Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Một số chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện Cao Lộc giai đoạn 2010 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508 KB, 53 trang )

Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Khoa KHOA HỌC QUẢN LÝ
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN CAO LỘC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
hµ néi, 05 - 2011
Sinh viên thực hiện : TÔ VĂN MÍT
Lớp : QUẢN LÝ KINH TẾ 49B
Chuyên ngành : KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN QUANG HUY
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
ĐBKK : Đặc biệt khó khăn
UBTW MTTQVN : Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN
WB : Ngân hàng Thế giới
GTSX : Giá trị sản xuất
TT : Thị trấn
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
BHYT : Bảo hiểm Y tế
THCS : Trung học cơ sở
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính cấp thiết của toàn cầu.
Trên thế giới hiện nay có tới 1/4 dân số đang sống trong tình trạng đói
nghèo. Đói nghèo không chỉ làm cho hàng triệu con người không có cơ
hội được hưởng thụ những thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà
còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với sự phát
triển, tàn phá môi trường sinh thái. Vì vậy, nếu đói nghèo không được giải
quyết, thì không mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc gia
đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình ổn định đảm
bảo các quyền con người được thực hiện.
Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là chủ trương lớn của đảng và Nhà
nước ta. Từ đầu những thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến nay, Đảng
và nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và giải pháp cụ thể để thực
hiện nhiệm vụ XĐGN và Việt Nam đã có nhiều thành công trong công
cuộc XĐGN. Song hành cùng với tỉnh Lạng Sơn, huyện Cao Lộc với sự
quan tâm tạo điều kiện của các ban ngành và sự nỗ lực của điạ phương đã
có những bước đi thích hợp về thực hiện chính sách kinh tế - xã hội nhằm
XĐGN và đạt được những kết quả khích lệ, góp phần vào sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhờ đó tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm đáng kể:
Từ 24,25% năm 2006 xuống còn 15,7% năm 2009.
Tuy nhiên, hiện nay ở Lạng Sơn nói chung và Cao Lộc nói riêng,
đói nghèo vẫn là vấn đề kinh tế xã hội bức xúc. Hệ thống chính sách
XĐGN nói chung và các chính sách hoàn thiện XĐGN nói riêng cần được
tiếp tục đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với chiến lược quy hoạch và phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn và các địa bàn huyện trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy việc đánh giá tổng kết chính sách
XĐGN cần tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách đó là vấn đề có ý nghĩa
thực tiễn cấp bách.

SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
Chương trình XĐGN ở huyện Cao Lộc đã xác định đến năm 2015:
xóa hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,7% năm 2010 xuống dưới 10% năm
2015, phấn đấu huyện Cao Lộc trở thành một huyện có tình hình phát
triển kinh tế khá của tỉnh Lạng Sơn.
Tuy nhiên, để đạt các chỉ tiêu này, cũng như lựa chọn được bước đi,
giải pháp phù hợp nhằm lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn,
hoàn thiện, đề ra các chính sách phát triển kinh tế xã hội nhằm XĐGN,
đòi hỏi phải đánh giá một cách khách quan về các chính sách đó. Do vậy,
luận giải cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các chính sách nhằm XĐGN
ở huyện Cao Lộc hiện đang là vấn đề cần được nghiên cứu.
Tuy nhiên trong khuôn khổ của một chuyên đề báo cáo thực tập tốt
nghiệp, việc đề cập tới các chính sách kinh tế xã hội nhăm xóa đói giảm
nghèo ở huyện Cao Lộc là một đề tài nghiên cứu khá rộng, thời gian
nghiên cứu không cho phép. Xuất phát từ những vấn đề trên, em chọn
chuyên đề “Một số chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo ở huyện Cao Lộc
giai đoạn 2010 – 2015” làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hoá và làm rõ chính sách nhằm XĐGN ở Cao Lộc
- Đánh giá thực trạng chính sách thực hiện XĐGN ở Cao Lộc giai đoạn
2006-2010
- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách XĐGN ở Cao Lộc giai
đoạn 2010-2015
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Những vấn đề lý luận về đói nghèo, XĐGN
- Thực trạng chính sách nhằm XĐGN ở Cao Lộc năm 2006-2010
- Thực trạng về đói nghèo và XĐGN kết quả đạt được tồn tại và nguyên
nhân.

SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
Góp thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định và ban hành các chính
sách về XĐGN, đồng thời đề ra những giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội nhằm
XĐGN ở Cao Lộc giai đoạn 2010-2015
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
chuyên đề gồm có 3 chương sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về các chính sách nhằm xoá đói giảm nghèo
Chương II: Thực trạng đói nghèo và các chính sách nhằm xóa đói giảm
nghèo ở huyện Cao Lộc năm 2006-2010
Chương III: Các giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo ổn định bền vững
tại huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn năm 2010-2015
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH NHẰM
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Các quốc gia trên hành tinh chúng ta khác nhau về nhiều mặt, trình
độ phát triển kinh tế, điều kiện địa lý tự nhiên, dân số và trình độ dân trí,
bản sắc văn hóa, tín ngưỡng và phong tục, hệ tư tưởng và chế độ chính trị
… Nhưng dù khác biệt đến mấy cũng vẫn có những quan điểm chung,
những vấn đề bức xúc cần được quan tâm. Một trong vấn đề rộng lớn
mang tính toàn cầu là nạn đói nghèo trình độ lạc hậu.
Tình trạng nghèo đói ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ
và số lượng, thay đổi theo thời gian và không gian. Người nghèo của các

quốc gia này có thể có mức sống cao hơn mức sống trung bình của quốc
gia khác. Bởi vậy, nhìn nhận để đánh giá được tình trạng đói nghèo của
một quốc gia, một vùng và nhận dạng hộ đói nghèo, để từ đó có chính
sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn về
vấn đề đói nghèo mà trước hết là khái niệm và các chuận mực đánh giá về
đói nghèo.
1.1.1 – Một số khái niệm về đói nghèo và chuẩn mực đói nghèo
1.1.1.1 Khái niệm về đói nghèo
Trên thế giới, cho đến nay vấn đề đói nghèo và tiêu chí xác định
nghèo có nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau. Nhiều nhà nghiên
cứu và cáctổ chức quốc tế đã đưa ra khái niệm khác nhau về đói nghèo.
Có những tác giả chỉ nêu ra những đặc trưng nào đó về đói nghèo như:
“thiếu ăn”, “thiếu dinh dưỡng” … Những quan niệm này chỉ mới nêu lên
những biểu hiện nào đó của đói nghèo trong xã hội. Quan niệm chung
nhất cho rằng: Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có đủ
nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục,
giao tiếp xã hội, đi lại …
Để phân loại một cách chi tiết hơn, các nước còn phân chia nghèo
thành hai loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả
năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức trung bình của cộng đồng.
Như vậy, đói nghèo là quan niệm mang tính chất tương đối cả về
không gian lẫn thời gian. Về nghèo tuyệt đối: biểu hiện chủ yếu thông qua
tình trạng một bộ phận dân cư không được thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu,

trước hết là ăn gắn liền với dinh dưỡng. Ngay nhu cầu này cũng có sự
thay đổi khác biệt ở từng quốc gia, phạm trù nhu cầu tối thiểu cũng được
mở rộng dần. Còn về nghèo tương đối: gắn liền với sự chênh lệch về mức
sống của một bộ phận dân cư so với múc trung bình ở địa phương ở một
thời kỳ nhất định. Vì những lý lẽ đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc
xóa dần nghèo tuyệt đối là công việc có thể làm, còn nghèo tương đối là
hiện tượng thường có trong xã hội; vấn đề cần quan tâm là rút ngắn
khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo.
Ở Việt Nam, qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu và đi đến thống
nhất ở các bộ, ngành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra các
khái niệm đói nghèo ở Việt Nam như sau:
- Nghèo: là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa
mãn một phần nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống bằng mức
sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
- Đói: là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới
mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
- Hộ nghèo: là thiếu ăn như không đứt bữa, mặc không lành và
không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất …
- Hộ đói: là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không
có điều kiện học hành, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà cửa dột nát.
- Xã nghèo: được xác định trên cơ sở tỷ lệ nghèo trên địa bàn và
tình trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Thời kỳ 1996 – 2000, Bộ Lao động -
Thương binh xã hội (cơ quan thường trực chương trình quốc gia XĐGN)
đưa ra hướng dẫn xác định xã nghèo như sau:
+ Tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm từ 40% trở lên.
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
+ Thiếu một trong các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, đường

giao thông, điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, nước sạch sinh hoạt,
chợ.
Hiện nay xã nghèo được xác định lại như sau:
+ Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã chiếm từ 25% trở lên.
+ Thiếu 3 trong các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu: đường giao
thông, điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, nước sạch sinh hoạt, chợ.
- Vùng nghèo: là chỉ một địa bàn tương đối rộng: có thể là một số
xã liền kề nhau (hoặc một vùng dân cư) nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm
trở, giao thông đi lại không thuận lợi. Các cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn,
không có điều kiện phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống, là vùng có tỷ
lệ xã nghèo, hộ nghèo cao.
Đói nghèo là tổng hợp khái niệm nghèo: đói và nghèo thường gắn
chặt với nhau nhưng mực độ gay gắt khác nhau. Đói có mực độ gay gắt
cao hơn, cần thiết phải xóa và có khả năng xóa, còn nghèo mức độ thấp
hơn và khó xóa hơn, chỉ có thể xóa dần nghèo tuyệt đối còn nghèo tương
đối chỉ có thể giản dần. Vì vậy để giải quyết vấn đề đói nghèo, ta thường
dùng cụm từ “Xóa đói giảm nghèo”.
Cụ thể hơn các khái niệm đói nghèo ta có thể thấy: dù ở dạng nào
thì đói cũng đi gắn liền thiếu chất dinh dương, suy dinh dưỡng. Có thể
hình dung các biểu hiện của tình trạng đói như sau:
- Thất thường về lượng bữa đói, bữa no.
- Đứt bữa: ngày chỉ ăn một bữa cơm hoặc bữa cháo. Cả hai bữa đều
không đủ lượng tối thiểu…
Nghèo đồng nghĩa với khổ, nghèo túng, túng thiếu. Trong hoàn
cảnh nào thì hộ nghèo, người nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh
hàng ngày về kinh tế, vật chất biểu hiện trực tiếp là bữa ăn. Họ không có
khả năng vươn tới những nhu cầu về văn hóa tinh thần hoặc những nhu
cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất, gần như không có. Biểu hiện
rõ nhất ở các hộ nghèo là trẻ em bỏ học, thất học, không có điều kiện để
chữa trị khi ốm đau. Nhìn chung ở hộ nghèo, người nghèo thu nhập thực

tế của họ chỉ dành hầu như toàn bộ cho ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn,
phần tích lũy hầu như không có. Các nhu cầu tối thiểu ngoài ăn ra gồm
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
các mặt như: ở, văn hóa, y tế, giáo dục, giao tiếp… chỉ đáp ứng một phần
rất ít ỏi, không đáng kể.
1.1.1.2 – Chuẩn mực đói nghèo
Để đánh giá mức độ đói nghèo, các quốc gia trên thế giới dường
như đã đi đến một cách tiếp cận tương đối thống nhất đó là định ra một
tiêu chuẩn hay một điều kiện chung nào đó mà hễ ai có mức thu nhập hay
chi tiêu nằm dưới mức tiêu chuẩn chung ấy sẽ không được hưởng hoặc
thỏa nãm những nhu cầu cơ bản của con người. Cũng trên cơ sở mức sống
chung đó xác định chuẩn đói nghèo và phân biệt đói nghèo, người nghèo,
người không nghèo. Như vậy có thể thấy rằng, chuẩn mực đói nghèo
chính là tổng hợp toàn bộ giá trị tối thiểu mà các cá nhân hoặc hộ gia đình
ở dưới mức đó được coi là đói nghèo.
Đói nghèo có thể đo trực tiếp bằng cách đánh giá xem hộ gia đình
đang được nghiên cứu đó có những đặc điểm được coi là cơ bản chẳng
hạn như nước sạch, thức ăn, có điều kiện đi khám chữa bệnh, học hành và
những tiêu chí tiêu chuẩn khác; Ngoài ra đói nghèo cũng có thể được đo
bằng cách gián tiếp, bằng cách kiểm tra hộ gia đình có đủ nguồn lực cần
thiết để có hoặc được hưởng ứng những hàng hóa và những dụng cụ cơ
bản cần thiết. Tuy nhiên, dù do trực tiếp hay gián tiếp thì khi xác định
chuẩn mực đói nghèo cần thiết phải thông qua các căn cứ chủ yếu sau:
- Căn cứ về nhu cầu cơ bản: Căn cứ này dựa trên cơ sở phân loại
mức nhu cầu theo mức độ cần thiết, các nhu cầu cơ bản thường có sự khác
nhau giữa các quốc gia. Tùy vào chuẩn mực xã hội và trình độ phát triển,
thông thường ở các nước kém phát triển các nhu cầu thiết yếu thường

được quan tâm trong việc xóa đói giảm nghèo.
- Căn cứ vào thu nhập thực tế: thu nhập thực tế phản ánh mức độ
thỏa mãn nhu cầu trong xã hội. Đặc biệt đối với những người nghèo đói,
phần lớn thu nhập được chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Điều này phù hợp với sự phân loại mức nhu cầu theo thứ tự cần thiết của
con người, các nhu cầu cần thiết cần được thỏa nãm trước.
- Căn cứ vào tiềm lực kinh tế của quốc gia (hoặc ở địa phương): khả
năng hỗ trợ cho nhóm người có mức sống thấp nhất trong khoảng thời gian
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
nhất định để họ có điều kiện vươn lên mức sống bằng mức trung bình của xã
hội.
(Theo luận văn thạc sỹ của tác giả Võ Thị Hà Loan )
Chuẩn mực đói nghèo luôn luôn phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế
xã hội, mức độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu phát triển của con người. Ở
mỗi thời điểm, một vùng, một quốc gia là đói nghèo xong sang một thời
điểm khác, một vùng khác, nước khác thì chỉ số đó không có nghĩa. Do đó
rất khó quy định chuẩn mực đói nghèo chung cho tất cả các quốc gia,
thậm chí ngay trong một quốc gia cũng có thể khác nhau giữa vùng, có
thời kỳ.
Nhiều nước lấy mức 1/3 thu nhập bình quân làm cơ sở xác định
chuẩn mực nghèo đói (Inđônêxia, và các nước phát triển khác …), họ cho
rằng hộ nghèo là hộ có thu nhập 1/3 mức thu nhập trung bình của xã hội.
Một số nước khác dùng chỉ tiêu số Calo cần thiết cho 1 người để xác định
căn cứ chuẩn mực đói nghèo. Ở từng nước khác nhau quy định chuẩn mực
đói nghèo khác nhau. (Theo luận văn thạc sỹ của tác giả Tào Huy
Bằng )
Ngân hàng thế giới (WB) cũng đã đưa ra quan niệm nghèo khổ theo

số Calo tối thiểu cần thiết cho một người để sống là 2.100 Calo / người /
ngày, những hộ gia đình không đảm bảo được mức này là những hộ nghèo
khổ. Tiêu chuẩn này được tính chung cho các nước trên thế giới. Do đó
nghèo khổ theo tiêu chuẩn này chính là nghèo tuyệt đối. Theo mức đánh
giá chung của thế giới, để đảm bảo 2.100 Calo / người / ngày thì cần ít
nhất là 1USD/người/ngày. Theo tiêu chí này thế giới có khoảng 1,3 tỷ
người đói nghèo. Chủ yếu nằm ở khu vực Châu Á và Châu Phi.
( Theo luận văn thạc sỹ của tác giả Hồ Việt Dũng )
Trong quá trình nghiên cứu nghèo đói và thực hiện chương trình
XĐGN ở Việt Nam, WB cũng đã đưa ra mức chuẩn nghèo đối với Việt
Nam:
- Số tiền cần thiết để mua lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng với lượng 2.100 Calo / người/ ngày gọi là tiêu chuẩn nghèo về
lương thực, thực phẩm.
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
- Số tiền cần thiết bao gồm cả chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và
chi tiêu cho các nhu cầu phi lương thực thiết yếu khác gọi là chuẩn nghèo
chung. Chuẩn nghèo chung có mức cao hơn với chuẩn nghèo lương thực,
thực phẩm.
1.1.2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo
1.1.2.1 Sự phân cách trầm trọng kéo dài
Đây là nguyên nhân bao trùm dẫn dến tình trạng nghèo đói đối với các
hộ dân tộc thiểu số. Những dân tộc thiểu số chịu sự phân chia về địa hình và
sự cách biệt về xã hội.
Các chòm bản các hộ cách xa nhau là đặc điểm bắt buộc của những cư
dân sống bằng nương rẫy. Do luân chuyển các hạt nương và năng suất đạt
thấp nên gia đình cần có một khoảng canh tác rộng để có đủ lương thực sống.

Hầu như họ rất ít đi chợ, mỗi lần đi chợ họ mua dự trữ
Sự phân cách về mặt địa lý đã làm cho việc đi những mặt hàng thiết
yếu dầu thắp, muối ăn, và một vài thứ khác.lại trở nên khó khăn. Việc đi lại
cách trở, xa các chợ, thị tứ, thị trấn đã làm cho họ rất thiếu thông tin kiến thức
về kinh tế thị trường, tính toán đầu vào đầu ra để có kết quả tốt nhất. Bên
cạnh đó là sự thiếu thốn về giáo dục làm cho trình độ dân trí của các dân tộc
thiểu số có sự cách biệt đáng kể. Số người được học hành để có bằng cấp là
rất ít do vậy nên khả năng tham gia của nhười dân tộc vào các hoạt động của
xã hội hiện đại là rất hạn chế. Những nỗ lực nhằm từng bước hoà nhập đời
sống xã hội của đồng đồng bào các dân tộc thiểu số vào xã hội đương thời ở
nước ta chính là cách xoá dần sự chênh lệch cách biệt. Các chương trình mở
trường học, xoá mù chữ, dậy tiếng Việt trong nhà trường đã được tiến hành
nhưng hiện tượng tái mù chữ vẫn xẩy ra do sau khi học xong thì họ ít có cơ
hội tiếp xúc với những phương tiện thông tin để có thể vận dụng những chữ
đã được học trong nhà trường.
Song cho dù chương trình có tốt đến đâu, có hay đến đâu nếu không có
kinh phí thì cũng không thể tiến hành được.Đây là một thực trạng khó khăn
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
cho huyện Cao Lộc . Nguồn kinh phí chi cho những công tác này còn rất eo
hẹp, cộng thêm với đội ngũ cán bộ thực hiện những chương trình đó thì chưa
có đủ trình độ do đó dẫn đến sự kếm hiệu quả của những chương trình đã
được triển khai.
1.1.2.2 Những rủi ro tai hoạ đột xuất
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi, điều quan tâm nhất của
họ trong đời sống là vấn đề cái ăn. Vì vậy có được sự an toàn về lương thực là
vấn đề ưu tiên số một. Nhìn lại mấy chục năm qua, tình trạng thiếu lương thực
luôn đè nặng lên cuộc sống của họ. Đa phần họ sống trên những vùng đất rốc,

núi đá, không thuận lợi cho việc canh tác và năng suất lao động kém. Các
vùng và tiểu vùng nơi họ sống thường rất thất thường và khắc nghiệt. Độ ẩm,
độ mưa, độ lạnh luôn gây khó khăn cho cây vật nuôi, quá trình sản xuất, và
kết quả là mất mùa đối với cây trồng , bệnh dịch đối với gia súc, cây trồng,
vật nuôi kém phát triển tất nhiên dẫn đến năng suất thấp ít hiệu quả. Điều
quan trọng là do cư trú ở những vùng sinh thái thiếu sự đảm bảo ổn định, tài
nguyên rừng, nước ngày càng cạn kiệt. Do lối canh tác ngày càng lạc hậu cây
con truyền thống, phụ thuộc nhiều vào khí hậu thời tiết nên dẫn đến thường
xuyên đói lương thực và bị đe doạ đứt bữa vào những kỳ giáp hạt.
Rủi ro và những phát sinh bất thường chính là do sự thiếu bền vững, có
thể nói đó là hai mặt gắn liền với sự đói nghèo. Môi sinh mỏng manh, đất đai
dễ bị sói mòn, bạc mầu, rừng bị tàn phá thu hẹp dần, nguồn nước mất kéo
theo mất luôn nguồn thuỷ sản. Thêm vào đó là thiên tai thường xẩy ra hàng
năm và bất ngờ đẩy cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vào hoàn
cảnh rất bấp bênh. Mặc dù có nhiều chương trình được thực hiện để củng cố
tính bền vững của môi trường như chương trình định canh định cư và chương
trình 327 nhưng hiệu quả đem lại chưa cao.
1.1.2.3. Nguồn lực và năng lực
a.Nguồn lực
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
Có thể nói một cách nhắn gọn nguồn lực bao gồm tất cả những khâu
thuộc đầu vào để tạo ra nguồcn thu nhập gồm tức là đầu ra. Nguồn lực của
những người nông dân bao gồm : đất đai, lao động, vốn sản xuất kỹ năng sản
xuất. Muốn thực hiện xoá đói giảm nghèo thì phải cung cấp cho họ những
điều kiện để họ sản xuất.Trong các nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp thì
đất đai là yếu tố quan trọng nhất, ở nước ta ngoài các dân tộc thiểu số như
Tày, Nùng đã canh tác ruộng nước có hệ thống dẫn nước để tưới tiêu học ở

người kinh còn lại đa số các đân tộc thiểu số quen phương thức canh tác trên
đất đốc và khô. Và nếu không có giấy tờ sở hữu đầy đủ thì các hộ dân tộc
thiểu số sẽ bị lợi dụng huặc xâm chiếm đất đai bởi những cư dân tự do mới
đến.
Có được đất đai rồi muốn tổ chức sản xuất cần có lao động. Nhìn chung
chất lượng lao động ở các dân tộc thiểu số bị yếu kém ở hai khía cạnh chính
là : Thể trạng yếu mệt suy dinh dưỡng và kỹ năng lao động kém do đó làm
cho năng suất trong lao động rất thấp. Bên cạnh đó nguồn vốn eo hẹp. Có
nhiều hộ chỉ quen trông chờ vào nông nghiệp, chăn nuôi nên khi chưa có
phương sách gì hơn để tạo thu nhập vốn nhiều khi chưa phải là cần thiết.
b. Năng lực
Năng lực muốn nói ở đây là mức độ tham gia của các dân tộc thiểu số
vào xã hội hiện thời. Trước hết quyền tham gia vào các lĩnh vực chính trị -
kinh tế, xã hội của các công dân thiểu số đã được xác lập cùng với sự ra đời
của nhà nước Việt Nam. Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi cho con
em của đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện được học ở những lớp chuyên
ngành và đại học
1.1.2.4 – Các nhân tố chủ quan
Những nhân tố chủ quan đó là những nhân tố tự phát từ bản thân
người nghèo ảnh hưởng đến đói nghèo thường là do các hộ nghèo thiếu
hoặc không có các yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất, kinh doanh
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
như: vốn sản xuất kinh doanh, kiến thức và kinh nghiệm làm ăn lạc hậu,
tư liệu sản xuất (ruộng đất, công cụ lao động, trâu bò, cày cấy …), sức lao
động, việc làm. Ngoài ra có thể ảnh hưởng do: gia đình đông con, gia đình
có người ốm đau tàn tật, mắc các tệ nạn xã hội, gặp rủi ro tai nạn …
1.1.2.5 – Các nhân tố khách quan

- Do điều kiện tự nhiên thiên nhiên khí hậu khắc nghiệt, thiên tai,
bão lũ, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, cắt cứ giao
thông khó khăn, đã kìm hãm sản xuất.
- Do hậu quả chiến tranh tàn khốc: hàng vạn đồng bào hi sinh hoặc
tàn phế, một số vùng tài nguyên môi trường bị hủy diệt gây ra những hậu
quả nặng nề lâu dài như: chất độc màu da cam, tai nạn chiến tranh, đồng
ruộng hoang hóa.
- Do cơ chế chính sách: thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng nghèo, chính sách khuyến khích
sản xuất, tín dụng hướng dẫn cách làm ăn, phát triển ngành nghề, chính
sách giáo dục đào tạo, y tế, chính sách đất đai, định canh định cư …
nguồn lực đầu tư còn hạn chế, quản lý phân tán và kém hiệu quả.
Hộ đói nghèo thường bị ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan và khách
quan. Bản thân trong các nhân tố đó, hộ đói nghèo thường bị ảnh hưởng
bởi nhiều nhân tố khác nhau. Trên thực tế rất khó xác định đâu là yếu tố
đầu tiên gây nên đói nghèo. Nguyên nhân và hậu quả của đói nghèo thể
hiện rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ trong cuộc sống hiện tại, tuy nhiên
cách tiếp cận hợp hợp lý hơn cả có thể nhìn nhận đói nghèo là do nhiều
yếu tố gây ra, bắt nguồn từ kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô. Vì thế các giải
pháp để XĐGN không thể một chiều tác động của nhà nước, cộng đồng,
các kiểu trợ cấp xã hội hoặc không thể là công việc của từng hộ gia đình
mà cần là các giải pháp đồng bộ.
1.1.3 – Tính cấp thiết của xóa đói giảm nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng lịch sử xã hội, xuất hiện và tồn tại
trong đời sống hiện thực của cộng đồng của loài người từ bao đời nay mà
vẫn chưa giải quyết xong. Đây là một trở ngại, một lực cản nghiêm trọng
một thách thức nghiệt ngã đối với sự phát triển.
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang

Huy
Đói nghèo là một hiện tượng của sự phát triển, là vấn đề kinh tế xã
hội. Trong phát triển, vấn đề toàn cầu, vấn đề của từng quốc gia, dân tộc
liên quan trực tiếp đến tất cả mọi người, tới sự phát triển của từng cá nhân
và cộng đồng.
Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nằm trong số nước
có mức thu nhập thấp nhất thế giới. Ngành kinh tế nước ta vẫn mang đặc
trưng phổ biến là nền kinh tế nông nghiệp, 80% dân số ở nông thôn, hơn
70% lực lượng lao động làm nông nghiệp, tỷ lệ dân và hộ dân cư đói
nghèo còn cao trên 10%. (Theo niên giám
thông Việt Nam, năm 2009)
1.1.3.1 – XĐGN là một chính sách vì xã hội nhân văn của Đảng và Nhà
nước ta
Xuất phát từ những ngành của đói nghèo đối với sự phát triển kinh
tế xã hội, XĐGN nổi lên là một vấn đề kinh tế xã hội bức xúc cần phải
giải quyết để đổi mới, phát triển đất nước. Nếu vấn đề XĐGN không được
giải quyết thì không một mục tiêu tiêu nào về phát triển kinh tế xã hội,
cũng như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội,
đảm bảo quyền con người … được thực hiện. Sau hơn 20 năm đổi mới,
chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, trong
nhiều năm chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế thị
trường đã đem lại sự tác động trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, và
trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Song kinh tế thị trường là
cơ chế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái tiêu cực, đó là sự phân hóa
giàu nghèo, khoảng cách giàu nghèo tăng lên, đói nghèo của một bộ phận
dân cư kéo theo các tệ nạn xã hội phúc tạp khác.
1.1.3.2 – XĐGN tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội
Trong thế giới hiện đại, thực chất của sự phát triển chính là sự phát
triển con người. Nó vừa là mục tiêu hàng đầu vừa là động lực to lớn khơi
dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc trong công

cuộc xây dựng đất nước. XĐGN là những chính sách xã hội hướng vào
phát triển con người, nhất là đối với nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ
tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
XĐGN đảm bảo những điều kiện ăn, mặc, học hành, ở, chữa bệnh,
tiếp súc văn hóa, xã hội cho mỗi người sao cho họ có thể tồn tại và phát
triển một cách bình thường và ngày càng tốt hơn, đó là cơ sở để duy trì,
phát triển nguồn lực. Đói nghèo và lạc hậu bao giời cũng đi với sự gia
tăng dân số, suy giảm thể lực, trí lực tức là nghèo nàn về nguồn lực phát
triển. Vì vậy XĐGN là một nhu cầu cấp thiết để phát triển xã hội bền
vững.
1.1.3.3 – XĐGN góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội và là cơ sở
bảo vệ môi trường sinh thái
Đói nghèo là nguy cơ không có tiếng ồn, nhưng lại là một nguyên
nhân chủ yếu gây ra các tệ nạn xã hội như: bạo lực, tội phạm, làm mất an
ninh xã hội. Nó không chỉ kéo theo hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng
cho các nước đang phát triển mà còn là nguyên nhân quan trọng của xung
độ, mất ổn định chính trị. Vì vậy XĐGN là một trong những biện pháp
góp phần đảm bảo ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Lịch sử đã chứng minh rằng, nghèo đói bao giờ cũng tham gia vào
quá trình khai thác tài nguyên, tàn phá môi trường sinh thái. Bởi vậy
XĐGN là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ môi
trường sinh thái trên cơ sở giữ gìn thiên nhiên, đã dạng hóa sinh học, khai
thác hợp lý tài nguyên và làm trong sạch môi trường.
1.1.3.4 – XĐGN góp phần thực hiện công bằng xã hội và thực hiện cam
kết quốc tế.
XĐGN góp phần thực hiện công bằng xã hội trên các mặt:

- Mở rộng cơ hội lựa chọn cho cá nhân nhất là nhóm người nghèo,
nâng cao năng lực cá nhân để thực hiện hiệu quả sự lựa chọn của mình
trong tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tạo cơ hội cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giảm khoảng
cách và sự chệnh lệch quá đáng về mức sống giữa nông thôn và thành thị,
các nhóm dân cư. XĐGN tham gia vào điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý
hơn, từng bước thực hiện sự phân phối công bằng cả khâu phân phối tư
liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất cho mọi người, nhất là
nhóm người nghèo.
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
- Hỗ trợ tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội,
nhất là các dịch vụ cơ bản.
Đói nghèo là vấn đề mang tính chất toàn cầu, tấn công vào đói
nghèo chính là thực hiện cam kết quốc tế “đây là một đòi hỏi bắt buộc về
đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế” (cam kết Copenhaghen về sự phát
triển xã hội). Trong kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu về sự phát
triển xã hội, Việt Nam cam kết dành ưu tiên hàng đầu cho XĐGN. Tranh
thủ sự giúp đỡ nhiều mặt của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức
phi chính phủ về kinh nghiệm, kỹ thuật, nguồn lực … Thực hiện tốt quá
trình XĐGN chính là góp phần vào quá trình hội nhập, mở rộng quan hệ
quốc tế.
1.1.4 – Vai trò của chính quyền địa phương trong XĐGN
- Nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm xóa đói giảm nghèo của
các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở và
người dân tạo nên sức mạnh tổng hợp cho XĐGN. Bản thân người nghèo,
hộ nghèo, xã nghèo cần phải tự lực vươn lên, biết tận dụng các cơ hội và
sử dụng hiệu quả việc hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quần chúng xã

hội và cộng đồng.
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành chức năng liên quan là
điều kiện hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo, xã nghèo, vùng
nghèo. Xây dựng và triển khai đồng bộ chương trình, dự án xóa đói giảm
nghèo các cấp; ưu tiên đầu tư kịp thời cho các mô hình XĐGN có hiệu
quả tại các vùng để nhân diện rộng.
- Đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho việc thực hiện mục
tiêu XĐGN. Nhất là chủ động phát huy và khai thác nguồn lực tại chỗ kết
hợp với sự hỗ trợ của trung ương, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ vốn,
kinh nghiệm, kỹ thuật, nguồn lực cho XĐGN. Gắn việc quản lý sử dụng
đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực cho XĐGN với hướng dẫn tập
huấn kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn, khuyến nông khuyến lâm, nông, ngư
nghiệp tới hộ nghèo.
- Chú trọng công tác tập huấn, đào tạo cán bộ, phát huy vai trò các
tổ chức đoàn thể xã hội và sự tham gia của cộng đồng. Quan tâm xây
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
12
Chuyờn tt nghip GVHD:TH.S. Nguyn Quang
Huy
dng t chc b trớ cỏn b cú kinh nghim, nhit tỡnh, tõm huyt lm cụng
tỏc XGN cỏc cp c s.
- Phõn nh rừ chc nng, nhim v, trỏch nhim ca tng ngnh,
tng cp v XGN.Mc tiờu XGN phi c c th húa tt c cỏc cp
t tnh n huyn v tng xó, phng. Tng xó , phng, huyn cn phi
thng xuyờn theo dừi, nm chc thc trng ca h nghốo cú bin phỏp
h tr phự hp, mt khỏc cn tng cng cụng tỏc kim tra giỏm sỏt, rỳt
kinh nghim thng xuyờn trong ch o thc hin chng trỡnh.
- Qun lý v ch o lng ghộp cỏc chng trỡnh, d ỏn cú hiu qu,
khen thng, biu dng kp thi nhng n v, cỏ nhõn lm tt, ng

thi x lý nghiờm minh nhng tp th v cỏ nhõn thiu trỏch nhim trong
t chc ch o thc hin XGN hoc vi phm cỏc chớnh sỏch v XGN.
1.2 Khái niệm, mục tiêu, đối tợng chính sách xoá đói giảm nghèo
Khái niệm Chính sách xoá đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, t
tởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nớc sử dụng để tác động lên các chủ
thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xoá
đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội giầu đẹp.
Mục tiêu của chính sách xoá đói giảm nghèo cho các đối tợng thuộc
diện nghèo đói ở nớc ta, giảm bớt khoảng cách giầu nghèo trong xã hội, nhằm
mục tiêu tổng quát xây dựng một đất nớc dân giầu, nớc mạnh, xã hội công
bằng dân chủ văn minh.
Đối tợng là đồng bào v các dân tộc thiểu số ở n ớc ta, những vùng sâu
vùng xa, hải đảo, nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn và có cuộc sống cách
biệt với đời sống kinh tế xã hội của cả nớc.
SV: Tụ Vn Mớt Lp: Qun Lý Kinh t 49B
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÁC CHÍNH SÁCH NHẰM XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CAO LỘC NĂM 2006 – 2010
2.1. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI
Theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2005, hộ nghèo toàn huyện
chiếm 8,91% (theo tiêu chí cũ). Năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 24,25% =
3.458 hộ, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 20,69% = 3.028
hộ, năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo là 16,89% = 2.530 hộ. Theo kết quả rà soát
năm 2009 hộ nghèo toàn huyện còn 15,17%, trong đó hộ nghèo khu vực
nông thôn là 2.284 hộ chiếm 18,66% so với tổng số hộ ở khu vực nông
thôn. Hộ nghèo khu vực thành thị là 60 hộ chiếm 1,87% so với tổng khu
vực thành thị.

Ban chỉ đạo điều tra huyện báo cáo chính thức kết quả điều tra sơ
bộ hộ nghèo, cận nghèo năm 2010 trên địa bàn toàn huyện như sau:
- Tổng số hộ rà soát thực tế là 16.271 hộ;
- Tổng số hộ nghèo là 4.661 hộ;
- Nhân khẩu hộ nghèo là 21.852 nhân khẩu;
- Tỷ lệ hộ nghèo là 28,65%.
- Tổng số hộ cận nghèo là 3.014 hộ.
- Nhân khẩu hộ cận nghèo là 14.046 nhân khẩu;
- Tỷ lệ hộ cận nghèo 18,52%.
- Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện năm 2010 cao gấp
đôi so với năm 2009 là do áp dụng mức tiêu chuẩn nghèo mới, Chỉ thị
1752/CT-TTg ngày 21/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức
nghèo, cận nghèo.
Giai đoạn 2011 – 2015 như sau:
* Hộ nghèo:
+ Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ
400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng / người / năm) trở xuống là hộ
nghèo.
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
+ Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ
500.000 đồng / người/ tháng (từ 6.000.000 đồng / người/ năm) trở xuống
là hộ nghèo.
* Hộ cận nghèo:
+ Khu vực nông thôn: Những hộ có mực thu nhập bình quân từ
401.000 đồng đến 520.000 đồng/ người/tháng là hộ cận nghèo.
+ Khu vực thành thị: Những hộ có mực thu nhập từ 501.000 đồng
đến 650.000 đồng / người / tháng là hộ cận nghèo.

Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo là 28,65%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 18,52%.
Kết quả này phản ánh đúng mức chuẩn nghèo theo tiêu chí mới.
2.1.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế huyện Cao Lộc 2006 –
2010
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội
Cao Lộc là một huyện miền núi địa hình chia cắt phức tạp. Phía Bắc
giáp với nước bạn Trung Quốc, phía Nam giáp với huyện Văn Quan và
huyện Chi Lăng, phía Đông giáp với huyện Lộc Bình, phía Tây giáp với
huyện Văn Lãng. Tổng diện tích tự nhiên là 64.155,93 ha. Tổng dân số là
73.056 người, có tới 83km đường biên giáp với nước bạn Trung Quốc.
Tình hình kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thấp
kém, mặt bằng dân trí, trình độ phát triển giữa các xã, thôn, bản, thị trấn
không đồng đều. Chất lượng nguồn lực còn thấp. Tuy nhiên huyện Cao
Lộc còn một số lợi thế, có hai cửa khẩu quốc tế về đường bộ và đường sắt
với nước bạn Trung Quốc, có hai khu vực mở được cặp chợ Biên giới
giúp cho việc giao thương giao lưu văn hóa, buôn bán với nước bạn Trung
Quốc thuận tiện tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa của nước ta nói
chung và của địa phương nói riêng. Có hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh
lộ khá thuận lợi, có mỏ đá, mỏ đất sét trữ lượng lớn tạo điều kiện cho phát
triển nguyên vật liệu và công nghiệp khai khoáng.
Giai đoạn 2006 – 2010 toàn huyện còn 7 xã đặc biệt khó khăn
(ĐBKK), có tới 8 thôn ĐBKK thuộc xã vùng 2 được hưởng chương trình
135 của Chính phủ.
2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Cao Lộc 2006 – 2010
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
Trong những năm qua, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt
Nam nói riêng có nhiều biến động lớn, khủng hoảng kinh tế thế giới năm

2008, lạm phát ở mức 22,83% ở Việt Nam đã tác động xấu không nhỏ đến
tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của địa bàn
huyện Cao Lộc nói riêng. Ngoài ra, sự thay đổi khí hậu toàn cầu kéo theo
mưa, bão, lũ lụt xảy ra triền miên trên địa bàn huyện, các dịch bệnh bùng
phát lây lan rất nhanh như: lở mồm long móng ở gia súc, cúm A H1N1,
đợt rét hại rét đậm kéo dài kéo theo hàng chục nghìn gia súc bị mất, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sức sản xuất lao động của người dân, đặc biệt
là trong nông nghiệp. Song với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể chính
quyền địa phương, cùng toàn thể đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã dần
khắc phục hậu quả nặng nề mà thiên tai, dịch bệnh gây ra, dần dần hồi
phục và vươn lên trong sản xuất. Nhờ có sự cố gắng đó, nền kinh tế toàn
huyện đã phát triển khá nhanh và tương đối toàn diện, bước đầu tạo đà
phát triển cao, trở thành một trong những huyện có nền kinh tế phát triển
năng động của tỉnh Lạng Sơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm thời
kỳ 2006 – 2010 đạt 11,61%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 36,02% năm 2006 xuống còn 28,04%
năm 2010, tỷ trọng công nghiệp tăng từ 10,52% lên 27,57%, tỷ trọng
thương mại dịch vụ tăng từ 41,66% lên 44,39%. GDP bình quân đầu
người tăng từ 5.541.000 đồng/người năm 2006 lên 10.630.000 đồng/người
năm 2010. Nông nghiệp nông thôn có bước phát triển, giá trị sản xuất
(GTSX) Nông – lâm – Ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 12% (so với
toàn tỉnh 10%). Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.000 tấn.
Công nghiệp xây dựng tăng khá, GTSX bình quân hàng năm là
12,39%, riêng GTSX công nghiệp tăng 24%. Hầu hết các sản phẩm chủ
lực vượt mục tiêu và tăng gấp nhiều lần so với năm 2006.
- Gạch chỉ TUYNEN: 49.198.000 viên gấp 2,15 lần ngói viên nung
465.000 viên tăng gấp tới 21 lần.
- Sản xuất đá các loại tăng từ 120.400 m
3
lên tới 469.400 m

3
.
Các ngành dịch vụ đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản
xuất và đời sống của nhân dân, GTSX dịch vụ tăng bình quân 12,3% /
năm.
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
Thu ngân sách tăng nhanh, chi ngân sách đảm bảo yêu cầu chủ yếu.
Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 14,72% (năm 2006 đạt
119.618.000 đồng; năm 2010 được 207.664.000 đồng), tỷ lệ huy động
ngân sách trong GDP tăng từ 5,6% năm 2006 lên 11,8% năm 2010. Chi
ngân sách có nhiều cố gắng, đảm bảo chi đúng, chi đủ đáp ứng các nhu
cầu thiết yếu trên địa bàn huyện. Chi cho sự nghiệp kinh tế và giáo dục
ngày càng cao. Sắp xếp đổi mới cơ sở sản xuất kinh doanh, các thành
phần kinh tế có chuyển biến khá. Trong 5 năm qua cơ sở sản xuất quốc
doanh chỉ có 02 cơ sở, cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh chiếm đa phần có
tới 802 cơ sở. Tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các cơ sở sản xuất
kinh doanh lên tới 526.000.000.000 đồng (526 tỷ đồng), chiếm tới 2.352
lao động đang làm việc tại các cơ sở đó.
Hạ tầng kỹ thuật có nhiều chuyển biến tích cực, các công trình trong
kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 đều thực hiện tốt. Xây dựng 13 công trình
giao thông, mở mới 11,5km đường, xây dựng 3 ngầm với nền đường rộng
3,5m tại các xã Cao Lâu, Thanh Lòa, Mẫu Sơn, Bảo Lâm, TT. Đồng
Đăng. Xây dựng 4 công trình điện với 4 trạm biến áp, 8,5km đường trung
áp và 0,4kw cấp cho 340 hộ tại các xã Xuất Lễ, Cao Lâu, Thanh Lòa. Xây
dựng 3 nhà văn hóa với diện tích sàn là 300m
2
tại TT. Đồng Đăng. Xây

dựng 01 trạm Bơm điện tưới tiêu thêm 20ha.
Các vấn đề văn hóa – xã hội đều tiến bộ, giáo dục đào tạo chuyển
biến tích cực, hệ thống trường lớp đáp ứng tốt nhu cầu học tập, tỷ lệ học
sinh tiểu học đến tuổi đến trường đạt 98,8% năm 2006 tăng lên 99,8%
năm 2010. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường đạt
99,1% năm 2010, công tác đào tạo nghề được quan tâm. Đến nay huyện
đã có 01 trung tâm dạy nghề đào tạo các nghề cơ bản: Điện, nước, may
mặc, sửa chữa máy cày … được hơn 1000 học viên góp phần nâng cao
nguồn lực cho địa phương. Công tác dân số gia đình và trẻ em từ huyện
đến cơ sở tiếp tục được quan tâm tạo được sự chuyển biến tích cực trong
các lĩnh vực, giảm được tỷ lệ sinh hàng năm xuống 0,2% - 0,35%. Lĩnh
vực chăm sóc trẻ em được quan tâm, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng mở
rộng quốc gia đạt trên 95%, đạt tiêu chí đề ra. Tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 28,7% năm 2006 xuống 23,07% năm 2010,
100% số xã có trạm y tế xã. Hoạt động văn hóa thông tin, thể thao từng
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa khu dân cư” được đẩy mạnh đạt 70% số bản làng,
khối phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. 74% gia đình được công nhận gia đình
văn hóa, chỉnh trang thị trấn thị tứ được cải thiện, 23/23 xã có nhà văn
hóa ở trung tâm xã. Tỷ lệ hộ xem truyền hình phát thanh tăng từ 56% năm
2006 lên 78% năm 2010. Việc thực hiện chính sách xã hội được quan tâm,
chính sách nhà ở được thể hiện tích cực và trở thành phong trào sâu rộng
trong quần chúng nhân dân, chính sách với người có công, gia đình chính
sách, thương binh - liệt sỹ, thanh niên xung phong được giải quyết thấu
đáo, tạo lòng tin cho nhân dân. Phong trào “đến ơn đáp nghĩa” được duy
trì bằng hình thức như xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc mẹ liệt sỹ và

quyên góp quỹ ủng hộ vì người nghèo để xóa nhà giột nát, nhà tạm, nhà
đại đoàn kết.
2.1.2. Thực trạng về XĐGN của huyện Cao Lộc giai đoạn 2006 – 2010
2.1.2.1. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi: Trong những năm quan kinh tế của huyện tăng trưởng
với nhịp độ cao, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt 11,61% đã tạo
điều kiện môi trường và nguồn lực cho việc XĐGN, các chính sách dự án
đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, xã nghèo nhằm XĐGN phát huy tác
dụng, từng bước đưa vào cuộc sống. Thực hiện chương trình XĐGN đã
trở thành nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc,
các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện, thu
hút các tầng lớp nhân dân tham gia tạo thành phong trào sâu rộng trong
quần chúng. Bộ máy làm công tác XĐGN từ cấp huyện đến cơ sở ngày
càng được củng cố và hoàn thiện. Nhận thức của đại bộ phận người nghèo
đã có sự thay đổi cơ bản. Vấn đề lồng ghép chương trình, dự án phát triển
kinh tế xã hội gắn với XĐGN trên địa bàn huyện đã đi vào chiều sâu, tạo
điều kiện cho hộ nghèo, xã ĐBKK vươn lên.
* Khó khăn: là một huyện miền núi, biên giới trải rộng, nhân dân
sống phân tán, giao thông đi lại khó khăn, sản xuất nông – lâm – ngư
nghiệp phụ thuộc vào thời tiết. Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ sở
hạ tầng phục vụ cho sản xuất của đời sống nhân dân còn thiếu và xuống
cấp, thiếu vốn đầu tư, trình độ dân trí còn thấp, tư tưởng ỷ lại vào nhà
nước còn nặng nề, phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Các sản
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
phẩm sản xuất ra tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua
tình hình thời tiết diễn biến phúc tạp gây ra nhiều thiên tai, dịch bệnh trên
cây trồng, vật nuôi xảy ra khắp trên địa bàn huyện. Giá cả hàng hóa biến

động thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân, nguy cơ tài
nghèo của các hộ đã thoát nghèo rất cao. Cấp ủy chính quyền ở một số cơ
sở chưa linh hoạt trong công tác quản lý, điều hành. Chưa chủ động lồng
ghép chương trình xóa đói giảm nghèo vào mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội. Trình độ năng lực quản lý cán bộ làm công tác XĐGN còn hạn chế,
thành viên Ban chỉ đạo ở xã chưa có kinh nghiệm vì chủ yếu là kiêm
nghiệm nên hiệu quả hoạt động chưa cao.
Đến năm 2010, trên địa bàn toàn huyênh còn 7 xã và 8 thôn đặc biệt
khó khăn được hưởng chương trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010). Tỷ lệ
nghèo đói vào đầu năm 2006 là 24,25% = 3.458 hộ ở mức cao so với bình
quân của tỉnh. Trong đó nghèo khu vực nông thôn năm 2009 là 18,66%
chiếm 2.284 hộ so với tổng số sống trong khu vực nông thôn. Khu vực
thành thị 60 hộ chiếm 1,84% so với số hộ sống trong khu vực thành thị.
Ngoài nhóm nguyên nhân khách quan dẫn đến đói nghèo là do điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội không thuận lợi thì nhóm nguyên nhân do thiếu
vốn và tư liệu sản xuất chiếu 57%, thiếu kiến thức làm ăn chiếm 34% …
2.1.2.2. Tình hình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
* Công tác chỉ đạo, điều hành:
Trước tình hình thực hiện về công tác XĐGN và tỷ lệ hộ nghèo trên
địa bàn toàn huyện, đại bộ Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đã xác định mục
tiêu: Phấn đấu đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống dưới
10% (theo tiêu chí cũ), bình quân mỗi năm giảm 2 – 3% tương đương 93 –
140 hộ, cơ bản xóa giảm bớt hộ nghèo thuộc diện chính sách, các xã cơ
bản nghèo có các công trình hạ tầng thiết yếu.
Thực hiện Nghị quyết sô 03/NQ-TU ngày 12/7/2006 của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về đẩy mạnh công tác XĐGN giai đoạn 2006
– 2010 và thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-ĐH ngày 14/09/2005 của Đại
hội đại biểu Đảng bộ Cao Lộc lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2005 – 2010) mỗi
năm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 2 – 3% ngày 20/6/2007. Huyện ủy đã ban
hành Quyết định số 120/QĐ-HU về việc phê duyệt đề án XĐGN giai đoạn

2006 – 2010.
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:TH.S. Nguyễn Quang
Huy
Qua 5 năm tổ chức thực hiện, UBND huyện Cao Lộc luôn nhận
được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh và Huyện ủy, sự giám sát của Hội
đồng nhân dân (HĐND), sự cố gắng nỗ lực của cơ quan chức năng cùng
các đoàn thể ở huyện, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã, thị trấn luôn xác
định thưc hiện các chương trình giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong
phát triển kinh tế - xã hội, luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực
hiện công tác giảm nghèo tới các cơ sở và người dân trên địa bàn huyện.
Ban chỉ đạo XĐGN của huyện thường xuyên được kiện toàn phân
công cụ thể từng thành viên trong chỉ đạo phụ trách địa bàn.
Ban chỉ đạo, giám sát các xã, các thị trấn thường xuyên được kiện
toàn, phân công cụ thể các thành viên trong chỉ đạo, phụ trách từng thôn
bản, khối phố. Thành lập các tổ tương trợ để giúp nhau làm ăn, vay vốn
phát triển sản xuất. UBND huyện xây dựng kế hoạch rà soát hộ nghèo
hàng năm nhằm đánh giá tình hình thực tế thu nhập, mức sống của nhân
dân, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án
của chính phủ, các tổ chức, các cấp ngành đến xã, thị trấn góp phần thực
hiện XĐGN, đặc biệt là hộ nghèo, gia đình chính sách, người có công
bằng nhiều hình thức: tổ chức học nghề, vay vốn kinh doanh, hỗ trợ kinh
phí sản xuất giống cây thông …
Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người
dân đã được mở rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong
các Hội nghị tập huấn chuyên đề của các ngành, các cấp và trong các
buổi sinh hoạt của nhân dân trong nhiều thôn bản thông qua đó ý thức
về XĐGN trong các tầng lớp nhân dân đã được nâng lên, hiểu rõ về cơ

chế chính sách liên quan đến XĐGN, học tập những kinh nghiệm hay
cách làm tốt các mô hình XĐGN có hiệu quả …
* Những kết quả thực hiện chung:
Trong những năm qua với sự chỉ đạo quyết liệt của các ngành,
các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và sự nỗ lực vươn lên của đại bộ
phận nghèo, công tác XĐGN của huyện Cao Lộc giai đoạn 2006 –
2010 đã thu được những kết quả khả quan là:
SV: Tô Văn Mít Lớp: Quản Lý Kinh tế 49B
20

×