Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.49 KB, 124 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CPSX : Chi phí sản xuất
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm Y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
CCDC : Công cụ dụng cụ
PX : Phân xưởng
TK : Tài khoản
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI diễn ra vào năm 1986 cho đến
nay đã là được tròn 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã bước sang một
trang mới với một diện mạo mới và một vị thế mới. Với một nền kinh tế thị
trường mở con tàu kinh tế Việt Nam đã, đang và vẫn đang tiếp tục tiến từng
bước vững chắc vào sân chơi chung toàn cầu với một sức sống mãnh liệt.
Điều này được thể hiện rất rõ qua những thành tựu mà đất nước chúng ta đã


đạt được trong suốt giai đoạn đổi mới vừa qua, đặc biệt là vào ngày 11/1/2007
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
quốc tế(WTO) và gần đây nhất là việc chúng ta hoàn thành xuất sắc vai trò
Chủ tịch ASEAN trong năm 2010. Tất cả cho thấy vai trò, vị thế và tiếng nói
của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng lên không chỉ trên lĩnh vực
chính trị-văn hóa,xã hội mà còn trên cả lĩnh vực kinh tế. Lịch sử nhân loại đã
bước sang một giai đoạn mới giai đoạn toàn cầu hóa-hợp tác hóa và thế gới
phẳng đã xuất hiện. Xu hướng này tạo ra một sân chơi chung cho tất cả mọi
người, cuốn tất cả vào đó và nó tạo ra vô vàn cơ hội phát triển nhưng cũng
không ít những khó khăn, thử thách. Với vai trò là tế bào của nền kinh tế, phải
hàng ngày hàng giờ đấu tranh sinh tồn trên thị trường mở đó các doanh
nghiệp Việt Nam hiểu rất rõ rằng trong cái thế giới phẳng này thì toàn cầu hóa
là một xu thế tất yếu và để không bị tụt lại phía sau, không bị đào thải ra khỏi
cuội chơi họ phải liên tục đổi mới, phải không vươn lên, phải biết nắm bắt cơ
hội và phải biết nghiên cứu, vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đó là cách để các doanh
nghiệp của chúng ta có thể nâng cao cả về mặt chất lẫn mặt lượng cho sản
phẩm, dịch vụ để từ đó đi đến khẳng định thương hiệu của mình trên thị
trường nội địa và xa hơn nữa là thị trường thế giới. Việt Nam chúng ta được
đánh giá là một trong số các quốc gia có nguồn nhân lực giá rẻ, giàu tài
nguyên thiên nhiên có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu buôn bán do đó
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
một trong những khía cạnh tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm “Made
in Viet Nam” đó chính là có giá bán khá rẻ. Để giải thích điều này thì ngoài
những nguyên nhân chủ quan đã nêu ở trên ta còn phải kể đến hiệu quả trong
việc quản lý, kiểm soát chi phí tại chính các doanh nghiệp ngày càng được cải
thiện. Tham gia vào quá trình quản lý đó tất yếu phải kể đến sự đóng góp của
bộ máy tài chính-kế toán trong các doanh nghiệp. Với chức năng thông tin,

kiểm tra về tình hình tài chính của đơn vị trên cơ sở đó giúp cho các đối tượng
sử dụng thông tin cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp ra quyết định và
cao hơn nữa là thực hiện chức năng tư vấn cho các nhà quản trị trong việc ra
các quyết định quản lý thì càng ngày kế toán càng khẳng định được vai trò,
tầm quan trọng của mình trong bộ máy quản lý chung của đơn vị. Như trong
Luật kế toán đã quy định thì tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi
thành phần kinh tế đều phải tiến hành công tác kế toán theo quy của pháp luật.
Quay trở lại với vấn đề mà mọi nhà quản lý đều quan tâm đó là làm sao
tăng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Cụ thể là làm sao để có thể sản
xuất ra được những sản phẩm có chất lượng với chi phí thấp nhất. Đặc biệt là
trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay khi toàn cầu hóa, hợp tác hóa đang gõ cửa
từng quốc gia, từng doanh nghiệp thì cạnh tranh là tất yếu và để tồn tại, sinh
tồn được trong sân chơi đó thì bản thân các doanh nghiệp phải không ngừng
cải thiện, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình thông qua việc nâng cao
chất lượng sẩn phẩm đi đôi với tiết kiêm chi phí hướng tới hạ giá thành sản
phẩm. Đây chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công của mọi doanh nghiệp
Việt Nam. Nhưng để có được sự phát triển bền vững và lâu dài thì tất cả các
doanh nghiệp phải tự ý thức được một cách rõ ràng rằng: hạ giá thành sản
phẩm ỏ đây phải dựa trên sự gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất chứ không phải là dựa vào các thủ thuật kế toán để sửa
chữa số liệu một cách cố ý giúp làm giảm chi phí. Nhưng vấn đề đặt ra là làm
thế nào để có thể quản lý, sử dụng chi phí một cách hiệu quả nhất? Để có thể
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
đưa ra một câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi trên thì có lẽ sẽ rất dài và sẽ có
rất nhiều yếu tố sẽ được đề cập đến nhưng sẽ có một một khía cạnh mà nhất
định phải đề cập đến đó chính là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại các đơn vị. Đây là kênh cung cấp các thông tin tổng
hợp lẫn chi tiết về toàn bộ chi phí phát sinh tại một đơn vị kinh tế. Hạch toán

chi phí xản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lý có
được một cái nhìn đúng đắn, vừa chi tiết lại vừa tổng hợp về hao phí lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của chính đơn vị mình. Do đó, có thể nói nếu doanh
nghiệp nào thực hiện công tác này một cách khoa học, hiệu quả thì đây sẽ là
một công cụ hiệu quả nhất trong công tác quản lý, sử dụng chi phí. Qua
những điều phân tích ở trên chúng ta đã phần nào thấy được vai trò, tầm quan
trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Đó chính là lý do
trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện
Đông Anh em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về công tác hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và cuối cùng là lựa chọn đề
tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh” cho chuyên đề thực tập
của mình. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Thị Bích Chi và
các cán bộ của Phòng Tài chính kế toán của Công ty em đã hoàn thành xong
chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với kết cấu bài viết được chia thành
ba chương như sau:
Chương I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh.
Chươnhg II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh.
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh.
Do thời gian chuẩn bị không nhiều cũng như những sự hạn chế trong
kiến thức của bản thân nên chuyên đề này của em không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Do đó, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các

thầy cô để có thể hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của mình được
tốt hơn.
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ
ĐIỆN ĐÔNG ANH
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện
Đông Anh
Theo nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103008085 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hà Nội cấp thì ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị
điện Đông Anh bao gồm:
- Sản xuất Máy biến áp, dây điện, vật tư, vật liệu, kỹ thuật điện và các
sản phẩm thiết bị điện, máy móc kỹ thuật dùng trong công nghiệp và dân
dụng, sản xuất cột điện đến 500kV.
- Chế tạo phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại phục vụ sản xuất, sửa chữa
cơ khí, thiết bị năng lượng và xây dựng.
- Tư vấn, thiết kế các sản phẩm công nghiệp.
- Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng.
- Xây lắp đường dây và trạm điện đến 500kV.
- Lắp đặt, hiệu chỉnh, sửa chữa, bảo dưỡng, trung đại tu, cải tạo các loại
thiết bị điện đến 500kV, các thiết bị cơ nhiệt, cơ thủy đến 250 ata.
- Thí nghiệm điện, chế tạo, cung cấp thiết bị và tư vấn xây dựng các
phòng thí nghiệm điện cao áp.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, hàng hóa công
nghiệp và dân dụng.
- Đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng, cho thuê nhà xưởng kho bãi.

- Kinh doanh bất động sản, điện năng.
- Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị, phế liệu, phụ liệu.
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Nhưng trong suốt những năm qua kể từ khi hình thành đi vào hoạt động
dưới cái tên Nhà máy sửa chữa Thiết bị điện Đông Anh vào năm 1971 cho
đến nay Công ty đã trải qua không ít những khó khăn, trở ngại để rồi vươn lên
trở thành một thương hiệu mạnh, một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất
chế tạo thiết bị điện ở Việt Nam, không dừng lại ở đó các sản phẩm của công
ty còn được thị trường quốc tế cũng như các tổ chức,hiệp hội nghề nghiệp
đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã. Đặc biệt là kể từ khi chuyển đổi sang
loại hình Công ty Cổ phần vào năm 2005 cho tới nay với số vốn thu được từ
việc cổ phần hóa doanh nghiệp Công ty đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt, sửa chữa,
bảo dưỡng một loạt các dây chuyền, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cũng
như cho nâng cấp các phân xưởng sản xuất. Nó đã giúp ích cho Công ty rất
nhiều trong việc mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Kết
hợp nhu cầu thị trường với năng lực sản xuất của mình cho tới nay năm 2011
Công ty đã cho ra đời và xuất xưởng những sản phẩm sau:
Bảng 1.1. Danh mục sản phẩm
STT Tên sản phẩm Đơn vị tính
1 Máy biến áp Cái
2 Tủ điện Cái
3 Cầu dao Bộ
4 Cáp nhôm trần tải điện Tấn
Ngoài những sản phẩm trên Công ty còn sản xuất các loại phụ tùng, phụ
kiện, survolter và nhận các hợp đồng về đại tu, sửa chữa các Máy biến áp
110kV, 220kV và 500kV, Máy biến áp trung gian, Máy biến áp phân phối,
các loại động cơ công suất lớn và cực lớn…Bên cạnh đó với đội ngũ kỹ sư
thiết kế có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm, Công ty còn nhận

thiết kế, chế tạo những sản phẩm kể trên theo hình thức chế tạo đơn chiếc với
những thông số kỹ thuật riêng do khách hàng yêu cầu
1.1.1. Máy biến áp
Là sản phẩm chủ đạo và đóng góp phần lớn vào lợi nhuận hàng năm cho
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty. Do đó, Công ty luôn quan tâm đến việc nghiên cứu, thiết kế chế tạo
đề có thể cải tiến cũng như cho ra đời những Máy biến áp có chất lượng tốt,
mẫu mã đẹp với mức chi phí thấp nhất có thể. Cho đến nay Công ty đã sản
xuất chế tạo được nhiều Máy biến áp các loại. Ngoài việc nhận sản xuất Máy
biến áp có công suất, cấp điện áp cũng như các thông số kỹ thuật khác theo
các đơn đặt hàng riêng của khách hàng thì Công ty chủ yếu tiếnhành chế tạo 3
loại Máy biến áp sau:
(1) Máy biến áp truyền tải: Trong Máy biến áp truyền tải thì có chia ra
thành 3 loại sau:
- Máy biến áp 500kV
- Ký mã hiệu: MBA 500kVA-10/0.4kV-a-x
Trong đó: MBA 500kVA-10/0.4kV là loại máy
10/0.4kV là cấp điện áp
a là mã số máy( bắt đầu bằng 2 chữ số cuối của năm sản xuất ví dụ:
năm 2009 thì a bắt đầu bằng 09)
x là số thứ tự máy sản xuất trong năm
- Tính chất của sản phẩm: Máy biến áp 500kV là sản phẩm có tính chất
phức tạp.
- Loại hình sản xuất: Máy biến áp 500kV được sản xuất theo hình thức
hàng loạt.
- Thời gian sản xuất: dài trung bình để sản xuất ra một Máy biến áp
500kV phải mất 12-18 tuần.
- Tiêu chuẩn chất lượng: Công trình chế tạo Máy biến áp 500kV là đề tài

nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà Nước. Nhờ vào năng lực và kinh
nghiệm lâu năm của mình trong lĩnh vực chế tạo Máy biến áp Công ty Cô ty
Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh đã trở thành đơn vị đầu tiên ở Việt
Nam triển khai, thực hiện thành công đề tài khoa học này. Để có thể thành
công với sản phẩm này Công ty đã phải đáp ứng hàng loạt các tiêu chuẩn chất
lượng được đề ra cụ thể như sau(Xem chi tiết trong bảng 02):
Đây là loại Máy biến áp 1 pha, 3 trụ được ngâm trong dầu, hoạt động
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
ngoài trời có tần số 50Hz . Do đó, việc thiết kế, chế tạo cũng như lựa chọn
nguyên vật liệu, phụ kiện đều phải theo những tiêu chuẩn rất khắt khe. Ngay
cả việc thử nghiệm các thông số, chi tiêu kỹ thuật cũng phải được tiến hành
theo những tiêu chuẩn rất cao. Sau đây là các tiêu chuẩn chất lượng của Máy
biến áp 500kV đã được đặt ra mà Công ty đã đáp ứng được:
- Máy biến áp 500kV phải đạt được những tiêu chuẩn quy định trong
TCVN 6306:1997, TCVN 1984:1994, TCVN 1985:1994 và IEC 76:1993.
(TCVN là Tiêu chuẩn Việt Nam)
-Liên tục vận hành độc lập hoặc song song, có khả năng chịu quá tải,
chịu ngắn mạch tốt.
- Các sứ xuyên có điện áp xoay chiều phải trên 1000V theo đúng tiêu
chuẩn IEC 60173.
- Phải đảm bảo những tiêu chuẩn của Máy biến áp ngâm dầu theo IEC
60076.
- Dầu cách nhiệt sử dụng phải chuẩn theo các quy định trong IEC 60296.
- Máy biến dòng điện sử dụng phải đạt chuẩn theo IEC 60185.
- Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài yêu cầu đạt chuẩn IEC 60529.
- Bộ phận kiểm soát và đóng cắt dòng điện áp thấp sử dụng phải đạt
chuẩn theo quy định trong IEC 60976.
- Điều chỉnh điện áp dưới tải phải theo chuẩn IEC 60214 và IEC 60542.

- Mức ồn của máy khi hoạt động theo chuẩn IEC 60055.
- Máy biến áp 220kV
- Ký mã hiệu: MBA 220kVA- a-x
Trong đó: MBA 220kVA-a là loại máy
a là mã số máy(cũng bắt đầu bằng 2 chữ số cuối của năm sản xuât)
x là số thứ tự máy sản xuất trong năm
- Tính chất của sản phẩm: Máy biến áp 220kV là sản phẩm có tính chất
phức tạp.
- Loại hình sản xuất: Máy biến áp 220kV được sản xuất theo hình thức
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hàng loạt.
- Thời gian sản xuất: dài trung bình để sản xuất ra một Máy biến áp
220kV phải mất từ 10-12 tuần.
- Tiêu chuẩn chất lượng: Máy biến áp 220kV được sản xuất theo hai
mức công suất là 125.000kVA và 250.000kVA và phải đảm bảo thỏa mãn
được những tiêu chuẩn chất lượng sau trong quá trình kiểm tra xuất
xưởng(Bảng 1.2):
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chất lượng của Máy biến áp 220 kV
Công
suất
kVA
Tổn hao kW
Dòng điện
không tải
%
Kích thước bao
mm
Khối lượng

Không
tải
Po
Có tải
Pk
Dài Rộng Cao
Dầu
(lít)
Toàn
bộ
(kg)
125000 37.1 289.5 0.08 10.
3
5.1 7.4 4650
0
141000
250000 62 350 0.06 10.
5
5.6 8.1 6720
0
218000
(Nguồn: www.eemc.com.vn)
- Máy biến áp 110kV
- Ký mã hiệu: MBA 110kV-a-x
Trong đó: MBA 110kVA-a kV là loại máy
a là mã số máy(được bắt đầu bằng 2 chữ số cuối của năm sản xuất)
x là số thứ tự máy sản xuất trong năm đó
- Tính chất của sản phẩm: Máy biến áp 110kV là sản phẩm có tính chất
phức tạp.
- Loại hình sản xuất: Máy biến áp 110kV được sản xuất theo hình thức

hàng loạt.
- Thời gian sản xuất: dài trung bình phải mất từ 10-12 tuần để có thể chế
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tạo ra được một Máy biên áp 110 kV.
- Tiêu chuẩn chất lượng: Máy biến áp loại 110 kV này được chế tạo với
4 mức công suất khác nhau là 16.000kVA, 25.000kVA, 40.000kVA và
63.000kVA. Với mỗi mức công suất khác nhau thì những tiêu chuẩn đặt ra
cũng có sự khác biệt. Bảng 1.3 sau sẽ cho thấy những tiêu chuẩn chất lượng
cụ thể của từng loại.
Bảng 1.3. Các tiêu chuẩn chất lượng của Máy biến áp 110 kV
Công suất
kVA
Tổn hao kW
Dòng
điện
không
tải
%
Kích thước bao
mm
Khối lượng
Không tải
Po
Có tải
Pk
Dài Rộng Cao
Dầu
(lít)

Toàn
bộ
(kg)
16000 15 80 0.25 5 3.8 4.8 14800 46000
25000 17 105 0.23 5.3 4 5.0 19200 57000
40000 22 115 0.21 6.0 4.3 5.3 23500 79000
60000 31 200 0.2 6.9 4.8 4.8 29800 98000
(Nguồn: www.eemc.com.vn)
(2) Máy biến áp trung gian:
- Ký mã hiệu: MBAT -a-x
Trong đó: MBAT là loại máy
a là mã số máy(được bắt đầu bằng 2 chữ số cuối của năm sản xuất)
x là số thứ tự máy sản xuất trong năm đó
- Tính chất của sản phẩm: Máy biến áp trung gian là sản phẩm có tính
chất phức tạp.
- Loại hình sản xuất: Máy biến áp trung gian được sản xuất theo hình
thức hàng loạt.
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Thời gian sản xuất: dài trung bình phải mất từ 04-08 tuần để có thể chế
tạo ra được một Máy biên áp trung gian, bình quân hàng năm Công ty có thể
chế tạo ra 150-200 máy/năm.
- Tiêu chuẩn chất lượng: Sản phẩm Máy biến áp trung gian này được chế tạo
thành 5 loại công suất khác nhau lần lượt là: 4000kVA, 5600kVA, 6300kVA,
7500kVA, 10000kVA với 2 cấp điện áp là 35/(6.3-22) và 35(22)/(6.3-15) với phạm
vi điều chỉnh điện áp phải trong khoảng +/-2x2,5% hoặc +/-2x5%. Bảng 1.4 dưới
đây sẽ cho biết những tiêu chuẩn cụ thể của từng loại.
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn chất lượng của Máy biến áp trung gian
Công

suất
kVA
Tổn hao kW
Dòng
điện
không tải
%
Kích thước bao mm Khối lượng
Không tải
Po
Có tải
Pk
Dài Rộng Cao Dầu
(lít)
Toàn bộ
(kg)
4000 4800 31000 0.7 2700 2110 3240 2610 11140
5600 6300 39000 0.7 2830 2130 3260 3120 13900
6300 6630 40000 0.7 2850 2160 3310 3300 15100
75000 8200 42500 0.7 2880 2210 3580 1430 16100
10000 9200 58500 0.6 3160 2680 4010 1430 16300
(Nguồn: www.eemc.com.vn)
(3) Máy biến áp phân phối:
- Ký mã hiệu: MBAP-a- b
Trong đó: MBAP là loại máy
a là cấp điện áp(Cụ thể có 4 cấp: 6,3/0,4; 10/0,4; 15/0,4; 22/0,4; 35/0,4.)
b mã số máy(được bắt đầu bằng 2 chữ số cuối của năm sản xuất)
- Tính chất của sản phẩm: Máy biến áp trung gian là sản phẩm có tính
chất phức tạp.
- Loại hình sản xuất: Máy biến áp phân phối được sản xuất theo hình

Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
thức hàng loạt. Ngoài ra Công ty còn nhận chế tạo loại sản phẩm này theo đơn
đặt hàng riêng của khách hàng.
- Thời gian sản xuất: dài trung bình phải mất từ 04-05 tuần để có thể chế
tạo ra được một Máy biên áp phân phối.
- Tiêu chuẩn chất lượng: Máy biến áp phân phối được chế tạo với công
suất đạt từ 30kVA-2500kVA tương ứng với các cấp điện áp 6,3/0,4; 10/0,4;
15/0,4; 22/0,4; 35/0,4. Phạm vi điều chỉnh điện áp phải nằm trong khoảng
±2x2,5%. Các tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại như trong bảng 1.5 dưới đây.
Bảng 1.5. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của Máy biến áp phân phối
Công
suất
kVA
Cấp
điện áp
kV
Tổn hao
W
Dòng
điện
không
tải
%
Dòng
điện
có tải
%
Kích thước bao

mm
Tâm
bánh
xe
mm
Khối lượng
kg
Không
tải

tải
Dài Rộng Cao Dầu Toàn
bộ
30 6,3/0,4
10/0,4
140 610 2 4 1175 675 1215 450 154 460
15/0,4
22/0,4
140 630 2 4 1215 675 1235 450 180 495
35/0,4 160 660 2 4,5 1410 765 1525 550 215 590
50 6,3/0,4
10/0,4
190 660 2 4 1220 740 1220 450 180 485
15/0,4
22/0,4
190 900 2 4 1245 755 1290 450 215 610
35/0,4 210 950 2 4,5 1455 830 1580 550 275 670
75 6,3/0,4
10/0,4
240 1000 2 4 1220 775 1280 450 195 615

15/0,4
22/0,4
265 1150 2 4 1250 830 1325 450 234 655
35/0,4 275 1150 2 4,5 1470 830 1635 550 315 710
100 6,3/0,4
10/0,4
305 1150 2 4 1275 850 1295 450 215 620
15/0,4
22/0,4
320 1680 2 4 1295 865 1360 450 250 715
35/0,4 345 1750 2 5 1485 920 1660 550 335 900
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
(Nguồn: www.eemc.com.vn)
1.1.2.Tủ điện
Sản phẩm này tuy không đa dạng và phong phú về chủng loại như Máy
biến áp nhưng cũng được Công ty rất chú trọng trong việc nghiên cứu và phát
triển sản phẩm. Cho đến nay, Công ty đã tung ra thị trường những loại Tủ
điện như trong bảng 1.6 sau:
Bảng 1.6. Danh mục sản phẩm Tủ điện
STT Tên sản phẩm Ký, mã hiệu
1 Tủ trung thế 6-35kV LV6-35kV
2 Tủ điện metal CLVA6-35kV
3 Tủ điện tự động 3 pha- 380V TLV6-35kV
(Nguồn: www.eemc.com.vn)
Đây là những sản phẩm có tính chất phức tạp được tiến hành sản xuất
hàng loạt với thời gian sản xuất dài. Với năng lực sản xuất hiện tại thì hàng
năm Công ty có thể sản xuất được 1500 Tủ điện/năm. Cũng như các sản phẩm
khác của đơn vị thì đây cũng là một mặt hàng được khách hàng đánh giá cao

bởi tính đáp ứng các yêu cầu thiết kế và vận hành, có khả năng chịu quá tải
tốt, độ bền, độ ổn định và độ tin cậy cao. Chất lượng của Tủ điện sản xuất ra
phải đáp ứng được các quy định trong hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000.
1.1.3. Cầu dao
Cầu dao là một trong số những thiết bị điện được Công ty Cổ phần Chế
tạo Thiết bị điện Đông Anh nghiên cứu, chế tạo và tung ra ngoài thị trường
mà chủ yếu là thị trường trong nước. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Công ty đã tiến hành chế tạo 2 loại cầu dao là: Cầu dao trong nhà và Cầu dao
ngoài trời. Sau đây em xin giới thiệu về loại sản phẩm cầu dao điển hình nhất
của đơn vị Cầu giao ngoài trời S2DA. Đây là loại cầu dao thông dụng nhất
trên thế giới vì có thiết kế giản đơn, lắp đặt dễ dàng nhưng hiệu quả hoạt động
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
cao và lại có độ bền tương đối cao.
- Ký mã hiệu: S2DA-x(Trong đó: x là cấp điện áp từ 6-35kV và 110kV)
- Tính chất của sản phẩm: Phức tạp
- Loại hình sản xuất: Hàng loạt
- Thời gian sản xuất: Ngắn và bình quân hàng năm Công ty cho ra đời
được khoảng 1000 bộ/năm.
- Tiêu chuẩn chất lượng:Tất cả các loại cầu dao do Công ty thiết kế, chế
tạo, thử nghiệm và giao hàng đều phải đạt chuẩn IEC mới nhất,hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001:2000. Cầu dao S2DA phải đảm bảo lắp kèm được
hoặc dễ dàng trang bị thêm 1hoặc 2 chuyển mạch nối đất. Cầu dao S2DA phải
có khả năng lắp được theo tất cả các kiểu như song song, thẳng hàng, chéo,
đứng thẳng, treo, pha trên pha.
1.1.4. Cáp nhôm trần tải điện
- Tính chất của sản phẩm: Phức tạp
- Loại hình sản xuất: Hàng loạt

- Thời gian sản xuất: Ngắn và hàng năm Công ty sản xuất được 2500
tấn/năm - Tiêu chuẩn chất lượng: Loại sản phẩm này được thiết kế chế tạo
dùng cho các đường dây truyền tải điện đến 500kV và nó phải đảm bảo được
các tiêu chuẩn sau:
- Tiết diện của sản phẩm phải đạt 700mm².
- Trước đây chất lượng sản phẩm phải đảm bảo đáp ứng hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9002 nhưng sau đó chuyển sang ISO 9001:2000 từ năm
2000.
- Đảm bảo các quy định hiện hành trong bộ tiêu chuẩn IEC do Tổng
cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng công nhận.
- Suất tổn hao trong quá trình truyền tải điện cho phép là từ 5%-8%.
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
* Đặc điểm sản phẩm dở dang:
Với kỳ hạch toán được Công ty chọn là tháng thì những sản phẩm mà
đến cuối tháng vẫn chưa kết thúc giai đoạn chế biến và vẫn còn đang nằm
trong quá trình sản xuất được xác định là sản phẩm dở dang(SPDD). Với đặc
thù riêng của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực chế tạo thiết
bị điện cùng với nhịp độ hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định ít có biến
động, chu kỳ sản xuất dài nên SPDD của Công ty có những đặc điểm chính
sau:
- Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ không nhiều ví dụ như với Máy
biến áp 220kV thì số lượng SPDD cuối mỗi tháng chỉ dao động trong khoảng
từ 1- 4 máy.
- Giá trị SPDD cuối kỳ khá cao nguyên nhân chính là do chu kỳ sản xuất
dài.
- Giá trị SPDD hàng tháng tương đối ổn định có nghĩa là chi phí sản xuất
kinh doanh cuối mỗi tháng có sự chênh lệch không quá lớn.
- Chiếm một tỷ trọng lớn trọng giá trị SPDD cuối kỳ là giá trị của

nguyên vật liệu. Nói cách khác là giá trị SPDD cuối kỳ có giá trị gần với giá
trị nguyên vật liệu nằm trong chính SPDD đó. Điều này được giả thích là do
chí phí nguyên vật liệu phát sinh luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi
phí sản xuất tỷ trọng này tính cho toàn doanh nghiệp đạt từ 72%-75% riêng
với Máy biến áp thì con số này còn lên tới gần 90%.
- Sau khi đã tiếp tục xuất vật tư để hoàn thành nốt những SPDD từ kỳ
trước chuyển sang thì các phân xưởng mới tiếp tục bắt đầu chế tạo những sản
phẩm mới. Nói cách khác là những SPDD cuối kỳ trước sẽ là những sản phẩm
được hoàn thành đầu tiên trong kỳ tiếp theo.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của Công
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh
1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần
Chế tạo thiết bị điện Đông Anh
Như chúng ta biết điện năng là một nguồn năng lượng vô cùng quan
trọng trong chiến lược phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đến
này con người đã tìm ra một số nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt
trời, năng lượng gió… nhưng vẫn chưa tìm ra được nguồn năng lượng thay
thế cho điện. Như dự báo thì nghành điện sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong
tương lai khi mà sự phát triển kinh tế càng ngày càng cao thì nhu cầu về điện
năng càng lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với các thiết bị điện
cũng ngày càng tăng cao . Đây sẽ là một cơ hội rất lơn cho các doanh nghiệp
chế tạo thiết bị điện nói chung và Công ty Cổ phần Chế Tạo thiết bị điện
Đông Anh nói riêng. Nhưng mặt khác đi cùng với sự tăng lên trong số lượng
thì yêu cầu đối với chất lượng cho các thiết bị điện cũng tăng lên một cách
nhanh chóng. Với đặc điểm là hầu như phần lớn các thiết bị điện đều là những
loại vật dụng có thời gian sử dụng lâu dài, đặc biệt là Máy biến áp có thời
gian sử dụng lên đến hàng vài chục năm. Điều đó, càng làm tăng yêu cầu về

chất lượng của khách hàng đối với những thiết bị điện. Để đáp ứng được
những yêu cầu hết sức khắt khe đó của khách hàng cũng như để nâng cao khả
năng cạnh tranh và thương hiệu của mình trên thị trường Công ty Cổ phần
Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh đã bỏ ra rất nhiều công sức, tâm huyết trong
việc nghiên cứu, thiết kế các bản vẽ kỹ thuật cũng như xây dựng các quy trình
chế tạo sản phẩm sao cho có thể đưa ra mắt thị trường những thiêt bị điện tốt
nhất có chất lượng, có mẫu mã đẹp và giá thành phải chăng. Do sản phẩm của
Công ty rất đa dạng và phong phú nhưng trong đó chủ đạo vẫn là các loại
Máy biến áp nên trong khuôn khổ chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của mình
em xin giới thiệu về quy trình Công nghệ chế tạo Máy biến áp đang được áp
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
dụng tại đơn vị. Sau đây là quy trình công nghệ chế tạo Máy biến áp cụ thể
gồm các bước như sau(Sơ đồ 1.1).
Sơ đồ 1.1. Quy trình công nghệ chế tạo Máy biến áp
Bước 1: Chế tạo vỏ máy và cánh tản nhiệt
- Từ thép CT3, thép phi từ tính chế tạo thân thùng Máy biến áp(Với độ
dày từ 3mm trở lên tùy thuộc dung lượng của máy) đồng thời chế tạo lắp máy
và đáy máy.
- Chế tạo cánh tản nhiệt bằng phương pháp hàn lăn hoặc dập cánh sóng.
Chế tạo bình dầu phụ, các chi tiết cơ khí, các đường ống dẫn dầu và van. Cuối
cùng, sử dụng máy hàn để tiến hành hàn lắp ghép vỏ cụ thể là hàn tổ hợp. Sản
phẩm sau khi hàn xong được đưa vào hệ thống làm sạch bằng phu bi để tiến
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
Chế tạo vỏ máy
và cánh tản nhiệt
Chế tạo bối dây
cao hạ áp
Chế tạo lõi thép

Lắp ráp phần ruột
Sấy trong lò sấy cảm
ứng
Lọc dầu
Lắp ráp tổng hợp
và nạp dầu
Kiểm tra & xuất
xưởng
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hành làm sạch và sau đó được đưa sang Hệ thống sơn tĩnh điện để sơn chống
gỉ và thử áp lực đối với vỏ máy.
Bước 2: Chế tạo bối dây cao hạ áp
- Băng giấy cách điện dây điện từ(bọc giấy cách điện) đối với các Máy
biến áp có điện áp lớn.
- Chế tạo ống lồng cáp điện và khuôn quấn dây.
- Quấn các bối dây cuộn cao áp,trung áp,hạ áp,cuộn điều chỉnh theo thiết
kế.
Bước 3: Chế tạo lõi thép
- Tôn Silic được đưa vào Hệ thống máy cắt Tôn Silic cắt bấm, cắt chéo
liên tiếp để cắt với kích thước theo thiết kế. Tôn Silic sau khi cắt được đưa
vào Máy quấn trục đứng cỡ lớn để tiến hành cuộn lõi thép. Tiếp đó, tiến hành
lắp ép lõi thép và cho qua hệ thống máy ủ Tôn để tiến hành ủ lõi thép trước
khi lắp.
- Chế tạo các gông từ, xà ép mạch từ rồi tiến hành ghép mạch từ theo bản
vẽ. Sau đó, tiến hành băng đai mạch từ, đo kiểm tra tổn hao không tải.
Bước 4: Lắp ráp phần ruột
- Đầu tiên, tiến hành lắp các bối dây vào mạch từ. Băng và hàn các đầu
dây lên các sứ và bộ điều chỉnh.
- Lắp sứ và bộ điều chỉnh với lắp máy.

- Kiểm tra các kết cấu và chuyển vào lò sấy cảm ứng rút chân không.
Bước 5: Sấy trong lò sấy cảm ứng:
Sau khi đã lắp ráp xong phần ruột máy thì sản phẩm sẽ được tiếp tục
chuyển tới lò sấy cảm ứng để tiến hành sấy trước khi ép các bối dây sơ bộ.
Bước 6: Lọc dầu
Đưa Thép kỹ thuật điện vào trong hệ thống máy cắt thép để tiến hành cắt
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
theo hình dáng và kích thước quy định trong bản vẽ kỹ thuật rồi sau đó đưa
vào cán nguội và lắp thành bình lọc dầu.
Bước 7: Lắp ráp tổng hợp và nạp dầu
- Trong bước này sau khi tiến hành siết ép lại các bối dây, mạch từ và
các chi tiết thì sẽ tiếp tục lắp hoàn chỉnh ruột máy và lắp máy với thùng máy,
bình dầu phụ, bình hút ẩm, sứ cao áp, các phụ kiện khác như rơle, thiết bị đo
lường, thiết bị bảo vệ. Kết thúc bước này là sử dụng Bộ nạp dầu chân không
để nạp dầu cho máy.
Bước 8: Kiểm tra và xuất xưởng:
Sản phẩn sau khi lắp ráp xong được đưa vào trạm thí nghiệm 35kV, các
bộ phận thí nghiệm hóa học, cơ khí, điện tử và phòng thí nghiệm cao áp
600kV để kiểm tra các thông số kỹ thuật trước khi xuất xưởng. Sản phẩn hoàn
thành sau khi được kiểm tra đảm bảo các tiêu chuẩn đề ra theo thiết kế sẽ
được dán nhãn mác, dán logo của Công ty, ghi tên, ghi các thông số kỹ thuật,
các ký hiệu và các chỉ dẫn sử dụng. Cuối cùng, sản phẩm được nhập kho.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Chế tạo thiết bị
điện Đông Anh
Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp cụ thể là sản xuất - kinh doanh các thiết bị phục vụ ngành điện. Xuất
phát từ đặc điểm, yêu cầu về kỹ thuật và yêu cầu về chất lượng của các thiết
bị điện thì hoạt động sản xuất của Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện

Đông Anh được xác định là loại hình sản xuất phức tạp. Do đó, nó đã có ảnh
hưởng rất lớn đến công tác tổ chức sản xuất nói riêng và tổ chức quản lý nói
chung tại đơn vị. Đồng thời, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị bộ
máy tổ chức sản xuất của Công ty được chia thành 5 PX sản xuất(Trong đó có
4 PX sản xuất chính, 1 PX sản xuất phụ) và một Đội xe vận chuyển. Có thể
khái quát mô hình tổ chức sản xuất - kinh doanh tại Công ty qua sơ đồ 1.2
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
sau.
Sơ đồ 1.2. Mô hình tổ chức bộ máy sản xuất - kinhh doanh của
Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh


PX Sản xuất Máy biến áp: PX này có nhiệm vụ chế tạo và lắp ráp các
loại Máy biến áp. Nó được chia thành các tổ sản xuất nhỏ hơn. Trong PX có
một Quản đốc phân xưởng làm nhiệm vụ điều hành hoạt động chung của toàn
PX và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong sản xuất cũng như tiến độ của
hoạt động sản xuất tại PX mà mình quản lý.
PX Sản xuất Cáp nhôm: PX này chịu trách nhiệm sản xuất chế tạo Cáp
nhôm, Cáp thép. Quản lý tại PX này ngoài Quản đốc phân xưởng chịu trách
nhiệm chung về hoạt động của PX thì còn có thêm một đốc công kỹ thuật có
nhiệm vụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong sản xuất.
PX Sửa chữa điện: Nhiệm vụ chính là sửa chữa Máy biến áp, động cơ,
máy phát ngoài ra PX này còn đảm nhiệm việc sản xuất Tủ bảng điện. Cơ cấu
tổ chức tại PX bao gồm một Quản đốc và một phó quản đốc.
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
Ban giám đốc
Phó giám đốc kỹ
thuật

Phân
xưởng
Sản xuất
Máy biến
áp

Chủ tịch HĐQT
Phân
xưởng
Sản xuất
Cáp
nhôm
Phân
xưởng
Sửa chữa
điện

Phân
xưởng Cơ
khí
Phân
xưởng
Cơ điện
Đội xe
vận
chuyển
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PX Cơ khí: Có nhiệm vụ gia công các chi tiết phục vụ cho hoạt động sản
xuất Máy biến áp như bánh xe, ecu, bu lông và sản xuất Cầu dao. Trong PX

này có một Quản đốc phân xưởng chụi trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt
động của PX. Bên dưới Quản đốc có tổ quản lý kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý
về mặt kỹ thuật đối với các sản phẩm được làm ra.
PX Cơ điện: PX này có nhiệm vụ trực điện, bơm nước, vận hành, sửa
chữa máy móc thiết bị phục vụ hoạt động của toàn Công ty.
Đội xe vận chuyển: Bộ phận này đảm nhiệm việc vận chuyển nguyên
vật liệu từ địa điểm mua hàng về kho của đơn vị, vận chuyển thành phẩm tới
khách hàng và các điểm bán hàng của đơn vị. Ngoài ra, tổ xe còn có nhiệm vụ
đưa đón cán bộ, công nhân viên của Công ty.
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị
điện Đông Anh
Nhờ vào chuyên môn cùng với kinh nghiệp lâu năm trong quản lý được
tích lũy từ những năm đầu đi vào hoạt động cho đến nay các nhà quản lý của
Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh kể từ những nhà quản trị
cấp cao trong Hội đồng quản trị cho đến những nhà quản trị cấp thấp là các
Quản đốc tại từng phân xưởng đều nhận thức được rất rõ về vai trò, chức
năng của CPSX. Trên thực tế, CPSX luôn là một khoản mục chi phí quan
trọng nhất, là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí phát
sinh, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm sản xuất từ đó có ảnh
hưởng rất lớn đến chỉ tiêu lợi nhuận và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh toàn
doanh nghiệp. Do đó, Quản lý chi phí sản xuất<CPSX> phát sinh trong quá
trình hoạt động đã được Công ty xác định là một trong các nhiệm vụ trọng
tâm hàng đầu của công tác quản lý. Đặc biệt là trong giai đoạn gần đây khi mà
nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng liên tục gặp
phải những biến động không mấy tốt đã làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm
của Công ty ít nhiều bị ảnh hưởng cụ thể là tốc độ tăng cầu về các thiết bị
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
điện có xu hướng chậm lại nguyên nhân là do các cơ quan Nhà Nước, các

doanh nghiệp – những khách hàng chủ yếu của Công ty đều thực hiện giải
pháp thắt chặt chi tiêu trong suốt thời gian dài vừa qua. Bên cạnh Công ty còn
phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt từ phía các đối thủ cạnh tranh.
Đứng trước thực tế đó, Công ty đã đặt ra mục tiêu rất rõ ràng, cụ thể cho công
tác quản lý CPSX là: “tiết kiệm đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng” và
để đạt được điều đó trong hệ thống quản lý của đơn vị đã có sự phân công,
phân nhiệm hết sức rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ
phận, từng các nhân trong việc quản lý CPSX. Cụ thể như sau:
Hội đồng quản trị - cấp quản lý cao nhất của Công ty đảm nhiệm việc
xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trung, dài hạn trong tương lai cho
doanh nghiệp. Bộ phận này đảm nhiệm việc phê duyệt các kế hoạch liên quan
đến chi phí trong đó có CPSX do Giám đốc chuyển lên. Và đây cũng chính là
quyền hạn của họ trong công tác quản lý CPSX. Công việc này được thực
hiện tại các buổi họp Hội đồng quản trị thường niên, Trong các buổi họp đó
bản kế hoạch về CPSX thường là trong một năm sẽ được trình lên Hội đồng
quản trị, chuyển tới các Cổ đông tham gia và từ đó lấy biểu quyết thông qua
theo những quy định trong Điều lệ của Công ty. Sau đó, bản kế hoạch CPSX
được ký bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu như nó được thông qua.
Giám đốc được Hội đồng quản trị giao nhiệm vụ đảm nhiệm việc tổ
chức thực hiện kế hoạch CPSX đã được thông qua, chụi trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị về kết quả thực hiện, báo cáo về tình hình thực hiện kế
hoạch cho Hội đồng quản trị trong cuội họp định kỳ hoặc trong các trường
hợp đặc biệt khác khi có yêu cầu; Bên cạnh đó, Giám đốc còn chỉ đạo Phó
giám đốc kỹ thuật và các phòng ban liên quan để xây dựng các kế hoạch
CPSX trình lên Hội đồng quản trị.
Phó giám đốc kỹ thuật chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc được
Giám đốc ủy quyền trong việc lập, tổ chức thực hiện kế hoạch CPSX. Là
người quản lý trực tiếp CPSX phát sinh tại các phân xưởng sản xuất thông
Lê Thị Thuỳ Dương Lớp: Kế toán 49A
25

×