Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Một số mô hình phân tích biến động giá vàng việt nam trong năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.99 KB, 57 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp
trêng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
khoa to¸n kinh tÕ
o0o
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
§Ò tµi:
Một số mô hình phân tích biến động giá vàng Việt Nam
trong năm 2011
Gi¸o viªn híng dÉn : THS. BÙI DƯƠNG
HẢI
Sinh viªn thùc hiÖn : NGUYỄN THÀNH
LỢI
MSSV : CQ501598
Líp : TOÁN KINH TẾ 50
Hµ Néi - 2012
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
2
Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
1. Tổng quan về vàng 5
1.1 Giới thiệu về kim loại vàng 5
1.2 Sử dụng và ứng dụng của vàng 6
2. Lý thuyết kinh tế lượng 7
2.1 Kiểm tra tính dừng của chuỗi và biến đổi chuỗi không dừng thành chuỗi dừng 7
2.1.1 Kiểm tra tính dừng của chuỗi 8
2.1.2 Biến đổi chuỗi không dừng thành chuỗi dừng 8
2.2 Mô hình hồi quy 8
2.3 Mô hình ARIMA 10
2.2 Ảnh hưởng của tỷ giá 18


2.3 Ảnh hưởng giá dầu 20
2.4 Ảnh hưởng của thị trường chứng khoán 21
1.1.2 Biến đổi chuỗi GVN thành chuỗi dừng 24
1.2.2 Biến đổi chuỗi GW thành chuỗi dừng 25
2. Xây dựng mô hình phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam 27
2.1 Mô hình tự hồi quy của giá vàng Việt Nam 27
2.2 Mô hình hồi quy một số yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam 32
2.2.1 Mô hình 1: Phương trình hồi quy tổng thể GVNt theo GWt, UVt là: 32
2.2.2 Mô hình 2: Phương trình hồi quy tổng thể GVNt theo GWt là: 33
3. Mô hình ARIMA 37
3.1 Nhận dạng mô hình 37
3.2.Ước lượng mô hình ARIMA cho chuỗi giá vàng thế giới 38
3.2.1 Mô hình 1 38
3.2.2 Mô hình 2 39
3.2.3 Mô hình 3 42
3.2.4 Mô hình 4 46
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
3
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2.5 Mô hình 5 50
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC Error: Reference source not found
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Hình 1: Đồ thị so sánh giá vàng Việt Nam trong năm 2010 và 2011
Hình 2: Đồ thị giá vàng Việt Nam quý 1 năm 2011
Hình 3: Đồ thị giá vàng Việt Nam quý 2 năm 2011
Hình 4: Đồ thị giá vàng Việt Nam quý 3 năm 2011
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
4

Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 5: Đồ thị giá vàng Việt Nam quý 4 năm 2011
Hình 6: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới trong
năm 2011
Hình 7: Đồ thị thể hiện mới quan hệ giá vàng Việt Nam và tỷ giá trong năm 2011
Hình 8: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giá vàng Việt Nam vag giá dầu thế giới trong
năm 2011
Hình 9: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giá vàng Việt Nam và HNX
Hình 10: Đồ thị giá vàng Việt Nam trong năm 2011
Hình 11: Đồ thị giá vàng thế giới trong năm 2011
Hình 12: Đồ thị tỷ giá USD/VND trong năm 2011
Hình 13: Chuỗi phần dư E2 của mô hình
Hình 14: Chuỗi phần dư E3 của mô hình
Hình 15: Chuỗi phần dư E4 của mô hình
Hình 16: Chuỗi phần dư E5 của mô hình
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường Vàng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng luôn là nơi
hấp dẫn các tổ chức và cá nhân đầu tư bởi mức sinh lợi cao của nó và được coi là
một kênh đầu tư truyền thống và rất quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay. Tuy
nhiên, đây cũng là một hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nắm bắt được xu
hướng vận động và dự báo được giá vàng là chìa khóa để trở thành nhà đầu tư
thành công.
Đề tài này nhằm mục tiêu tìm hiểu trong giai đoạn 2011 vàng chịu tác động bởi
những yếu tố gì. Giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ và nắm bắt được xu hướng biến động
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
5
Chuyên đề tốt nghiệp
của giá vàng để nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận và giảm thiểu
những rủi ro trong việc kinh doanh vàng. Khóa luận còn nhằm tìm ra quy luật biến
động của giá vàng trong mối quan hệ mật thiết với hai yếu tố: giá trị của đồng

USD và giá vàng thế giới, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá vàng như
thị trường chứng khoán, tình hình lạm phát, tâm lý đám đông và thói quen… Từ
đó giải thích sự biến động mang tính chất đột biến của giá vàng trong thời gian
qua, đồng thời đưa ra dự đoán cho giá vàng.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến động của giá vàng Việt Nam. Phạm
vi nghiên cứu là giá vàng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1/1/2011 đến tháng
31/12/2011. Phạm vi nghiên cứu chỉ trong năm 2011 nhằm mục đích tìm hiểu xem
nguyên nhân gì năm 2011 là năm tăng kỷ lục của giá vàng Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các kiến thức kinh tế lượng: mô hình hồi quy
và mô hình ARIMA
+ Nội dung của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài luận được chia
làm ba chương
Chương I: Tổng quan về vàng và phương pháp luận
Chương II: Phân tích sự biến động của giá vàng Việt Nam trong năm 2011.
Chương III: Xây dựng mô hình phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng
Việt Nam trong năm 2011
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1. Tổng quan về vàng
1.1 Giới thiệu về kim loại vàng
- Vàng là một loại khoáng sản quí, có những tính chất đặc biệt, mầu vàng và rất
bền vững trong thiên nhiên nên được sử dụng từ lâu, trở thành một loại hàng hóa,
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
6
Chuyên đề tốt nghiệp
là báu vật, là nguồn dự trữ. Phạm vi sử dụng của vàng rất rộng rãi, không chỉ trong
công nghiệp mà còn trong đời sống xã hội.
- Vàng tên la tinh: aurum, ký hiệu au, là nguyên tố hoá học nhóm I hệ thống tuần
hoàn Mendêlêép, số thứ tự 79, khối lượng nguyên tử 197,967. Hàm lượng trong vỏ

trái đất chiếm 4,3 x 10E-7% khối lượng, là kim loại mầu vàng, dễ dát mỏng và kéo
dài nhất so với tất cả các kim loại, có thể dát thành tờ mỏng 1.10E-5mm. Vàng có
độ dẫn điện cao, là thành phần của nhiều hợp kim có độ nóng chảy thấp hơn,
nhưng độ cứng thì cao hơn vàng. Vàng được dùng chủ yếu để chế tác đồ trang sức
và tích trữ tiền tệ, dùng trong các ngành kỹ thuật cao.
- Đơn vị vàng thường dùng: 1 Ounce ~ 8.3 chỉ ~ 31.103gram, 1 ct ~ 0.053 chỉ ~
0.2gram, 1 lượng = 1 cây = 10 chỉ = 37.5gram, 1 chỉ = 10 phân = 3.75 gram, 1
phân = 10 ly = 0.375 gram, 1 ly = 10 zem = 0.0375 gram, 1 zem= 10 mi = 0.00375
gram.
- Đơn vị đo lường và Cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước: Các đơn
vị đo lường của Vàng trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng
được tính theo đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng
37,50 gram. Một chỉ bằng 1/10 cây vàng. Trên thị trường thế giới, vàng thường
được tính theo đơn vị là ounce hay troy ounce. 1 ounce tương đương 31.103476
gram
1.2 Sử dụng và ứng dụng của vàng
Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng
thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại khác.
Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền
kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước. Vì tính dẫn điện tốt,
tính kháng ăn mòn và các kết hợp lí tính và hóa tính mong muốn khác, vàng nổi
bật vào cuối thế kỉ 20 như là một kim loại công nghiệp thiết yếu.
- Vàng với vai trò là một loại tiền tệ: Vàng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế
giới như một phương tiện chuyển đổi tiền tệ, hoặc bằng cách phát hành và công
nhận các đồng xu vàng hay các số lượng kim loại khác, hay thông qua các công cụ
tiền giấy có thể quy đổi thành vàng bằng cách lập ra bản vị vàng theo đó tổng giá
trị tiền được phát hành được đại diện bởi một lượng vàng dự trữ.
- Đầu tư: Trong các kim loại quý, vàng là một kênh đầu tư phổ biến nhất. Các nhà
đầu tư mua vàng để dự trữ và là địa chỉ an toàn trước những biến động về kinh tế,
chính trị, xã hội hoặc khủng hoảng tiền định danh (fiat money) (bao gồm cả sự suy

Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
7
Chuyên đề tốt nghiệp
giảm của thị trường đầu tư, nợ quốc gia đang gia tăng, suy thoái tiền tệ, lạm phát,
chiến tranh và bất ổn xã hội). Thị trường vàng cũng bị ảnh hưởng bởi sự đầu cơ
như các hàng hóa khác, đặc biệt thông qua sử dụng những hợp đồng tương lai
(futures contract) và hàm phiếu. Lịch sử của bản vị vàng, vai trò của dự trữ vàng
trong các ngân hàng trung ương, sự tương quan thấp của vàng với giá cả của các
hàng hóa khác, và giá cả của nó liên quan đến tiền định danh trong cuộc khủng
hoảng tài chính 2007-2010, cho thấy vàng có nhiều đặc điểm của tiền.
- Nữ trang: Vàng là kim loại có tính bền cao và đẹp nên được sử dụng nhiều để
làm đồ trang sức. Vì tính mềm của vàng nguyên chất, nó thường được pha trộn với
các kim loại căn bản khác để sử dụng trong công nghiệp nữ trang, làm biến đổi độ
cứng và tính mềm, điểm nóng chảy, màu sắc và các đặc tính khác.
- Y tế: Thời Trung Cổ, vàng thường được xem là chất có lợi cho sức khoẻ, với
niềm tin rằng một thứ hiếm và đẹp phải là thứ tốt cho sức khoẻ. Ở thời hiện đại,
tiêm vàng đã được chứng minh là giúp làm giảm đau và sưng do thấp khớp và lao.
- Công nghiệp: Vàng có thể được chế tạo thành sợi chỉ và được dùng trong thêu
thùa, Vàng tạo màu đỏ sâu khi được dùng làm tác nhân màu trong ngành thuỷ tinh.
Vàng mềm và có thể uốn, có nghĩa nó có thể được chế tạo thành sợi dây rất mỏng
và có thể được dát thành tấm rất mỏng gọi là lá vàng. Vàng tạo màu đỏ sâu khi
được dùng làm tác nhân màu trong ngành thuỷ tinh. Trong chụp ảnh, các chất liệu
màu bằng vàng được dùng để chuyển đổi màu của các điểm trắng và đen trên giấy
ảnh thành màu xám và xanh, hay để tăng sự ổn định của chúng. Được dùng trong
in tông nâu đỏ, chất màu vàng tạo ra các tông đỏ. Kodak đã công bố các công thức
cho nhiều kiểu tông màu từ vàng, sử dụng vàng như chloride.
- Ngoài ra vàng còn được ứng dụng trong các ngành thực phầm và đồ uống, điện
tử, hóa học…

2. Lý thuyết kinh tế lượng

2.1 Kiểm tra tính dừng của chuỗi và biến đổi chuỗi không dừng thành chuỗi
dừng
Tất cả chuỗi thời gian dùng cho tính toán đều phải dừng nên ta kiểm tra tính
dừng của từng chuỗi và biến đổi chuỗi không dừng thành chuỗi dừng.
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
8
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.1 Kiểm tra tính dừng của chuỗi
Ta dùng kiểm định nghiệm đơn vị Dickey-Fuller:
Xét mô hình Y
t
= ρY
t-1
+U
t
với U
t
là nhiễu trắng.
Nếu ρ=1 thì Y
t
là bước ngẫu nhiên và không dừng. Do đó để kiểm định tính
dừng của Y
t
ta kiểm định giả thiết:
H
0
: ρ=1 (chuỗi không dừng)
H
1
: ρ<1 (chuỗi dừng)

Ở đây ta không thể sử dụng kiểm định t vì Y
t
có thể là chuỗi không dừng. Trong
trường hợp này ta sử dụng tiêu chuẩn kiểm định DF như sau:
Phân phối theo quy luật DF
Nếu ta bác bỏ giả thiết H
0
và kết luận chuỗi dừng.

2.1.2 Biến đổi chuỗi không dừng thành chuỗi dừng
Xét bước ngẫu nhiên: Y
t
=Y
t-1
+U
t
với U
t
là nhiễu trắng.
Ta lấy sai phân cấp 1 của Yt: D(Y
t
)=Y
t
-Y
t-1
=U
t
. Trong trường hợp này D(Y
t
) là

chuỗi dừng vì U
t
là nhiễu trắng.
Trường hợp tổng quát, với mọi chuỗi thời gian nếu sai phân cấp 1 của Y
t
chưa
dừng ta tiếp tục lấy sai phân cấp 2, 3… Các nghiên cứu đã chứng minh luôn tồn tại
một giá trị d xác định để sai phân cấp d của Y
t
là chuỗi dừng. Khi đó Y
t
được gọi
là tích hợp bậc d.
Sai phân cấp d được lấy như sau:
+ Sai phân cấp 1 của Yt: D(Y
t
)=Y
t
-Y
t-1
+ Sai phân cấp 2: D(D(Y
t
))=D
2
(Y
t
)=(Y
t
-Y
t-1

)-(Y
t-1
-Y
t-2
)
+ Sai phân cấp d: D(D
d-1
(Y
t
))
2.2 Mô hình hồi quy
Giả sử Y và X
1
, X
2
, X
3
,…
,
X
k
là các biến số thể hiện một tổng thể nào đó với Y
là biến phụ thuộc và
Χ
1,
Χ
2,
Χ
3,…
, Χ

k là biến độc lập. Mô hình hồi quy tuyến tính thể
hiện mối quan hệ gữa biến Y và các biến X
1
, X
2
, X
3
,…
,
X
k
có dạng như sau:
Y=


β
1
X
1
+
β
2
X
2
+
β
3
X
3
+

β
4
X
4
+ +
β
k
X
k
+ u
Biến phụ thuộc: là biến số mà ta đang quan tâm đến giá trị của nó, thường ký
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
9
Chuyên đề tốt nghiệp
hiệu là Y và nằm ở vế trái của phương trình. Biến phụ thuộc còn được gọi là biến
được giải thích (explained variable) hay biến phản ứng (responsed variable).
Biến độc lập: là biến số được cho là có tác động đến biến phụ thuộc, thường ký
hiệu là X và nằm ở vế phải của phương trình. Biến độc lập còn được gọi là biến
giải thích (explanatory variable) hay biến điều khiển (control variable).
Sai số ngẫu nhiên, thường được ký hiệu là u, là yếu tố đại diện cho các yếu tố
có tác động đến biến Y, ngoài X. Trong mô hình ta không có các quan sát về nó, vì
thế đôi khi u còn được gọi là sai số ngẫu nhiên không quan sát được. Do đó, để
hàm hồi quy có ý nghĩa, ta cần đưa ra giả thiết cho thành phần này. Giả thiết được
đưa ra là: tại mỗi giá trị của X thì kỳ vọng của u bằng 0: E(u|X) = 0.
Các hệ số hồi quy, bao gồm
β
1


β

2
,
β
3
…,
β
k
thể hiện mối quan hệ giữa các
biến
X và Y khi các yếu tố khác không đổi.

Ứng dụng của phân tích hồi quy: Phân tích hồi quy cho phép
+ Đánh giá tác động của biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ
thuộc.
+ Thực hiện dự báo về giá trị của biến phụ thuộc khi biết giá trị của biến độc
lập.
+ Kiểm nghiệm các lý thuyết kinh tế về mối quan hệ phụ thuộc giữa các biến
số.

Các giả thiết của phương pháp OLS:
+ Giả thiết 1: Mô hình được ước lượng trên cơ sở mẫu ngẫu nhiên kích thước n:
{( X
1i
, X
2i
,…, X
ki
, Y
i
), i = 1,2, ,n}.

+ Giả thiết 2: Kỳ vọng của sai số ngẫu nhiên với điều kiện X bằng 0:
E(u|X) = 0
+ Giả thiết 3: Phương sai của sai số ngẫu nhiên là bằng nhau tại mọi giá trị X
i
var(u |X ) =


Các hiện tượng của mô hình:
+ Đa cộng tuyến
+ Tự tương quan
+ Phương sai sai số thay đổi
+ Định dạng mô hình
+ Phân phối chuẩn
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
10
Chuyên đề tốt nghiệp
2.3 Mô hình ARIMA
Mô hình Trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi quy ARIMA dựa trên triết lý
“hãy để dữ liệu tự nói”, ARIMA có được tính linh hoạt và tiết kiệm hơn hẳn các
phương pháp khác, đồng thời tính hiệu quả của ARIMA trong công tác dự báo
cũng đã được thực tế chứng minh.
Tất cả những điều ấy mang đến cho ARIMA một vị thế nhất định trong lĩnh
vực nghiên cứu định lượng và ngày càng trở nên thông dụng hơn.
Phương pháp phân tích
Cơ chế để sản sinh ra Y không chỉ là AR hoặc MA mà có thể kết hợp cả hai yếu
tố này. Khi kết hợp cả hai yếu tố ta có quá trình gọi là quá trình trung bình trượt và
tự hồi quy. Y
t
là quá trình ARMA(1,1) nếu Y có thể biểu diễn dưới dạng:
Y

t
= a
0
+a
1
Y
t-1
+ b
0
u
t
+ b
1
u
t-1

Tổng quát, Y
t
là quá trình ARIMA(p,q) nếu Y có thể biểu diễn dưới dạng:
Y
t
= a
0
+a
1
Y
t-1
+a
2
Y

t-2
+…+a
p
Y
t-p
+…+ b
0
u
t
+ b
1
u
t-1
+…+b
q
u
t-q
Áp dụng mô hình ARMA (p,q) cho chuỗi sai phân bậc d (d=1,2…) thì chúng ta
có quá trình ARIMA(p,d,q).
Có 2 phương pháp cơ bản để đánh giá sự phù hợp của mô hình ARIMA để mô
tả một chuỗi thời gian cho trước: phương pháp BOX-JENKINS và phương pháp
lựa chọn tổ hợp các tham số (p,q). Ở đây, ta sẽ sử dụng phương pháp BOX-
JENKINS để thực hiện đánh giá.
Phương pháp BOX-JENKINS gồm 4 bước: định dạng mô hình, ước lượng các
tham số, kiểm định và dự báo. Ba bước đầu được lặp đi lặp lại cho đến một lúc
nào chúng ta có một mô hình tốt.
1. Định dạng mô hình-xác định các tham số d, p, q
Định dạng mô hình tức là phải tìm ra các giá trị d, p, q. Để tìm được d phải
dùng kiểm định JB, kiểm định nghiêm đơn vị DF hoặc ADF. Nếu chuỗi ban đầu
không dừng, khi đó ta tính sai phân cấp I. Tiếp tục kiểm định tính dừng. Từ chuỗi

dừng nhận được, ta phải tìm các giá trị p và q, hay nói khác đi phải định dạng mô
hình ARMA cho chuỗi dừng.
2. Ước lượng mô hình
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Sau khi định dạng mô hình, ta tiến hành ước lượng các tham số của mô hình
bằng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS)
3. Kiểm định
Có nghĩa là xem xét các mô hình đưa ra có tốt hay không, bằng các tiêu chuẩn sau.
- Kiểm tra vòng tròn nghiệm
- Kiểm định phần dư
+ Kiểm định Khi- bình phương dựa trên thống kê Q của Box-Pierce
+ Kiểm định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test
- Tiêu chuẩn R-squared, Akaike, Schwarz, Log likelihood
- Kiểm tra khả năng dự báo
4. Dự báo
Sau khi thực hiện các bước kiểm tra, ta thu được mô hình thích hợp. Từ đó tiến
hành ước lượng mô hình được chọn và dự báo những giá trị mong muốn. Mô hình
ARIMA có tính tin cậy cao trong dự báo ngắn hạn.
3. Dữ liệu dùng cho tính toán và dự báo
Tất cả các dữ liệu dùng cho tính toán và dự báo được Viện nghiên cứu chiến
lược Ngân hàng Nhà nước cung cấp.
Số liệu được lấy từ ngày 1/1/2011-31/12/2011 bao gồm:
+ Giá vàng Việt Nam. Kí hiệu: GVN, đơn vị: triệu đồng/lượng, được lấy
trên sàn SJC
+ Giá vàng thế giới. Kí hiệu: GW, đơn vị: USD/Ounce
+ Tỷ giá USD/VND. Kí hiệu: UV, đơn vị: VND/USD

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VIỆT NAM
TRONG NĂM 2011
1. Diễn biến giá vàng Việt Nam trong năm 2011
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Năm 2010 đánh dấu đỉnh cao của một thập kỷ liền tăng giá liên tục, giá vàng
thế giới lập kỷ lục ấn tượng nhất trong lịch sử là 1.430,95 USD/ounce vào trung
tuần tháng 11/2010, so với mức 1.096 USD ngày đầu năm 2010 (tức tăng 30,5%)
và mức 270 USD cách đây 10 năm (tăng 530%). Tương tự, giá vàng trong nước
cũng đạt đỉnh cao kỷ lục nhất từ trước đến nay là 38,30 triệu đồng/chỉ vào cuối
năm 2010 so với mức giá dưới 20 triệu đồng/lượng vào quý I/2009 (tăng khoảng
200%). Nhưng ở mức giá đấy ở năm 2010 là cao nhưng trong năm 2011 đó lại là
mức giá thấp.
Hình 1: Đồ thị so sánh giá vàng Việt Nam hai năm 2010 và 2011

Trong 3 tháng đầu năm 2011, tưởng chừng như giá vàng sẽ trầm lắng hơn
nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Ngày đầu năm giá vàng còn được giao dịch ở
mức 36,5 triệu đồng/lượng, sau đó giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 35,5 triệu
đồng/lượng. Vào dịp Tết do các nhà đầu tư và người dân ít tập trung vào mặt hàng
này bởi giá vàng thế giới cũng đang xuống thấp. Tuy nhiên, việc giảm giá chỉ là
nhất thời vì chỉ ít ngày sau cơn sốt vàng lại hâm nóng thị trường bằng những đợt
tăng giá mới khiến lượng giao dịch tăng mạnh, chủ yếu là nhu cầu mua tích trữ và
để dành của người dân. Cao điểm vào những ngày 21 và 22 tháng 2, giá vàng đã
tăng lên mức 38,4 triệu đồng/lượng. Thời điểm này nhiều chuyên gia đã từng dự
đoán giá vàng sẽ nhanh chóng tái lập ngưỡng 39 triệu đồng/lượng nhưng rồi đều
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
13
Chuyên đề tốt nghiệp
thiếu chính xác. Và sau đó giá vàng giảm mạnh, duy trì từ 37,1 triệu đồng/lượng

đến 37,3 triệu đồng/lượng vào những ngày cuối tháng 3 do nghị định về quản lý
hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới
xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do và ngăn chặn hiệu quả
các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Chỉ sau vài ngày có thông tin trên, giá
vàng trong nước đồng loạt sụt giảm khá mạnh và chính thức giảm còn 36,6 triệu
đồng/lượng vào lúc 10h sáng ngày 31/3.
Hình 2: Đồ thị giá vàng Việt Nam quý 1 năm 2011
Ở quý 2, xu hướng biến động của giá vàng ngày càng tăng. Khoảng đầu tháng
4/2011, do sự suy yếu của USD, khủng hoảng tài chính châu Âu, bất ổn chính trị
tại Trung Đông và Bắc Phi, lạm phát có xu hướng tăng nên giá vàng thế giới lại
lập kỷ lục mới trên 1.460 USD/ounce, tạo cơ sở cho dự báo mốc 1.500 USD/ounce
đã sắp đến, theo đó, giá vàng trong nước lại vượt qua mốc 37 triệu đồng/lượng.
Chỉ trong vòng vài ngày giữa tháng 4/2011, giá vàng thế giới liên tục xô đổ các
ngưỡng cản 1.470 rồi 1.480 USD/ounce. Cơn sốt vàng trên thế giới không dừng lại
khi ngưỡng cản dự báo 1.500 USD/ounce bị xô đổ ngày 20/4/2011 rồi mốc 1.550
USD/ounce cũng bị vượt qua 1 tháng sau đó. Theo đó, giá vàng tại Việt Nam lại
vượt mốc 38 triệu/lượng. Vào 23/6/2011 giá vàng đạt ở đỉnh điểm ở giá 38,12
triệu đồng một lượng .
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 3: Đồ thị giá vàng Việt Nam quý 2 năm 2011
Ở quý 3: Giữa tháng 7/2011, giá vàng lại tăng lên 38,6 triệu đồng/lượng khi giá
thế giới xấp xỉ 1.570 USD/ounce. Ngày 14/7/2011, ngưỡng kỷ lục 39 triệu
đồng/lượng chính thức bị phá khi giá vàng thế giới áp sát 1.600 USD/ounce rồi
ngưỡng 39,5 triệu đồng/lượng cũng không còn vào ngày 19/7/2011. Khi giá thế
giới lập kỷ lục 1.624 USD/ounce thì giá trong nước cũng nhanh chóng tăng rồi
vượt qua mốc 40 triệu đồng/lượng ngày 25/7/2011. Sang đầu tháng 8/2011, giá
vàng lên sát 41 triệu đồng/lượng khi vàng thế giới vượt qua 1.660 USD/ounce.
Tiếp đó, sau những biến động của kinh tế Mỹ, giá vàng thế giới tăng cao lên sát

1.700 USD/ounce và giá vàng Việt Nam tăng 3,5 triệu đồng mỗi lượng trong ngày
8/8/2011 lên tới 44,2 triệu đồng/lượng - cao hơn giá thế giới tới 2 triệu đồng/lượng
- rồi lại rơi về 43,2 triệu đồng/lượng ngay trong ngày. Sang ngày 9/8/2011, giá
vàng lại lên sát 45 triệu đồng/lượng.
Nỗi lo khủng hoảng nợ công của châu Âu và suy giảm tăng trưởng ở Mỹ hỗ trợ
mạnh cho thị trường vàng quốc tế. Ngày 23/8/2011, giá vàng thế giới vượt 1900
USD/ounce và giá vàng trong nước cũng vọt lên 48,6 triệu đồng/lượng rồi vượt 49
triệu đồng/lượng. Sang ngày 24/8 giá vàng giảm mạnh xuống 47,6 triệu đồng với
mức giảm gần 1,5 triệu đồng một lượng do đà giảm mạnh trên thị trường thế giới
khi các nhà đầu tư ào ạt bán với giá thế giới xuống sát 1.820 USD một ounce, mất
gần 90 USD so với đỉnh cao.
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
15
Chuyên đề tốt nghiệp
Đến cuối tháng 9/2011, thị trường vàng Việt Nam lại chứng kiến cảnh hỗn loạn
đội mưa để bán vàng khi giá vàng lao dốc xuống 41 triệu đồng/lượng.
Hình 4: Đồ thị giá vàng Việt Nam quý 3 năm 2011
Ở quý 4: Đến cuối tháng 10/2011 giá vàng lại đột ngột đảo chiều lên 1.700
USD/ounce sau hơn một tháng dao động trong vùng 1.600 USD/ounce khiến cho
vàng trong nước lại leo lên 45 triệu đồng/lượng. Khép lại một năm đầy biến động,
giá vàng cuối năm 2011 dao động nhẹ quanh mốc 1.600 USD/ounce trên thị
trường quốc tế và dao động quanh 42 triệu đồng/lượng trên thị trường Việt Nam.
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 5: Đồ thị giá vàng Việt Nam quý 4 năm 2011
Nhìn từ các mức giá trên cho thấy, nếu như vào thời điểm đầu năm 2011, mức
giá 38 triệu đồng/lượng có thể là cao, thì giờ đây cuối năm, ngưỡng 42 triệu
đồng/lượng lại được coi là mức giá thấp khiến nhiều người đổ xô đi mua. Trong
suốt một năm, giá vàng trải qua những biến động đầy kịch tính.

2. Nguyên nhân biến động giá vàng Việt Nam trong năm 2011
2.1 Ảnh hưởng của giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư vàng Việt
Nam. Xu hướng tăng của giá vàng thế giới luôn cùng chiều với xu hướng tăng của
giá vàng Việt Nam. Qua đồ thị ta sẽ thấy rõ hơn về điều này.
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 6: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới trong
năm 2011
- Giá vàng thế giới là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong giá vàng
Việt Nam. Thông qua giá nhập khẩu vàng Việt Nam ta cũng có thể định hình được
giá vàng Việt Nam.
Giá vàng nhập = (Giá vàng TG + 3 USD/Ounce)/8.2943 x Tỷ giá USD bán ra
ngân hàng tại thời điểm = Đồng/chỉ.
Sau đây là một ví dụ để ta có thể hiểu rõ hơn về công thức tính giá vàng nhập.
import gold price
Với giả thiết ta có:
- 1 ounce = 8.2943 chỉ
- 3 USD/Ounce cước vận chuyển
- Giá vàng thế giới tại thời điểm: 1.790 USD/Ounce
- Tỷ giá USD tại thời điểm (tỷ giá USD bán ra ngân hàng):21.000VND/USD
- Chi hải quan: 4.600.000 đ/lô hàng
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
18
Chuyên đề tốt nghiệp
- Phí Công ty dịch vụ mặt đất Hàng Không: 2.980.000 đ/lô hàng
- Phí dập vàng miếng SJC: 5000 đ/chỉ
- Phí vốn, vận chuyển và phí khác: 15.000 đ/chỉ
+ Giá nhập chưa bao gồm phí trong nước

Giá vàng nhập về = (1.790 USD/OZ + 3USD/OZ)/8.2943 chỉ x 21.000 =
4.540.000 đ/chỉ
+ Giá bao gồm các loại phí
Ví dụ: nhập khẩu 100kg = 26.666 chỉ nguyên liệu tạm tính như sau
Giá bao gồm phí = (4.600.000 đ/lô hàng +2.980.000 đ/lô hàng)/26.666 chỉ +
4.540.000 đ/chỉ + 5000 đ/chỉ + 15.000 đ/chỉ = 4.560.285 đ/chỉ
+ Phí thử vàng: không quy định chỉ (theo miếng to nhất khoảng 1 kg): 10.000 đ/10
lần thử
+ Phí phân kim vàng nguyên liệu: Tùy thuộc vào tuổi vàng là bao nhiêu, vàng
càng thấp tuổi thì khi phân kim về vàng cao tuổi phí càng cao
Ví dụ: Vàng có hàm lượng tuổi dưới 99.9% phân kim quy đổi về 99.9%
- Công phí phân kim: 1.000 đ/chỉ
- Hao tuổi vàng bình quân và phí khác: 14.000 đ/chỉ
2.2 Ảnh hưởng của tỷ giá
Tỷ giá USD/VND cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến giá vàng
Việt Nam. Nhưng ảnh hưởng của tỷ giá lên giá vàng lại ko rõ ràng. Như giá vàng
thế giới xu hướng tăng thì giá vàng Việt Nam cũng tăng và ngược lại, nhưng ở tỷ
giá lại khác. Tỷ giá tác động bởi nhiều hướng khác nhau, lúc tỷ giá tăng giá vàng
có thể tăng hoặc giảm giựa vào tác động nào lớn hơn.
Tỷ giá và giá vàng là hai kênh đầu tư nên khi có tiền nhà đầu tư sẽ lựa chọn một
trong hai kênh hoặc cả hai kênh đầu tư. Khi thị trường nào tốt nhà đầu tư sẽ cảm
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
19
Chuyên đề tốt nghiệp
thấy có cơ hội kiếm lợi nhuận trên kênh đầu tư đấy, và giảm đầu tư và kênh thị
trường kia.
Hình 7: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giá vàng Việt Nam và tỷ giá trong năm 2011
Vì là một loại hàng hóa nên giá vàng cũng bị ảnh hưởng,tác động bởi các đồng
tiền nội tệ và ngoại tệ mua nó mà ở đây chủ yếu là đồng USD. Chính vì thế, việc
giao động đồng USD cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá vàng.

Hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do đó
theo thông lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường
được định giá theo USD và vàng cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, bất cứ tác
động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng USD thì cũng tác động trực tiếp đến biến
động giá cả của vàng.


Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
20
Chuyên đề tốt nghiệp
2.3 Ảnh hưởng giá dầu

Hình 8: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giá vàng Việt Nam và giá dầu thế giới trong
năm 2011
Sự tương quan trong biến động giá cả giữa các loại hàng hóa trên thị trường là
điều không tránh khỏi, nhất là các loại hàng hóa cùng được định giá bằng một loại
tiền tệ, trong đó vàng và dầu là 2 loại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ về giá.
Khu vực khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới được biết đến là vùng
Trung Đông và các nước khu vực này thường dự trữ tài sản dưới dạng vàng, do đó
chính nguồn cung dầu mỏ và nguồn cầu về vàng của khu vực Trung Đông quá lớn,
ảnh hưởng đến giá cả 2 loại hàng hóa này nên nhiều NĐT thường nhìn vào diễn
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
21
Chuyên đề tốt nghiệp
biến giá dầu trong hiện tại và diễn biến được dự đoán trong tương lai của dầu để từ
đó dự đoán cho xu hướng dao động của vàng.
Tuy nhiên, cần có sự phân biệt rằng, vàng và dầu là 2 loại hàng hóa khác nhau,
dĩ nhiên sẽ chịu những tác động khác nhau khi biến động giá cả. Nếu sự biến động
của dầu được đánh giá là đến từ tác động của đồng USD thì dao động giá dầu phần
lớn sẽ diễn biến tương quan với biến động của vàng

Hiện, giá dầu thế giới đứng ở quanh mức 105 USD/thùng, đã tăng gần 7% so
với giá dầu vào những ngày cuối năm 2011. Ở những thời điểm căng thẳng, giá
dầu thô thế giới còn tăng vọt lên mức 109 USD/thùng.
2.4 Ảnh hưởng của thị trường chứng khoán
Hình 9: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giá vàng Việt Nam và HNX trong năm 2011
Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tư có tính chất thay thế cho nhau nên khi
có tiền nhà đầu tư sẽ lựa chọn một trong hai kênh hoặc cả hai kênh đầu tư. Khi thị
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
22
Chuyên đề tốt nghiệp
trường nào tốt nhà đầu tư sẽ cảm thấy có cơ hội kiếm lợi nhuận trên kênh đầu tư
đấy, và giảm đầu tư và kênh thị trường kia.
Năm 2011 là năm thất bại hoàn toàn của thị trường chứng khoán. Những thất
bại còn hơn nhiều so với năm 2010. Vào tháng 12/2009 chỉ số HNX còn giữ được
ở mức 180 điểm. Một năm sau đó hạ xuống chỉ còn 120 điểm. Đến tháng 12 năm
2011, HNX không chỉ đã rơi thẳng dưới mốc 100 điểm mà thực tế chỉ còn đúng
50% giá trị của một năm trước đó.
Ngoài ra giá vàng Việt Nam còn chịu tác động bới nhiều yếu tố khác như ảnh
hưởng của tâm lý đám đông. Tâm lý người tiêu dùng bắt đầu quen với việc tăng
giá cao. Tâm lý đám đông thường xuất hiện khi giá vàng tăng mạnh hoặc giảm
mạnh.


Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
23
Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ VÀNG VIỆT NAM TRONG NĂM 2011

1. Phân tích thống kê số liệu:
Kiểm tra tính dừng của chuỗi dựa vào đồ thị và kiểm định nghiệm đơn vị
Dickey – Fuller. Nếu chuỗi không dừng biến đổi chuỗi không dừng thành chuỗi
dừng bằng cách lấy sai phân của các chuỗi.
1.1 Giá vàng Việt Nam (GVN)
1.1.1 Kiểm tra tính dừng
+ Đồ thị giá vàng Việt Nam (GVN)
Hình 10: Đồ thị giá vàng Việt Nam năm 2011
Nhìn vào các đồ thị của từng chuỗi theo thời gian ta thấy trung bình của nó có xu
hướng tăng hoặc giảm theo từng thời kỳ. Như vậy, có thể suy đoán rằng điều kiện
một bị vi phạm và các chuỗi GVN là chuỗi không dừng.
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
24
Chuyên đề tốt nghiệp
Phương pháp này cho ta cái nhìn trực quan, đánh giá ban đầu về tính dừng của
chuỗi thời gian. Tuy nhiên, với những chuỗi thời gian có xu hướng không rõ ràng,
phương pháp này trở nên khó khăn và đôi khi không chính xác.
+ Kiểm định nghiệm đơn vị Dickey – Fuller:
Kết quả kiểm định chuỗi GVN bằng Eviews cho ta kết quả sau:
GVN t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.174216 0.6866
Test critical values: 1% level -3.448111
5% level -2.869263
10% level -2.570952
Ta có ׀ ׀ = 1.174216 nhỏ hơn tất cả các giá trị ׀
0,01
׀, ׀
0,05
׀ và ׀
0,1

׀ nên ta
chấp nhận giả thiết H
0
: ρ=1 tức GVN là chuỗi không dừng với mức ý nghĩa 1%,
5%, 10%.
1.1.2 Biến đổi chuỗi GVN thành chuỗi dừng
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi sai phân cấp một của GVN
D(GVN)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -16.97338 0.0000
Test critical values: 1% level -3.448161
5% level -2.869285
10% level -2.570963
Ta có ׀ ׀ = 16.97338 lớn hơn tất cả các giá trị ׀
0,01
׀, ׀
0,05
׀ và ׀
0,1
׀ nên sai
phân bậc nhất của GVN là một chuỗi dừng.
1.2 Giá vàng thế giới (GW)
1.2.1 Kiểm tra tính dừng
+ Đồ thị giá vàng thế giới (GW)
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50
25
Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 11: Đồ thị giá vàng thế giới năm 2011
Nhìn vào các đồ thị của từng chuỗi theo thời gian ta thấy trung bình của nó có
xu hướng tăng hoặc giảm theo từng thời kỳ. Như vậy, có thể suy đoán rằng điều

kiện một bị vi phạm và các chuỗi GW là chuỗi không dừng.
+ Kiểm định nghiệm đơn vị Dickey – Fuller:
Kết quả kiểm định chuỗi GW bằng Eview cho ta kết quả sau:
GW t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.447686 0.5591
Test critical values: 1% level -3.448111
5% level -2.869263
10% level -2.570952
Ta có ׀ ׀ = 1.447686 nhỏ hơn tất cả các giá trị ׀
0,01
׀, ׀
0,05
׀ và ׀
0,1
׀ nên ta
chấp nhận giả thiết H
0
: ρ=1 tức GW là chuỗi không dừng với mức ý nghĩa 1%,
5%, 10%.
1.2.2 Biến đổi chuỗi GW thành chuỗi dừng
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi sai phân cấp một của GW
Nguyễn Thành Lợi Lớp: Toán kinh tế 50

×