà
nước được qui định như sau:
Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động

làm việc theo đơn giá làm việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù
đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và
được làm căn cứ tính các mức lương cho lao động khác.
Qui định mức lương tối thiểu theo Nghị định 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 là :
– Mức 980.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
thuộc vùng I.
– Mức 880.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
thuộc vùng II.
– Mức 810.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
thuộc vùng III.
– Mức 730.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn
thuộc vùng IV.
d) Các hình thức trả lương.
Do tiền lương được trả căn cứ vào thời gian,khối lượng và chất lượng công việc của
người lao động nên việc tính và trả lương cho người lao động được thực hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau,tuỳ đặc điểm, điều kiện sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và
trình độ quản lí của doanh nghiệp.
Mục đích của chế độ tiền lương là luôn phải quán triệt nguyên tắc:Phân phối theo
lao động .Trên thực tế nước ta thường áp dụng các hình thức trả lương theo thời gian, trả
lương theo sản phẩm và trả lương khoán.
* Hình thức trả lương theo thời gian .
Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo thời gian làm
việc, cấp bậc và thang lương theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định.Tuỳ theo yêu cầu và
khả năng quản lí thời gian lao động của doanh nghiệp,việc tính trả lương theo thời gian
lao động có thể tiến hành trả lương theo thời gian giản đơn và thời gian có thưởng.
– Trả lương theo thời gian giản đơn
Công thức tính: L
CN
= L
MIN

. K
CN
. T
Trong đó:
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
13
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
L
CN
:Lương người lao động
L
MIN
:Lương tối thiểu
K
CN
: Hệ số lương cấp bậc công nhân
T :Thời gian làm việc thực tế (thường tính theo ngày)
Có 4 loại tiền lương theo thời gian giản đơn: lương giờ, lương ngày, lương tuần và
lương tháng.
Nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian giản đơn là mang tính chất bình
quân, không khuyến khích sử dụng hợp lí thời gian làm việc,tiết kiệm nguyên liệu,tập
trung công suất của máy m óc thiết bị để tăng năng suất lao động.
– Trả lương theo thời gian có thưởng: Chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa chế
độ trả lương theo thời gian giản đơn và tiền thưởng khi đạt được chỉ tiêu về số lượng và
chất lượng đã quy định. Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng với công nhân phụ làm
việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh hết bị… Ngoài ra còn áp dụng với
công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá
hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng. Chế độ trả lương này tính
lương cho công nhân gồm: tiền lương theo thời gian giản đơn cộng với thưởng. Nó không

những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn với thành
tích công tác .Do đó cùng với ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chế độ trả lương
này ngày càng áp dụng rộng rãi hơn.
* Hình thức trả lương theo sản phẩm .
Hiện nay có rất nhiều đơn vị kinh tế cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
áp dụng rộng rãi các hình thức trả lương theo sản phẩm với nhiều chế độ linh hoạt.
Hình thức trả lương cho người lao động theo sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn so với
hình thức trả lương theo thời gian và có những tác dụng sau:
– Quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động(theo số lượng và chất lượng
sản phẩm),gắn liền với thu nhập về tiền lương với kết quả sản xuất của mỗi người, kích
thích tăng năng xuất lao động.
– Khuyến khích mỗi người lao động ra sức học hỏi nâng cao trình độ tay nghề, cải
tiến phương pháp lao động, sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động.
Chế độ trả lương theo sản phẩm căn cứ vào kết quả lao động, số lượng và chất
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
14
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một đơn vị
sản phẩm, công việc và lao vụ đó.
Tuỳ theo mối quan hệ giữa người lao động với kết quả lao động, tuỳ theo yêu cầu
quản lí về nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng nhanh sản lượng và chất lượng sản phẩm
mà doanh nghiệp có thể thực hiện theo các hình thức tiền lương sản phẩm như sau:
– Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
– Tiền lương theo sản phẩm có thưởng
– Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp
– Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến
Ưu điểm của hình thức trả lương này là vừa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối
theo lao động vùă gắn chặt số lượng với chất lượng lao động, động viên người lao động
sáng tạo, hăng say lao động

* Hình thức trả lương khoán.
Hình thức trả lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối
lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành .Hình thức trả lương này áp dụng cho
những công việc mà nếu giao cho từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi, phải giao
toàn bộ công việc cho cả nhóm hoàn thành trong thời gian nhất định .
Với các hình thức trả lương chủ yếu trên đây thì bên cạnh chế độ tiền lương các doanh
nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Tiền thưởng gồm:thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen
thưởng )và thưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh, sáng kiến ….)
1.1.2.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán thanh toán với người lao động
Các khoản thanh toán với người lao động là khoản chi phí về lao động sống trông
tổng chi phí của doanh nghiệp.
Việc quản lý lao động, tính toán, xác định chính xác chi phí về lao động sống
trong tổng chi phí trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động và sử dụng lao động,
tính toán chính xác các khoản phải thanh toán với người lao động và thanh toán đầy đủ
kịp thời kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, hiệu quả và chất lượng lao
động, đồng thời góp phần tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
15
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Để phục vụ điều hành và quản lý lao động, kế toán các khoản thanh toán với
người lao động phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời
gian và kết quả lao động. Tính đúng, thanh toán kịp thời, đầy đủ các khoản phải thanh
toán với người lao động. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động trong doanh
nghiệp, việc chấp hành chính sách và chế độ về lao động và các khoản thanh toán với
người lao động, tình hình sử dụng quỹ tiền lương.
Hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên các bộ phận trong doanh nghiệp, thực hiện đầy

đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương đúng chế độ, đúng phương
pháp.
Tính và phân bổ chính xác khấu hao, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các khoản
trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, của các đơn vị sử dụng
lao động.
Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ lương, đề xuất
biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, kịp thời ngăn
chặn các hành vi vi phạm chế độ chính sách về lao động, tiền lương.
1.2 Nội dung kế toán các khoản thanh toán với người lao động.
1.2.1 Hạch toán ban đầu
a, chứng từ sử dụng :
– Bảng chấm công
– Bảng thanh toán tiền lương
– Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
– Phiếu làm thêm giờ
– Hợp đồng giao khoán
– Biên bản điều tra tai nạn

b, Trình tự luân chuyển chứng từ
Trình tự luân chuyển chứng từ bao gồm 4 khâu:
– Lập chứng từ theo các yếu tố của chứng từ (hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên
ngoài): tuỳ theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ mà sử dụng chứng từ thích hợp.
– Kiểm tra chứng từ: khi nhận chứng từ phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và hợp
lý của chứng từ.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
16
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
– Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán.
– Lưu trữ chứng từ và huỷ chứng từ: chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi sổ đồng thời

là tài liệu lịch sử của doanh nghiệp. Vì vậy sau khi ghi sổ và kết thúc kỳ hạch toán chứng
từ được chuyển vào lưu trữ, bảo đảm an toàn, khi hết hạn lưu trữ chứng từ được đem huỷ.
1.2.2 Vận dụng tài khoản
– Doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau :
TK 334 – Phải trả cho người lao động
Kết cấu của TK334 – Phải trả người lao động
Bên Nợ
+ Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác đã trả
đã ứng trước cho CNV.
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV.
Bên Có:
+Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác phải
trả CNV.
Dư có: Các khoản tiền lương(tiền công) tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả
CNV.
Dư nợ: (cá biệt) Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả.
TK 338 – Phải trả , phải nộp khác.
Kết cấu của tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác.
Bên Nợ:
+ Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan.
+ BHXH phải trả công nhân viên.
+ Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị.
+ Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý.
+ Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511.
+ Các khoản đã trả, đã nộp khác.
Bên Có:
+ Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân).
+ Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị.
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên.

SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
17
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
+ BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.
+ Các khoản phải trả phải nộp khác.
Dư Có :
+ Số tiền còn phải trả, phải nộp khác.
+ Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết.
Dư Nợ : (Nếu có) Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp
Về trình tự hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 –Phải trả người lao động
Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả người lao động
Xác định số tiền phúc lợi phải trả cho công nhân viên:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả người lao động
Tính tiền BHXH, BHYT, BHTN phải trả cho người lao động:
Nợ TK 338 – BHXH ,BHYT, BHTN
Có TK 334 – Phải trả người lao động
Các khoản phải trừ vào lương như BHXH ,BHYT, tạm ứng:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 338 – BHXH, BHYT
Có TK 141 – Tạm ứng

Khi ứng trước tiền hoặc trả tiền lương cho công nhân viên:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 111,112 – Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
Hàng tháng trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí SX KD:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
18
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác
Tính số tiền BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương CNV:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Nộp BHXH, BHTN cho cơ quan quản lý quỹ và mua thẻ BHYT:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111,112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Tính BHXH, BHYT, BHTN cho CNV khi ốm đau và mất việc làm chờ việc:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111,112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Chỉ tiêu KPCĐ tại đơn vị:
Nợ TK 338 – Phải trả , phải nộp khác
Có TK 111,112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Tính tiền thuế TNCN của cán bộ công nhân viên ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động.
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
Thanh toán tiền ăn ca, điện thoại cho người lao động:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642

Có TK 111, 112
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
19
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán tổng hợp
TK 141,138,338 TK 334 TK 622, 623
TK 241
TK 333( 3338)



TK 353

TK 641,642
TK 111,112 627
TK 338


1.2.3 Sổ kế toán
Mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng một trong 4 hình thức sau:
– Nhật ký chung
– Nhật ký sổ cái
– Chứng từ ghi sổ
– Nhật ký chứng từ
Nhật ký chung:
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
20
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại

Là hình thức kế toán đơn giản, sử dụng sổ nhật ký chung để ghi chép cho tất cả các
hoạt động kinh tế tài chính. Theo thứ tự, thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản sau
đó sử dụng số liệu ở sổ nhật ký chung để ghi sổ cái các tài khoản liên quan. Các loại sổ
kế toán của hình thức này bao gồm: sổ nhật ký chuyên dùng, sổ nhật ký chung, sổ cái và
các sổ kế toán chi tiết.
Nhật ký sổ cái:
Đặc điểm của hình thức kế toán này là sử dụng sổ nhật ký - sổ cái làm sổ kế toán
tổng hợp duy nhất để ghi sổ theo thứ tự thời gian kết hợp với ghi sổ phân loại theo hệ
thống các nghiệp vụ kinh tế. Các loại kế toán sử dụng trong hình thức này bao gồm: sổ kế
toán tổng hợp - sổ nhật ký sổ cái, sổ kế toán chi tiết.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
21
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Chứng từ ghi sổ:
Là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được hình thành sau các hình thức Nhật ký
chung và Nhật ký sổ cái. Nó tỏch việc ghi nhật ký với việc ghi sổ cái thành 2 bước công
việc độc lập, kế thừa để tiện cho phân công lao động kế toán, khắc phục những hạn chế
của hình thức nhật ký sổ cái. Đặc trưng cơ bản là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng
hợp là chứng từ ghi sổ. Chứng từ này do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng
tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, cú cựng nội dung kinh tế.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
22
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Nhật ký chứng từ:
Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán này là mỗi nghiệp vụ kinh tế đều căn cứ
vào chứng từ gốc để phân loại ghi vào các nhật ký - chứng từ theo thứ tự thời gian. Cuối
tháng căn cứ vào số liệu tổng hợp ở từng nhật ký - chứng từ để lần lượt ghi vào sổ cái.
Do nhật ký chứng từ vừa mang tính chất của sổ nhật ký, vừa mang tính chất của một

chứng từ ghi sổ nên gọi là nhật ký - chứng từ. Nhật ký chứng từ kết hợp chặt chẽ việc ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với các nghiệp vụ theo nội
dung kinh tế và kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ
kế toán vào trong cùng một quá trình ghi chép.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
23
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán các khoản
thanh toán với người lao động.
2.2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV du lịch Bình Dương
– Sơ lược về Công ty
Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên du lịch Bình Dương
Trụ Sở: Phố Kim, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Điện thoại: 0240.3508337 Fax: 0240.3696337
Email:
Mã số thuế: 2400427960
Tài khoản giao dịch 1: 0731000581888 tại Ngân hàng Vietcombank Bắc Giang
Tài khoản giao dịch 2: 10011549226 tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi
nhánh Lạng Sơn
Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng. Công ty có khả năng huy động vốn từ cán bộ và
các nguồn khác đến 20.000.000.000 đồng.
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
24
Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Công ty TNHH MTV du lịch Bình Dương là một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ
du lịch, vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá đường bộ trong nước; cung cấp vật liệu
xây dựng; nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt
bằng trên địa bàn huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động … ; kinh doanh dịch vụ nhà

hàng khách sạn, kinh; sản xuất và cung cấp nước đá, nước uống tinh khiết đóng chai cho
nhân dân địa phương và các cơ, quan đơn vị đóng trên địa bàn.
Công ty TNHH một thành viên du lịch Bình Dương được thành lập theo
GCNĐKKD số 2004000264 do phòng Đăng ký kinh doanh, sở Kế hoạch và đầu tư Bắc
Giang cấp ngày 06/02/2009. Kể từ ngày thành lập đến nay, với đội ngũ cán bộ công nhân
viên chuyên nghiệp cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, Công ty đã không ngừng phát
triển về mọi mặt, được khách hàng và chủ đầu tư tín nhiệm.
–Đặc điểm kinh doanh và quản lý của Công ty
Công ty TNHH một thành viên du lịch Bình Dương là một doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, hoạt động theo mô hình tập trung
trực tiếp, đứng đầu là Giám đốc công ty là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách
nhiệm về hoạt động kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý
công ty có Phó giám đốc và các phòng ban.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH một thành viên du lịch Bình
Dương
(Nguồn: P.TCKT Công ty TNHH một thành viên du lịch Bình Dương)
SV: Hoàng Thị Ngân Lớp
K6HK1D
25

×