Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Vận dụng mô hình đa nhân tố trong phân tích lợi suất cổ phiếu ngành ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 79 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 2 : NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 5
Hình 1 : Phân loại RRTD 7
1.3.Đặc điểm của RRTD 7
1.4.Nguyên nhân dẫn đến RRTD 8
1.4.1.Nguyên nhân từ phía khách hàng 8
1.4.2.Nguyên nhân từ phía ngân hàng 8
1.4.3. Nguyên nhân bất khả kháng 9
1.5. Các chỉ tiêu phản ánh RRTD 10
1.6. Hậu quả của RRTD trong NHTM 12
2. Quản lý RRTD trong NHTM 12
2.1. Sự cần thiết 12
2.2. Quản lý RRTD trong NHTM 13
3. Các mô hình xếp hạng tín dụng điển hình trên thế giới 13
3.1. Mô hình định tính về RRTD – Mô hình 6C 13
3.2. Mô hình định lượng 15
Hình 2 : Chỉ số Z của BBT từ 2002 - 2008 18
Hình 3.1 : Bảng phân phối 11 tỷ số chính của Moody’s theo hạng mức tín
nhiệm ngành 26
3.3. Nguyên tắc Basel về quản lý RRTD 28
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 30
1.Giới thiệu chung về ngân hàng Agribank 30
2.Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT 32
2.1. Nguyên tắc tổ chức 32
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng 32


Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.3. Phương pháp chấm điểm tín dụng đối với các DN thuộc ngành Nông –
Lâm – Ngư nghiệp tại NHNN & PTNT Việt Nam 36
Bước 2.2 : Chấm điểm các chỉ số tài chính 38
Bước 3 : Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính 39
Bước 4 : Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp 39
Bước 5 : Đánh giá RRTD theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp 39
3.Thực trạng quản lý RRTD tại chi nhánh Agribank Hương Khê 46
CHƯƠNG 3 : ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGISTIC TRONG XẾP HẠNG
DOANH NGHIỆP 49
1.Lý do lựa chọn biến đưa vào mô hình 49
1.1.Lý do lựa chọn mô hình 49
1.2.Thu thập số liệu 49
1.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính 50
2.Mô hình Logistic xếp hạng tín dụng cho các khách hàng DN ngành Nông-
lâm-ngư nghiệp 54
2.1.Biến phụ thuộc và biến độc lập 54
2.2.Xây dựng mô hình Logistic dự báo hạng mức tín dụng khách hàng DN
nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp 55
3.1.Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 57
3.2.Ứng dụng mô hình Logistic dự báo hạng mức tín dụng Doanh nghiệp và xác
định mức lãi suất cho vay thỏa thuận 58
3.3.Xếp hạng doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp 60
4.So sánh 2 phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 61
PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
2.1.Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 63
PHỤ LỤC 64
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 76

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu,
bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý
của nhà nước. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch ít
rủi ro sang nền kinh tế thị trường với nhiều rủi ro thì sự gia tăng rủi ro trong hệ
thống kinh tế là một điều tất yếu, bởi lẽ nền kinh tế thị trường ngoài những rủi ro
trước mắt còn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn, những rủi ro này có thể gây ra những
hậu quả nghiêm trọng đối với các ngân hàng cũng như các nhà đầu tư. Vì vậy,
việc quản lý, đánh giá rủi ro trong giai đoạn này là mong muốn tất yếu .
Hơn nữa, thực tế cho thấy rằng các tổ chức trung gian tài chính như tổ
chức xếp hạng tín dụng, tổ chức kiểm toán, kế toán ở Việt Nam còn chưa độc
lập, chưa nói đến tính gian lận, không trung thực . Điều này ảnh hưởng rất lớn
tới các ngân hàng, các nhà đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư, cho vay.
Nguyên nhân chính là do việc phát hành cổ phiểu công ty không thể căn cứ vào
chỉ số tín dụng của các công ty để xác định lợi suất phát hành, dẫn đến giá cả và
lợi suất của cổ phiếu không phản ánh đúng tình trạng rủi ro của công ty. Mặt
khác, theo Quỹ tiền tệ IMF thì có thể nhận thấy có đến hơn 50% các ngân hàng
bị phá sản hoặc bị nhiều nợ xấu do trình độ quản lý kém của ngân hàng đó. Trình
độ quản lý kém thể hiện qua việc ngân hàng chưa dự báo được biến động của
nền kinh tế dẫn đến cho vay hoặc đầu tư một cách liều lĩnh vào những ngành bị
suy thoái, những DN không có khả năng trả nợ, tài sản bị mất giá trị trong tương
lai, v.v Trong số đó, nguyên nhân chính vẫn là việc đánh giá khách hàng quá
chú trọng vào tài sản mà những tài sản này có thể bị đánh giá cao hơn so với giá
trị thực của nó trong tương lai,đánh giá không đầy đủ thông tin của khách
hàng.Vì thế, việc đánh giá, xếp hạng tín dụng rất quan trọng với các ngân hàng

cũng như các nhà đầu tư.
Chính vì vậy, thực tiễn cần một mô hình đánh giá rủi ro, chấm điểm tín
dụng khách hàng một cách độc lập, khách quan,đầy đủ. Một mặt, mô hình giúp
lựa chọn khách hàng tốt, có khả năng trả nợ trong tương lai để đầu tư. Mặt khác,
mô hình giúp có những chính sách tín dụng với các khách hàng một cách hợp lý.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, dựa vào sự cần thiết của thực tiễn, em đã
lựa chọn đề tài “Ứng dụng mô hình Logistic đánh giá RRTD tại chi nhánh
NHNN & PTNT Hương Khê - Hà Tĩnhˮ.
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài phần kết luận, các danh mục và phụ lục kèm theo, kết cấu của
chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
- Chương 1 : Tổng quan về RRTD và quản lý RRTD ở NHTM Việt
Nam
- Chương 2 : Thực trạng quản lý RRTD tại NHNN & PTNT Việt Nam
- Chương 3 : Ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng doanh nghiệp
Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề tìm hiểu về mô hình Logistic đánh giá RRTD và ứng dụng mô
hình vào việc chấm điểm tín dụng khách hàng của ngân hàng, từ đó làm một
phần cho cơ sở các quyết định xét duyệt cho vay cũng như dự báo mức lãi suất
cho vay thỏa thuận. Qua đó sẽ thấy được lợi ích thiết thực đem lại cho cán bộ
ngân hàng cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
So sánh giữa phương pháp đánh giá tín dụng truyền thống của ngân hàng
và phương pháp đánh giá dựa vào mô hình kinh tế lượng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Chuyên đề sẽ xây dựng mô hình Logistic.Sau khi xây dựng sẽ phân
tích,áp dụng mô hình vào thực tế và đưa ra dự báo mức lãi suất cho vay thỏa
thuận.Ngoài ra, còn so sánh giữa phương pháp đánh giá tín dụng truyền thống
của ngân hàng và phương pháp đánh giá dựa vào mô hình kinh tế lượng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu về RRTD trong các NHTM và đánh giá RRTD
của nhóm khách hàng trong các NHTM.
Phạm vi nghiên cứu là sử dụng các chỉ tiêu tài chính của khách hàng tại
NHNN & PTNT Việt Nam.
Nguồn số liệu
Báo cáo tài chính của các 64 DN thuộc ngành Nông – Lâm – Ngư Nghiệp
đang vay vốn tại NHNN & PTNT.
Chuyên đề được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm kinh tế lượng
Eview.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo,hướng dẫn tận tình của TS.Trần
Trọng Nguyên cùng với sự hỗ trợ của các anh chị tại Chi nhánh ngân hàng
Agribank Hương Khê, Hà Tĩnh đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 2 : NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1. RRTD trong hoạt động NHTM
1.1. Khái niệm RRTD
Tín dụng (hay còn gọi là Cho vay) là giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng
hóa) giữa bên cho vay và bên đi vay, ở đó bên cho vay cung cấp nguồn tài chính
cho bên đi vay và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả tài chính cho bên cho vay
trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này
làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ,bên đi vay gọi là
con nợ .
Hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, các thống kê, nghiên cứu cho
thấy RRTD là rủi ro đặc biệt thường xuyên (chiếm 70% hoạt động ngân hàng).

Qua hoạt động giám sát của đoàn Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội đối
với hoạt động của ngân hàng tại một số tỉnh, RRTD của NHTM đang trở nên rất
đáng quan tâm bởi lẽ RRTD là một nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và có ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng.
Theo Financial Institutions Mangement – A Modern Perpective,
A.Saunder và H.Lange định nghĩa: “RRTD là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng
cấp tín dụng cho một khách hàng,nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính
mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể thực hiên đầy đủ về cả số
lượng và thời hạn”.
Theo Bank Management, University of South Carolina, The Dryden
Press, 1995, Timothy W.Koch đã viết: “Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh
lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh
toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập
thuần và thị giá của khoản vay mà khách hàng không thanh toán hay thanh toán
trễ hạn”.
Theo World Bank thì cho rằng: “ RRTD là nguy cơ mà người đi vay
không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong
hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. RRTD
tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ. Điều
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng
thanh khoản của ngân hàng”.
Theo Khoản 1 - Điều 2 – Quy định về phân loại nợ,trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban
hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống
đốc NHNN thì: “RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiên hoặc không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Theo định nghĩa chung nhất thì RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá
trình cho vay của ngân hàng,thể hiện qua việc khách hàng không trả được nợ
hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Hay nói một cách khác, RRTD là
người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng,
không tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn. RRTD còn được gọi là rủi
ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu được rủi ro tín dùng là khả năng (xác
suất) vỡ nợ của khách hàng. Tức là cho dù khoản nợ chưa quá hạn nhưng vẫn có
thể xảy ra tổn thất hoặc không xảy ra tổn thất. Một ngân hàng có các tiêu chí
phản ảnh rủi ro cao thì rõ ràng sẽ có nguy cơ RRTD cao; một ngân hàng có các
tiêu chỉ phản ảnh rủi ro thấp nhưng nguy cơ RRTD sẽ cao nếu danh mục đầu tư
tập trung vào một nhóm khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp
cho hoạt động của ngân hàng chủ động trong phòng ngừa, dự phòng, chống đỡ
và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
1.2. Phân loại RRTD
Tùy vào tiêu chí mà người ta phân RRTD thành các loại khác nhau.
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD được phân chia như sau:
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình 1 : Phân loại RRTD
Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là
do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách
hàng. Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận chính: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi
ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra
quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các
điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,

cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật
xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là
do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng,được chia
thành 2 loại: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có,
mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh
tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách
hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều DN hoạt động trong cùng
một ngành, một lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định,
hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Ngoài ra, còn có thể phân loại theo các tiêu chí như: nguồn gốc hình
thành, đối tượng sử dụng vốn vay hay theo tiêu chí chủ quan, khách quan.
1.3. Đặc điểm của RRTD
Muốn quản lý cũng như phòng ngừa RRTD một cách có hiệu quả thì phải
nhận biết được các đặc điểm của RRTD. RRTD có các đặc điểm :
RRTD mang tính tất yếu: Bởi lẽ RRTD luôn tồn tại và gắn liền với hoạt
động tín dụng. Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng. Các ngân
hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi
ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được lợi ích xứng đáng với các mức rủi ro
chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu
là hợp lý và kiểm soát được, nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài
chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.
RRTD có tính gián tiếp: RRTD xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân vốn
vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Những rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên RRTD của

ngân hàng. Do tình trạng thông tin bất cân xứng nên thông thường ngân hàng ở
vào thế bị động, ngân hàng thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chính xác về những khó khăn, thất bại của khách hàng. Do đó, ngân hàng thường
có những ứng phó chậm trễ.
RRTD mang tính chất đa dạng, phức tạp: Thể hiện ở sự đa dạng, phức
tạp của nguyên nhân gây ra RRTD cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro
xảy ra. Chính vì thế, ngân hàng phải luôn chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro từ
nguyên nhân, diễn biến đến hậu quả để có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa
thích hợp.
1.4. Nguyên nhân dẫn đến RRTD
Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và
đạt lợi nhuận tương ứng. Chính vì thế, cần nhận biết nguyên nhân dẫn đến
RRTD để có biện pháp phòng ngừa, giảm thiệt hại.
1.4.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra RRTD cho ngân hàng.
Các khách hàng có thể gặp rủi ro trong kinh doanh ( việc xây dựng, triển khai
các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của DN không khoa học, việc
dự toán chi phí và xác định mức sản lượng không phù hợp sẽ dẫn đến các thiệt
hại phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ,
…) hay có thể gặp rủi ro tài chính ( nếu DN sử dụng không hợp lý nguồn vốn
vay, dùng nguồn vốn vay trung dài hạn phục vụ cho các nhu cầu đầu tư vốn lưu
động dẫn đến mất cân đối tài chính, mất khả năng chi trả ).
Tuy nhiên, với những nguyên nhân này thì các ngân hàng có thể xác định
được thông qua quá trình tìm hiểu, nắm vững tình hình hoạt động kinh doanh của
khách hàng trước, trong, sau khi cho vay, mục đích sử dụng khoản vay, dự đoán
hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả món nợ vay của
khách hàng.

Nhưng bên cạnh đó, ở phía khách hàng có thể tồn tại các rủi ro mà ngân
hàng không lường trường như khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng ( lập hồ sơ
giả, làm giả giấy tờ tài sản thế chấp để vay tiền ngân hàng, …) hay nội bộ khách
hàng tồn tại mâu thuẫn trong công tác quản lý khiến hoạt động sản xuất kinh
doanh bị ngừng trệ dẫn đến không có tiền trả ngân hàng.
1.4.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Đầu tiên, chính là từ phía ban quản trị của chính ngân hàng. Để có thể
kinh doanh tốt trong môi trường ngày càng được quốc tế hóa và cạnh tranh quyết
liệt như ở nước ta hiện nay thì cần phải có những nhà quản trị giỏi. Nếu nhà quản
trị không nắm bắt nhanh, kịp thời thông tin thay đổi, thiếu bản lĩnh trong điều
hành, chưa am hiểu pháp luật, bố trí nhân sự không phù hợp với trách nhiệm; nếu
nhà quản trị chỉ giải quyết việc cho vay một cách thiếu tinh thần trách nhiệm thì
rất dễ cho vay, đầu tư liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một
DN hoặc một ngành kinh tế nào đó, hay nới lỏng xét duyệt cho vay, …rất dễ dẫn
đến RRTD.
Tiếp theo chính là từ phía nhân viên, từ các cán bộ ngân hàng. Vì một lý
do nào đó mà khi thực hiện cho vay, cán bộ ngân hàng đã bỏ qua các quy trình
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghiệp vụ, việc kiểm tra, kiểm soát, một số cán bộ có hạn chế ở việc thẩm định
cho vay đến việc bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh mở L/C, …hay cán bộ lơi lỏng
trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay chính là nguyên
nhân dẫn đến RRTD. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho
khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục
vụ kinh doanh khách hàng quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ
các thông tin mà NHTM yêu cầu.
Cuối cùng chính là vì sự thái hóa về đạo đức, biến chất, tư lợi của cán bộ
ngân hàng. Một số trường hợp, cán bộ tín dụng hoặc lãnh đạo ngân hàng cấu kết
với khách hàng, xảy ra những tiêu cực trong cho vay thì nguy cơ xảy ra rủi ro đối

với món vay đó là rất cao. Các vụ án kinh tế lớn trong thời gian gần đây đều có
sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng. Họ cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay,
nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân
hàng. Có thể nói, cán bộ ngân hàng kém về năng lực thì có thể bồi dưỡng, nâng
cao thêm nhưng cán bộ đã tha hóa về đạo đức, phẩm chất thì đúng là một mối
nguy hiểm cho ngân hàng.
1.4.3. Nguyên nhân bất khả kháng
Trong hoạt động kinh doanh, những tai họa và rủi ro do thiên tai nhiều khi
quá lớn mà con người đành bó tay. Ví dụ: đầu tư trong lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi nhưng khi gặp bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh lại trắng tay. Đối với những
thiên tai có tính chu kỳ thì những nhà kinh doanh sẽ phải có sự tính toán, dự báo
để tránh hoặc hạn chế thiệt hại.
Bên cạnh đó, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế
cũng đem đến nhiều rủi ro tất yếu. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt,
khiến nhiều khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy
luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Hơn nữa, sự cạnh tranh giữa các ngân
hàng cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém
gặp nguy cơ rủi ro cao bởi các khách hàng có tiềm lực tài chính sẽ bị các ngân
hàng nước ngoài lớn thu hút.
Những thay đổi mang tính vĩ mô của cũng gây ra những ảnh hưởng nặng
nề cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng (do
hoạt động của ngân hàng cũng chịu sự điều tiết về pháp lý của trong đó hoạt
động tín dụng ngân hàng là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp).
Nguyên nhân cuối cùng chính là thông tin không cân xứng trên thị trường
tài chính dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đã đặt ngân hàng
trước nguy cơ rủi ro cao.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra RRTD. Những nguyên nhân đó có
thể do khách quan nhưng cũng có thể do chủ quan. Nếu có biện pháp tránh hay
phòng ngừa hay giảm thiệt hại một cách thích hợp thì ngân hàng hoàn toàn có
thể kiểm soát được RRTD.

Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.5. Các chỉ tiêu phản ánh RRTD
Từ những nguyên nhân của RRTD ngân hàng có thể cụ thể được những
chỉ tiêu phát sinh RRTD.
1.5.1. Nợ xấu và các tỉ lệ nợ xấu
Theo Điều 6 - Quyết định 493/2005/ QĐ - NHNN ngày 22/4/2005 về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD đã phân loại nợ theo
5 nhóm :
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản
2 điều này.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ trong hạn theo thời hạn đó cơ
cấu lại.
- Các khoản nợ khác được phân loại vào hai nhóm theo quy định tại
khoản 3 và khoản 4 điều này.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Các khoản nợ quá hạn từ 90-180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn cơ cấu laị.
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản
3 và khoản 4 điều này.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày .
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày theo

thời hạn đó cơ cấu lại.
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản
3 và khoản 4 điều này.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
- Các khoản nợ đó cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo
thời hạn đó được cơ cấu lại.
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản
3 và khoản 4 điều này.
Quy định cũng nêu rõ thời gian thử thách để thăng hạng nợ là tối thiểu 1
năm đối với khoản nợ trung dài hạn và 3 tháng đối với các khoản NNH tính từ
ngày khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi của khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ
được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Và toàn bộ dư nợ của khách hàng tại các TCTD
được phân vào cùng một nhóm nợ.
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5, là những khoản nợ
mang đặc trưng:
- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi cam
kết đến hạn.
- Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có
khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
- Tài sản đảm bảo (thế chấp,cầm cố ,bảo lãnh) được đánh giá là giá trị
phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.
- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.
Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ =
Nợ xấu
x100%

Tổng dư nợ
Một tổ chức tín dụng có tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 1,5% (theo
chuẩn quốc tế) được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỉ lệ nợ xấu vượt
quá tỉ lệ 1,5% thì tổ chức đó cần xem xét, rà soát lại danh mục đầu tư của mình
một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn.
Tỷ lệ nợ xấu / Vốn chủ sở hữu =
Nợ xấu
x100%
Vốn chủ sở hữu
Nếu tỉ số nợ xấu này của khách hàng cao thì là dấu hiệu báo động và
khách hàng sẽ tìm cách để đi vay thêm hoặc huy động thêm vốn chủ sở hữu. Khi
đó, ngân hàng nên xem xét lại việc cho khách hàng vay thêm.
Tỷ lệ nợ xấu /Quỹ dự phòng tổn thất =
Nợ xấu
x100%
Quỹ dự phòng tổn
thất
Các ngân hàng thích tỉ lệ này thấp vì tỉ lệ này càng thấp thì tấm đệm chắn
đỡ cho khả năng thua lỗ của các ngân hàng trong trường hợp khách hàng gặp rủi
ro càng cao.
Có thể nói các tỉ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng
càng thấp và ngược lại.
1.5.2. Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) có khả năng chuyển thành nợ
xấu cao.
Tình hình hoạt động kinh doanh tiến triển tốt, phương án hoạt động có
hiệu quả và môi trường hoạt động thuận lợi thì khách hàng sẽ ít gặp rủi ro và
ngân hàng sẽ có RRTD thấp. Nhưng nếu những yếu tố này có vấn đề thì sẽ cấu
thành các khoản nợ đang nghi ngờ, các khoản nợ này có khả năng chuyển thành
nợ xấu cao.
1.5.3. Nợ không có tài sản đảm bảo

Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngân hàng đòi hỏi người đi vay phải có tài sản đảm bảo khi uy tín của
người đi vay không được cao hoặc hoạt động kinh doanh của người đi vay dễ
gặp rủi ro. Vì vậy, khi nợ có tài sản đảm bảo càng nhiều thì cho thấy ngân hàng
đang cấp tín dụng cho khách hàng có rủi ro cao, ngược lại, khi nợ không có tài
sản đảm bảo càng nhiều thì cho thấy ngân hàng đang cấp tín dụng cho khách
hàng có ít rủi ro. Nhưng chính tài sản đảm bảo này sẽ giúp ngân hàng giảm tổn
thất trong trường hợp có RRTD xảy ra.
1.6. Hậu quả của RRTD trong NHTM
Khi đã xảy ra RRTD thì các chủ thể tham gia hoạt động tín dụng không
thể tránh khỏi ảnh hưởng. RRTD ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của ngân
hàng, ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội của đất nước, nếu nặng nề hơn thì có
thể lan ra phạm vi toàn cầu.
Khi khách hàng gặp rủi ro, họ sẽ phải đối mặt với việc mất khả năng chi
trả nợ, đối diện với việc phá sản.Với chủ nợ ( ngân hàng ), ngoài việc không thu
hồi đủ vốn lẫn lãi thì họ còn phải chi trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi
đến hạn, trích lập quỹ dự phòng để bù đắp và có thể dẫn đến thua lỗ, phá sản.
Mỗi một ngân hàng đều liên quan đến hệ thống ngân hàng, các tổ chức
kinh tế - xã hội. Khi ngân hàng gặp thua lỗ sẽ có ảnh hưởng dây chuyền đến
những ngân hàng, các tổ chức kinh tế - xã hội khác, dẫn đến việc người gửi tiền
mất lòng tin, gây tâm lý hoang mang, lo sợ và có thể họ sẽ rút tiền khỏi ngân
hàng. Mất khoản vốn huy động lớn trong nháy mắt sẽ khiến cho toàn bộ hệ thống
ngân hàng, các tổ chức kinh tế – xã hội gặp khó khăn trong việc thanh khoản.
Ngân hàng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế. Ngân hàng là nơi
huy động vốn cho nền kinh tế. Khi ngân hàng bị phá sản do RRTD sẽ làm các
hoạt động kinh tế bị mất ổn định, bị ngưng trệ, xảy ra các tiêu cực xã hội như:
thất nghiệp, trộm cắp, …
Ở một mức độ lớn lao hơn, RRTD ảnh hưởng đến vị thế, hình ảnh của hệ

thống ngân hàng, nền kinh tế của đất nước.
Tóm lại, khi xảy ra RRTD sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở các
mức độ khác nhau đến các chủ thể tham gia trực tiếp hay gián tiếp hoạt động tín
dụng. Nếu ở mức độ nhẹ thì ngân hàng chỉ bị giảm lợi nhuận. Nếu ở mức độ
nặng hơn thì ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay mà vẫn phải chi trả
cho các hoạt động huy động vốn dẫn đến bị lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài thì
ngân hàng rất có thể bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân
hàng cũng như nền kinh tế. Vì thế, các nhà quản trị ngân hàng phải luôn luôn có
những biện pháp tránh , phòng ngừa cũng như giảm tổn thất RRTD.
2. Quản lý RRTD trong NHTM
2.1. Sự cần thiết
Theo báo cáo mới nhất của NHNN Việt Nam, tính đến nay, tổng doanh số
giao dịch liên ngân hàng bình quân mỗi ngày đạt gần 26 tỉ VND và hơn 700 triệu
USD. Chúng ta sẽ mất bao nhiều tiền mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm nếu không
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quản lý được RRTD? Qua những hậu quả nghiêm trọng mà RRTD có thể gây ra
các nhà quản trị không thể không làm tốt từ việc phòng ngừa đến việc giải quyết
hậu quả. “ Hơn lúc nào hết, các ngân hàng Việt Nam cần phải chủ động trong
phòng ngừa rủi ro. Tính minh bạch cũng như các rủi ro từ nợ xấu của hệ thống
ngân hàng vẫn sẽ là một trong các vấn đề trọng tâm”. Tổng thư ký Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam,bà Dương Thu Hương nói tại hội thảo “ Thành lập ngân
hàng dữ liệu và phòng ngừa rủi ro tác nghiệp”, diễn ra hồi tháng 1 – 2009.
Quản lý được rủi ro sẽ giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Chính vì
vậy, ngân hàng phải có kế hoạch hành động phù hợp với mục tiêu đặt ra để đạt
được kết quả tốt nhất.
2.2. Quản lý RRTD trong NHTM
Các NHTM thường áp dụng nhiều biện pháp để phòng chống, khắc phục
hậu quả của RRTD như:

- Nhanh chóng nắm bắt thông tin, dự báo, phát hiện những rủi ro tiềm ẩn
để kịp thời giải quyết, tận dụng tối đa cơ hội để thu hồi nợ, tận thu nợ từ tài sản
đảm bảo.
- Tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng ra riêng biệt để tránh mâu
thuẫn về quan điểm cho vay.
- Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM với
nhiệm vụ thu nợ, bán các khoản nợ xấu, bán tài sản đảm bảo để tận thu nợ.
- Trích lập dự phòng rủi ro tạo nguồn bù đắp cho các tổn thất do RRTD
theo QĐ 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22/4/2005.
3. Các mô hình xếp hạng tín dụng điển hình trên thế giới
3.1. Mô hình định tính về RRTD – Mô hình 6C
Khi quyết định có nên cho vay hay không thì ngân hàng sẽ dự báo về khả
năng thanh toán nợ gốc và lãi của khách hàng. Dẫn đến việc tìm hiểu khách hàng
qua 6 khía cạnh:
• Character – Tính chất, Đặc điểm, Phân loại
- Quan hệ vay trả đã qua.
- Kinh nghiệm của các Ngân hàng khác đối với khách hàng này.
- Mục đích khoản vay.
- Khả năng phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của chủ DN.
- Phân loại tín dụng, mức độ tín chấp của khoản vay.
- Có người bảo lãnh cho khoản vay hay không
• Capacity – Năng lực
- Năng lực hành vi dân sự của chủ DN và của người bảo lãnh.
- Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của DN vay vốn .
- Mô tả quá trình hoạt động của DN đến thời điểm hiện tại, cơ cấu sở hữu,
chủ sở hữu, tính chất hoạt động sản phẩm, khách hàng chính, người cung cấp
chính của DN.
• Cashflow – Tài chính
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thu nhập đã qua, tình hình phân chia cổ tức, doanh thu bán hàng.
- Tình hình tài chính hiện tại và dự kiến.
- Tính thanh khoản của tài sản lưu động.
- Vòng quay nợ phải thu, phải trả và tồn kho.
- Cơ cấu nguồn vốn và tình trạng vay nợ.
- Kiểm soát chi phí.
- Các tỉ lệ và khả năng trả lãi.
- Khả năng và chất lượng quản lý.
- Những thay đổi gần đây trong phương pháp hạch toán kế toán.
• Collateral – Tài sản đảm bảo
- Có các tài sản gì?
- Khả năng bị lỗi thời, mất giá của tài sản.
- Giá trị tài sản.
- Mức độ chuyên biệt của tài sản.
- Tình trạng đã bị cầm cố, thế chấp của tài sản, các hạn chế khác.
- Tình trạng bảo hiểm.
- Đã được dùng để bảo lãnh cho người khác.
- Vị thế của Ngân hàng đối với việc đòi cầm cố/thế chấp đối với tài sản.
- Nhu cầu vay vốn trong tương lai.
• Conditions – Điều kiện
- Địa vị cạnh tranh hiện tại của khách hàng trong ngành công nghiệp và
thị phần dự kiến.
- Kết quả hoạt động của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác
trong ngành.
- Tình hình cạnh tranh của sản phẩm.
- Mức độ nhạy cảm của khách hàng đối với chu kỳ kinh doanh và những
thay đổi về công nghệ.
- Điều kiện / tình trạng thị trường lao động trong ngành hay trong khu vực
thị trường mà khách hàng đang hoạt động.

- Ảnh hưởng của lạm phát đối với bảng cân đối kế toán và với CF của
khách hàng.
- Tương lai của ngành.
- Các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi trường ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng.
• Control – Kiểm soát
- Các luật, quy định, quy chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang
được xem xét.
- Đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát.
- Hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải được ký bởi các
bên .
- Mức độ phù hợp của khoản vay đối với quy chế, qui định của Ngân
hàng.
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về
các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay.
Theo ý kiến của riêng tôi, trong 6C ở trên thì Cashflow là quan trọng
nhất. Nếu khách hàng vay đủ Cashflow để trả một phần gốc và lãi qua hàng kỳ
thì mới có thể cho vay. Tiếp theo là Collateral vì ngân hàng sẽ thẩm định tài sản
đảm bảo đề phòng rủi ro xấu nhất có thể, đây là tấm đệm rủi ro cuối cùng.
Phương pháp này có ưu điểm là tương đối đơn giản và dễ sử dụng.
Nhưng nó cũng có nhược điểm là phương pháp này mang nhiều tính chủ quan,
phụ thuộc vào độ chính xác của nguồn thông tin, khả năng của nhà quản trị, sự
trung thực của cán bộ tín dụng và khách hàng.
3.2. Mô hình định lượng
3.2.1. Mô hình toán học xếp hạng tín nhiệm DN
Trước đây, các quyết định đánh giá tín nhiệm và ước lượng RRTD đều
dựa vào phương pháp dựa vào các thông tin liên quan đến khách hàng mà cán bộ

tín dụng thấy cần thiết rồi đưa ra nhận xét chủ quan.Vì thế, phương pháp này có
nhiều thiếu sót vì nó có những nhược điểm như không đáng tin cậy, phụ thuộc
vào quy định của mỗi chủ nợ, khó giải quyết với số lượng khách hàng lớn,…. Vì
vậy, khi có sự phát triển của khoa học thống kê, những phương pháp phân tích,
phân lớp và dự báo nhanh chóng được ứng dụng và đã bổ sung hiệu quả cho
phương pháp truyền thống. Hiện nay, các ứng dụng thống kê trong xếp hạng tín
nhiệm lại đang chuyển mình từ mục tiêu tối thiểu hóa RRTD sang mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận cho các chủ nợ ( chủ yếu là các ngân hàng).
3.2.1.1. Chỉ số Z của Edward I.Altman
Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I.Altman ( 1968), Đại học New
York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác
nhau tại Mỹ.Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công
nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại
Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao như
Mexico, Indian Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân
tích biệt số đa yếu tố (MDA).
Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5 : Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số
X1, X2, X3, X4, X5:
X
1
=
Vốn luân chuyển
Tổng tài sản
• Vốn luân chuyển = TSNH - NNH
• Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1
X
2
= Lợi nhuận giữ lại
Tổng tài sản
• Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian.

• Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty
mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50%
công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm.
X
3
=
EBIT
Tổng tài sản
• Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng
tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể
hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất sinh lợi.
X
4
=
Giá thị trường của vốn cổ phần
Giá sổ sách của nợ
• Nợ = NNH + nợ dài hạn
• Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi
• Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước
khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đã
được sửa đổi của một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất
sinh lợi của trái phiếu (1959). Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty
phá sản là rất cao.
• Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá
trị sổ sách của vốn cổ phần.
X

5
=
Doanh thu
Tổng tài sản
• Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép
cạnh tranh của các đối thủ khác.
• Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số
quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao.
• X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc
gia khác nhau.
Một số nghiên cứu vào thập niên 1960 chỉ ra rằng tỷ số dòng tiền trên nợ
là tỷ số rất tốt để dự báo nhưng do trong giai đoạn này, dữ liệu về dòng tiền và
khấu hao của các DN không nhất quán nên chỉ số Z của Altman không bao gồm
các tỷ số có liên quan đến dòng tiền. Điều này khá phù hợp với thực trạng về
thông tin tài chính của DN Việt Nam hiện nay, hơn nữa chỉ số Z đã được sử
dụng hiệu quả ở Mỹ (dự báo chính xác 95% đối với mẫu dữ liệu) và nhiều nước
khác thì rất có thể cũng sẽ thực hiện tốt tại Việt Nam trong lĩnh vực xếp hạng tín
nhiệm hay dự báo phá sản.
Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm Z' và Z" để có thể áp
dụng theo từng loại hình của DN:
Đối với DN đã cổ phần hoá, ngành sản suất:
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5
• Nếu Z > 2.99: nằm trong vùng an toàn, DN chưa có nguy cơ phá sản
• Nếu 1.8 < Z < 2.99: nằm trong vùng cảnh báo, DN có thể có nguy
cơ phá sản
• Nếu Z <1.8: nằm trong vùng nguy hiểm, DN có nguy cơ phá sản cao.
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối với DN chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z' = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5
 Nếu Z' > 2.9: nằm trong vùng an toàn, DN chưa có nguy cơ phá sản
 Nếu 1.23 < Z' < 2.9: nằm trong vùng cảnh báo, DN có thể có nguy cơ
phá sản
 Nếu Z' < 1.23: nằm trong vùng nguy hiểm, DN có nguy cơ phá sản
cao.
Đối với các DN khác:
Chỉ số Z" dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình
DN. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.
Z" = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4
 Nếu Z" > 2.6: nằm trong vùng an toàn, DN chưa có nguy cơ phá sản
 Nếu 1.2 < Z" < 2.6: nằm trong vùng cảnh báo, DN có thể có nguy cơ
phá sản
 Nếu Z < 1.1: nằm trong vùng nguy hiểm, DN có nguy cơ phá sản
cao.
Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Altman đã nghiên cứu trên
700 DN để cho ra chỉ số Z" điều chỉnh:
Z"điều chỉnh = 3.25 + Z" = 3.25 + 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4
Z" điều chỉnh có tương đồng khá cao với các hạng mức tín nhiệm trái
phiếu của S&P. Hàm ý rằng các mô hình toán học có thể sánh ngang với phương
pháp chuyên gia.
Bảng 1 : Chỉ số Z” điều chỉnh
Z” điều chỉnh
Hạng mức tín
nhiệm S&P
DN nằm trong
vùng an toàn,
chưa có nguy cơ
phá sản
> 8,15 AAA

Trái phiếu có thể
đầu tư
7,6 – 8,15 AA+
7,3 – 7,6 AA
7,0 – 7,3 AA-
6,85 – 7,0 A+
6,65 – 6,85 A
6,4 – 6,65 A-
6,25 – 6,4 BBB+
5,85 – 6,25 BBB
DN nằm trong
vùng cảnh báo,
5,65 – 5,85 BBB-
Trái phiếu có độ
rủi ro cao
5,25 – 5,65 BB+
4,95 – 5,25 BB
4,75- 4,95 BB-
4,5 – 4,75 B+
4,15 – 4,5 B
DN nằm trong
vùng nguy hiểm,
nguy cơ phá sản
3,75 – 4,15 B-
Trái phiếu không
nên đầu tư
3,2 – 3,75 CCC+
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2,5 – 3,2 CCC
1,75 – 2,5 CCC-
0 – 1,75 D
Nguồn: Lâm Minh Chánh (2007), "Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín
Nhiệm"
Để xem xét chỉ số Z hoạt động như thế nào đối với DN Việt Nam, tác giả
lấy ví dụ về Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) - công ty niêm yết điển
hình có nhiều triệu chứng đang trước ngưỡng phá sản trong năm qua (Tháng
7/2008, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam bắt đầu gửi thông báo nợ quá hạn đến
BBT).
BBT đã cổ phần hóa từ năm 1997 và là công ty sản xuất nên áp dụng công
thức:
Hình 2 : Chỉ số Z của BBT từ 2002 - 2008
Vì trong hai năm 2006 và 2007, các cổ đông không biết là BBT bị lỗ,
cộng với tính không hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam nên giá cổ
phiếu vẫn gia tăng theo thị trường. Nếu giá thị trường không thay đổi gì so với
năm 2005 thì chỉ số Z năm 2006 và 2007 lần lượt là 1.64 và 1.04, tức là chỉ số Z
giảm dần từ 2.41 điểm (2002) đến -0.41 điểm (2008).
“ Ngày 10/7/2008, Sở giao dịch Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh đã ra
quyết định ngừng giao dịch cổ phiếu này do hai năm 2006 và 2007 công ty làm
ăn thua lỗ. Tuy nhiên, phần lớn cổ đông không hề hay biết, vì Ban Giám Đốc
BBT giấu nhẹm và còn báo cáo lãi. HOSE đã nhận thấy vấn đề và đưa cổ phiếu
BBT vào diện kiểm soát trong thời gian trước đó. Chỉ đến khi tình trạng quá trầm
trọng không còn giấu được nữa và trong nội bộ Hội đồng quản trị có những ý
kiến bất đồng, BBT mới chịu công khai thông tin. Lúc này, công ty đã đứng bên
bờ vực phá sản.
Ông Tạ Xuân Thọ, Tổng Giám Đốc Công ty Bông Bạch Tuyết giải thích
nguyên nhân thua lỗ là do việc đầu tư máy móc vào năm 2003 với giá trị quá lớn
nhưng lại không đồng bộ, không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh thực tê,
khoản nợ vay ngân hàng sử dụng mua máy móc thiết bị này vượt quá khả năng

chi trả của công ty.” (Nguồn : Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh)
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Từ kết quả này, cho thấy, chỉ số Z phản ánh gần sát với tình trạng thực tế
mà BBT đang gánh chịu và cũng minh chứng phần nào tính hữu dụng của chỉ số
Z nói riêng và mô hình toán học dự báo phá sản nói chung tại Việt Nam. Tuy
nhiên, để ứng dụng tốt vào thực tế thì chỉ số Z hay các mô hình định lượng phải
được hiệu chỉnh, được xây dựng trên dữ liệu của các DN Việt Nam, qua kiểm
định cụ thể thì hiệu quả mới chính thức được công nhận và nâng cao.
3.2.1.2. Chỉ số Zeta
Zeta là một chỉ số được Altman cải tiến từ chỉ số Z, Zeta làm việc tốt với
dữ liệu tài chính của các công ty sản xuất và cả bán lẻ với độ chính xác hơn 90%
trước khi phá sản 1 năm và chính xác trên 70% từ năm thứ 5 trở đi trước khi phá
sản.
Vì tính độc quyền của mô hình nên Altman không công bố một cách đầy
đủ các trọng số của mô hình mà chỉ cung cấp 7 biến số mô hình sử dụng:
X
1
=
EBIT
Tổng tài sản
- Tổng tài sản không bao gồm các lợi thế thương mại và tài sản vô
hình trong các biến số của Zeta.
X2 = Mức ổn định thu nhập
- Chỉ tiêu này đo lường sai số chuẩn trong xu hướng của X1 trong
vòng 5 đến 10 năm. Rủi ro kinh doanh thường được biểu hiện thông qua sự dao
động của thu nhập nên biến số này tỏ ra có hiệu quả đặc biệt.
Bên cạnh đó, Altman cũng đánh giá thông tin chứa đựng trong một vài
biến số tương tự để đo lường những rủi ro có thể xảy ra đối với công ty. Những

biến số này có ý nghĩa nhưng nó không được đưa vào mô hình.
X
3
=
EBIT
Lãi vay
- Tỷ số này được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để chuẩn hóa và
làm cho khác biệt giữa các tỷ số không quá lớn. Lãi vay bao gồm lãi phải trả cho
các tài sản thuê ngoài.
X
4
=
Lợi nhuận giữ lại
Tổng tài sản
X
5
=
Tài sản lưu động
Tổng tài sản
X
6
=
Vốn cổ phần thường
Tổng vốn
- Vốn cổ phần thường được tính bằng giá trị thị trường bình quân
trong thời gian 5 năm.
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tổng vốn = Vốn cổ phần thường + cổ phần ưu đãi + nợ + tài sản thuê

ngoài đã được vốn hóa.
X7 = Quy mô (tổng tài sản)
- Biến số này được điều chỉnh tùy theo những thay đổi trong báo cáo
tài chính.
- Quy mô tài sản cũng được chuyển sang thước đo log cơ số 10 để
chuẩn hóa phân phối của biến.
Mô hình này được nhiều ngân hàng ở các nước áp dụng và phát triển
thành các mô hình khác để xếp hạng khách hàng đi vay như mô hình mạng nơ
ron thần kinh (neural network), mô hình dựa trên mức tăng giá thị trường
Ưu điểm: Kỹ thuật tương đối đơn giản.
Nhược điểm: Mô hình không tính đến những nhân tố khó định lượng (như
môi trường kinh doanh, chiến lược vĩ mô của , tư cách, vị thế của khách hàng đi
vay vốn … ) mà những nhân tố này có thể ảnh hưởng rất lớn đến khoản cho vay
của chủ nợ. Hơn nữa, mô hình chỉ số Z rất khó áp dụng tại Việt Nam. Bởi lẽ, các
báo cáo tài chính của các DN Việt Nam thường bị sửa chữa, điều chỉnh nên
không phản ánh đúng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Nếu muốn áp dụng mô hình chỉ số Z tại Việt Nam thì cần phải chú ý :
- Độ chính xác của các BCTC : Có thể so sánh giữa BCTC mà khách
hàng nộp cho ngân hàng và BCTC khách hang nộp cho cơ quan thuế. Nếu hai
BCTC này trùng khớp thì ngân hàng có thể dử dụng được thông tin trên BCTC.
- Các yếu tố khó định lượng : Nếu bỏ qua các yếu tố này thì vẫn có thể
nhìn vào hướng của đường Z để đưa ra dự đoán. Nếu đường Z nằm trong vùng
nguy hiểm nhưng vẫn là một đường gần như thăng bằng hay dốc xuống thì
chứng tỏ DN không có khả năng trả nợ và tốt nhất là không nên cho vay. Ngược
lại , nếu đường Z nằm trong vùng nguy hiểm nhưng có hướng đi lên hay lúc lên
lúc xuống thì chứng tỏ DN đang cố gắng hoạt động kinh doanh để thoát khỏi
vùng nguy hiểm nên vẫn có khả năng cho vay.
3.2.1.3. Mô hình tính xác suất nợ khó đòi – Mô hình Logistic
Mô hình Logistic là mô hình hồi quy trong đó biến phụ thuộc là biến giả
do khi nghiên cứu nhận thấy trong đời sống hiện nay có rất nhiều hiện tượng,

quá trình mà khi thiết lập mô hình kinh tế lượng, biến phụ thuộc khó có thể
lượng hóa được nên cần phải dùng đến biến giả để mô tả.
 Mô hình Logistic - Phương pháp Goldberger
Trong mô hình này, các p
i
được xác định bằng:
p
i
= = = (1.1)
X = (1,X
2
); X
i
= (1,X
2i
); β = (β
1

2
)
Ở mô hình trên, p
i
không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập.
Phương trình (1.1) được gọi là hàm phân bố Logistic. Khi đó :
 p
i
nhận giá trị từ 0 đến 1.
 p
i
phi tuyến với cả X và các tham số β.

Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Điều này có nghĩa là không thể áp dụng trực tiếp phương pháp bình
phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square - OLS) để ước lượng. Người ta dùng
phương pháp ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng β. (Có thể tìm hiểu trong Các
phương pháp xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp điển hình trên thế giới – Lê
Tất Thành ( 2009))
Như vậy trong mô hình Logit chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực
tiếp của biến độc lập X
k
đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của X
k
đến xác suất để
Y nhận giá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y.
Ảnh hưởng của X
k
đến p
i
được tính như sau:
k
X
pi


= = p
i
(1-p
i


k
 Mô hình Logistic - Phương pháp Berkson
Phương pháp này xác định p
i
:
p
i
= = bằng cách tuyến tính hóa .
(Có thể tìm hiểu trong Các phương pháp xếp hạng tín dụng Doanh
nghiệp điển hình trên thế giới – Lê Tất Thành ( 2009))
3.2.2. Phương pháp chuyên gia
Nghiên cứu thực nghiệm của Bina Lehmann ( 2003 ) với hơn 20 000 quan
sát trong dữ liệu tín dụng DN vừa và nhỏ của Đức nhằm giải quyết vấn đề “Các
nhân tố mềm có thật sự cải thiện khả năng dự báo của hệ thống xếp hạng tín
nhiệm nội bộ ở các ngân hàng mà đã được xử lý dựa trên các nhân tố cứng hay
chưa ?”
Nhân tố mềm là các thông tin định tính ( như môi trường kinh doanh,
năng lực ban quản trị, vị thế doanh nghiệp… ), điều chỉnh chủ quan của chuyên
viên phân tích tín dụng . Nhân tố cứng là tỷ số tài chính và dữ liệu tài khoản
thanh toán của công ty vay nợ. Lehman so sánh hai mô hình hồi quy Logistic:
trong trường hợp không bao gồm các nhân tố mềm và trong trường hợp bao gồm
các nhân tố mềm. Cuối cùng, kết quả cho thấy các nhân tố mềm thật sự có thể cải
thiện khả năng dự báo mức tín nhiệm của các công ty. Và đây cũng là cách mà
các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu trên thế giới đang sử dụng: kết hợp các
nhân tố mềm với các nhân tố cứng.
3.2.2.1. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Fitch
Fitch xếp hạng DN dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng.
Phương pháp phân tích bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt động kinh
doanh của DN trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm.
Mục tiêu chủ yếu của phương pháp là phân tích so sánh để đánh giá sức

mạnh của mỗi DN và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các DN khác
trong cùng một nhóm các DN tương đồng. Thêm vào đó, phân tích độ nhạy cũng
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
được thực hiện thông qua một vài kịch bản để đánh giá khả năng của DN khi
đương đầu với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Một nhân tố xếp
hạng then chốt theo Fitch là tính linh hoạt tài chính mà nó dựa phần lớn vào khả
năng tạo ra dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh của DN.
 Phân tích định tính gồm có phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh
doanh, vị thế của DN trong ngành, năng lực của ban quản trị, phân tích kế toán.
+ Rủi ro ngành: Fitch xếp hạng tín nhiệm các DN trong bối cảnh chung
của ngành mà nó hoạt động. Những ngành tăng trưởng thấp, cạnh tranh ở mức
cao, đòi hỏi vốn lớn, có tính chu kỳ hay không ổn định thì rủi ro vốn có sẽ lớn
hơn các ngành ổn định với ít đối thủ cạnh tranh, rào cản gia nhập ngành cao, nhu
cầu có thể dự báo dễ dàng.
+ Môi trường kinh doanh: Fitch khảo sát tỉ mỉ những rủi ro và cơ hội có
thể tác động đến ngành từ sự thay đổi tập quán tiêu dùng, dân số, khoa học kỹ
thuật Ví dụ, kết cấu dân số ngày càng già đi cho thấy một sự sụt giảm trong
triển vọng ngành bán lẻ và một sự gia tăng triển vọng của ngành dịch vụ tài
chính.
+ Vị thế công ty: một vài nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của
DN như vị thế của DN trên thị trường, sự xuất hiện các sản phẩm thay thế, khả
năng mặc cả với người mua và người bán. Để duy trì vị thế của mình các công ty
phải dựa vào sự đa dạng hóa sản phẩm, bán hàng trải đều khắp các khu vực, đa
dạng hóa khách hàng và người cung ứng, quản lý tốt chi phí sản xuất
+ Về năng lực của ban quản trị: các đánh giá về chất lượng quản trị
thường mang tính chủ quan do đây là một yếu tố định tính. Nên người ta thường
thông qua các chỉ tiêu tài chính để làm thước đo năng lực ban quản trị, điều này
sẽ khách quan và dễ so sánh hơn. Fitch cũng đánh giá thành tích của ban quản trị

thông qua khả năng tạo ra sự hài hòa về mọi mặt trong DN, duy trì hiệu quả hoạt
động kinh doanh và củng cố vị thế công ty trên thị trường.
+ Về kế toán: mục tiêu của phân tích kế toán là nghiên cứu chính sách
kế toán như nguyên lý kế toán, phương pháp định giá hàng tồn kho, phương
pháp khấu hao, nhận diện thu nhập, cách xử lý tài sản vô hình và kế toán ngoài
bảng. Sau đó điều chỉnh và trình bày lại báo cáo tài chính của DN để có thể so
sánh với các công ty khác, tránh xảy ra tình trạng khác biệt về chính sách kế
toán.
 Phân tích định lượng
Trong phân tích định lượng, Fitch nhấn mạnh đến thước đo dòng tiền của
thu nhập, các khoản đảm bảo (coverage) và đòn bẩy. Dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh cung cấp cho DN sự đảm bảo RRTD nhiều hơn là từ nguồn tài trợ
bên ngoài. Và Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số
hơn việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẻ nào.
Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu
nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá RRTD. Fitch cũng nhấn
mạnh vai trò của EBITDA - một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu
nhập chưa tính đến đòn bẩy tài chính và được sử dụng phổ biến trong quá trình
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
định giá. Sau đây là những thước đo chính mà Fitch dùng để phân tích rủi ro tín
dụng :
 Các tỉ số bảo đảm ( coverage ratio ) :
Nợ thuần = Nợ - Tiền mặt và các khoản tương đương tiền
FFO interestcoverage =
FFO + lãi vay phải trả + cổ tức cổ phần ưu đãi
Lãi vay phải trả + cổ tức cổ phần ưu đãi
FFO fixed–charge coverage =
FFO+ lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi +

chi phí thuê ngoài
Lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi +Chi phí
thuê ngoài
FCFdept-service coverage=
FCF+lãi vay+cổ tức cổ phần ưu đãi
Lãi vay+ cổ tức cổ phần ưu đãi+NNH +Nợ
dài hạn đến hạn trả
 Các thước đo đòn bẩy
FFO adjusted leverage=
Tổng nợ+Tài sản thuê ngoài+cổ phần ưu đãi
FFO+lãi vay+cổ tức cổ phần ưu đãi+chi phí
thuê ngoài
Tổng nợ + Tài sản thuê ngoài
EBITDA
Tổng nợ
Tổng mức vốn hóa thị trường
 Các thước đo khả năng sinh lợi
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
DDT
EBITDA
DDT
3.2.2.2. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm DN của S&P
Phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định
lượng. S&P cũng như Fitch tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng
thanh toán trong quá khứ. Về phân tích khả năng sinh lợi, theo tiêu chuẩn xếp
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hạng DN 2006, là một phần trong bước phân tích rủi ro tài chính của DN nhưng
theo tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm DN 2008, S&P nhấn mạnh khả năng sinh lợi

như một phần của bước đánh giá rủi ro kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Trong quy trình xếp hạng, S&P không phân loại theo tính chất của dữ liệu
mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
+ Rủi ro kinh doanh gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh/ vị thế DN
trong ngành/ lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các DN khác
trong nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh
là khả năng cạnh tranh của DN. Vì các vấn đề phân tích trong rủi ro kinh doanh
hay trong phân tích định tính của Fitch, S&P và Moody's hầu hết là giống nhau
nên sẽ không được nhắc lại.
+ Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và
thông tin kế toán, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh
toán ngắn hạn. Để đánh giá khả năng trả nợ, S&P đưa ra một số tỷ số chính để
phân tích:
Operating income before D&A=
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh+D+A
DDT
EBIT interest coverage =
EBIT
Lãi vay
EBITDA interest coverage=
FFO+lãi vay phải trả+cổ tức cổ phần ưu đãi
Lãi vay phải trả+cổ tức cổ phần ưu đãi
FFO interest coverage =
FFO + lãi vay phải trả + cổ tức cổ phần ưu đãi
lãi vay phải trả + cổ tức cổ phần ưu đãi
Return on capital =
EBIT
Vốn trung bình
FFO to debt =
FFO

Tổng nợ
FOCF to debt =
FOCF
Tổng nợ
Discretionary cashflow to debt =
CFO – CAPEX – cổ tức
Tổng nợ
Net cashflow to CAPEX=
FFO-cổ tức
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CAPEX
Debt to EBITDA =
Tổng nợ
EBITDA
Debt to debt plusequity =
Tổng nợ
Tổng nợ+Vốn cổ phần thường + lợi ích cổ đông
thiểu số
3.2.2.3. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm DN của Moody’s
Moody's thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh,
các tỷ số này được Moody's ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau,
những ngành khác nhau và cả ở các báo cáo xếp hạng tín nhiệm DN. Tuy nhiên,
trong quy trình cụ thể, Moody's có thể xem xét bớt hoặc thêm vào các chỉ tiêu
cho phù hợp với từng ngành riêng biệt. 11 tỷ số thường được Moody's sử dụng
gồm:
EBITA
Tổng tài sản trung bình
EBITA

Lãi vay
EBITA
DDT
FFO+lãi vay
Lãi vay
FFO
NNH + Nợ dài hạn
RCF/Tổng nợ=
FFO-cổ tức
Tổng nợ
NNH + Nợ dài hạn
EBITDA
NNH + Nợ dài hạn
Đoàn Ngọc Thúy Toán Tài Chính 50
25

×