Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng – Tổng công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.47 KB, 83 trang )

Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp
nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng
lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong
các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng
nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình
sản xuất mà trong đó tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận quan trọng
nhất.
Tài sản cố định là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất cho nền
kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất của xã hội. Hoạt động
sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác động vào đối tượng
lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Đối với các doanh
nghiệp, TSCĐ là nhân tố đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh thông qua việc nâng
cao năng suất của người lao động. Bởi vậy TSCĐ được xem như là thước đo trình độ
công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ đặc biệt
được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy
mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác cả hiệu quả nguồn tài sản cố định hiện có. Do vậy
một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích đáng và toàn diện đối với
TSCĐ, đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ kết hợp với việc thường xuyên đổi
mới TSCĐ.
Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý TSCĐ
của một doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình
TSCĐ của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên những thông tin ấy,
các nhà quản lý sẽ có được những phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế.
Việc hạch toán kế toán TSCĐ phải tuân theo các quy định hiện hành của chế độ tài
chính kế toán. Để chế độ tài chính kế toán đến được với doanh nghiệp cần có một quá
trình thích ứng nhất định. Nhà nước sẽ dựa vào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh
nghiệp, tìm ra những vướng mắc để có thể sửa đổi kịp thời.


TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết
hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh
giá… được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sản phẩm sản xuất và như vậy doanh
nghiệp sẽ thực hiên được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ cũng như hoạt động quản lý và sử
dụng có hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và nghiên cứu tại
trường Đại học Kinh tế Quốc dân và thực tập tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ
tầng, em nhận thấy: Vấn đề sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn
không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt với Xí
nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng là nơi mà TSCĐ được sử dụng khá nhiều chủng
loại TSCĐ cho nên vấn đề quản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp. Nếu không có những
giải pháp cụ thể thì sẽ gây ra những lãng phí không nhỏ cho doanh nghiệp. Từ những
hiểu biết của bản thân trong quá trình thưc tập tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ
tầng – Tổng công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm cùng với sự hướng dẫn tận tình
của thầy giáo Trần Quý Liên, em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu
hình tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng – Tổng công ty cổ phần phát triển
đô thị Từ Liêm” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung chuyên đề tốt nghiệp được trình bày theo
3 chương:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình tại Xí nghiệp
xây lắp điện nước và hạ tầng .
Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Xí nghiệp xây lắp
điện nước và hạ tầng.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Xí nghiệp xây lắp
điện nước và hạ tầng.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và cán bộ phòng tài chính - kế
toán thuộc Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng để rút ra những bài học cho việc

nghiên cứu, học tập và làm việc sau này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Phùng Văn Tuyên
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 3
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TSCĐ HỮU HÌNH TẠI XÍ
NGHIỆP 5
1.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Xí nghiệp 5
1.1.1. Danh mục TSCĐ hữu hình tại Xí nghiệp 5
1.1.2. Đặc điểm TSCĐ 7
1.1.3. Phân loại TSCĐ 8
1.1.3.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện 9
1.1.3.2. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế 9
1.1.3.3. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu 10
1.1.3.4. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 11
1.1.3.5. Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình trạng sử dụng 11
1.1.3.6. Đánh giá TSCĐ 11
1.1.4. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở địa điểm sử dụng bảo quản 15
1.1.4.1. Kế toán chi tiết TSCĐ ở địa điểm sử dụng bảo quản 15
1.1.4.2. Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán 15
1.2. Tình hình tăng, giảm TSCĐ tại Xí nghiệp 16
1.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ 16
1.2.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ 18
1.3. Công tác quản lý và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ tại Xí nghiệp 19
1.3.1. Quản lý về mặt hiện vật 20

1.3.2. Quản lý về mặt giá trị 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI XÍ NGHIỆP 23
Khái quát về Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng 23
2.1. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại Xí nghiệp 25
2.1.1. Tổ chức công tác kế toán TSCĐ 26
2.1.1.1. Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán 26
2.1.1.2. Hạch toán biến động TSCĐ tại Xí nghiệp 27
2.2. Kế toán tổng hợp TSCĐtại Xí nghiệp 47
2.1.1. Trình tự kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ 47
2.1.1.1. Trình tự kế toán tăng TSCĐ 49
2.1.1.2. Trình tự kế toán giảm TSCĐ 50
2.2.2. Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐ tại Xí nghiệp 50
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
2.2.2.1. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại Xí nghiệp 52
2.2.2.2. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ 53
2.2.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng 56
2.1.3.Kế toán sửa chữa TSCĐ 57
CHƯƠNG 3.HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI XÍ NGHIỆP 61
3.1. Đánh giá về thực trạng kế toán TSCĐ hữu hình tại Xí nghiệp và phương
hướng thực hiên 61
3.1.1. Ưu diểm 61
3.1.2. Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý TSCĐ 62
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện 63
3.1.3.1. Về tổ chức bộ máy hạch toán kế toán tại Xí nghiệp 63
3.1.3.2. Về công tác quản lý quản lý TSCĐ tại Xí nghiệp 64
3.1.3.3. Về sổ tổng hợp TSCĐ 64
3.1.3.3. Về sổ chi tiết TSCĐ 64
3.1.3.4. Về hệ thống chứng từ kế toán 65
3.1.3.5. Về hệ thống báo cáo kế toán 65

3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toánTSCĐ hữu hình tại Xí nghiệp 65
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU
HÌNH TẠI CÔNG TY
1.1. ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP
ĐIỆN NƯỚC VÀ HẠ TẦNG.
1.1.1. Danh mục TSCĐ hữu hình tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng.
STT Chủng loại sản
xuất
Nước sản
xuất
Số
lượng
Công suất hoặc
mã hiệu đặc
trưng
Giá trị
còn
lại
Ghi chú
1 Tầu hút cát Việt Nam 01 3DI2 - 350m3/h 70% Hoạt động tốt
2 Ô tô MA3 Liên Xô 02 Ben 10 tấn 70% Hoạt động tốt
3 Máy ủi DT75 Liên Xô 02 D75 90% Hoạt động tốt
4 Máy ủi D40 Nhật Bản 06 130HP 90% Hoạt động tốt
5 Máy đào
Komatsu
Nhật bản 04 0,45m3 90% Hoạt động tốt
6 Trạm trộn bê
tông di động

Đức 01 30m3/h 70% Hoạt động tốt
7 Cẩu lốp MA3 Liên Xô 02 16 tấn 80% Hoạt động tốt
8 Vận thăng Hòa Phát 05 500kg 80% Hoạt động tốt
9 Máy đào
Komatsu
Nhật Bản 05 0,85m3 90% Hoạt động tốt
10 Máy ép cọc Việt Nam 02 100 tấn 85% Hoạt động tốt
11 Búa đóng cọc Nhật Bản 02 1.3 – 3.5 T 75% Hoạt động tốt
12 Ô tô chở bê
tông
Hàn Quốc 02 6 m3 95% Hoạt động tốt
13 Máy lu bánh
thép
Liên Xô 03 10 tấn 70% Hoạt động tốt
14 Máy đầm chân
cừu
Liên Xô 01 8 tấn 70% Hoạt động tốt
15 Máy kinh vĩ +
thủy bình
Nhật Bản 08 T30 OB 80% Hoạt động tốt
16 Máy phát điện
Honda
Nhật Bản 10 5.2 – 12KVA 80% Hoạt động tốt
17 Máy bơm nước Nhật Bản 08 30m3/h 80% Hoạt động tốt
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
18 Máy trộn bê
tông
TQ - VN 20 250 – 500 lít 80% Hoạt động tốt
19 Giàn giáo Minh

Khai, Hòa Phát
Việt Nam 1000
bộ
80% Hoạt động tốt
20 Giáo chịu lực
Pal
Việt Nam 20 bộ 80% Hoạt động tốt
21 Cây chống thép Việt Nam 1000
cây
80% Hoạt động tốt
22 Cốp pha thép
định hình
Việt Nam 8000
m2
80% Hoạt động tốt
23 Cẩu thiếu nhi Việt Nam 01 500kg 70% Hoạt động tốt
24 Cẩu lốp ADK Đức 03 12 – 25 tấn 70% Hoạt động tốt
25 Máy hàn điện Việt Nam
+ Nhật Bản
35 1.2 – 3.5 KW 80% Hoạt động tốt
26 Máy rèn cắt các
loại
Nhật Bản 17 1.2 – 2.5 KW 80% Hoạt động tốt
27 Máy uốn cắt sắt T.Quốc 28 1.1 KW 80% Hoạt động tốt
28 Máy khoan bê
tông chuyên
dụng
Đức 18 80% Hoạt động tốt
29 Máy san gạch
cày xới liên

hợp
Nhật + Nga 02 136 – 165 HP 80% Hoạt động tốt
30 Máy rải bê tông
atphal
Đức 01 3 -6 m 70% Hoạt động tốt
31 Máy tưới nhựa
tự hành
Đài Loan 01 160 HP 70% Hoạt động tốt
32 Máy đầm bàn –
đầm dùi
Nhật Bản 80 0.8 – 1.5 KW 80% Hoạt động tốt
33 Máy xoa bê
tông
Nhật Bản 25 50 – 100
vòng/phút
80% Hoạt động tốt
34 Máy mài cầm
tay
Đức 40 670W 70% Hoạt động tốt
35 Máy cắt bê
tông
Nhật + Mỹ 20 120mm 80% Hoạt động tốt
36 Cần cẩu tháp T.Quốc 03 Tamẫuy cầm
50m
98% Hoạt động tốt
37 Máy cắt nhiệt Pháp 03 80% Hoạt đông tốt
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
38 Máy cắt Plasma Pháp 01 80% Hoạt động tốt
39 Máy ren ống Nhật Bản 18 D15 - 100 80% Hoạt động tốt

40 Máy khoan lõi
bê tông
Pháp 03 D200 70% Hoạt động tốt
41 Máy hàn nhựa Hàn Quốc 05 80% Hoạt động tốt
42 Khuôn lập
phương lấy
mẫu BT
Việt Nam 80 bộ 15*15*15 cm 90% Hoạt động tốt
43 Côn hình chóp
cụt thử độ sụt
bê tông
Nga 15 90% Hoạt động tốt
44 Bộ sàng tiêu
chuẩn
Nga 20 Kích thước các
loại
85% Hoạt động tốt
45 Cân điện tử Nga 3 Độ chính xác
0,01g
85% Hoạt động tốt
46 Đồng hồ đo thử
áp lực
T.Quốc 12 90% Hoạt động tốt
47 Súng bắn bê
tông
Đức 05 90% Hoạt động tốt
48 Panme – kiểm
tra đường kính
thép
Nhật 08 90% Hoạt động tốt

49 Máy đo nhanh
đa chỉ tiêu
nước thải
Mỹ 03 90% Hoạt động tốt
50 Máy phân tích
COD
Mỹ 02 99% Hoạt động tốt
51 Máy phân tích
BOD
Nhật 02 90% Hoạt động tốt
52 Máy đo độ đục Mỹ 03 85% Hoạt động tốt
53 Máy đo độ oxy
hòa tan
Mỹ 03 90% Hoạt động tốt
54 Máy đo tổng độ
khoáng
Mỹ 01 90% Hoạt động tốt
55 Ô tô Samsung Hàn Quốc 25 15 tấn 90% Hoạt động tốt
56 Ô tô Huyndai Hàn Quốc 20 15 tấn 90% Hoạt động tốt
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
1.1.2. Đặc điểm TSCĐ hữu hình.
TSCĐ hữu hình tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng chủ yếu là
máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình và phương tiện vận tải truyền
dẫn. Máy móc thiết bị thường xuyên chiếm khoảng 35% đến 45%, phương tiện
vận tải truyền dẫn chiếm khoảng 30% trong cơ cấu TSCĐ tại Xí nghiệp. Ngoài
ra còn có nhà cửa vật kiến trúc và các thiết bị dụng cụ quản lý. Trong Xí
nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng cũng có những TSCĐ vô hình như quyền
sử dụng đất, chi phí thành lập doanh nghiệp, lợi thế thương mại, thương hiệu
nhưng Xí nghiệp không đánh giá TSCĐ vô hình. Những TSCĐ vô hình này

đều được từ công ty cấp.
TSCĐ của Xí nghiệp bao gồm:
+ Thiết bị thi công nền nhà máy ủi, máy xúc, máy lu, máy dầm,…
+ Máy xây dựng gồm cần cẩu, trạm trộn bê tông, xe chuyên dụng,…
+ Phương tiện vận tải gồm: các loại tàu kéo, sà lan công trình, xe trộn và
vận chuyển bê tông.
TSCĐ của Xí nghiệp tăng chủ yếu là do đầu tư mua mới, được cấp trên cấp, giảm
chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán.
Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động được sử dụng trong quá trình
sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp là các TSCĐ. Trong quá trình tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh thì tư liệu lao động này chủ yếu được sử dụng một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp và có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng vẫn không thay
đổi hình thái vật chất ban đầu. Vì vậy TSCĐ có các đặc điểm chính sau:
- Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh với vai trò là những công cụ lao
động. Trong quá trình tham gia sản xuất thì hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban
đầu của TSCĐ không thay đổi. Song TSCĐ bị hao mòn dần (hao mòn hữu hình và hao
mòn vô hình) và dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất chuyển hóa
thành vốn lao động. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản
xuất kinh doanh của Xí nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh giá trị sử dụng của TSCĐ bị hao mòn và
dịch chuyển dần dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. TSCĐ
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
cũng là một loại hàng hoá có giá trị sử dụng và giá trị. Nó là sản phẩm của lao động và
được mua bán trao đổi trên thị trường tư liệu sản xuất .
- Đối với TSCĐ vô hình, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì
cũng bị hao mòn do tiến bộ khoa học kỹ thuật.
1.1.3. Phân loại TSCĐ hữu hình.
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ người ta phân loại TSCĐ. Việc phân
loại TSCĐ được đúng đắn, kịp thời, đầy đủ sẽ tạo tiền đề cho việc hạch toán kế toán,

thống kê và kế hoạch hoá biện pháp kỹ thuật sản xuất trong các doanh nghiệp. Để đạt
kết quả cao trong công việc thì phân loại TSCĐ phải đúng đắn, đầy đủ, kịp thời sẽ tạo
tiền đề cho việc hạch toán kế toán, thống kê và kế hoạch hóa biện pháp kỹ thuật sản
xuất trong các Xí nghiệp. Muốn phân loại TSCĐ đúng cần căn cứ vào các đặc điểm về
công dụng, hình thái biểu hiện Tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý mà có thể phân
loại TSCĐ theo các cách chủ yếu sau đây:
1.1.3.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện.
Nếu phân loại theo hình thái biểu hiện thì tài sản cố định bao gồm tài sản cố định
hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chất do doanh
nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thỏa mãn những tiêu
chuẩn ghi nhận sau:
- Chắc chắn có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản.
- Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Có thời gian sử dụng trên một năm.
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Trong trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ kết hợp với
nhau, mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có hệ thống không thể
hoạt động bình thường nếu thiếu một trong các bộ phận. Nếu do yêu cầu quản lý riêng
biệt, các bộ phận đã có thể được xem như những tài sản cố định hữu hình độc lập.
Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất nhưng
xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi
nhận tài sản cố định vô hình tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 (Giống như 4 tiêu
chuẩn đối với tài sản cố định hữu hình).
1.1.3.2. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế.
Theo cách phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm 6 loại:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau

quá trình thi công, xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhà kho, tháp nước, hàng
rào, sân bay, đường xá, cầu cảng.
- Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công
nghệ, những máy móc đơn lẻ
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các phương tiện vận tải bao gồm
các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và các thiết bị truyền dẫn
như các hệ thống thông tin, hệ thống điện, hệ thống đường ống dẫn nước, đường
điện
- Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dùng trong công tác quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, máy fax, dụng cụ đo
lường, các thiết bị điện tử
- Vườn cây lâu năm- súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu
năm như vườn chè, vườn cây cao su, vườn cà phê, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây
xanh, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa
- Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các loại TSCĐ chưa liệt kê vào 5 loại trên
như tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong doanh
nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán
KHTSCĐ chính xác. Nó giúp cho viêc tính được tỷ lệ các loại TSCĐ khác nhau với
toàn bộ TSCĐ, kiểm tra mức độ đảm bảo của TSCĐ đối với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh, biết được trình độ cơ giới hoá về kỹ thuật sản phẩm của xí nghiệp.
Mỗi cách phân loại trên cho phép doanh nghiệp đánh giá, xem xét TSCĐ theo
các tiêu thức khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, các doanh nghiệp tự phân loại sao
cho phù hợp.
1.1.3.3. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu:
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm tài sản cố định tự có và tài
sản cố định thuê ngoài.

Tài sản cố định tự có là tài sản cố định Xí nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo
bằng nguồn vốn của Xí nghiệp, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng
hoặc do nguồn vốn liên doanh.
Tài sản cố định thuê ngoài bao gồm 2 loại: Tài sản cố định thuê hoạt động (Những
tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định
theo hợp đồng đã ký kết) và Tài sản cố định thuê tài chính ( Những tài sản cố định mà
doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi
ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cố định)
1.1.3.4. Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành.
Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn nhà nước cấp.
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn Xí nghiệp tự bổ sung.
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn liên doanh.
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay.
1.1.3.5. Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình trạng sử dụng.
Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những tài sản cố định thực tế
đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là
những tài sản cố định mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những tài sản
cố định mà doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp
Tài sản cố định phúc lợi: Là những tài sản cố định sử dụng cho hoạt động phúc
lợi công cộng như nhà trẻ, nhà văn hoá, câu lạc bộ
Tài sản cố định chờ xử lý: Bao gồm những tài sản cố định mà doanh nghiệp
không sử dụng do bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
đổi mới công nghệ.
1.1.3.6. Đánh giá TSCĐ hữu hình.

Khái niệm: Đánh giá tài sản cố định là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố
định. Tài sản cố định được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử
dụng. Tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
Mục đích của đánh giá TSCĐ là nhằm đánh giá đúng năng lực sản xuất kinh
doanh của Xí nghiệp, thực hiện tính khấu hao đúng để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư để
tái sản xuất TSCĐ khi nó hư hỏng và nhằm phân tích đúng hiệu quả sử dụng TSCĐ
của doanh nghiệp.
Đánh giá TSCĐ hữu hình là xác định giá trị TSCĐ hữu hình bằng tiền theo
những nguyên tắc nhất định. TSCĐ hữu hình được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá
lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị đã hao mòn
và giá trị còn lại.
a. Nguyên giá TSCĐ ( giá trị ghi sổ ban đầu )
Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó và đưa TSCĐ đó vào địa điểm sẵn sàng sử
dụng.
TSCĐ hữu hình được hình thành từ các nguồn khác nhau, do vậy nguyên giá
TSCĐ hữu hình trong từng trường hợp được tính toán xác định như sau:
* Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm.
- TSCĐ mua sắm: nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ
các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế ( không bao gồm các
khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc
xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do
chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
- Trường hợp TSCĐ hữu hình được mua sắm theo phương thức trả chậm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình đã được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán
và chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá

TSCĐ hữu hình theo quy định chuẩn mực chi phí đi vay.
- Trường hợp TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức
giao thầu: Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng, các chi phí liên
quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nêu có).
Trường hợp mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng
phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình.
b. TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế.
Nguyên giá TSCĐ tự xây dựng là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây hoặc tự
chế cộng chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình
sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là giá thành sản xuất sản phẩm đó
cộng các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá
của tài sản đó. Các khoản chi phí không hợp lệ như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao
động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình
xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ.
c. TSCĐ thuê tài chính.
Trường hợp đi thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính, nguyên giá TSCĐ
được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán.
d. TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi.
Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ không tương tự
hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về, hoặc giá trị hợp
lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả
thêm hoặc thu về.
Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ tương tự hoặc có
thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương
tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận
trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của

TSCĐ đem trao đổi.
e. TSCĐ tăng từ các nguồn khác.
- Nguyên giá TSCĐ thuộc vốn tham gia liên doanh của đơn vị khác gồm: Giá
trị TSCĐ do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có ).
- Nguyên giá TSCĐ được cấp gồm: giá ghi trong “ Biên bản giao nhận TSCĐ”
của đơn vị cấp và chi phí lắp đặt chạy thử ( nếu có ).
- Nguyên giá TSCĐ được tài trị, biếu tặng: Được ghi nhận ban đầu theo giá trị
hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp đồng ban đầu thì Xí
nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc
đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá có tác dụng trong việc đánh giá năgn lực, trình
độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp, đồng
thời làm cơ sở cho việc tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư…
Nguyên giá TSCĐ hữu hình chỉ thay đổi trong các trường hợp:
+ Đánh giá lại TSCĐ.
+ Xây lắp, trang bị thêm TSCĐ.
+ Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ.
+ Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ.
f.Giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và hiện vật, phần giá
trị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu
hao. Thực chất khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ
đã hao mòn. Mục đích của trích khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi
vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng.
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
g. Xác định giá còn lại của TSCĐ hữu hình.
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình là phần chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ và
số khấu hao luỹ kế
Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức:

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ kế
Của TSCĐ TSCĐ của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ được lấy theo sổ kế toán sau khi đã tính đến các chi phí phát
sinh ghi nhận ban đầu.
Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá thì giá trị còn lại của TSCĐ được
điều chỉnh theo công thức:
Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại giúp doanh nghiệp xác định được số vốn
chưa thu hồi của TSCĐ biết được hiện trạng của TSCĐ là cũ hay mới để có phương
hướng đầu tư và kế hoạch bổ sung thêm TSCĐ và có biện pháp để bảo toàn được vốn
cố định.
1.1.4. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình.
1.1.4.1. Kế toán chi tiết TSCĐ ở địa điểm sử dụng bảo quản.
Để quản lý, theo dõi TSCĐ theo địa điểm sử dụng người ta mở “ sổ TSCĐ theo
đơn vị sử dụng” cho từng đơn vị, bộ phận. Số ngày dùng để theo dõi tình hình tăng
giảm TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc về
tăng, giảm TSCĐ.
1.1.4.2. Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán.
Tại phòng kế toán ( kế toán TSCĐ) sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết cho
từng TSCĐ của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn để trích
hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối từng ghi
TSCĐ.
=
x
Giá trị còn lại của TSCĐ
sau khi đánh giá lại
Giá trị còn lại của TSCĐ
Trước khi đánh giá lại
Giá trị đánh giá lại của TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐ
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc

Dân
Kế toán lập thẻ TSCĐ căn cứ vào:
- Biên bản giao nhận TSCĐ.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
- Biên bản thanh lý TSCĐ.
Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
* Thẻ TSCĐ được lập một bản và lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử
dụng. Toàn bộ thẻ TSCĐ được bảo quản tập trung tại phòng thẻ, trong đó chia làm
nhiều ngăn để xếp thẻ theo yêu cầu phân loại TSCĐ. Mỗi ngăn dùng để xếp thẻ của
một nhóm TSCĐ, chi tiết theo đơn vị và số hiệu TSCĐ. Mỗi nhóm này được tập trung
một phiếu hạch toán tăng, giảm hàng tháng trong năm. Thẻ TSCĐ sau khi lập xong
phải được đăng ký vào sổ TSCĐ.
* Sổ TSCĐ : Mỗi loại TSCĐ ( nhà cửa, máy móc, thiết bị… ) được mở riêng
một số hoặc một số trang trong sổ TSCĐ để theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao
của TSCĐ trong từng loại.
1.2. Tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ
tầng.
Kế toán tổng hợp nhằm ghi chép phản ánh về giá trị các TSCĐ hiện có, phản ánh
tình hình tăng giảm, việc kiểm tra và giữ gìn, sử dụng, bảo quản, TSCĐ và kế hoạch
đầu tư đổi mới trong doanh nghiệp, tính toán phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ và
chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó cung cấp thông tin về vốn kinh doanh, tình hình sử
dụng vốn và TSCĐ thể hiện trên bảng cân đối kế toán cũng như căn cứ để tính hiệu
quả kinh tế khi sử dụng TSCĐ đó.
- Tài khoản kế toán sử dụng.
Theo chế độ hiện hành việc hạch toán TSCĐ được theo dõi chủ yếu trên tài
khoản 211 - TSCĐ : Tµi khoản (TK) này dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động
tăng giảm của TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Tài khoản 211 có các TK cấp 2 sau:
TK 2111 - Nhà cửa vật kiến trúc
TK2113 - Máy móc thiết bị

TK 2114 - Phương tiện vận tải truyền dẫn
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
TK 2115 – Thiết bị dụng cụ quản lý
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán cần sử dụng một số tài khoản khác
có liên quan như tài khoản 111, 112, 214, 331 …
1.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình.
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, TSCĐ tăng lên do nhiều nguyên
nhân như: Mua sắm trực tiếp, do nhận bàn giao công trình xây dựng cơ bản hoàn
thành, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn đem đi liên doanh trước đây bằng TSCĐ,
tăng TSCĐ do được cấp phát, viện trợ, biếu tặng …
Trình tự hạch toán tăng TSCĐ được thể hiện trên sơ đồ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
10, 11.
- Kế toán TSCĐ hữu hình thuê ngoài.
Do nhu cầu của sản xuất kinh doanh, trong quá trình hạch toán, doanh nghiệp
có nhu cầu sử dụng thêm một số TSCĐ. Có những TSCĐ mà doanh nghiệp không có
nhưng lại có nhu cầu sử dụng và buộc phải thuê nếu chưa có điều kiện mua sắm, TSCĐ
đi thuê thường có hai dạng:
+ TSCĐ thuê tài chính.
+TSCĐ thuê hoạt động.
+TSCĐ thuê tài chính.
Để theo dõi tình hình thuê TSCĐ dài hạn, kế toán sử dụng tài khoản 212- TSCĐ
thuê tài chính, TK 342, TK 214 …
TK 212 có kết cấu như sau:
- Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng trong kỳ.
- Bên có: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do hoàn trả lại khi kết thúc hợp
đồng.
- Số dư nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có tại doanh nghiệp.
- Kế toán TSCĐ hữu hình thuê hoạt động.
Khi thuê TSCĐ theo phương thức hoạt động, doanh nghiệp cũng phải ký hợp

đồng với bên cho thuê, ghi rõ TSCĐ thuê, thời gian sử dụng, giá cả, hình thức thanh
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
toán … doanh nghiệp phải theo dõi TSCĐ thuê hoạt động ở tài khoản ngoài bảng:
TK001 - TSCĐ thuê ngoài.
Các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động ( không bao gồm chi phí dịch vụ, bảo
hiểm và bảo dưỡng ) phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương
pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức
thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.
1.2.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình.
TSCĐ giảm do nhiều nguyên nhân như: Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ,
đem TSCĐ đi góp vốn liên doanh…
Trong mọi trường hợp, kế toán phải đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản
thiệt hại và thu nhập (nếu có). Căn cứ vào chứng từ đó, kế toán tiến hành phân loại
từng TSCĐ giảm để ghi.
- Kế toán cho thuê TSCĐ hữu hình.
* Kế toán cho thuê TSCĐ tài chính.
Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản thu trên
Bảng cân đối kế toán bằng giá trị đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính, các
khoản thu về cho thuê tài chính phải được ghi nhận lại các khoản thu vốn gốc và doanh
thu tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê.
Bên cho thuê phân bổ doanh thu tài chính trong suốt thời gian cho thuê dựa trên
lãi suất thuê định kỳ cố định trên số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính. Các khoản
thanh toán tiền thuê tài chính cho từng kỳ kế toán ( không bao gồm chi phí cung cấp
dịch vụ) được trừ vào đầu tư gộp để làm giảm đi số vốn gốc và doanh thu tài chính
chưa thực hiện.
Các chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu tài chính như tiền hoa hồng và
chi phí pháp lý phát sinh như đàm phán ký kết hợp đồng thường do bên cho thuê chi
trả và được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc được phân bổ dần
vào chi phi theo thời hạn cho thuê tài sản phí hợp với việc ghi nhận doanh thu.

* Kế toán cho thuê TSCĐ hoạt động.
Bên cho thuê phải ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Bảng cân đối kế toán
theo cách phân loại tài sản của doanh nghiệp. Doanh thu cho thuê hoạt động phải được
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê, không phụ thuộc
vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp hợp lý hơn.
Chi phí cho thuê hoạt động, bao gồm cả khấu hao tài sản cho thuê, được ghi
nhận là chi phí trong kỳ phát sinh.
Chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động
được ghi nhận vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc phân bổ dầ vào chi phí trong
suốt thời hạn cho thuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động.
Khấu hao tài sản cho thuê phải dựa trên một cơ sở nhất quán với chính sách
khấu hao của bên cho thuê áp dụng đối với những tài sản tương tự, và chi phí khấu hao
được tính theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Tài sản cố định”
Bên cho thuê là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại ghi nhận
doanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động theo từng thời gian cho thuê.
1.3. Công tác quản lý Tài sản cố định hữu hình tại Xí nghệp xây lắp điện nước và
hạ tầng.
Tài sản cố định là cở sở vật chất chủ yếu giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục
tiêu về hoạt động sản xuất và tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ
đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải tăng cường công tác quản lý TSCĐ nhằm đạt
hiệu quả cao. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ vẫn giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh
doanh nên trong công tác quản lý TSCĐ, các doanh nghiệp cần theo dõi cả về mặt hiện
vật và mặt giá trị của TSCĐ.
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận trong Xí nghiệp liên quan
đến việc ra quyết định về TSCĐ hữu hình.
* Giám đốc: Là người đứng đầu, ra quyết định và điều hành chung mọi hoạt
động của Xí nghiệp. Trong mảng TSCĐ hữu hình thì giám đốc có nhiệm vu lên các kế

hoạch mua sắm, đổi mới đối với những TSCĐ hữu hình đã hỏng hóc hoặc cần được
nâng cấp.
* Các phó giám đốc: Có nhiệm vụ thực hiện những chỉ đạo mà giám đốc đã giao
phó về việc mua sắm những TSCĐ hữu hình đã được giám đốc phê duyệt.
* Phòng kế toán: Kế toán trưởng có nhiệm vụ tham khảo dự án mua sắm TSCĐ
hữu hình và lên kế hoạch về tài chính của Xí nghiệp khi phải thanh toán. Đồng thời
cũng chỉ đạo các kế toán viên của phòng ban mình ghi chép đầy đủ và chính xác những
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
TSCĐ hữu hình mà Xí nghiệp chuẩn bị mua về. Bên cạnh đó phòng kế toán có những
nhiệm vụ sau:
- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ hữu hình vào chi phí sản
xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định. Tham gia lập kế
hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ hữu hình, giám sát việc sửa chữa
TSCĐ hữu hình về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
- Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi
mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình cũng như
tình hình quản lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh
nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chếp ban đầu về TSCĐ hữu hình, mở các sổ, thẻ kế
toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định.
1.3.2. Quản lý về mặt hiện vật: Bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng
của TSCĐ hữu hình.
- Về mặt số lượng: bộ phận quản lý TSCĐ phải bảo đảm cung cấp đầy đủ về công
suất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Về mặt chất lượng: công tác bảo quản phải đảm bảo tránh hỏng hóc, mất mát các
bộ phận chi tiết làm giảm giá trị TSCĐ.
Để thực hiện tốt vấn đề này, mọi doanh nghiệp cần phải xây dựng nội quy bảo
quản TSCĐ và sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình.
Đồng thời để sử dụng có hiệu quả TSCĐ, các đơn vị cần xây dựng các định mức kinh

tế kỹ thuật đối với từng loại, từng nhóm TSCĐ. Thông qua đó giúp đơn vị lên kế hoạch
và có biện pháp sửa chữa, nâng cấp cũng như đầu tư mới TSCĐ phục vụ kịp thời cho
hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
1.3.3. Quản lý về mặt giá trị: Là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại
của TSCĐ hữu hình đầu tư, mua sắm, điều chuyển và giá trị hao mòn
Quản lý TSCĐ về mặt giá trị là công việc chủ yếu trong công tác hạch toán kế
toán. Công việc này đảm bảo cho ban quản lý có thể biết chính xác, kịp thời và đầy đủ
những thông tin về mặt giá trị (Nguyên giá, Giá trị hao mòn và Giá trị còn lại) của từng
loại TSCĐ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính) trong doanh nghiệp
tại từng thời điểm xác định.
1.3.4. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định hữu hình
tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng.
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
1.3.4.1. Yêu cầu quản lý
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. TSCĐ lại chiếm
tỷ trọng lớn ( 35% đến 45%) trong tổng số vốn của Xí nghiệp, đóng vai trò rất
quan trọng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, nâng cao
năng suất lao động. Vì vậy, việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả
TSCĐ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn nguồn vốn cũng như
nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, tránh được sự lãng phí, thất
thoát, giăm năng lực sản xuất,…Xí nghiệp có những quy định sau:
Mọi TSCĐ phải được tổ chức theo dõi đến từng bộ phận, được lập một
bộ hồ sơ gốc bao gồm hồ sơ kỹ thuật do phòng vật tư thiết bị quản lý và hồ sơ
do phòng kế toán quản lý. Đó là toàn bộ các chứng từ có liên quan đến TSCĐ
bắt đầu từ khi mua sắm đưa vào sử dụng cho đến khi thanh lý, nhượng bán
khi muốn thanh lý , nhượng bán phải lập tờ trình lên giám đốc Xí nghiệp phê
duyệt.
Định kỳ Xí nghiệp tiến hành kiểm kê TSCĐ. Tuỳ vào từng loại tài sản
mà Xí nghiệp có quy định việc kiểm kê (TSCĐ dùng cho khối văn phòng thì

kiểm kê một lần vào cuối năm, TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh được
kiểm kê định kỳ 6 tháng). Khi tiến hành kiểm kê Xí nghiệp thành lập ban kiểm
kê có đại diện các phòng ban có liên quan. Kiểm kê trực tiếp các đối tượng để
xác định số lượng, giá trị thừa hay thiếu, tình trạng kỹ thuật từ đó đưa ra kiến
nghị và xử lý.
Xí nghiệp chỉ thực hiện việc đánh giá lại tài sản trong trường hợp: theo
quy định của nhà nước hoặc giám đốc Xí nghiệp, góp vốn liên doanh bán hoặc
cho thuê (nếu có). Cũng giống như kiểm kê thì việc đánh giá lại TSCĐ Xí
nghiệp cũng thành lập hội đồng đánh giá lại tài sản. sau khi đánh giá lại phải
lập biên bản và ghi sổ đầy đủ.
1.3.4.2. Nhiệm vụ hạch toán.
Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu quản lý của TSCĐ. Việc hạch toán
TSCĐ tại Xí nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Kế toán TSCĐ phải ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời về
số lượng giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm. Phối hợp chặt chẽ với
phòng thiết bị vật tư xem xét tình trạng của TSCĐ tù Xí nghiệp đến các xí
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
nghiệp nhằm cung cấp thông tin kịp thời để kiểm tra, giám sát việc bảo quản
sửa chữa và đầu tư mua mới TSCĐ (khi có nhu cầu).
+ Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và lập dự toán chi phí sữa chữa
TSCĐ, giám sát việc sữa chữa TSCĐ và kết quả sửa chữa.
+ Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản
xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn và theo chế độ quy định.
+ Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép các sổ thẻ kế toán cần thiết và
hạch toán TSCĐ theo đúng chế độ quy định.
+ Tính toán kịp thời, chính xác tình hình xây dựng của từng bộ phận mà
từ đó có thể trang bị thêm, đổi mới hoặc tháo dỡ bớt, thanh lý, nhượng bán
những TSCĐ không cần thiết.
+ Tham gia đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước và theo điều

lệ của Xí nghiệp, yêu cầu bảo quản tốt, tiến hành phân tích việc sử dụng
TSCĐ tại Xí nghiệp cũng như tại các bộ phận.
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC VÀ HẠ TẦNG
KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC VÀ HẠ TẦNG
Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm tiền thân là Xí nghiệp Xây Dựng Từ
Liêm được xây dựng từ năm 1974. Năm 1992 phát triển thành một doanh nghiệp nhà
nước mang tên Công Ty Đầu Tư Xây Dựng và Kinh Doanh Nhà trên cơ sở sát nhập
của ba xí nghiệp: Xí Nghiệp Xây Dựng Từ Liêm, Xí Nghiệp Vận Tải Thủy và Xí
Nghiệp Gạch Từ Liêm. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì từ năm 2004
doanh nghiệp đã chuyển đổi mô hình hoạt động sang cổ phần hóa 100%, theo quyết
định số 3755/QĐ-UB ngày 16 tháng 06 năm 2004 của UBND thành phố Hà Nội. Hiện
nay công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh số
0103004940 ngày 20 tháng 07 năm 2004, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 22 tháng 06
năm 2007 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp.
Xí nghiệp xây dựng điện nước và hạ tầng là đơn vị được thành lập theo quyết định
số 04 QĐ/HĐQT – CT ngày 01 tháng 03 năm 2008 của chủ tịch hội đồng quản trị công
ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm.
Xí nghiệp được sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận ĐKKD
số 0113022950 ngày 13 tháng 01 năm 2008 được phép hoạt động với các lĩnh vực
hoạt động chính sau:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
- Khai thác vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô.
- Tổ chức kinh doanh nhà.
- Khai thác cát sông và sản xuất gạch nung.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa.

- Kinh doanh nhà khách và dịch vụ du lịch.
- Xây dựng hạ tầng đô thị.
- Nhập khẩu máy móc thiết bị cho xây dựng.
- Quản lý khai thác khu công nghiệp.
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
Có thể nói quyết định thành lập Xí nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Về mặt kinh doanh, Tổng công ty đã cho phép Xí nghiệp có quyền hạn rộng hơn đặc
biệt trong quan hệ đối ngoại. Xí nghiệp có quyền ký kết các hợp đồng mua, bán
nguyên vật liệu, liên doanh trong sản xuất và bán các sản phẩm với các đơn vị cũng
như các cá nhân.
* Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong những năm gần đây.
Trải qua nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển, hiện nay Xí
nghiệp là một trong những đơn vị kinh tế quốc doanh làm ăn có hiệu quả của Hà Nội,
xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành xây dựng trong cả nước. Xí nghiệp đã có
một cơ ngơi với quy mô lớn, khang trang, bề thế. Trong những năm gần đây, nhìn vào
các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp thật đáng khích
lệ, nó phản ánh một sự tăng trưởng lành mạnh, ổn định và tiến bộ.
Số liệu trong 3 năm (2008 – 2010) được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất của Xí nghiệp từ năm 2008 đến năm 2010
(Nguồn: Phòng tổ chức)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % tăng, (*)
giảm
Năm 2010
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
40.136.131.660 90.765.714.760 226,12 38.861.321.240
Các khoản giảm
trừ doanh thu

908.490.909 689.048.501 (75,85) 0
Doanh thu thuần
BH và cung cấp
dịch vụ
39.227.640.740 90.076.666.260 229,63 38.861.321.240
Giá vốn hàng bán 1.764.618.019 564.8607.382 320,1 1.687.129.042
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
21.581.460.560 33.590.592.440 155,65 21.990.030.820
Doanh thu hoạt
động tài chính
129.409.241 1.291.582.926 998,06 668.258.341
Chi phí tài chính - 210.437.434 8.500.042.892
Chi phí lãi vay - 210437434 -
Chi phí bán hàng - - - -
Chi phí quản lý 816.335.150 1.493.389.718 182,94 1.000.007.619
Báo Cáo Chuyên Đề Trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân
doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
20.894.534.660 33.178.348.200 158,79 13.158.238.660
Thu nhập khác 145.742.225 14.378.160 (9,87) 506.398
Chi phí khác 158.540.667 583.092.514 367,79 833.528
Lợi nhuận khác (12.798.443) (568.714.242) (327.130)
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
20.881.736.200 32.609.633.860 156,16 13.157.911.530

Thuế TNDN - 6.305.094.240 1.842.107.615
Lợi nhuận sau
thuế TNDN
20.881.736.200 26.304.539.620 125,97 11.315.803.920
-Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2009 và báo cáo tài chính 10 tháng đầu
năm 2010.
2.1. Kế toán chi tiết tài sản cố định tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng.
a. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở địa điểm sử dụng bảo quản.
Để quản lý, theo dõi TSCĐ theo địa điểm sử dụng người ta mở “ sổ TSCĐ theo
đơn vị sử dụng” cho từng đơn vị, bộ phận. Sổ ngày dùng để theo dõi tình hình tăng
giảm TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc về
tăng, giảm TSCĐ.
b. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở bộ phận kế toán.
Tại phòng kế toán ( kế toán TSCĐ) sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết cho
từng TSCĐ của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn để trích
hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi
TSCĐ.
Kế toán lập thẻ TSCĐ căn cứ vào:
- Biên bản giao nhận TSCĐ.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
- Biên bản thanh lý TSCĐ.
Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.

×