Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện kế hoạch XĐGN ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.96 KB, 62 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại Phòng Tổng hợp – Quy hoạch và Kế
hoạch, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Một số
giải pháp cơ bản nhằm thực hiện kế hoạch XĐGN ở huyện Tương Dương
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015”
Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng
em dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Ngô Thắng Lợi trong thời gian em thực
tập tại Phòng Tổng hợp – Quy hoạch và Kế hoạch.
Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các luận văn khác em xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
PHẠM THỊ MAI
Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
MỤC LỤC
Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
ĐCĐC Định canh định cư
KTM Kinh tế mới
NCC Người có công
TW Trung ương
XĐGN Xoá đói giảm nghèo
UBND Uỷ ban nhân dân
UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc
XH Xã hội.


NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
LĐ – TB& XH Lao động- Thương binh và xã hội.
BHYT Bảo hiểm y tế
CSXH Chính sách xã hội
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
LỜI MỞ ĐẦU
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Trên thế giới hiện nay
có tới 1/4 dân số đang sống trong tình trạng đói nghèo. Đói nghèo không chỉ làm
cho hàng triệu người không có cơ hội được hưởng những thành quả văn minh tiến
bộ của loài người mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối
với sự phát triển, tàn phá môi trường sinh thái. Vì vậy nếu đói nghèo không được
giải quyết, thì không mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc gia đặt ra
như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hoà bình ổn định, bảo đảm các quyền
con người được thực hiện.
Cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn
luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và coi xoá đói giảm nghèo
là một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào
phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện
tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói. Là
một trong 62 huyện nghèo của cả nước, huyện Tương Dương đang chú trọng đến
công tác XĐGN. Qua việc nghiên cứu các số liệu về thu nhập, việc làm, đời sống

vật chất, tinh thần của hộ nghèo nói riêng và của nhân dân trong huyện Tương
Dương nói chung, với tư cách là một sinh viên thực tập em nhận thấy vấn đề nghèo
đói ở Tương Dương đang rất phổ biến, cần phải có những bước đi thật chính xác
mới có thể khắc phục được.
Với lý do trên và qua thực tế tìm hiểu về chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước về công tác XĐGN ở huyện Tương Dương, em chọn đề tài chuyên đề tốt
nghiệp là: “Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện kế hoạch XĐGN ở huyện
Tương Dương tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015”.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS.TS. Ngô Thắng Lợi đã trực
tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này và các anh chị đang công tác tại tại phòng
Tổng hợp- Sở KH &ĐT tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện em trong suốt quá trình
thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
CHƯƠNG1:
BỨC TRANH ĐÓI NGHÈO VÀ KẾ HOẠCH XĐGN Ở HUYỆN
TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011-2015.
1.1 Huyện Tương Dương và những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói
của huyện Tương Dương.
1.1.1 Giới thiệu về huyện Tương Dương
Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh
Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 200 km và cửa khẩu Nặm Cắn 90 km, có quốc
lộ 7A đi qua. Huyện có diện tích tự nhiên là 281.129,37 ha (chiếm 17% diện tích
toàn tỉnh), trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 901,09 ha (chiếm 0,32% diện
tích tự nhiên của huyện), còn lại là đất lâm nghiệp và các loại đất khác. Toàn bộ
huyện nằm trong vùng địa hình có độ cao trung bình từ 65 - 75 m so với mực nước
biển, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Khí hậu và

thời tiết khắc nghiệt. Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú.
Huyện Tương Dương chia thành 3 vùng kinh tế như sau:
Vùng trên: Bao gồm các xã Mai Sơn, Nhôn Mai, Hữu Khuông, Lượng
Minh.
Vùng trong: Bao gồm các xã Yên Na, Yên Hòa, Yên Tĩnh, Yên Thắng, Nga
My, Xiêng My.
Vùng ngoài: Bao gồm các xã Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái, Tam Hợp,
Thạch Giám, Thị Trấn Hòa Bình, Xá Lượng, Lưu Kiền.
1.1.2 Những thuận lợi cho công tác XĐGN của huyện Tương Dương
(1) Lợi thế về thủy điện
Tương Dương có lợi thế về nguồn thuỷ điện, đây sẽ là động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới. Việc xây dựng nhà máy thuỷ điện
Bản Vẽ, ngoài việc đảm bảo nguồn điện cho khu vực và quốc gia, còn tạo ra vùng
lòng hồ với lưu vực 4.800 ha, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho các xã hạ lưu, điều
tiết nước chống lũ quét và khô hạn, làm tăng năng suất cây trồng, phát triển nuôi
trồng thuỷ sản, phát triển du lịch sinh thái, công nghiệp, và làng nghề trên địa bàn
huyện.

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
(2) Tài nguyên đất:
Huyện Tương Dương có 14 loại đất trên tổng số 32 loại đất toàn tỉnh. Trong
đó có 5 loại đất có diện tích lớn chiếm 93% đất tự nhiên, đó là:
(i) Đất Pheralit vàng đỏ phát triển trên đá cát kết, có diện tích 40.285 ha,
chiếm 14,5% quỹ đất.
(ii) Đất Pheralit vàng xám phát triển trên đá cát kết, có diện tích 75.015 ha,
chiếm 27% quỹ đất.
(iii) Đất Pheralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, diện tích 53.343

ha, chiếm 19,2% quỹ đất.
(iv) Đất Pheralit đỏ vàng phát triển trên đá Mácma axit, diện tích 23.060 ha,
chiếm 8,3% quỹ đất.
(v) Đất Pheralit màu vàng ở độ cao trên 1.500 m, có diện tích 66.680 ha,
chiếm 24% quỹ đất.
9 loại đất còn lại diện tích không lớn, chiếm 7%, trong đó có 2 loại đất phù
sa được bồi đắp hàng năm và đất phù sa không được bồi hiện đang được sử dụng
trồng cây lương thực và cây thực phẩm khác.
Cùng với quá trình phát triển, cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư nâng cấp và
xây mới do đó đưa diện tích đất chuyên dùng tăng lên.
Đất đa dạng về chủng loại là một thuận lợi cho huyện trong sản xuất nông
lâm nghiệp.
(3) Tài nguyên rừng:
Tương Dương có diện tích rộng lớn về đất rừng với nhiều loại động, thực
vật phong phú. Tổng diện tích đất rừng toàn huyện 265.361 ha, chiếm 94,56% tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất có rừng là 124.901,13ha, chiếm 44,4%
tổng diện tích tự nhiên và 47,01% diện tích đất lâm nghiệp. Tương Dương có đầy
đủ 3 loại rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Rừng tự nhiên của huyện được chia thành 2 loại:
(i) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Phần lớn tập trung ở những
vùng thấp dọc theo thung lũng sông Cả, chủ yếu là rừng thứ sinh. Cây rừng chủ yếu
là cây có bạnh, cây ưu thế thường cao trên dưới 30m.

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
(ii) Rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới: Chiếm hầu hết các khu rừng ở
Tương Dương, có độ cao từ 900m trở xuống. Cây rừng nhỏ hơn, tầng thấp (20-
30m). Trong đó có rừng Quốc gia Pù Mát và rừng nguyên sinh Pù huống. Cùng với

sự phong phú của thực vật, động vật ở đây cũng khá đa dạng. Hiện có 64 loài có vú
và 120 loài chim, trong đó có nhiều loại động vật có giá trị bảo tồn gen như khỉ,
sóc, gấu, hổ đặc biệt là Voọc xám đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Diện tích đất rừng lớn, động thực vật đa dạng phong phú về chủng loại là
điều kiện cho Tương Dương phát triển ngành lâm nghiệp. Mặc khác, việc phát triển
rừng sẽ góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản phát triển mạnh như
công nghiệp sản xuất, sản xuất đỗ gỗ dân dụng làm thay đổi cơ cấu kinh tế thuần
nông theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc phát triển rừng còn cho phép
giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Và quan trọng hơn cả hiện
nay là cho phép bảo vệ môi trường sinh thái bền vững không chỉ trong vùng mà còn
góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của các vùng khác như vùng đồng bằng,vùng
đô thị.
(4) Tài nguyên thuỷ sản:
Tổng diện tích mặt nước đã đưa vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản năm
2007 là 56,09 ha. Các loại thuỷ sản ở huyện cũng đa dạng về chủng loại. Cùng với
thuận lợi về địa hình có nhiều khe suối, Tương Dương rất có điều kiện phát triển
nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Một số loại được du nhập về cũng thích nghi và phát
triển tốt như cá rô phi đơn tính. Trong thời gian tới với sự ra đời của các hồ thuỷ
điện, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của huyện là rất lớn. (Diện tích lưu vực lòng hồ
thuỷ điện Bản Vẽ là 4.800 ha lưu vực lòng hồ thuỷ điện Khe Bố, theo dự án gần
1.000 ha)
(5) Tiềm năng du lịch, thương mại
Huyện có một phần diện tích rừng quốc gia Pù Mát, rừng nguyên sinh Pù
Huống, có thủy điện bản vẽ, Khe Bố, các danh lam thắng cảnh, các hang động, các
di tích lịch sử, văn hóa, các làng văn hóa dân tộc có hệ thống giao thông đường bộ,
đường thủy thuận lợi là tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Hơn nữa
Tương Dương có Quốc lộ 7 đi qua nối Việt Nam ( Nghệ An) với nước bạn Lào là
lợi thế lớn của tuyến hành lang Đông- Tây, nối Lào- Đông Bắc Thái lan- Myanma.

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A

8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
Đây sẽ không chỉ là tuyến vận chuyển hàng hóa và nhập khẩu hàng hóa quan trọng
mà còn tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến với Tương Dương.
1.1.3 Những khó khăn cho công tác XĐGN ở huyện Tương Dương.
(1) Địa hình tương đối phức tạp.
Huyện Tương Dương có diện tích đất tự nhiên là 281.129,73 ha, chiếm 17%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh (là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh). Địa hình
rất hiểm trở, nhiều núi cao bao bọc tạo nên nhiều thung lũng nhỏ hẹp. Đồi núi bị
chia cắt mạnh bởi 3 sông chính (Nậm Nơn, Nậm Mộ, sông Cả) và nhiều khe suối
lớn nhỏ, tạo nên nhiều lớp gợn sóng cao dần, tạo thành 2 mái núi lớn nghiêng về
sông Cả (sông Lam) và thấp dần về phía hạ lưu sông Lam. Đỉnh cao nhất là đỉnh
Huổi Cọ, xã Hữu Khuông (1.884m), độ dốc bình quân 30
o
cho nên địa hình rất phức
tạp, khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất, dân sinh, kinh tế - xã hội và giao lưu buôn bán hàng hóa giữa các vùng, khó
khăn cho việc tiếp cận thị trường ở các xã vùng sâu, vùng. Nhiều nhánh sông có độ
dốc lớn, nước chảy xiết gây nên khó khăn cho khả năng vận tải thủy.
(2) Ít tài nguyên
Khoáng sản ở Tương Dương không nhiều về chủng loại, ít về trữ lượng do
đó khó có khả năng phát triển công nghiệp khai thác.
(3) Điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt
Nằm trong vùng chịu khí hậu nhiệt đới gió mùa và tác động trực tiếp của gió
mùa Tây Nam khô và nóng vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc lạnh vào mùa đông,
sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp ảnh
hưởng đến tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân.
(4) Trình độ dân trí thấp

Dân số toàn huyện 74.574 người, có 6 dân tộc cộng đồng sinh sống. Trong
đó nam có 35.794 người (chiếm 52,3%), nữ có 32,647 người (chiếm 47,7%). Dân số
người dân tộc thiểu số chiếm 89%; dân số trong độ tuổi lao động chiếm 42%, dân
số đông gây sức ép về việc làm. Theo số liệu thống kê năm 2010, tỷ lệ tốt nghiệp

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
THCS là 90.9%, còn tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT là 61.83%, số lao động được
qua đào tạo chiếm 25%; trình độ dân trí thấp, cho nên ít có cơ hội kiếm được việc
làm ổn định, 84-90% dân số là lao động nông nghiệp. Chính vì vậy cho nên thu
nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, không có điều kiện
để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó.
Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên. Trình độ học vấn
thấp của người dân huyện Tương Dương ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan
đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái, không những của thế hệ hiện tại mà cả
thế hệ trong tương lại. Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng đến trường của con em các gia đình nghèo và sẽ làm cho việc thoát
nghèo thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn… Chi phí cho giáo dục đối với
người nghèo còn lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận được còn hạn
chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo. Trình độ học vấn thấp
hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phi nông
nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn
Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp cũng ảnh hưởng đến việc khai thác tiềm
năng của vùng và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
1.2 Bức tranh nghèo đói của huyện Tương Dương năm 2010.
Để chuẩn bị tốt cho việc xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch
xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, trước hết chúng ta xem xét nhìn nhận lại
bức tranh đói nghèo của huyện Tương Dương năm 2010 trước thềm giai đoạn 2011-

2015.
1.2.1. Quy mô đói nghèo.
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp quy mô đói nghèo huyện Tương Dương năm
2010 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010
Tổng số hộ Hộ 15.411
Số hộ nghèo Hộ 6.165
Tỷ lệ hộ nghèo % 43,9
Nguồn: Phòng Tổng hợp- Sở KH&ĐT tỉnh Nghệ An
Nhìn vào bảng số liệu tổng hợp quy mô nghèo đói của huyện Tương Dương
năm 2010 ta thấy :

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
(i) Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tương Dương năm 2010 vẫn còn khá cao
(43,9%).
(ii) Số hộ nghèo trên tổng số hộ dân của huyện còn tương đối lớn.
(iii) Quy mô đói nghèo còn lớn, điều đó cho thấy rằng đời sống nhân dân
huyện Tương Dương vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy cần xây dựng các phương án
nhằm hỗ trợ người dân huyện Tương Dương trong việc XĐGN, góp phần cải thiện
cuộc sống người dân, giảm quy mô đói nghèo.
Để xây dựng các phương án XĐGN cho phù hợp với tình hình đói nghèo của
huyện, chúng ta đi tìm hiểu sâu hơn về cơ cấu nghèo, tình trạng nghèo và phân bố
nghèo ở huyện Tương Dương.
1.2.2. Cơ cấu nghèo
1.2.2.1 Cơ cấu nghèo phân theo tình trạng nghèo
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp hộ nghèo đói và tỷ lệ nghèo đói phân theo tình
trạng nghèo năm 2010.

Chỉ tiêu Hộ Tỷ lệ % so với tổng số hộ nghèo
Hộ thuộc diện nghèo nhóm A 3.915 63,5
Hộ thuộc diện nghèo nhóm B 2.250 36,5
Nguồn: Phòng Tổng hợp- Sở KH &ĐT tỉnh Nghệ An
Nhóm A bao gồm những người đang nghèo nhưng có triển vọng tốt hơn. Số
người này sống gần trục đường giao thông và gần các thị trường rộng hơn, họ dễ
nhận được tín dụng, có thể chuyển đổi cây trồng hoặc có thể làm các nghề phi nông
nghiệp. Đa số họ sống phụ thuộc hoàn toàn và nghề nông, cuộc sống bếp bênh, khó
duy trì cuộc sống khi ốm đau hoặc mất mùa. Nhóm B bao gồm những người hầu
như không đủ khả năng hoặc không có cơ hội tham gia vào thị trường (những người
tàn tật, người già độc thân và một số dân tộc ít người). .
Qua bảng số liệu cho thấy:
(i) Số hộ nghèo thuộc nhóm A chiếm tỷ lệ 63,5% trên tổng hộ nghèo cao hơn
so với số hộ nghèo nhóm B chiếm 36,5%.

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
(ii) Số hộ nghèo thuộc nhóm B là 2.250 hộ chiếm 36.5% trong tổng số hộ
nghèo vẫn đang chiếm tỷ lệ khá cao, những hộ này cần có sự hỗ trợ đặc biệt để có
thể giảm nghèo.
1.2.2.2 Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội:
Xem xét cơ cấu hộ nghèo theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội qua bảng
dưới đây:
Bảng 1.3: Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã
hội huyện Tương Dương năm 2010
Chỉ tiêu Tổng số
Tổng hộ nghèo ở huyện 6.165 100%
1.Phân theo loại hình kinh tế

Hộ thuần nông
Hộ nông kiêm ngành nghề
Hộ nuôi trồng thủy sản
Hộ ngành nghề, dịch vụ
Hộ khác
2.626
1.684
499
629
727
42,6
27,3
8,1
10,2
11,8
2. Phân theo đối tượng xã hội
Hộ gia đình chính sách, NCC
Hộ gia đình dân tộc
Hộ già cả, neo đơn
Hộ đối tượng khác
191
3.446
382
2.146
3,1
55,9
6,2
34,8
Nguồn: Phòng Tổng hợp- Sở KH &ĐT tỉnh Nghệ An
Qua bảng số liệu cho thấy:

(1) Nếu phân theo loại hình kinh tế:
(i) Đối với những hộ thuần nông tỷ lệ hộ nghèo rất cao (42,6%), đây cũng là
tất yếu vì nông nghiệp thuần tuý ở vùng núi không có được hiệu quả cao
(ii) Hộ nông kiêm ngành nghề có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn hẳn các hộ thuần
nông (27,3%).
(iii) Hộ nuôi trồng thuỷ sản; hộ ngành nghề dịch vụ có tỷ lệ hộ nghèo thấp
hơn các hộ làm nông nghiệp . Có thể thấy rõ đối với các hộ nuôi trồng thuỷ sản thì
tỷ lệ hộ nghèo chỉ có 8,1 %; các hộ ngành nghề dịch vụ là 10,2%.

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
(iv) Các hộ thuộc nhóm ngành nghề không ổn định có tỷ lệ hộ nghèo tương
đối cao 11,8%, điều này là do họ không có sự ổn định trong công việc. Họ có thể có
công việc những chỉ là tạm bợ và thời gian để tìm việc không có giới hạn.
(2) Nếu phân theo đối tượng xã hội:
(i) Đối với các hộ dân tộc, họ thiếu thốn về mọi mặt, từ điểm xuất phát về
văn hoá, kinh nghiệm cũng như là điều kiện sản xuất kinh doanh, do đó tỷ lệ hộ
nghèo cao là điều không thể tránh khỏi(55,9%).
(ii) Đối với các hộ gia đình chính sách, hộ già cả, neo đơn người có công do
có được mức trợ cấp thường xuyên từ phía Nhà nước nên khía cạnh nào đấy cũng
giúp họ ổn định đời sống hơn, do vậy tỷ lệ hộ nghèo chỉ là (3,1%) và (6,2%).
(iii) Với các hộ khác thì lại có sự khác biệt. Nhóm này có tỷ lệ hộ nghèo cao
(34,8%). Điều này là do đa số họ là những người nông dân, việc trang trải cuộc
sống là tương đối khó khăn do thu nhập thấp.
1.2.2.3 Cơ cấu nghèo phân theo khu vực
Bảng1.4: Bảng tổng hợp hộ nghèo đói ở huyện Tương Dương năm 2010
phân theo khu vực.
Chỉ tiêu Hộ Tỷ lệ % so với tông số hộ nghèo

Khu vực nông thôn 5.548 91
Khu vực thành thị 617 9
Nguồn: Phòng Tổng hợp- Sở KH & ĐT tỉnh Nghệ An
Khu vực thành thị có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn nhiều so với khu vực nông
thôn, chênh lệch mức sống giữa khu vực nông thôn và thành thị là khá lớn, điều này
gây ra những bất bình đẳng trong xã hội, đòi hỏi phải có những chính sách hợp lý
để giữ khoảng cách này một cách hợp lý, đảm bảo công bằng xã hội và hạn chế
phân hóa giàu nghèo.
Biểu 1.1: Biểu đồ so sánh chênh lệch về tỷ lệ nghèo giữa nông thôn và
thành thị:

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
1.2.2.4 Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo theo ngành nghề.
Theo cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo theo ngành nghề ta có bảng dưới
đây:
Bảng 1.5: Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo năm 2010 - theo ngành nghề
(Tính bình quân trên hộ) ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Vùng ngoài Vùng trong Vùng trên
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng thu bình quân/hộ 18000 100 11200 100 8500 100
1.Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
15786
11903
3883

87,7
75,4
24,6
8815
6453
2362
78,7
73,2
26,8
4207
2907
1300
49,5
69,1
30,9
2. Sản xuất lâm nghiệp 0 0 381 3,4 476 5,6
3. Ngành nghề, dịch vụ 684 3,8 325 2,9 399 4,7
4. Từ hoạt động khác 1530 8,5 1288 11,5 1632 19,2
Nguồn: Phòng Tổng hợp- Sở KH & ĐT tỉnh Nghệ An
Qua bảng trên cho thấy:
(i) Thu nhập của các hộ khá đa dạng và sự chênh lệch giữa các khoản thu là
rõ ràng. Do sự khác nhau về địa lý cũng như là điều kiện kinh tế xã hội nên giữa
vùng trong, vùng ngoài và vùng trên cũng có sự khác biệt về thu nhập của các hộ.
(ii) Thu nhập bình quân năm giữa các vùng có sự chênh lệch do điều kiện
kinh tế xã hội và trình độ dân trí giữa các vùng có sự khác nhau.
(iii) Các xã ở khu vực vùng ngoài có thu nhập cao hơn ở vùng trong và vùng
trên. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ ở vùng ngoài cũng đem lại cho người dân thu
nhập tương đối cao.
(iv) Ở vùng trên và vùng trong mặc dù kém hơn về nông nghiệp nhưng họ
có thêm thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp. Cơ cấu thu nhập nói chung không chênh

lệch nhau nhiều giữa các ngành.
(v) Các xã thuộc vùng trên thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Bên cạnh đó
thu nhập từ các ngành nghề khác cũng khá cao, điều này là do có các nhà đầu tư

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
khai thác tiềm năng của thiên nhiên như rừng, khoáng sản, đặc biệt do huyện Tương
Dương có lợi thế về thủy điện.
1.2.2.5 Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo.
Bảng dưới đây mô tả cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo.
Bảng 1.6: Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo ở huyện Tương Dương
năm 2010
Chỉ tiêu ĐVT
Hộ đói,
nghèo
Hộ trung
bình
Hộ khá,
giàu
1. Thu nhập BQ hộ /tháng 1.000đ 662,65 1075,23 2.353,89
2. Chi tiêu BQ hộ/tháng 1.000đ 824,54 894,00 1799,75
3. Chi tiêu BQ khẩu/tháng 1.000đ 165,50 190,00 359,8
4. Tích luỹ BQ hộ/tháng 1.000đ -161,89 181,23 554,14
5. Cơ cấu chi tiêu
Chi cho ăn uống
Chi cho sinh hoạt
Chi cho giáo dục, văn hóa
Chi cho y tế

Chi khác
%
%
%
%
%
%
100,00
80,80
8,20
2,50
4,50
4,00
100,00
69,20
12,50
6,30
2,60
9,40
100,00
59,10
18,70
10,50
1,40
10,30
Nguồn: Phòng Tổng hợp- Sở KH &ĐT tỉnh Nghệ An
Qua bảng số liệu cho thấy:
(i) Có sự chênh lệch về thu nhập và chi tiêu giữa các hộ gia đình.
(ii) Đối với hộ nghèo, thu nhập của họ chủ yếu chỉ dùng cho những nhu cầu
thiết yếu như ăn uống (80,80%), sinh hoạt hàng ngày (8,20%) và tiền khám chữa

bệnh (4,50%). Điều này phản ánh thu nhập của họ chưa thể đáp ứng nhu cầu chi
tiêu trong cuộc sống hàng ngày.
(iii) Mức tiết kiệm của người nghèo hàng tháng là không có, thậm chí là âm.
Điều này đồng nghĩa với vấn đề đói và nợ của người nghèo. Việc chi tiêu chủ yếu là
dành cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống đã làm cho cơ cấu chi tiêu cho giáo dục và
văn hoá rất ít (chỉ có 2,50%). Những chi tiêu cho sinh hoạt và cho các hoạt động
khác như vui chơi, giải trí…hầu như không đáng kể. Sự khác biệt rõ ràng so với các
nhóm hộ khác.
1.2.3 Phân bố nghèo

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
Việc phân bố của đối tượng hộ nghèo theo tiêu chí đối tượng nghèo thể hiện
qua số liệu thống kê sau:
Bảng 1.7 : Phân bố hộ nghèo theo đối tượng nghèo năm 2010.
TT Đối tượng Tổng số hộ
trong huyện
Số hộ nghèo Tỷ lệ
(%)
1 Hộ là người dân tộc 15.411 8152 52,9
2 Hộ chính sách xã hội 15.411 1264 8,2%
3 Hộ chính sách NCC 15.411 632 4,1%
4 Đối tượng khác 15.411 5363 34,8%
Nguồn: Phòng Tổng hợp- Sở KH &ĐT tỉnh Nghệ An
Qua bảng số liệu cho thấy có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt về số hộ nghèo
và tỷ lệ nghèo giữa các nhóm đối tượng. Đối với nhóm hộ là người dân tộc thì số hộ
nghèo chiếm tỷ lệ lớn 52,9% trong khi đó nhóm hộ chính sách NCC tỷ lệ hộ nghèo
là không đáng kể 4,1% và 8,2% đối với nhóm hộ chính sách xã hội.

Nhìn chung thực tế các hộ nghèo nằm ở tất cả các xã kể cả thị trấn. Tuy
nhiên so với mặt bằng các xã khác thì có một số xã có nhiều hộ nghèo hơn và được
xếp vào các xã nghèo nhất trong huyện. Những xã này chủ yếu là các xã thuộc vùng
135 và một số xã khác có điều kiện khí hậu, kinh tế xã hội không thuận lợi cho
đời sống của người dân và cho quá trình sản xuất. Dưới đây là bảng phân bố tỷ lệ
nghèo theo loại hình xã
Bảng 1.8 : Phân bố các hộ nghèo trong huyện năm 2010.
TT Loại hình xã Số xã Tỷ lệ nghèo TB(%)
1 Thị trấn 1 0.67
2 Đồng bằng 5 30
3 Miền núi 5 77
4 Vùng cao 3 79
5 Xã 135 4 58
Nguồn: Phòng Tổng hợp- Sở KH & ĐT tỉnh Nghệ An
Qua số liệu bảng trên cho thấy:

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
Có sự chênh lệch nghèo khá lớn giữa các loại hình xã. Nghèo đói vẫn tập
trung chủ yếu ở các xã miền núi và vùng cao. Huyện có 4 xã thuộc diện 135 tuy
nhiên cả 4 xã tỷ lệ nghèo đều cao, trung bình 58%.
Tóm lại: Năm 2010 tình trạng đói nghèo ở huyện Tương Dương vẫn còn khá
gay gắt, tỷ lệ đói nghèo cao, quy mô đói nghèo còn lớn, chênh lệch đói nghèo giữa
nông thôn và thành thị khá cao, thu nhập của nhiều người dân nghèo chưa đủ nhu
cầu chi tiêu tối thiểu. Vì vậy cần có những giải pháp thực tiễn nhằm giúp nhân dân
huyện Tương Dương thoát khỏi cảnh nghèo đói.
1.3 Kế hoạch XĐGN huyện Tương Dương giai đoạn 2011-2015
Căn cứ vào mục tiêu XĐGN của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và mục tiêu

XĐGN của cả nước, huyện Tương Dương cũng đã xây dựng kế hoạch XĐGN giai
đoạn 2011-2015. Theo kế hoạch này:
(1) Quan điểm XĐGN của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đoạn
2011-2015
(i) XĐGN là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các
tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị kinh tế trong huyện
(ii) Xoá đói giảm nghèo phải gắn với tăng trưởng kinh tế và thực hiện công
bằng xã hội. Thực hiện XĐGN bền vững, tránh nguy cơ tái nghèo.
(iii) Chủ động phát huy nội lực là chủ yếu
(iv) Xác định rõ khu vực trọng điểm
(2) Mục tiêu XĐGN của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An giai đoạn
2011-2015
(i) Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang
bằng với các huyện khác trong khu vực.
(ii ) Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm ổn định và cải thiện đời
sống nhân dân huyện Tương Dương, tạo sự tác động mạnh mẽ, có hiệu quả đến xóa
đói giảm nghèo, phát huy sự tác động của tăng trưởng kinh tế bền vững với hệ
thống các giải pháp xóa đói giảm nghèo để cơ bản xóa các hộ đói, giảm hộ nghèo,
đẩy lùi các tệ nạn xã hội vào những năm thuộc giai đoạn 2011-2015.

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
(iii) Mục tiêu xoá đói giảm nghèo cần phải tiếp tục được mở rộng thêm về
nội dung và thay đổi về chất, không chỉ bảo đảm nhu cầu đủ ăn mà còn phải thoả
mãn các nhu cầu khác như: Mặc ấm, nhà ở không dột nát, ốm đau được chữa bệnh,
trẻ em được đi học… Để đáp ứng yêu cầu trên, bên cạnh việc giải quyết đủ lương
thực, phát triển sản xuất hàng hoá và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xã nghèo, cần tạo

điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, trợ
giúp pháp lý, có cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người nghèo, thực hiện dân chủ cơ sở
giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho người nghèo.
(3) Các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu:
Dưới đây là bảng thống kê một số mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu về kế hoạch XĐGN
của huyện Tương Dương giai đoạn 2011-2015:
Bảng 1.9 Một số chỉ tiêu chủ yếu về kế hoạch XĐGN ở huyện Tương
Dương giai đoạn 2006-2010.
TT Chỉ tiêu Đơn
vị
tính
Bình quân năm
giai đoạn 2011-
2015
Đến cuối năm
2015
1 Quy mô đói nghèo
1.1 Số hộ nghèo Hộ 4200 3137
1.2 Tỷ lệ hộ nghèo % 30 20
2 Cơ cấu nghèo
2.1 Phân theo tình trạng nghèo
2.1.1 Hộ nghèo thuộc diện nhóm A Hộ 1700 1647
2.1.2 Hộ nghèo thuộc diện nhóm B Hộ 1500 1490
2.2Phân theo đối tượng xã hội
2.2.1 Tỷ lệ nghèo thuộc diện gia
đình chính sách, NCC
% 2 1
2.2.2 Tỷ lệ nghèo thuộc diện gia
đình dân tộc
% 25 20

2.2.3 Tỷ lệ nghèo thuộc diện già cả
neo đơn
% 5 3
2.2.4 Tỷ lệ nghèo thuộc diện đối
tượng khác
% 15 12
2.3 Phân theo khu vực
2.3.1 Tỷ lệ nghèo thuộc khu vực
thành thị
% 15 12

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
2.3.2 Tỷ lệ nghèo thuộc khu vực
nông thôn
% 30 28
2.4 Theo cơ cấu thu chi của nông hộ nghèo
2.4.1 Tổng thu BQ/hộ của nông hộ
nghèo
Nghìn
đồng
1200 1500
2.4.2 Tổng chi BQ/hộ của nông hộ
nghèo
Nghìn
đồng
1100 1350
2.4.3 Tích lũy BQ/hộ của nông hộ

nghèo
Nghìn
đồng
100 150
3 Phân bố nghèo
3.1 Tỷ lệ nghèo ở thị trấn % 0,5 0,4
3.2 Tỷ lệ nghèo ở đồng bằng % 25 23
3.3 Tỷ lệ nghèo ở miền núi % 65 60
3.4 Tỷ lệ nghèo ở vùng cao % 68 66
3.5 Tỷ lệ nghèo xã 135 % 45 40
4 Một số chỉ tiêu khác
4.1 Tỷ lệ hộ nghèo được thụ
hưởng các dịch vụ cơ bản
% 90 95
4.2 Số hộ được vay vốn tín dụng
ưu đãi từ NHCSXH
Hộ 1500 1900
4.3 Số người nghèo được tập
huấn kiến thức khuyến nông-
lâm – ngư chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật, cách thức làm ăn
Người 800 1000
4.4 Số lượt người nghèo được
miến giảm học phí học nghề
Lượt
người
10000 12000
4.5 Số lượt người nghèo được
khám chữa bệnh miễn phí.
Lượt

người
2000 2500
4.6 Số lượt học sinh nghèo được
miến giảm học phí và các
khoản đóng góp xây dựng
trường lớp
Lượt
học
sinh
1200 1500

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
4.7 Số cán bộ làm công tác
XĐGN các cấp được tập huấn
nâng cao năng lực quản lý
Cán
bộ
300 350
Nguồn: Phòng tổng hợp- Sở KH & ĐT tỉnh Nghệ An
Qua bức tranh nghèo đói năm 2010 của huyện Tương Dương thì bảng các chỉ
tiêu chủ yếu về xóa đói giảm nghèo là phù hợp với tình hình phát triển hiện tại của
huyện, đảm bảo rằng huyện có khả năng để thực hiện.
Tuy nhiên để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, huyện phải đánh giá lại
quá trình xóa đói giảm nghèo, rút ra những mặt được để tiếp tục phát huy và mặt
hạn chế để rút ra những bài học kinh nghiệm cho thực tế của huyện.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XĐGN Ở HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG,

TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006-2010.
2.1 Mục tiêu XĐGN giai đoạn 2006-2010
Để đánh giá được chính xác hiệu quả của công tác XĐGN, so sánh thực tế
thực hiện so với mức kế hoạch, dưới đây là bảng một số mục tiêu XĐGN ở huyện
Tương Dương giai đoạn 2006-2010
Bảng2.1 Bảng một số mục tiêu XĐGN ở huyện Tương Dương giai đoạn
2006-2010
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
1 Số hộ nghèo hộ 10200 9900 9000 8000 6800
2 Tỷ lệ nghèo % 70 58 56 55 45
3 Số hộ thoát nghèo hộ 1200 1400 2000 1900 1800
4 Số hộ nghèo phát sinh hộ 370 370 360 320 310
Nguồn: Phòng tổng hợp- Sở KH & ĐT tỉnh Nghệ An
Song song với việc đề ra các chỉ tiêu về XĐGN, UBND tỉnh Nghệ An chỉ
đạo kết hợp với lãnh đạo huyện Tương Dương cùng người dân tổ chức và thực hiện
các chương trình, chính sách phục vụ cho công tác XĐGN.

2.2 Chương trình và các chính sách XĐGN huyện Tương Dương giai
đoạn 2006-2010
Xác định xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách cơ bản trong
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm,
giai đoạn 2006-2010 huyện Tương Dương đã thực hiện nhiều chương trình dự án
nhằm thực hiện công tác XĐGN.
Dưới đây là một số tổng hợp về các chương trình, các chính sách đã thực
hiện giai đoạn 2006-2010 phục vụ cho công tác XĐGN ở huyện Tương Dương.
2.1.1 Các chương trình, dự án đã thực hiện giai đoạn 2006-2010:
Bảng 2.2: Bảng các chương trình dự án đã thực hiện giai đoạn 2006-2010
TT Các chương trình, dự án Thời gian
thực hiện
Kinh phí Cơ quan quản lý
1 Dự án hỗ trợ hạ tầng cơ sở 2006-2010 15 tỷ đồng Ban dân tộc &
miền núi.
2 Dự án hướng dẫn cách làm
ăn, khuyến lâm-nông-ngư,
chuyển giao công nghệ, hỗ
trợ phát triển ngành nghề
nông thôn
2006-2010 1 tỷ đồng Sở Nông
Nghiệp và Phát
triển nông thôn
tỉnh Nghệ An
3 Dự án ĐCĐC di dân KTM. 2006-2010 35 tỷ đồng Ban dân tộc

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi

miền núi.
4 Dự án hỗ trợ người nghèo về
văn hóa thông tin
2006-2010 600 triệu
đồng
Sở văn hóa
thông tin.
5 Dự án đào tạo, nâng cao
năng lực cán bộ làm công tác
XĐGN
2006-2010 300 triệu
đồng
Sở giáo dục và
đào tạo
6 Dự án phát triển kinh tế xã
hội nhằm giảm nghèo nhanh
và bền vững
Giai đoạn
1:2009-2010,
giai đoạn 2:
2011-2020
20 tỷ đồng Sở kế hoạch và
đầu tư Nghệ An
Nguồn: Phòng tổng hợp- Sở KH & ĐT tỉnh Nghệ An
(1) Dự án hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở
Mục tiêu của dự án là phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó
khăn, các xã nghèo đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến năm 2010 huyện có các công
trình hạ tầng cơ sở thiết yếu như: thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường dân
sinh, nước sinh hoạt, được xây dựng xong và phát huy tốt tác dụng; tiến hành xây
dựng các trung tâm cụm xã thành thị tứ, thành nơi giao lưu kinh tế – văn hoá của

nhân dân trong vùng, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản. Bình quân mỗi năm mỗi xã có thêm một công trình.
(2) Dự án hướng dẫn cách làm ăn – khuyến nông – Lâm – Ngư, chuyển giao
công nghệ, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn:
Dự án mỗi năm đào tạo 150 – 200 cán bộ khuyến nông cấp huyện mỗi xã và
tập huấn cho 10.000 lượt hộ nghèo về cách làm ăn; xây dựng và chuyển giao các
mô hình mẫu về hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, chăn nuôi, kinh tế vườn đồi,
cải tạo vườn tạp, nuôi trồng thủy sản và hỗ trợ phát triển và xây dựng mô hình chế
biến, nông lâm sản và ngành nghề phi nông nghiệp.
(3) Dự án định canh - định cư, di dân, kinh tế mới:
Tiếp tục thực hiện phân bổ lao động, dân cư; giải quyết việc làm, di dân xây
dựng vùng kinh tế mới nhằm phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nông thôn;
chấm dứt tình trạng du canh, du cư.
(4) Dự án hỗ trợ người nghèo về văn hoá - thông tin:

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ người nghèo cải thiện cuộc sống văn hoá tinh
thần, giúp họ có được những thông tin về kinh tế – xã hội có liên quan trực tiếp đến
cuộc sống của họ và từng bước tiếp cận với văn hoá mới, duy trì bản sắc văn hoá
truyền thống. Đến năm 2007 xoá toàn bộ các xã trắng về hoạt động văn hoá.
(5) Dự án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN
Đặt ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2010, tất cả cán bộ làm công tác
XĐGN thôn bản được tập huấn kỹ năng thực hiện công tác XĐGN; nắm vững các
chính sách, dự án hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo để chỉ đạo thực hiện sát đúng, trang bị
các kiến thức về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nội dung chương
trình XĐGN, những kỹ năng cơ bản trong tổ chức thực hiện và quản lý chương
trình, những kiến thức cơ bản đối với cán bộ XĐGN cấp xã, huyện về xây dựng kế

hoạch, dự án và theo dõi biến động tăng giảm hộ đói nghèo theo từng kỳ, dự án đào
tạo.
(6) Dự án phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững
Tác dụng của dự án là tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất,
tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã nghèo của huyện,
bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển
sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt
các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp
với đặc điểm của huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm
vững chắc an ninh, quốc phòng.
2.1.2 Các chính sách hỗ trợ công tác XĐGN giai đoạn 2006-2010
Bảng 2.3: Bảng các chính sách đã thực hiện giai đoạn 2006-2010
TT Tên chính sách Thời gian
thực hiện
Kinh phí thực
hiện
Cơ quan quản lý
1 Chính sách ưu đãi tín dụng hộ
nghèo.
2006-2010 30 tỷ đồng Ngân hàng chính sách
xã hội
2 Chính sách hỗ trợ người nghèo về
y tế.
2006-2010 12 tỷ đồng Sở y tế và Bảo hiểm
Nghệ An
3 Chính sách hỗ trợ người nghèo về 2006-2010 500 triệu đồng Sở Giáo dục & Đào

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A

23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
giáo dục. tạo.
4 Chính sách hỗ trợ pháp lý cho
người nghèo.
2006-2010 100 triệu đồng Sở tư pháp
5 Chính sách an sinh xã hội, trợ
giúp các đối tượng yếu thế từ
ngân sách địa phương
2006-2010 1,5 tỷ đồng Sở Lao động thương
binh & xã hội
6 Chính sách hỗ trợ người nghèo về
nhà ở.
2006-2010 30 tỷ đồng UBMTTQ và các tổ
chức đoàn thể
Nguồn: Phòng tổng hợp- Sở Kh& ĐT tỉnh Nghệ An
(1) Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo:
Chính sách này nhắm cung cấp tín dụng ưu đãi kịp thời cho tất cả các hộ
nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp,
không phải thế chấp để phát triển sản xuất, tăng thu nhập góp phần XĐGN .
(2) Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế:
Chính sách có tác dụng trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sức khoẻ
ban đầu, miễn giảm phí khám chữa bệnh bằng các hình thức như mua thẻ BHYT,
cấp giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí, khám chữa bệnh nhân đạo, từ
thiện…
(3) Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục:
Mục tiêu của chính sách này là bảo đảm cho con em tất cả các hộ nghèo có
các điều kiện cần thiết trong học tập. Giảm sự chênh lệch về môi trường học tập và
sinh hoạt trong nhà trường giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền

núi. Đây là một chính sách rất thiết thực nhằm nâng cao trình độ dân trí cho người
dân, góp phần XĐGN.
(4) Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo:
Nhằm tạo điều kiện cho người nghèo nắm được những kiến thức cơ bản phổ
thông về pháp luật để phát huy vai trò của mình trong đời sống kinh tế – xã hội và
nhận thức được đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong gia đình
và xã hội, chính sách không những giúp người dân nắm bắt được các kiến thức về
pháp luật, mà còn giúp người dân có tinh thần trách nhiệm hơn với chính mình, bản
thân gia đình mình và xã hội.

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng
Lợi
(5) Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế:
Tác dụng của chính sách là hỗ trợ trực tiếp cho người bị rủi ro do thiên tai,
bão lụt ổn định cuộc sống; hỗ trợ những người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật ổn định cuộc sống từng bước
hoà nhập cộng đồng.
(6) Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở:
Nhằm hỗ trợ người nghèo về cải thiện nhà ở theo phương châm: Bản thân
hộ nghèo, cộng đồng và Nhà nước cùng chăm lo cải thiện nhà ở cho người nghèo,
trước hết chính sách ưu tiên cho đối tượng hộ nghèo thuộc diện chính sách người có
công và đối tượng xã hội, hộ nghèo là đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn
thuộc Chương trình 135/CP. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Ngày vì
người nghèo“, thu hút sự ủng hộ của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị -
xã hội, các tầng lớp dân cư, các tổng công ty nhà nước. Nguồn Quỹ “Ngày vì người
nghèo“ tập trung đầu tư cho mục tiêu xây dựng, sữa chữa nhà tình thương cho hộ
nghèo; không sử dụng vào các mục đích khác.
2.3 Phân tích tình hình thực hiện các chương trình dự án và các chính

sách XĐGN giai đoạn 2006-2010.
2.3.1 Tình hình triển khai các chương trình dự án, chính sách thực hiện
công tác XĐGN.
2.3.1.1 Tình hình triển khai thực hiện các chương trình dự án.
(1) Dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo:
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở tại các xã nghèo theo chương trình
135/CP ( giai đoạn 2) được xác định là một trong những chương trình trọng điểm
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở vùng sâu, vùng xa huyện Tương
Dương. Việc triển khai xây dựng các công trình đã tạo thêm việc làm và thu nhập
cho người dân lao động ở huyện Tương Dương, những người được thụ hưởng lợi
ích trực tiếp từ dự án; góp phần cải thiện và nâng cao mức sống cho đồng bào các
dân tộc, bà con vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, thúc đẩy XĐGN. Giai đoạn 2006-
2010, toàn huyện Tương Dương đã được đầu tư 15 tỷ đồng trong đó ngân sách tỉnh
6 tỷ đồng, các bộ ngành và các doanh nghiệp đầu tư 5 tỷ đồng. Vốn lồng ghép gần 3

Phạm Thị Mai Lớp:Kinh tế Kế hoạch 49 A
25

×