Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Phân tích và định giá sự biến động của giá dầu bằng phương pháp mô hình hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.29 KB, 73 trang )

Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU 3
1. Thị trường dầu thế giới 3
1.1 Lịch sử biến động của giá dầu trên thế giới giai đoạn trước năm 1981 3
2 . Thực trạng về thị trường dầu Việt Nam 14
2.1. Tổng quan thị trường xăng dầu Việt Nam 14
2.1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm dứt bù
giá, vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường 17
2.1.3. Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay 19
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường dầu Việt Nam 20
O Q 22
Đồ thị 4: Biểu diễn đường cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới 22
2.3 Đánh giá tác động của giá xăng dầu đối với nền kinh tế Việt Nam 31
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CAPM: Mô hình định giá tài sản vốn
2. FED: cục dự trữ liên bang( Hoa kỳ)
3. ECB: ngân hàng trung ương Châu Âu
4. OECD: tổ chưc hợp tác và phát triển kinh tế
5.OPEC: tố chức các nước xuất khẩu dầu lửa
6.CPI: chỉ số giá tiêu dùng
7. APT: lý thuyết định giá cơ lợi
8. OLS: hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU
Bảng 1: Giá các sản phẩm dầu thế giới sáng ngày 02/11/2009
Bảng2: Giá bình quân sản phẩm dầu nửa đầu tháng 11.2010 so với cùng kỳ tháng
10.2010


Bảng 3: Một số hoạt động kinh tế và hàng hoá có tỷ trọng đầu vào là xăng dầu cao
( trên 10%) và mức độ tăng giá sản phẩm sau đợt tăng giá vào tháng 7/ 2008
Bảng 4. Bảng phân tích dữ liệu sơ bộ
Bảng 5. Kiểm định Kickey – Fuller cho (R
j
– R
f
)
Bảng 6. Kiểm định Kickey – Fuller cho (R
m
– R
f
)
Bảng 7. Kết quả ước lượng mô hình (1).
Bảng 8: Kiểm định tự tương quan của mô hình 1
Bảng 9. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình (1).
Bảng10. Kết quả ước lượng mô hình (2).
Bảng 11. Kết quả kiểm định cho mô hình (2).
Bảng 12. Ma trận tự tương quan giữa các biến giải thích của mô hình (2)
Bảng13: Dự báo tỷ suất sinh lợi của chỉ số Libor (R
f
)
Bảng14: Dự báo tỷ suất sinh lợi của chỉ số Dow Jone Oil & Gas Index (R
m
)
Bảng 15. Giá trị dự báo và số liệu thực tế.
Bảng 16. Kết quả ước lượng
Bảng 17. Kết quả kiểm định cho mô hình (3).
Bảng18: giá dầu dự báo khi đưa thêm biến Inf vào mô hình
Bảng 19. Giá trị dự báo của mô hình mới.

Bảng 20: Thông số thống kê của chuỗi số liệu R
j
Bảng 21: Thông số thống kê của chuỗi số liệu R
m
Bảng 22. Thông số thống kê của chuỗi số liệu R
f
Bảng 23. Đồ thị hàm tự tương quan cho (R
j
– R
f
)
Bảng 24. Đồ thị tự tương quan cho (R
m
– R
f
)
Bảng 25. Kết quả ước lượng mô hình gốc.
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
Bảng 26. Kết quả ước lượng khi thêm biến AR(1).
Bảng 27. Kết quả ước lượng khi thêm biến AR(1) và Inf.
Đồ thị 1: Biểu đồ giá dầu thế giới tính từ ngày 3/12/2007 đến ngày 15/12/2008 dựa
trên giá dầu kỳ hạn đóng cửa tại thị trường New York.
Đồ thị 2. Biến động giá xăng dầu và các sự kiện tác động giai đoạn 1986 - 2011.
Đồ thị 3: Biểu diễn đường cung xăng dầu trên thị trường thế giới
Đồ thị 4: Biểu diễn đường cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới
Đồ thị 5: Biểu diễn đường cung - cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới
Đồ thị 6: Biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế
Đồ thị 7: Biểu đồ lược tả ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu
Đồ thị 8: Mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán và β

Đồ thị 9. Biểu đồ chỉ số DJI từ 27/12/2010 – 24/02/2012
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nguồn năng lượng dầu mỏ là một trong những nguồn năng lượng
không thể thiếu, nó chiếm tỷ lệ sử dụng khoảng 40% trong tất cả các nguồn năng
lượng trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn năng lượng có hạn này đang được khai thác
và sử dụng ngày càng nhiều. Theo dự đoán, nguồn năng lượng này chỉ có thể đáp
ứng nhu cầu sử dụng trong vài chục năm nữa. Vì vậy, giá dầu mỏ ngày càng tăng
lên là điều khó tránh khỏi, k€o theo ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của nền kinh tế.
Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO
thì nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bật trong tất cả các
ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh…Trong những năm gần đây, đặc biệt
trong năm 2007 và đầu năm 2008, giá dầu thô thế giới tăng nhanh chóng k€o theo
giá dầu trong nước cũng tăng theo.Giá dầu tăng đã tác động và ảnh hưởng nhiều đến
cuộc sống của người dân, đến quá trình hoạt động của các doanh nghiệp….Vì vậy,
nó tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là một số ngành nghề rất
nhạy cảm với giá xăng dầu như: giao thông vận tải, khai thác thuỷ hải sản….
Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp, hướng giải quyết để
giảm thiểu những tác động tiêu cực do giá xăng dầu tăng. Đó là lý do đề tài nghiên
cứu “Phân tích và định giá sự biến động của giá dầu bằng phương pháp mô
hình hóa” được thực hiện.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên thế giới đã sử dụng rất nhiều mô hình để dự báo tỷ suất sinh lợi cũng
như giá kì vọng của một loại chứng khoán hay giá vàng. Tuy nhiên giá dầu ít khi
được nghiên cứu đến. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải ứng dụng các mô hình
kinh tế - tài chính để xác định rủi ro và giá kì vọng của giá dầu. Đáp ứng tiêu chí
này nên chúng tôi sử dụng mô hình định giá định sản tài chính (Capital Asset

Pricing Model). Mô hình trên đã được kiểm định tại nhiều nước thế giới và khá
thành công.
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
1
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
3.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô hình đầu tư tài chính để hiểu rõ bản chất và điều kiện áp
dụng kết hợp với nghiên cứu các kết quả thực nghiệm trước đó trên thế giới để vận
dụng vào thị trường dầu mỏ. Sử dụng mô hình định giá định sản tài chính một cách
chuyên sâu và những kiến thức về kinh tế lượng cần thiết. Ngoài ra nghiên cứu còn
sử dụng một số phương pháp thống kê cơ bản.
4.Số liệu của mô hình
Nghiên cứu dựa trên mẫu dữ liệu quan sát là chỉ số Dow Jone Oil & Gas
Index của sàn giao dịch chứng khoán New York, lãi suất của trái phiếu chính phủ
Anh kì hạn 12 tháng và giá dầu thô thế giới từ 27/12/2010 đến 24/02/2012.
5. Kết quả mong đợi
Em hi vọng sau khi tìm hiểu, phân tích về sự biến động của giá dầu thì sẽ
giúp em có cái nhìn bao quát hơn về thị trường dầu mỏ ở Việt Nam, từ đó có những
giải pháp kiểm soát ảnh hưởng sự biến động giá xăng dầu thế giới đối với các
doanh nghiệp Việt Nam
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài kết cấu gồm hai chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường dầu
Chương 2: Ứng dụng mô hình CAPM vào phân tích và định giá giá dầu
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của GS-TS Nguyễn Quang
Dong đã giúp em phát triển và hoàn thành đề tài này. Và em xin gửi lời cảm ơn đến
toàn thể các anh chị ban Tổng hợp- Viện chiến lược và phát triển đã giúp em hiểu
sâu thêm thực tế tình hình thị trường dầu.
Mặc dù vậy, do còn có những hạn chế nhất định trong kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn nên chuyên đề của em không tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn. Em

rất mong nhận được những đóng góp, ý kiến của thầy cô và các bạn để em có thể
nâng cao kiến thức và kĩ năng của mình cũng như hoàn thiện chuyên đề này.
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
2
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DẦU
1. Thị trường dầu thế giới
1.1 Lịch sử biến động của giá dầu trên thế giới giai đoạn trước năm 1981
Dầu mỏ là hợp chất hydrocacbon được khai thác từ lòng đất, thường tồn tại
ở thể lỏng và thể khí. Ở thể khí, chúng gồm khí đồng hành và khí thiên nhiên. Khí
thiên nhiên là các hydrocacbon ở thể khí được khai thác từ giếng khoan, chúng bao
gồm cả khí thô và khí ẩm. Khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trong các vỉ dầu dưới
dạng khí hoà tan, được khai thác cùng với dầu thô. Trong bảng tuần hoàn
Menđêleep, các nguyên tố hydro và cacbon có những đặc tính kỳ diệu là trong các
điều kiện nhiệt độ, áp suất không giống nhau, chúng có thể kết hợp và tạo nên
những hợp chất hydrocacbon khác nhau. Con người đã sử dụng đặc tính quý giá,
phong phú này để phục vụ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mình.
Dầu mỏ và các loại khí đốt được coi là ”Vàng đen”,đóng vai trò to lớn trong
kinh tế thế giới. Chúng là một trong những nguyên liệu quan trọng hàng đầu của xã
hội hiện đại chuyên dùng để sản xuất điện và là nguồn nhiên liệu của tất cả các
phương tiện giao thông vận tải cũng như nguyên liệu sản xuất nhiều sản phẩm khác.
Dầu mỏ đem lại lợi nhuận siêu ngạch cao cho các nước đang sở hữu và tham gia
kinh doanh trực tiếp nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Ngày nay, trong cán cân
năng lượng, dầu mỏ vẫn giữ vị trí quan trọng nhất so với các nguồn năng lượng
khác. Cùng với than đá, dầu mỏ và các loại khí đốt khác chiếm tới 90% tổng năng
lượng tiêu thụ toàn cầu.
Thị trường dầu mỏ trên thế giới là nơi diễn ra các hoạt động mua bán,giao
dịch về dầu mỏ giữa các quốc gia. Nó có nhiều đặc điểm chung nhưng cũng có
những điểm hết sức khác nhau so với các thị trường khác.
Thứ nhất, thị trường dầu mỏ là một thị trường lớn do nhu cầu phong phú, đa

dạng về dầu của các quốc gia trên khắp thế giới. Trong khi các nguồn tài nguyên
thiên nhiên không thể tái sinh ngày càng cạn kiệt và những nguồn năng lượng khác
chưa thay thế được vai trò, vị trí chiến lược của dầu mỏ thì nhu cầu về dầu mỏ vẫn
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
3
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
ngày càng tăng với một số lượng lớn các giao dịch mua bán dầu giữa các quốc gia,
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên thế giới.
Thứ hai,đây là thị trường hết sức nhạy cảm với những biến động về kinh tế,
văn hóa, chính trị trên toàn cầu từ đó dẫn đến những biến động trên thị trường dầu
mỏ. Chỉ cần xảy ra sự bất ổn định về mặt chính trị của một trong những nước xuất
khẩu dầu như là sự căng thẳng về chính trị tại Nigieria, các hoạt động phá hoại của
lực lượng chống đối tại Iraq hay sự bất ổn các nguồn cung từ Nga (vụ Yukos) đều
có thể làm chao đảo thị trường dầu mỏ mà kết quả là sự tăng giá dầu lên mức kỷ lục
vào tháng 10/2004.
Thứ ba, thị trường dầu bị chi phối bởi một số các nước xuất khẩu dầu lửa, đây
là các quốc gia xuất khẩu dầu chủ yếu trên thế giới, bao gồm các nước OPEC. Ngày
nay nguồn cung cấp dầu mỏ đã không chỉ tập trung ở khu vực Trung Đông mà còn
ở nhiều nơi khác như:ngoài khơi Angola, Biển Bắc
Từ những năm 1948 đến cuối năm 1957: Đây là giai đoạn chứng kiến sự ổn
định của giá dầu mỏ. Giá dầu dao động trong khoảng từ 2,50 USD đến 3,00 USD.
Nó tăng từ 2,5 USD năm 1948 lên 3 USD năm 1957, nếu tính theo giá năm 2006,
thì tương đương là 17 USD và 18 USD.Từ các năm 1958 đến 1971: Giá dầu ổn định
ở mức 3 USD/thùng ( theo giá 2006 là 17 USD).
Từ những năm 1972-1974: Vào năm 1972, giá dầu thô đạt khoảng
3USD/thùng và cuối năm 1974 đã tăng gấp 4 lần lên mức 12 USD.Cuộc chiến The
Yom Kippur War nổ ra bằng một cuộc tấn công vào Israel bởi Syria và Ai cập vào
ngày 5/10/1973, trong đó Mỹ và nhiều nước phương tây khác đã ủng hộ Israel.
Từ năm 1975 đến 1978: giá dầu trên thế giới không có nhiều biến động, giao
động từ mức 12,21 USD đến 13,55 USD. Khi tính thêm cả lạm phát thì giá dầu

trong những năm này đã giảm nhẹ.
Từ 1979 đến 1981: Sau hàng loạt các sự kiện xảy ra ở Iran và Iraq năm 1979,
1980 đã dẫn tới một thời kỳ tăng giá của giá dầu. Cuộc cách mạng hồi giáo ở Iran
đã gây ra tổn thất khoảng 2 đến 2,5 triệu thùng/ngày từ 11/1978 đến 6/1979.Có
những thời điểm quá trình sản xuất dầu gần như nhưng trệ. Trong khi cuộc cách
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
4
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
mạng ở Iran có vẻ là nguyên nhân làm cho giá dầu sau chiến tranh thế giới thứ 2
tăng cao kỉ lục, thì thực tế lại tác động không nhiều mà chủ yếu là các sự kiện diễn
ra sau đó. Ngay sau cuộc cách mạng, sản lượng đã tăng lên 4 triệu/ngày.
Vào tháng 9/1980, Iraq đã tấn công Iran đang trong thế yếu. Đến tháng
11/1980, tổng sản lượng của cả hai nước là chỉ đạt khoảng 1 triệu thùng/ngày thấp
hơn so với năm trước đó 6,5 triệu thùng/ngày. Vì vậy, sản lượng dầu trên thế giới
thấp hơn 10% so với năm 1979. Cách mạng hồi giáo Iran và cuộc chiến tranh Iran-
Iraq đã làm cho giá dầu tăng hơn 2 lần từ mức 14 USD/ thùng vào năm 1978 lên
35USD/ thùng năm 1981.
1.2 Giai đoạn 1981 - 1998:
Đây là giai đoạn gắn liền với sự can thiệp của OPEC vào giá dầu.Giá dầu thô
tăng cao trong giai đoạn 1979-1981 đã làm cho sản lượng bên ngoài OPEC tăng
mạnh. Từ 1980 đến 1986, sản lượng các nhà cung cấp ngoài OPEC tăng lên 10 triệu
thùng/ngày. Do đó, OPEC đã phải đối mặt với nhu cầu giảm và cung cao hơn từ
các nguồn ngoài tổ chức này.
Từ 1982 đến 1986: OPEC đã cố gắng áp đặt hạn mức sản xuất thấp để bình
ổn giá. Những nỗ lực này đã thất bại liên tiếp khi rất nhiều thành viên của OPEC
sản xuất vượt quá hạn mức. Trong khoảng thời gian này, Ả rập xê út được đại diện
như là nhà sản xuất cơ động nhất để có thể cắt giảm sản lượng nhằm nỗ lực cản trở
sự xuống dốc của giá dầu.Vào 8/1985, Ả rập xê út đã từ bỏ vai trò này, họ gắn giá
dầu thế giới với thị trường giao ngay và tăng mức sản lượng từ 2 triệu thùng/ngày
lên 5 triệu thùng/ngày vào năm 1986. Giá dầu giảm 15USD/thùng (theo giá năm

2006 là 20 USD) vào giữa năm 1986. Tuy giá dầu giảm nhưng doanh thu của Ả rập
xê út vẫn không thay đổi do sản lượng tăng đã bù đắp giá giảm. Vào 12/1986, giá
dầu đứng ở mức 18 USD/thùng.
Từ 1987 đến 1998: Giá dầu giảm từ mức 18 USD đầu năm 1987 xuống mức
dưới 15 USD năm 1988. Giá dầu tăng mạnh từ năm 1988 đến năm1990 (đạt trên 20
USD/thùng) do OPEC đã duy trì mức sản lượng thấpcùng với sự bất ổn gắn với
cuộc tấn công của Iraq vào Kuwait là khởi nguồn cho cuộc chiến tranh vùng
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
5
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
vịnh.Thế giới và nhất là các nước ở Trung Đông đã có quan điểm cứng rắn hơn với
Saddam Hussein khi tấn công Kuwait so với khi tấn công Iran. Tuy nhiên từ sau
1990, do OPEC tăng liên tục sản lượng và nhất là sau cuộc chiến tranh vùng vịnh
giải phóng Kuwait, giá dầu bước vào thời kỳ giảm giá liên tục và ở mức gần 15
USD năm 1994. Sau đó chu kỳ giá lại tăng lên, nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh và
khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng trưởng nhanh. Từ 1990 đến 1997, mức tiêu
thụ dầu thế giới tăng lên ngưỡng 6,2 triệu thùng/ngày trong đó mức tiêu thụ của các
nước châu Á đóng góp 300.000 thùng/ngày cho mức tăng thêm và đã góp phần làm
cho giá dầu tăng trở lại và tiếp tục tăng mạnh và 1997. Sự giảm sút sản lượng của
Nga cũng góp phần làm tăng giá dầu thô. Giữa năm 1990 và 1996,sản lượng của
Nga đã giảm 5 triệu thùng/ngày.Giá dầu tăng lên không k€o dài được lâu và kết
thúc vào năm 1998 khi OPEC đã cố tình làm ngơ hoặc đánh giá thấp tác động của
khủng hoảng kinh tế châu Á.
Vào tháng 12/1997, OPEC tăng hạn ngạch thêm 2.5 triệu thùng/ngày (10%)
có hiệu lực từ ngày 1/1/1998. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế các nước châu Á
đã bị chặn lại. Vào năm 1998,mức tiêu thụ dầu của châu Á Thái Bình Dương đã
giảm lần đầu từ năm 1982.Giá dầu rơi vào vòng xoáy giảm giá khi mà mức tiêu thụ
thấp đi liền với mức sản lượng cao hơn từ OPEC. Trước hoàn cảnh đó, OPEC đã
giảm hạn ngạch 1,25 triệu thùng/ngày vào tháng 4 và tiếp đó là 1,335 triệu
thùng/ngày vào tháng 7. Giá tiếp tục giảm đến hết tháng 12/1998 và đạt ở mức 12

USD/thùng.
1.3 Giai đoạn 1999 đến 2003
Giá dầu tăng trở lại vào đầu năm 1999 khi OPEC cắt giảm tiếp sản lượng thêm
1,719 triệu thùng/ngày vào tháng 4. Từ năm 1998 đến đầu giữa 1999, sản lượng
OPEC đã giảm 3 triệu thùng/ngày và đã làm cho giá dầu tăng lên trên
25USD/thùng. Cùng với vấn đề Y2K và sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ cũng
như thế giới, giá dầu thô tiếp tục tăng vào năm 2000 và đạt mức 35 USD trong
tháng 10/2000 (mức cao nhất tính từ năm 1981). Giữa tháng 4 và 10/2000, OPEC
đã 3 lần tăng hạn ngạch với tổng số 3,2 triệu thùng/ngày, dù vậy vẫn không đủ để
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
6
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
ngăn sự tăng lên của giá dầu. Giá dầu giảm khi OPEC tăng sản lượng thêm 500.000
thùng/ngày bắt đầu từ 1/11/2000.Vào năm 2001, khi nền kinh tế nước Mỹ yếu đi và
sự gia tăng sản lượng của các nước ngoài OPEC đã gây ra áp lực giảm giá dầu.
Trước tình hình đó, OPEC lại một lần nữa cắt giảm liên tiếp sản lượng và tính tới
ngày 1/9/2001, OPEC đã cắt giảm được 3,5 triệu thùng. Bên cạnh đó, nếu không có
cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, sự cắt giảm này của OPEC có thể làm cân
bằng thậm chí là đảo ngược xu thế.Trước cuộc tấn công khủng bố giá dầu đã sụt
giảm mạnh. Giá dầu giao ngay của các nhà trung gian Tây Texas Mỹ đã giảm 35%
vào giữa tháng 11. Trước điều kiện bình thường, sự giảm giá dầu ở mức độ đó sẽ
dẫn tới cắt giảm sản lượng của OPEC nhưng do điều kiện chính trị không phù hợp,
OPEC đã tạm hoãn việc cắt giảm thêm đến tận tháng 1/2002.
Sau tháng 1/2002, OPEC tiếp tục cắt giảm 1,5 triệu thùng/ngày và các nước
ngoài OPEC cũng tham gia vào việc cắt giảm sản lượng trong đó có cả Nga cam kết
mức cắt giảm là 462.500 thùng/ngày. Chính điều này đã đem lại kết quả mong đợi
của OPEC khi mà giá dầu tăng lên 25USD/thùng vào tháng 3/2002.Giữa năm 2002,
các nước ngoài OPEC đã khôi phục mức sản lượng đã cắt giảm nhưng giá vẫn tiếp
tục tăng và dự trữ dầu của Mỹ vẫn đạt mức thấp nhất trong vòng 20 năm.Vào thời
điểm cuối năm, dư cung không còn là vấn đề,cuộc đình công tại Venezuela đã làm

cho sản lượng dầu nước này giảm mạnh nhanh chóng. Trước khi cuộc đình công nổ
ra, Venezuela chưa bao giờ có thể khôi phục mức sản lượng trước đó và luôn đứng
ở mức thấp hơn 900.000 thùng/ngày so với mức cao nhất là 3,5 triệu thùng/ngày.
OPEC tăng sản lượng lên thêm 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1 và tháng 2/2003.
Vào 19/3/2003,sản lượng dầu của Venezuela bắt đầu được khôi phục thì cuộc tấn
công quân sự vào Iraq đã nổ ra. Trong hoàn cảnh đó, trữ lượng dầu ở Mỹ và các
quốc gia OECD vẫn đạt ở mức thấp. Do sự phát triển mạnh của nền kinh tế, nhu
cầu dầu từ Mỹ và các nước châu Á đã tăng một cách chóng mặt.Vì vậy,sự giảm sản
lượng ở Iraq và Venezuela được bù đắp bởi việc tăng sản lượng ở các nước thành
viên khác tuy nhiên vẫn khiến cho mức sản lượng dầu tiềm năng có khả năng sản
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
7
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
xuất giảm. Vào giữa năm 2002, sản lượng dầu tiềm năng đạt 6 triệu thùng/ngày và
giữa năm 2003 đã giảm xuống dưới 2 triệu thùng.
1.4 Giai đoạn 2004 đến nay
Nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới giai đoạn này là rất lớn ( 80 triệu
thùng/ngày) là nguyên nhân chính làm cho giá dầu vượt quá khoảng giá 40-50
USD/thùng. Một yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là sự
phát triển liên tục và nhanh chóng của các nền kinh tế châu Á đi liền với sự tiêu thụ
dầu của các quốc gia này và sự suy yếu của đồng USD. Năm 2005,các trận bão
nhiệt đới đã gây ra tổn thất cho hệ thống lọc dầu của Mỹ và các nước khác, bên
cạnh đó là việc chuyển từ sử dụng hỗn hợp Ête, Butila và Metal sang việc sử dụng
công nghệ ethanol cũng góp phần vào sự tăng giá dầu thô.Một trong những lý do
quan trọng nhất dẫn đến sự tăng lên của giá dầu đó là mức dự trữ dầu ở các nước
tiêu thụ dầu và đặc biệt là ở Mỹ. Trước khi khả năng sản xuất thặng dư thì dự trữ
dầu vẫn là một công việc rất tốt dùng để dự đoán giá dầu trong ngắn hạn.Tuy nhiên
OPEC đã không công khai trong một vài năm do liên quan tới chính sách việc quản
lý dự trữ dầu thô quốc tế. Một trong các lý do mà OPEC cắt giảm sản lượng vào
tháng 11/2006 và 2/2007 là việc dự trữ dầu của các nước thuộc tổ chức phát triển

kinh tế và hợp tác .Sự biến động giá dầu thế giới có thể nói đạt mốc lịch sử nhất là
11/07/2008 khi giá dầu đạt đỉnh 147,27 $/thùng và tác động đến nền kinh tế thế
giới.
Cơn sốc giá dầu thường có các tác động giống nhau tới các nền kinh tế: làm
giảm tốc độ phát triển kinh tế và thậm chí có thể dẫn tới suy thoái khi mà sản lượng
nền kinh tế tăng trưởng âm; làm tăng tỷ lệ lạm phát. Các hoạt động kìm hãm giá dầu
của các nước nhập khẩu dầu như tăng thuế tiêu thụ sẽ làm lợi cho các nhà sản xuất
dầu lớn hơn cho chính phủ các nước này. Theo tính toán của các tổ chức thì nếu dầu
tăng đều đặn trong một năm khoảng 10% sẽ dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng của
Mỹ và G7 khoảng 0,3-0,4% trong năm đó. Chính vì thế, rất nhiều cuộc suy thoái
kinh tế trên thế giới khởi nguồn từ sự tăng giá của dầu:
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
8
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
Giai đoạn 1974-1975: Nền kinh tế Mỹ và thế giới suy thoái, gây nên sự tăng
gấp 3 lần giá dầu sau cuộc chiến tranh ở Yom Kippur và sự cấm vận dầu liền ngay
theo đó.
Giai đoạn 1981-1982: Sự suy thoái kinh tế Mỹ và toàn cầu là do sự tăng giá
dầu sau cuộc cách mạng hồi giáo ở Iran năm 1979.
Giai đoạn 1990-1991: Việc suy thoái kinh tế Mỹ một phần do ảnh hưởng của
giá dầu tăng cao sau cuộc tấn công của Iraq vào Kuwait mùa hè năm 1990.
Năm 2001: Kinh tế Mỹ và toàn cầu suy thoái một phần là do sự tăng giá mạnh
của giá dầu vào năm 2000 sau cuộc khủng hoảng năng lượng ở California và căng
thẳng ở Trung Đông.
Giá dầu tiếp tục tăng mạnh tăng mạnh từ năm 2007 (mức kỷ lục 139,12
USD/thùng vào ngày 6/6/2008 và đạt mức 136 USD/thùng ngày 13/06/2008,mức
đỉnh lịch sử của mọi thời đại là ngày 11/07/2008 giá dầu đạt 147,27$/thùng) đã
khiến nền sản xuất công nghiệp Mỹ chỉ tăng 2,7% trong tháng 5,6 so với mức 4,8%
năm trước.Ở Nhật bản con số này tương ứng là 0,6% và 8,3%. Còn các quốc gia
như Brazil, Hàn Quốc và Singapore chứng kiến mức tăng từ 1-4% của ngành công

nghiệp trong khi đó con số này cùng kỳ năm ngoái là từ 12 đến 22%. Với các nước
châu Âu, sản xuất công nghiệp giảm 0,1%. Anh và Mexico là hai nước xuất khẩu
dầu, giảm tương ứng 1,9% và 4,7%.Tất cả các nền kinh tế lớn ngoài Mỹ thuộc Tổ
chức phát triển và hợp tác kinh tế OECD cùng với Mêxicô chiếm 13,7% kim ngạch
xuất khẩu của Mỹ. Các chỉ số tiêu biểu của nền kinh tế OECD tính trong xu hướng
6 tháng đã tăng trưởng 7,5% vào đầu năm 2004, trong khi đó vào tháng 4/2008, chỉ
số này giảm 0,5%.
Như vậy giá dầu tăng cao đã ảnh hưởng tới rất nhiều nền kinh tế, làm giảm
tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp. Và ngành công nghiệp đã có cơ chế tự điều
chỉnh bằng việc giảm sản lượng và dẫn đến giảm nhu cầu dầu.
Sau khi tăng liên tục từ giữa năm 2007, giá dầu thô đã gây sốc khi khởi đầu năm
2008 bằng việc lần đầu tiên trong lịch sử đạt mốc 100 USD/thùng (03/01/2008) -
mốc giá chưa từng có kể từ khi mặt hàng này được đưa vào giao dịch kỳ hạn tại thị
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
9
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
trường New York năm 1983. Kể từ đó, giá dầu thế giới liên tiếp lập kỷ lục để rồi
sau đó lại phá vỡ và tiếp tục đạt kỉ lục mới là 110 USD/ thùng (03/03/2008). Thị
trường dầu mỏ trở nên nóng hơn bao giờ hết khi cứ tiếp tục leo thang.Tính từ đầu
năm 2008, giá vàng đen đã tăng lên hơn 50%.

 !
"#$%&'()!&"*+, /0"$1
Có thể nói năm 2008 là năm mà thế giới đã chứng kiến mức trồi sụt giá dầu
mỏ lớn đến vậy chỉ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Đây là một năm lịch
sử của thị trường dầu thô, khi mà giá “vàng đen” đạt đỉnh cao ở mức 147, 27 USD
vào tháng 7, rồi sau đó rớt một mạch hơn 100 USD/thùng, tương đương với mức
giảm hơn 70%, trong vòng 4 tháng, về ngưỡng 40USD/thùng.
Sau khi đã lập kỷ lục cao là 147,27 USD/thùng vào năm 2008, giá dầu giảm
xuống mức thấp nhất chỉ 32,70 USD/thùng vào ngày 20/1/2009 và đạt mức trung

bình 62 USD/thùng trong cả năm .Việc nhu cầu giảm mạnh do suy thoái kinh tế
chính là nguyên nhân khiến giá dầu giảm vào nửa đầu năm 2009. Tuy vậy, kinh tế
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
10
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
hồi phục đã k€o giá dầu tăng trở lại. Năm 2009, mức cao kỷ lục là 82 USD/thùng
đạt được vào ngày 21/10/2009.Giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York trung bình trong
quý IV/2009 đạt 74,90 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ đã tăng lên khoảng 82
USD/thùng vào tháng 10/2009, sau đó nó giảm trở lại 70 USD/thùng vào tháng 11
do đồng USD tăng giá và do nguồn cung dư thừa trên toàn thế giới. Tính trung bình
năm 2009, giá dầu thô đạt mức 63,10 USD/thùng, cũng cao hơn 60,80 USD/thùng
mà các nhà phân tích dự báo trước đó.
23((4256748
Loại dầu Thị
trường
Giá Chênh lệch % thay
đổi
Dầu thô brent ( USD/ thùng) Luân Đôn 75,250 0,050 0,07
Nhiên liệu điêzen(ICE)(USD/tấn)Luân Đôn 632,520 - 18,750 - 2,88
Xăng RBOB (UScent/gallon) New York 196,400 0,450 0,23
Dầu đốt(UScent/gallon) New York 200,910 0,390 0,19
Khí đốt tự nhên(USD/MMB tu)
New York 5,080 0,035 0,69
Dầu thô WTI(USD/ thùng) New York 76,870 - 0,130 - 0,17
Thị trường dầu mỏ trên thế giới tuần đầu tiên của năm 2010 đã tăng giá khá mạnh
lên mức trên 80 USD/thùng.Trong tháng 3, giá dầu thô diễn biến theo hướng tăng
tiếp vào cuối tháng. Giá dầu thô WTI đạt thấp nhất trong tháng là 78, 83$/thùng vào
ngày 01/3/2010 và cao nhất là 83, 76 USD/thùng vào ngày 31/3/2010. Trong những
tháng tiếp theo,giá dầu tiếp tục tăng. Tuy nhiên giá dầu tăng không đồng đều thậm
chí là “ trái chiều” ở các thị trường .Kết thúc phiên giao dịch 18/10, giá dầu ngọt

nhẹ giao tháng 11/2010 tại New York tăng từ 1,83 USD lên 83,08 USD/thùng và
giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 12/2010 tại London tăng từ 1,92 USD lên 84,37
USD/thùng.Dù vậy, giá dầu thô lại giảm nhẹ tại thị trường châu Á trong phiên ngày
19/10, do những quan tâm về đà hồi phục kinh tế Mỹ đè nặng lên tâm lý giới đầu tư.
Tại sàn giao dịch điện tử Singapore chiều cùng ngày , giá dầu ngọt nhẹ giao tháng
11/2010 giảm từ 34USD/ thùng xuống 82, 74 USD/thùng.
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
11
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
239:;<42567)!140=(>$%
1
Hiện tại thì giá dầu thô cùng với các sản phẩm từ xăng dầu vẫn biến động
không ngừng. Giá dầu thô tại thị trường New York (Mỹ) đã tăng lên gần mức 86
USD/ thùng trong phiên giao dịch ngày 30/11. Cho đến cuối năm 2010 giá dầu sẽ
vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng khi mà thời tiết ở các nước
Bắc Mỹ ngày càng lạnh hơn .
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
12
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
1?@A=((4 $B(?!0&8CD1
E,F-@5"-441-G
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
13
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
2 . Thực trạng về thị trường dầu Việt Nam
11HI;!"*+@AFB,!7
Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp, tập trung sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, hoạt động phân phối xăng dầu
cũng đã trải qua các giai đoạn tương ứng, từ việc cung cấp theo định lượng, áp dụng
mức giá thống nhất do Nhà nước quy định trong từng giai đoạn khác nhau đến mua

bán theo nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế. Để tiếp cận với những thay đổi đó,
đặc biệt là giai đoạn bắt đầu tiếp xúc với thị trường, Nhà nước đã nhiều lần điều
chỉnh cơ chế quản lý vĩ mô về việc kinh doanh xăng dầu với những chính sách phù
hợp với đặc thù của mỗi giai đoạn.
Khi khái quát thị trường xăng dầu trong 20 năm qua, từ khi Việt Nam đặt
viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng của thị trường xăng dầu năm 1989 đến cuối
năm 2008, quá trình chuyển đổi có thể phân chia thành 3 giai đoạn: trước năm 2000,
từ năm 2000 và cuối năm 2008 trở lại đây.
Trên cơ sở đánh giá, phân tích và nhìn nhận mọi góc cạnh của thị trường,
chúng ta cần khẳng định các bước tiến của quá trình đổi mới cơ chế kinh doanh
xăng dầu, đối diện với các mặt hạn chế và đặt ra những vấn đề cần tiếp tục đổi mới
để phát triển thị trường xăng dầu trong giai đoạn tiếp theo, thích ứng với mọi biến
động ngày càng phức tạp của nguồn năng lượng dầu mỏ.
2.1.1 Giai đoạn trước năm 2000.
Giai đoạn này đã k€o dài trên 10 năm, với sự gia tăng của các đầu mối nhập
khẩu đều từ một đầu mối duy nhất, tăng dần lên 5 và đến năm 1999, đã có 10 đầu
mối tham gia nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu trong nước.
Trong những năm từ 1989 đến 1992, khi nguồn xăng dầu cung cấp theo
Hiệp định với Liên xô (cũ) không còn, Nhà nước ta chuyển từ quy định "giá cứng"
sang áp dụng giá chuẩn nhằm phù hợp với việc hình thành nguồn xăng dầu nhập
khẩu từ lượng ngoại tệ do các doanh nghiệp đầu mối tự cân đối, mua lại của các
doanh nghiệp xuất khẩu qua ngân hàng hoặc hình thức uỷ thác bao tiêu xăng dầu
cho doanh nghiệp có ngoại tệ thu được từ việc xuất khẩu. Vào giai đoạn này, nguồn
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
14
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
ngoại tệ từ dầu thô do Nhà nước bảo đảm chiếm dưới 40% tổng nhu cầu ngoại tệ
nhập khẩu xăng dầu. Doanh nghiệp đầu mối có quyền quyết định giá bán +/- 10%
so với giá chuẩn để đảm bảo hoạt động kinh doanh.
Từ năm 1993, để thống nhất quản lý giá bán, Nhà nước đã ban hành quy

định giá tối đa; doanh nghiệp tự quyết định giá bán buôn, bán lẻ trong phạm vi giá
tối đa. Nhà nước xác định rõ mức độ chịu đựng của nền kinh tế để xác định giá tối
đa; việc điều chỉnh giá tối đa trong giai đoạn này chỉ diễn ra khi tất cả các công cụ
điều tiết đã sử dụng hết.
Sử dụng công cụ thuế nhập khẩu được như một van điều tiết để giữ mặt
bằng giá tối đa, không tạo ra siêu lợi nhuận và các doanh nghiệp cũng không phát
sinh lỗ sau một chu kỳ kinh doanh.
Phụ thu là một trong các công cụ bổ sung cho thuế nhập khẩu khi mức thuế
nhập khẩu đã được điều chỉnh tăng hết khung,đưa vào Quỹ Bình ổn giá do Nhà
nước quản lý.
Lệ phí giao thông thu được từ năm 1994 cũng được hình thành từ nguyên
tắc tận thu cho ngân sách Nhà nước trong điều kiện cho ph€p, là khoản thu cố định
và sau này đổi tên là phí xăng dầu.
Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là: nhờ quy định của Nhà nước về giá
chuẩn, các doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá bán xăng dầu nhập khẩu
thuộc nguồn ngoại tệ tự huy động từ doanh nghiệp xuất khẩu,nhằm đảm bảo quyền
lợi cho họ thông qua tỷ giá phù hợp nên đã huy động được số ngoại tệ nhập khẩu
lên gần 60% nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế sau khi không còn nguồn xăng dầu
theo Hiệp định.
Nhờ chủ trương không áp dụng cơ chế bù giá cho các đối tượng sử dụng
xăng dầu thông qua doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tạo ra điều kiện quyết định
để Việt Nam có thể tự cân đối được ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu ngay cả khi nguồn
ngoại tệ tập trung của Nhà nước từ dầu thô chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 50% so với
tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu lúc đó.
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
15
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
Giai đoạn này cũng là thời kỳ giá xăng dầu trên thế giới ở mức đáy (dầu thô
chỉ ở mức trên 10 USD/thùng), tương đối ổn định nên với cơ chế giá tối đa, Nhà
nước đã hoàn thành mục tiêu đề ra, cụ thể là (1)/ Cân đối cung - cầu được đảm bảo

vững chắc; (2)/ Các hộ sản xuất, người tiêu dùng lẻ được hưởng mức giá tương đối
ổn định; biến động giá tuy chỉ theo xu hướng tăng song mức tăng đều, không gây
nhiều khó khăn cho sản xuất và tiêu dùng khi chủ động hoạch định được ngân sách
cho tiêu thụ xăng dầu hàng năm; (3)/ Ngân sách Nhà nước tăng thu thông qua tận
thu thuế nhập khẩu, phụ thu, phí xăng dầu; (4)/ Doanh nghiệp có tích luỹ để đầu tư
phát triển, định hình hệ thống cơ sở vật chất, từ cầu cảng, kho đầu mối, kho trung
chuyển, phương tiện vận tải đến mạng lưới bán lẻ.
Dù vậy, cơ chế quản lý và điều hành trong thời kì này cũng đã bộc lộ khá rõ
các nhược điểm mà nổi bật là tương quan giá bán giữa các mặt hàng không hợp lý
dẫn đến tiêu dùng lãng phí, nhà đầu tư không có đủ các thông tin để tính toán đúng
hiệu quả đầu tư do vậy chỉ cần thay đổi cơ chế điều hành giá sẽ làm ảnh hưởng rất
lớn đến sử dụng nhiên liệu, nhiều nhà sản xuất thậm chí đã phải thay đổi công nghệ
do thay đổi nhiên liệu đốt ( bằng cách thay thế madut, dầu hoả bằng than, trấu, gas);
gian lận thương mại cũng bắt đầu xuất hiện do định giá thấp đối với mặt hàng chính
sách (dầu hoả); Nhà nước giữ giá ổn định trong một thời gian quá dài thoát ly giá
thế giới tạo ra sức ỳ và tâm lý phản ứng của người sử dụng về thay đổi giá mà
không x€t đến nguyên nhân và sự cần thiết phải điều chỉnh tăng giá.
Ở cuối giai đoạn này, giá dầu thế giới- nguồn thị trường đã có dấu hiệu biến
động mạnh, ở mức cao hơn; các cân đối giữa cung cầu và ngân sách, chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế, lạm phát…đều có nguy cơ bị phá vỡ khi tình trạng đó k€o dài; trong
khi chưa tìm ra cơ chế điều hành thích hợp, vì mục tiêu ổn định để phát triển kinh tế
xã hội, Nhà nước sử dụng biện pháp bình ổn giá, khởi đầu cho giai đoạn bù giá cho
người tiêu dùng qua doanh nghiệp nhập khẩu trong gần 10 năm tiếp theo.
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
16
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
2.1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm dứt
bù giá, vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường
Về cơ bản, nội dung cùng phương thức quản lý điều hành hoạt động kinh
doanh xăng dầu vẫn không có sự thay đổi so với giai đoạn trước đó.

Trong khi đó, từ đầu những năm 2000, giá xăng dầu thế giới đã có những biến
động thay đổi căn bản; mặt bằng giá mới đựơc hình thành và liên tiếp bị phá vỡ để
xác lập mặt bằng mới trong các năm tiếp. Do tiếp tục thực hiện chính sách bù giá
cho người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập khẩu khi cố gắng giữ mức giá
nội địa ở mức thấp vì thế số tiền ngân sách bù giá ngày càng gia tăng, từ 1000 tỷ
(năm 2000) lên 22 nghìn tỷ đồng năm 2008; ngoại trừ yếu tố trượt giá thì đây cũng
là một tốc tộ tăng quá nhanh; chưa có đánh giá nào đề cập đến khía cạnh này song
x€t đơn thuần trên số liệu, nếu đầu tư bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng cho các dự án phát
triển cơ sở hạ tầng kinh doanh xăng dầu thì đã có thể tạo lập một hệ thống kinh
doanh xăng dầu lớn và hiện đại, có khả năng cạnh tranh khi thị trường xăng dầu mở
cửa trong tương lai gần.
Cũng trong giai đoạn này, sau khi cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 2 nổ ra;
giá xăng dầu đã bắt đầu dịu lại song cũng đã hình thành một mặt bằng mới; trước
nguy cơ không thể cân đối ngân sách cho bù giá xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về kinh doanh xăng
dầu.
Cho đến thời điểm này, sự đổi mới cơ chế quản lý, chủ yếu là quản lý giá dầu
theo Quyết định 187 vẫn được coi là mạnh mẽ nhất với các tư tưởng cơ bản bao
gồm:
- Nhà nước đã xác định giá định hướng; doanh nghiệp đầu mối có quyền điều
chỉnh tăng giá bán trong phạm vi + 10% (đối với xăng) và + 5% (đối với các mặt
hàng dầu).
- Hình thành 2 vùng giá bán đó là giá bán tại vùng xa cảng nhập khẩu, doanh
nghiệp được cộng vào giá bán một phần chi phí vận tải nhưng tối đa không vượt
quá 2% so với giá bán ở vùng gần cảng nhập khẩu.
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
17
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
- Chỉ được thay đổi giá định hướng khi các yếu tố cấu thành giá thay đổi lớn,
Nhà nước không còn công cụ điều tiết, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng - Nhà

nước và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vì các lý do khách quan, sự chuyển đổi cơ chế điều hành giá trong
QĐ 187 vẫn chưa được triển khai trên thực tế, Nhà nước tiếp tục điều hành, can
thiệp trực tiếp vào giá bán xăng dầu, kể cả chiều tăng và giảm.
Trong giai đoạn này,dù chưa vận hành điều khoản về giá xong sự ra đời của
QĐ 187 năm 2003 và NĐ 55 năm 2007 đã tạo nên một hệ thống phân phối rộng với
gần 10.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nước, góp phần lành mạnh, ổn định hóa thị
trường trước đây khá lộn xộn khi thiết lập quan hệ giữa những người nhập khẩu và
các đại lý, tổng đại lý khi coi trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp đầu mối với
đại lý, tổng đại lý cũng như giúp cơ quan quản lý chức năng, người tiêu dùng cùng
tham gia vào việc giám sát hoạt động của các đại lý và tổng đại lý trong việc chấp
hành quy định kinh doanh xăng dầu.
Đánh giá chung trong giai đoạn này, có thể thấy quyết tâm cao để đổi mới cơ
chế quản lý kinh doanh xăng dầu thể hiện qua hai văn bản pháp quy là QĐ 187 và
NĐ 55 song cho đến hiện nay, chúng đã không đi vào thực tế kinh doanh (trừ hệ
thống phân phối được thiết lập nhưng việc kiểm soát tính tuân thủ hầu như chưa
thực hiện được). Yếu tố ổn định giá được đặt lên hàng đầu và chính nó đã làm cho
các cơ quan quản lý Nhà nước lúng lúng khi phải điều hành đạt các mục tiêu dường
như mâu thuẫn nhau ở cùng một thời điểm.
Việc áp dụng biện pháp duy nhất (biện pháp bù giá), dẫn đến giá nội địa thoát
ly giá thế giới trong một chu kỳ quá dài trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới đã
nhiều lần hình thành mặt bằng giá mới cao hơn; bên cạnh yếu tố cung cầu thì yếu tố
về chính trị cũng ảnh hưởng lớn đến biến động giá; biên độ dao động giá lớn sau
mỗi ngày… đã làm cân đối ngân sách bị phá vỡ, doanh nghiệp bị kiệt quệ nguồn lực
cho phát triển; việc kìm giá, điều chỉnh sốc tác động tiêu cực đến nền kinh tế, chưa
kể đến hiện tượng đầu cơ chờ tăng giá làm m€o mó nhu cầu, chuyển khá nhiều
nguồn lực cho các đại lý; phần lớn người tiêu dùng không có thông tin đầy đủ về cơ
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
18
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân

chế điều hành và lợi ích mà Nhà nước mang lại cho nhân dân nên thường xuyên có
phản ứng tiêu cực sau mỗi lần điều chỉnh giá (kể cả tăng và giảm),do vậy chưa tạo
được sự đồng thuận trong xã hội; thẩm lậu xăng dầu qua biên giới ngày càng phức
tạp, khó kiểm soát; Nhà nước thất thu ngân sách kể cả lúc giá thấp và cao hơn nước
lân cận do thẩm lậu xăng dầu qua đường biên giới.
Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 thì giá xăng dầu trong nước biến động tăng
nhưng mức tăng này vẫn thấp hơn so với thị trường thế giới là do có chính sách trợ
giá bù lỗ của Nhà Nước. Việc tăng giá do Nhà Nước quyết định và công bố. Hệ quả
rất xấu của cơ chế bù giá xăng dầu k€o dài (mà người tiêu dùng vẫn hiểu là bù lỗ
cho doanh nghiệp đầu mối) là việc khó chấp nhận điều chỉnh tăng giá,cả mức rất
thấp và phản ứng mạnh trước các thông tin doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
không có hiệu quả mà luôn được Nhà nước bù lỗ.
Cũng cần khẳng định rằng, khi Nhà nước bảo đảm đủ cân đối ngoại tệ cho
nhập khẩu xăng dầu thì mới có thể áp dụng biện pháp bù giá. Đây là điểm khác biệt
so với giai đoạn trước, khi nguồn ngoại tệ từ dầu thô và các nguồn dự trữ tập trung
khác của Nhà nước đã lớn.
2.1.3. Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay
Có thể nói, giai đoạn này tuy ngắn nhưng đã bộc lộ nhiều bất cập của cơ chế
điều hành giá và thuế xăng dầu. Việc tiếp tục can thiệp giá và áp dụng cơ chế điều
hành trong điều kiện giá xăng dầu thế giới biến động nhanh chóng theo hai xu
hướng ngược nhau đã dẫn đến nghịch lý là: trong thời kỳ giá thế giới đã giảm, Nhà
nước vẫn phải bỏ một số tiền bù giá tương đương, thậm chí còn cao hơn so với giai
đoạn giá thế giới tăng đỉnh điểm; phân khúc số tiền bù giá cho các giai đoạn trong
năm 2008 có thể thấy rõ nhận định này (khoảng 12 ngàn tỷ /11 ngàn tỷ).
Mốc quan trọng là vào 25/02/2008, giá xăng dầu được Nhà Nước cho thả nổi
theo giá thị trường. Theo nghị đinh 55 thì giá xăng dầu được giao cho doanh nghiệp
tự chủ trong kinh doanh. Từ thời điểm này,doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh
xăng dầu nhận quyền, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và người dân phải chấp
Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
19

Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
nhận sống chung với biến động thị trường thế giới và sau ngày 25/02 thì giá xăng
dầu cụ thể là:
 Xăng A92 từ 13.300đ/lít tăng lên mức 14.500đ/lít
 Xăng A95 tăng lên 14.800đ/lít
 Dầu Diesel 0,25S tăng từ 10.200đ/lít lên mức13.900đ/lít
 Dầu madut tăng từ 8.500đ/lít lên mức 9.500đ/lít
 Dầu Diesel 0,5S tăng lên 13.950đ/lít
Tóm lại, từ khi công bố chấm dứt bù giá, các doanh nghiệp vẫn không có thực
quyền về việc xác định giá bán như các văn bản quy định; Nhà nước không có
những biện pháp kiểm soát các doanh nghiệp kết cấu giá bán xăng để hình thành
nguồn trả nợ ngân sách, tạo nên sự mấp mô về giá bán, doanh nghiệp không bình
đẳng trong cạnh tranh; các văn bản mới tiếp tục ban hành song cũng không đi vào
thực tế (barem thuế nhập khẩu và quỹ bình ổn giá); cơ chế đăng ký giá k€o dài,
nặng tính xin cho (phê duyệt), cơ quan truyền thông khai thác và đưa ra thông tin về
tăng giảm giá sớm, không những không có tính định hướng dư luận mà còn tạo ra
áp lực nặng nề cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý, nguồn lực từ các doanh
nghiệp đầu mối chuyển qua đại lý khó kiểm soát sự minh bạch và đúng đắn của các
nhu cầu ở trước thời điểm giá tăng. Hơn nữa, xã hội không thừa nhận hoạt động
kinh doanh xăng dầu là phải có lãi (dù rất thấp) như các hoạt động kinh doanh khác,
trong khi đó dễ dàng chấp nhận thông tin về hoạt động ngân hàng có thể lãi hàng
ngàn tỷ đồng trong sáu tháng 2009.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường dầu Việt Nam
2.2.1 Cung- Cầu
Trên thị trường, giá cả xăng dầu cân bằng của mặt hàng xăng dầu là trạng thái
khi cung hàng hoá xăng dầu đủ để thỏa mãn cầu đối với nó trong một thời kỳ nhất
định. Với cách hiểu này, giải thích diễn biến giá của xăng dầu trên thị trường là việc
tìm hiểu đặc điểm tính chất cung - cầu của hàng hoá này trên thị trường, ngoài ra có
thể xem x€t đến các yếu tố phi kinh tế có ảnh hưởng đến giá cân bằng. X€t khía
cạnh cung, có thể nói thị trường dầu mỏ bị chi phối bởi một vài nước nhỏ sản xuất

Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
20
Chuyên đề thực tập Đại học Kinh tế Quốc dân
dầu lửa. Đây là các quốc gia sản xuất dầu chủ yếu trên thế giới, bao gồm những
nước thuộc nhóm OPEC (The Organization of Petroleum Exporting Contries)-Tổ
chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới được thành lập ngày 14/9/1960 tại
Bagdhad (thủ đô Iraq), lúc đầu gồm nước Venezuela, Saudi Arabia, Iraq, Iran, và
Kuwait. Quata kết nạp vào năm 1961; Indonexia và Lybia (1962); Tiểu vương quốc
các nước Arab thống nhất (1967); Algeria (1969); Nigeria (1971). Ecuado gia nhập
1973 nhưng xin rút lui năm 1992. Gabon nhập năm 1975 nhưng xin rút lui năm
1994. OPEC đã chuyển tổng hành dinh từ Geneva (Thụy Sĩ) đến Vienna (Áo) vào
ngày 01/09/1965. Hiện nay ,khối OPEC có 7 nước thuộc khối Ảrập độc quyền kiểm
soát, chi phối thị trường dầu lửa trên thế giới, tự do áp đặt giá dầu. Trong các nước
thành viên có 11 nước Hồi giáo chiếm 75% trữ lượng dầu và trữ lượng khí đốt trong
tổng trữ lượng dầu khí của toàn cầu. Cơ quan năng lượng quốc tế IEA- International
Enegy Agency, đã công bố danh sách 10 nước XK nhiều dầu thô nhất và 10 nước
NK nhiều nhất vào 9/2002.
Ngày nay nguồn cung cấp dầu không chỉ tập trung ở Trung Đông mà còn nhiều nơi
như ngoài khơi Angola, Biển Bắc…Các nước ngoài khối OPEC cung cấp khoảng
40% sản lượng dầu mỏ thế giới. Những nước Non-OPEC (không nằm trong OPEC)
xuất khẩu dầu mỏ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường dầu thế giới : đứng đầu
là Canada, tiếp đến là Anh, Mexico, Na Uy, Trung Quốc,Nga, Mỹ, Đan Mạch,
Congo, Việt Nam, Azerbaijan, Brunei, Romania và Peru,… Khi diễn ra biến động
chính trị ở những quốc gia dầu mỏ cũng làm giá dầu biến động. Chẳng hạn cuộc
chiến Iraq hoặc những xáo trộn ở Nigenia, khả năng Iran (nắm giữ 10% trữ lượng
dầu thế giới) bị quốc tế áp đặt lệnh trừng phạt về vấn đề hạt nhân … khiến giá giầu
từ giữa năm 2005 biến động mạnh, có ngày vượt qua mức 70 USD/thùng (trong khi
mức giá bình quân được giữ ở mức 25 -28 USD/thùng từ hàng chục năm qua)
Đường cung thị trường dầu mỏ biểu hiện trên đồ thị, là đường có độ dốc lên từ trái
qua phải, biểu thị khi giá tăng thì lượng cung cũng tăng lên theo.

Nguyễn Thị Ngọc Toán tài chính 50
21

×