Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
Phần lớn các dự án đều được tổ chức quản lý theo hình thức “ chủ đầu tư – trực
tiếp quản lý” do vốn đầu tư của các dự án đều huy động từ nhiều nguồn khác nhau
như ngân sách Nhà Nước, ODA, vay hỗ trợ phát triển cuả ADB, JAICA.Trường
hợp bộ máy chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện công tác quản lý dự án, chủ
đầu tư sẽ thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc chủ đầu tư làm nhiệm vụ thay
mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý 5
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
EIA Đánh giá tác động môi trường
EMA Kế hoạch quản lý môi trường
JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
GPMB Giải phóng mặt bằng
HLD Dự án đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh- Long Thành- Dầu Giây
QLDA Quản lý dự án
SEPMU Ban quản lý dự án phía Nam
VEC Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Phần lớn các dự án đều được tổ chức quản lý theo hình thức “ chủ đầu tư – trực
tiếp quản lý” do vốn đầu tư của các dự án đều huy động từ nhiều nguồn khác nhau
như ngân sách Nhà Nước, ODA, vay hỗ trợ phát triển cuả ADB, JAICA.Trường
hợp bộ máy chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện công tác quản lý dự án, chủ
đầu tư sẽ thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc chủ đầu tư làm nhiệm vụ thay
mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý 5
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi gia nhập WTO Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Cùng với sự phát triển kinh tế, Việt Nam
đang ngày càng trở thành một xã hội đô thị, nhu cầu phương tiện đi lại ngày càng
gia tăng gây đến tắc nghẽn giao thông do đó cơ sở hạ tầng giao thông phải phát triển
tương ứng. Do vậy nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng gia
tăng. Trong đó công tác quản lý dự án bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm
quản lý nguồn lực thực hiện dự án có hiệu quả để đạt được mục tiêu cuối cùng là dự
án hoàn thành với chất lượng, chi phí và tiến độ đảm bảo như dự kiến. Nó có ý
nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn để phát triển kinh tế.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là một
công ty mới thành lập vào năm 2004 theo mô hình mới nên năng lực và kinh
nghiệm thực hiện dự án đang còn hạn chế. Hiện nay VEC đang trong quá trình xây
dựng năng lực và chuyển dịch cơ cấu dần để hướng tới trở thành một nhà cung cấp
cơ sở hạ tầng có định hướng thương mại, và là một đối tác tin cậy khi cộng tác với khu
vực tư nhân.
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
Chuyên đề tốt nghiệp
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, em xin lựa chọn đề tại cho Chuyên đề tốt
nghiệp “ Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam”
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.
TS Lê Huy Đức và Lãnh đạo, chuyên viên Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao
tốc Việt Nam (VEC) đặc biệt là phòng Dự án trực thuộc VEC đã giúp đỡ, ủng hộ
và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Xin trân trọng cảm ơn !
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG
1.1 Tổng quan về quản lý dự án xây dựng
1.1.1 Khái niệm về dự án và quản lý dự án
Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, trong tiêu chuẩn
ISO 9000: 2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam thì dự án được định nghĩa như sau: Dự án
là một quá trình đơn nhất, gồm tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát,
có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các
yêu cầu quy định, bao gồm cả ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực
Một cách chung nhất có thể hiểu dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù,
một nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực
riêng và theo một kế hoạch tiến độ xác định.
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
4
Chuyên đề tốt nghiệp
giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng
thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt
nhất cho phép.
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự
án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt
và theo tiến độ thời gian cho phép.
1.1.2 Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Các dự án xây dựng đòi hỏi nguồn vốn lớn vì để thực hiện chúng cần rất
nhiều nguồn lực như tài lực, vật lực, nhân lực và kỹ thuật công nghệ. Vốn thực hiện
dự án được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, đối với các dự án xây dựng cơ sở
hạ tầng của nhà nước được huy động từ ngân sách nhà nước, trái phiếu, nguồn vốn
hỗ trợ phát triển từ nước ngoài. Chú trọng vấn đề chủ động trong huy động vốn và
sử dụng vốn một cách hiệu quả, tiết kiệm là nhiệm vụ của quá trình quản lý chi phí
để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế-tài chính.
- Các dự án thường gồm nhiều hợp phần khác nhau hợp thành dẫn đến thời
gian thực hiện tương đối dài, có khi lên tới hàng chục năm. Do đó, không tránh khỏi
tác động của các yếu tố không ổn định về nguyên vật liệu, yếu tố kinh tế xã hội khác,
nguy cơ xảy ra rủi ro là rất cao. Bởi vậy, việc quản lý thời gian, tiến độ của dự án là rất
quan trọng để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ.
- Chất lượng sản phẩm dự án trải qua thời gian dài sử dụng mới bộc lộ sai sót
, nếu bộc lộ sai sót sẽ dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng -> kiểm tra kỹ thuật và
khâu thiết kế giám sát kỹ thuật hết sức quan trọng
- Yêu cầu kỹ thuật và công nghệ cao, khối lượng công việc lớn do đó đòi hỏi
cán bộ quản lý có trình độ kiến thức tổng hợp về thiết kế kỹ thuật, vận tải, cơ khí
Phần lớn các dự án đều được tổ chức quản lý theo hình thức “ chủ đầu tư –
trực tiếp quản lý” do vốn đầu tư của các dự án đều huy động từ nhiều nguồn khác
nhau như ngân sách Nhà Nước, ODA, vay hỗ trợ phát triển cuả ADB,
JAICA.Trường hợp bộ máy chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện công tác quản
lý dự án, chủ đầu tư sẽ thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc chủ đầu tư làm
nhiệm vụ thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
5
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.3 Sự cần thiết của công tác quản lý dự án
Mọi dự án đều nhằm thực hiện những mục tiêu xác định trong khuôn khổ
ngân sách và nguồn lực có hạn. Để thực hiện dự án cần có sự phối hợp của nhiều
đối tượng liên quan đến dự án như chủ đầu tư, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn,
cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Một dự án được hoàn thành đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều hoạt động khác
nhau.Tuy nhiên tất cả các hoạt động đều liên quan đến nhau và có ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau, nên nếu từng hoạt động thực hiện một cách riêng rẽ sẽ cần rất nhiều
thời gian, chi phí và nhân lực. Một số công việc chỉ có thể thực hiện khi một số
công việc bắt buộc phải hoàn thành trước nó và hoàn thành trong khuôn khổ chất
lượng cho phép. Do vậy mọi dự án đều cần sự phối hợp hoạt động của tất cả các đối
tượng lên quan đến dự án một cách hợp lý. Dự án càng lớn thì khối lượng công việc
càng nhiều lại càng cần tổ chức quản lý một cách khoa học để đạt được công trình
xây dựng có chất lượng đạt yêu cầu đã đề ra của dự án.
Công tác quản lý dự án là việc áp dụng các phương pháp, công cụ khác
nhau, trong sự phù hợp với các quy định, văn bản pháp lý của Nhà Nước,yêu cầu
của nhà tài trợ có liên quan đến dự án để phối hợp hết giữa các đối tượng hữu quan
của dự án, nhằm đạt được mục tiêu hoàn thành dự án với chất lượng cao nhất, trong
thời gian nhanh nhất và với chi phí thấp nhất có thể làm tăng hiệu quả vốn đầu tư cả
xã hội . Hoặc trong cùng điều kiện về thời gian, nguồn lực, chi phí nhân lực đã giới
hạn, công tác quản lý tốt cho phép nâng cao chất lượng dự án . Điều này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với dự án đầu tư có quy mô lớn khi chất lượng công trình
xây dựng không đảm bảo có thể gây ra những tổn thất lớn cho xã hội. Ngược lại
công tác quản lý dự án thiếu khoa học, dự án phải tốn nhiều nguồn lực hơn để hoàn
thành hoặc hoàn thành với chất lượng không đảm bảo gây hậu quả nghiêm trọng,
thất thoát lãng phí cho xã hội.
Chính vì vậy hoàn thiện công tác quản lý dự án luôn luôn là nhiệm vụ quan
trọng của cơ quan quản lý dự án. Những biện pháp cải tiến công tác tổ chức quản lý
dự án , hoàn thiện các công cụ hỗ trợ quá trình quản lý dự án, từ lâu đã nhận được
sự quan tâm của Nhà nước.
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu hóa mọi lĩnh vực nói chung lĩnh
vực đầu tư xây dựng nói riêng ngày càng đa dạng nhiều hình thức đòi hỏi những
phương thức quản lý dự án linh động hơn tiên tiến hơn và phải có sự phối hợp chặt
chẽ của các ban ngành hơn. Do vậy quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có
sự phát triển sâu rộng và mang tính chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên sự yếu kém trong chiến lược hành động của các Ban quản lý dự
án nước ta qua thực tiễn hoạt động trái pháp luật bị phanh phui như vụ PMU18 gây
tổn thất không nhỏ cho xã hội và giảm niềm tin đáng kể về khả năng thực hiện dự
án của các đơn vị. Điều này đặt ra một thách thức to lớn cho Ban QLDA trong việc
làm thế nào để từng bước hoàn thiện.
1.2 Các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Huy động nguồn lực cho dự án
Tổ chức các hoạt động và huy động nguồn lực cho dự án xây dựng trước tiên
xác định thành viên tham gia dự án, lựa chọn Giám đốc, phó giám đốc tùy theo mục
đích , quy mô và tính chất dự án . Đồng thời huy động các nguồn lực khác như : tiền
, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất như văn phòng xe cộ và các nguyên vật liệu vật tư
khác. Ban quản lý dự án cần phải xem xét thời gian và mức độ cần thiết của các loại
nguồn lực để đề ra kế hoạch huy động nguồn lực có hiệu quả và đảm bảo thực hiện
đúng tiến độ dự án. Huy động nguồn lực gồm các bước sau :
- Thành lập văn phòng dự án : Các nhà quản lý dự án khi lựa chọn văn
phòng quản lý dự án phải quan tâm đến địa điểm , diện tích văn phòng sao cho
thuận tiện công tác giám sát kiểm tra, quản lý dự án. Ngoài ra văn phòng còn đảm
bảo cơ sở vật chất đầy đủ, tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên quản lý.
- Xây dựng mối quan hệ và cộng tác với cộng đồng sở tại : Các dự án xây
dựng thực hiện trong thời gian dài và cần sự phối hợp của nhiều ban ngành trong đó
có chính quyền địa phương,cộng đồng dân cư xung quanh đó. Vì vậy cán bộ quản lý
nên xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng sở tại sẽ thuận tiện trong các vấn đề
như giải phóng mặt bằng và tái định cư.
- Đảm bảo mọi giấy phép cần thiết của chínhquyền như giấy phép đầu tư,
giấy chứng nhận về môi trường, giấy phép xây dựng
- Giải phóng mặt bằng và các hoạt động chuẩn bị khác : đường xá đi lại
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
7
Chuyên đề tốt nghiệp
thuận tiện cho việc thi công vận chuyển vật liệu xây dựng và việc xây dựng hàng
rào bao quanh để đảm bảo an ninh và an toàn trong quá trình thi công.
Ban hành các tài liệu hướng dẫn các hệ thống thủ tục .Đây cũng là bước rất
quan trọng trong quản lý thực hiện dự án , đặc biệt những thủ tục liên quan đến việc
hạch toán tài chính , quản lý nguồn lực cung ứng nguyên vật liệu và quản lý nhân
sự. Đối với các dự án xây dựng có sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay của ADB
hoặc JICA sẽ kèm theo những điều kiện khác nhau trong quá trình sử dụng vốn.
2.1.2 Quản lý thời gian và tiến độ dự án
Kiểm soát tiến độ thực hiện dự án nhằm mục tiêu giám sát toàn bộ quá trình
thực hiện dự án để đảm bảo đúng tiến độ đề ra không những thế kịp thời phát hiện
những khâu chậm trễ hoặc trì hoãn trong quá trình thực hiện có nguy cơ ảnh hưởng
đến tiến độ dự án để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Khi cần thiết có thể phải xây
dựng kế hoạch rút ngắn tiến độ dự án nhưng việc rút ngắn tiến độ thường đi kèm
với chi phí tăng nên phải cân nhắc giữa chi phí và tiến độ.Quản lý thời gian bao
gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo dự án hoàn thành đúng lúc.
Bảng 1.1: Nội dung quản lý thời gian dự án
Quản lý thời gian
Xác định các hoạt động
1. Đầu vào
- Cấu trúc phân chia dự án
- Báo cáo về phạm vi của
dự án.
- Các thông tin của dự án
tương tự.
- Những yếu tố ràng
buộc.những giả định.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân chia dự án.
- WBS của một số dự án
tương tự.
3. Đầu ra
- Danh sách hoạt động.
- Tính toán chi tiết hỗ trợ.
Sắp xếp các hoạt động
1. Đầu vào
- Danh sách hoạt động.
- Mô tả sản phẩm.
- Trình tự thực hiện công
việc dự án bắt buộc.
- Các nhân tố tác động bên
ngoài.
- Các yếu tố ràng buộc, giả
định
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phương pháp sơ đồ mạng
nút (AON).
- Phương pháp sơ đồ mạng
(AOA).
3. Đầu ra
Ước tính thời gian thực hiện
hoạt động
1. Đầu vào
- Danh sách hoạt động.
- Những giả định. Những yêu
cầu về nguồn lực.
- Khả năng sẵn sàng các
nguồn lực.
- Thông tin của dự án trước.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Đánh giá của chuyên gia.
- Đánh giá tổng thể. Phương
pháp tính toán thời gian thực
hiện.
3. Đầu ra
- Ước tính thời gian thực hiện
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
8
Chuyên đề tốt nghiệp
- Cập nhật cấu trúc phân
chia dự án.
- Biểu đồ mạng của dự án.
- Cập nhật danh mục hoạt
động.
hoạt động.
- Cập nhật danh mục hoạt
động
Xây dựng lịch làm việc
1. Đầu vào
- Sơ đồ mạng của dự án.
- Ước tính thời gian thực hiện từng công
việc, lịch chọn.
- Yêu cầu về nguồn, Mô tả nguồn.
- Những yếu tố hạn chế, giả định.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân tích toán học, giảm thời gian thực
hiện dự án.
- Phần mềm quản lý dự án.
3. Đầu ra
- Lịch thực hiện, Kế hoạch quản lý thời
gian, Cập nhật các nguồn lực đòi hỏi.
Kiểm soát lịch trình dự án
1. Đầu vào
- Lịch thực hiện dự án, Các báo cáo tiến độ,
yêu cầu thay đổi kế hoạch quản lý thời gian.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Hệ thống kiểm soát những thay đổi lịch thực
hiện công việc.
- Cách tính độ sai lệch thời gian, phần mềm
quản lý dự án
3. Đầu ra
- Cập nhật lịch thực hiện công việc, điều
chỉnh các hoạt động
- Các bài học kinh nghiệm.
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
9
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.3 Quản lý chi phí dự án
Quản lý chi phí bào gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằn dự án được
hoàn thành với kinh phí đã đựợc phê duyệt. Chi phí của dự án quyết định bởi chi
phí các nguồn cần thiết để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của dự án.
Bảng 1.2: Nội dung quản lý chi phí dự án
Quản lý chi phí
Lập kế hoạch
nhân lực
1. Đầu vào
- Cấu trúc phân
chia công việc.
- Thông tin tương
tự dự án trước.
- Giới hạn phạm vi
- Mô tả các nguồn
lực đòi hỏi.
- Chiến lược tổ
chức thực hiện
2. Công cụ
và kỹ thuật
- Đánh giá
của chuyên gia
- Đề xuất
nhiều phương án
lựa chọn.
3. Đầu ra
- Các nguồn
lực đồi hỏi, số
lượng
Ước tính chi phí
1. Đầu vào
- Cấu trúc phân
chia công việc
- Các nguồn đòi
hỏi.
- Đơn giá, ước tính
thời gian cho từng
công việc.
- Các thông tin từ
các dự án tương tự,
2. Công cụ và kỹ
thuật
- Công thức toán
học
- Phần mềm Exel
3. Đầu ra
- Ước tính chi phí
- Các tính toán chi
tiết bổ trợ
- Kế hoạch quản lý
chi phí
Dự thảo ngân
sách
1. Đầu vào
- Ước tính chi phí.
- Cấu trúc phân
chia công việc.
- Lịch thực hiện dự
án.
2. Công cụ và kỹ
thuật
- Công cụ và kỹ
thuật ước tính chi
phí
3. Đầu ra
- Chi phí cơ sở (chi
phí kế hoạch ban
đầu)
Kiểm soát chi phí
1. Đầu vào
- Chi phí kế hoạch,
Các báo cáo tài
chính
- Các yêu cầu thay
đổi
- Kế hoạch quản lý
chi phí
2. Công cụ và kỹ
thuật
- Hệ thống kiểm tra
thay dổi chi phí
- Phương pháp xác
định độ lệch chi
phí
- Các kế hoạch bổ
sung, tính toán nền
móng
3. Đầu ra
- Ước tính chi phí
điều chỉnh
- Tính toán lại
ngân sách,
- Uớc tính tổng chi
phí dự án
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
10
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.4 Quản lý chất lượng dự án
Quản lý chất lượng là phương pháp ứng dụng rất nhiều kỹ thuật thống kê
để thu nhập, xử lý, phân tích số liệu, phục vụ việc lập kế hoạch, phân tích đánh giá
quá trình thực hiện và kiểm tra giám sát quá trình quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án
sẽ thỏa mãn những sự cần thiết phải thực hiện dự án. Nó bao gồm toàn bộ các hoạt
động của chức năng quản lý chung như xác định chính sách chất lượng, mục tiêu về
chất lượng và trách nhiệm quản lý thực hiện các mục tiêu này bằng cách lập kế
hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
với hệ thống chất lượng.
Bảng 1.3: Nội dung quản lý chất lượng dự án
Quản lý chất lượng
Lập kế hoạch chất lượng
1. Đầu vào
- Mô tả sản phẩm
- Các tiêu chuẩn và quy
định
- Quy trình đầu ra khác
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân tích chi phí/ lợi ích
- Các tiêu chuẩn
- Kinh nghiệm
3. Đầu ra
- Kế hoạch quản lý chất
lượng
- Xác định các chỉ tiêu
vận hành
- Danh mục nghiệm thu
- Đầu ra của các quy trình
khác
Đảm bảo chất lượng
1. Đầu vào
- Kết quả của các biện
pháp quản lý chất lượng
- Các chỉ tiêu vận hành
2. Công cụ và kỹ thuật
-Công cụ kỹ thuật quản
lý kế hoạch chất lượng
- Biêu mẫu kiểm tra chất
lượng
3. Đầu ra
Cải tiến chất lượng
Kiểm tra chất lượng
1. Đầu vào
- Kế hoạch quản lý chất
lượng
- Xác định các chỉ tiêu vận
hành
- Danh mục các tiêu chuẩn
nghiệm thu
2. Công cụ kỹ thuật
- Thanh tra, giám sát, kiểm
tra.
- Biểu đồ
- Phân tích xu thế, phân
tích nhân - quả
3. Đầu ra
- Cải thiện chất lượng
- Quy định nghiệm thu
- Hoàn tất bảng nghiệm thu
như trong danh mục
2.1.5 Mối quan hệ giữa chi phí – chất lượng – thời gian trong xây dựng
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
11
Chuyên đề tốt nghiệp
công trình
Chi phí, chất lượng, thời gian là ba mục tiêu quan trọng nhất của quản lý dự án
(QLDA) đầu tư xây dựng và cũng là ba yếu tố không thể tách rời vì chúng có quan hệ
mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau.
Chất lượng công trình là các thuộc tính của công trình làm thỏa mãn mục tiêu của
công việc đầu tư xây dựng đã được đặt ra. Các thuộc tính này được thể hiện bằng các chỉ
tiêu phản ánh giá trị sử dụng và công năng của công trình xây dựng như tuổi thọ của
công trình, quy mô công trình độ chắc chắn, tính hợp lý, mức tiện nghi, mức áp đáp ứng
yêu cầu sử dụng Tùy thuộc vào từng loại công trình xây dựng và yêu cầu sử dụng mà
lựa chọn các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phù hợp.
Chi phí đầu tư xây dựng công trình phụ thuộc vào chất lượng công trình và phát
sinh theo từng giai đoạn của quá trình hình thành công trình. Cường độ chi phí tăng thêm
theo thời gian do thời gian càng dài thì càng nhiều chi phí phát sinh và đồng tiền biến đổi
theo thời gian. Cần dự toán khoản dự phòng một cách hợp lý tránh tình trạng thiếu vốn
do không dự trữ dự phòng hợp lý gây ảnh hưởng đến thực hiện công trình. Giai đoạn
nghiên cứu thiết kế công trình thì mức độ chi phí không lớn nhưng chi phí chủ yếu tập
trung ở giai đoạn thi công xây lắp. Nhưng giai đoạn nghiên cứu đầu tư và thiết kế không
ảnh hưởng lớn đến chi phí nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng.
Thời gian xây dựng công trình có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của công
trình xây dựng vì nó liên quan đến thời gian hồi vốn khi đầu tư dự án. Nếu thời gian thực
hiện dự án càng kéo dài thì sẽ làm vốn ứ đọng không sinh lời, kèm theo các rủi ro về
trượt giá và các công trình xây dựng cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết thời gian
kéo dài sẽ ảnh hưởng chất lượng công trình . Khi thời gian xây dựng công trình được
đảm bảo sẽ không gây ra các chi phí phát sinh như chi phí lãi vay.
Mối quan hệ chặt chẽ của ba yếu tố chi phí, chất lượng và thời gian được hiện như
sau : rút ngắn tiến độ vẫn đảm bảo chất lượng mà phải tăng kinh phí ở mức hợp lý. Do
để rút ngắn tiến độ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cần huy động tăng thêm nguồn lực
điển hình như nhân lực, máy móc thi công điều này sẽ gia tăng chi phí. Hiện nay người
ta đã sử dụng sơ đồ PERT/CPM để kết hợp quản lý chi phí và tiến độ. Sơ đồ PERT/CPM
cho biết hoạt động nào là hoạt động găng ( những hoạt động không thể trì hoãn) và các
hoạt động trùng ( tức là những hoạt động mà việc trì hoãn trong giới hạn nhất định không
ảnh hưởng đến tiến độ chung) . Trong trường hợp dự án buộc phải rút ngắn tiến độ thì có
hai câu hỏi đặt ra :
- Nên rút ngắn những hoạt động nào có để có hiệu quả lớn nhất thì nên rút ngắn
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
12
Chuyên đề tốt nghiệp
hoạt động găng
- Cách nào rút ngắn được hoạt động nhưng với chi phí thấp.
1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu qủa quản lý dự án
1.3.1 Các tiêu chí về lượng
- Số lượng gói thầu lựa chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm thực
hiện dự án
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để
thực hiện gói thầu thuộc dự án quy định của Luật này trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh,
công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Vai trò của hoạt động đấu thầu xây dựng các công trình giao thông đó là tăng
cường khả năng quản lý, giám sát của chủ đầu tư hoặc Bộ, Sở Giao thông Vận tải, nâng
cao chất lượng các công trình giao thông và tiết kiệm chi phí. Nhà thầu có năng lực sẽ
đảm bảo chất lượng công trình, trong quá trình đấu thầu sẽ có tính cạnh tranh giữa các
nhà thầu sẽ đưa ra các giá chào thầu khác nhau chủ thầu có cơ hội lựa chọn phù hợp với
ngân sách mà vẫn đảm bảo chất lượng dự án. Do vậy chủ thầu cần thực hiện tốt công tác
tổ chức đấu thầu nhằm chọn ra nhà thầu có năng lực với mức giá dự thầu hợp lý.
- Số Km giải phóng mặt bằng (GPMB) được thực hiện và số hộ được tái định
cư, công tác đền bù.
Là vấn đề nan giải thường gặp trong quá trình đầu tư xây dựng. Khi GPMT và tái
định cư gặp khó khăn sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí dự án. Không giải phóng
được mặt bằng thì không thể thi công được sẽ làm dự án bị trì trệ, ngoài ra mức đền bù
chưa thỏa đáng hoặc không được chấp nhận qua thời gian giá cả chịu tác động của yếu tố
lạm phát là tăng chi phí thực hiện dự án.
- Khối lượng công việc được hoàn thành
Hoạt động ( công việc ) là một biện pháp được thực hiện trong kế hoạch công tác
dự án nhằm từng bước biến các đầu vào của dự án thành các đầu ra dự kiến . Các hoạt
động này đòi hỏi tiêu tốn thời gian và nguồn lực để triển khai thực hiện. Yêu cầu đầu ra
của các công việc gồm 2 yếu tố:
+ Đảm bảo về thời gian dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án
+ Đảm bảo theo đúng thiết kế kỹ thuật và không vượt kinh phí quá mức cho phép
Tất cả các hoạt động này đạt được những yêu cầu trên thì quản lý có hiệu quả.
Trong quá trình quản lý sẽ xác đinh tỷ lệ phần trăm công việc cần hoàn thành, phần trăm
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
13
Chuyên đề tốt nghiệp
chi phí sử dụng so với dự kiến một cách thường xuyên để hiệu chỉnh sao cho đảm bảo
tiến độ và chất lượng.
- Một số chỉ tiêu đánh giá giá trị thực hiện được
+ Khối lượng lũy kế / khối lượng kế hoạch
+ Khối lượng thực tế tuần/ khối lượng đề nghị trong tháng
+ Khối lượng lũy kế tuần / Khối lượng đề nghị trong tháng
+ Khối lượng thực tế tuần / Khối lượng đề nghị tuần trước
- Một số chỉ tiêu phân tích công việc như sau:
BCWS : Dự toán chi phí cho công việc theo kế hoạch
BCWP : Dự toán chi phí cho công việc thực tế
ACWP: Thực chi cho công việc thực tế đã làm
+ Sai lệch về tiến độ
SV=BCWP- BCWS / BCWS
SV>0 khối lượng công việc làm được nhiều hơn so với dự kiến
SV < 0 : Chậm tiến độ -> xấu
+ Sai lệch về chi phí
CV= ACWP- BCWP/ BCWP
CV>0 chi phí nhiều hơn so với dự kiến ( lạm chi)
CV< 0 tiết kiệm chi -> tốt
1.3.2 Các tiêu chí về chất
- Chất lượng công trình giao thông đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đạt yêu cầu thiết
kế. Chất lượng công trình phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của bản thiết kế kỹ
thuật và nhà thầu thực hiện nó. Do vậy công tác quản lý phải lựa chọn các nhà thầu
tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế kỹ thuật và nhà thầu thi công có đủ năng lực và kinh
nghiệm thực hiện dự án.
- Tính công khai một số hạng mục trong công tác quản lý như trong hoạt động
đấu thầu đưa lên website các thông tin như danh sách nhà thầu, nhà thầu trúng thầu, giá
trị hợp đồng được trao,mức sử dụng thực tế và dự kiến số tiền khoản vay cho từng hợp
đồng và công tác giám sát đánh giá tác động môi trường.
- Việc hạn chế các tác động tiêu cực của dự án tới môi trường và các đối tượng liên
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
14
Chuyên đề tốt nghiệp
quan. Một khi các tác động tiêu cực này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và
con người trong khu vực dự án sẽ làm giảm tính hiệu quả xã hội của dự án
- Dự toán kinh phí cho dự án sẽ tránh được việc mất kiểm soát dự án do lạm chi
gây thiếu vốn thực hiện. Công tác kế hoạch dải ngân cho dự án cần đảm bảo. Hầu hết
các dự án xây dựng giao thông đều phải đối mặt với vấn đề lớn là vốn nên để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần quan tâm đến việc dự toán chi phí và quản lý vốn .
- Tiến độ dự án được đảm bảo đúng như dự kiến hay không. Tiến độ và chất lượng,
kinh phí là ba yếu tố quan trọng trong công tác quản lý. Ngoài ra cần xem xét đến khả
năng giải quyết các vấn đề vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện dự án
- Chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông là một chỉ tiêu tổng quát
đòi hỏi các yêu cầu phải đảm bảo tính pháp lý ,tính khoa học, tính khả thi và tính hiệu
quả kinh tế.
Tính pháp lý được thể hiện đó là chủ thầu chịu trách nhiệm tổ chức , xét chọn nhà
thầu phải tuân thủ và nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật hiện hành.Việc vi phạm các
quy chế sẽ dẫn đến giới hạn sự tham gia của các nhà thầu đủ năng lực kinh nghiệm
Tính khoa học và khả thi thể hiện các căn cứ lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực thực
sự hoặc năng lực kinh nghiệm .
Tính hiệu quả kinh tế là việc chọn được nhà thầu thắng thầu ký hợp đồng thực hiện
gói thầu tiết kiệm được ngân sách dự án bằng cách đưa về cùng về một mặt bằng kinh tế,
kỹ thuật thương mại là thấp nhất.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.4.1 Nhân tố khách quan
- Yếu tố môi trường kinh tế- chính trị - xã hội
Sự ổn định về kinh tế chính trị xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói
chung và việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nói riêng. Môi trường chính trị
ổn định của một quốc gia tạo môi trường kinh doanh tốt, thu hút nhiều nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài do vậy đòi hỏi một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tương
xứng. Như ta được biết xây dựng hệ thống hạ tầng đòi hỏi lượng vốn lớn chủ yếu từ
ngân sách và phải cần sự hỗ trợ từ bên ngoài không chỉ về vốn mà còn cả về công
nghệ. Nền kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện các dự án hoạt động suôn sẻ ví dụ
nền kinh tế ổn định ít biến động sẽ tác động ít đến giá cả giải phóng mặt bằng, mua
giá cả vật liệu thi công và các khoản chi phí khác.
Việc quản lý các dự án xây dựng nhằm hướng tới sự phát triển của đất nước,
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
15
Chuyên đề tốt nghiệp
tức dự án xây dựng đó sẽ tạo tiền đề phát triển cho nền kinh tế đồng thời có ý nghĩa
xã hội, trong quá trình thực hiện dự án cần giải phóng mặt bằng và tái định cư cho
khu vực mà dự án tác động trực tiếp và bảo vệ môi trường .
- Chính sách pháp luật và cơ chế quản lý đầu tư xây dựng
Môi trường pháp lý là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt đầu tư xây dựng. Các
dự án xây dựng được quản lý căn cứ vào các quy định về pháp luật bao gồm quy
định về tiêu chuẩn chất lượng theo nghị định 209/2004/NĐ – CP, trong công tác
đấu thầu sử dụng Luật đấu thầu 61/2005/QH 11 và Nghị định 85/2009/NĐ- CP
Các cơ chế chính sách là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý dự án, nó sẽ
quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia trong dự án.
- Sự phối hợp giữa các ban ngành
Để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cần sự phối hợp của nhiều ban ngành
trong đó có cơ quan chính quyền địa phương liên quan đến việc giải phóng mặt
bằng và tái định cư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến công tác lập kế hoạch và
nguồn vốn đầu tư cho dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết hợp với chủ đầu tư
về nghiên cứu trắc địa và việc thi công công trình phải đảm bảo an toàn, bảo vệ môi
trường. Sản phẩm của các dự án đầu tư xây dựng công trình thường có kích thước
lớn, trọng lượng lớn, xây dựng và sử dụng tại chỗ nên sản phẩm có liên quan đến
nhiều ngành khác nhau. Do vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp, thường xuyên thay
đổi theo từng thời kỳ từng khu vực, công tác xây dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự
án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chức thi công.
- Điều kiện thời tiết khí hậu
Các công trình đầu tư xâydựng thường thi công ngoài trời nên chịu sự tác
động trực tiếp của điều kiện thời tiết. Trong quá trình thi công mà gặp phải điều
kiện thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng công trình.
1.4.2 Nhân tố chủ quan
- Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý
Như chúng ta đã biết, máy móc không thể thay thế được con người mà nó chỉ
phục vụ một phần nào đó cho con người, giúp con người giảm bớt phần nào công
việc của mình nên trong quản lý dự án xây dựng con người là nguồn lực quan trọng.
Mọi quá trình của một dự án đều có sự tham gia đóng góp của các cán bộ quản lý,
họ là những người thực hiện các khâu chuẩn bị, giám sát thi công, kiểm tra chất
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
16
Chuyên đề tốt nghiệp
lượng, chỉ cần một sai sót trong một khâu nào đó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới
chất lượng công trình. Để quản lý tốt một dự án, đòi hỏi người quản lý dự án phải
có khả năng lập kế hoạch cho dự án, điều phối tài nguyên một cách hiệu quả nhất để
hoàn thành công việc .Trình độ quản lý càng cao sẽ tiết kiệm được nguồn lực, dự án
thực thi với tiến độ như dự định và đảm bảo chất lượng công trình. Thực trạng cho
thấy trình độ quản lý của các cán bộ yếu kém điển hình việc thực hiện các công
trình có quy mô tầm cỡ đều phải thuê tư vấn giám sát, thiết kế thi công từ bên
ngoài.
- Phát triển khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp cho công tác quản lý dự án dễ dàng
và hiệu quả hơn ví dụ các công cụ sử dụng trong quản lý dự án như sơ đồ mạng,
phần mềm MS Project ( phần mềm này giúp theo dõi, quản lý và báo cáo về mặt
tiến độ, giá trị các hạng mục công trình liên quan). Trong thời đại bùng nổ thông tin
và khoa hoc công nghệ hiện nay thì việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để thực
hiện và quản lý dự án ngày được quan tâm. Bối cảnh nước ta hiện nay nhân lực
kém, công nghệ thiếu làm cho kinh phí thực hiện dự án tốn kém, không những thế
còn phụ thuộc vào nước ngoài về cả vốn lẫn công nghệ, nhân lực. Việc ứng dụng
khoa học công nghệ làm quản lý có hiệu quả hơn, các công trình đạt chất lượng cao
hơn.
- Vấn đề vốn dải ngân cho các dự án
Đối với các dự án xây dựng luôn đòi hỏi nguồn vốn lớn và thời gian thực hiện
dự án dài nên thời gian thu hồi vốn lâu. Các dự án thực hiện dựa vào nguồn vốn
ngân sách thường gặp nhiều vấn đề về dải ngân hơn so với các dự án tư hoặc dự án
có vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi dải ngân vốn chậm trễ dẫn đến dự án bị trì trệ, ảnh
hưởng đến tiến độ thi công, ngoài ra lập kế hoạch dải ngân cũng rất quan trọng.
- Giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề nan giải trong quá trình xây dựng nhất
trong lĩnh vực xây dựng cầu đường vì trong lĩnh vực này đối tượng hữu quan nhiều
việc giải quyết gặp nhiều khó khăn hơn
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
17
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
ĐƯỜNG CAO TỐC VIỆT NAM ( VEC)
2.1. Tổng quan về Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt
Nam ( VEC)
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Để hướng tới việc huy động và sử dụng vốn linh hoạt, chủ động hơn với mô hình
đã và đang được sử dụng một cách hiệu quả ở nhiều quốc gia đó là mô hình Công ty
đường cao tốc. Ngày 06/10/2004 Bộ trưởng Bộ GTVT ra quyết định số 3033/QĐ-
BGTVT thành lập Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) dựa
trên cơ sở chấp thuận của Chính phủ tại văn bản số 1245/CP-ĐMDN ngày
01/9/2004. Với vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng, bao gồm 50 tỷ đồng vốn ngân sách nhà
nước cấp và nguồn bản quyền thu phí hai trạm : Cầu Giẽ và Cầu Phù Đổng trong
thời hạn 10 năm, giao Bộ GTVT và Bộ Tài chính nghiên cứu việc giao giá trị cơ sở
hạ tầng hai tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Hà Nội- Bắc Ninh để nâng
cao tiềm lực tài chính của công ty.Đây là một mô hình Công ty đường cao tốc
chuyên phụ trách trong việc đầu tư, xây dựng và phát triển đường cao tốc trong đó
việc huy động và sử dụng vốn linh hoạt hơn so với trước kia. Tiếp theo được Bộ
giao chủ trì Dự án lập Quy hoạch Phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, do ADB
tài trợ và tư vấn Phần Lan thực hiện. Dự án đó được hoàn thành vào tháng 4/2007.
Trên cơ sở kết quả Dự án này, Bộ GTVT đó trình và TTCP đó phờ duyệt Quy
hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau
năm 2020 tại Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2008, trong đó
khẳng định xây dựng VEC là doanh nghiệp nòng cốt trong đầu tư phát triển đường
cao tốc ở Việt Nam.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
VEC được thành lập theo hình thức công ty nhà nước hoàn toàn (SOE) trực
thuộc Bộ GTVT. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 yêu cầu trước năm
2010 tất cả các công ty SOE phải chuyển đổi sang công ty hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp. Thêm vào đó, dự kiến VEC sẽ hoạt động với tư cách như là một đơn
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
18
Chuyên đề tốt nghiệp
vị điều chỉnh và làm chủ hệ thống đường cao tốc đồng thời là nhà cung cấp các loại
dịch vụ. Các nhu cầu đòi hỏi cơ cấu tổ chức của VEC cần phải điều chỉnh, đặc biệt
quan trọng là sự phân định các vai trò của VEC khi là nhà điều chỉnh và nhà cung
cấp. Hoạt động của VEC được chia thành 5 bộ phận chức năng và 3 đơn vị quản lý.
VEC hiện tại có 120 cán bộ, công nhân viên. Sơ đồ tổ chức của VEC được lập phù
hợp với Luật Doanh nghiệp Nhµ níc và được chia thành 3 cấp độ: (i) Hội đồng
Quản trị và ban kiểm soát nội bộ, (ii) Ban Lãnh đạo VEC, và (iii) 8 phòng ban.
Cơ cấu tổ chức được thể hiện ở Hình 1 sau đây.
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của VEC
Các hoạt động cơ bản của VEC chủ yếu bao gồm các giải pháp đa dạng thu hút
nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước phù hợp với điều kiện thực tế vào đầu tư xây
dựng các tuyến đường bộ cao tốc, quản lý xây dựng, khai thác, thu phí hoàn vốn, bảo
dưỡng công trình và trong tương lai sẽ đảm nhiệm việc thực hiện tái đầu tư vào các công
trình từ nguồn tài chính có được thông qua sở hữu thu phí.
Theo Quyết định số 3033/ QĐ – BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, VEC có các
chức năng nhiệm vụ chính sau:
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
19
Chuyên đề tốt nghiệp
• Đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì và tổ chức thu phí các tuyến đường cao tốc
quốc gia.
• Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông khác theo mọi
hình thức.
• Khai thác, kinh doanh các loại hình dịch vụ dọc tuyến đường cao tốc như nhà
nghỉ, nhà hàng, trạm xăng, biển quảng cáo, vật liệu xây dựng.
• Tư vấn kỹ thuật giao thông vận tải: nghiên cứu phát triển mạng đường giao
thông quốc gia, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi,
thiết kế, giám sát các công trình hạ tầng giao thông.
• Nghiên cứu phát triển các loại hình dịch vụ tại khu vực lân cận các tuyến
đường cao tốc.
2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án tại Tổng công ty đầu tư và phát triển
đường cao tốc Việt Nam
2.2.1 Khái quát các dự án do VEC thực hiện
2.2.1.1 Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ -Ninh Bình
a, Quy mô dự án
- Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc 22TCN 5729-97 là
đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 120km/h.
- Chiều dài dự án là 56km, trong đó đầu tư xây dựng giai đoạn 1 là 50km, đi
qua địa phận các tỉnh thành Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.
- Nền đường được xây dựng theo quy mô hoàn chỉnh rộng 35,5m. Mặt đường
được xây dựng trong giai đoạn 1 gồm 4 làn xe, giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe.
b, Cơ cấu nguồn vốn
- Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 7692 tỷ VNĐ. Trong đó vốn của VEC là
1000 tỷ VNĐ, vốn phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ là 6692 tỷ VNĐ.
Hình 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
20
Chuyên đề tốt nghiệp
c,Tình trạng thực hiện dự án
Dự án đã được khởi công đầu năm 2006 và dự kiến hoàn thành năm 2010,
nhưng hiện nay tiến độ dự án đang bị đánh giá là chậm nghiêm trọng.
2.2.1.2 Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
a, Quy mô dự án
- Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc 22TCN 5729-97 là
đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 120km/h.
- Chiều dài dự án khoảng 264km, trong đó giai đoạn 1 xây dựng 245km đi
qua địa phận các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
- Giai đoạn 1, đoạn Nội Bài – Yên Bái được xây dựng với quy mô 4 làn xe,
đoạn Yên Bái – Lào Cai được xây dựng với quy mô 2 làn xe. Trong giai đoạn 2,
đoạn Nội Bài – Yên Bái được xây dựng mở rộng với quy mô 6 làn xe, đoạn Yên Bái
– Lào Cai được xây dựng mở rộng với quy mô 4 làn xe.
b, Cơ cấu nguồn vốn:
- Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 19.984 tỷ VNĐ tương đương 1.249 triệu
USD. Trong đó: Vốn vay ưu đãi của ADB là 200 triệu USD, vốn vay thương mại
của ADB là 896 triệu USD, vốn phát hành trái phiếu công trình có bảo lãnh của
Chính phủ là 153 triệu USD.
Hình 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của dự án Nội Bài – Lào Cai
c. Tình trạng thực hiện dự án:
Dự án đã được khởi công đầu năm vào ngày 25/4/2009 và dự kiến hoàn thành
năm 2013. Hiện nay dự án đang gặp một số vấn đề khó khăn về chi phí giải phóng
mặt bằng vượt quá so với dự định và số hộ dân bị ảnh hưởng nhiều nhất trong các
dự án VEC thực hiện.
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
21
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.1.3 Dự án xây dựng đường cao tốc Long Thành – Giầu Dây
a. Quy mô dự án:
- Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc 22TCN 5729-97 là
đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 120km/h.
- Chiều dài dự án khoảng 55km, đi qua địa phận các tỉnh, thành phố: TP.Hồ
Chí Minh và Đồng Nai.
- Giai đoạn 1, tuyến đường được xây dựng với quy mô 4 làn xe. Giai đoạn 2,
được xây dựng mở rộng với quy mô 6 đến 8 làn xe.
b. Cơ cấu nguồn vốn:
- Đây là dự án có nguồn vốn kết hợp giữa các nhà tài trợ ADB và JICA.
- Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 932.4 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của
JICA là 516.5 triệu USD, vốn vay OCR của ADB là 410.2 triệu USD, vốn của VEC
là 5.7 triệu USD.
Hình 2.3 : Cơ cấu nguồn vốn của dự án HLD
c. Tình trạng dự án:
Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện thiết kế kỹ thuật và đấu thầu
tuyển chọn nhà thầu xây lắp cho các gói thầu của Dự án. Gói thầu đầu tiên của dự
án được khởi công vào quý IV/2009
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
22
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng đường cao tốc Long Thành
– Giầu Dây
2.2.2.1 Huy động nguồn lực cho dự án
Bảng 2.1 Tổng mức đầu tư của dự án Long Thành- Giầu Dây
Nguồn Total %
Ngân hàng phát triển Châu A 410.2 44.0
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
a
517.6 55.5
Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam 4.6 0.5
Tổng 932.4 100.0
Nguồn ADB
a
Số tiền phần JBIC tài trợ đang chờ giải quyết sau khi hoàn thành thiết kế
chi tiết và dự toán cuối cùng
Tương đương 1.659 tỷ USD ( với tỷ giá 1USD = 19.000 VNĐ
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.2 Kế hoạch thực hiện dự án
1 Project Processing and Recruitment
1.1 Loan Processing
1.2 Recruitment of Consultant
1.3 Commencement of Consulting Services
2 HLD Expressway
2.1 Feasibility Study
2.2 Detailed Design
2.3 Procurement of Civil Works
2.4 Processing of Investment Loans
2.5 Resettlement Implementation
2.6 Construction
3 Regulatory and Institutional Strengthening for Expressways
3.1 Revised organizational structure
3.2 Review of legal and regulatory constraints
3.3 Training needs assessment and training program
3.4 Asset management system
Activities under this Project
Activities funded from other sources
J
A
S
2008
2009
No.
Activity
J
J
A
S
O
A
M
D
J
F
M
A
M
N
D
J
F
M
A
M
J
J
A
S
O
N
D
J
F
M
2007
J
O
N
HLD Expressway = Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành - Dầu Giây.
Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
24
Chuyên đề tốt nghiệp
* Xác định các thành viên tham gia dự án
Cơ quan điều hành sẽ là VEC, chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch thực
hiện và uỷ quyền cho Ban quản lý dự án phía Nam ( SEPMU ) quản lý thường
xuyên việc thực hiện dự án đường cao tốc Long thành – Giầu Dây. Đứng đầu
SEPMU là một giám đốc dự án ngoài ra một kế toán sẽ chịu trách nhiệm quản lý và
kiểm soát số tiền khoản vay dành cho tái định cư và giải phóng mặt bằng. VEC sẽ
tuyển dụng và chỉ đạo các công việc tư vấn, đấu thầu và làm việc với các bộ ngành
liên quan, chính quyền địa phương và nhà tài trợ.
Sau đây là các thành viên chính tham gia liên quan đến dự án :
- Cán bộ ADB
+Vụ Hạ tầng cơ sở Ban khu vực Đông Nam Á : Ông John Cooney Giám
đốc, SEID và Ông Paul Vallely Chuyên gia Hạ tầng cao cấp
+ Ban kiểm soát vụ Quản trị dự án : Ông Gail Oliver Domagas Chuyên gia
kiểm soát tài chính
+ Phòng Dịch vụ điều hành trung tâm Vụ Dịch vụ điều hành tư vấn 2 : Bà
Galia Ismakova Chuyên gia đấu thầu
- Cơ quan điều hành dự án
Giám đốc Lê Cao Hiền
Chuyên viên Ông Nguyễn Văn Toàn
- Tư vấn giám sát công ty Nippon Koei – TEDI South
Giám đốc dự án Ông T.Okamura
Đồng giám đốc dự án Ông N.T. Xuân
-Nhà thầu ( Cienco 6&8)
Giám đốc dự án Ông D.X. Thủy
Phó giám đốc dự án Ông N.T.Hoàng và Ông .T.T.Sơn
* Thành lập văn phòng quản lý dự án
VEC sẽ trao trách nhiệm cho SEPMU thực hiện công tác hàng ngày của Dự
án. SEPMU có văn phòng tại HCMC và sẽ lập văn phòng hiện trường tại quận 9 –
HCMC; Long Thành – Đồng nai. SEPMU có phòng GPMB và tái định cư do phó
giám đốc SEPMU phụ trách và phân công 4 chuyên viên thay mặt VEC có mặt toàn
thời gian trong Hội đồng/Ban bồi thường Quận/Huyện (DCCs). Hơn nữa, một kế
Nguyễn Hồng Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
25