CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT
KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY
TNHH MAY TINH LỢI
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Trước xu hướng vận động toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại tạo cơ hội cho
hoạt động thương mại quốc tế đã phát triển rất mạnh mẽ. Trong đó, hoạt động gia công
xuất khẩu là loại hình kinh doanh phát triển nhanh chóng và phù hợp với quốc gia
đang phát triển điển hình như ở Việt Nam. Ngày nay quá trình phân công lao động
quốc tế rất sâu sắc và trao đổi mậu dịch quốc tế cũng rất thuận lợi đặc biệt là đối với
các nước thành viên của WTO, do có sự chuyên môn hóa sản xuất nên hoạt động này
đòi hỏi một lực lượng lao động rất lớn không chỉ của một nhà nước mà là của tất cả
các nước tham gia vào hoạt động gia công. Ở Việt Nam, hoạt động này đã giải quyết
được rất nhiều công ăn việc làm cho một bộ phận lao động dư thừa trong xã hội, góp
phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, mở rộng thị
trường .
Ngành dệt may là một ngành hàng truyển thống, là một ngành công nghiệp mũi
nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Sản xuất tăng trưởng nhanh,
KNXK toàn ngành dệt may năm 2011 đạt 15,6 tỷ USD, tăng gần 38% so với năm
2010. Với kết quả đó, ngành tiếp tục giữ vị trí số 1 trong hoạt động xuất khẩu của cả
nước. Trong đó hàng dệt may Việt Nam XK sang Nhật Bản đạt kim ngạch 1,6 tỷ USD,
chiếm 15,6% thị phần, tăng 46,41% so với năm 2010. Kim ngạch thị trường Nhật Bản
khá cao nhưng thị phần còn thấp, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều
rủi ro: một thị trường khó tính có yêu cầu cao về hàng hóa NK, thị trường hay gặp
thiên tai ảnh hưởng tới việc vận chuyển hàng hóa làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng
hóa. Trong khi đó, doanh nghiệp các ngành dệt may Việt Nam hầu hết đều thực hiện
hợp đồng gia công may mặc nên đảm bảo yêu cầu chất lượng càng quan trọng, nhưng
hoạt động quản trị rủi ro trong các Công Ty chưa được chú trọng. Vậy, vấn đề đặt ra là
phải quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc XK sao
cho có hiệu quả. Trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH may Tinh Lợi , em nhận
thấy Công Ty thường gặp rất nhiều rủi ro trong thực hiện HĐGC gây ảnh hưởng đến
doanh thu của Công Ty nên em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“ Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi”.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Qua quá trình tìm hiểu em được biết đề tài: “Quản trị rủi ro trong quá trình
thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
của Công Ty TNHH may Tinh Lợi” vẫn chưa được nghiên cứu. Tuy vậy, tại trường
ĐH Thương Mại, đã có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro thực
hiện hợp đồng XNK. Trong đó, một số đề tài luận văn tại trường ĐH Thương Mại:
1
LVE. 1187: “ Quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện HĐNK thang máy từ
Italia của Công Ty CP Gama Việt Nam” – LVTN/ SV Nguyễn Thị Thanh Xuân – Th.s
Lê Thị Thuần hướng dẫn, 2011.
LVE.1186: “ Quản trị rủi ro trong quy trình chuẩn bị sản phẩm hạt điều xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Công Ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản nông sản
Hà Nội – AGREXPORT” –LVTN/ SV Vũ Thanh Thủy- PGS.TS Doãn Kế Bôn hướng
dẫn, 2011.
LVE. 1188: “ Quản trị rủi ro trong thực hiện HĐXK hàng nông sản sang thị
trường Mỹ của chi nhánh – Tổng Công Ty thương mại HN” - LVTN/ Đặng Thị Mai
Lan – Th.S Mai Thanh Huyền hướng dẫn, 2011.
Các đề tài trên đều liên quan đến quản trị rủi ro thực hiện hợp đồng xuất nhập
khẩu tại các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu nhưng chưa
phân tích rõ ràng quy trình quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng xuất hoặc nhập
gồm những bước như thế nào, các luận văn trên chỉ quản trị cho hợp đồng xuất khẩu
hoặc nhập khẩu ở một số ngành nghề trong khi đó ngành may mặc của Việt Nam là
ngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao, các hợp đồng thực hiện chủ yếu đều là hợp đồng
gia công hàng may mặc thì chưa đề cập tới quản trị rủi ro để thực hiện hợp đồng có
hiệu quả hơn. Có thể nói đề tài : “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng
gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH
may Tinh Lợi” là một đề tài mới so với các đề tài trước.
1.3. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của vấn đề nghiên cứu bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
• Hệ thống hóa lý luận về các nội dung cơ bản hợp đồng gia công, quá trình
thực hiện hợp đồng gia công( HĐGC) xuất khẩu và hoạt động quản trị rủi ro trong
thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.
• Nghiên cứu quá trình thực hiện HĐGC XK hàng may mặc của Công Ty
Tinh Lợi thông qua đó nhằm mục đích nhận dạng, phân tích, tìm hiểu nguyên nhân các
rủi ro, trong quá trình thực hiện HĐXK của Công Ty đã gặp phải.
• Tìm hiểu về các giải pháp mà Công Ty đã thực hiện.
• Thông qua việc nghiên cứu này, em muốn đóng góp một số những đề xuất,
kiến nghị của mình nhằm giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình thực hiện
2
HĐGC của Công Ty Tinh Lợi cũng như cơ quan Nhà Nước có được những phương
hướng phòng ngừa hiệu quả những rủi ro trong quá trình thực hiện HĐGC trong thời
gian tới.
1.4. Đối tượng nghiên cứu.
Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất
khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi.
1.5. Phạm vi nghiên cứu.
• Về không gian: giới hạn nghiên cứu tại phòng Xuất- nhập khẩu của Công
Ty TNHH may Tinh Lợi.
• Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2009- 2011 tập trung nghiên cứu về mặt
hàng quần áo dệt kim sang thị trường Nhật Bản.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
• Nguồn bên trong Công Ty: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011; Báo
cáo số liệu xuất nhập khẩu của Công Ty , Hợp đồng thương mại, vận đơn đường biển
và các chứng từ liên quan.
• Nguồn bên ngoài Công Ty: Các tài liệu về TMQT như giáo trình, báo tạp
chí chuyên ngành, tài liệu về quản trị rủi ro trong hoạt động ngoại thương, một số
website về ngoại thương, giao nhận vận tải, một số văn bản, chính sách pháp luật liên
quan đến hoạt động XNK, của chính phủ, cơ quan hữu quan và Luận văn của khóa
trước…
1.6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
• Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH may Tinh Lợi, các dữ liệu thu
được bằng việc quan sát các nghiệp vụ và hoạt động gia công của Công Ty để tìm hiểu
những rủi ro công tác quản trị rủi ro tại công ty trong quá trình thực hiện hợp đồng gia
công.
1.6.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
• Phương pháp thống kê: thống kê và tổng hợp các kết quả tổng kết và quan
sát được.
• Phương pháp so sánh: so sánh kết quả kinh doanh nói chung và tình hình
xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản và nhập khẩu nguyên liệu của Công Ty.
3
• Phương pháp tư duy logic: sử dụng tư duy logic trong phân tích hoạt động
quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng và đề xuất các giải pháp.
1.7. Kết cấu của khóa luận
Đề tài được trình bày thành 4 chương không kể phần tóm lược, lời cảm ơn, mục
lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục từ viết tắt, các tài liệu tham khảo
và các phụ lục:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng gia công xuất khẩu
Chương 3: Phân tích thực trạng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH
may Tinh Lợi.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, khắc
phục rủi ro trong quá trình thực hiện HĐGC hàng may mặc xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi.
Chương 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm hợp đồng Thương mại quốc tế và hoạt động gia công quốc tế
a. Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế
Theo điều 1 Công ước Lahaye 1964 ( Công ước về mua bán hàng hóa hữu hình):
Hợp đồng TMQT hay họp đồng ngoại thương là tất cả các văn bản được kỹ kết bởi
các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước
này qua nước khác. Hoặc việc trao đổi ý chí ký kết HĐ giữa bên ký kết được lập ở các
nước khác nhau.
Theo điều 1 công ước Vienna 1980 ( Công ước Liên hợp quốc về mua bán hàng
hóa quốc tế): Hợp đồng TMQT là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên ký kết
hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.
Theo giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế do PGS.TS Doãn Kế
Bôn chủ biên:
• Hợp đồng thương mại quốc tế được hiểu là: “ hoạt động thương mại quốc tế là
sự thỏa thuận về thương mại giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia
khác”.
Như vậy bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng
hóa và dịch vụ, là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng.
Chủ thể của hợp đồng là Bên bán ( Bên XK) và bên mua ( bên NK). Họ có trụ sở
kinh doanh ở các nước khác nhau. Bên bán giao một giá trị nhất định, và để đổi lại,
bên mua phải trả một đối giá cân xứng với giá trị đã được giao.
b. Khái niệm về gia công quốc tế
4
Gia công là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của
nhiều quốc gia trên thế giới. Gia công là sự cải tiến đặc biết các thuộc tính riêng của
đối tượng lao động là nguyên liệu hay bán thành phẩm được tiến hành một cách sáng
tạo và có ý thức nhằm tạo cho sản phẩm một giá trị sử dụng nào. Khi hoạt động gia
công vượt ra khỏi biên giới quốc gia gọi là gia công quốc tế. Tức là bên đặt gia công
hoặc bên nhận gia công phải có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở chính ở hai quốc
gia khác nhau.
Theo giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế do PGS.TS Doãn Kế
Bôn chủ biên:
• Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia
công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu, vật chất của bên đặt gia
công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của
bên đặt gia công để hưởng thù lao. Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại
mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nước ngoài.
2.1.2. Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro.
a. Khái niệm rủi ro
Nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, chưa thống nhất thành một định nghĩa
chung nên có thể xem xét qua các tài liệu:
• Frank Knight, một học giả người Mỹ trong lĩnh vực bảo hiểm và quản trị rủi ro,
cho rằng: “ Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.( Risk and management, Frank
Knight, Prentice Hall,1998, tr.23). Theo ông, các loại bất trắc không thể đo lường
được thì gọi là bất trắc còn các loại bất trắc có thể đo lường được hay không. Tuy
nhiên trên thức tế, không phải bất trắc nào cũng có thể đo lường hoàn toàn.
• Trong giáo trình TMQT: “ rủi ro là những sự kiện bất bất lợi, bất ngờ đã xảy ra
gây tốn thất cho con người”.
• Theo Nguyễn Anh Tuấn ( 2006) trong cuốn: “ Quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngoại thương”. NXB Lao động – Xã hội: “ Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ gây
ra tổn thất cho con người”, theo cách tiếp cận này thì rủi ro liên quan tới thái độ của
công người. Những biến cố ngoài mong đợi thì được xem là rủi ro còn những biến cố
mong đợi không phải là rủi ro. Rủi ro phải là những bất trắc hậu quả cho con người,
còn những bất trắc không gây tổn thất thì phải không phải là rủi ro.
• Rủi ro trong kinh doanh XNK: theo “ Quản trị rủi ro và khủng hoảng” của
PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân: “ Rủi ro trong kinh doanh XNK là những sự kiện bất
trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất mất mát, thiệt hại hoặc làm
mất đi những cơ hội sinh lời, tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi
những cơ hội sinh lời, những cũng có thể đưa đên những lợi ích, cơ hội thuận lợi trong
hoạt động XNK”. Theo định nghĩa này rủi ro trong kinh doanh XNL vừa mang tính
5
tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy
hiểm… cho con người, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội. Nếu tích cức
nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp
phòng ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực, tận dụng mặt tích cực của nó.
b. Phân loại rủi ro.
• Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro:
- Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhên ngoài tầm kiểm
soát của con người.
- Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro phát sinh từ các biến cố chủ quan và khách
quan liên quan đến hành vi của con người.
• Dựa vào các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô:
- Rủi ro kinh tế: Do các yếu tố kinh tế gây ra.
- Rủi ro chính trị: Do các yếu tố thuộc về thể chế chính trị gây ra.
- Rủi ro pháp lý: Do sự thay đổi pháp luật, các quy tắc, tập quán . . .
- Rủi ro cạnh tranh: Do sự thay đổi thị hiếu, sự xuất hiện sản phẩm mới . . .
- Rủi ro thông tin: Do thiếu các thông tin về thị trường, về đối tác . . .
• Dựa vào phạm vi được bảo hiểm:
Căn cứ vào phạm vi được bảo hiểm rủi ro được chia thành:
- Rủi ro được bảo hiểm: là những rủi ro sẽ không được các công ty bảo hiểm bồi
thường khu có tốn thất xảy ra, được chia thành rủi ro loại trừ và rủi ro không thỏa
thuân.
- Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro được ghi trong các hợp đồng bảo
hiểm, được chia thành rủi ro thông thường và rủi ro đặc biệt.
• Dựa vào thời điểm phát sinh rủi ro trong quy trình tác nghiệp thương mại quốc
tế:
Căn cứ vào thời điểm phát sinh trong quá trình tác nghiệp chia rủi ro thành:
- Rủi ro trong lựa chọn đối tác đàm phán và ký kết hợp đồng: là những rủi ro
xảy ra trong giai đoạn lựa chọn đối tác, đảm phán và ký kết hợp đồng thương mại quốc
tế.
- Rủi ro trong chuẩn bị hàng xuất khẩu: là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn
chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, gồm các thu gom, sản xuất, gia công, tái chế.
- Rủi ro trong giao nhận hàng hóa: là những rủi ro xảy ra trong quá trình giao
nhận.
- Rủi ro trong vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa:
- Rủi ro trong thanh toán tiền hàng: là những rủi ro xảy ra trong quá trình quá
trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng, tiền tạm ứng.
6
- Rủi ro trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại: là những rủi ro xảy ra trong
quá trình thực hiện khứu nại và giải quyết các khiếu nại trong thương mại quốc tế và
các rủi ro khác.
2.1.3. Khái niệm và phân loại tổn thất.
a. Khái niệm tổn thất.
• Theo Bộ môn quản trị (ĐH Thương mại): “ tổn thất là những thiệt hại, mất mát
về tài sản, cơ hội có thể được hưởng, về tinh thần, thể chất do rủi ro gây ra.
• Theo giáo trình Thương mại quốc tế: “ tổn thất là những thiệt hại, mất mát về
tài sản, cơ hộ mất hưởng; về con người, tinh thần sức khỏe và sự nghiệp của họ do
những nguyên nhân từ rủi ro gây ra.
b. Phân loại tổn thất
• Dựa vào mức độ tổn thất:
- Tổn thất toàn bộ: là tổn thất hoàn toàn đối tượng như mất kiện hàng, hư hỏng
hoặc bị phá hủy tất cả hàng hóa.
- Tổn thất bộ phận: là tổn thất một phần của đối tượng như đổ vớ một số lượng
nhất định hàng hóa, hàng bị ẩm mốc một phần.
• Dựa vào tính chất của tổn thất
- Tổn thất riêng: là những tổn thất của đối tượng bảo hiển của từng bên tham gia
bảo hiểm như tổn thất của hàng khi bị mất hàng hóa vận chuyển, tổn thất về con tàu
của chủ tàu
- Tổn thất chung: là tổn thất hoặc những chi phí do hành động cố ý của người
chuyên chở, thuyền trưởng.
• Dựa vào đối tượng bị thiệt hại
- Tổn thất hữu hình: là những thiệt hại về tài sản, hàng hóa tiền bạc
- Tổn thất vô hình: là những tổn thất về tinh thần, uy tín trong kinh doanh
2.1.4. Khái niệm quản trị rủi ro.
a. Khái niệm quản trị rủi ro.
• Theo Bộ môn Quản trị của trường Đại học Thương mại:Quản trị rủi ro là quá
trình bào gồm các hoạt đồng nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó
tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh
doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong kinh doanh.
• Theo cuốn quản trị rủi ro trong kinh doanh thì: “Quản trị rủi ro là quá trình bao
gồm các hoạt động nhằm hạn chế, loại bỏ các rủi ro hoặc khắc phục các hậu quả mà
rủi ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử
7
dụng tối ưu các nguồn lực, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại của doanh
nghiệp”.
• Theo Giáo trình Quản trị thương mại quốc tế: Quản trị rủi ro trong tác nghiệp
thương mại quốc tế là hệ thống các nghiệp vụ nhằm nhận dạng, đánh giá, đối phó với
những nguyên nhân và hậu quả của các rủi ro trong quá trình tiến hành các tác nghiệp
thương mại quốc tế”.
• Theo báo doanh nhân Sài gòn: “ Quản trị rủi ro là một quy trình được thiết lập
nhằm xác định nhằm sự vụ có nguy cơ dẫn đến những hệ quả xấu cho doanh nghiệp,
để từ đó chủ động đưa ra những giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời”.
Như vậy, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện
và có hệ thống nhằm vận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất
mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
2.2. Một số lý thuyết của quá trình nghiên cứu.
2.2.1. Tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro.
• Quản trị rủi ro giúp tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu, kết quả kinh
doanh như mong muốn thông qua việc hạn chế, loại bỏ những thiệt hại của rủi ro.
• Quản trị rủi ro giúp tổ chức nắm bắt hiệu quả các cơ hội kinh doanh, biến cơ
hội kinh doanh thuận lợi thành hiệu quả kinh doanh tốt lợi nhuận cao.
• Quản trị rủi ro giúp nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức, cá nhân, giúp doanh
nghiệp gặp thuận lợi với các đối tác, thu hút tốt hơn thực hiên thành công các hoạt
động kinh doanh mạo hiểm.
2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro
Biểu 2.1. Quy trình quản trị rủi ro
• Thiết lập các điều kiện, giả thiết.
Dựa trên các rủi ro đã xảy ra trong thực tế hoặc các thồn tin thu thập được các
nhà quản trị có thể xây dựng các điều kiện, giả thiết các rủi ro có thể xảy ra với các tác
nghiệp hay các khâu trong hoạt động kinh doanh. Các nhà quản trị sẽ xây dựng các bối
8
Thiết lập các điều kiện, giả thiết
Kiểm
tra
giám
sát và
điều
hành
Nhận dạng rủi ro
Phân tích rủi ro
Đo lường rủi ro
Thực hiện các biện pháp kiểm
soát và tài trợ.
cảnh có thể xảy ra với mỗi trường hợp để tiến hành phân tích, đưa ra các nguyên nhân
có thể gây rủi ro, dự đoán tổn thất và đưa ra các phương pháp phòng ngừa hay khác
phục.
• Nhận dạng rủi ro:
Khái niệm: Là quá trình xác định một cách liên tực và có hệ thống các rủi ro có
thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nhận dạng rủi ro tập
trung xem xét một số vấn đề cơ bản:
• Mối hiểm họa: gồm các điều liện tạo ra hoặc làm tăng mức tổn thất của rủi
ro.
• Mối nguy hiểm: Là nguyên nhân của tổn thất.
• Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây
nên những tổn thất ( hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể
tiên đoán được.
Cơ sở nhận dạng:
• Dựa trên các số liệu thống kê.
• Dựa trên các thông tin thu thập được từ môi trường.
• Dựa trên phân tích hoạt động của DN.
• Dựa trên các kinh nghiệm, trực giác của nhà quản trị.
Các phương pháp nhận dạng:
• Phương pháp điều tra dựa trên các báo cáo.
• Phương pháp nhận dạng theo nhóm tác nghiệp.
• Phương pháp lưu đồ.
• Phương pháp điều tra dựa trên các số liệu thống kê.
Khi nhận dạng rủi ro không chỉ sử dụng một phương pháp mà kết hợp cá
phương pháp nhận dạng để thu được kết quả chính xác nhất.
Việc nhận dạng rủi ro được làm thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Trong quá
trình nhận dạng quản trị sẽ xây dựng bảng liệt kê rủi ro, đặc biệt chú ý đến các tổn thất
bất thường, các rủi ro chỉ xảy ra một lần, sắp xếp các rủi ro theo các nhóm rủi ro đã
phân loại.
• Phân tích và đo lường rủi ro: phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do
rủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giải
pháp phòng ngừa, loại bổ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại.
Các nội dung phân tích
Phân tích nguyên nhân bao gồm nguyên nhân khách quan ( những điều kiện tự
nhiên bất lợi: gió, bão, song ngầm…, những nguyên nhân từ môi trường kinh
doanh…) là những nguyên nhân này thường dẫn đến thiệt hại nặng nề cho doanh
9
nghiệp; Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất phát từ các hành vi trực
tiếp hoặc gián tiếp của con người tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động TMQT.
Phân tích và dự báo tổn thất: được tiến hành dựa trên các số liệu quá khứ về
tổn thất mà DN đã trải nghiệm qua cũng như các nguồn thông tin bên ngoài doanh
nghiệp về những trường hợp tương tự trong toàn bộ các khâu của quy trình tác
nghiệpTMQT.
Đo lường rủi ro:
Các yêu cầu khi đo lường: độ tin cậy cao, hữu ích, đảm bảo tính hệ thống.
Các chỉ tiêu đo lường:
• Mức độ nghiêm trọng của rủi ro, tổn thất: xác định mức độ, quy mô của tổn thất
xảy ra.
• Tần suất của rủi ro, tổn thất thể hiện số lượng các tổn thất xảy ra trong một
khoảng thời gian nhất định.
• Kiểm soát rủi ro: Là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn
giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất.
Né tránh rủi ro: là việc thực hiện các biện pháp loại bỏ các nguy cơ trong hoạt
động kinh doanh.
Chủ động né tránh bằng cách thực hiện giám sát và điều hành hoạt động kinh
doanh để tránh được chậm trễ hoặc sai sót, hạn chế được rủi ro.
Ngăn ngừa rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu số lần xuất
hiện các rủi ro.
Giảm thiểu tổn thất: là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu những thiệt
hại, mất mát mà rủi ro mang lại.
Chuyển giao rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp tìm các chủ thể cùng gánh
chịu rủi ro như mua bảo hiểm cho công ty.
Đa dạng hóa rủi ro: là việc phân tích các rủi ro, các hoạt động thành các dạng
khác nhay, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất của
những hoạt động khác.
• Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy
ra hoặc lập các quỹ cho các phương trình khác nhau để giảm bớt ổn thất.
Tài trợ rủi ro bao gồm:
Từ khắc phục rủi ro: là biện pháp mà doanh nghiệp bị rủi ro tự chịu các chi phí
tổn thất.
Bảo hiểm: là hình thức chuyển giao rủi ro trong đó hãng bảo hiểm chấp nhận
gánh vác một phần hay toàn bộ tổn thất về tài chính khi rủi ro xảy ra.
Để hoạt động quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao cần phải thực hiện kiểm
tra, giám sát chặt chẽ quá trình quản trị rủi ro. Thông qua cac bộ phận kiểm tra trực
tiếp hoặc giám sát qua hệ thống máy tính từng bước trong quy trình quản trị rủi ro đảm
10
bảo không bỏ qua các thông tin, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và đảm bảo quá trình đo
lường chính xác để có phương án phòng ngừa và giải quyết triệt để nhất với mỗi rủi ro
trong thực hiện HĐGC hàng may mặc.
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu.
Quy trình tổ chức thực hiên hợp đồng gia công bắt đầu từ việc xin giấy phép
nhập khẩu NVL cho đến khi giao hàng hóa lên tàu, giải quyết khiếu nại, thanh lý hợp
đồng đều ẩn chứa trong đó các rủi ro không thể lường trước được tác động trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh của DN. Do đó quản trị rủi ro trong quy trình tổ chức thực
hiện hợp đồng gia công là công việc không thể thiếu đối với các Công Ty có nghiệp vụ
xuất nhập khẩu. Quản trị rủi ro trong thực hiện HĐGC bao gồm các nội dung sau:
• Hình thành các vị trí nhân sự quản trị rủi ro:
Khó có thể thực hiện quản trị rủi ro một cách hiệu quả khi không có các vị trí
nhân sự cho quản trị rủi ro. Với những doanh nghiệp lớn, một nhóm nhân sự hoặc một
bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro có thể dễ dàng được hình thành, nhưng ở
những DN nhỏ, điều này dường như không thể. Vì thế việc chỉ định một nhân sự cụ
thể thuộc phòng kinh doanh hoặc phòng XNK phụ trách các nội dung nghiệp vụ và
chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về vấn đề quản trị rủi ro là rất cần thiết và có tình
khả thi hơn.
Với vai trò kiêm nhiệm, những nhân sự này có thể tham gia đầy đủ và tích cực
vào nhiều nhóm tác nghiệp thương mại quốc tế khác nhau tại doanh nghiệp, vì thế có
nhiều cơ hội và thực tiễn để phân tích, dự báo nguồn rủi ro, đối tượng rủi ro và những
tổn thất có thể phải gánh chịu khi rủi ro xảy ra.
• Nghiên cứu, nhận dạng rủi ro
Đây là các nghiệp vụ quan trọng trong quản trị rủi ro nhằm thu thập và phân
tích các nguồn thông tin về những rủi ro, các nguy cơ rủi ro cũng như nguyên nhân
dẫn đến các rủi ro trong quá khứ hoặc dự báo, từ đó phân loại rủi ro theo những tiêu
chí khác nhau và làm căn cứ xác lập các biện pháp phòng ngừa theo từng nhóm rủi ro
đã phân loại.
Nghiên cứu về nguồn rủi ro và đối tượng rủi ro: có rất nhiều nguồn gây rủi ro
khác nhau như từ những hành vi của con người, từ các yếu tố tự nhiên. Mỗi nguồn rủi
ro lại có thể có những tác động rất khác nhau đến các tác nghiệp thương mại quốc tế,
vì thế khi nghiên cứu phải chia thành các nhóm các nguồn rủi ro và hành vi của người
bán, nhóm nguồn rủi ro từ hành vi của người chuyên chở và chủ tàu, nhóm nguồn rủi
ro từ sự điều chỉnh của chính sách, nhóm nguồn rủi ro từ các yếu tố tự nhiên, thời tiết,
…
Nghiên cứu đối tượng rủi ro chính là nghiên cứu những đối tượng (tài sản, con
người, uy tín, cơ hội kinh doanh) sẽ chịu thiệt hại, tổn thất do rủi ro gây ra.
11
Nhận dạng rủi ro: từ kết quả nghiên cứu và phân tích về nguồn rủi ro và đối
tượng rủi ro, trong nghiệp vụ quản trị rủi ro, các nhà quản trị cần sử dụng các phương
pháp khác nhau và một rủi ro có thể do một hay nhiều nguồn rủi ro khác nhau.
Các phương pháp nhận dạng rủi ro có thể áp dụng là: Một là, phân tích báo cáo
tài chính để nhận dạng rủi ro. Hai là, phương pháp nhận dạng theo nhóm tác nghiệp
dựa trên phân chia chuỗi các tác nghiệp thương mại quốc tế thành các nhóm tác nghiệp
nhất định theo các bước của quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa.
Phân tích và dự báo tổn thất
Dựa trên những số liệu về tổn thất trong quá khứ mà doanh nghiệp đã trải
nghiệm trong tổ chức thực hiện HĐGC cũng như nguồn thông tin bên ngoài DN về
những trường hợp tương tự. Để có được những thông tin và dữ liệu phục vụ cho phân
tích tổn thất, bộ phận quản trị rủi ro cần xây dựng mẫu báo cáo tổn thất và yêu cầu áp
dụng trong mọi bộ phận có liên quan của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân khi tham gia và
triển khai một hoặc nhiều nội dung cụ thể của quy trình tác nghiệp cần phải điền đầy
đủ thông tin vào mẫu báo cáo tổn thất.
• Thiết lập bảng liệt kê, cảnh báo rủi ro, tổn thất.
Từ các bước tác nghiệp trên đây, một nhiệm vụ đặt ra trong quản trị rủi ro là
thiết lập bảng liệt kê cảnh báo rủi ro để phục vụ cho triển khai các bước trong quy
trình thực hiện HĐGC.
• Xây dựng phương án né tránh và hạn chế tổn thất:
Xây dựng phương án né tránh rủi ro và hạn chế tổn thất không thể tiến hành
chung cho mọi trường hợp mà cần phải thiếu lập riêng cho từng trường hợp cụ thể căn
cứ vào mặt hàng kinh doanh, đối tác lựa chọn, đặc điểm khu vực thị trường và những
nhân tố khách quan khác.
Chương 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU SANG THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH
MAY TINH LỢI.
3.1. Tổng quan về Công Ty TNHH may Tinh Lợi.
12
3.1.1 Khái quát chung
- Tên: Công Ty TNHH May Tinh Lợi.
- Tên giao dịch quốc tế: Regent Garment Factory LTD.
- Loại hình: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn.
- Địa chỉ: Khu Công nghiệp (CN) Nam Sách - TP Hải Dương.
- Điện thoại: 0320 357 4168 Fax: 0320 375 1245
- Web: .
- Nhiệm vụ Công Ty:
Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của thị trường về phát
triển doanh nghiệp.
Sản xuất sản phẩm hàng may măc phục vụ theo nhu cầu của thị trường theo
nguyên tắc kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp ngân
sách, hoạt động kinh doanh theo pháp luật.
Không ngừng nâng cao đời sống của công nhân viên trong toàn Công Ty quan
tâm tốt tới công tác xã hội và từ thiện, vì môi trường xanh đẹp, góp phần làm cho xã
hội tốt đẹp hơn.
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh.
- Tổ chức sản xuất và xuất khẩu các loại sản phẩm dệt kim có chất lượng cao.
- Nhập khẩu các loại vải, nguyên phụ liệu, hòa chất, phụ tùng thiết bị.
- Thực hiện các hoạt động buôn bán với đối tác trong và ngoài nước: JC Penny, Ann
Taylor, Mango, Uniqlo, Walmart, Pimke, A&F, H&M
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Công Ty tổ chức bộ máy hiện hành chia nhỏ theo chức năng, mỗi chức năng có
1 phó tổng giám đốc quản lý, đứng đầu Công Ty là Tổng giám đốc
13
Phó TGĐ
sản xuất
Phó TGĐ
kỹ thuật
Phó TGĐ
hành chính -
nhân sự
Phòng k ế
hoạch SX
Phòng
xuất nhập
khẩu
Phòng
kỹ thuật
Phòng kế
toán, mua
bán
Xưởng SX hàng
Âu Mỹ
(G,H,I,J)
Phòng
hành chính
– nhân sự
Phòng
quản lý
kho
NVL
Phòng y
tế
Xưởng SX hàng
Nhật (A,B,C,D)
Bộ phận
QA
Bộ phận
bảo trì
Bộ phận
giặt, in, thêu
Bộ phận may
mẫu, giác sơ đồ
Tổng Giám Đốc
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức các phòng ban trong công ty TNHH may Tinh Lợi
a. Ban giám đốc Công Ty.
- Tổng giám đốc Công Ty:
Quyết định việc điều hành mọi hoạt động của Công Ty theo đúng kế hoạch, quy
định mà tập đoàn đề ra, theo pháp luật hiện hành. Ngoài việc uỷ quyền cho các phó
tổng giám đốc còn chỉ huy thông qua các trưởng phòng hoặc quản lý bộ phận. Tổng
giám đốc định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Công Ty với tập đoàn.
Trong ban giám đốc Công Ty còn có phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc sản
xuất, Phó tổng giám đốc kỹ thuật, Phó tổng giám đốc hành chính – nhân sự.
- Phó tổng giám đốc sản xuất:
Có chức năng giúp tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất của toàn Công
Ty. Điều hành quản lý các xưởng sản xuất, chịu trách nhiệm về số lượng sản phẩm
tiến độ sản xuất và lịch giao hàng.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật:
Có chức năng giúp Tổng giám đốc điều hành quản lý toàn bộ các công việc liên
quan đến kỹ thuật thiết kế mẫu mã, chất lượng sản phẩm, kỹ thuật máy móc, bảo trì
thiết bị hệ thống cơ sở vật chất trong Công Ty.
- Phó tổng giám đốc hành chính – nhân sự:
Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc xây dựng, đôn đốc CBCNV thực hiện nội quy,
quy chế Công Ty đề ra, hạch toán tiền lương, thực hiện các chế độ về bảo hiểm cho
CBCNV trong toàn Công Ty. Chịu trách nhiệm công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ
CBCNV đảm bảo có chuyên môn nghiệp vụ tốt phục vụ cho công việc. Đảm bảo giữ
gìn an ninh toàn nhà máy. Hướng dẫn thực hiện các quy định khen thưởng, kỷ luật nếu
có.
b. Các Phòng ban khác trong Công Ty.
- Phòng Kế Hoạch Sản Xuất:
Trực tiếp quản lý các đơn hàng từ khâu dịch tài liệu kỹ thuật, cân đối NVL cho từng
mã hàng, đơn đặt hàng. Lập tiến độ sản xuất và lịch giao hàng cho khách hàng. Nắm
bắt toàn bộ tiến độ kế hoạch sản xuất của toàn nhà máy, chỉnh lý việc tiếp nhận NVL.
- Phòng Xuất Nhập Khẩu:
Có nhiệm vụ quản lý công tác xuất nhập khẩu Nguyên Vật Liệu, Máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất. Phối hợp với Phòng kế hoạch lên lịch xuất giao hàng thành phẩm
theo đúng thủ tục hải quan, đúng hợp đồng đặt hàng.
- Phòng Quản Lý Kho Nguyên Vật Liệu:
Có nhiệm vụ quản lý kho vật tư, Nhập - Xuất - Tồn NVL đúng chủng loại, số lượng
theo yêu cầu cho từng đơn hàng.
- Phòng Kỹ Thuật:
Có chức năng điều hành toàn bộ công nghệ may, cơ điện và toàn bộ các xưởng
may theo chức năng. Chịu trách nhiệm về toàn bộ các yếu tố ban đầu của quá trình sản
xuất bao gồm:
Dây truyền công nghệ sản xuất.
Tài liệu kỹ thuật.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
14
Thiết bị máy móc, hệ thống máy phát điện, máy móc thiết bị trong toàn
Công Ty.
- Phòng Kế Toán, Mua Bán:
Có chức năng tổng hợp mọi hoạt động kinh doanh của Công Ty giúp TGĐ giám sát
các hoạt động sản xuất kinh doanh và có nhiệm vụ sau:
Thu thập và tổng hợp các thông tin tài chính.
Theo dõi việc xuất nhập NVL, CCDC tài sản cố định
Theo dõi thành phẩm khi nhập kho và đưa ra tiêu thụ.
Trợ giúp tham mưu cho tổng giám đốc về các thông tin tài chính, chịu trách
nhiệm về phần báo cáo công ty trước tổng giám đốc và các cơ quan nhà nước.
Nhận yêu cầu đặt hàng từ các bộ phận trong Công Ty và tìm nhà cung cấp cho
những NVL, CCDC yêu cầu phục vụ hỗ trợ sản xuất.
- Phòng Y Tế :
Nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV của toàn công ty, giúp họ yên tâm công
tác, phục vụ công ty.
3.2 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình xuất nhập khẩu của
Công Ty TNHH may Tinh Lợi.
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh.
Trong một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may
gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuy đã rất cố gắng
song hiệu quả hoạt động của Công Ty trong thời gian gần đây vẫn chưa cao lắm
Bảng 3.1. Doanh thu và các khoản nộp nhà nước
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
Năm
Năm
So sánh
2010/200
9
2011/201
0
Doanh thu Tỷ đồng 276,640 414,448 528,430 1,45 1,275
Sản lượng 1000 tá 2.110 2.703 3.020 1,28 1,11
Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 395.580 395.580 395.580 1 1
Giá trị xuất khẩu Tỷ đồng 1.482 2.000 3.444 1,35 1,72
Lợi nhuận Tỷ đồng 10,3 12,5 14,6 1,21 1,16
Nộp Ngân sách NN Tr. đồng 291 350 496 1,2 1,41
Nguồn: phòng kế toán, năm 2012
15
Biểu 3.1. Doanh thu gia công trong giai đoạn 2009- 2011
Trong 3 năm trở lại đây, doanh số và sản lượng có nhiều biến động: doanh thu
và sản lượng năm 2010 tăng rất nhiều so với năm 2009 trong khi đó doanh thu và sản
lượng của năm 2011 tăng ít hơn so với năm 2010.
Cụ thể, năm 2010 sản lượng so với năm 2009 tăng 28% tương ứng tăng 593
nghìn tá, doanh thu tăng 49,8% tương ứng 137,808 tỷ đồng. Năm 2011 sản lượng so với
năm 2010 tăng 11% tương ứng với 317 nghìn tá, doanh thu tăng so với năm 2010 là
27,5% tương ứng 113,982 tỷ đồng. Sự tăng không đồng đều này là do khách hàng đặt
hàng ngày càng nhiều, tổng diện tích nhà máy được mở rộng 4 xưởng sản xuất G/ H/ I/
J. Năm 2011 Công Ty có sản lượng tăng không nhiều so với năm 2010 là do tình hình
kinh tế gặp khó khăn chung nên khách hàng cũng gặp khó khăn không đặt nhiều đơn
hàng.
3.2.2. Tình hình nhập khẩu NVL của Công Ty
Công ty nhập rất nhiều nguyên phụ liệu: Vải các loại, đạn nhựa, nhãn mác, chỉ
may, mắc treo, dây băng và cúc các loại từ thị trường Hồng Kông, Thái Lan.
Bảng 3.2. Kim ngạch NK của Công Ty qua các năm 2009-2011
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu các mặt hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vải 100% Acrylic 4.060,754 5.480,1 9.448,448
Vải 100% Cotton 5.182,805 6.994,338 12.059,203
Vải 95% Cotton 5% Spandex 1.253,847 1.692,101 2.917,415
Chỉ 92,613 124,984 215,490
Nhãn 632,623 853,741 1.471,968
Dây 54,855 74,029 127,636
Đạn nhựa 10,971 14,805 25,527
16
Cúc, Túi, Thùng 383,99 518,204 1.166,183
Tổng 11.672,46 15.752,307 27.159,150
Nguồn:Phòng xuất khẩu, năm 2012
Biểu 3.2. Kim ngạch NK của Công Ty qua các năm 2009-2011
Từ số liệu trên, ta thấy kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất tăng
dần qua các năm: giá trị nhập khẩu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 35%, năm 2011
tăng so với năm 2010 là 72.4%. Công Ty TNHH May Tinh Lợi đã sử dụng giá vốn
thực tế để hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình Xuất - Nhập- Tồn kho vật tư cho kế
toán Nguyên Vật Liệu. Vật tư của Công Ty chủ yếu là mua nhập các loại sản phẩm
hàng hoá (vải, chỉ ) dùng cho sản xuất rồi đem bán và giá được tính theo giá ghi trên
hoá đơn đỏ còn chi phí thì Công Ty theo dõi riêng.
Mặt khác nhà nước đang khuyến khích xuất khẩu hàng may mặc cho nên đối
với Nguyên Liệu nhập từ nước ngoài Công Ty không phải nộp thuế nhập khẩu như
quy định của Nhà Nước nếu như Nguyên Vật Liệu nhập về đúng , đủ định mức như đã
đăng ký với hải quan cửa khẩu và chỉ nộp thuế khi nhập khẩu thừa so với đăng ký khi
đó Công Ty phải đóng mức thuế suất 40% giá trị số Nguyên Liệu thừa. Nhưng trường
hợp này hiện chưa xảy ra với Công Ty. Nguyên Vật Liệu được sử dụng trong Công Ty
gồm nhiều loại khác nhau về công dung, chất lượng:
Nguyên Liệu chính : vải chính, vải lót
Nguyên Vật Liệu phụ: Là đối tượng không cấu thành lên thực thể sản phẩm
nhưng nó góp phần hoàn thiện sản phẩm như các loại ghim, cúc, mác, chỉ các loại,
khuy, chun.
17
Nhiên liệu: Là những vật liệu tạo ra nhiệt lượng phục vụ cho quá trinh sản
xuất kinh doanh như Dầu để chạy máy phát điện và lò hơi, Xăng để chạy ô tô.
Phụ tùng thay thế: Là những bộ phận phụ tùng chi tiết máy mà Công Ty mua
vào để thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải như Chân vịt máy may,
kim, suốt chỉ, linh kiện máy móc dây chuyền sản xuất.
Văn phòng phẩm: các loại Giấy, Mực In, Bút bi, Máy Tính. Các đồ dùng phục
vụ cho công tác văn phòng.
3.2.2. Tình hình xuất khẩu của Công Ty
a. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Mặt hàng kinh doanh của Công Ty là các sảm phẩm
dệt kim như: áo nữ dài tay, áo nữ ngắn tay, áo ba lỗ, quần dệt kim, các sản phẩm khác.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu qua 3 năm được thể hiện như sau:
Bảng3.3. Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: 1000USD
Mặt hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Áo nữ dài tay 3.124.645,56 4.547.524,3 8.553.337,2
Áo nữ ngắn tay 2.005.586,22 2.918.876,4 5.490.049,2
Áo ba lỗ 1.566.683,28 2.280.108,6 4.288.604,4
Quần dệt kim 978.086,16 1.423.480,3 2.677.392
Sản phẩm khác 754.270,62 1.097.745 2.064.726
Tổng 8.429.271,84 12.267.734,6 23.074.108,8
Nguồn: phòng xuất nhập khẩu, Công Ty TNHH may Tinh Lợi
Năm 2009 xuất khẩu ít hơn so với các năm tiếp theo là do ảnh hưởng của lạm
phát toàn cầu năm 2008 nên khách hàng của Công ty chưa thể đặt được nhiều hàng
như các năm tiếp theo. Năm 2011 tổng kim ngạch XK của Công Ty đạt 23.074.108,8
nghìn USD, cao nhất trong các năm. Áo nữ dài tay là sản phẩm chính của Công Ty có
giá trị XK lớn, năm 2009 giá trị XK sản phẩm áo nữ dài tay là 3.124.645,56 nghìn
USD chiếm 37% tổng kim ngạch XK. Năm 2010, Công Ty đã phục hồi lại hoạt động
kinh doanh do ảnh hưởng của lạm phát nâng tổng kim ngạch XK lên 12.297.734,6
nghìn USD. Kim ngạch XK áo nữ dài tay cũng nâng lên khoảng hơn 4,5 tỷ USD.
18
Biểu 3.3. Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn 2009-2011
Nhìn chung, tình hình XK của Công Ty vẫn luôn cố gắng cải thiện tình hình,
tập trung XK các mặt hàng chủ lực của sản phẩm dệt kim.
b. Thị trường XK
Ngay từ khi mới thành lập, Công Ty đã có những khách hàng lớn ở nhiều nước trên
thế giới nhưng chủ yếu là: Nhật Bản, Mỹ, EU được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công Ty
Đơn vị: triệu USD
Thị
trường
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Kim ngạch Tỷ lệ
(%)
Kim ngạch Tỷ lệ
(%)
Kim ngạch Tỷ lệ
(%)
Nhật Bản 4.359,967 51,7% 6.747,253 55% 13.221,463 57,3%
Mỹ 1.453,322 19% 2.085,514 17% 4.199,487 18,2%
EU 1.598,655 17,2% 1.962,837 16% 3807.22782 16,5%
TT khác 1.017,326 12,1% 1.472,128 12% 1.845,928 8%
Tổng 8.429,271 100% 12.267,734 100% 23.074,108 100%
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, năm 2012
Do Công Ty có mối quan hệ lâu năm với khách hàng Nhật Bản nên kim ngạch
XK hàng năm luôn chiếm trên 50% kim ngạch XK của Công Ty, năm 2009 đạtkim
ngạch XK 4.359,967 nghìn USD chiếm 51,7% tổng kim ngạch XK, năm 2010 kim
ngạch XK 62256,543 nghìn USD chiếm 55% tổng kim ngạch XK, năm 2011 đạt kim
ngạch XK 11.434,373 nghìn USD chiếm 57,3% tổng kim ngạch XK. Các thị trường:
Mỹ, EU, Thị trường khác kim ngạch đạt được đều tăng dần nhưng do kim ngạch XK
19
sang Nhật Bản tăng nhiểu hơn nên tỷ trọng kim ngạch của các thị trường này đều
giảm.
3.3. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp HĐGC hàng
may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi.
3.3.1 Quản trị rủi ro trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu.
a. Quy trình nhận nguyên vật liệu từ bên đặt gia công
Quy trình nhận nguyên vật liệu từ bên đặt gia công như sau:
Sơ đồ 2.2. Quy trình nhận nguyên vật liệu
Quản trị rủi ro trong việc nhập khẩu NVL theo sát từng bước trong quy trình
nhập khẩu từ khâu đăng ký với HQ cho tới khâu nhập được NVL vào kho để sản xuất.
b. Quy trình quản trị rủi ro trong thực hiện nhập khẩu NVL.
• Nghiên cứu, nhận dạng rủi ro trong nhập khẩu nguyên vật liệu:
• Mối hiểm họa:
Nhân viên định mức NVL không đúng thực tế.
Nhân viên đăng ký hoặc khai tờ khai hàng nhập HĐGC với HQ không
đúng. Do đó, thời gian làm, xử lý, chấp nhận chứng từ lâu.
NVL nhập không kiểm tra chất lượng kỹ; giao không đủ số lượng NVL
• Mối nguy hiểm:
Khách quan:
+ Nhiều thủ tục giấy tờ hải quan.
+ Thời tiết không thuận lợi gây tai nạn cho việc chuyên chở từ hải quan
về tới xưởng của Công Ty.
Chủ quan:
+ Nghiệp vụ của nhân viên chưa được nâng cao, hoặc do nóng vội,
không cẩn thận khi kiểm tra hàng nhập.
+ Ý thức của người vận tải chở hàng hóa kém muốn chiếm dụng NVL.
• Nguy cơ rủi ro:
Tốn chi phí bù lỗ do thiếu NVL.
NVL nhập bị giữ ở hải quan làm sản xuất bị đình trệ giảm doanh thu.
Mất uy tín với khách hàng và uy tín của Công Ty bị giảm sút.
Chất lượng hàng hóa giảm sút, bị trả lại hàng, mất khách.
Mất khách hàng.
• Phân tích rủi ro:
• Phân tích mối hiểm họa:
Trước khi nhập NVL từ Hải Quan:
+) Do sơ suất nhân viên tính toán định mức NVL cần nhập cho HĐGC không
đúng nên Công Ty tự bỏ chi phí để bù phần NVL thiếu.
20
Đăng ký
HĐGC với
HQ
Làm tờ
khai HQ
hàng
nhập
Làm thủ
tục nhập
tại HQ
Nhập NVL
vào kho để
sản xuất
+) Nhân viên chưa nắm chắc quy trình làm thủ tục và tờ khải HQ hoặc do sơ
suất nên làm thiếu, sai bộ chứng từ nộp HQ.
+) Quy định của Nhà Nước về thủ tục, giấy tờ thường nhiều và rất phức tạp,
thời gian làm bộ chứng từ cũng mất nhiều thời gian.
Trong khi nhập NVL ở Hải Quan:
+) Quy định kiểm tra hàng hóa của Hải Quan thường rất khắt khe nên NVL
nhập thường chậm hơn so với dự định làm chậm quá trình sản xuất.
+) Nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm tra chất lượng NVL nên
tạo ra hàng hóa kém phẩm chất.
+) Do sự cố trên đường vận chuyển từ HQ về nhà máy sản xuất nên trách nhiệm
thuộc về Công Ty nên phải bù NVL.
Sau khi nhập NVL từ Hải Quan.
+) Nhân viên kiểm tra lại NVL ở kho còn chưa có kinh nghiệm hoặc do sơ suất
nên không phát hiện NVL bị lỗi hoặc thiếu NVL do quá trình vận chuyển bị mất.
• Phân tích mối nguy hiểm
+ Nguyên nhân rủi ro liên quan tới nhân viên và một phần trách nhiệm thuộc
ban Giám đốc…
+ Nguyên nhân rủi ro liên quan tới kỹ thuật kiểm tra chất lượng NVL….
• Phân tích nguy cơ rủi ro:
Công ty sẽ bị nhập nguyên vật liệu không đúng chất lượng, hoặc nhận NVL
chậm hơn so với dự tính nên hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn và quy cách nhận
hàng, cụ thể:
+ Hàng bị trả ( phân tích thêm)
+ Mất uy tín khách hàng, mất uy tín của doanh nghiệp với khách hàng khác,
mất doanh thu lợi nhuận.
+ Mất chi phí thêm do bỏ ra để làm lại sản phẩm hoặc bù vào phần NVL bị
thiếu do định mức hàng.
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
+ Nhóm người bàng quan với rủi ro: Người chuyên chở hàng hóa từ HQ tới nhà
máy; Ban giám đốc không quan tâm đúng mức tới những người làm ở phòng xuất
nhập khẩu.
+ Nhóm người sợ rủi ro: Những nhà đầu tư.
+ Nhóm người thích rủi ro: nhà quản trị của công ty vì họ thích sự mạo hiểm.
• Đo lường rủi ro:
Bảng 3.5. Đo lường rủi ro khi nhập khẩu NVL
Tần suất
Biên độ Cao Thấp
Cao - Tốn chi phí bù lỗ do thiếu
NVL.
- Giảm doanh thu.
Thấp - Chất lượng hàng hóa giảm sút,
bị trả lại hàng.
- Mất uy tín của Công Ty
• Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro:
21
Phòng ngừa rủi ro từ việc né tránh rủi ro nếu việc né tránh không thực hiện được mới
dùng các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro và tự khắc phục, cụ thể là:
- Định mức chính xác số nguyên vật phụ liệu cần nhập.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên phụ liệu tại Hải quan và kiểm tra lại tại xưởng
sản xuất.
- Nâng cao công tác quản trị chất lượng để nâng cao uy tín của Công Ty.
- Huấn luyện các nhân viên để làm thủ tục HQ không bị sai lầm.
3.3.2. Quản trị rủi ro trong việc sản xuất hàng may mặc.
Tổ chức sản xuất gia công xuất khẩu là khâu khá quan trọng vì nó quyết định
đến chất lượng của sản phẩm gia công. Quy trình sản xuất bao gồm:
Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất
• Nhận dạng và phân tích rủi ro:
Hiểm họa:
+ Do công nhân sản xuất chủ quan trong quy trình sản xuất của mình.
+ Do máy móc công nghệ hỏng hóc, không đảm bảo yêu cầu ký thuật sản xuất, gây ra
lỗi hệ thống cho các sản phẩm.
+ Cơ chế quản lý sản xuất của giám đốc sản xuất chưa kiểm tra kịp thời và thường
xuyên, để có thể phát hiện lỗi kịp thời.
+ Chưa chú trọng công tác quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất.
Nguy hiểm:
+ Chủ quan:
+) Tất cả sản phẩm đều mắc lỗi.
+) Tốn thêm chi phí thu hồi sản phẩm, sửa chữa lỗi .
+) Mất uy tín, mất khách hàng.
+ Khách quan:
+) Có thể do chất lượng đầu vào từ phía nhà cung cấp không đảm bảo chất
lượng dẫn tới việc mắc một lỗi sản phẩm hàng loạt.
+) Do nhà cung cấp máy móc không bảo dưỡng máy móc thiết bị của xưởng
sản xuất định kỳ, dẫn tới lỗi một quy trình nào đó.
+ Nguy cơ:
+) Bồi thường hợp đồng cho các đơn hàng của khách về chất lượng sản phẩm.
+) Đối tác trả lại sản phẩm, hủy hợp đồng.
+) Mất uy tín, mất khách hàng.
+) Thay đổi quy trình sản xuất
• Kiểm soát rủi ro:
+ Là giám đốc sản xuất trước tiên phải xác định nguyên nhân dẫn đến sản phẩm bị lỗi
là do đâu, trách nhiệm thực sự thuộc về ai.
+ Nếu là do tổ sản xuất 1 sản xuất không đạt yêu cầu thì tổ trưởng tổ sản xuất 1 sẽ phải
chịu trách nhiệm vấn đề này.
+ Sản phẩm bị lỗi không thể giao cho khách hàng vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của
doanh nghiệp.
22
Gia công thử
để định mức
NVL.
Gia công vật
liệu bao gồm:
giáp mẫu, cắt
vải, rải truyền.
Đóng gói bao
bì, kẻ ký mã
hiệu, kiểm tra
chất lượng.
Tính toán các
khoản chi phí
thù lao gia
công.
+ Nếu sản xuất lại sẽ tốn kinh phí lớn cho doanh nghiệp. Do đó nếu lỗi sản phẩm đó là
không lớn, có thể khắc phụ sửa chữa được thì sẽ không cần phải sản xuất lại.
• Tài trợ rủi ro:
+ Dùng quỹ dự phòng, kiểm tra khắc phục lỗi sản phẩm.
+ Huy động vốn, tăng cường sản xuất bù đắp lượng sản phẩm thiếu hụt.
3.3.3. Quản trị rủi ro quá trình xuất khẩu hàng may mặc gia công.
a. Quy trình xuất khẩu hàng gia công may mặc sang thị trường Nhật Bản.
Công Ty chỉ gia công các mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng nên chỉ nhận
được khoản tiền công gia công thích ứng theo hợp đồng gia công đã ký. Các hợp đồng
gia công của Công Ty thường thực hiện theo điều kiện FOB Hải Phòng nên không
phải thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm tránh được nhiều rủi ro hơn. Theo yêu
cầu của phía đối tác nên Công Ty thường thực hiện theo quy trình xuất khẩu sau:
Sơ đồ 3.3. Quy trình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
b. Quy trình quản trị rủi ro XK hàng may mặc
• Nghiên cứu, nhận dạng và phân tích rủi ro trong xuất khẩu hàng.
• Mối hiểm họa:
+ Chậm trễ việc giao hàng.
+ Do kinh tế thị trường bất ổn nên tiền công gia công tăng nhưng Công Ty phải tự bỏ
chi phí phát sinh thêm để tra người lao động.
+ Giao không đủ số lượng hàng hoặc không đúng chất lượng hàng hóa mà khách hàng
yêu cầu.
+ Xuất hiện mốc, các côn trùng ký sinh trên hàng hóa gây kém chất lượng.
+ Các chứng từ HQ nhiều, việc khai tờ khai điện tử thường mất nhiều thời gian nên
gây chậm trễ việc giao hàng tại Cảng.
+ Các thông tin về hàng hóa được giao bị sai lệch gây hiểu lầm.
+ Chậm thanh toán tiền công.
• Mối nguy hiểm:
Khách quan:
+ Do nền kinh tế bất ổn gây khó khăn trong việc xác định tiền công gia công.
+ Thời tiết ở Việt Nam thường nóng ẩm tạo các ký sinh trên quần áo.
+ Quy định Nhà Nước nhiều thủ tục gây rắc rối khi khai tờ khai điện tử và các chứng
từ kèm theo.
Chủ quan:
+ Nghiệp vụ của nhân viên chưa được nâng cao gây thiếu NVL nhập gây chậm trễ việc
giao hàng, khai báo sai lệch thông tin hàng hóa.
23
Làm thủ tục HQ
Tổ chức giao nhận hàng
với phương tiện VT
Thông tin hàng XK
Chuẩn bị hàng
Khiếu nại và giải quyết
Kiểm tra hàng
Quản
trị
rủi ro
+ Nhân viên và công nhân có thái độ chủ quan nên kiểm tra sai về số lượng và chất
lượng.
+ Do trình độ tiếng anh của nhân viên kém nên các chứng từ bằng tiếng anh khai nhầm
làm ảnh hưởng tới quá trình thanh toán tiền gia công bằng L/C.
• Nguy cơ:
+ Mất uy tín của Công Ty, mất khách hàng.
+ Tốn chi phí do phải mua thêm NVL để sản xuất hoặc phải tự bỏ ra để trả tiền lương.
+ Bị khách hàng khiếu nại do thông tin hàng hóa sai lệch ảnh hưởng tới việc thanh
toán tiền công gia công.
+ Bị trả lại hàng do chất lượng giảm sút.
• Đo lường rủi ro.
Dựa trên các thông tin thu thập và phân tích được ở trên tiến hành đo lường rủi ro:
Bảng 3.6. Đo lường mức độ rủi ro khi xuất khẩu
Tần suất
Biên độ
Cao Thấp
Cao - Tốn chi phí - Mất uy tín, mất khách
hàng
Thấp - Bị trả lại hàng - Bị khách hàng khiếu nại
• Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
- Đầu tư đào tạo nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho Công Nhân cũng như nhân viên
trong Công Ty.
- Nâng cao trình độ tiếng anh của nhân viên phòng xuất nhập khẩu để làm tốt và hiểu
rõ các nghiệp vụ xuất khẩu, thanh toán L/C.
- Đầu tư lại cơ sơ vật chất, mua máy móc mới để chất lượng sản phẩm tốt hơn.
- Chủ động thương lượng với cơ quan Hải Quan để giảm thiểu số giấy tờ, chỉ sử dụng
những chứng từ cần thiết để xuất hàng gia công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chi
phí.
• Tài trợ rủi ro.
- Sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp nhằm:
- Nghiên cứu yêu cầu về sản phẩm của khách hàng một cách chi tiết để tạo ra sản
phẩm có chất lượng tốt phù hợp yêu cầu và tiết kiệm chi phí.
- Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn cho công nhân mới vào làm và thường xuyên
tổ chức các đợt thi đua đảm bảo chất lượng về hàng hóa và nâng cao số lượng đầu ra
của sản phẩm.
3.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện HĐGC hàng
may mặc XK sang thị trường Nhật Bản.
24
Hoạt động gia công có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, sản
xuất của Công Ty bởi gia công cung cấp việc làm cho người lao động và một phần lợi
nhuận cho Công Ty. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động gia công rất dễ
phát sinh rủi ro gây thiệt hại cho Công Ty về tài chính, uy tín. Nhận biết được vai trò
của hoạt động gia công cũng như công tác ngăn ngừa rủi ro, trong nhiều năm qua
Công Ty đã hạn chế được nhiều rủi ro, tổn thất phát sinh. Tuy vậy, quá trình thực hiện
của Công Ty vẫn còn hạn chế làm cho một số hợp đồng chưa thành công.
3.4.1. Kết quả đạt được
Nhìn chung, công tác tổ chức thực hiện hợp đồng tại Công Ty khá tốt, số lượng
các hợp đồng, doanh thu xuất khẩu tăng theo mỗi năm. Thị trường xuất khẩu không
ngừng được mở rộng, từ những thị trường ban đầu như Nhật Bản, Mỹ, một số nước
Châu Âu, Công Ty luôn đảm bảo tiến độ thực hiện công việc và xử lý các sự cố xảy ra.
Đối với các hợp đồng thực hiện có số lượng lớn thì phải mất khoảng 3 tháng có thể
xong được hợp đồng. Kết quả thực hiện hợp đồng được thể hiện
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện hợp đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số hợp đồng ký kết 40 45 47
Số hợp đồng thực hiện 37 42 46
Tỷ lệ 92.5% 93.3% 97.8%
Số hợp đồng sai xót 4 5 2
Tỷ lệ 10.8% 12% 4.34%
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu, năm 2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ các hợp đồng được thực hiện so với hợp
đồng ký kết ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ lệ hợp đồng có sai sót so với hợp
động được thực hiện giảm đi. Điều này chứng tỏ trình độ, kinh nghiệm của các nhân
viên đã được tăng lên. Đến năm 2011, số hợp đồng có sai sót chỉ còn 2 hợp đồng,
chiểm tỷ lệ 4.34%, đây là tỷ lệ nhỏ và có thể chấp nhận được.
Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro ngày càng được đề cao trong khâu tổ chức
thực hiện hợp đồng. Số hợp đồng xảy ra rủi ro ngày càng ít hơn. Hầu như Công Ty
không gặp rủi ro trong khâu khai báo thủ tục hải quan, nhận hàng trong khâu nhập
khẩu NVL và trong khâu sản xuất. Các rủi ro chủ yếu phát sinh trong hoạt động xuất
khẩu hàng may mặc.
3.4.2. Hạn chế và tồn tại
a. Hạn chế về nghiệp vụ
• Hạn chế trong thực hiện hợp đồng
Thứ nhất là L/C: Công tác mở L/C nhiều khi không đúng như trong quy định tại
hợp đồng Thời gian này là khá dài để mở một L/C. Những trường hợp này phần lớn
là các khách hàng đã có mối quan hệ lâu năm với công ty nên muốn lợi dụng mối quan
hệ để kéo dài thời gian mở L/C.
Thứ hai là việc mua bảo hiểm. Phần lơn hợp đồng được ký kết theo điều kiện
FOB Hải Phòng nên công ty không phải mu bảo hiểm. Trong các trường hợp khác thì
việc mua bảo hiểm rất qua loa đại khái. Việc chọn ddieuf kiện bảo hiểm chỉ là ước
chừng mà ít khi dựa trên cơ sở thực tế.
25