Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.98 KB, 56 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề này hoàn toàn do em tự viết không sao
chép ở bất cứ nguồn nào. Số liệu được sử dụng trong bài cũng hoàn toàn là số
liệu thực tế.Nếu có bất kỳ sai phạm nào em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Vũ Duy Tùng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NS : ngân sách
NSNN : ngân sách nhà nước
DN : doanh nghiệp
DNNN : doanh nghiệp nhà nước
CNH-HĐH : công nghiệp hóa-hiện đại hóa
XHCN : xã hội chủ nghĩa
UBND : ủy ban nhân dân
HĐND : hội đồng nhân dân
TDTT : thể dục thể thao
GD-ĐT : giáo dục đào tạo
GDP : tổng sản phẩm quốc nội
FDI : vốn đầu tư nước ngoài
LỜI NÓI ĐẦU
Ngân sách nhà nước, một bộ phận quan trọng trong nền tài chính quốc
gia, một công cụ hữu hiện mà các quốc gia vẫn sử dụng trong quá trình vận
động và tồn tại của mình. Chính vì vậy, nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước
là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia và nước ta cũng không loại trừ. Quốc
hội đã thông qua về luật NSNN và điều hành ngân sách nhà nước trong đó có
đề ra mục tiêu hàng đầu đó là: “Quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia,
xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả tiền của NN; tăng tích luỹ để thực hiện CNH – HĐH đất nước theo
hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại” .


Luật NSNN sau một thời gian đi vào thực tiễn đã thể hiện vai trò của
mình trong việc quản lý xã hội nói chung tuy vậy nó vẫn còn bộc lộ một số
nhược điểm, hạn chế nhất định. Tuỳ theo tình hình từng địa phương mà biểu
hiện của nó cũng khác nhau như quyết định phân chia nguồn thu, nhiệm vụ
chi cho các cấp ngân sách, công tác tổ chức phân chia quyền hạn nhiệm vụ
trong bộ máy quản lý NN chưa thật sự rõ ràng.
Qua một thời gian được thực tập tại phòng Tổng hợp và Quản lý quy
hoạch - Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Ninh , em mong muốn được dùng
những kiến thức mà mình tích luỹ được trên ghế giảng đường và kinh nghiệm
đã học hỏi được trong thời gian qua góp phần sức nhỏ của mình hoàn thiện
công tác quản lý ngân sách ở tỉnh Quảng Ninh. Chính vì vậy mà em đã chọn
đề tài: "Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Tỉnh Quảng
Ninh" nhằm phát huy và vận dụng được hiệu quả tối đa NSNN vào tình hình
thực tế trên địa bàn Tỉnh.
4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC,TỈNH
1.1.Ngân sách nhà nước
1.1.1.Bản chất của ngân sách nhà nước
“Ngân sách nhà nước” hay “ngân sách chính phủ” là một thành phần
quan trọng trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ ngân sách nhà nước tuy đuợc
sử rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia song vẫn chưa thực
sự thống nhất. Định nghĩa về ngân sách nhà nước được đưa ra khác nhau do
tuỳ từng trường phái và lĩnh vực nghiên cứu.
Các nhà kinh tế học người Nga quan niệm: “Ngân sách nhà nước là bảng
liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn giai đoạn nhất định
của quốc gia”. Như vậy, ngân sách nhà nước có thể được hiểu là một bản kế
hoạch chi tiết thu, chi được lập theo phương pháp cân đối trong đó thu phải
đủ chi, chi không được vượt thu.
Theo luật ngân sách nhà nước Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộ các

khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước”.
NSNN được cơ quan lập pháp của ban hành, là hệ thống mối quan hệ
giữa nhà nước và xã hội trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các
nguồn tài chính nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của mình. Nó bao
gồm: quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,
các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tầng lớp dân cư, thị trường tài chính và
hoạt động tài chính đối ngoại với các quốc gia khác. Bản chất ngân sách gắn
liền với bản chất chính trị và bản chất giai cấp cầm quyền, thông qua ngân
5
sách nhà nước nhà nước sẽ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích
thích phát triển sản xuất đồng thời chống độc quyền.
1.1.2.Thu Ngân sách nhà nước
Để thực hiện chức năng của mình, Nhà nước phải huy động một bộ phận
nguồn tài chính của xã hội tập trung và NSNN. Nhà nước dung quyền lực của
mình để tập trung một bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân làm nguồn thu để
thực hiện nhiệm vụ của mình.Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để thực hiện việc
phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền
tệ nhà nước.
Chính vì vậy, Thu NSNN là “toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào
tay nhà nước để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của
nhà nước” với mục tiêu là cân bằng thu và chi.
Các nguồn thu chính của NSNN bao gồm:
-Thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước: Thu từ sản xuất,
thu từ lưu thông – phân phối hàng hoá, thu từ hoạt động dịch vụ.
-Thu từ nguồn thu ngoài nước: thu từ vay nợ và viện trợ ngoại quốc.
Theo luật NSNN, thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí;
các khoản từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ

chức và cá nhân; các khoản thu khác theo qui định của pháp luật; các khoản
do NN vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối NSNN.
6
1.1.3.Chi ngân sách nhà nước
Về mặt pháp lý, Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân
sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Có thể nói, chi
NSNN là việc cung cấp các phưong tiện tài chính cho chính phủ hay các pháp
nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra.
Về mặt bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lại các
khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập
trung của nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang
sự nghiệp văn hoá – xã hội, duy trì bộ máy quản lý nhà nước và bảo đảm an
ninh quốc phòng.
Chi ngân sách được phân chia theo chức năng, nhiệm vụ bao gồm:
• Chi đầu tư kinh tế là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng nền
sản xuất xã hội.
• Chi bảo đảm xã hội gồm:
-Chi cho y tế
-Chị cho giáo dục
-Chi cho phúc lợi xã hội là những khoản chi mà xã hội cần chính phủ
quan tâm, giúp đỡ như trợ cấp cho người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi,
người lao động chưa có việc làm, thương binh, liệt sỹ,…
-Chi cho quản lý hành chính là những khoản chi nhằm duy trì hoạt động
của các cơ quan quản lý thuộc chính quyền các cấp, Quốc hội, Hội đồng nhân
dân,…
-Chi cho an ninh quốc phòng: là những khoản chi dành cho các lực lượng
vũ trang và công tác bảo vệ trị an trong nước
• Các khoản chi khác
7
-Dự trữ tài chính

-Trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài.
1.1.4.Cân Đối NSNN
Cân đối NSNN là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý NSNN và
hiện nay trên thế giới đang tồn tại hai luồng quan điểm cân đối thu, chi NSNN
Đầu tiên, đó là quan điểm thu được bao nhiêu chi bấy nhiêu. Quan điểm
này gắn liền với hệ số an toàn cao, giảm thiểu được nguy cơ suy thoái cho nền
kinh tế nhưng lại đi kèm với nhược điểm không thể tránh khỏi ở những nước
có nền kinh tế kém phát triển hay tăng trưởng kinh tế chậm là liệu thu ít thì
tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ ra sao?
Quan điểm thứ hai chính là quan điểm phát hành thêm tiền và đi vay để
phát triển nguồn thu cho ngân sách.
*>Ưu điểm của quan điểm này là:
-Đáp ứng nhu cầu thiếu hụt của NSNN
-Tạo điều kiện phát triển nguồn thu cho quốc gia
*>Tuy vậy, biện pháp trên hết sức mạo hiểm
-Đối với việc phát hành tiền để bù đắp chi ngân sách sẽ trở thành một
loại “thuế vô hình” đánh vào nguồn thu nhập của cư dân đồng thời đi kèm
theo nó là làm phát, tiền lương đông cứng hay chậm tăng.
-Đối với việc vay để tăng thu đi kèm theo sau là biệc phải có trách
nhiệm hoàn trả cả vốn và lãi khi đến kỳ hạn đồng thời nếu sử dụng nguồn vốn
vay không hiệu quả thì gánh nặng với nước ngoài sẽ ngày càng gia tăng.
8
1.2 Vai trò của ngân sách nhà nước
1.2.1 Vai trò tiêu dùng
Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nước, để
đảm bảo cho hoạt động của nhà nuớc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã
hội đòi hỏi phải có những nguồn tài chính nhất dịnh. Những nguồn tài chính
này được hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế . Ðây
là vai trò lịch sử của Ngân sách nhà nuớc mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào,
cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà nuớc đều phải thực hiện.

1.2.2 Vai trò phát triển kinh tế xã hội
Ðể định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công
cụ thuế và chi ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân
sách, mặt khác nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất
khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và huớng dẫn các nhà
dầu tư bỏ vốn đầu tư vào những vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành
cơ cấu kinh tế theo hướng đã định. Ðồng thời, với các khoản chi phát triển
kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn… nhà nước
có thể tạo điều kiện và huớng dẫn các nguồn vốn dầu tư của xã hội vào những
vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
1.2.3 Vai trò bù đáp các ngoại ứng tiêu cực và khiếm khuyết thị trường
Ðặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị truờng là sự cạnh tranh giữa các
nhà doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị
trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt
động của thị trường. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng
lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến dộng trên thị trường, dẫn đến sự dịch
chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa
phương này sang địa phương khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác
9
động tiêu cực dến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân đối. Do dó,
để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng nhu người tiêu dùng nhà nước phải
sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả thông qua
công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà nuớc duới các hình thức tài
trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính.
Ðồng thời , trong quá trình điều tiết thị truờng ngân sách nhà nước còn
tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các
công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nuớc
ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn…qua đó góp phần
kiểm soát lạm phát.
Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân

hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách
phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu
nhập trong dân cư.Ngân sách nhà nuớc là công cụ tài chính hữu hiệu đuợc nhà
nuớc sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế nhu thuế thu nhập luỹ
tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt …một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác
lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh
công cụ thuế, với các khoản chi của ngân sách nhà nước như chi trợ cấp, chi
phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổ
cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia đình… là nguồn bổ sung
thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp .
Các vai trò trên của Ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng
của Ngân sách nhà nước, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và
có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế .
10
1.3 Quản lý ngân sách Tỉnh
1.3.1 Nội dung phân cấp quản lý ngân sách của Trung Ương đối với Tỉnh
Phân định nguồn thu và các khoản chi của mỗi cấp ngân sách là nội
dung cơ bản của phân cấp quản lý ngân sách nhằm tạo điều kiện về tài chính
cho chính quyền nhà nước các cấp tham gia vào quá trình tổ chức, huy dộng,
phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nuớc để thực hiện các
chức năng nhiệm vụ xác định. Khi phân cấp quản lý ngân sách cần phải tuân
thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Ðảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ưong và vị trí độc lập
của ngân sách địa phương trong hệ thống ngân sách nhà nước thống nhất.
- Xác định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn thu chi giữa các cấp ngân sách.
- Ðảm bảo sự hợp lý và công bằng giữa các địa phương.
*Phân định thu:
Các phương pháp thực hiện phân phối nguồn thu giữa các cấp ngân
sách:
- Phương pháp thu đủ chi đủ: nội dung của phương pháp này là toàn bộ

số thu và các nhiệm vụ chi của ngân sách đều do ngân sách trung ương đảm
nhận. Phương pháp này đảm bảo cho trung ương quyền chủ động nhưng hạn
chế khả năng sáng tạo của địa phương.
-Phương pháp khoán gọn: Trung ương giao cho địa phương đuợc thu
một số khoản thu xác dịnh để dảm bảo nhiệm vụ chi cho địa phương. Phương
pháp này khuyến khích địa phưong quan tâm và bồi duỡng nguồn thu của
mình nhưng không chú ý đến nguồn thu của trung ương.
-Phương pháp dự phần: Theo phương pháp này ngân sách địa phương
được huởng một phần từ các khoản thu chung đuợc xác dịnh theo tỷ lệ phần
trăm hay còn gọi là tỷ lệ điều tiết. Phương pháp này khuyến khích địa phương
11
quan tâm đến khoản thu nhưng phân định nguồn thu giữa các cấp ngân sách
rất phức tạp và hàng năm phải điều chỉnh.
-Phương pháp hỗn hợp: Là phương pháp áp dụng hỗn hợp cả ba
phương pháp trên, nguồn thu của ngân sách địa phương bao gồm 3 phần
chính: Các khoản thu ổn dịnh, các khoản thu điều tiết và các khoản trợ cấp từ
ngân sách trung ương.
*Phân định chi:
Phân công quản lý nhà nước về kinh tế xã hội giữa các cấp chính quyền
là cơ sở dể phân định chi giữa các cấp ngân sách. Trong cơ chế thị truờng,
nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước làm công cụ quản lý và điều tiết vi mô
nền kinh tế thì phân cấp quản lý chi giữa các cấp ngân sách đuợc thực hiện
theo các nguyên tắc:
- Ngân sách trung ương đảm nhận nhiệm vụ chi theo các chương trình
quốc gia hoặc các dự án phát triển nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh
tế và tạo môi trường thuận lợi kích thích quá trình tích tự và đầu tư vốn cho
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và dân cư.
- Ngân sách địa phương thực hiện các khoản chi gắn với việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.
1.3.2 Mục tiêu của quản lý ngân sách Tỉnh

Quản lý ngân sách nhà nước là một quá trình liên kết từ khâu lập dự toán,
kế hoạch hoá tổ chức thực hiện động viên phối hợp hoạch toán, kiểm tra. Mục
tiêu của quản lý ngân sách nhà nước trước hết là giải quyết các vấn đề liên
quan đến quản lý và điều hành quản lý nhà nước. Quản lý thống nhất nền tài
chính quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài
chính, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tiền của nhà nước, tăng tích luỹ để thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
12
đảm bảo quốc phòng an ninh đối ngoại theo mục tiêu mà luật ngân sách nhà
nước đã đề ra.
Quản lý ngân sách nhà nước là hoạt động của người quản lý có mục đích
rõ ràng, mang tính trí tuệ và sáng tạo cao. Hoạt động quản lý ngân sách cấp
tỉnh có hiệu quả là điều kiện tiền đề liên kết các hoạt động của tỉnh theo một
cỗ máy hoạt động nhịp nhàng, thống nhất đồng thời còn giúp các thành phố,
huyện, xã trực thuộc có thể sử dụng ngân sách một cách có hiệu quả.Nó giúp
tăng tính minh bạch, tránh thất thoát tài sản công cho nhà nước, chi sai
nguyên tắc, làm giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách trung ương. Mục
tiêu của quản lý ngân sách tỉnh là phải thực hiện động loạt nhịp nhàng từ khâu
dự toán, kế hoạch hoá, tổ chức thực hiện, tổ chức động viên, phối hợp, điều
chỉnh, hạch toán và kiểm tra tạo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý.
1.3.3 Các nguyên tác quản lý ngân sách Tỉnh
•Nguyên tắc thống nhất: Nhà nước chỉ có một ngân sách tập hợp tất cả
cá khoản thu, chi và phải có sự thống nhất về hệ thống ngân sách, các báo
biểu, mẫu biểu tài chính.
•Nguyên tắc đầy đủ, toàn bộ của ngân sách nhà nước. Nguyên tắc này
được đưa ra nhằm chống lại tình trạng để ngoài ngân sách các khoản thu, chi
thu, chi ngân sách nhà nước gây lãng phí trong quá trình chi tiêu của chính phủ.
•Nguyên tắc cân đối ngân sách: Quốc hội quyết định dự toán ngân sách
và phân bổ ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Dự toán thu chi được đối chiều khớp nhau đòi hòi với mỗi khoản phát sinh
chi phải có sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền và phải có nguồn thu bù đắp
cho những khoản chi dự toán phát sinh thêm.
13
•Nguyên tắc trung thực chính xác: Tính trung thực đòi hỏi phải thể hiện
chính xác trong ngân sách các nghiệp vụ tài chính của chính phủ; tính chất
mỗi khoản thu, chi; dự toán đã phê chuẩn và thực tế phát sinh.
•Nguyên tắc minh bạch, công khai đòi hỏi số liệu các khoản thu, chi
phải được đưa ra rõ ràng từ khâu lập kế hoạch, chấp hành và quyết định dự
toán ngân sách nhà nước đồng thời công bố công khai trên các phương tiện
truyền thông để người dân có thể tiến hành xem xét đánh giá.
•Nguyên tắc tập trung dân chủ, có phân công trách nhiệm gắn với
quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.
1.3.4 Nội dung của quản lý ngân sách Tỉnh
1.3.4.1 Công tác thu ngân sách
Ngân sách của tỉnh được thu từ các nguồn sau:
-Thu thuế thuế gồm có hai loại chính đó là: thuế trực thu và thuế gián thu
-Các khoản phí và lệ phí
-Thu từ các hoạt động kinh tế
-Các khoản vay trong nước
-Các khoản vay và viện trợ nước ngoài
1.3.4.2 Lập kế hoạch đầu tư và chi ngân sách
Chi ngân sách Tỉnh bao gồm những khoản chi sau đây:
*Chi thường xuyên là những khoản chi có thờì hạn tác động ngắn, bao
gồm chi lương và các khoản có tính chất tiền lương, chi bổ sung quỹ hưu trí,
chi công vụ phí, chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ cho nghiệp vụ và cho sửa
chữa thường xuyên, chi trợ cấp, bù giá, chi trả tiền lãi vay trong và ngoài
nước, chi cho quỹ dự trữ thường xuyên, dự bị phí…gồm:
14
-Chi sự nghiệp kinh tế (Nông nghiệp, thuỷ lợi, chống lụt bão, sự nghiệp

giao thông, chi kiến thiết thị chính, ban bồi thường giải phóng mặt bằng, trạm
khuyến nông)
-Chi sự nghiệp môi trường
-Chi sự nghiệp văn xã (sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp đào tạo, văn hoá
thông tin thể dục thể thao, công tác xã hội)
-Quản lý hành chính (hội đồng nhân dân và các cơ quan hành chính, các
cơ quan đoàn thể, cơ quan đảng)
-Chi khác
-Chi quân sự - an ninh (công an, quân sự)
*Chi đầu tư phát triển là những khoản chi có thời hạn tác động dài, bao
gồm: chi đầu tư các dự án phát triển, chi chuyển giao vốn đầu tư cho các
doanh nghiệp nhà nước hoặc các địa phương, chi dự trữ cho mục đích đầu tư,
chi viện trợ, đầu tư cho nước ngoài…
Chi trả khác bao gồm: chi cho vay (cho vay các tổ chức nhà nước, cho
vay nước ngoài…) và trả nợ gốc (trả nợ trong nước, trả nợ ngoài nước).
Chi hỗ trợ ngân sách (chi lương kế toán xã, chi lương y tế xã, chi trợ cấp
cân đối, chi trợ cấp cân đối khác).
1.3.4.3 Lập dự toán, xét duyệt và quyết toán ngân sách Tỉnh
Mục tiêu của giai đoạn này là để xác định nhiệm vụ động viên, phân
phối tối ưu các nguồn vốn nhằm bảo đảm tính vững chắc, tính khả thi của
ngân sách.
*Lập ngân sách (lập dự toán ngân sách)
15
Hàng năm vào thời điểm qui định trước khi năm tài chính bắt đầu
Chính phủ và Bộ tài chính ra thông báo về yêu cầu, nội dung và hướng dẫn
lập dự toán ngânsách cho các ngành, các cấp. Các đơn vị căn cứ vào hướng
dẫn của bộ tài chính lậpdự toán ngân sách cho đơn vị mình dựa trên hệ thống
luật, định hướng phát triểnkinh tế xã hội của năm kế hoạch và các chính sách,
định mức tài chính.
Các Bộ và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành tổng hợp dự toán ngân

sách ở phạm vi mình quản lý gởi cho Bộ tài chính. Bộ tài chính sẽ xem xét dự
toán thu chi của các Bộ và địa phương, tính toán khả năng thu chi, các giải
pháp cân đối ngân sách và tổng hợp thành dự toán ngân sách của năm tài
chính trình Chính phủ. Chính phủ xem xét, thảo luận, điều chỉnh lại các khoản
thu chi nếu thấy cần thiết và trình Quốc hội.
*Phê chuẩn ngân sách
Dự toán ngân sách nhà nước truớc hết sẽ được uỷ ban kinh tế và ngân
sách của quốc hội nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh và trình Quốc hội. Quốc
hội sẽ thảo luận dự toán ngân sách nhà nước về các nội dung: điều chỉnh tăng
giảm các khoản thu trên cơ sở sửa đổi luật thuế, điều chỉnh tăng giảm các
khoản chi dựa trên các giải pháp bảo đảm cân đối ngân sách. Sau khi thảo
luận và thông qua Quốc hội ra nghị quyết phê chuẩn dự toán ngân sách nhà
nước và dự toán ngân sách nhà nước trở thành một đạo luật của nhà nước mà
mọi pháp nhân và thể nhân trong xã hội đều có trách nhiệm thực hiện.
*Công bố ngân sách nhà nước
Sau khi dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội phê chuẩn sẽ được
chuyển sang cho nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch nước để công bố và giao cho
Chính phủ thực hiện bằng cách uỷ nhiệm cho Bộ tài chính giao các chỉ tiêu
pháp lệnh về thu và chi ngân sách cho từng Bộ và từng địa phương để thi hành.
16
* Quyết toán ngân sách
Nội dung của giai đoạn này là nhằm phản ảnh, đánh giá và kiểm tra lại
quá trình hình thành và chấp hành ngân sách nhà nước. Sau khi kết thúc năm
tài chính, các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải khoá sổ kế toán và
lập quyết toán ngân sách nhà nuớc theo số thực thu, thực chi theo huớng dẫn
của Bộ tài chính.
Căn cứ vào huớng dẫn của Bộ tài chính các đơn vị thụ huởng ngân sách
lập quyết toán thu chi của đơn vị mình gởi cơ quan quản lý cấp trên, số liệu
quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác
nhận. Thủ truởng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, xử lý quyết

toán thu chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, lập quyết toán thu chi ngân
sách thuộc phạm vi mình quản lý gởi cho cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ
quan tài chính các cấp ở địa phương xét duyệt quyết toán thu chi ngân sách
của các cơ quan cùng cấp, thẩm tra quyết toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp
lập quyết toán ngân sách dịa phương trình uỷ ban nhân dân cùng cấp để uỷ
ban nhân dân cùng cấp xem xét trình hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn
và gởi cho Bộ tài chính.
Bộ tài chính xem xét và tổng hợp quyết toán thu chi ngân sách của các
bộ, ngành ở trung ương, kiểm tra xem xét quyết toán ngân sách của các địa
phương, sau đó tổng hợp và lập tổng quyết toán ngân sách nhà nuớc trình
Chính phủ để Chính phủ đệ trình Quốc hội. Quốc hội sau khi nghe báo cáo
kiểm tra của cơ quan Tổng kiểm toán quốc gia sẽ xem xét và phê chuẩn tổng
quyết toán ngân sách nhà nuớc.
17
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý ngân sách Tỉnh
1.3.5.1 Chính trị xã hội
Hệ thống chính trị quốc gia ảnh hưởng lớn đến định mức thu và khoán
chi trong hệ thống quản lý ngân sách nhà nước. Trong cơ chế thị trường đòi
hỏi việc quản lý ngân sách nhà nước phải áp dụng theo hướng tinh giảm bộ
máy quản lý nhằm hướng đến hiệu quả. Để phù hợp với xu thế phát triển của
nền kinh tế thị trường ngân sách nước ta được áp dụng bao gồm bốn cấp:
Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách
cấp xã.
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cần phải coi trọng những yếu tố
cơ bản kinh tế, tránh sự tham gia của nhà nước trong hoạt động kinh tế làm
bóp méo kinh tế, quy luật giá trị và quy luật cung - cầu. Nhà nước chỉ tham
gia quản lý thực hiện, khắc phục khuyết điểm của nền kinh tế thị trường, phân
hoá giàu nghèo. Luật thu ngân sách năm 1932 ở Mỹ đã tăng các loại thuế đặc
biệt là thuế đánh vào người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình, thể hiện
sự quan tâm đến thâm hụt ngân sách và ủng hộ chính sách “giảm chi tiêu

chính phủ ngay lập tức và mạnh mẽ”. Ngay trong lúc nạn thất nghiệp đạt mức
cao nhất trong lịch sử, các nhà hoạch định chính sách lại đi tìm kiếm phương
sách để tăng thuế và giảm chi tiêu chính phủ.
Biến động của nền kinh tế nói chung bắt nguồn từ những thay đổi của
tổng cung và tổng cầu. Chính phủ thực hiện chính sách ổn định kinh tế nhằm
giữ cho sản lượng và việc làm ở mức tự nhiên thông qua việc cung ứng tiền
tệ, thu chi ngân sách để điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định các hoạt động
kinh tế. Một trong những ví dụ minh hoạ căn bản là tình huống Kennedy,
Keynes và chính sách cắt giảm thuế năm 1964. Chính sách này đã được thực
thi và dẫn đến việc cắt giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân và công ty vào
18
những năm 1964. Mục tiêu của chính sách cắt giảm thuế là khuyến khích mọi
người tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư , qua đó tạo ra mức thu nhập và
việc làm cao hơn. Chính sách cắt giảm thuế đã tạo ra thời kỳ bùng nổ kinh tế
trong những năm 1964 và 1965. Chính sách này góp phần đẩy tỷ lệ thất
nghiệp giảm xuống dưới 5 phần trăm. Quá trình mở rộng liên tục của nền kinh
tế Mỹ vào cuối những năm 1960 là sản phẩm phụ của việc chính phủ tăng
cường chi tiêu cho cuộc chiến tranh Việt Nam.
1.3.5.2.Xu hướng vận động của nền kinh tế
Ngân sách nhà nước ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị, quan điểm của
nhà lãnh đạo vì vậy mà mỗi sự thay đổi của môi trường bên ngoài đều ảnh
hưỏng đến nó như xu hướng hội nhập quốc tế, tự do hoá thương mại, giảm
thiểu doanh nghiệp nhà nước, mở rộng hình thức đầu tư quốc tế; xu hướng
phát triển nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn cầu cùng với quan hệ song
phương và đa phương mở rộng ngoại giao giữa các nước.
Hầu hết các nhà kinh tế phản đối qui tắc nghiêm ngặt đòi hỏi chính phủ
phải cân bằng ngân sách của mình. Nguyên nhân làm họ tin rằng đôi khi thâm
hụt hoặc thặng dư ngân sách trở nên cần thiết:
-Thứ nhất, thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách có thể góp phần ổn định
nền kinh tế. Về cơ bản, qui tắc cân bằng ngân sách thủ tiêu năng lực ổn định

của hệ thống thuế và các khoản chuyển giao thu nhập (trợ cấp của chính phủ).
Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thuế tự động giảm xuống, các khoản chuyển
giao tự động tăng lên. Trong khi các phản ứng tự động này góp phần ổn định
nền kinh tế, chúng lại làm cho ngân sách bị thâm hụt. Chính sách nghiêm ngặt
đòi hỏi chính phủ phải tăng thuế hay cắt giảm chi tiêu vào thời kỳ suy thoái.
-Thứ hai, người ta có thể sử dụng thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách để
giảm thiểu sự biến dạng của những tác động kích thích do hệ thống thuế tạo
19
ra. Mức thuế cao gây ra tổn thất cho xã hội vì nó cản trở hoạt động kinh tế.
Mức thuế càng cao, tổn thất xã hội của thuế càng lớn. Người ta có thể giảm
đến mức tối thiểu tổng tổn thất xã hội do thuế gây ra bằng cách giữ cho mức
thuế cao trong một số năm và thấp trong các năm khác. Các nhà kinh tế học
gọi chính sách này là san bằng mức thuế. Để giữ cho mức thuế không thay
đổi, người ta phải chấp nhận thâm hụt trong những năm thu nhập bất thường
và chi tiêu cao bất thường.
-Thứ ba, người ta có thể sử dụng thâm hụt ngân sách để chuyển gánh
nặng thuế của thế hệ hiện tại sang cho các thế hệ tương lai. Ví dụ, một số nhà
kinh tế lập luận rằng, nếu thế hệ hiện tại phải phát động chiến tranh bảo vệ đất
nước, chống lại sự xâm lược của nước ngoài và đảm bảo nền dân chủ, tự do
cho đất nước, thì các thế hệ tương lai được lợi. Để buộc những nguời thụ
hưởng tương lai phải trả một phần chi phí, thế hệ hiện tại có thể tài trợ cho
chiến tranh bằng cách chấp nhận thâm hụt ngân sách. Chính phủ có thể trả lại
số nợ vay trong chiến tranh bằng cách đánh thuế vào thế hệ tiếp theo.
20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH TỈNH QUẢNG NINH
2.1 Giới thiệu chung về tình hình Kinh tế Văn hòa Xã hội Tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106
o
26' đến 108

o
31' kinh độ đông
và từ 20
o
40' đến 21
o
40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là
195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi
cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở
đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông
Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm
cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình
Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông
Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc
Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp
Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.
Quảng Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1-
10-1998 là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên
dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha. Hơn 80%
đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các
quả núi.
2.1.1 Kinh tế
Trong 3 năm trở lại đây kinh tế tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp tục tăng
trưởng với tốc độ khá cao. Năm 2008 GDP tăng 8,8% năm 2009 GDP tăng
21
10.6% năm 2010 tăng 12,7% .Cơ Cấu kinh tế qua các năm vẫn chyển dịch
theo hướng tích cực và đúng với đường lối của Đảng đề ra. Tăng tỷ trọng
công nghiệp dịch vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Nghành công nghiệp của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá và ổn định. Các
nghành công nghiệp mũi nhọn như than, nhiệt điện, xi măng vẫn tăng trưởng
với mức độ ổn định. Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm vẫn
chưa tăng một cách đáng kể năm 2008 ước đạt 20.000 tỷ năm 2009 ước đạt
21.000 tỷ năm 2010 ước đạt 23.000 tỷ. Trong đó công nghiệp trung ương vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất còn công nghiệp địa phương và công nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tuy tăng trưởng mạnh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp.Công
nghiệp địa phương phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh bởi tỉnh
là một tỉnh giàu tài nguyên có nguồn nhân lực dồi dào và còn có biên giới
giáp với Trung Quốc. Ngành công nghiệp tỉnh còn gặp một vấn đề nghiêm
trọng đó là thiếu điện. Hệ thống mạng lưới điện tuy vẫn luôn được nâng cấp
và đầu tư nhưng sản lượng điện vẫn chưa đạtcông suất thiết kế.Tình trạng
thiếu điện đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như đời sống người dân.
Nghành nông lâm nghiệp và thủy sản tuy có tăng trưởng nhưng không
đáng kể. Nghành trồng trọt tuy có giảm về diện tích nhưng sản lượng vẫn tăng
điều này chứng tỏ tỷ trọng trong nghành nông nghiệp có tăng.Cò về chăn nuôi
vì gặp phải khá nhiều dịch bệnh và giá cả vât tư tăng cao nên sản lượng của
nghành có xu hướng sụt giảm qua các năm nhưng không nhiều và đang có
dấu hiệu hồi phục .Về lâm nghiệp tỉnh đã nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo
vệ rừng và trồng rừng nhưng nạn lâm tặc vẫn hoành hành làm diện tích rừng
có xu hướng giảm dần qua các năm. Ngành thủy sản có tốc độ phát triển khá
cao nhờ thời tiết thuận lợi năm 2009 tăng 37% so với năm 2008 đến năm
2010 sản lượng đánh bắt tăng 77%. Tuy sản lượng đánh bắt tăng nhưng tỉnh
22
lại phải đối mặt với một vấn đề đó là sự cạn kiệt tài nguyên biển. Nhìn chung
sự phát triển của nghành nông lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh qua các năm
2008-2010 chưa thực sự tốt.
Khối nghành dịch vụ gặp nhiều khó khăn trong tình hình kinh tế suy
thoái, khủng hoảng. Tình hình xuất nhập khẩu không được tốt năm 2009 cán

cân xuất nhập khẩu đúng bằng năm 2008 đến năm 2010 mới tăng 10% . Du
lịch cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình hình kinh tế thế giới. Lượng
khách du lịch nước ngoài vào tỉnh giảm mạnh tuy nhiên lượng khác nội địa lại
có xu hướng tăng nhẹ. Dù vậy tổng doanh thu của nghành du lịch vẫn không
tăng trưởng một cách đáng kể. Trong khối nghành dịch vụ thì dịch vụ tài
chính ngân hàng là phát triển mạnh nhất các năm 2008 đến 2010 đều tăng
trưởng vượt chỉ tiêu đề ra từ 25-32%. Bên cạnh đó là sự phát triển của nghành
bưu chính viễn thông và giao thông vận tải. Nó cũng đem lại nguồn thu đáng
kể cho tỉnh.
Đầu tư phát triển cũng như thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài những
năm qua có những hoạt động khá tích cực và cũng đem lại cho tỉnh nhũng kết
quả đáng mừng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 thực hiện ước đạt
36.510 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2009.Vào năm 2009 tuy tình hình kinh
tế suy giảm và những khó khăn trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp
đến các hoạt động đầu tư phát triển. Nhưng nhờ thực hiện tốt các giải pháp
kích cầu đầu tư, tăng cường huy động vốn, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của
Trung ương nên tỉnh vẫn đạt được những kết quả tốt trong đầu tư phát
triển.Vì sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên số vốn thu hút từ nước ngoài
cũng suy giảm.Tuy nhiên đến năm 2010 hoạt động thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) được triển khai tích cực. Kết quả đạt được là có 50 lượt
nhà đầu tư từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada,
Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nga, Ma Cao, Ấn Độ, Mỹ…và các Tập
23
đoàn kinh tế lớn trên thế giới như: KOTRA, JICA, JETRO, METRO…đến
tìm hiểu cơ hội đầu tư và có dự án đang chuẩn bị triển khai trên địa bàn
tỉnh.Như vậy nhìn chung tình hình ĐTPT và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài
có gặp một số khó khăn trong năm 2008 và 2009 nhưng nhờ có sự lãnh đạo
sáng suốt và đường lối chính xác của cấp trên nên đến năm 2010 các hoạt
động này đã có xu hướng tăng trở lại.
2.1.2 Văn hóa Xã hội

Tỉnh Quảng Ninh có dân số vào khoảng 1.200.000 người và hơn 22 dân
tộc tỉnh có đường biên giới khá dài cộng thêm đường bờ biển dài nên tình
hình xã hội khá phức tạp.
Về giáo dục tỉnh không ngừng quan tâm và đầu tư nên trong các năm
qua nghành giáo dục đã đạt được những kết quả rõ nét.Tỷ lệ trường đạt chuẩn
quốc gia không ngưng tăng qua các năm, năm 2008 đạt 20% đến năm 2010 tỷ
lệ này đã tăng lên 29.5 % .Chất lượng giáo dục đại trà giáo dục mũi nhọn giáo
dục toàn diện tiếp tục được giữ vững và nâng cao.Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của tỉnh
tính đến năm 2010 đạt 98,64% lọt vào top 10 tỉnh có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao
nhất cả nước. Nghành giáo dục của tỉnh cũng dẫn đầu 15 tỉnh trung du miền
núi phía bắc.Đội ngũ giáo viên cũng không ngừng được đào tạo và nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhìn chung nghành giáo dục của tỉnh vẫn giữ
vững và phát huy tốt những thành quả đã đạt được.
Về y tế cơ sỏ vật chất được đầu tư đổi mới bệnh viện tỉnh được mở
rộng và nâng cấp tăng số phòng bênh và trang thiết bị đáp ứng được nhu cầu
của người dân. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế
hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm hơn, nhiều mặt
đạt được kết quả tích cực, đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Hội đồng Nhân
dân tỉnh giao.Việc luân chuyển cán bộ y tế và đẩy mạnh xã hội hóa đã góp
24
phần nâng cao năng lực và chất lượng khám chữa bệnh, nhất là ở tuyến tỉnh
và tuyến huyện. Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về
y tế xã (năm 2009 là 76,3%); số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 36 giường,
vượt 6 giường so với kế hoạch. Việc khám, chữa bệnh bằng công nghệ cao
được nghiên cứu, ứng dụng thành công ở một số bệnh viện. Đã hình thành
mạng lưới kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia.
Về thể dục thể thao tiếp tục có bước phát triển mạnh, đã tổ chức được
gần 300 giải thể thao cấp huyện và cấp ngành, 05 lớp đào tạo hướng dẫn viên
trọng tài và cán bộ thể thao cấp cơ sở, tham gia 05 giải thể thao phong trào
toàn quốc đạt 42 huy chương các loại (8 vàng, 19 bạc, 15 đồng); tham gia gần

60 lượt giải đạt 199 huy chương các loại (58 vàng, 73 bạc, 68 đồng) vượt chỉ
tiêu kế hoạch giao, trong đó các môn tham gia đại hội TDTT toàn quốc lần
thứ VI đạt 22 huy chương các loại (6 vàng, 5 bạc, 11 đồng).Phong trào thể
dục, thể thao quần chúng được phát động rộng rãi, số người thường xuyên
luyện tập thể dục thể thao ước đạt 22,5% (tăng 0,5%); số hộ gia đình thể thao
đạt 12,5%, tăng 0,5% so với năm 2009.
2.2 Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại Tỉnh Quảng Ninh
2.2.1 Thực trạng về quản lý thu ngân sách
Luật ngân sách nhà nước được quốc hội khoá XI kỳ họp thứ hai thông
qua ngày 16/12/2002 đã qui định rõ việc thu, chi ngân sách. Với vai trò là một
phần của hệ thống ngân sách nhà nước, tỉnh Quảng Ninh được coi là một
kênh tài chính quan trọng trong việc bổ sung ngân sách nhà nước.
25

×