Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Kế toán CPSX và tính GTSP xây lắp tại Công ty CP Bạch Đằng 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.81 KB, 85 trang )

Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán

Trang
Lời mở đầu 7
Chương I - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý bộ
máy sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 9
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Bạch
Đằng 10 9
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Bạch Đằng 10 11
1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 11
1.2.2. Đặc điểm về tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần 11
Bạch Đằng 10
1.2.3. Đặc điểm về thị trường của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 12
1.2.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Bạch
Đằng 10 13
1.2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh một số năm 13
1.3. Đặc điểm quản lý và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản 19
xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh 19
doanh của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản lý của công ty. 20
Chương II- Đặc điểm chung về bộ máy kế toán và tổ chức công 23
tác kế toán tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
2.1. Bộ máy kế toán và tổ chức bộ máy kế toán. 23
2.1.1. Đặc điểm chung về bộ máy kế toán 23
SV:Trương Thu Phương 1 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
2.1.2. Lao động kế toán và phân công lao động kế toán 24
tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
2.1.3. Quan hệ của phòng kế toán với các bộ phận khác của công 26


ty
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán chung tại Công ty cổ 26
phần Bạch Đằng 10
2.2.1. Đặc điểm vận dụng chính sách kế toán chung tại Công 26
ty cổ phần Bạch Đằng 10
2.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán chung tại Công ty 27
cổ phần Bạch Đằng 10
2.2.3. Đặc điểm tổ chức kế toán một số phần hành cơ bản 31
2.2.3.1. Kế toán tài sản cố định 31
2.2.3.2. Kế toán thanh toán 34
2.2.3.3. Kế toán nguyên vật liệu 36
2.2.3.4. Kế toán tiền mặt và tiền gửi 38
Chương III- Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 40
3.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 41
3.1.1. Cơ cấu chi phí 41
3.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành 45
sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
3.1.3. Hệ thống phương pháp và các chính sách kế toán khác 45
3.1.4. Tổ chức vận dụng chứng từ, sổ kế toán về chi phí sản xuất 45
và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
3.2. Thực tế công tác kế toán tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 46
SV:Trương Thu Phương 2 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
3.2.1. Kế toán chi phí sản xuất 47
3.2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 47
3.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 57
3.2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng xe, máy thi công 65
3.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 68

3.2.1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất 72
3.2.2. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 74
3.2.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 74
3.2.2.2. Phương pháp và trình tự tính giá thành sản phẩm xây 75
lắp
Chương IV – Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 76
4.1. Đánh giá thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 76
4.1.1. Ưu điểm 76
4.1.1.1. Bộ máy kế toán 76
4.1.1.2. Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản 77
phẩm xây lắp
4.1.2. Những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất 79
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
4.2. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 80
4.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện 80
4.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí 81
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
4.2.2.1. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí nguyên vật
SV:Trương Thu Phương 3 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
liệu trực tiếp 82
4.2.2.2. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí nhân công
trực tiếp 84
4.2.2.3. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí máy thi công 85
Kết luận 86
SV:Trương Thu Phương 4 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 1.1 - Bộ máy quản lý của công ty 20
Sơ đồ 1.2 - Tổ chức bộ máy kế toán sử dụng tại công ty 23
Sơ đồ 1.3 - Lập và luân chuyển chứng từ tăng, giảm TSCĐ 33
Sơ đồ 1.4 - Lập và luân chuyển tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 34
Sơ đồ 1.5 - Tổ chức ghi sổ TSCĐ 34
Sơ đồ 1.6 – Trình tự ghi sổ kế toán thanh toán 35
Sơ đồ 1.7 – Quy trình lập phiếu nhập kho vật tư 36
Sơ đồ 1.8 – Quy trình lập phiếu xuất kho vật tư 37
Sơ đồ 1.9 - Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song 37
Sơ đồ 1.10 – Quy trình ghi sổ nguyên vật liệu 38
Sơ đồ 1.11 – Quy trình lập và luân chuyển phiếu thu 39
Sơ đồ 1.12 – Quy trình lập và luân chuyển phiếu chi 39
Sơ đồ 1.13 – Trình tự ghi sổ kế toán tiền mặt 40
Sơ đồ 1.14 - Tổng hợp chi phí sản xuất 72
Ảnh 1 – Chương trình kế toán sử dụng tại công ty 27
Ảnh 2 – Chương trình kế toán sử dụng tại công ty 27
Bảng 1 - Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004 – 2005 28
Bảng 2 - Bảng cân đối kế toán năm 2004 – 2005 29
Bảng 1.1 - Giấy đề nghị tạm ứng tiền mặt 48
Bảng 1.2 - Phiếu chi 48
Bảng 1.3 – Hóa đơn GTGT 49
Bảng 1.4 – Biên bản giao nhận vật tư 50
Bảng 1.5 – Bảng kê chứng từ vật tư đề nghị thanh toán 51
Bảng 1.6 - Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 52
Bảng 1.7 - Nhật ký chung 54
SV:Trương Thu Phương 5 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
Bảng 1.8 - Sổ cái TK 621 56

Bảng 2.1 – Bảng chấm công và chia lương 58
Bảng 2.2 - Hợp đồng làm khoán 59
Bảng 2.3 - Bảng kê chứng từ nhân công đề nghị thanh toán 61
Bảng 2.4 - Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 62
Bảng 2.5 - Sổ cái TK 622 63
Bảng 3.1 - Hợp đồng thuê máy 65
Bảng 3.2 - Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công 67
Bảng 3.3 - Sổ cái TK 623 68
Bảng 4.1 - Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung 69
Bảng 4.2 - Sổ cái TK 627 71
Bảng 5.1 - Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 73
Bảng 5.2 - Sổ cái TK 154 74
SV:Trương Thu Phương 6 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán


Để phù hợp với nền kinh tế đa thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
theo định hướng XHCN, hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn được coi là vần đề
sống còn của tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng
cơ bản nói riêng. Cùng với xu thế phát triển của đất nước, ngành xây dựng nói
chung cũng như xây dựng cơ bản nói riêng đang không ngừng lớn mạnh, đóng
góp những thành tựu to lớn trong công cuộc kiến thiết đất nước. Nguồn thu từ
xây dựng là nguồn đóng góp đáng kể vào GDP của quốc gia, là một nhân tố
không thể thiếu trong tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam.
Cùng với tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ở Việt Nam, các doanh
nghiệp nhà nước cũng đang từng bước tiến hành cổ phần hóa, với những bước đi
đầy mới mẻ và thử thách. Để phù hợp với tình hình mới, cơ chế hoạt động, bộ
máy quản lý cũng được thay đổi cho phù hợp, để thuận lợi cho việc hoạt động
cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu như trước đây còn là
những doanh nghiệp nhà nước, cơ chế thụ động chờ rót vốn, kém nhanh nhậy

trong sản xuất kinh doanh thì giờ đây chúng ta đón nhận một sự chuyển mình từ
từ từng bước nhưng không kém phần hiệu quả, một đội ngũ cán bộ hoạt động
hiệu quả nhiệt tình ...nhạy bén trong công việc. Sự trưởng thành trong bộ máy kế
toán là một ví dụ điển hình trong sự phát triển không ngừng trong hệ thống các
doanh nghiệp xây dựng của nước ta.
Nhận thức tầm quan trọng của bộ máy kế toán đối với sự phát triển của
toàn công ty, Em đã thực hiện gần 2 tháng kiến tập tại phòng tài chính kế toán
thuộc Công ty cổ phần Bạch Đằng 10. Mặc dù mọi thứ còn rất nhiều mới mẻ,
nhưng ở đây em đã tiếp thu được rất nhiều những hiểu biết quý báu, bổ trợ cho
em những kiến thức thực tế rất bổ ích phục vụ cho quá trình học tập sắp tới.
SV:Trương Thu Phương 7 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
Với những kiến thức được học tập tại trường, cùng với những hiểu biết
sau gần hai tháng kiến tập tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10, em xin được trình
bày về tổ chức kế toán trong doanh nghiệp xây lắp mà cụ thể ở đây là tổ chức kế
toán trong Công ty cổ phần Bạch Đằng 10- Một công ty lớn hoạt động có hiệu
quả trực thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng ; đồng thời em muốn đưa ra
những đánh giá nhận xét của mình về tình hình tổ chức kế toán của công ty cũng
như đưa ra nhưng phương án khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
bộ máy kế toán.
Chuyên đề em trình bày gồm 4 phần chính:
Chương I: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Chương II: Đặc điểm chung về Bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty
cổ phần Bạch Đằng 10
Chương III- Thực tế tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Chương IV – Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Do còn nhiều hạn chế về mặt lý thuyết cũng như về thực tế, thời gian thực

tập không nhiều bởi vậy không tránh khỏi nhiều thiếu xót. Em rất mong được sự
đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Em cũng chân thành cảm ơn thầy giáo Ths.Phạm Thành Long, cám ơn các
cô chú anh chị trong phòng kế toán Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 đã giúp em
hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!


SV:Trương Thu Phương 8 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
QUẢN LÝ BỘ MÁY SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10
1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Bạch
Đằng 10
Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 là công ty cổ phần ( trong đó Nhà nước là
cổ đông chi phối) hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Công ty có tiền thân là Nhà máy dụng cụ Hải Phòng, được khởi công xây
dựng vào năm 1973 với cơ quan sáng lập là UBND thành phố Hải Phòng cộng
với sự giúp đỡ của nước Cộng hòa Ba Lan. Công ty được xây dựng với một dây
chuyền thiết bị đồng bộ hiện đại, máy móc thiết bị và con người hầu hết được
đào tạo qua các trường kỹ thuật. Doanh nghiệp chính thức được thành lập vào
năm 1975 với nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại dụng cụ cầm tay phục vụ tiêu
dùng.
Để phù hợp chung với nhịp độ phát triển kinh tế của cả nước, đáp ứng yêu
cầu sản xuất kinh doanh đồng thời để phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới của
mình trong những giai đoạn nhất định, công ty đã nhiều lần đổi tên: công ty
Dụng cụ cơ khí và xây dựng năm 1997 với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất cơ khí,
xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp có quy mô nhỏ. Ngày 21/3/2000
qua xem xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng

tại tờ trình số 26/TTr_TCT và đề nghị của vụ trưởng vụ tổ chức lao động, công
ty Dụng cụ cơ khí và xây dựng được đổi tên thành công ty cơ khí và xây dựng
trực thuộc tổng công ty xây dựng Bạch Đằng.
Với mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đồng thời quán
SV:Trương Thu Phương 9 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
triệt nghị quyết của Đảng, công ty lại một lần nữa được đổi tên thành Công ty cổ
phần Bạch Đằng 10 trực thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng theo căn cứ
quyết định số 1746/QĐ – BXD ngày 26 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng bộ
xây dựng. Chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật DNNN
thành công ty cổ phần trong đó Nhà nước là cổ đông chi phối hoạt động theo
luật doanh nghiệp.
Là một trong những thành viên của Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng,
công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài
khoản tại ngân hàng, và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước . Kể
từ khi thành lập cho đến nay công ty đã không ngừng phát triển và đầu tư, mở
rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổ cơ cấu sản phẩm, tăng tỷ
trọng các sản phẩm xây lắp, mở rộng thị trường kinh doanh tại Thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Hải Phòng. Công ty là nhà thầu chính và cũng có thể là nhà
thầu phụ cho mọi công việc theo giấy phép kinh doanh số 0203000912 ngày
26/4/2004 của sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng cấp.
Để tồn tại và phát triển trong những năm qua, công ty đã phải trải qua
những bước thăng trầm, khó khăn do cơ chế quản lý của Nhà nước có sự thay
đổi, đứng trước thách thức của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm cung ứng
cho thị trường giảm sút, nhân công dư thừa.
Trước những khó khăn chồng chất đó, công ty đã kịp thời chuyển hướng
sắp xếp lại bộ máy quản lý, cắt giảm khâu trung gian, đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh, nhằm đảm bảo thực hiện phân kế hoạch đặt ra, và đáp ứng nhu cầu thị
trường. Bên cạnh đó, công ty thực hiện rà soát lại định mức lao động, tiêu hao

nguyên vật liệu theo đúng quy định phân công và phân cấp của Tổng công ty và
chính sách cán bộ của Đảng, Nhà nước nhằm đảo bảo sự tập trung thống nhất
trong chỉ đạo.
SV:Trương Thu Phương 10 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
Nhờ có những chính sách năng động và hợp lý với phương châm đi lên
mạnh dạn, táo bạo nhưng chắc chắn, công ty đã từng bước mở rộng sản xuất tập
trung nguồn lực cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, tạo việc làm ổn định cho công
nhân, phát triển năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, hoàn thành nghĩa
vụ với tổng công ty cũng như với nhà nước trong những năm qua.
Trong những năm qua công ty đã hoạt động theo đúng định hướng vừa
củng cố hoàn thiện tổ chức để trở thành một đơn vị mạnh, có đủ năng lực xây
dựng những công trình có quy mô lớn, vừa phát triển mở rộng sản xuất kinh
doanh, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề sản phẩm, đồng thời phải tìm kiếm
giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ
công nhân. Chính vì vậy công ty đang là một công ty hoạt động kinh doanh có
hiệu quả trong các công ty thuộc Tổng Công ty xây dựng Bạch Đằng.
1.2/ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
Bạch Đằng 10
1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Sản phẩm của công ty bao gồm sản phẩm công nghiệp và sản phẩm xây lắp nên
mang những đặc tính khác biệt so với những sản phẩm thông thường.
Các sản phẩm công nghiệp gồm có:
- Các loại khóa xích, thanh gạt thuộc hệ thống máng cào than cho Tổng công ty
than.
- Các loại khóa van dầu( liên kết sản xuất) cho các công ty khai thác dầu khí
trong và ngoài nước.
- Các loại chày cối sắt nguội, cắt nóng, dao cắt thép tấm, thép tròn dạng đĩa hoặc
thẳng cho các công ty sản xuất thép.
- Các loại bạc gầu, bạc xích, ắc gầu xúc cho các thiết bị nạo vét sông biển thuộc

Tổng công ty Xây dựng đường thủy ( Công ty Thi công cơ giới, Công ty nạo vét
đường biển I và II, Công ty nạo vét đường sông...)
SV:Trương Thu Phương 11 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
Các sản phẩm xây lắp của công ty bao gồm: Các công trình dân dụng, công trình
giao thông đô thị, nhà xưởng...
1.2.2. Đặc điểm về tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Kể từ năm 2004, công ty đã chuyển sang hình thức sở hữu vốn cổ phần.
Từ đây cơ cấu bộ máy cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có
nhiều thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực, từ đây với sự thay đổi hình thức công
ty, thay đổi ban lãnh đạo, công ty có nhiều cơ hội phát triển trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Công ty có nhiều hợp đồng mới, thêm nhiều lĩnh vực sản xuất
kinh doanh mới, thay đổi cơ cấu sản phẩm: tăng tỉ trọng các sản phẩm xây lắp,
phù hợp với thực tiễn đổi mới . Với hơi hướng phát triển mới công ty có điều
kiện mở rộng thị trường, với chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy cơ khí
Hải Phòng đã giúp công ty có cơ hội mở rộng thị phần, có uy tín trên thị trường,
được nhiều bạn hàng biết tới.
Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách của thị trường, cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, ngày càng xuất hiện thêm nhiều công ty xây dựng,
những đối thủ mới nhưng với ý chí phát triển không ngừng, từng bước thích nghi
dần với cơ chế thị trường, Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 đang trưởng thành
từng ngày với phương châm phát triển nhanh, mạnh, bền vững, là đội quân tiên
phong trong công cuộc phát triển của tổng công ty xây dựng Bạch Đằng nói
riêng, của tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung.
1.2.3. Đặc điểm về thị trường của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Với trụ sở chính ở Kiến An, Hải phòng, công ty có các chi nhánh ở Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, như vậy công ty đang chiếm lĩnh thị trường ở khu
vực miền Bắc và từng bước mở rộng về phía nam.Với phương châm tiến nhanh,
mạnh, vững chắc không ngừng phát triển công ty đã trở thành một bạn hàng thân
thiết với nhiều đối tác, với mục tiêu duy trì bạn hàng cũ, tìm kiếm những bạn

SV:Trương Thu Phương 12 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
hàng mới, thị trường hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng. Hiện nay
thị trường hoạt động vẫn còn rất nhỏ nhoi so với tiềm lực của công ty, bởi vậy hi
vọng ở tương lai thị trường này sẽ được mở rộng không chỉ trên đất nước Việt
Nam mà sẽ ở cả các nước khác trên thế giới.
1.2.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác.
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao
đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp
về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các yếu tố ngoại
cảnh như nắng, mưa, lũ lụt...Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát
chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán: Các
nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình, khi hết thời hạn bảo hành
công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp.Không có một hệ thống, quy trình sản
xuất chung áp dụng cho tất cả các công trình nhưng chung nhất thì quá trình
công nghệ chính của công ty là:
Chủ đầu tư mời thầu

ký kết hợp đồng

lập phương án thi công và lập dự án

Chuẩn bị các nguồn lực

tổ chức thi công

bàn giao nghiệm thu công
trình


xác định kết quả và thu hồi vốn.
1.2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh một số năm:
Bảng 1. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004-2005
Đơn vị tính:
1000VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005
1. Doanh thu thuần 19.485.439 48.708.096
2. Giá vốn hàng bán 18.172.147 47.310.678
SV:Trương Thu Phương 13 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ 1.313.292 1.397.418
4. Doanh thu hoạt động tài chính 12.252 34.842
5. Chi phí tài chính 114.099 151.716
6. Chi phí bán hàng 34.663
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.360.463 1.178.186
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -183.682 102.357
9. Thu nhập khác 194.162 345.798
10. Chi phí khác -5.387 239.468
11. Lợi nhuận khác 199.549 303.329
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 15.866 405.686
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
14. Lợi nhuận sau thuế 15.866 405.686
Bảng 2. Bảng cân đối kế toán năm 2004-2005
Đơn vị tính: 1000đồng
Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005
Tài sản
A. Tài sản lưu động và đầu tư 7.705.502 12.719.062 37.934.348
I. Tiền 76.566 1.585.627 693.064
1. Tiền mặt tồn quỹ 843 272.713 142.557

2. Tiền gửi ngân hàng 75.722 1.312.913 550.506
3. Tiền đang chuyển
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
2. Đầu tư ngắn hạn khác
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu 5.400.327 4.628.705 12.636.515
1. Phải thu của khách hàng 5.348.537 4.244.111 11.378.817
2. Trả trước cho người bán 100 231.983
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 213.172
4. Phải thu nội bộ
5. Các khoản phải thu khác 51.690 152.610 1.044.525
6. Dự phòng phải thu khó đòi
IV. Hàng tồn kho 1.024.477 5.152.113 23.061.125
1. Hàng mua đang đi đường
2. Nguyên vật liệu tồn kho 55.819 43.537 35.304
3. Công cụ, dụng cụ trong kho 391.353 143.076
SV:Trương Thu Phương 14 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 968.657 4.417.865 22.548.438
5. Thành phẩm tồn kho 299.357 334.305
6. Hàng hoá tồn kho
7. Hàng gửi đi bán
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản lưu động khác 1.204.131 1.352.616 1.543.643
1. Tạm ứng 838.149 1.352.616 983.396
2. Chi phí trả trước 5.195
3. Chi phí chờ kết chuyển 360.787 275.526
4. Tài sản thiếu chờ xử lý

5. Các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn 284.720
VI. Chi sự nghiệp
1. Chi sự nghiệp năm trước
2. Chi sự nghiệp năm nay
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2.781.692 3.275.541 2.778.284
I. Tài sản cố định 2.781.692 2.990.741 2.517.107
1. Tài sản cố định hữu hình 2.781.692 2.990.741 2.517.107
- Nguyên giá 7.545.221 7.913.457 7.630.220
- Giá trị hao mòn luỹ kế -4.763.529 -4.922.716 -5.113.112
2. Tài sản thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
2. Góp vốn liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
III. Chi phí XDCB dở dang
IV. Các khoản ký quỹ, ký cước dài hạn
V. Chi phí trả trước dài hạn 284.800 261.176
Tổng tài sản 10.487.194 15.994.604 40.712.633
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả 8.736.703 13.902.802 38.152.412
I. Nợ ngắn hạn 6.814.075 11.753.071 37.134.940
1. Vay ngắn hạn 1.862.081 1.492.500 2.007.422
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
SV:Trương Thu Phương 15 Kiểm toán 45A

Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
3. Phải trả cho người bán 576.524 1.617.250 21.409.502
4. Người mua trả tiền trước 17.762 1.972.673 9.416.254
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
577.436 753.770 237.177
6. Phải trả công nhân viên 144.658 90.926 168.514
7. Phải trả cho đơn vị nội bộ 374.429 127.182 1.448.134
8. Phải trả phải nộp khác 3.261.181 5.698.766 2.447.932
II. Nợ dài hạn 141.000 141.000 141.000
1. Vay dài hạn
2. Nợ dài hạn khác 141.000 141.000 141.000
III. Nợ khác 1.781.627 2.008.730 876.471
1. Chi phí phải trả 2.008.730 876.471
2. Tài sản thừa chờ xử lý
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.750.491 2.091.802 2.560.221
I. Nguồn vốn, quỹ 1.750.406 2.091.718 2.560.136
1. Nguồn vốn kinh doanh 1.750.406 1.971.225 2.148.425
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
3. Chênh lệch tỷ giá
4. Quỹ đầu tư phát triển
5. Quỹ dự phòng tài chính 6.024
6. Lợi nhuận chưa phân phối 120.493 405.686
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB
II. Nguồn kinh phí 84 84 84
1. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
2. Quỹ khen thưởng phúc lợi 84 84 84
3. Quỹ quản lý cấp trên
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp

5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSC§
Tổng nguồn vốn 10.487.194 15.994.604 40.712.633
Nhận xét tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm:
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấy sự khác biệt rất
lớn giữa lợi nhuận hai năm 2004 và 2005. Lợi nhuận năm 2004 là 15.866 đã tăng
lên năm 2005 là 405.686 như vậy đã tăng lên là +389.820 tức gần gấp 20 lần.
SV:Trương Thu Phương 16 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
Đây là một sự gia tăng hết sức đáng kinh ngạc. Lợi nhuận tăng là do các nguyên
nhân sau:
Doanh thu thuần năm 2005 là 48.708.086 tăng so với năm 2004 với doanh thu
19.485.439 là +29.222.647, bằng 249,9%. Như vậy doanh thu của công ty năm
2005 tăng rất lớn so với năm 2004, là nhân tố quan trọng làm tăng lợi nhuận của
công ty.
Giá vốn hàng bán năm 2005 là 47.310.678 tăng so với năm 2004 với giá
vốn hàng bán 18.172.147 là +29.138.531, bằng 260%. Như vậy quy mô sản xuất
kinh doanh của công ty đã tăng rất đáng kể. Có thể nói công ty đã thay đổi toàn
bộ quy trình sản xuất, đẩy mạnh việc sản xuất.
Có thể nói việc sản xuất kinh doanh tăng rất lớn của năm 2005 so với năm
2004 với doanh thu và giá vốn hàng bán đều tăng rất mạnh trong đó doanh thu
tăng cao hơn giá vốn hàng bán, còn các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiêp...không tăng đáng kể , điều đó đã làm cho lợi nhuận
năm 2005 tăng rất lớn so với năm 2004, hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2005
đã tăng lên rất đáng kể.
Nếu nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của công ty thông qua bảng cân đối kế
toán ta thấy rằng về quy mô nguồn vốn của công ty đã tăng rất đáng kể , từ
15.994.604 năm 2004 lên 40.712.633 năm 2005, tức đã tăng lên 24.768.069.
Lượng tăng này chủ yếu là do sự tăng lên của nợ phải trả của năm 2005 so với
năm 2004. Như vậy công ty đã đẩy mạnh nguồn tài trợ từ bên ngoài. Điều này
chứng tỏ công ty đã thích nghi được với điều kiện kinh doanh mới, mặc dù tăng

nợ phải trả có chứa đựng những rủi ro tuy nhiên đây là một phương thức thích
hợp nếu muốn đẩy mạnh quy mô sản xuất kinh doanh.
Như vậy ta thấy rằng việc sản xuất kinh doanh của công ty rất hiệu quả.
Công ty đã dần thích nghi với điều kiện mới, tăng quy mô cũng như chất lượng
SV:Trương Thu Phương 17 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
sản xuất kinh doanh. Với tiềm lực hiện hiện nay, có thể dự đoán rằng tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty sẽ còn phát triển rất mạnh.
1.3/ Đặc điểm quản lý và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty cổ phần Bạch Đằng 10
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần Bạch Đằng 10
Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 sắp xếp theo thẩm quyền từ
trên xuống bao gồm:
- Hội đồng quản trị
- Ban kiểm soát
- Ban Giám đốc
- Các phòng ban: gồm Phòng Kế hoạch xây dựng, Phòng tổ chức hành chính,
Phòng Tài chính Kế toán, Phòng dự án.
- Nhà máy cơ khí Hải Phòng và Đội, xí nghiệp xây dựng; chi nhánh Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1- Bộ máy quản lý của công ty
SV:Trương Thu Phương 18 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản lý của Công ty như sau:
- Hội đồng quản trị:
Là bộ phận do Đại hội đồng cổ đông bầu, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng
cổ đông và pháp luật về mọi hoạt đông của Công ty.

- Ban kiểm soát:
Là bộ phận do Đại hội đồng cổ đông bầu, có trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt
động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước hội đồng
quản trị.
- Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty chịu trách
nhiệm trước pháp luật và trước công ty về mọi hoạt động sản xuất của công ty.
Giám đốc vừa là đại diện về mặt nhà nước vừa là đại diện cho tập thể cán bộ
SV:Trương Thu Phương 19 Kiểm toán 45A
Hội đồng
Quản trị
Ban Giám
đốc
Ban kiểm
soát
so¸t
Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng dự
án
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng Kế
hoạch
Xây dựng
Nhà máy
cơ khí

Hải
Phòng
Chi
nhánh
TPHCM
Xí nghiệp
xây dựng
Đội xây
dựng
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
công nhân viên quản lý điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng, là đại diện
toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phòng kế hoạch xây dựng:
Thiết kế chịu sự chỉ đạo của Giám đốc và Phó giám đốc, đồng thời chỉ đạo phân
công cho các xí nghiệp, đội xây lắp về tổ chức thực hiện các hợp đồng thi công
xây lắp, xây dựng các kế hoạch, tham gia lập hồ sơ đấu thầu, lập kế hoạch và
thực hiện kế hoạch hàng năm.
- Phòng tổ chức hành chính:
Giúp giám đốc công ty quản lý thực hiện công tác tổ chức hành chính. Trực tiếp
chỉ đạo và thực hiện các quyết định của lãnh đạo, tham mưu cho giám đốc về
việc sắp xếp tổ chức bố trí lao động trong công ty về số lượng, trình độ nghiệp
vụ tay nghề từng phòng ban, đội, xưởng.
- Phòng tài chính kế toán.
Tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính, thực hiện công tác hạch toán kế
toán, thu chi tài chính theo đúng quy định của luật kế toán, chuẩn mực, thông tư
hướng dẫn của BTC và Tổng công ty cũng như những quy định của công ty đã
ban hành. Lập sổ sách kế toán theo dõi nguồn vốn, báo cáo kế toán, thống kê tài
chính hàng thánh, quý, năm theo quy định của công ty, Tổng công ty, và các văn
bản Nhà nước đã ban hành.
- Phòng dự án:

Quản lý tổ chức và tổng hợp các đề tài nghiên cứu khoa học của công ty và Tổng
công ty ( khi được giao). Lập đề cương, chuẩn bị và thực hiện các dự án công ty.
- Nhà máy cơ khí Hải Phòng
Thực hiện sản xuất các sản phẩm công nghiệp, sản xuất các sản phẩm cơ khí chế
tạo theo đơn đặt hàng và kế hoạch công ty giao, chịu trách nhiệm trước công ty
và pháp luật.
- Đội và xí nghiệp xây dựng; Chi nhánh TPHCM.
SV:Trương Thu Phương 20 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
Thi công xây dựng các công trình theo hợp đồng, thi công các công trình dân
dụng, công nghiệp và các công trình kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, giao
thông, thủy lợi...
SV:Trương Thu Phương 21 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10
2.1/Bộ máy kế toán và tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1. Đặc điểm chung về bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo nguyên tắc tập trung,
nguyên nhân chính là do sự chi phối của bộ máy quản lý. Người đứng đầu là kế
toán trưởng chỉ đạo trực tiếp các kế toán viên để thực hiện nhiệm vụ chuyên
trách được giao. Toàn bộ công việc về hạch toán được tổ chức tại phòng kế toán
của công ty. Tại các xí nghiệp bố trí một nhân viên kế toán có nhiệm vụ quản lý,
theo dõi thời gian lao động, tổng hợp khối lượng hoàn thành của đơn vị mình,
đồng thời thu thập, phân loại chứng từ, định kỳ gửi về phòng kế toán của công
ty.
Phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ kế toán, tiến hành kiểm
tra xử lý chứng từ, ghi sổ, sau đó thông qua báo cáo quản trị của công ty cung
cấp thông tin nhằm phục vụ cho quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty.
Như vậy, phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác hạch
toán kế toán. Để phát huy vai trò của mình, công tác kế toán được chia thành các
phần hành kế toán khác nhau, các phần hành đó lại có mối quan hệ mật thiết với
nhau tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh, cân đối và hoạt động nhịp nhàng. Bộ
máy kế toán của công ty được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
SV:Trương Thu Phương 22 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
2 .1.2. Lao động kế toán và phân công lao động kế toán tại công ty:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của phòng Tài chính – kế toán công ty.
Căn cứ trách nhiệm và khả năng, năng lực của cán bộ, phòng tài chính - kế toán
xây dựng qui chế làm việc của phòng và phân giao nhiệm vụ cho từng cán bộ
nhân viên như sau:
Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán có trách nhiệm chỉ đạo,
kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán, thống kê và hạch toán kế toán ở công
ty. Kế toán trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp
luật về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thông tin trên sổ sách và các
báo cáo được trình bày.
Phó trưởng phòng kế toán: Thực hiện các nhiệm vụ của trưởng phòng phân
công và là người cùng phối hợp với kế toán trưởng để chỉ đạo, hướng dẫn các kế
toán viên thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó trưởng phòng kế toán của công ty
kiêm kế toán tổng hợp.
Kế toán thanh toán và thuế: hàng tháng có trách nhiệm tập hợp toàn bộ hóa
đơn trong tháng kê khai thuế đầu ra, đầu vào làm tờ khai thuế GTGT nộp cho
SV:Trương Thu Phương 23 Kiểm toán 45A
Kế toán trưởng
Phó trưởng phòng kế
toán
Kế toán

TSCĐ
Kế toán
NVL
Kế toán
tiền
mặt và
tiền gửi
Kế toán
thanh
toán và
thuế
Kế toán
Tổng
hợp
Thủ
quỹ
Kế toán
lương

BHXH
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
Cục thuế. Cuối năm căn cứ vào các tờ đã kê khai thuế và thực tế các nghiệp vụ
phát sinh trong năm làm quyết toán năm thuế GTGT, thuyết minh chênh lệch
nếu có. Đồng thời có trách nhiệm làm báo cáo theo các mẫu biểu mà Cục thuế
yêu cầu.
Kế toán theo dõi Tài sản cố định: Mở sổ theo dõi việc tăng giảm tài sản cố
định. Hàng tháng trích khấu hao và phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng
có liên quan.
- Theo dõi sửa chữa lớn, nhỏ, tham gia tính giá thành các công việc
được sửa chữa

- Tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định.
- Tổng hợp báo cáo kiểm kê tài sản cố định
- Bảo quản sổ sách chứng từ có liên quan đến công việc được phân
công
- Thường xuyên báo cáo trưởng phòng các công việc được giao.
Kế toán lương và BHXH: Căn cứ vào bảng chấm công đã được phòng tổ
chức phê duyệt, kế toán lập bảng thanh toán lương, phân bổ và trích bảo hiểm
theo tỷ lệ quy định của Nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm về tình hình thu,
nộp BHXH, bhyt cũng như thanh quyết toán theo chế độ đối với từng công ty.
Kế toán nguyên vật liệu: Phản ánh đầy đủ và trung thực tình hình nhập, xuất,
tồn vật liệu, kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao, phân bổ hợp lý giá trị
sử dụng các đối tượng tập hợp chi phí, đồng thời phát hiện kịp thời vật liệu thiếu,
thừa, kém phẩm chất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Kế toán tiền mặt và tiền gửi:Có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục chi bằng
tiền trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ để kế toán trưởng và giám đốc ký
duyệt. Mặt khác, kế toán theo dõi tình hình biến động của tiền gửi tại ngân hàng
và việc vay, thanh toán nợ vay của công ty với ngân hàng.
SV:Trương Thu Phương 24 Kiểm toán 45A
Chuyên đề thực tập Khoa Kế Toán
Kế toán tổng hợp: Chủ động đôn đốc các bộ phận, cá nhân tập hợp chứng từ
toàn công ty phát sinh hàng tháng lập bảng kê bảng phân bổ để lập các báo cáo
kế toán theo mẫu của Bộ tài chính qui định để nộp cấp trên hang quý. Lập các
báo cáo định kỳ xong trước ngày 10 của tháng sau và các báo cáo nhanh theo
yêu cầu của lãnh đạo của đơn vị và của Tổng công ty.
Thủ quỹ: Chuyên quản lý về tiền mặt của công ty, căn cứ vào các chứng từ
hợp lệ tiến hành nhập, xuất tiền mặt và ghi sổ quỹ nhằm xác định số tiền mặt
hiện có.

2.1.3. Quan hệ của phòng kế toán với các bộ phận khác trong công ty
Định kỳ, phòng kế toán lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và

chuyển lê ban giám đốc nắm bắt, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty.
Các cán bộ phòng kế toán phối hợp với phòng kế toán xây dựng và
phòng kế hoạch kỹ thuật lập kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao NVL và tính
giá thành kế hoạch.
Cán bộ kế toán phối hợp cùng với các phòng chức năng khác để kiểm
tra, giám sát tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ sử dụng.
Cuối năm, phòng kế toán lập báo cáo tài chính nộp cho cơ quan cấp
trên.
2.2/ Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty cổ
phần Bạch Đằng 10
2.2.1. Đặc điểm vận dụng chính sách kế toán chung
SV:Trương Thu Phương 25 Kiểm toán 45A

×