Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.34 KB, 42 trang )

Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế kinh tế ngày càng năng động, cởi mở
thì tài chính doanh nghiệp ngày càng khẳng định vai trò hết sức quan trọng của
mình. Tài chính doanh nghiệp góp phần đảm bảo nhu cầu vốn cho doanh nghiệp,
giúp sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, kích thích điều tiết hoạt động sản xuất
kinh doanh và là công cụ hữu hiệu để kiểm tra hoạt động kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp. Chính vì vậy quản lý tài chính luôn là một công tác đóng vai trò
đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp.
Quản lý tài chính có hiệu quả thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mới hiệu quả được. Mỗi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả lại góp
phần làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Trong điều kiện nền kinh tế thế
giới có nhiều biến động như hiện nay, sức ép về lạm phát, tăng giá nguyên nhiên
vật liệu làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, công tác
quản lý tài chính càng phải được quan tâm hơn nữa. Cũng vì lý do đó em xin
chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần bê
tông xây dựng Hà Nội” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Đề tài gồm các nội dung sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tài chính và quản lý tài chính.
- Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính và quản lý tài chính tại
Công ty Cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội.
- Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài
chính tại Công ty Cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
1
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH
VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp


Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới
hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ
của doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và các nhu cầu chung của xã hội.
Các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình
hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ bao gồm:
• Các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước
Mối quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế
đối với nhà nước và khi nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp.
• Các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ ngắn hạn
(thị trường tiền tệ), và dài hạn (thị trường vốn) để đáp ứng nhu cầu về vốn của
mình. Khi nhận được vốn vay, doanh nghiệp lại có nghĩa vụ trả lãi vay và vốn
vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng
khoán bằng số tiền chưa sử dụng.
• Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
Quan hệ này nảy sinh khi doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, nhà xưởng, tìm kiếm lao động trên thị trường hàng hóa dịch
vụ, thị trường lao động
Ngoài ra quan hệ tài chính còn nảy sinh trong các quan hệ xã hội của doanh
nghiệp như tài trợ cho các tổ chức xã hội, các quỹ từ thiện, các hoạt động thể
thao, văn hóa
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
2
Chuyên đề thực tập
• Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là mối quan hệ kinh tế giữa bộ phận sản xuất-kinh doanh, giữa cổ đông
và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở
hữu vốn. Các quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp như: phân phối lợi

nhuận sau thuế, thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, hình thành và
sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp.
1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển các quan hệ tài chính trong doanh
nghiệp.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các yếu tố
cần thiết như tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động đòi hỏi doanh
nghiệp phải có một lượng vốn nhất định. Muốn vậy doanh nghiệp phải hình
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh
nghiệp. Trong quá trình đó các luồng tiền tệ sẽ được phát sinh và hình thành gắn
với hoạt động đầu tư và kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Các luồng
tiền tệ bao gồm các luổng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra của doanh
nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính của doanh nghiệp. Bên
trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là
các quan hệ kinh tế hay quan hệ tài chính. Nói cách khác, các quan hệ tài chính
được phát sinh trong quá trình trao đổi của doanh nghiệp với thị trường hàng
hóa dịch vụ đầu vào và thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ đầu ra.
1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp biểu hiện
trên các mặt sau:
• Một là: Huy động và đảm bảo đầu tư và kịp thời vốn cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Để thực hiện mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước hết phải có
một yếu tố tiền đề đó là vốn kinh doanh. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
trước hết thể hiện ở việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
3
Chuyên đề thực tập
kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Tiếp đó phải lựa chọn các hình
thức huy động vốn thích hợp đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn để hoạt động

của các doanh nghiệp được thực hiện một cách nhịp nhàng liên tục với chi phí
huy động vốn thấp nhất.
• Hai là: Tổ chức và sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
Việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả được coi là điều kiện để đảm bảo yêu
cầu của hạch toán kinh tế, là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Tài
chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với việc đánh giá và lựa chọn
phương án đầu tư tối ưu, huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động sản xuất
kinh doanh, phân bổ hợp lý các nguồn vốn, sử dụng các biện pháp để tăng nhanh
vòng quay của vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.
Vai trò này của tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ khi phân phối số
vốn huy động được cho các hoạt động đầu tư bao giờ cũng gắn với việc phân
tích đánh giá hiệu quả đầu tư một cách thận trọng, lựa chọn các phương án đầu
tư một cách khoa học. Việc đầu tư bao giờ cũng theo nguyên tắc thận trọng, đảm
bảo an toàn về vốn và mang lại hiệu quả một cách cao nhất.
• Ba là: tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy, kích thích và điều tiết
sản xuất kinh doanh.
Vai trò kích thích và điều tiết của tài chính doanh nghiệp được thể hiện đậm
nét ở việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, lao động vật tư, dịch vụ
đồng thời cũng phải xác định giá bán hợp lý khi phát hành cổ phiếu, bán hàng
hóa dịch vụ. Việc xác định giá bán, giá mua hợp lý sẽ có tác dụng tích cực đến
hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được quay vòng nhanh, hệ số sinh lời lớn.
Khả năng kích thích hoặc điều tiết vốn trong doanh nghiệp cũng có thể phát
huy tác dụng ngay trong quá trình điều hành sản xuất thông qua các hoạt động
phân phối thu nhập giữa các hội viên góp vốn kinh doanh, phân phối quỹ tiền
lương, thực hiện các hoạt động kinh tế về mua bán hàng hóa và thanh toán với
bạn hàng.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
4
Chuyên đề thực tập
¬

• Bốn là: tài chính doanh nghiệp là công cụ để giám sát và kiểm tra chặt
chẽ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp là tấm gương trung thực nhất phản ánh
mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu tài chính
như hệ số nợ, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu thành phần vốn, các
nhà quản lý có thể phát hiện kịp thời các vướng mắc tồn tại và đưa ra được
những quyết định điều chỉnh kịp thời để hoạt động kinh doanh diễn ra theo các
mục tiêu đã định.
Để phát huy tốt vai trò này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công
tác hạch toán, xây dựng các chỉ tiêu tài chính thích hợp, duy trì nề nếp, chế độ
phân tích kế toán của doanh nghiệp.
1.1.4. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản trong tài chính doanh nghiệp
1.1.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa
các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong
kỳ.
Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
• Hệ số thanh toán ngắn hạn =
• Hệ số thanh toán nhanh =
• Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung và dài hạn( nợ phải trả) đến
hạn trả tiền.
1.1.4.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
• Hệ số nợ tổng tài sản =
• Hệ số nợ vốn cổ phần =
• Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
• Hệ số cơ cấu tài sản =
• Hệ số cơ cấu nguồn vốn =
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
5

Chuyên đề thực tập
1.1.4.3. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động
• Vòng quay hàng tồn kho =
• Vòng quay vốn lưu động =
• Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
• Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
• Kỳ thu tiền bình quân =
1.1.4.4. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
• Hệ số sinh lợi doanh thu =
• Hệ số sinh lợi của tài sản(ROA) =
• Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE) =
* Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận
• Thu nhập cổ phiếu =
• Cổ tức =
• Tỷ lệ trả cổ tức = =
( Nguồn: trang 77-79 sách tài chính doanh nghiệp-ĐHKTQD)
1.2. Nội dung của quản lý tài chính
1.2.1. Bản chất của quản lý tài chính
Quản lý tài chính là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính
của doanh nghiệp thông qua cơ chế quản lý tài chính. Cơ chế quản lý tài chính là
tổng thể các phương pháp, hình thức công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt
động tài chính của doanh nghiệp trong những hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định.
Các nhà quản lý sẽ sử dụng các thông tin phản ánh tình hình tài chính của
một doanh nghiệp, phân tích các điểm mạnh điểm yếu của nó để lập kế hoạch
kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định, kế hoạch nhân
công trong tương lai Kết quả của quản lý tài chính thể hiện cụ thể ở việc đảm
bảo đủ nguồn tài chính cho tổ chức với sự hợp lý giữa nguồn tài chính dài hạn
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49

6
Chuyên đề thực tập
và ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo huy động vốn với chi phí
thấp, đảm bảo nguồn vốn huy động được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
1.2.2. Một số nội dung cơ bản trong quản lý tài chính
1.2.2.1. Phân tích tài chính
a. Khái niệm: Phân tích tài chính thực chất là một quá trình mà nhà quản lý
tài chính sử dụng các phương pháp và công cụ để thu thập và xử lý các thông tin
kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình
hình tài chính, khả năng tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông
tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
b. Trình tự các bước tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp
Bước 1: Thu thập thông tin.
Nhà phân tích sẽ sử dụng mọi nguồn thông tin phản ánh thực trạng hoạt động tài
chính doanh nghiệp trong đó các thông tin kế toán phản ánh trong báo cáo tài
chính là một nguồn thông tin đặc biệt quan trọng.
Bước 2: Xử lý thông tin.
Đây là quá trình sắp xếp các thông tin theo các mục tiêu nhất định nhằm tính
toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt
được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
Bước 3: Dự đoán và quyết định
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề cho người sử dụng
thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định tài chính.
c. Phương pháp phân tích tài chính
Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính nhưng trên thực tế người
ta hay dùng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ.
d. Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp
- Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn, tình hình thu chi trong
doanh nghiệp.
+ Diễn biến nguồn vốn, sử dụng tài sản, luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp.

+ Tình hình vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
7
Chuyên đề thực tập
+ Kết cấu vốn và kết cấu tài sản.
+ Các chỉ tiêu trung gian tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh.
- Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính doanh nghiệp.
1.2.2.2. Hoạch định tài chính
a. Khái niệm
Lập kế hoạch tài chính thực chất là dự toán các khoản thu- chi của ngân sách,
trên cơ sở đó lựa chọn các phương án hoạt động tài chính cho tương lai của tổ
chức và làm cơ sở để kiểm soát các bộ phận trong tổ chức.
b. Căn cứ lập kế hoạch tài chính:
Lập kế hoạch tài chính trước hết phải dựa vào mục tiêu hoạt động sản xuất
kinh doanh của tổ chức để đảm bảo cho công tác lập dự toán theo sát mục tiêu
đề ra, phân bổ và sử dụng ngân sách có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo yêu
cầu tiết kiệm và hiệu quả nhất
Lập kế hoạch tài chính còn phải dựa vào tình hình, kết quả phân tích các kế
hoạch dự toán tài chính trong thời gian qua, dựa vào diễn biến và xu hướng của
thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, những chính sách kinh tế xã
hội của nhà nước, những thông tin kinh tế quan trọng trong nước và nước ngoài
có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức trong hiện tại và tương lai.
Lập kế hoạch tài chính dựa trên những chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định
mức thu-chi để xác định khả năng , mức độ, lĩnh vực cần phải khai thác, động
viên nguồn thu đồng thời xác định được nhu cầu, lĩnh vực cần phải phân phối
đầu tư.
c. Hệ thống các kế hoạch tài chính như: ngân sách sản xuất, ngân sách mua
sắm, ngân sách bán hàng, ngân sách quản lý, ngân sách tài chính, ngân sách
trang bị.
1.2.2.3. Kiểm tra tài chính

a. Đặc điểm của kiểm tra tài chính
Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền trong lĩnh vực phân phối của
nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Thông qua sự chu chuyển
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
8
Chuyên đề thực tập
thực tế của tiền tệ, kiểm tra thực hiện chức năng giám đốc của tài chính trong
quá trình vận động và sử dụng các nguồn tài chính theo các mục đích đã định.
Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền thông qua các chỉ tiêu tài chính.
Kiểm tra tài chính bao trùm lên tất cả các mặt, các lĩnh vực trong hoạt động kinh
tế tài chính. Do vậy thông qua hoạt động này cho phép ngăn ngừa và xử lý
những đột biến xấu diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong
việc thực hiện các chính sách, chế độ quản lý và tuân thủ kỷ luật tài chính.
Thông qua phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính sẽ phát hiện kịp thời những
tồn tại trong kinh doanh để nhanh chóng đưa ra các quyết định điều chỉnh phù
hợp với đòi hỏi của thị trường, khai thác tiềm năng của tổ chức, bảo toàn và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng các dự án kinh tế và ra quyết định tài
chính. Kiểm tra tài chính trong tổ chức còn giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp
của các thành viên trong tổ chức.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
9
Chuyên đề thực tập
b. Nội dung của kiểm tra tài chính
- Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính: là loại kiểm tra được tiến
hành trước khi xây dựng, xét duyệt, quyết định dự toán ngân sách của tổ chức,
khi phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính.
- Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các kế hoạch tài chính đã định. Thực
chất là kiểm tra ngay trong các hoạt động tài chính, ngay trong các nghiệp vụ tài
chính phát sinh, trên cơ sở đó thúc đẩy hoàn thành các kế hoạch tài chính, bảo
toàn, phát triển và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

- Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: là loại kiểm tra được tiến hành
ngay sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện các kế hoạch tài chính. Mục đích kiểm
tra ở giai đoạn này là xác định tính đúng đắn hợp lý, xác thực của hoạt động tài
chính cũng như các số liệu, tài liệu được đưa ra trong sổ sách, bảng biểu.
1.2.2.4. Quản lý vốn luân chuyển
Trong nội dung của quản lý tài chính, quản lý sử dụng vốn là khâu quan
trọng nhất quyết định đến sự tăng trưởng hay suy thoái của một tổ chức. Quản lý
sử dụng vốn bao gồm nhiều khâu như: xác định nhu cầu vốn, đầu tư, sử dụng,
bảo toàn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn kinh doanh của một tổ chức là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
hữu hình hoặc vô hình được đầu tư vào doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị
trường nếu phân theo công dụng kinh tế thì vốn kinh doanh của tổ chức bao gồm
3 thành phần là : vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư tài chính.
a. Quản lý vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của tổ chức.
Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử
dụng dài, có chức năng là tư liệu lao động.
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải trực tiếp hay gián tiếp phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản cố định vô hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như chi
phí để mua bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
10
Chuyên đề thực tập
Đặc điểm của TSCĐ: trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ không thay
đổi hình thái hiện vật nhưng năng lực sản xuất của chúng giảm dần. Đó chính là
chúng bị hao mòn. Có 2 loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình liên quan đến việc giảm giá trị sử dụng của TSCĐ, hao mòn
vô hình liên quan đến việc mất giá của TSCĐ.

Từ đặc điểm vận động của TSCĐ quyết định đặc điểm vận động của vốn cố định.
- Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và chuyển dần từng
phần vào giá thành sản phẩm tương ứng với phần hao mòn TSCĐ.
- Vốn cố định được thu hồi dần từng phần tương ứng phần hao mòn TSCĐ ,
đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng , giá trị của nó thu hồi về đủ thì vốn cố định
mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Những đặc điểm luân chuyển này đã chi phối phương thức bù đắp và phương
thức quản lý vốn cố định. Vốn cố định được bù đắp bằng khấu hao tức là trích
lại phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Tiền trích đó được hình thành quỹ khấu hao.
Quỹ này dùng để duy trì năng lực sản xuất bình thường của TSCĐ và dùng để
tái sản xuất toàn bộ TSCĐ.
Quản lý vốn cố định luôn phải gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật
của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp. Nói cách khác, quản lý vốn cố định bao
gồm cả quản lý về giá trị và quản lý về hiện vật.
- Quản lý về mặt giá trị vốn cố định là quản lý quỹ khấu hao. Để quản lý tốt
quỹ khấu hao cần phải đánh giá và đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên,
chính xác tạo cơ sở xác định mức khấu hao hợp lý. Phương pháp khấu hao phải
được lựa chọn sao cho đảm bảo thu hồi vốn nhanh, bảo toàn được vốn.
- Quản lý về mặt hiện vật của vốn cố định là quản lý TSCĐ. Để quản lý tốt
TSCĐ cần phân loại TSCĐ theo các tiêu thức khác nhau (mục đích sử dụng,
công dụng kinh tế, hình thái biểu hiện, theo tình hình sử dụng) từ đó xác định
trọng tâm của công tác quản lý.
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật là không chỉ giữ nguyên hình thái vật
chất mà phải duy trì năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó đòi hỏi trong quá
trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ, không làm mất TSCĐ thực
hiện đúng quy chế bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
11
Chuyên đề thực tập
TSCĐ, không để tài sản hư hỏng trước thời gian quy định.

Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì sức mua của vốn cố định ở
thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu, bất kể sự biến động
giá cả, tỷ giá hối đoái, tiến bộ KH-KT. Để bảo toàn và phát triển vốn cố định
của doanh nghiệp cần đánh giá đúng đắn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng
không được bảo toàn vốn để có biện pháp xử lý đúng như phải đánh giá đúng
giá trị của TSCĐ để trích đủ, trích đúng chi phí khấu hao, không để mất vốn,
hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, chú trọng đổi mới trang thiết bị, thực
hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa, thực hiện biện pháp đề phòng rủi ro trong kinh
doanh. Một trong các biện pháp chủ yếu để bảo toàn, phát triển vốn cố định là sử
dụng có hiệu quả vốn cố định.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể dùng một số chỉ tiêu
- Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận,
- Hệ số hao mòn TSCĐ =
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với
thời điểm đầu tư ban đầu.
- Hệ số trang bị TSCĐ =
(Nguồn: Lý thuyết tài chính tiền tệ - PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn)
Việc nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ có ý nghĩa to lớn về kinh tế tài
chính. Nó giúp doanh nghiệp tăng được khối lượng sản phẩm doanh nghiệp sản
xuất ra . tránh được hao mòn vô hình, hạ giá thành đơn vị sản phẩm từ đó tăng
doanh lợi. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ thì phải áp dụng các biện pháp
nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ, nâng cao chất lượng quản lý vốn cố định, bồi
dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân.
b. Quản lý vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh
nghiệp phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49

12
Chuyên đề thực tập
TSLĐ chia làm 2 loại:
TSLĐ sản xuất (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang )
TSLĐ lưu thông (thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong
thanh toán)
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông
luôn vận động thay thế chuyển hóa lẫn nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến
hành liên tục. TSLĐ tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị tiêu dùng hoàn toàn
trong việc chế tạo sản phẩm và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
Đặc điểm vủa TSLĐ đã chi phối đặc điểm của vốn lưu động. Vốn lưu động
được chuyển một lần toàn bộ giá trị vào giá thành sản phẩm mới được tạo ra,
được thu hồi một lần toàn bộ sau khi bán hàng thu tiền về và sau đó kết thúc
vòng tuần hoàn của vốn.
Đặc điểm phương thức vận động của TSLĐ và phương thức chuyển dịch giá
trị của VLĐ đã ảnh hưởng và chi phối đến công tác quản lý VLĐ. Muốn quản lý
tốt VLĐ thì phải quản lý trên tất cả các hình thái biểu hiện của vốn. Để quản lý,
sử dụng vốn có hiệu quả thì phải tiến hành phân loại vốn ngắn hạn theo các tiêu
thức khác nhau.
- Phân loại theo vai trò của vốn ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh bao gồm:
vốn ngắn hạn dự trữ, vốn ngắn hạn khâu sản xuất, vốn ngắn hạn khâu lưu thông.
- Phân loại theo hình thái biểu hiện: vốn vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền.
- Phân loại theo quan hệ sở hữu hoặc nguồn hình thành.
Hiệu quả sử dụng VLĐ có thể được đánh giá qua một số chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn
Số lần luân chuyển =
- Chỉ tiêu xác định kỳ luân chuyển
Kỳ luân chuyển =
- Chỉ tiêu mức doanh lợi VLĐ
=

( Nguồn: Lý thuyết tài chính tiền tệ - PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn)
Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và tài
chính: tăng khối lượng sản xuất ra, tiết kiệm vốn, hạ giá thành đơn vị sản phẩm
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
13
Chuyên đề thực tập
và tăng doanh lợi.
Đối với doanh nghiệp, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cần thực hiện
các biện pháp sau:
- Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm. Việc xác
định đúng đắn nhu cầu VLĐ giúp doanh nghiệp tránh tình trạng ứ đọng vốn, sử
dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, không gây
căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn doanh nghiệp và là căn cứ quan trọng cho
việc xác định nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ cho doanh nghiệp.
- Đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu
thụ. Ở khâu dự trữ nếu mức dự trữ tồn kho hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp không bị
gián đoạn sản xuất. Ở khâu sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật rút ngắn chu
kỳ sản xuất, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ. Ở khâu tiêu thụ lựa chón kế hoạch,
phương thức thanh toán đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
- Áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn như xử lý hàng hóa vật tư ứ đọng,
hàng hóa chậm luân chuyển một cách kịp thời, ngăn chặn hiện tượng chiếm
dụng vốn.
- Thường xuyên phải phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động để có biện
pháp điều chỉnh kịp thời nâng cao hiệu quả sử dụng.
c. Quản lý vốn đầu tư tài chinh
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không chỉ sử dụng vốn để đầu
tư trong nội bộ mà còn dùng một phần vốn đầu tư ra bên ngoài nhằm mục đích
tìm kiếm lợi nhuận và đảm bảo an toàn về vốn. Có nhiều hình thức đầu tư tài
chính như mua cổ phiếu, liên doanh, liên kết Đây cũng là giải pháp phân tán độ

rủi ro, bảo toàn, phát triển vốn.
1.2.2.5. Quyết định đầu tư tài chính
Quyết định đầu tư tài chính là một trong những quyết định có ý nghĩa
chiến lược quan trọng tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức.
Căn cứ để ra quyết định đầu tư tài chính
- Khả năng doanh lợi có thể đạt được và thời gian thu hồi vốn.
- tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
14
Chuyên đề thực tập
- Khả năng tài chính của tổ chức.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Thị trường và cạnh tranh: cân phải xem xét tình hình hiện tại, dự đoán xu
hướng phát triển tương lai để lựa chọn phương án đầu tư thích hợp tạo lợi thế
cạnh Chính sách kinh tế và ràng buộc vĩ mô của nhà nước.
Điều quan trọng có tính nguyên tắc trong việc lựa chọn một quyết định
đầu tư là độ an toàn của dự án và mức doanh lợi có khả năng thu được hay nói
cách khác là phải xác định được hiệu quả khả thi của dự án. Để xác định được
hiệu quả khả thi của dự án người ta luôn so sánh giữa lợi nhuận sẽ thu được với
các yếu tố chi phí như lãi suất và thuế phải nộp trong đó lãi suất trong đầu tư
được coi là yếu tố quan trọng nhất. Nhờ sự so sánh này và bằng các phương
pháp kỹ thuật tính toán như lãi suất kép, giá tri kép, giá trị hiện tại ròng, phân
tích điểm hòa vốn sẽ là cơ sở cho phép nhà đầu tư ra các quyết định đầu tư cụ
thể như đầu tư bên trong hay bên ngoài, đầu tư loại hình nào hoặc nên khai thác
vốn đầu tư từ nguồn nào để có hiệu quả.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
15
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG
XÂY DỰNG HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần bê tông xây
dựng Hà Nội.
Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội tiền thân là Nhà máy Bê tông đúc
sẵn Hà Nội được thành lập ngày 6 tháng 5 năm 1961 theo quyết định số
472/BKT của Bộ Kiến Trúc ( nay là Bộ Xây Dựng). Đây là một trong những cơ
sở công nghiệp đầu tiên của miền bắc XHCN sau khi hòa bình lập lại. Nhà máy
được xây dựng từ năm 1958 do chuyên gia Trung Quốc chỉ huy thi công và đào
tạo cán bộ công nhân. Toàn bộ thiết bị do Trung Quốc giúp đỡ. Sản phẩm chủ
yếu của thời kỳ đầu là gạch lát hoa, cột điện ly tâm cao thế và hạ thế, ống nước
bê tông cốt thép một tâm phục vụ cho các công trình cấp thoát nước, các loại
panel phục vụ xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng. Công suất nhà
máy là 15.000 m
3
bê tông cấu kiện/ 1 năm với số lượng công nhân viên là 708
người. Công ty được đặt tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Từ ngày thành lập đến nay công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển chính sau:
- Giai đoạn 1958-1965: công ty có tên là Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội.
Sau đổi là Xí nghiệp liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội.
- Giai đoạn 1965-1984: Từ ngày 26 tháng 4 năm 1966, Xí nghiệp Liên hợp Bê
tông Xây dựng Hà Nội sáp nhập vào Tổng Công Ty Xây Dựng Hà Nội và được
đổi tên thành Công ty Bê Tông Xây Dựng Hà Nội ( VIBEX) .
Trong giai đoạn này công ty tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, mở rộng thị
trường, đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề của công nhân viên. Cũng trong
giai đoạn này, công ty được tặng huân chương lao động hạng II vào các năm
1978 và 1984.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
16

Chuyên đề thực tập
- Giai đoạn 1984 đến nay: Thực hiện quyết định số 2283/ QĐ-BXD ngày 13
tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Công ty Bê tông Xây Dựng Hà
Nội từ một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Bê
tông Xây dựng Hà Nội.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành cán bộ công nhân viên công ty
luôn biết tận dụng những thuận lợi, thời cơ, chủ động khắc phục khó khăn, nhờ
đó mà số lượng sản phẩm và năng suất sản xuất của công ty không ngừng được
tăng lên. Sản phẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn ISO 9002 năm 2000.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ
phần bê tông xây dựng Hà Nội.
- Sản xuất các sản phẩm bê tông , cột điện các loại, ống cấp thoát nước
các loại, phụ kiện nước, phụ kiện kim loại và cấu kiện bê tông (cột điên, ống
nước, cọc, cột, dầm, sàn), bê tông thương phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng
( gạch nung, gạch lát).
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng;
công trình kỹ thuật hạ tầng cơ sở khu đô thị và khu công nghiệp, trang trí nội
ngoại thất và xây dựng khác, kinh doanh nhà ở.
- Sản xuất và kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng nung và không nung,
chuyển giao công nghệ, chế tạo lắp đặt máy móc thiết bị để sản xuất vật liệu xây
dựng.
- Sản xuất và thi công lắp dựng kết cấu thép.
- Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dùng: vận chuyển bơm bê tông.
- Dịch vụ chuyển giao công nghệ phục vụ ngành xây dựng.
- Xây dựng các công trình giao thông ( cầu đường, bến cảng).
- Xây dựng các công trình thủy lợi ( đê, đập, kè, chắn, kênh, mương).
- Xây dựng lắp đặt các trạm biến thế và đường dây tải điện.
- Sản xuất, gia công, lắp đặt thiết bị và các mặt hàng cơ khí phục vụ cho
kinh doanh.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49

17
Chuyên đề thực tập
- Tư vấn xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các
công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, khảo sát
xây dựng, thí nghiệm thẩm định dự án đầu tư, thẩm tra tổng dự toán kiểm định
chất lượng, quản lý dự án, xây dựng thực nghiêm, trang trí nội, ngoại thất và các
dịch vụ tư vấn khác ( không bao gồm tư vấn pháp luật).
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.2. Khái quát tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần bê tông
xây dựng Hà Nội.
2.2.1. Phân tích khái quát chung
Phân tích chung tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá kết
quả và trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự tính được những rủi ro và
tiềm năng tài chính trong tương lai. Phương pháp phân tích là phương pháp so
sánh, so sánh sự biến động của từng khoản mục cũng như thay đổi mức tỷ trọng
của từng khoản mục ở các kỳ khác nhau ở cả hai bên của bảng cân đối kế toán.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó tổng
giám đốc
Phó tổng
giám đốc
Phó tổng
giám đốc
Kế toán trưởng
P.kỹ
thuật
bảo

hộ lao
động
Phòng
tổ chức-
hành
chính
Phòng
kinh tế
và dự
án
P.
y
tế
p.
thanh
tra
bảo
vệ
Trường
mầm
non
Ngựa
gióng
p.tài
chính
kế toán
18
Chuyên đề thực tập
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 năm 2009

1. Tổng tài sản 288354 363993 349258
2. tài sản lưu động 244350 316757 303781
3. Tài sản cố định 44004 47236 45477
4. Tổng nợ phải trả 224617 300179 285268
5. Nợ ngắn hạn 202269 278042 260767
6. Nợ dài hạn 22348 22137 24501
7. Vốn chủ sở hữu 63737 63814 63990
8. Doanh thu thuần 446148 556242 585965
9. Sản lượng 473344 603609 699214
(nguồn: báo cáo tài chính của công ty)
• Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: triệu đồng
chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn
Lượng
Tỷ
trọng
%
Lượng
Tỷ
trọng
%
Lượng
Tỷ
trọng
%
Lượng
Tỷ
trọng

%
1. TSLĐ 72407 95.5 12976 75.1
2. TSCĐ 3232 4.2 1759 10.2
3. Nợ ngắn hạn 75773 99.9 17275 100
4. Nợ dài hạn 211 0.3 2364 13.7
5. Vốn chủ sở hữu 77 0.1 176 1.0
6. Cộng 75850 100 75850 100 17275 100 17275 100
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty)
Trong năm 2008, nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 75850 tăng 26.3% so với
năm 2007, doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng và phát triển về quy mô nhưng
tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2008 là khá cao khoảng 22% nên sự tăng
trưởng này không phải là lớn. Trong đó sử dụng vốn tăng chủ yếu ở khoản mục
tài sản lưu động. Tài sản lưu động tăng có thể do khoản mục tồn kho của doanh
nghiệp tăng nhanh hoặc do doanh nghiệp bán chịu hàng, tăng các khoản phải
thu. Doanh nghiệp sử dụng chủ yếu nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn là 75773 và
một phần tăng rất nhỏ của vốn chủ sở hữu đề trả nợ dài hạn là 211, mua sắm tài
sản cố định và dành một phần lớn để tài trợ cho tài sản lưu động. Dùng nợ ngắn
hạn tài trợ cho tài sản lưu động cũng là hợp lý nhưng doanh nghiệp cũng cần cải
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
19
Chuyên đề thực tập
thiện tình hình quản lý hàng tồn kho nếu khoản mục tồn kho tăng nhanh, cải
thiện tình hình thu nợ từ khách hàng cũng như tiêu thụ hàng hóa để gia tăng vốn
chủ sở hữu. Doanh nghiệp dùng nợ ngắn hạn để đầu tư cho TSCĐ mở rộng sản
xuất kinh doanh và trả nợ dài hạn là không hợp lý nhưng do giá trị TSCĐ không
lớn( 3232) nên vẫn có thể châps nhận được. Doanh nghiệp nên vay thêm nợ dài
hạn.
Trong năm 2009, nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng 17275;
tăng 6% so với năm 2007, tăng 4.7% so với năm 2008, chứng tỏ doanh nghiệp
tăng trưởng và phát triển nhưng với tỷ lệ nhỏ. Sử dụng vốn của doanh nghiệp

trong năm này toàn bộ để chi trả một phần nợ ngắn hạn 17275. Nguồn vốn chi
trả cho nợ ngắn hạn(17275) chủ yếu lấy từ nguồn thu từ TSLĐ( chiếm 75.1% sự
tăng lên trong tổng nguồn vốn )và vay dài hạn (chiếm 13,7% sự tăng lên trong
tổng nguồn vốn), và khấu hao TSCĐ (chiếm 10.2% sự tăng lên trong tổng nguồn
vốn). Nguồn vốn từ TSLĐ tăng lên chứng tỏ trong năm 2009 doanh nghiệp đã
cải thiện tình hình thu nợ từ khách hàng và cải thiện tình hình tồn kho.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
20
Chuyên đề thực tập
• Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
- Về vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 năm 2009
1. Tài sản cố định 44004 47236 45477
2. Vốn chủ sở hữu 63737 63814 63990
3. Nợ dài hạn 22348 22137 24501
Vốn lưu động thường xuyên 42081 38715 43014
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp cả 3
năm đều dương, chứng tỏ toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp đã được tài
trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn.
Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần bê tông xây
dựng Hà Nội.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2008/2007 năm 2009/2008
Lượng
Tỷ
trọng
Lượng

Tỷ
trọng
Lượng
Tỷ
trọng
Lượng
Tỷ
trọng
Lượng
Tỷ
trọng
A. Tài sản
I. TSLĐ
244350 84.7 316757 87 303781 87 72407 29.6 -12976 -4.1
II. TSCĐ
44004 15.3 47236 13 45477 13 3232 7.34 -1759 -3.7
Cộng tài sản
288354 100 363993 100 349258 100
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
224617 77.9 300179 82.5 285268 81.7 75562 33.6 -14911 -4.97
1. Nợ ngắn hạn
202269 278042 260767 75773 -17275
2. Nợ dài hạn
22348 22137 24501 -211 2364
II. Vốn chủ sở
hữu
63737 22.1 63814 17.5 63990 18.3 77 0.12 176 0.3
Cộng nguồn
vốn

288354 100 363993 100 349258 100
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty)
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
21
Chuyên đề thực tập
- Về tài sản, TSLĐ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản, cả 3 năm liên tiếp
đều trên 80%, so với một số công ty cùng ngành bê tông như sau:
Chỉ tiêu Công ty CP 2007 2008 2009
TSLĐ
Bê tông 6 499934 416671 366398
Bê tông Hòa Cẩm 23899 30013 43801
Bê tông Vinaconex Xuân Mai 357212 481397 762130
Tổng tài
sản
Bê tông 6 706785 642705 670507
Bê tông Hòa Cẩm 39064 50686 70378
Bê tông Vinaconex Xuân Mai 498078 643852 1082601
TSLĐ/
Tổng tài
Bê tông 6 0.71 0.65 0.55
Bê tông Hòa Cẩm 0.61 0.59 0.62
Bê tông Vinaconex Xuân Mai 0.72 0.75 0.7
(nguồn:www.cophieu68.com)
- Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 22.1% năm 2007, 17.5% năm 2008,
18.3% năm 2009 trong tổng nguồn vốn khá thấp so với một số doanh nghiệp
cùng ngành, mức trung bình ngành xấp xỉ 40%.
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
công

ty
ngành
công
ty
ngành
công
ty
Ngành
1. Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.21 1.7 1.14 1.5 1.16 1.6
4. Hệ số nợ tổng tài sản 0.78 0.49 0.82 0.54 0.82 0.6
5. Hệ số nợ vốn cổ phần 3.52 1.15 4.7 1.38 4.46 2.09
7. Hệ số cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu 0.22 0.09 0.175 0.04 0.183 0.18
9. Vòng quay VLĐ 1.83 0.23 1.76 0.16 1.93 0.24
10. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
10.1
4 11.78 12.88
11. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1.55 0.15 1.53 0.11 1.68 0.14
(Nguồn: tài liệu công ty)
(1). Tỷ số nợ của công ty qua 3 năm đều rất cao chứng tỏ tỷ lệ vốn vay của
công ty cao, mỗi 100 đồng vốn của doanh nghiệp có khoảng 80 đồng là tiền đi
vay, chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp thấp.
(2). Tỷ số tự tài trợ = VCSH / Tổng nguồn vốn khá cao so với các doanh
nghiệp trong ngành chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp là
cao so với các doanh nghiệp trong ngành.
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
22
Chuyên đề thực tập
(3). Tỷ lệ tự tài trợ TSCĐ= VCSH / giá trị TSCĐ=1.4.
Đây là tỷ lệ phản ánh tỷ lệ TSCĐ được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này ỏ
công ty qua 3 năm liền đều >1 chứng tỏ công ty có tình hình tài chính lành mạnh

và vững vàng.
(4). Hệ số đảm bảo nợ dài hạn= Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn / Nợ dài hạn.
Phản ánh giá trị của tài sản dùng để đảm bảo cho nợ vay dài hạn. Vì hệ số này
của công ty luôn xấp xỉ là 2 nên có thể nói hệ số này ở công ty cổ phần bê tông
xây dựng Hà Nội là khá an toàn.
(5). Vốn luân chuyển= Tổng tài sản ngắn hạn- Tổng nợ ngắn hạn = khoảng
40000 phản ánh số tiền được tài trợ từ các nguồn dài hạn mà không phải chi trả
trong thời gian ngắn hạn.
(6). Hệ số thanh toán ngắn hạn= Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn. Ở doanh nghiệp
này hệ số thanh toán ngắn hạn thấp chỉ khoảng 1.2, thấp hơn mức trung bình của
ngành bê tông, hệ số này an toàn và thường được các chủ nợ chấp nhận là 2.
(7). Hệ số thanh toán nhanh. Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa các tài
sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền để chi trả cho các khoản
nợ. Hệ số này thường dao động từ 0.5 đến 1
(8). Hệ số thanh toán chung= Tổng tài sản/ Tổng nợ phải trả=1.2. Hệ số này
phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp. Hệ số có giá trị càng
lớn, khả năng thanh toán càng cao. Hệ số này ở công ty không phải là cao nhưng
có thể chấp nhận được.
Dựa vào phân tích các chủ tiêu chủ yếu có thể đánh giá khái quát hoạt động
của Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội trên một số mặt chủ yếu sau:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn được sử dụng để đo lường khả năng trả các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các
tài sản của doanh nghiệp như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho). Hệ số
này của công ty trong 3 năm luôn lớn hơn 1 nhưng vẫn là thấp so với các doanh
nghiệp khác cùng ngành chứng tỏ công ty vẫn có khả năng thực hiện được các
nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng khả năng thanh toán của công ty cũng chưa
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
23
Chuyên đề thực tập
phải là tốt. Điều này là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty là trong

lĩnh vực xây dựng cho nên khả năng thanh toán còn phụ thuộc vào mức độ hoàn
thành của các công trình xây dựng.
- Hệ số nợ của công ty khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành, trên 80%,
doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán qua đó ta thấy
công ty ít tự chủ trong vấn đề vốn sản xuất, chủ yếu phụ thuộc vào các chủ nợ
bên ngoài. Khi tình hình tài chính gặp khó khăn công ty sẽ chịu sức ép rất lớn
trong việc trả nợ tuy nhiên công ty lại có lợi thế trong việc tận dụng công cụ đòn
bẩy tài chính.
- Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp khá cao so với các doanh nghiệp
trong ngành chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn lưu động.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty so với một số doanh nghiệp trong
ngành là khá cao, doanh thu tăng trưởng nhưng vốn chủ sở hữu tăng rất ít chứng
tỏ chi phí bán hàng và chi phí quản lý còn cao, doanh nghiệp cần có biện pháp
giảm bớt chi phí này.
2.3. Thực trạng công tác quản lý tài chính của Công ty cổ phần bê tông xây
dựng Hà Nội
2.3.1. Về công tác hoạch định tài chính
Hoạch định tài chính là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn
bộ các khâu của quá trình quản lý tài chính. Công ty sẽ tiến hành lập kế hoạch
tài chính để dự toán các khoản thu-chi ngân sách, trên cơ sở đó để chọn ra các
phương án hoạt động tài chính tối ưu cho các bộ phận nhằm mục đích huy động
và sử dụng vốn có hiệu quả. Khi lập kế hoạch tài chính công ty sẽ tập hợp các kế
hoạch kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh từ đó xác định nhu cầu
vốn ở từng khâu. Trên cơ sở xem xét các kế hoạch và đánh giá tình hình việc
thực hiện các kế hoạch tài chính trong thời gian qua, mục tiêu sản xuất kinh
doanh của tổ chức trong thời gian tới, tình hình thị trường trong nước và quốc tế
có tác động đến hoạt động của tổ chức, các kế hoạch tài chính sẽ được lập một
cách có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài ra
Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
24

Chuyên đề thực tập
để đảm bảo tính khoa học và pháp lý, các hệ thống chính sách, tiêu chuẩn định
mức thu-chi của ngành, lĩnh vực, các chính sách phát triển kinh tế xã hội của
nhà nước cũng được công ty làm căn cứ để xây dựng kế hoạch.
2.3.2. Về công tác kiểm tra tài chính
Công ty có ban kiểm soát gồm 3 thành viên trong đó trưởng ban kiểm soát
chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát các hoạt động tài chính, kế toán của
công ty còn hai kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm soát các hoạt động nghiệp
vụ phát sinh hàng ngày có ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Ban kiểm
soát sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong ghi chép sổ kế toán và trong các báo
cáo tài chính, thẩm định các báo cáo hàng quý, hàng năm, kiểm tra việc thực
hiện theo kế hoạch tài chính đã được thông qua của Hội đồng quản trị. Các kế
hoạch và nội dung kiểm tra tài chính sẽ được trình lên Tổng giám đốc hàng quý.
Phương thức kiểm tra tài chính của công ty chủ yếu được thực hiện bằng
phương pháp kiểm tra gián tiếp( kiểm tra qua chứng từ) và giám sát hoạt động
tài chính trên cơ sở phân tích các báo cáo kế toán, thống kê, các quy định, quy
trình nội bộ, các quy định của pháp luật.
2.3.3. Về công tác quản lý vốn luân chuyển
2.3.3.1. Quản lý vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp.
Quản lý về mặt hiện vật: Trong những năm gần đây Công ty đã có nhiều
nỗ lực trong việc cải tiến kỹ thuật, cải thiện công tác tổ chức quản lý trong khâu
mua sắm, chế tạo, bảo quản và sử dụng tài sản cố định. Công ty luôn cập nhật
thông tin về công nghệ và nghiên cứu kỹ thị trường cũng như các doanh nghiệp
khác trong ngành để mua sắm các tài sản cố định sao cho phù hợp nhất với điều
kiện sản xuất của mình cũng như điều kiện thời tiết, khí hậu ở nước ta. Ngoài ra
VIBEX cũng xây dựng các kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ tài sản cố
định và chủ trương các cán bộ công nhân viên có trách nhiệm thực hiện tốt
nhiệm vụ đó theo kế hoạch đã đặt ra. Những cán bộ công nhân vận hành tài sản
cố định phần lớn là những công nhân có thâm niên trong nghề có nhiều kinh

Đỗ Thị Thùy Dung Quản lý kinh tế - K49
25

×