Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Hoàn thiện Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.28 KB, 56 trang )

Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây Việt Nam đã có những bước tiến ngoạn mục không
những về kinh tế với tỷ lệ tăng trưởng luôn ở mức cao, chính trị ổn định mà còn đẩy
mạnh quan hệ, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, vị thế trên
trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đối với ngành xây dựng, phát huy những thành
tựu đã đạt được trong suốt 20 năm đổi mới, bước sang năm 2011, trong bối cảnh
nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng kéo theo nền kinh tế Việt Nam nói chung và
ngành xây dựng nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, ngành tiếp
tục có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây dựng
công trình, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở, vật liệu xây
dựng, năng lực tổng thầu xây dựng các công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu về xây dựng, kể cả những công trình có quy mô lớn, đòi hỏi
chất lượng cao, công nghệ hiện đại, sản xuất kinh doanh (SXKD) và đầu tư phát
triển của các doanh nghiệp (DN) luôn tăng trưởng cao và bền vững.
Hoà chung vào niềm vui này, các DN Tư vấn Thiết kế Xây dựng (TVTKXD)
đã và đang ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của
Ngành xây dựng nói riêng và trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước nói chung.
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh đặt ra với tất cả các DN Việt Nam là rất
lớn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp này phải đưa ra những mục tiêu, định hướng với tiêu
chí, biện pháp và lịch trình cụ thể cho lộ trình hội nhập. Trong đó công tác hạch
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
và cần được hoàn thiện.
Về mặt chế độ, cùng với quá trình đổi mới sâu sắc hệ thống pháp luật về kinh
tế, hệ thống Kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, góp
phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính trong
DN và tài chính quốc gia. Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản luật và
chuẩn mực kế toán cùng các Thông tư hướng dẫn tương đối đồng bộ để hướng dẫn
thực hành công tác kế toán. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta đang phát triển nền


Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
kinh tế thị trường với sự định hướng của Nhà nước, cùng sự phát triển đa dạng các
loại hình DN thì việc tổ chức áp dụng tại mỗi loại hình DN nói chung và tại các
doanh nghiệp TVTKXD nói riêng, đặc biệt là công tác hạch toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh sao cho vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước vừa đảm bảo
cung cấp thông tin hiệu quả phục vụ quản lý doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề
phải bàn. Nghiên cứu rõ thực trạng để từ đó đề xuất một hệ thống giải pháp hoàn
thiện mang tính đồng bộ trên cả hai phương diện kế toán tài chính và kế toán quản
trị cho các DN tư vấn trong lĩnh vực xây dựng đang là vấn đề thực sự cấp thiết.
Với các lý do đó, được sự hướng dẫn của TS Trần Quý Liên, tôi đã mạnh dạn
lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam" với mong muốn
nâng cao hiệu quả hạch toán kế toán tại công ty, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh
của công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế mạnh mẽ hiện nay.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm
3 chương:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý doanh thu, chi phí tại Công ty Cổ
phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng công tác Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt
Nam.
Chương 3: Hoàn thiện Kế toán Doanh thu, Chi phí và Kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam.
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC SƠ ĐỒ 7
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
VIỆT NAM 8
1.1. Đặc điểm doanh thu, chi phí của Công ty CDC 8
1.1.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh của Công ty CDC 8
1.1.2. Đặc điểm tình hình kình doanh của Công ty CDC 10
1.2. Tổ chức quản lý Doanh thu, chi phí của Công ty CDC 11
1.2.1. Đặc điểm về mô hình tổ chức quản lý sản xuất 11
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU
TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG VIỆT NAM 20
2.1. Kế toán doanh thu tại Công ty CDC 20
2.1.1. Chứng từ kế toán 20
2.1.2. Tài khoản kế toán 21
2.1.3 Phương pháp kế toán 21
2.2. Kế toán chi phí tại Công ty CDC 24
2.2.1. Chứng từ kế toán 24
2.2.2. Tài khoản kế toán 27
2.2.3. Phương pháp kế toán 30
2.2.3.1. Kế toán chi phí sản xuất trực tiếp 30
2.2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp 31
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2.2.3.3. Chi phí sản xuất trực tiếp ngoài lương 36
2.2.3.4. Kế toán chi phí quản lý và phục vụ sản xuất 37
2.2.3.5. Chi phí thuế thu nhập doanh nhiệp 38
2.2.3.6. Tổng hợp chí phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty
CDC 39

2.3. Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty CDC 40
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆT KẾ TOÁN
DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG VIỆT NAM 42
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công
ty CDC 42
3.1.1. Những kết quả đạt được 42
3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 44
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty CDC 47
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp đề xuất 52
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PHỤ LỤC
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CDC : Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam
CNDA : Chủ nhiệm dự án
DN : Doanh nghiệp
GĐDA : Giám đốc dự án
GTGT : Giá trị gia tăng
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TK : Tài khoản
TVTKXD : Tư vấn thiết kế xây dựng
SXKD : Sản xuất kinh doanh
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng Trang

1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CDC 11
2.1 Mẫu Phiếu định khoản kế toán 18
2.2 Mẫu Giấy đề nghị thanh toán 25
2.3 Định mức khoán cho từng loại hình dịch vụ tại CDC 30
2.4 Mẫu Bảng thanh toán tiền lương tháng 34
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết 13
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
kế Xây dựng Việt Nam
1.2 Mô hình tổ chức quản lý sản xuất tại CDC 14
1.3 Qui trình thực hiện dự án 14
1.4 Qui trình kiểm soát dự án 15
1.5
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu
tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam
17
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ
THIẾT KẾ XÂY DỰNG VIỆT NAM
1.1. ĐẶC ĐIỂM DOANH THU, CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CDC
1.1.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh của Công ty CDC
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1991
theo quyết định số 525/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 10 tháng 3 năm 1992 Công ty Tư vấn Xây dựng được hợp nhất với Xí
nghiệp Thiết kế Xây dựng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành Công ty Tư
vấn Thiết kế Xây dựng (sau đây gọi tắt là CDC) theo Quyết định số 101/BXD-
TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 5 tháng 5 năm 1993 CDC được thành lập lại theo Quyết định số

158A/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 25 tháng 12 năm 1996 CDC được bổ sung nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
theo Quyết định số 1100/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 3 tháng 2 năm 1996 CDC được xếp doanh nghiệp hạng II theo Quyết
định số 190/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 27 tháng 01 năm 2000 CDC được xếp doanh nghiệp hạng I theo Quyết
định số 132/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngày 10 tháng 7 năm 2000 CDC được bổ sung ngành nghề kinh doanh theo
Quyết định số 928/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Ngày 04 tháng 01 năm 2005, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 04/QĐ-
BXD về việc thực hiện sắp sếp, đổi mới và phát triển Công ty CDC theo hướng Cổ
phần hóa;
Ngày 18 tháng 09 năm 2006, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số
1307/QĐ-BXD về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Tư vấn Thiết kế
xây dựng;
Ngày 30 tháng 11 năm 2006, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số
1631/QĐ-BXD về việc điều chỉnh phương án Cổ phần hóa và chuyển Công ty Tư
vấn Thiết kế xây dựng thành Công ty cổ phần;
Ngày 10 tháng 01 năm 2007, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số
38/QĐ-BXD về việc sửa đổi nội dung Quyết định số 1631/QĐ-BXD ngày
30/11/2006 về việc điều chỉnh phương án Cổ phần hóa và chuyển Công ty Tư vấn
Thiết kế xây dựng thành Công ty cổ phần, trong đó Tên chính thức là: Công ty cổ
phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Việt Nam (CDC);
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngày 19 tháng 01 năm 2007, Công ty CDC đã được Sở kế họach và đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số:
0103015356.
Số lượng cán bộ nhân viên của Công ty khi mới thành lập chỉ có 05 người
gồm: 1 thạc sĩ kết cấu làm Giám đốc, 1 cử nhân tài chính làm kế toán trưởng và 3
kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng.

Những năm vừa qua CDC đã trưởng thành rất nhanh cả về chất và lượng.
Ngày nay, CDC là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh
vực Tư vấn Thiết kế Xây dựng, là đơn vị thứ 2 của ngành Xây dựng được tổ chức
Quốc tế cấp chứng chỉ ISO 9001 - 1994 năm 2001 và ISO 9001 - 2000 năm 2003
CDC đã có trụ sở riêng được thiết kế và trang bị hiện đại tương đương với các văn
phòng tư vấn trong khu vực. CDC có đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia hùng hậu
và giàu kinh nghiệm trong hầu hết các lĩnh vực thuộc Tư vấn Thiết kế Xây dựng
cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tính đến ngày 31/12/2008, CDC có 3 trung tâm, 7 xí nghiệp và 1 Công ty trực
thuộc tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm hơn 250 cán bộ chuyên môn có trình độ từ
đại học trở lên, trong đó có 1 tiến sĩ, trên 40 thạc sĩ, còn lại là kiến trúc sư, kỹ sư kết
cấu, cơ điện, kinh tế,
Ngành nghề kinh doanh của CDC theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 0103015356 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 19/01/2007 bao gồm:
- Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị và bảo vệ
môi trường;
- Khảo sát địa hình và khảo sát địa chất, đo đạc các công trình xây dựng;
- Thiết kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị và khu công
nghiệp;
- Tổng thầu Tư vấn, Thiết kế và Lập Tổng dự toán các công trình dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật;
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, Tổng dự toán công trình xây dựng;
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Quản lý dự án, giám sát kỹ thuật xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Lập Hồ sơ mời thầu, Tư vấn đấu thầu;
- Dịch vụ Tư vấn đầu tư (không bao gồm Tư vấn Pháp luật, Tài chính);
- Thiết kế và Thi công trang trí nội ngoại thất công trình;
- Kiểm định, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây

dựng.
Một số dự án điển hình Công ty đã và đang thực hiện là: Thiết kế các hệ thống
kỹ thuật bên trong cho Trung tâm hội nghị quốc gia, Thiết kế Trung tâm phát thanh
quốc gia, Thiết kế Thư viện điện tử Bách Khoa, Tư vấn giám sát Khu chung cư cao
cấp CIPUTRA Hà Nội, Lập Dự án đầu tư Trụ sở Văn phòng quốc hội Lào, Quy
hoạch tỷ lệ 1/500, Khảo sát địa chất Dự án đầu tư Khu liên hợp hoá dầu Nghi Sơn;
Thiết kế cơ sở, Thiết kế thi công chung cư 15 tầng cho người có thu nhập thấp
1.1.2. Đặc điểm tình hình kinh doanh của Công ty CDC
- Vốn điều lệ của Công ty tính đến năm 2010: 6.800.000.000 đồng
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CDC
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng doanh thu 33.131.632.000 50.661.667.850 80.980.823.894
Các khoản giảm trừ 0 0
Doanh thu thuần 33.131.632.000 50.661.667.850 80.980.823.894
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Giá vốn hàng bán 28.783.547.230 36.402.095.830 58.461.928.390
Doanh thu hoạt động tài chính 540.954.790 670.848.946 1.966.868.292
Chi phí tài chính 782.890.810 911.029.912 1.361.723.145
Trong đó lãi vay phải trả 0 1.361.600.000
Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.179.452.060 10.811.834.347 17.092.234.626
Lợi nhuận thuần 1.849.419.000 4.107.556.707 6.031.806.025
Thu nhập khác 399.854.167 552.722.732 464.385.334
Chi phí khác 50.890.269 110.643.076 3.563.080
Lợi nhuận khác 184.578.000 442.079.656 460.822.254
Tổng lợi nhuận trước thuế 2.078.997.000 4.549.636.363 6.492.628.279
Thuế DN phải nộp 582.119.000 1.273.898.182 1.690.785.883
Lợi nhuận sau thuế 1.496.878.000 3.275.738.181 4.801.842.396
1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CDC
1.2.1. Đặc điểm về mô hình tổ chức quản lý sản xuất

Công ty CDC áp dụng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kết hợp chuyên môn
hoá và tổng hợp. Mô hình này thường được áp dụng ở các DN vừa muốn phát triển
theo hướng chuyên môn hoá đối với các lĩnh vực mà đơn vị có thế mạnh, đồng thời
duy trì các đơn vị tổng hợp có khả năng thực hiện trọn gói một hợp đồng đa loại
hình dịch vụ. Đây là mô hình có tính hiện đại, được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến,
mang tính chuyên môn hoá cao với những ưu thế:
- Tập trung nguồn lực, chuyên gia giỏi để thực thi cùng lúc nhiều dự án và
những dự án lớn để đáp ứng yêu cầu tiến độ của khách hàng.
- Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học hỏi, trao đổi chuyên môn, đào tạo
cán bộ trẻ cho các bộ môn kỹ thuật.
- Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị có cùng chuyên ngành,
tích luỹ lớn, lợi nhuận cao, tạo điều kiện cho phát triển DN.
- Khá thuận lợi cho việc hợp tác, hội nhập với tư vấn nước ngoài.
Tuy nhiên mô hình này cũng có những nhược điểm sau:
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đơn vị chủ trì đồ án và Chủ nhiệm đồ án khó điều hành trực tiếp công việc
mà phải qua các đơn vị chuyên ngành, do vậy làm tăng thêm đầu mối xử lý công
việc, kéo dài tiến độ hoàn thành dự án, nhất là đối với các dự án có nhiều hạng mục
công việc.
- Việc trao đổi thông tin để phối hợp giữa các chủ trì thiết kế với chủ nhiệm đồ
án cũng như giữa các chủ trì thiết kế chưa được kịp thời.
- Việc hình thành các đơn vị chuyên ngành làm tăng đầu mối quản lý và do đó
làm tăng phần chi phí quản lý và phục vụ sản xuất, làm giảm hiệu quả kinh doanh
của DN.
Các Xí nghiệp chuyên ngành bao gồm: Xí nghiệp thiết kế Kết cấu, Xí nghiệp
thiết kế Cơ điện, nước – hạ tầng, kiến trúc
Các Xí nghiệp tổng hợp bao gồm đầy đủ các bộ môn từ kiến trúc, kết cấu đến
điện nước, dự toán.
Văn phòng dự án được thành lập đối với các dự án lớn mang tính đặc thù,
trọng điểm cần sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban lãnh đạo Công ty để đảm bảo chất lượng

và tiến độ đề ra, như: Văn phòng tư vấn giám sát Trung tâm truyền hình Việt Nam
VTV
Với mô hình tổ chức như vậy, chịu trách nhiệm thực hiện một Hợp đồng dịch
vụ tư vấn sẽ bao gồm:
- Giám đốc dự án (GĐDA): Chỉ đạo và tổ chức thực hiện dự án, phê duyệt kế
hoạch thực hiện dự án và phê duyệt toàn bộ sản phẩm của dự án.
- Chủ nhiệm dự án (CNDA): Theo dõi, đôn đốc và trực tiếp tham gia, chịu
trách nhiệm trước GĐDA về việc thực hiện dự án.
- Trưởng các đơn vị: Lãnh đạo và tổ chức quản lý đơn vị mình thực hiện chức
năng và nhiệm vụ theo phần công việc liên quan.
- Quản lý kỹ thuật bộ môn: Thực hiện kiểm tra sản phẩm (hồ sơ, bản vẽ ) của
bộ môn mình.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư
và thiết kế xây dựng Việt Nam
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý sản xuất tại CDC

Sơ đồ 1.3: Qui trình thực hiện dự án
Giám đốc
Phó giám đốc phụ
trách kiến trúc
Phó giám đốc kết
cấu
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Quản lý
Kỹ thuật
Các xí nghiệp
Kiến trúc

Các xí nghiệp
Kết cấu
Văn phòng kỹ
thuật, ME, nước,
dự toán
Các dự án, Hợp
đồng, thầu phụ
Phòng
Kế hoạch
Phòng
Tài vụ
Phòng
Tổ chức
Giám đốc dự án
Phòng chức năngPhòng chức năng
Chủ nhiệm dự án
Trưởng đơn vị, Chủ trì bộ môn, Quản lý kỹ thuật
Các Kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia thực hiện dự án
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Sơ đồ 1.4: Qui trình kiểm soát dự án
- Chủ trì bộ môn: Đứng đầu nhóm thực hiện thiết kế.
- Nhóm thực hiện: Tập hợp một số cán bộ trong một hoặc một số đơn vị để
thực hiện một số công việc theo phân công của Trưởng đơn vị.
Chính vì đặc điểm về mô hình tổ chức sản xuất là chuyên môn hoá và chuyên
môn hoá kết hợp tổng hợp đã có tác động trực tiếp đến cơ cấu tổ chức bộ máy kế
toán, đó là sẽ có đơn vị hạch toán tương đối độc lập báo sổ, có các đơn vị hạch toán
phụ thuộc báo sổ, các đơn vị thực hiện khoán chỉ ghi chép thống kê , đồng thời sẽ
ảnh hưởng đến cách thức tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh
tại các DN này, đó là doanh thu, chi phí sẽ được tập hợp theo dõi theo từng dự án
(các dự án đặc thù do văn phòng dự án thực hiện), chi phí được tập hợp theo từng

bộ môn, Xí nghiệp chuyên ngành thực hiện rồi mới tổng hợp lên toàn bộ chi phí
trực tiếp của Hợp đồng tư vấn hoặc được tập hợp riêng tại mỗi đơn vị tổng hợp.
Điều này đã được chúng tôi đi sâu tìm hiểu và làm rõ ở phần tổ chức bộ máy và
thực tế hạch toán kế toán.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, bộ máy kế toán tại Công ty
Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam được tổ chức theo kiểu vừa
tập trung, vừa phân tán. Công ty có một số đơn vị hạch toán báo sổ (Chi nhánh,
Công ty con có con dấu và Tài khoản riêng ), còn lại phần lớn đều là các đơn vị
Tổng kết
dự án
Thực hiện
và kiểm tra
Lập kế
hoạch thực
hiện
Nhận yêu cầu
của khách
hàng
Cập nhật các yêu cầu của khách và
kế hoạch thực hiện dự án
Kiểm soát
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
hạch toán phụ thuộc hoàn toàn, toàn bộ hoạt động thu chi đều do Công ty quản lý,
đơn vị chỉ làm nhiệm vụ tập hợp chứng từ đã chi phí phần được khoán và nộp về
Công ty theo qui định (Các Xí nghiệp chuyên ngành, Văn phòng thực hiện dự án ).
- Các đơn vị có tổ chức bộ máy kế toán riêng gồm có:
+ Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn Xây dựng miền Nam tại Thành phố
Hồ chí Minh
+ CDC có 11 đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm các 08 xí nghiệp: Xí nghiệp

Tư vấn Thiết kế Cơ điện; Xí nghiệp Khảo sát địa chất công trình; Xí nghiệp Tư vấn
thiết kế Kết cấu; Trung tâm Tư vấn Giám sát và Quản lý dự án;, Xí nghiệp Tư vấn
thiết kế số 1, 2, 3, 6; và 03 trung tâm bao gồm: Trung tâm tư vấn Nước và hạ tầng;
Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Khu công nghiệp, Trung tâm Tư vấn Đầu tư.
Trong mô hình này, Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn thiết kế Xây dựng
Miền Nam có Phòng kế toán và tổ chức bộ máy kế toán riêng, công việc kế toán các
hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn do Phòng kế toán tại đó thực hiện và định kỳ
(theo quý, 6 tháng, năm) tổng hợp số liệu, lập các báo cáo tài chính theo quy định
gửi về Phòng Tài chính - Kế toán Công ty.
Tại các Xí nghiệp, Trung tâm hạch toán phụ thuộc hay Văn phòng thực hiện
dự án (đối với các dự án lớn, phức tạp) không tổ chức bộ máy kế toán riêng, tại mỗi
đơn vị này chỉ có một nhân viên kế toán thống kê làm công tác hạch toán ban đầu,
với nhiệm vụ tập hợp chứng từ, thực hiện việc ghi chép ban đầu và định kỳ theo qui
định chuyển chứng từ về Phòng Kế toán Công ty.
Phòng Tài chính - kế toán của Công ty có chức năng và nhiệm vụ là: Hướng
dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu thập, xử lý các thông tin ban đầu, thực hiện chế
độ hạch toán và quản lý tài chính theo đúng các qui định của Bộ tài chính và các
Quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp; Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và các
cá nhân liên quan thực hiện đúng chế độ. Thu nhận và kiểm tra báo cáo tài chính
của các đơn vị kế toán cấp cơ sở gửi lên cùng với báo cáo tài chính phần hành công
việc kế toán ở Công ty để lập báo cáo tài chính tổng hợp toàn doanh nghiệp. Đồng
thời cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của Công ty cho các đối tượng
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
liên quan một cách chính xác, kịp thời, từ đó tham mưu cho Ban giám đốc đề ra các
biện pháp quản lý thích hợp với đường lối phát triển của DN.
Về cơ cấu tổ chức và biên chế, Phòng Tài chính Kế toán công ty có 7 người,
đứng đầu phòng kế toán là Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, điều hành chung
mọi công việc của Phòng. Giúp việc cho Kế toán trưởng có Phó phòng kế toán kiêm
kế toán tổng hợp, thủ quỹ và các nhân viên kế toán. Mỗi nhân viên kế toán thực
hiện các phần hành kế toán theo sự phân công của Kế toán Trưởng được thể hiện

trong Bảng phân công trách nhiệm và công việc của Phòng. Việc tổ chức bộ máy kế
toán tại Công ty được khái quát qua sơ đồ 2.4.
Sơ đồ 1.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư
và Thiết kế Xây dựng Việt Nam

KẾ TOÁN TRƯỞNG
Phó phòng kế toán
kiêm kế toán tổng hợp
Kế
toán
vốn
bằng
tiền và
thanh
toán
nội bộ
Kế
toán
tiền
lương
và các
khoản
trích
theo
lương
Kế
toán
TSCĐ

Công

cụ
dụng
cụ
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
tập
hợp
chi phí
và giá
thành
Thủ
quỹ
công
ty
Kế toán
trưởng tại
Chi nhánh,
Xí nghiệp
có tổ chức
bộ máy kế
toán riêng
Bộ máy kế toán giúp việc
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
* Chế độ kế toán và Hình thức kế toán áp dụng:
Chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế
Xây dựng Việt Nam là chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006-

QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Niên độ kế toán
được lấy trùng với năm Dương lịch (Bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12),
kỳ kế toán được áp dụng theo tháng. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương
pháp kê khai thường xuyên; phương pháp tính giá hàng tồn kho là phương pháp
nhập trước - xuất trước. Do đặc thù là DN kinh doanh dịch vụ nên tài sản cố định
của Công ty thường không nhiều (chủ yếu là Trụ sở làm việc; ô tô; máy in, máy
chiếu, máy Scan, máy phôtô, máy tính ), vì vậy Công ty theo dõi và đánh giá tài
sản cố định theo nguyên giá và thực hiện tính khấu hao theo phương pháp khấu hao
đường thẳng; Phương pháp kê khai thuế là phương pháp khấu trừ và sử dụng
phương pháp tỷ giá thực tế trong hạch toán ngoại tệ.
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam tổ chức công
tác kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh sau khi được lập chứng từ gốc sẽ được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là
sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian và nội dung kinh tế (các phiếu định khoản kế
toán) của nghiệp vụ.
Bảng 2.1: Mẫu phiếu định khoản kế toán
PHIẾU ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN
Phiếu chi số: 058
Ngày 17 tháng 10 năm 2010
Tài khoản nợ Tài khoản có Số tiền
1331 2.019.976
3532 500.000
64221 2.073.000
64242 979.000
64271 12.902.059
64272 1.855.000
64281 13.209.363
64288 1.408.327
1111 34.946.725
Kế toán ghi sổ Kiểm soát

Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ
phát sinh. Hình thức này rất thuận lợi cho việc áp dụng tin học vào công tác kế toán.
Theo hình thức này các loại sổ chủ yếu bao gồm: Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc
biệt; Sổ cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Công việc này được phần mềm kế toán thực
hiện đồng thời và ngay lập tức từ thời điểm nhập chứng và định khoản trên phần
mềm kế toán.
Công tác kế toán tại Công ty hiện nay được thực hiện trên các phần mềm kế
toán chuyên dụng do Công ty tin học Xây dựng (CIC) - trực thuộc Bộ Xây dựng,
một công ty chuyên về các phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp trong ngành
xây dựng cung cấp, với hệ thống sổ kế toán có những vận dụng linh hoạt phù hợp
với điều kiện của từng đơn vị, tuy nhiên vẫn dựa trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức
sổ kế toán theo qui định.
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU
TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG VIỆT NAM
2.1. KẾ TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY CDC
Doanh thu tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt
Nam chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà Công ty thu được trong kỳ kế toán,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu thông qua việc cung cấp các loại hình dịch vụ
TVTKXD cho khách hàng.
Đối tượng hạch toán Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và
Thiết kế Xây dựng Việt Nam được xác định căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm dịch vụ tư vấn, đó là các công trình, dự án, các hạng mục
công trình được thể hiện bằng các Hợp đồng tư vấn cụ thể, do đơn vị đảm nhận
công việc tư vấn theo yêu cầu của Chủ đầu tư dưới hình thức đấu thầu, thi đấu
phương án hoặc được chỉ định thầu.
2.1.1. Chứng từ kế toán

Hiện nay sản phẩm dịch vụ tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và
Thiết kế Xây dựng Việt Nam được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu:
- Hợp đồng tổng thầu tư vấn thiết kế, qui hoạch hay tư vấn giám sát ký trực
tiếp với các Chủ đầu tư trong và ngoài nước.
Ví dụ: CDC ký với Chủ đầu tư là Công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị
Bộ Quốc phòng Hợp đồng số 109/2009/HĐKT về việc Thẩm tra hồ sơ thiết kế bản
vẽ thi công Khu nhà ở Chung cư Học viện Hậu Cần với tổng giá trị hợp đồng là
133.859.000 đồng. (Phụ lục 01).
- Hợp đồng tư vấn phụ (Hợp đồng thầu phụ): Trong trường hợp này các Tập
đoàn, Công ty tư vấn của nước ngoài là nhà thầu chính, ký kết Hợp đồng trực tiếp
với Chủ đầu tư, họ giao lại việc tư vấn thiết kế một số hạng mục cụ thể cho các nhà
tư vấn địa phương (các DN tư vấn xây dựng trong nước).
Ví dụ: CDC ký với Chủ đầu tư là Công ty tư vấn thiết kế đô thị của Hàn Quốc
là JINA Architect Hợp đồng số 15/2009/HĐKT về việc triển khai Thiết kế qui
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Cho dự án Khu đô thị sinh thái Đồng
Trúc – Ngọc Liệp. Chủ đầu tư là Tập đoàn Posco E&C trong đó CDC sẽ phụ trách
làm một số phần việc như:
Chứng từ trực tiếp được sử dụng để hạch toán Kế toán doanh thu dịch vụ tư
vấn là các Hoá đơn GTGT; các lệnh chuyển tiền và các tài liệu Quyết toán Hợp
đồng tư vấn. Căn cứ các Hợp đồng kinh tế về việc cung cấp các dịch vụ tư vấn cụ
thể; Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành; Biên bản nghiệm thu và
thanh lý Hợp đồng kinh tế, Phiếu giao nhận sản phẩm; Giấy báo có của ngân hàng;
kế toán phát hành Hoá đơn GTGT mẫu 01 GTKT - 3 LL để ghi nhận doanh thu dịch
vụ tư vấn đã thực hiện.
Đối với trường hợp nhà thầu chính đứng ra kê khai và quyết toán thuế GTGT
với Chủ đầu tư, thì căn cứ vào các Biên bản thoả thuận, Biên lai nộp thuế, kế toán
tính ra số thuế phải nộp, đã nộp (nhà thầu chính đã nộp hộ) để xuất hoá đơn GTGT
ghi nhận phần doanh thu được hưởng.
Các chứng từ dùng để hạch toán điều chỉnh tăng, giảm doanh thu gồm có: Thư

giảm giá dành cho khách hàng, Thông báo kết quả thẩm định giá trị quyết toán của
Kho bạc, Kết quả kiểm toán, Biên bản điều chỉnh giá trị quyết toán giữa hai bên A-
B,
2.1.2. Tài khoản kế toán
Thực tế tìm hiểu cho thấy tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây
dựng Việt Nam sử dụng TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Bên Nợ TK phản ánh doanh thu cung cấp dịch vụ tư vấn bị trả lại, các khoản
giảm giá dịch vụ và chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ, kết chuyển doanh
thu cung cấp dịch vụ thuần vào TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có TK phản ánh doanh thu cung cấp dịch vụ tư vấn của DN đã thực hiện
trong kỳ. TK này không có số dư cuối kỳ.
2.1.3. Phương pháp kế toán
Hiện nay, tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam
việc ghi nhận doanh thu dịch vụ TVTKXD thường dựa trên lượng tiền về, tức lượng
tiền mà chủ đầu tư tạm ứng và thanh toán từng đợt theo tiến độ cho các DN tư vấn
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
chứ không hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc ghi nhận doanh thu mà chuẩn mực kế toán
Việt Nam VAS 14 đã đưa ra. Điều này được lý giải là để DN dễ điều hoà doanh thu
theo kế hoạch đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm theo ý muốn chủ quan của
DN, vì nếu lấy doanh thu theo khối lượng công việc hoàn thành thì có năm doanh
thu sẽ rất lớn và cũng sẽ có năm không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra do việc xác định
và ký kết các biên bản nghiệm thu nhằm xác nhận khối lượng công việc đã hoàn
thành hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của DN, thậm chí đối với
các công trình nguồn vốn ngân sách thì đôi khi còn nghiệm thu rất khó khăn do thay
đổi chủ trương đầu tư, do chờ thẩm định của kho bạc, chờ kết quả kiểm toán của
Nhà nước
Chính vì vậy, thời điểm ghi nhận doanh thu tại Công ty ít khi gắn với thời
điểm Hợp đồng kết thúc hay khi có khối lượng công việc hoàn thành mà gắn với
thời điểm nhận được tiền tạm ứng đợt 1 (được qui định là 25% - 30% Giá trị Hợp
đồng tạm tính cả thuế được thực hiện ngay sau khi Hợp đồng dịch vụ có hiệu lực)

hay các lần thanh toán kế tiếp theo khối lượng công việc được nghiệm thu, đôi khi
doanh thu được ghi nhận tại thời điểm có Biên bản thanh lý Hợp đồng A-B song các
trường hợp này thường là Công ty đã nhận được lời hứa hoặc biết chắc chắn tiền sẽ
về trong thời gian ngắn tới.
Trên tinh thần đó, phương pháp hạch toán Kế toán doanh thu tại Công ty được
thực hiện theo từng trường hợp cụ thể như sau:
• Khi nhận được tiền ứng trước: Hạch toán vào các khoản khách hàng
ứng trước (TK 1312) theo bút toán:
Nợ TK 111 (112) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng)
Có TK 1312 - Khách hàng ứng trước
Ví dụ: : Hạch toán khoản Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội ứng trước
tiền Hợp đồng số 60/2010/HĐKT cho Công ty CDC về việc GSTC Bãi giếng
thượng cát – Nhà máy nước Mai Dịch số tiền 230.000.000 đồng.
Trong tình huống này, khi nhận được “Lệnh chuyển có” của Ngân hàng đầu tư
và phát triển Hà Nội, Kế toán mở phần mềm kế toán, chọn phần “Chứng từ” trên
thanh menu, chọn loại chứng từ “9 - Khác”, rồi nhập vào các thông tin cần thiết và
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
tiến hành định khoản như ở màn hình nhập liệu Căn cứ vào các dữ liệu đã nhập
vào, phần mềm tự nhặt thông tin để cho vào các sổ theo dõi như sổ nhật ký chung,
sổ cái tài khoản, sổ chi tiết Các tình huống ở các phụ lục khác, quy trình thực hiện
cũng tương tự.
• Xuất Hoá đơn tài chính để hạch toán các khoản khách hàng ứng trước:
Ghi giảm các khoản nợ khách hàng ứng trước đồng thời ghi nhận doanh thu và
thuế VAT đầu ra phải nộp theo bút toán:
Nợ TK 1312 - Khách hàng ứng trước
Có TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Ví dụ: Hạch toán xuất Hoá đơn GTGT xử lý khoản Công ty Cổ phần Đầu tư
Xây dựng ứng trước tiền Hợp đồng 128/2010/HĐKT cho Công ty CDC về việc Lập
DAĐT khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội số tiền là

73.706.000 đồng.
• Thời điểm xuất hoá đơn ghi nhận doanh thu trùng với thời điểm nhận
được tiền tạm ứng hoặc thanh toán của Chủ đầu tư: Hạch toán tăng tiền (tiền mặt
hoặc tiền gửi ngân hàng) đồng thời ghi nhận doanh thu và thuế VAT đầu ra phải
nộp theo bút toán:
Nợ TK 111 (112) - Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng)
Có TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ1111
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Ví dụ: Công ty CDC xuất Hoá đơn GTGT và Công ty CP Phát triển đô thị Từ
Liêm trả tiền của Hợp đồng kinh tế số 137/2010/HĐKT về việc Kiểm tra Chất
lượng công trình nhà chung cư NO4-B2 Khu đô thị mới Dịch Vọng.
• Xuất hoá đơn trước cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền: Hạch
toán ghi nhận các khoản phải thu khách hàng (TK 1311), đồng thời ghi nhận doanh
thu và thuế VAT đầu ra phải nộp theo bút toán:
Nợ TK 1311 - Phải thu của khách hàng
Có TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ví dụ: Công ty CDC xuất Hoá đơn GTGT cho Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn
– Hải Phòng theo Hợp đồng kinh tế số 50/2010/HĐKT về việc Thẩm tra hồ sơ thiết
kế đường gom Khu A Khu Công nghiệp Tràng Duệ với số tiền là 61.886.000 đồng
và chưa thu được tiền.
2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CDC
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí, bao
gồm hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà DN tư vấn đã bỏ ra có liên quan
đến hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn của DN trong một thời kỳ nhất định (tháng,
quý, năm).
Xuất phát từ đặc thù của lĩnh vực TVTKXD và đặc điểm tổ chức sản xuất
cũng như yêu cầu quản lý, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để xác định giá thành
sản phẩm trong Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam là

theo từng Hợp đồng dịch vụ tư vấn cụ thể. Thông thường mỗi Hợp đồng tư vấn thiết
kế được gán cho một mã dự án hay mã khoản mục (Ví dụ: Mã 6809 - là mã qui định
của Hợp đồng kinh tế số 68 ký năm 2009; Mã 12510 - là mã qui định cho Hợp đồng
kinh tế số 125 ký năm 2010), thống nhất trong toàn Công ty để theo dõi việc triển
khai thực hiện Hợp đồng từ khi bắt đầu cho tới khi tất toán toàn bộ dự án.
Xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán Kế toán, chi phí kinh
doanh dịch vụ trong Công ty bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp tới từng loại
hình dịch vụ tư vấn tính cho từng công trình (được thể hiện bằng mỗi Hợp đồng tư
vấn cụ thể) và các chi phí quản lý và phục vụ sản xuất. Do đặc thù nên chi phí liên
quan trực tiếp của sản phẩm tư vấn bao gồm chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương; ngoài ra là các chi phí sản xuất ngoài lương bao gồm: Chi phí đi công
tác, văn phòng phẩm, in ấn, chi phí thuê máy móc phương tiện, chi phí tiếp khách,
chi phí liên lạc
2.2.1. Chứng từ kế toán
Tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam, chứng
từ kế toán để hạch toán Kế toán chi phí kinh doanh dịch vụ TVTKXD khá đa dạng.
Các chứng từ thường sử dụng để hạch toán chi phí trực tiếp cho từng Hợp đồng tư
Báo cáo chuyên đề Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
vấn gồm có: Bảng thanh toán lương cho các kỹ sư, kiến trúc sư, chuyên gia trực tiếp
thực hiện dự án (cơ bản, năng suất, ngoài giờ), Bảng thưởng lương năng suất, các
hoá đơn GTGT và hoá đơn bán lẻ mua văn phòng phẩm, tài liệu tham khảo; Hoá
đơn phôtôcopy; vé máy bay, tàu xe; Hoá đơn mua xăng dầu; Hoá đơn thu cước điện
thoại, Biên lai, Giấy biên nhận, Hợp đồng thuê xe, thuê trụ sở văn phòng, thuê máy
khoan Các chứng từ được sử dụng để hạch toán chi phí quản lý và phục vụ sản
xuất bao gồm: Bảng thanh toán tiền lương cho các phòng ban; Bảng tính và phân bổ
khấu hao tài sản cố định, Hoá đơn điện nước; Hoá đơn tiếp khách, giao dịch; Hoá
đơn mua xăng dầu xe ô tô; Bảng đối chiếu và trích nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí
công đoàn
Ví dụ: Một số mẫu chứng từ:
Bảng 2.2: Mẫu Giấy đề nghị thanh toán

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG VN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Họ tên: Phan Thị Thu Hiền
Đơn vị: Phòng TC-HC
Đã mua sắm và chi phí cho Công ty những khoản sau:
STT Nội dung chi phí Tiền hàng VAT
Tổng tiền
thanh toán
I Chi phí nhân viên quản lý
1 Ăn ca khối quản lý
2 Lương CB, NS quản lý
3 Chi phí BHXH, KPCĐ
4 Phụ cấp cho HĐQT, BKS
5 Lương ngoài giờ cho Tổ in
6 Lương ngoài giờ cho Tổ xe
Cộng I
II Chi phí máy móc, dụng cụ quản lý
1
Máy tính, linh kiện máy tính, điều hòa,
máy in
2 Điện thoại di động
3 Bàn ghế

×