Báo cáo Thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
i
i
Báo cáo Thực tập tổng hợp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCTC
BCKQKD
BHYT
BHXH
BHNT
CNTT
KPCĐ
TK
TSCĐ
TSCĐHH
TGTGT
XDCB
KQKD
Từ đầy đủ
Báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm nhân thọ
Công nghệ thông tin
Kinh phí công đoàn
Tài khoản
Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình
Thuế giá trị gia tăng
Xây dựng cơ bản
Kết quả kinh doanh
iii
iii
Báo cáo Thực tập tổng hợp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
iv
iv
Báo cáo Thực tập tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Theo Mác lao động của con người là một trong ba yếu tố quan trọng
quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt
trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động có năng
suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn vinh
của mọi quốc gia.
Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động
của họ bỏ ra được đền bù xứng đáng, đó là số tiền người lao động trả cho
người lao động để người lao động có thể tái sản xuất, sức lao động đồng thời
có thể tích lũy được gọi là tiền lương.
Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội, là nguồn khởi đầu quá
trình tái sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa. Vì vậy việc hạch toán phân bổ
chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh toán kịp thời
tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, tăng tích lũy và đồng thời sẽ cải
thiện đời sống cho người lao động.
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, đây là các quỹ xã hội thể hiện
sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động.
Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp,
phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý, phụ thuộc vào tổ chức kinh doanh và
tính chất công việc. Vì vậy việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp,
hoạch toán đủ và thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế
cũng như về mặt chính trị đối với người lao động. Nhận thức được tầm quan
trọng của công tác tiền lương trong quản lý doanh nghiệp em chọn đề tài “ Kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Đầu
tư Xây Dựng và Kinh DoanhNhà Hà Nội Số 35”.
v
v
Báo cáo Thực tập tổng hợp
Trên cơ sở vốn kiến thức tiếp thu được từ những bài giảng trên lớp,
cộng với những tài liệu tìm hiểu thêm từ Công ty Cổ phần Đầu tư Xây Dựng
và Kinh DoanhNhà Hà Nội Số 35, đặc biệt có sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo Thạc Sỹ Phạm Xuân Kiên, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập.
Em xin cảm ơn chân thành cảm ơn.
vi
vi
Báo cáo Thực tập tổng hợp
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH NHÀ HÀ NỘI SỐ 35
1.1 Giới thiệu chung về Doanh Nghiệp:
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và kinh doanh nhà
Hà Nội số 35
Tên tiếng Anh: NO 35 HA NOI HOUSING TRADING AND
CONSTRUCTION INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: NO 35 HOUSINCO J.S.C
Sologan: Xây những ước mơ
Trụ sở chính: Số 4 tập thể viện 354, phường cống vị, Ba Đình, Hà Nội.
Trụ sở giao dịch: Nhà B3, Ngõ 128 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 04. 37282230
Fax: 04. 37282230
Website: http:// housinco.com.vn
Vốn điều lệ của Công ty Cổ Phần Đầu tư Xây dựng và Kinh Doanh nhà
Hà Nội số 35 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103007399 là
100.000.000 đồng ( Một trăm tỷ đồng chẵn)
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty:
Ngày 19/04/2005, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Hà
Nội số 35 chính thức được thành lập, trụ sở công ty đặt tại số 4 Tập thể Viện
354, phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.
Trong các năm 2005, 2006, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty chủ
yếu là tư vấn thiết kế và tư vấn lập dự án, đạt trên 20 hợp đồng các loại.
Trong đó phải kể đến các đối tác chiến lược như: Công ty CP Xăng dầu Quân
Đội – Bộ quốc phòng; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt nam; Tổng công ty
Du lịch Hà Nội; Công ty TNHH Kinh Bắc; Chi nhánh Ngân hàng Thương
1
1
Báo cáo Thực tập tổng hợp
mại CP Bắc Á tại Hà Nội…
Năm 2007, Công ty mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bất động sản và được
UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận cho Công ty làm chủ đầu tư Dự án Nhà
ở để bán cho CBCS Viện Khoa học Hình Sự - Bộ Công An tại ô đất CT2 Khu
đô thị mới Phùng Khoang – Hà Nội.
Lĩnh vực tư vấn thiết kế, tư vấn lập dự án tiếp tục được mở rộng với các
đối tác chiến lược mới như: Công ty CP Xây lắp I – Petrolimex; Công ty CP
Đầu tư Xây dựng và Sản xuất vật liệu Nam Thắng; Công ty Xăng dầu khu
vực I; Công ty CP Thanh Bình Hà Nội…
Năm 2009, Công ty đã đạt những thành công đáng kể trong lĩnh vực
đầu tư bất động sản với 04 công trình làm chủ đầu tư, đó là : Dự án nhà ở dãn
dân tại khu ao Bà Đắc, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
Dự án tổ hợp văn phòng và nhà ở Báo Thanh Tra tại ô đất CT5 khu đô thị mới
Tây Nam Kim Giang I, Hà Nội; Dự án nhà ở tái định cư ô đất CT2 thuộc dự
án nhóm nhà ở Đông Nam đường Láng Hạ - Thanh Xuân kéo dài; Dự án nhà
ở cho cán bộ chiến sỹ các Cục nghiệp vụ thuộc bộ Công An.
Ngày 12/11/2009, Công ty vinh dự là một trong 04 doanh nghiệp trên
tổng số 43 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất
động sản, tư vấn, tài chính, ngân hàng …… được nhận bằng khen của Chủ
tịch UBND Thành phố Hà Nội vì đã có thành tích tham gia Hội chợ Quốc tế
Hà Nội 2009, với chủ đề “Doanh nghiệp hướng tới 1000 năm Thăng Long –
Hà Nội”
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lĩnh vực hoạt động chính:
• Đầu tư kinh doanh bất động sản:
Đây là lĩnh vực nền tảng và là trọng tâm phát triển của Công ty trong
hiện tại và tương lai. Lĩnh vực này bao gồm:
- Đầu tư xây dựng bất động sản: Nhà ở cao tầng; Văn phòng; Trung
2
2
Báo cáo Thực tập tổng hợp
tâm thương mại; bãi đỗ xe….
• Tư vấn thiết kế:
Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư ưu tú được đào tạo chính quy, chuyên
nghiệp và lâu năm trong lĩnh vực công tác, HOUSINCO có khả năng cung
cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế kiến trúc ; thiết kế kỹ thuật thi công; lập tổng
dự toán…. Các công trình nhà ở cao tầng, văn phòng, trung tâm thương mại,
công trình công nghiệp…. Thuộc cấp đặc biệt (Theo qui định về phân cấp,
phân loại công trình của nhà nước) có yêu cầu kỹ - mỹ thuật cao.
• Tư vấn lập dự án:
Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn lập dự án và hàng
chục dự án đã và đang được Công ty tư vấn thuộc các cấp, loại công trình
khác nhau ngày càng khẳng định thương hiệu HOUSINCO trên thị trường tư
vấn dự án.
Lĩnh vực hoạt động khác:
- Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp.
- Kinh doanh khách sạn nhà
hàng;
- Kinh doanh siêu thị;
- Kinh doanh bãi đỗ xe;
- Đầu tư giáo dục mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
trung học chuyên nghiệp; Cao đẳng và đại học;
1.4 Cơ cấu tổ chức Công Ty:
- Công ty Cổ phần Đầu tư Xây Dựng và Kinh DoanhNhà Hà Nội Số 35
được tổ chức hoạt động và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân theo
các qui định của pháp luật hiện hành.
3
3
Báo cáo Thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.4 Tổ chức bộ máy quản lý
1.5 Chức năng của các phòng ban:
1.5.1 Phòng kế hoạch _Dự án:
- Chức năng:
+ Trực tiếp triển khai các công việc của quá trình lập dự án;
+Trực tiếp đàm phán, giao dịch các hợp đồng tư vấn lập dự án, tư vấn
thiết kế cho công ty;
+ Tham mưu cho giám đốc công ty về kế hoạch sản xuất kinh doanh và
Đại hội cổ đông
Hội đồng ban quản
trị
Ban kiểm soát
Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng
tài chính
kế toán
Phòng
kế hoạch
dự án
Phòng
thiết kế
kỹ thuật
Ban
quản lý
các dự
án
Sàn giao
dịch bất
động sản
Ban giám đốc
Quan hệ chức năng
Quan hệ giám sát
Quan hệ nghiệp vụ
4
4
Báo cáo Thực tập tổng hợp
các chiến lược phát triển của công ty;
+ Theo dõi và báo cáo BGD về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh hàng kỳ;
+ Nghiên cứu cập nhật các vấn đề công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tìm kiếm tiếp thị và đấu thầu cho các dự án.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc công ty giao.
1.5.2 Phòng thiết kế _ Kỹ thuật:
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề kỹ thuật thuộc vấn đề xây
dựng công trình;
Lập và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất của phòng theo từng dự án;
+ Tổ chức triển khai hồ sơ thiết kế xây dựng như: Phương án kiến trúc,
thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng
công trình ( Dự toán thi công );
+ Thực hiện hoạt động giám sát tác giả trong quá trình thi công xây
dựng công trình, đảm bảo việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế;
+ Tham gia nghiệm thu công trình khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
1.5.3 Phòng tổ chức, phòng hành chính:
- Thực hiện công tác hành chính bao gồm:
+ Tiếp nhận, quản lý và lưu trữ công văn đi, đến và các quyết định của
công ty.
+ Câp phát văn phòng phẩm, giấy giới thiệu và các giấy tờ hành chính
khác phục vụ công tác văn phòng.
+ Theo dõi, quản lý và nâng cấp việc sử dụng các tài sản công: máy
tính, máy fax, xe ôtô, điện thoại…
+ Quản lý bảo vệ, nấu ăn, lái xe trong cơ quan và các công việc khác
lien quan đến hành chính công ty.
5
5
Báo cáo Thực tập tổng hợp
- Thực hiện công công tác tổ chức:
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách trong Công ty: ban hành các thông
báo, quyết định và thực hiện các nhiệm vụ lien quan đến chế độ Bảo hiểm xã
hội trong Công ty;
+ Quản lý việc thực hiện các vấn đề về lương trong công ty;
+ Quản lý nhân sự trong công ty và các hợp đồng lao động;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
1.5.4 Phòng tài chính – Kế toán:
- Thực hiện các nhiệm vụ lien quan đến tài chính của Công ty bao gồm:
Kế toán chi phí sản xuất, kế toán Ngân hàng, kế toán Thuế.
- Thực hiện nhanh, quyết toán: thuế, bảo hiểm và thanh quyết toán nội
bộ, các khoản đầu tư tài chính khác;
- Lập báo cáo tài chính hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, theo dõi TSCĐ;
- Công tác tiền lương và các khoản trích theo lương, quản lý kho, quỹ
tiền mặt trong công ty.
1.5.5 Sàn giao dịch bất động sản:
- Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kình doanh bất động sản thuộc
các dự án do Công ty làm chủ đầu tư và các đối tác;
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản khác như:
quảng cáo bất động sản; quản lý bất động sản; đấu thầu bất động sản…;
- Thực hiện các chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy
định của Nhà nước.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc
công ty giao.
1.5.6 Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình:
- Với các dự án công ty làm chủ đầu tư:
+ Giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý các dự án giai đoạn từ khi có
quyết định phê duyệt dự án đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng;
6
6
Kế toán trưởng
Phó phòng kiêm kế
toán tổng hợp
Kế toán
TGNH, SCD
Kế toán tiền
mặt, thanh toán
công nợ thuế
Kế toán
hàng tồn kho
Thủ
quỹ
Báo cáo Thực tập tổng hợp
Tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế,
dự toán; lựa chọn nhà thầu; Giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng
công trình xây dựng… Khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp
luật. Có thế thuê tư vấn quản lý, giám sát một số bộ phận làm việc mà ban
quản lý các dự án không có đủ các điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng
phải được sự đồng ý của chủ đầu tư;
- Với các dự án Công ty làm nhà thầu tư vấn quản lý dự án:
+ Giúp công ty làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo hợp
đồng thỏa thuận giữa Công ty và chủ đầu tư.
+ Được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được
chủ đầu tư chấp thuận phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
1.6 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Tổ chức bộ máy
7
7
Báo cáo Thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán
1.6.1 Nhiệm vụ chức năng của các bộ phận trong phòng kế toán:
Với chức năng và nhiệm vụ như trên, phòng Tài chính- Kế toán gồm 6
nhân viên:
1.6.1.1 Trưởng phòng - Kế toán trưởng:
* Phụ trách công việc:
- Trực tiếp thực hiện công tác tài chính.
- Phụ trách chung và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Phòng
trước Ban lãnh đạo Công ty và pháp luật.
- Các công việc khác theo sự phân công của Công ty.
* Trách nhiệm và quyền hạn:
- Trách nhiệm:
+ Tổ chức nhân sự phù hợp với yêu cầu của phòng phù hợp với yêu cầu
quản lý của Công ty.
+ Tổ chức công tác kế toán tại Công ty phù hợp với quy định hiện
hành.
+ Chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc thực hiện các công việc phụ
trách và quản lý chung của phòng, của Công ty.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám
đốc Công ty trong việc quản lý các tài liệu kế toán của Công ty.
+ Báo cáo Giám đốc, Hội đồng quản trị theo định kỳ và không định kỳ
8
8
Báo cáo Thực tập tổng hợp
cũng như công việc chung của phòng.
+ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, Hội đồng Quản trị và
pháp luật về công việc được phân công.
- Quyền hạn:
+ Được yêu cầu Giám đốc Công ty bố trí nhân sự khi cần thiết.
+ Được yêu cầu Giám đốc Công ty hạ bậc lương, tăng lương, sa thải
nhân viên trong trường hợp nhân viên trong phòng không hoàn thành công
việc, trình độ năng lực yếu kém, vi phạm nội qui, qui chế của Công ty.
+ Được yêu cầu Công ty trang bị các trang thiết bị để phục vụ công việc.
+ Tham gia các lớp tập huấn đào tạo phù hợp với công việc phụ trách.
+ Các quyền lợi khác trong hợp đồng thỏa thuận lao động.
1.6.1.2: Phó phòng Tài chính_ Kế toán:
* Công việc phụ trách:
- Phụ trách toàn bộ mảng nghiệp vụ của phòng và các công việc trực
tiếp cụ thể sau:
+ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
+ Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.
+ Lập BCTC.
+ Kế toán thanh toán.
+ Kế toán theo dõi TSCĐ
+ Kế toán VCSH.
+ Kế toán nội bộ
+ Phụ trách và theo dõi công nợ phải thu, phải trả nội bộ và khách hàng.
+ Kế toán BĐS đầu tư.
+ Kế toán các khoản đầu tư tài chính
+ Các công việc khác theo sự phân công của Công ty.
+ Theo dõi các dự án Công ty làm chủ đầu tư.
9
9
Báo cáo Thực tập tổng hợp
* Trách nhiệm và quyền hạn:
- Trách nhiệm
+ Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và Giám đốc Công ty về công
việc phụ trách.
+ Quản lý phòng khi trưởng phòng nghỉ hoặc đi vắng.
+ Thực hiện các công việc được phân công đảm bảo theo đúng nguyên
tắc tài chính, kế toán hiện hành, quy định pháp luật và quy định của Công ty.
+ Chủ động sang tạo và có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện
các công việc phụ trách.
+Cập nhật và nắm rõ các quy định, văn bản pháp lý trong và ngoài
Công ty lên quan đến công việc phụ trách.
+ Báo cáo trưởng phòng công việc định kỳ và không định kỳ về công
việc phụ trách cũng như công việc chung của phòng
+ Trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về các số liệu liên quan đến
lĩnh vực mình phụ trách trước pháp luật, Giám đốc Công ty và trưởng phòng.
+ Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và Giám đốc công ty về công
việc được phân.
- Quyền hạn:
+ Được yêu cầu Công ty trang bị các trang thiết bị để phục vụ công
việc.
+ Tham gia các lớp tập huấn đào tạo phù hợp với công việc phụ trách.
+ Các quyền lợi khác trong hợp đồng thỏa thuận lao động.
1.6.1.3 Kế toán tổng hợp_ Thủ quỹ:
* Công việc phụ trách:
- Quản lý kho, quỹ tiền mặt ( Thủ quỹ)
- Thực hiện công tác kế toán ngân hàng.
- Thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Lập phiếu thu, phiếu chi theo nghiệp vụ phát sinh trong ngày.
10
10
Báo cáo Thực tập tổng hợp
- Làm báo cáo thuế theo tháng, quý, năm theo quy định của pháp luật.
- Lưu trữ và xử lý các công văn đi đến.
- Các công việc khác theo sự phân công của trưởng phòng.
* Trách nhiệm và quyền hạn:
- Trách nhiệm:
+ Chủ động sáng tạo trong công việc phụ trách.
+ Thực hiện các công việc được phân công đảm bảo theo đúng nguyên
tắc tài chính, chế độ kế toán hiện hành, quy định của pháp luật và quy định
của Công ty.
+ Cập nhật các văn bản liên quan đến vấn đề phụ trách.
+ Báo cáo trưởng phòng công việc định kỳ và không định kỳ về công
việc phụ trách cũng như công việc chung của phòng.
+ Trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về các số liệu liên quan đến
lĩnh vực mình phụ trách trước pháp luật, Giám đốc Công ty và trưởng phòng.
+ Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và Giám đốc công ty về công
việc được phân.
- Quyền hạn:
+ Được yêu cầu Công ty trang bị các trang thiết bị để phục vụ công
việc.
+ Tham gia các lớp tập huấn đào tạo phù hợp với công việc phụ trách.
+ Các quyền lợi khác trong hợp đồng thỏa thuận lao động.
1.6.1.4 Kế toán viên:
* Công việc phụ trách:
- Phụ trách toàn bộ mảng của kế toán Công ty con
- Quản lý văn phòng phẩm, hòm thư riêng của văn phòng.
- Các công việc khác theo sự phân công của trưởng phòng.
* Trách nhiệm và quyền hạn:
- Trách nhiệm:
11
11
Báo cáo Thực tập tổng hợp
+ Chủ động sang tạo trong công việc phụ trách.
+ Cập nhật các văn bản liên quan đến vấn đề phụ trách.
+ Báo cáo trưởng phòng công việc định kỳ và không định kỳ về công
việc phụ trách cũng như công việc chung của phòng.
+ Trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về các số liệu liên quan đến
lĩnh vực mình phụ trách trước pháp luật, Giám đốc Công ty và trưởng phòng.
+ Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và Giám đốc công ty về công
việc được phân.
- Quyền hạn:
+ Được yêu cầu Công ty trang bị các trang thiết bị để phục vụ công
việc.
+ Tham gia các lớp tập huấn đào tạo phù hợp với công việc phụ trách.
+ Các quyền lợi khác trong hợp đồng thỏa thuận lao động.
1.6.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty:
1.6.2.1 Các chính sách kế toán chung:
- Ước tính kế toán:
Việc lập báo cáo tài chính tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán Việt
Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các qui định hiện hành khác về kế toán
tại Việt Nam yêu cầu Ban Giám Đốc phải có những ước tính và dự định ảnh
hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản
công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày lập Báo cáo tài chính cũng như số liệu
báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính ( kỳ hoạt động). Kết
quả hoạt động kinh doanh thực tế có thể khác với các ước tính, giả định đặt
ra.
-Tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt bao gồm tiền mặt tại quỹ,
các khoản ký cược, ký quỹ, các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản đầu tư
có khả năng thanh khoản cao dễ dàng chuyển đổi thành tiền và ít có rủi ro lien
12
12
Báo cáo Thực tập tổng hợp
quan đến việc biến động giá trị chuyển đổi của các khoản này.
-Các khoản phải thu và dự phòng nợ khó đòi:
Dự phòng phải thu khó đòi được trích lập cho những khoản phải thu đã
quá hạn thanh toán từ ba tháng trở lên, hoặc các khoản thu mà người nợ khó
có khả năng thanh toán do bị thanh lý, phá sản hay các khó khăn tương tự.
-Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp giữa giá gốc và giá trị
thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có
được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc của hàng tồn kho
được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể
thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn
thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty được trích lập theo các
quy định kế toán hiện hành. Theo đó, Công ty được phép trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho lỗi thời, hư hỏng, kém phẩm chất trong trường hợp giá
trị ghi sổ của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời
điểm kết thúc niên độ kế toán.
-Tài sản cố định và khấu hao:
Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao
mòn lũy kế.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các
chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sử dụng.
Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường
thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Thời gian khấu hao cụ thể
như sau:
Năm 2009 Năm 2008
13
13
Báo cáo Thực tập tổng hợp
Số năm Số năm
Phương tiện vận tải 06 06
Thiết bị văn phòng 03 03
-Chi phí trả trước:
Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn là các loại chi phí phát sinh nhỏ
hoặc được coi là chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho công ty với thời hạn dưới một
năm. Các khoản chi phí này được ghi nhận toàn bộ vào Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh của năm tài chính hiện tại hoặc được phân bổ tối đa một
năm.
Các khoản chi phí trả trước dài hạn là các loại chi phí phát sinh được
coi là khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho Công ty với thời
hạn từ một năm trở lên. Chi phí trả trước dài hạn của công ty bao gồm Chi phí
trước hoạt động và các khoản chi phí trả trước dài hạn khác.
-Ghi nhận doanh thu:
Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một cách
đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch
này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở
hữu cho người mua. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi có bằng
chứng về tỷ lệ dịch vụ cung cấp được hoàn thành tại ngày kết thúc niên độ kế
toán.
-Chi phí đi vay:
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua, đầu tư xây dựng hoặc
sản xuất những tài sản cần một thời gian tương đối dài để hoàn thành đưa vào
sử dụng hoặc kinh doanh được cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài
sản đó được đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh. Các khoản thu nhập phát sinh
từ việc đầu tư tạm thời các khoản vay được ghi giảm nguyên giá tài sản có
lien quan.
Tất cả các chi phí lãi vay khác được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt
14
14
Báo cáo Thực tập tổng hợp
động kinh doanh khi phát sinh.
-Các khoản dự phòng:
Các khoản dự phòng được ghi nhận khi công ty có nghĩa vụ nợ hiện tại
do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra, và công ty có khả năng phải thanh toán
nghĩa vụ này. Các khoản dự phòng được xác định trên cơ sở ước tính của Ban
Giám Đốc về các khoản chi phí cần thiết để thanh toán nghĩa vụ nợ này tại
ngày kết thúc niên độ kế toán.
-Thuế:
Thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện tổng giá trị của số thuế phải trả
hiện tại và số thuế hoãn lại.
Số thuế hiện tại phải trả được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong
năm. Thu nhập chịu thuế khác với lợi nhuận thuần được trình bày trên Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh vì không bao gồm các khoản thu nhập hay
chi phí tính thuế hoặc được khấu trừ trong các năm khác (bao gồm cả lỗ mang
sang, nếu có) và ngoài ra không bao gồm các chỉ tiêu không chịu thuế hoặc
không được khấu trừ.
Việc xác định thuế thu nhập của Công ty căn cứ vào các quy định hiện
hành về thuế. Tuy nhiên những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và
việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tùy thuộc vào vào kết
quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.
Thuế thu nhập hoãn lại được tính trên các khoản chênh lệch giữa giá trị
ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc công nợ trên Bảng cân đối kế toán và
cơ sở tính thuế thu nhập. Thuế thu nhập hoãn lại được kế toán theo phương
pháp dựa trên bảng cân đối kế toán. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được
ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lẹch tạm thời còn tài sản thuế thu nhập
hoãn lại chỉ được ghi nhận khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong
tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
Thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo thuế suất, dự tính sẽ áp dụng
15
15
Báo cáo Thực tập tổng hợp
cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán. Thuế thu nhập
hoãn lại được ghi nhận lãi, lỗ trừ trường hợp khoản thuế đó lien quan đến các
khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu.
Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt
Nam.
1.6.3 Tổ chức vận hành hệ thống chứng từ kế toán
1.6.3.1 Tổ chức hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty :
Hệ thống chứng từ Kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và
Kinh doanh nhà Hà Nội số 35 được vận dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 (thay thế 1141), có hiệu lực từ 2007 về “Chế độ kế
toán doanh nghiệp” .
Danh mục chứng từ sử dụng:
S
T
T
Tên chứng từ Số hiệu
I/ Lao động tiền lương
1 Bảng chấm công 01a-LĐTL
2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL
3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL
4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL
5 Giấy đi đường 04-LĐTL
6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL
7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL
8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL
9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL
10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL
11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL
12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL
II/ Hàng tồn kho
13 Phiếu nhập kho 01-VT
14 Phiếu xuất kho 02-VT
16
16
Báo cáo Thực tập tổng hợp
15
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm,
hàng hoá
03-VT
16 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT
17 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá 05-VT
18 Bảng kê mua hàng 06-VT
19 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ 07-VT
III/Bán hàng
20 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH
21 Hoá đơn GTGT
01GTKT-
3LL
22 Phiếu xuất kho 02-VT
23 Phiếu xuất kho kiêm vân chuyển nội bộ 03PXK-3LL
IV/Tiền tệ
24 Phiếu thu 01-TT
25 Phiếu chi 02-TT
26 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT
27 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT
28 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT
29 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) 08a-TT
30 Bảng kê chi tiền 09-TT
V/Tài sản cố định
31 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ
32 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ
33 Biên bản bàn giao TSCĐ 03-TSCĐ
34 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ
35 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ
36 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ
Bảng 1.6.3.1 Hệ thống chứng từ sử dụng
1.6.3.2 Chương trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu:
* Tiền mặt:
Mọi khoản thu chi, tiền mặt bắt buộc phải có phiếu thu, phiếu chi hợp
lệ. Phiếu thu được lập làm 2 liên, sau đó được chuyển cho kế toán trưởng để
soát xét và giám đốc ký duyệt mới chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ.
Sau khi nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ vào phiếu thu
17
17
Báo cáo Thực tập tổng hợp
trước khi ký và ghi rõ họ tên. Đối với phiếu chi, kế toán lập làm 1 liên và chi sau
khi có đủ chữ ký ( ký trược tiếp vào liên) của người lập phếu, kế toán trưởng,
giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, người nhận tiền
phải trực tiếp ghi rõ số tiền đã nhận bằng chữ, ký và ghi rõ họ tên vào phiếu chi.
Trong 2 liên của phiếu thu, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu tại nơi lập
phiếu. Phiếu chi được lưu tại nơi lập phiếu. Cuối ngày, toàn bộ phiếu thu, phiếu
chi kèm theo chứng từ gốc được chuyển cho kế toán ghi sổ.
Giấy đề nghị tạm ứng do người xin tạm ứng viết 1 liên và ghi rõ gửi thủ
trưởng đơn vị ( người xét duyệt tạm ứng). Đầu tiên, Giấy đề nghị tạm ứng
được chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị thủ trưởng đơn
vị duyệt chi. Căn cứ vào quyết định của thủ trưởng, kế toán lập phiếu chi kèm
theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.
Giấy thanh toán tiền tạm ứng sau khi lập xong được kế toán thanh toán
nộp cho kế toán trưởng xem xét và thủ trưởng đơn vị xét duyệt. Giấy thanh
toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế
toán. Phần chênh lệch tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nhập lại
quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ
cho người tạm ứng. Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm
phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan.
Khi nhập các chứng từ liên quan đến quá trình nhập xuất tiền, máy tự
động lên sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản tiền mặt. Cuối tháng kế toán tiền
mặt tiến hành xem xét, kiểm tra số dư cuối kỳ, đối chiếu với số thực tế tồn
quỹ, in bảng kê quỹ tiền mặt chi, Sổ quỹ tiền mặt.
1.6.3.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Căn cứ vào quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà
Hà Nội số 35 tiến hành chi tiết các tài khoản theo cấp 3, cấp 4, thậm chí cấp 5
để phù hợp với yêu cầu quản lý.
18
18
Báo cáo Thực tập tổng hợp
Tài khoản sử dụng
ST
T
Số hiệu TK Tên Tài khoản
Cấp1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4
1 111 Tiền mặt
2 1111 Tiền mặt Việt Nam
3 112 Tiền gửi Ngân hàng
4 1121 Tiền gửi Ngân hàng Việt Nam
5 1122 Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ
6 131 Phải thu của khách
7 133 Thuế GTGT đầu vào
8 1331
Thuế GTGT đầu vào của hhdv trong
nước
9 1332
Thuế GTGT đầu vào của hhdv nhập
khẩu
10 136 Phải thu nội bộ
11 1362 Phải thu các đơn vị trực thuộc
12 138 Phải thu khác
13 1388 Phải thu khác
14 139 Dự phòng phải thu khó đòi
15 141 Tạm ứng
16 142 Chi phí trả trước
17 1422 Chi phí trả trước khác
18 144 Cần cố, ký quỹ, ký cược
19 152 Nguyên vật liệu
20 153 Công cụ dụng cụ
21 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
22 155 Thành phẩm
23 156 Hàng hoá
24 159 Giảm giá hàng tồn kho
25 1591 Dự phòng giảm giá - hàng hoá
26 211 Tài sản cố định hữu hình
27 213 Tài sản cố định vô hình
28 2131 Quyền sử dụng đất
29 2138 Tài sản cố định vô hình khác
30 214 Khấu hao TSCĐ
31 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
32 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình
19
19
Báo cáo Thực tập tổng hợp
33 2147 Hao mòn Bất động sản đầu tư
34 217 Bất động sản đầu tư
35 2171 Nhà cửa vật kiến trúc
36 2172 Máy móc thiết bị
37 241 Xây dựng cơ bản
38 2411 Mua sắm TSCĐ
39 2412 Xây dựng cơ bản dở dang
40 24121 Xây dựng cơ bản dở dang thuê ngoài
41 242 Chi phí trả trước dài hạn
42 311 Vay ngắn hạn
43 331 Phải trả khách hàng
44 3311 Phải trả khách hàng về hàng hoá
45 333 Thuế và các khoản nộp Nhà nước
46 3331 Thuế GTGT phải nộp
47 33311 Thuế GTGT đầu ra
48 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
49 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
50 3338 Các loại thuế khác
51
3338
1
Thuế thu nhập CBCNV
52
3338
8
thuế khác
53 334 Phải trả công nhân viên
54 3341 Quỹ lương tổng số
55 335 Chi phí phải trả
56 336 Phải trả nội bộ
57 3361 Phải trả nội bộ - TCTXDVN
58 338 Phải trả phải nộp khác
59 3382 Kinh phí công đoàn
60 3383 bảo hiểm xã hội
61 3384 Bảo hiểm y tế
62 3388 Phải trả phải nộp khác
63 334 Nhận ký quĩ ký cược dài hạn
64 411 Nguồn vốn kinh doanh
65 4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu
66 4112 Thặng dư vốn cổ phần
67 4113 Nguồn vốn tự bổ sung
68 414 Quỹ đầu tư phát triển
69 415 Quỹ dự phòng tài chính
20
20