Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Lương và công tác trả lương trong Công ty CNTT Bạch Đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.31 KB, 55 trang )

Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
MỤC LỤC
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Tiền lương là một vấn đề nhạy cảm, nó không chỉ tác động đến đời sống của
người lao động mà nó còn tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nó là một
vấn đề mà toàn xã hội quan tâm.
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt trên thị
trường thì việc áp dụng đúng các chính sách về trả công lao động chính là một biện
pháp giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, thu hút lao động và có thể đứng vững
trên thị trường.Tùy thuộc vào tính chất từng ngành nghề khác nhau mà các doanh
nghiệp lựa chọn các hình thức trả công khác nhau. Tuy nhiên việc vận dụng và thực
hiện tốt những công tác này không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Nếu
doanh nghiệp thực hiện tốt được công tác trả công cho người lao động thì sẽ giảm
được tối đa các hao phí không cần thiết mà còn kích thích người lao động làm việc
với hiệu suất cao nhất. Trong tất cả các doanh nghiệp, vấn đề tiền lương luôn là một
trong những vấn đề được cả người lao động và người sử dụng lao động hết sức quan
tâm. Đối với người lao động thì tiền lương là thu nhập chính giúp họ trang trải cho
cuộc sống bản thân và gia đình. Đối với người sử dụng lao động thì tiền lương
không chỉ là chi phí mà còn là công cụ quản lý người lao động một cách hiệu quả.
Tuy tiền lương không còn là vấn đề mới nhưng nó vẫn còn là một vấn đề nan giải
đối với không ít các doanh nghiệp và tổ chức trong nước ta.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tiền lương trong hoạt động quản trị
nhân lực của các doanh nghiệp nên trong quá trình thực tập tại Tổng công ty CNTT
Bạch Đằng tôi đã có một số nhận xét đánh giá về thực trạng của công tác trả công


lao động tại đây và xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả công
lao động tại Tổng công ty.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết về tiền lương và các hình thức trả lương
- Phân tích và đánh giá công tác trả công lao động tại Tổng công ty CNTT
Bạch Đằng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả công lao động tại
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng.
3
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: công tác trả công lao động
- Không gian: Tổng công ty CNTT Bạch Đằng
- Thời gian: 2009 đến nay
4. Đối tượng nghiên cứu
Các hình thức trả công lao động
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
6. Kết cấu
Phần I: Công tác trả công lao động trong doanh nghiệp
Phần II: Phân tích và đánh giá công tác trả công lao động tại Tổng công ty
CNTT Bạch Đằng
Phần III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả công lao động tại Tổng
công ty CNTT Bạch Đằng.
PHẦN I: TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm tiền lương
Như chúng ta đã biết, tiền lương chính là giá cả của sức lao động, biểu hiện

ra bên ngoài như là giá cả lao động. Theo điều 55 của bộ luật lao động : “tiền lương
4
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
của người lao động do hai bên thảo thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo
năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.” Cùng với sự thay đổi của
các hình thái kinh tế, quan điểm về tiền lương cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, ở
đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số khái niệm về tiền lương như sau:
Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người lao động nhận được do
kết quả lao động của mình. Hay nói cách khác, tiền lương danh nghĩa chính là số
tiền mà người lao động nhận được từ người chủ sử dụng lao động.
Tiền lương thực tế chính là số lượng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà
người lao động trao đổi được thông qua tiền lương danh nghĩa của mình. Tiền lương
thực tế phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa và sự biến động vào giá cả:
I
tltt
=
gc
tldn
I
I
Trong đó: I
tltt
: là chỉ số tiền lương thực tế
I
tldn
: Là chỉ số tiền lương danh nghĩa
I
gc
: chỉ số giá cả.

Tiền lương tối thiểu: là số tiền nhất định trả cho người lao động làm công
việc đơn giản nhất, ở mức độ nhẹ nhàng nhất và diễn ra trong môi trường lao động
bình thường. Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo duy trì được mức sống tối thiểu của
người lao động, được nhà nước quy định và được dùng làm cơ sở để tính các mức
lương khác, nó được coi là lưới an toàn của những người hưởng lương.
Thu nhập: là tổng số tiền mà người lao động nhận được trong một thời kỳ
nhất định( tháng, quý, năm…) từ các nguồn khác nhau như phụ cấp, tiền thưởng,
tiền ăn ca, tiền lương…
Tiền thưởng: là một dạng khuyến khích tài chính, khoản tiền ngoài lương
thường được chi trả một lần( cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện
công việc của người lao động.
1.2. Bản chất của tiền lương
Khi nghiên cứu tiền lương trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, C.Mác chỉ rõ
về bản chất, tiền lương là giá cả của sức lao động, biểu hiện ra bên ngoài như giá cả
lao động. Có ba vấn đề chính mà chúng ta thường đặt ra khi nghiên cứu về tiền
5
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
lương đó là: người trả, căn cứ để trả lương và nguồn chi trả. Hiện nay, căn cứ trả
lương được chúng ta quan tâm nhiều nhất. Việc xác định căn cứ trả lương sao cho
chính xác gặp rất nhiều khó khăn vì căn cứ trả lương chính là giá trị sức lao động
hao phí. Khi tiền lương đạt được đúng bản chất của nó, tức là công bằng với giá trị
sức lao động mà người lao động bỏ ra thì nó sẽ khuyến khích người lao động làm
việc, làm lợi cho cả người sử dụng lao động và nhà nước.
1.3. Vai trò của tiền lương
1.3.1. Vai trò của tiền lương với người lao động
Tiền công, tiền lương là phần cơ bản nhất trong tổng thu nhập của người lao
động, vì vậy nó giúp cho người lao động trang trải các khoản chi tiêu, sinh hoạt và
dịch vụ cần thiết của bản thân
Ngoài việc duy trì cuộc sống của người lao động, tiền công, tiền lương kiếm

được còn ảnh hưởng tới địa vị của người lao động trong gia đình và xã hội.
Tiền lương chính là một động lực thúc đẩy người lao động làm việc và ra sức
học tập để nâng cao tay nghề, phục vụ cho tổ chức.
1.3.2. Vai trò của tiền lương với người sử dụng lao động
Thứ nhất, tiền lương là một phần quan trọng của chi phí sản xuất, tác động
trực tiếp đến giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Thứ hai, tiền công, tiền lương chính là một động lực để thu hút các lao động
giỏi vào trong tổ chức và khuyến khích họ làm việc, cống hiến cho tổ chức.
1.4. Các nguyên tắc trong công tác trả lương
Việc trả lương cho lao động trong bất kỳ một tổ chức nào cũng phải tuân
theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo cho các hoạt động của tổ chức được
thông suốt, đi theo đúng hướng, đúng mục tiêu đã được đề ra. Có ba nguyên tắc
chính mà hoạt động trả lương cần phải tuân theo, đó là:
Nguyên tắc 1 “trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau”: theo đó
ta có thể hiểu, lao động như nhau là lao động có số lượng và chất lượng nhưu nhau.
Khi thực hiện nguyên tắc này thì người lao động sẽ yên tâm cống hiến, yên tâm
công tác ở vị trí của mình. Để có thể xác định được các lao động như nhau, ta có thể
thông qua lượng calo tiêu hao hoặc thông qua thời gian lao động hoặc thông qua số
6
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng để xác định số lượng lao động hao phí, còn đối
với chất lượng lao động có thể thông qua các kỹ năng nghề nghiệp, trình độ văn
hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật… để thực hiện công việc.
Nguyên tắc 2: “ Đảm bảo tốc dộ tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn tốc
độ tăng năng suất lao động”. Theo nguyên tắc này thì tiền lương phải được trả theo
năng suất lao động đạt được và phải nhỏ hơn chúng. Khi doanh nghiệp đảm bảo
được nguyên tắc này sẽ giúp cho doanh nghiệp hạ được giá thành, giá cả và tăng
cường tích lũy để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nguyên tắc 3: “ Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành,

các vùng và giữa các đối tượng trả lương khác nhau”. Đối với các lao động có số
lượng và chất lượng khác nhau thì tiền lương phải được trả khác nhau. Chúng ta
phải xác định một cách chính xác cả số lượng và chất lượng của lao động. Thông
thường, chất lượng lao động thường được thể hiện qua các yếu tố như trình độ lành
nghề bình quân khác nhau, điều kiện lao động khác nhau hay vị trí quan trọng của
từng ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân…
1.5. Các hình thức trả lương
Hiện nay tồn tại hai hình thức trả lương cơ bản đó là: trả lương theo sản
phẩm và trả lương theo thời gian. Tùy vào điều kiện sản xuất kinh doanh của từng
doanh nghiệp và tính chất của lao động mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các
hình thức trả lương khác nhau.
1.5.1. Trả lương sản phẩm
Khái niệm: Trả lương theo sản phẩm chính là hình thức mà tiền lương của
công nhân nhận được phụ thuộc vào đơn giá và số lượng sản phẩm chế tạo đảm bảo
chất lượng.
Phạm vi áp dụng: áp dụng đối với công nhân sản xuất, những công việc
được định mức, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm.
Nội dung:
Công thức tính:
TL
sp
= ĐG
sp
× SP
sp
Với:
7
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
ĐG

sp
=
sl
cv
M
ML
hoặc ĐG
sp
= ML
cv
× M
tg
Trong đó: TL
sp
: là số tiền lương tính theo sản phẩm
ĐG
sp
: đơn giá sản phẩm
SP
sp
: số lượng sản phẩm được chế tạo đảm bảo chất lượng.
ML
cv
: mức lương cấp bậc công việc
M
sl
: mức sản lượng
M
tg
: mức thời gian

Ưu điểm của hình thức này chính là đơn giản, dễ tính toán, có tác dụng
khuyến khích người lao động làm việc vì gắn liền trực tiếp tiền lương với kết quả
làm việc của họ. Ngoài ra còn có tác dụng khuyến khích người lao động luôn luôn
nâng cao tay nghề rèn luyện kĩ năng để tăng năng suất làm việc từ đó có thể tăng
lương. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là người lao động chỉ chú trọng đến số
lượng mà không quan tâm đến chất lượng.
Các chế độ trả lương theo sản phẩm:
Thứ nhất, chế độ trả lương trực tiếp cá nhân: chính là việc trả lương trực
tiếp cho từng người căn cứ vào đơn giá và số lượng sản phẩm mà công nhân đó chế
tạo được đảm bảo chất lượng
Công thức tính:
TL
sp
= ĐG
sp
× SP
sp
Với :
ĐG
sp
=
sl
cv
M
ML
Trong đó: TL
sp
: tiền lương sản phẩm
ĐGsp: đơn giá giản phẩm
ML

cv
: Mức lương cấp bậc công việc
M
sl
: Mức sản lượng
Phạm vi áp dụng: Áp dụng với những công nhân sản xuất chính mà công
việc của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức kiểm tra và nghiệm
8
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
thu sản phẩm một cách riềng biệt.
Khi áp dụng hình thức này thì có ưu điểm là khuyến khích năng suất cá nhân
vì nó gắn liền giữa sản phẩm làm ra với tiền lương của bản thân. Tuy nhiên, nó có
nhược điểm là hạn chế tính tập thể, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Thứ hai, chế độ trả lương tập thể: là hình thức tiền lương nhận ddowcj phụ
thuộc vào số lượng sản phẩm mà tập thể đó chế tạo đảm bảo chất lượng, đơn giá sản
phẩm và phương pháp chia lương.
Công thức tính:
TL
tt
= ∑ ĐG
tti
× SP
tti
Với:
ĐG
tti
=
Hoặc: ĐG
tti

= ∑ML
cvi
× M
tgtt
Trong đó: TL
tt
: Tổng tiền lương thực lĩnh của cả nhóm
ĐG
tti
: đơn giá tập thể
SP
tti
: Số lượng sản phẩm i do nhóm công nhân chế tạo đảm bảo
chất lượng.
∑ML
cvi
: Tổng mức lương cấp bậc công việc i
M
sltt
: Mức sản lượng tập thể
M
tgtt
: Mức thời gian tập thể.
Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với những nơi sản phẩm làm ra là kết quả của
cả một tập thể không tách rời, năng suất lao động phụ thuộc vào cả nhóm( các dây
chuyền, máy liên hợp).
Ưu điểm khi áp dụng phương pháp này là giúp công nhân nâng cao tinh thần
tập thể, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là đòi hỏi phải bố trí
công nhân và chia lương thật chính xác thì mới có tác dụng.
Thứ ba, chế độ trả lương khoán: có nghĩa là giao cả một khối lượng công

việc, yêu cầu về chất lượng và thời gian hoàn thành công việc, đồng thời quy định
mức tiền lương tương ứng.
9
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
Phạm vi áp dụng: áp dụng cho những nơi xung yếu, cần hoàn thành nhanh,
nơi khó kiểm tra, khó theo dõi chi tiết, cụ thể hàng ngày…
Khi áp dụng hình thức này vừa có thể đảm bảo chất lượng của công việc vừa
đảm bảo về mặt thời gian hoàn thành công việc. Tuy nhiên muốn hình thức này đạt
hiệu quả thì phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra chặt chẽ chất lượng hoàn thành,
tránh khoán trắng.
Thứ tư, chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Là chế độ trả cho công
nhân phục vụ cho công nhân chính làm lương sản phẩm với mục đích khuyến khích
họ phục vụ tốt hơn công nhân chính.
Công thức tính đơn giá:
ĐG
f
=
L: mức lương cấp bậc của công nhân phục vụ
Q: mức sản lượng của công nhân chính là lương sản phẩm
M
fv
: mức phục vụ của công nhân phụ
ĐG
f
: đơn giá sản phẩm của công nhân phụ, công nhân phục vụ
Hình thức này có ưu điểm là khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn, góp
phần nâng cao năng suất lao động của công nhân chính trực tiếp làm ra sản phẩm.
Tuy nhiên do kết quả làm việc của công nhân chính không chỉ phụ thuộc duy nhất
vào công nhân phục vụ mà còn có nhiều yếu tố khác tác động vào nên nó cũng có

thể hạn chế sự cố gắng của công nhân phục vụ.
Thứ năm, chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến: đây chính là hình thức
mà tiền lương thực trả gồm có hai bộ phận: trả bình thường theo đơn giá cố định với
những sản phẩm trong phạm vi kế hoạch và tiền trả theo đơn giá lũy tiến đối với
những sản phẩm hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Công thức tính:
TL
tt
= (ĐG

× Q
1
) + ĐG

× k × (Q
1
– Q
0
) = ĐG

× Q
1
+ ĐG
lt
(Q
1
– Q
0
)
Trong đó: ĐG


: là đơn giá cố định
ĐG
lt
: là đơn giá lũy tiến
10
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
Q
1
: là sản lượng thực tế đạt được
Q
0
: là sản lượng đạt mức khởi điểm
K: là tỷ lệ tăng thêm so với đơn giá cố định.
Chế độ này có ưu điểm là khuyến khích công nhân vượt mức sản lượng quy
định. Tuy nhiên, người công nhân có thể không chú ý đến việc tiết kiệm nguyên liệu
làm tăng mức chi phí cố định.
Thứ sáu, chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng: có nghĩa là ngoài tiền
lương theo đơn giá bình thường thì người công nhân còn được nhận thêm tiền
thưởng theo mức độ hoàn thành công việc.
Công thức tính:
TL
tt
= TL
sp
+
Trong đó :
TLsp: tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định
m: tỷ lệ tiền thưởng

h: phần trăm vượt mức sản lượng được tính thưởng
Khi áp dụng hình thức này thì sẽ khuyến khích công nhân nâng cao năng suất
lao động, vượt mức sản lượng được giao. Tuy nhiên nó đòi hỏi phải xác định tỷ lệ
thưởng để việc trả lương có hiệu quả, nếu không sẽ không khuyến khích công nhân
hoặc làm vượt chi quỹ lương.
1.5.2. Trả lương thời gian
Khái niệm: trả lương theo thời gian là hình thức hình thức trả lương cho
người lao động dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và sô
đơn vị thời gian thực tế làm việc( có thể tính theo giờ, ngày, tháng), với điều kiện
họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn làm việc tối thiểu đã được xây dựng trước.
Nội dung: theo hình thức này, lương của người công nhân nhận được căn cứ
vào mức lương phù hợp với cấp bậc công việc và thời gian thực thế làm việc của
họ.
Công thức tính:
11
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
TL
tgi
= ML
i
× T
tt
Trong đó: TL
tgi
: là tiền lương nhận được của công nhân bậc i làm theo lương
thời gian
ML
i
: là mức lương của công nhân bậc i( theo giờ, ngày, hoặc

tháng)
T
tt
: là thời gian thực tế làm việc của công nhân (giờ, ngày, tháng)
Phạm vi áp dụng: áp dụng ở những nơi khó định mức, nơi cần đảm bảo
tuyệt đối về mặt chất lượng, nơi sản xuất đơn chiếc hoặc những nơi cần đảm bảo an
toàn tuyệt đối…
Trong thực tế, trả lương theo giờ là chính xác nhất, nhưng nó đòi hỏi phải
thống kê chính xác số giờ làm việc của từng công nhân. Một trong những hạn chế
lớn nhất của hình thức này là không khuyến khích công nhân sử dụng có hiệu quả
thời gian làm việc. Vì vậy, bên cạnh áp dụng chế độ trả lương theo thời gian giản
đơn người ta thường kết hợp với thưởng để khuyến khích công nhân hơn.
12
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI TỔNG CÔNG TY
CNTT BẠCH ĐẰNG
2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty
2.1.1. Sơ lược về Tổng công ty.
Tên công ty: Tổng công ty CNTT Bạch Đằng
Tên Tiếng Anh: Bach Dang Shipbuilding industry corporation
Trụ sở chính: Số 3 Phan Đình Phùng- Hạ Lý- Hồng Bàng- Hải Phòng
Mobile : 031 3842782
Fax : 031 3842282
Mã số thuế: 0200844762
Email :
Website : http:\\www.Vinashinbachdang.com.vn
Giấy phép thành lập: Quyết định số 2236 QĐ/CNT/TCCB-LĐ của Chủ tịch
Hội đồng quản trị Tập đoàn kinh tế VINASHIN ngày 20/7/2007
Lĩnh vực kinh doanh chính: Công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

2.1.2. Quy mô hoạt động của Tổng công ty.
Tổng công ty có đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình
độ cao được đào tạo trong và ngoài nước là một thế mạnh để tổng công ty hoạt động
và phát triển vững chắc và có khả năng cạnh tranh cao.
Với mô hình sản xuất kinh doanh mới, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ
Bạch Đằng được tổ chức và hoạt động theo hướng kinh doanh đa nghành nghề, lấy
công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ là ngành kinh doanh chính, kết hợp với
việc mở rộng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, kinh doanh vận tải biển và các
ngành kinh doanh khác theo yêu cầu của thị trường nhằm tạo ra sự gắn kết chặt chẽ
giữa sản xuất, kinh doanh với việc đổi mới, ứng dụng trình độ công nghệ, quản lý
hiện đại và chuyên môn hoá cao làm cơ sở để Tổng Công ty phát triển toàn diện và
bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
13
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
2.1.3. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty CNTT
Bạch Đằng.
Tổng công ty chính thức được thành lập theo quyết định số 2236
QĐ/CNT/TCCB-LĐ ngày 19 - 7 – 2007 của Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn
kinh tế VINASHIN, là đứa con đầu lòng và đầu đàn của ngành công nghiệp đóng
tàu miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là công trình hợp tác Việt Nam - Trung Quốc.
Ngày 1/4/1960 Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng ( trước đây là
Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng) được khởi công xây dựng trên dải đất rộng 32 ha,
gồm diện tích phố Máy chỉ cũ, trường Kỹ nghệ thực hành, kho chứa bia và xưởng
đóng tàu4.
Ngày 25/6/1961, Tổng công ty chính thức được thành lập theo Quyết định số
577 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Tổng công ty là đứa con đầu đàn của
ngành công nghiệp đóng tàu miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Ngày 19/7/1964, Tổng công ty làm Lễ khánh thành việc xây dựng đợt 1 và
khởi công đóng tàu 1.000T đầu tiên. Cũng từ đây, Tổng công ty vinh dự được cố

thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt tên là “Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng” và ngày 20
tháng 7 trở thành ngày truyền thống vẻ vang của đơn vị.
Trong 10 năm từ 1965-1975, Tổng công ty đã góp phần to lớn và quan trọng
đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc (trong đó có Hải Phòng) bằng
không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Tổng công ty đã cung cấp một khối lượng lớn phương tiện vận tải góp phần
đảm bảo giao thông thông suốt trong chiến tranh giải phóng: đóng mới 46 bộ cầu
phao công binh thông tuyến Bắc Nam, đưa đại quân ta tiến vào chiến trường trong
các chiến dịch lớn; 6 tàu chiến đấu; tàu HF350 phá bom bằng từ trường đã góp phần
khai thông các cửa sông ra vào cảng Hải Phòng và các cảng khác của miền Bắc…
Đây là thời kỳ Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng từng bước phát triển
sản xuất theo cơ chế tập trung kế hoạch hoá. Tổng công ty là một trong những cơ sở
hậu cần quan trọng của ngành tiếp tục hàn gắn vết thương chiến tranh; khôi phục và
phát triển sản xuất cũng là nhiệm vụ trọng tâm cần phải tập trung công sức, trí tuệ
của đội ngũ cán bộ, công nhân vươn lên đảm nhận và cố gắng hoàn thành.
14
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
Những năm 1986 – 1991, đứng trước những khó khăn to lớn về kinh tế - xã
hội, nổi bật lên là tinh thần chịu đựng, lao động sáng tạo, năng động đi đầu tìm ra
các giải pháp đột phá trong tổ chức quản lý sản xuất và đời sống, rút ra những kinh
nghiệm thực tiễn đã đóng thành công các loại tàu đi biển pha sông, tàu đi biển xa
trọng tải 1125T, 1410T và tàu 3850T đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế, chế tạo là
những đóng góp to lớn của Tổng công ty vào bước đường phát triển của ngành
Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
Từ năm 1992 đến nay, hoạt động trong cơ chế thị trường định hướng XHCN,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tổng công ty đã trụ vững, chủ động tìm tòi và thể
nghiệm chiến lược sản xuất - kinh doanh ngày càng phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Tổng công ty đã mở rộng các mối quan hệ, tăng cường tìm kiếm những hợp đồng
đóng mới và sửa chữa các phương tiện thuỷ cho khách hàng trong và ngoài nước.

Từ năm 1999, sau 35 năm hoàn thành xây dựng đợt I, được Đảng - Nhà nước quan
tâm đầu tư, Tổng công ty tiến hành nâng cấp, nâng cao năng lực sản xuất - kinh
doanh.
2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh.
Để có thể hiểu rõ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, ta có thể xem bảng tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty dưới đây.
Bảng 1:Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng doanh thu 1000đ 1.459.777.000 294.995.000 393.469.000
Tổng chi phí 1000đ 1.443.393.729 291.684.231 389.053.045
Lợi nhuận sau thuế 1000đ 13.106.616 2.648.614 3.311.966
Quỹ lương thực hiện 1000đ 107.617.920 123.056.160 131.323.200
Số lượng CBCNV Người 2.437 2.489 2.510
Tiền lương BQ 1000đ 3.680 4.120 4.360
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
15
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
Biểu 1:tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Ta thấy tổng doanh thu, tổng lợi nhuận của Tổng công ty năm 2010 sụt giảm
rõ rệt về mặt số lượng (lợi nhuận sau thuế giảm từ 13.106.616.940 đồng xuống còn
có 2.648.614.445 đồng). Nguyên nhân chính của tình trạng này là do trong khoảng
thời gian này, tập đoàn vinashin đang đứng trong bờ vực phá sản, sản xuất, kinh
doanh đình trệ. Đến năm 2011 lợi nhuận tuy có tăng nhưng cũng không đáng kể( lợi
nhuận tăng từ 2.648.614.445 đồng lên 3.311.966.138 đồng). Điều này chứng tỏ tình
hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đang trên đà phục hồi và phát triển hơn.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn trước mắt.
2.2. Đặc điểm của Tổng công ty ảnh hưởng tới việc trả công lao động
2.2.1. Đặc điểm về bộ máy quản lý ảnh hưởng tới công tác trả công lao động
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty.

Tổng công ty áp dụng phương pháp quản lý trực tuyến - chức năng là kiểu cơ
cấu trong đó có nhiều cấp quản lý và các bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho giám
đốc. Kiểu quản lý này phát huy được các ưu điểm của cơ cấu trực tuyến là phân
quyền để chỉ huy kịp thời các công việc và phát huy được các ưu điểm của cơ cấu
chức năng là chuyên sâu nghiệp vụ: đảm bảo cơ sở, căn cứ cho việc ra quyết định,
hướng dẫn thực hiện các quyết định cấp trên đưa xuống.
16
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
17
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
Sau đây là chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban chính trong Tổng công
ty.
Phòng bảo vệ tự vệ:
Tham mưu cho Tổng Giám đốc Tổng Công ty về công tác bảo vệ - tự vệ nói
chung và trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổng công
ty.
Kết hợp với các phòng ban chức năng liên quan và các đơn vị cơ sở đôn đốc
việc chấp hành kỷ luật lao động, nội qui, quy chế bảo vệ, đấu tranh chống các hiện
tượng tiêu cực, phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý.
Phối hợp với các đoàn thể làm tốt công tác tư tưởng, giúp Đảng Ủy nắm tình
hình nội bộ, phối hợp với công an, cơ quan quân sự : quản trị nhân khẩu, hộ khẩu
tâp thể, quản lý vũ khí, quản lý phòng cháy chữa cháy.
Thường xuyên và trực tiếp kiểm tra người ra vào Tổng công ty, thường
xuyên canh gác bảo vệ trật tự an toàn và tài sản của Tổng công ty
Phòng an toàn lao động:
Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động của
Nhà nước và các nội qui, qui chế chỉ thị về bảo hộ lao động của Tổng Giám đốc đến
các phân xưởng, phòng ban, thực hiện tuyên truyền về an toàn lao động.

Phối hợp với các phòng ban khác như Phòng Lao động tiền lương, Phòng Y
tế để huấn luyện về an toàn lao động và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.
Kiểm tra việc chấp hành nội quy an toàn lao động, điều tra thống kê các vụ
tai nạn xảy ra trong Tổng công ty.
Thực hiện chế độ bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại cùng tổ chức Công
đoàn của Tổng công ty, xây dựng mạng lưới an toàn viên về an toàn và vệ sinh lao
động.
PX trang trí 1, 2
Gia công bề mặt kim loại tôn, vỏ tàu thuỷ bằng phun cát, gõ rỉ và sơn bề mặt
cho sản phẩm đóng mới và sửa chữa.
Phun cát sơ chế tôn đóng mới và sửa chữa, các linh kiện phụ kiện, các tổng
đoạn phân đoạn tàu thuỷ.
18
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
Sơn trang trí vỏ tàu, vệ sinh làm sạch các hầm két vỏ tàu.
Gõ cạo rỉ bằng tay và bằng máy vệ sinh làm sạch các bề mặt kim loại.
Xây, trát, ốp lát gạch men buồng tắm, buồng vệ sinh, bếp, trên tàu.
Bọc toàn bộ cách nhiệt hệ thống ống chịu nhiệt độ cao.
Bọc vải mỡ bảo quản các đường ống thuỷ lực trên tàu.
Phòng sản xuất:
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức sản xuất, khả năng sản
xuất và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về tiến độ sản phẩm đã đề ra.
Căn cứ vào Kế hoạch năm, quí, tháng, để lập kế hoạch tác nghiệp sản xuất ở
các đơn vị, phân xưởng giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng.
Quản lý chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất của Tổng công ty, bố trí công việc
cho các đơn vị phù hợp với khả năng cho từng đơn vị.
Lên hạng mục, dự trù vật liệu sửa chữa, giải quyết khâu kỹ thuật, tổ chức thi
công và bảo đảm chất lượng.
Trong quá trình thực hiện phát hiện ra những khâu yếu để đề ra biện pháp.

Tham mưu giúp Tổng Giám đốc sử dụng tốt nhất năng lực sản xuất tại các
phân xưởng.
Phòng công nghệ thông tin:
Tham mưu cho Tổng công ty về phương hướng phát triển công nghệ thông
tin nhằm phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Tham mưu cho Tổng công ty trong việc xây dựng, quản lý phương án
thương mại điện tử ( Xây dựng Web, Hệ thống thư…).
Quản lý, bảo mật thông tin theo quy chế của Tổng công ty.
Kết hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai các phần mềm tin
học công nghệ, quản lý phục vụ công tác sản xuất kinh doanh.
Quản lý, duy tu, bảo dưỡng các thiết bị tin học viễn thông trong Tổng Công
ty.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về cân đối kế hoạch toàn Tổng Công ty, làm
thủ tục ký kết hợp đồng các sản phẩm đóng mới, sửa chữa các phương tiện thủy và
19
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
các mặt hàng gia công dịch vụ khác.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về mặt kinh doanh:
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của Tổng Công ty.
Lập hồ sơ dự thầu đối với các sản phẩm phải đấu thầu.
Làm các thủ tục cho tàu ra vào Tổng Công ty sửa chữa.
Triển khai việc thực hiện hợp đồng và theo dõi qua trình thực hiện hợp đồng.
Làm các thủ tục trình duyệt giá đối với các hợp đồng có yêu cầu phải duyệt
qua các cấp có thẩm quyền.
Quyết toán thực hiện hợp đồng.
Lập các văn bản giao, thanh lý hợp đồng kinh tế và hoàn thiện các thủ tục
kinh tế.
Phòng kinh tế đối ngoại:

Tham mưu giúp Tổng Giám đốc Tổng Công ty:
Tìm kiếm khách hàng trên thị trường quốc tế để tiếp thị sản phẩm của Tổng
Công ty.
Kết hợp với các phòng, ban chức năng khác tham mưu giúp Tổng Giám đốc
về phương án đàm phán chào giá vật tư thiết bị; phương án dự toán về sản phẩm và
dịch vụ; tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong quá trình đàm phán và ký kết hợp
đồng kinh doanh đối ngoại.
Xây dựng chiến lược phát triển của Tổng Công ty và các chỉ tiêu kế hoạch
kinh doanh đối ngoại
Thực hiện các công việc :
Kết hợp với các phòng, ban chức năng khác trong việc xúc tiến, triển khai
thực hiện hợp đồng kinh doanh đối ngoại.
Xử lý, dịch thuật các công văn phục vụ công tác đối ngoại.
Kết hợp với phòng Công nghệ thông tin cung cấp các thông tin về hoạt động
kinh tế đối ngoại bằng tiếng Anh cho website của Tổng Công ty.
Làm các thủ tục cho CBCNV đi công tác, học tập và lao động ở nước ngoài.
Phòng tổ chức lao động tiền lương:
Về quản lý lao động:
20
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
Xây dựng các kế hoạch về lao động dựa trên nhu cầu về sản xuất.
Xây dựng qui chế tuyển dụng và quản lý lao động theo đúng qui định của
Nhà nước, đồng thời bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân.
Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theo đúng qui định, giải quyết những
vấn đề về tranh chấp lao động.
Thống kê, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình về số lượng và chất lượng
lao động.
Về quản lý tiền lương:
Tổ chức xây dựng và quản lý định mức lao động và xây dựng đơn giá tiền

lương trên cơ sở định mức lao động.
Xây dựng và thực hiện quy chế trả lương, trả thưởng và báo cáo tình hình
công tác lao động tiền lương trong Tổng công ty.
Về quản lý bảo hiểm:
Giải quyết các chế độ chính sách và các chế độ Bảo hiểm xã hội cho người
lao động như hưu trí trợ cấp ốm đau thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp…
Hướng dẫn người lao động thực hiện bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế.
Văn phòng tổng giám đốc:
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác hành chính, văn thư, công tác đối
nội, đối ngoại, soạn thảo báo cáo cho Tổng giám đốc và trực điện thoại.
Quản lý, điều hành các thủ tục hành chính trong phạm vị Tổng công ty, quản
lý khu vực nhà làm việc của Ban Giám đốc, nhà khách, các phương tiện xe ca, xe
con để phục vụ Ban Giám đốc và các phòng chức năng đi công tác, đón tiếp khách
trong nước và nước ngoài đến Tổng công ty giao dịch, tổ chức các ngày lễ tết, công
tác văn thư.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc công tác thi đua, khen thưởng, tuyên truyền,
phát thanh.
Quản lý khu bảo tàng, phát thanh, chụp ảnh ghi lại những sự kiện lớn của
Tổng công ty tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ, làm các tư liệu quảng cáo trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
21
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
Phòng tài chính kế toán:
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác kế toán tài chính, có chức năng
giám sát tài chính tại Tổng Công ty.
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc đồng thời cũng chịu sự chỉ đạo
nghiệp vụ của Ban Tài chính kế toán của Tổng công ty đảm bảo sự chỉ đạo thống
nhất.
Thống kê, hạch toán đầy đủ, liên tục báo cáo thường xuyên, định kỳ các

nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh như sự biến động của tài sản, tiền vốn, tính
toán chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, hạch toán lãi lỗ…
Lập các kế hoạch tài chính, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động SXKD của Tổng
công ty, sử dụng tiền vốn hợp lý.
Định kỳ kiểm tra tài chính và kiểm tra tài sản trong Tổng công ty.
Lưu trữ hồ sơ, tài liệu quản lý tập trung số liệu báo cáo kế toán.
Phòng y tế:
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV
Tổng công ty.
Công tác phòng bệnh, chữa bệnh và thường trực cấp cứu 24/24.
Bảo đảm đủ hồ sơ sức khoẻ cho mỗi CNCNV và tổ chức khám bệnh định kỳ.
Tổ chức các phong trào về an toàn, vệ sinh lao động và kế hoạch hoá gia
đình.
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc vệ sinh công nghệp khu vực mặt bằng sản
xuất của Tổng công ty, những nơi độc hại, nguy hiểm.
Phòng thiết bị động lực:
Tham mưu giúp Tổng Giám đốc về mở rộng mặt bằng sản xuất, về trang
thiết bị phục vụ sản xuất.
Quản lý toàn bộ thiết bị máy móc của Tổng Công ty về số lượng, chất lượng,
điều động thiết bị giữa các đơn vị cho phù hợp và lập kế hoạch sửa chữa và mua
sắm phụ tùng thay thế hàng năm.
Hướng dẫn công nhân sử dụng máy móc theo đúng qui định vận hành máy,
đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất và an toàn cho người lao động.
22
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
Lắp đặt thiết bị mới cùng với Trung tâm tư vấn giám sát chất lượng sản
phẩm và đo lường chất lượng nghiệm thu giao cho đơn vị sản xuất.
Bảo quản và xây dựng các tài liệu kỹ thuật, các hồ sơ thiết bị, và bố trí người
sử dụng máy hợp lý qua sát hạch.

Phòng Quản lý dự án và giám định chất lượng công trình:
Tham mưu về công tác quản lý xây dựng cơ bản của Tổng Công ty, trình
duyệt Tổng Giám đốc các hợp đồng giao thầu thi công công trình thuộc nguồn vốn
xây dựng cơ bản.
Về việc khảo sát lập hồ sơ thiết kế, dự toán công trình thuộc vốn xây dựng
cơ bản, bảo đảm chế độ và thủ tục xây dựng.
Về công tác quản lý, sử dụng đất đai thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty,
các công trình đã đưa vào sử dụng.
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, theo dõi, giám sát chất lượng, tiến độ,
kỹ thuật và khối lượng của các công trình thi công, tổ chức nghiệm thu và quyết
toán công trình.
Thiết kế công trình theo chủ trương về công tác xây dựng cơ bản của Tổng
Công ty, nắm vững nhu cầu xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất, sinh hoạt để thiết
kế.
2.1.1.2. Ảnh hưởng của nó đến công tác trả lương.
Trước hết muốn công tác tiền lương hiệu quả thì yêu cầu đầu tiên phải là
người quản lý chuyên trách về tiền lương phải nắm rõ chuyên môn về tiền lương.
Ta thấy trong Tổng công ty hiện nay, nhiệm vụ quản lý về tiền lương đã được giao
cho phòng Tổ chức – lao động tiền lương. Đây là một sự phân công hợp lý và rõ
ràng vì khi có một phòng chuyên môn về tiền lương sẽ quản lý các vấn đề về tiền
lương được hiệu quả hơn. Nó làm cho công tác tiền lương được hiệu quả hơn.
Không chỉ cán bộ quản lý tiền lương phải hiểu rõ về tiền lương mà các cán bộ khác
trong công ty cũng cần phải hiểu để có thể phối hợp với cán bộ quản lý tiền lương
trả lương cho hiệu quả và chính xác. Phòng sản xuất có thể tiến hành định mức,
phòng kế toán thực hiện kế toán tiền lương…hoặc các phòng ban có thể giúp đỡ cho
việc trả lương chính nhân viên trong phòng của mình. Công tác tiền lương này đòi
23
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
hỏi sự phối kết hợp của tất cả mọi người trong toàn Tổng công ty và nhiệm vụ quan

trọng nhất là của người quản lý tiền lương.
2.2.2. Đặc điểm về ngành nghề sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ảnh
hưởng tới trả công lao động.
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng được tổ chức và hoạt động theo hướng kinh
doanh đa ngành nghề, lấy công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy là ngành kinh
doanh chính, kết hợp với việc mở rộng, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ,
kinh doanh vận tải biển và các ngành kinh doanh khác theo yêu cầu của thị trường
Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ việc khủng hoảng của tập đoàn vinashin nên
trong mấy năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không tốt,
ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của công nhân.
2.2.3. Đặc điểm về lao động ảnh hưởng tới trả công lao động
Bảng 2:Cơ cấu lao động của Tổng công ty

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Lao động không sản xuất công
nghiệp
440 18,05 450 18,08 454 18,09
Công nhân sản xuất công nghiệp 1.997 81,95 2.039 81,92 2.056 81,91

Tổng số lao động 2.437 100 2.489 100 2.510 100
Nguồn: Phòng tổ chức – lao động tiền lương
24
Bùi Thị Hường Kinh tế lao động
50
Biểu 2: Cơ cấu lao động của Tổng công ty.
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng là một công ty có số lượng cán bộ công
nhân viên lớn, các sản phẩm của công ty chủ yếu liên quan đến lĩnh vực sản xuất
công nghiệp( sửa chữa và đóng mới tàu thủy) vì vậy việc định mức cho các công
việc cũng khá phức tạp. Trong đội ngũ công nhân viên thì có sự phân chia rõ ràng
thành 2 bộ phận là lao động không sản xuất công nghiệp( chiếm từ 18 đến 19%) và
công nhân sản xuất công nghiệp( chiếm 81 đến 82%). Với cơ cấu này thì việc chia
lương phải tính toán hết sức chi tiết để đảm bảo công bằng với các khối và thúc đẩy
sản xuất hiệu quả.
25

×