Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong ngành dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.13 KB, 21 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
TRONG NGÀNH DẦU KHÍ 2
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC
NGOÀI TRONG NGÀNH DẦU KHÍ
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment). Đứng trên giác độ khác nhau mỗi tổ
chức lại đưa ra một định nghĩa khác nhau.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMP), FDI được định nghĩa là: “một khoản đầu tư
với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư
trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác.
Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý
doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lại đưa ra định nghĩa: “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư)
có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý
tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở
nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường
hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi
nhánh công ty”.
Tổng hợp lại có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình
đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý
và điều hành hoạt động sử dụng vốn.Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty
nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng


phần cơ sở đó. Đây là loại hình đầu tư, trong đó chủ đầu tư nước ngoài tham gia
đóng góp một số vốn đủ lớn vào việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ và cho phép
họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng đầu tư.
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm nổi bật sau:
 Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số tối thiểu vào vốn pháp
định, tùy theo luật doanh nghiệp của mỗi nước.
 Quyền quản lý, điều hành đối tượng đầu tư tùy thuộc vào mức độ góp vốn.
Nếu góp 100% vốn thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều
hành và quản lý.
 Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định.
 FDI được xây dựng thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mua mới, mua
lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn
tính hay sáp nhập các doanh nghiệp với nhau.
1.1.3. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong thực tiễn, FDI được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, có thể
khái quát một số hình thức chủ yếu như sau:
 Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do một hoặc nhiều
chủ đầu tư nước ngoài (ĐTNN) góp vốn chung với doanh nghiệp tại nước sở tại
trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là
liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên thế giới từ trước đến nay. Nó là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước
ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác.
Hình thức này có một số ưu điểm như chia sẻ rủi ro trong quá trình thành lập
và hoạt động của dự án, giảm gánh nặng về vốn cho các nhà ĐTNN, dễ tiếp cận thị

trường và các cơ quan địa phương sở tại… Tuy nhiên thông qua hình thức này,
quyền quản lý và lợi nhuận cũng sẽ bị chia sẻ cho các bên tuỳ theo tỷ lệ góp vốn.
 Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Đây là hình thức thành lập doanh nghiệp hoàn toàn do nhà ĐTNN góp vốn và
trực tiếp điều hành quản lý. Hình thức này có ưu điểm là nhà ĐTNN toàn quyền
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quyết định về quản lý và không phải chia sẻ lợi nhuận. Tuy nhiên, nhà ĐTNN ẽ
chịu gánh nặng về vốn góp ban đầu, xác suất rủi ro cao, đôi khi gặp bất lợi trong
việc tiếp cận thị trường và cơ quan chính quyền sở tại.
 Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức mà hai hay nhiều bên hợp tác kinh doanh với nhau dựa trên
cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nó là văn bản được kí kết giữa đại diện có
thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc
thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Khi hết thời hạn hiệu lực thì
các bên không còn ràng buộc về mặt pháp lý.
 Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh và chuyển giao BOT
Hợp đồng BOT là văn bản ký kết giữa các nhà ĐTNN với cơ quan thẩm quyền
của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng,
nâng cấp, hiện đại hóa công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để
thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ
công trình cho nước chủ nhà. BTO và BT là hình thức biến tướng của hợp đồng
BOT.
BTO là văn bản ký kết giữa Nhà nước sở tại và nhà ĐTNN về việc xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà ĐTNN sẽ chuyển giao cho
nước sở tại. Chính phủ nước sở tại sẽ cùng với nhà ĐTNN khai thác công trình đó
trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn và đảm bảo có lãi.
BT là hình thức văn bản ký kết giữa Nhà nước sở tại và nhà ĐTNN về xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà ĐTNN sẽ chuyển

giao cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài
thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
 Liên minh và sáp nhập (M&A)
Đây là hình thức chủ yếu được thực hiện ở những nước phát triển, chủ đầu tư
tiến hành thông qua mua lại, liên minh và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở
nước ngoài. Nguyên tắc cơ bản để tiến hành sáp nhập và mua lại là phải tạo ra được
giá trị cho cổ đông, giá trị của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trị hiện tại của hai công ty khi còn đứng riêng rẽ. Ngoài ra, những công ty mạnh
mua lại công ty khác nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn,
đạt hiệu quả về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cao hơn…
1.1.4. Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Trong xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài không chỉ dừng lại ở các nước phát triển mà kể cả các nước đang phát triển
cũng khuyến khích hoạt động này vì vai trò tích cực của nước xuất khẩu vốn và nhà
đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài.
1.1.4.1. Đối với nước đi đầu tư
 Tác động tích cực
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trước hết giúp nền kinh tế của quốc gia đi đầu
tư thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Qua đó, củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của quốc gia trên thế giới.
Thông qua hoạt đầu đầu tư ra nước ngoài, nước đi đầu tư sẽ có thêm nguồn
nguyên liệu, nhiên liệu, … phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước.
Đầu tư ra nước ngoài góp phần tạo đội ngũ thương nhân năng động, có kinh
nghiệm kinh doanh quốc tế, góp phần tăng chất lượng nguồn nhân lực trong nước.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn góp phần thức đẩy hoạt động thương mại
quốc tế của nước đi đầu tư theo hướng ổn định và có hiệu quả hơn vì chính cơ sở
sản xuất và dịch vụ ở nước ngoài là điểm đến của hàng hóa, thiết bị, bí quyết công

nghệ và nhân công của nước đó.
 Tác động tiêu cực
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đồng nghĩa với việc một lượng vốn trong nước
bị chuyển ra bên ngoài, điều đó làm phân tán nguồn lực về tài chính, giảm cán cân
thanh toán quốc gia đồng thời khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế trong nước
cũng bị hạn chế, từ đó cũng tác động đến việc tạo việc làm ở trong nước.
Bên cạnh đó, vốn và tài sản từ các hoạt động kinh tế ngầm được chuyển ra
nước ngoài mà Chính phủ không quản lý được có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu
ngoại tệ, tạo khe hở cho hoạt động rửa tiền.
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn dẫn đến các sản phẩm được sản xuất ra
với giá thành rẻ, thị trường tiêu thụ được mở rộng do chính sách khuyến khích xuất
khẩu của nước tiếp nhận sẽ quay trở lại cạnh tranh với chính hàng hóa sản xuất nội
địa của nước đi đầu tư.
1.1.4.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
 Tác động tích cực
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ đem đến nguồn vốn bổ sung quan trọng cho
nước tiếp nhận đầu tư, tạo sự tăng trưởng khả quan, giúp khai thác nguồn lực một
cách có hiệu quả, đặc biệt là với các nước đang phát triển.
Việc tiếp nhận đầu tư sẽ làm cho cơ cấu kinh tế được điều chính theo hướng
tích cực. Những ngành có lợi thế so sánh, có tỷ suất lợi nhuận cao, khả năng cạnh
tranh mạnh sẽ được tập trùn phát triển.
Ngoài ra, về mặt xã hội, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp cho
nước tiếp nhận giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập dân cư. Ngân sách Nhà
nước cũng sẽ tăng thêm từ các khoản thuế, phí, lệ phí mà các doanh nghiệp nước
ngoài nộp.
Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất
ở nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này cho phép các nước tiếp

nhận được công nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý hiện đại.
Qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ cán bộ và người lao động ở nước sở
tại sẽ được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng điều hành, quản lý… Điều này có
tác động to lớn mang tính lâu dài, nó giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, yếu
tố then chốt cho phát triển kinh tế của một quốc gia.
Các công ty xuyên quốc gia là những chủ thể chính trong hoạt động đầu tư
quốc tế với hệ thống mạng lưới hoạt động rộng lớn sẽ mang lại cho nước tiếp nhận
cơ hội mở rộng quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực: thương mại, đầu tư, văn hoá…
 Tác động tiêu cực
Thường các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm lợi ích từ nguồn tài nguyên
phong phú và chưa có điều kiện khai thác ở các nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó,
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chính phủ các nước này (chủ yếu là các nước đang phát triển) với suy nghĩ thiển
cận và tâm lí muốn nhanh chóng thu hút được nhiều vốn từ nước ngoài bất chấp
mọi điều kiện làm cho nguồn tài nguyên này bị khai thác và sử dụng quá mức dẫn
đến cạn kiệt, phá huỷ môi trường.
Ngoài ra, các công nghệ được chuyển giao thường không phải công nghệ
nguồn mà nhiều khi là công nghệ lạc hậu đã qua sử dụng. Thực tế nhiều nước đang
phát triển đang có nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ. Những công nghệ được
chuyển giao không những không làm tăng chất lượng, tăng tính cạnh tranh của sản
phẩm mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Chính phủ do muốn phát triển cân đối nền kinh tế nên muốn ưu tiên hỗ trợ
phát triển những vùng khó khăn, nghèo nàn lạc hậu. Tuy nhiên, do mục tiêu lợi
nhuận, các ngành các vùng có điều kiện thuận lợi hơn sẽ thu hút nhiều vốn. Hai xu
hướng trái ngược này sẽ cản trở sử dụng hiệu quả những hỗ trợ từ Chính phủ.
Một tác động không mong muốn nữa là để thu hút được nguồn vốn từ nước
ngoài kèm theo các điều kiện gây sức ép với nhà nước sở tại phải thay đổi cơ chế
chính sách luật lệ theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư. Điều này làm giảm tính tự

chủ của Chính phủ trong xây dựng cơ chế chính sách.
1.1.4.3. Đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài
 Tác động tích cực
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị
trường thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, tăng nội lực kinh doanh (tích lũy kinh nghiệm trên thương trường quốc
tế, học hỏi tiếp thu công nghệ và bí quyết công nghệ… ). Từ những thành công ở
nước ngoài, doanh nghiệp có thể áp dụng vào hoạt động của công ty mẹ trong nước.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn là cơ hội cho các doanh nghiệp thực hiện
“chuyển giá” để giảm thiểu mức thuế đóng góp cho toàn bộ hệ thống công ty đóng
ở các nước khác nhau. Nhờ đó, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận thu được.
Bên cạnh nguồn vốn hữu hình thì vốn vô hình như thương hiệu, công nghệ, bí
quyết công nghệ đóng góp một phần rất quan trọng vào sự thành công của doanh
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghiệp. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp mở
rộng ra thị trường quốc tế. Từ đó tăng thêm cơ hội trong hợp tác kinh doanh của
doanh nghiệp.
Không chỉ bó hẹp ở trong nước, đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp có
điều kiện phân tán rủi ro kinh doanh, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
thế thời đầy biến động về kinh tế - chính trị như hiện nay.
 Tác động tiêu cực
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang tính rủi ro cao hơn so với đầu tư trong
nước. Đây là hoạt động phức tạp do liên quan đến khác biệt về luật pháp, văn hóa,
ngôn ngữ, chính trị, xã hội, sắc tộc… Vì thế nhà đầu tư nếu không hiểu biết về sự
khác biệt đó rất dễ thất bại.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.1.5.1. Từ phía nhà đầu tư
 Lợi nhuận:

Mục tiêu của các chủ đầu tư là nhằm thu lợi nhuận vì vậy họ không chỉ dừng
lại ở thị trường trong nước mà phải tìm cách vươn ra thị trường quốc tế. Họ có thể
sử dụng nhiều cách khác nhau để thâm nhập vào thị trường nước ngoài mà đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài là một cách hiệu quả.
 Lợi thế độc quyền riêng (lợi thế gắn với quyền sở hữu):
Lợi thế này giúp các chủ đầu tư khắc phục được những bất lợi trong cạnh
tranh với các công ty của nước nhận đầu tư và với cả các công ty của nước chủ đầu
tư. Đặc biệt, nó cho phép doanh nghiệp vượt qua các khó khăn về chi phí hoạt động
ở nước ngoài do sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, thể chế, ngôn ngữ… Các lợi thế
này bao gồm:
- Kiến thức/ công nghệ: bao gồm tất cả các hoạt động phát minh (sản phẩm
mới, qui trình sản xuất, kỹ năng marketing và quản lý, năng lực sáng tạo, nền tảng
kiến thức kinh doanh của doanh nghiệp)
- Giảm chi phí nhờ hoạt động với qui mô lớn (lợi thế quản lý chung): giảm chi
phí nhờ chia sẻ kiến thức, tiếp cận dễ hơn các nguồn tài chính lớn của các công ty
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nước ngoài và các lợi thế từ việc đa dạng hóa mang tính quốc tế các tài sản và rủi
ro, đa dạng hóa sản phẩm.
- Lợi thế độc quyền tập trung vào các tập đoàn đa quốc gia dưới hình thức ưu
tiên hoặc độc quyền tiếp cận các thị trường đầu vào và đầu ra thông qua các quyền
về bằng sáng chế, sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm…
- Lợi thế về nội bộ hóa: Nghĩa là việc sử dụng các tài sản riêng của doanh
nghiệp ở nước ngoài thông qua FDI sẽ có lợi hơn các cách sử dụng khác.
 Tiềm lực của nhà đầu tư:
Nhà đầu tư phải có nguồn vốn lớn, khảo sát hiểu rõ thị trường đầu tư…
1.1.5.2. Từ phía nước đi đầu tư
 Mối quan hệ ngoại giao:
Đây là nhân tố có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quyết định đầu tư của

nhà đầu tư. Nếu nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận có mối quan hệ tốt đẹp thì sẽ tạo
điều kiện cho nhà đầu tư. Ngược lại, nếu có căng thẳng chính trị, nước chủ đầu tư
có thể không cho phép nhà đầu tư của nước mình tiến hành hoạt động đầu tư ở nước
nào đó.
 Chính sách của Chính phủ nước chủ đầu tư:
Nếu Chính phủ có những chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài thì
nhà đầu tư của nước đó sẽ yên tâm hơn khi đầu tư ở nước ngoài. Ví dụ như: Đứng
ra bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư ở nước ngoài, ưu đãi về thuế và tài chính,
khuyến khích chuyển giao công nghệ… Trong trường hợp ngược lại, Chính phủ có
chính sách hạn chế hay cấm đầu tư ra nước ngoài thì các nhà đầu tư trong nước
cũng sẽ giảm hoặc không đầu tư ra nước ngoài.
1.1.5.3. Từ phía nước tiếp nhận đầu tư
 Điều kiện về khung chính sách hỗ trợ đầu tư:
Các qui định về luật pháp, các tiêu chuẩn đối xử với nhà đầu tư nước ngoài, cơ
chế thị trường của nước nhận đầu tư… có ảnh hướng rất lớn đến quyết định đầu tư
của nhà đầu tư nước ngoài. Các qui định thông thoáng, có nhiều ưu đãi, không có
hoặc ít có rào cản, hạn chế hoạt động FDI sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI và
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tạo thuận lợi cho các dự án FDI trong quá trình hoạt động.
 Một số các qui đinh, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực khác:
Dù không trực tiếp quy định nhưng một số chính sách trong ngành, lĩnh vực
khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư như: Chính sách thương mại
có ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm đầu tư vì FDI gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa, dịch vụ. Chính sách tư nhân hóa liên quan đến việc cổ phần hóa, bán lại các
công ty. Chính sách tiền tệ và chính sách thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn
định của nền kinh tế…
 Yếu tố của môi trường kinh tế:
Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu tố như

dung lượng thị trường, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng của thị
trường, khả năng tiếp cận thị trường khu vực và trên thế giới, các sở thích đặc biệt
của người tiêu dùng ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường.
 Nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Các chủ đầu tư luôn tìm cách đầu tư trực tiếp sang các nước có nhiều nguồn
tài nguyên để có được quyền khai thác lâu dài các nguồn tài nguyên.
 Lực lượng lao động:
Lực lượng lao động rẻ ở các nước đang phát triển cũng là một yếu tố thu hút
đầu tư nước ngoài.
 Cơ sở hạ tầng phần cứng:
Cơ sở hạ tầng phần cứng như cảng, đường bộ, hệ thống cung cấp năng lượng,
mạng lưới viễn thông cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
1.1.5.4. Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế
Đó là các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chịnh trị, xã hội toàn cầu có ổn
định hay không, thuận lợi hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư và nước tiếp
nhận đầu tư cũng như cho chính nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư ra nước
ngoài. Nước nào xây dựng được môi trường đầu tư có sức hấp dẫn cao hơn thì nước
đó có khả năng thu hút được nhiều FDI hơn.
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.Đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động thăm dò - khai thác dầu khí
1.2.1. Các công đoạn và trình tự tiến hành của hoạt động đầu tư thăm dò
- khai thác dầu khí
Một quá trình thăm dò và khai thác dầu khí trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn
thăm dò thẩm lượng, giai đoạn phát triển mỏ, giai đoạn khai thác và giai đoạn
dỡ bỏ.
1.2.1.1. Giai đoạn thăm dò thẩm lượng
 Giai đoạn thăm dò:
Đây là giai đoạn điều tra cơ bản kéo dài từ 36-60 tháng nhằm xác định nguồn

tài nguyên dầu khí trong lòng đất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động:
- Nghiên cứu địa chất, địa vật lý bằng các phương pháp định vị, xác định từ
trường, trọng lực, đo điện, địa chấn… Trên cơ sở đó lập báo cáo bản đồ địa chất và
xác định các cấu tạo có tiềm năng chứa dầu khí. Tùy từng vùng địa chất cũng như
phương pháp tìm kiếm thăm dò mà người ta áp dụng các phương pháp công nghệ
kỹ thuật khác nhau. Dựa vào các phương pháp tìm kiếm thăm dò trên người ta có
thể xác định được điều kiện địa chất, địa tầng, địa máng và các vùng có cấu tạo
chứa dầu khí và xác định được trữ lượng dầu khí một cách sơ bộ. Chỉ trong trường
hợp xác định có triển vọng tiềm năng dầu khí người ta mới bước sang hoạt động kế
tiếp là khoan thăm dò.
- Khoan thăm dò nhằm thu thập các thông số địa chất như thành phần thạch
học của đất đá, độ rỗng, độ thấm, điện trở kế thông qua việc phân tích mẫu mùn
khoan, đo vật lý giếng khoan và lấy mẫu lõi, mẫu sườn, mẫu áp suất và nước của
vỉa để phân tích tại các phòng thí nghiệm nhằm đánh giá một cách chính xác và cụ
thể các bẫy đó thực chất có dầu khí hay không, triển vọng thế nào, có bao nhiêu
tầng, vỉa dầu khí, chiều sâu và độ dày của vỉa. Nếu kết quả đo địa vật lý cho thấy có
kết quả khả quan về biểu hiện của dầu khí thì giếng khoan có thể được tiến hành thử
vỉa sản phẩm để xác định sản lượng khai thác của giếng đó nhằm đánh giá trữ lượng
của mỏ. Việc khoan thăm dò này giúp các nhà khoa học lập các mặt cắt tổng hợp
địa vật lý, trong đó chỉ rõ bề dày thực tế của các tầng dầu, bẫy dầu và các ranh giới
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
địa tầng của bẫy, nghĩa là xác định được vị trí và hình dánh của bẫy dầu phục vụ
công tác tính trữ lượng dầu khí và phát triển mỏ.
- Lập báo cáo tổng kết: Sau khi khoan thăm dò sẽ tiếp tục đánh giá và tính
toán tiềm năng cầu khí, lập chương trình thăm dò tiếp theo, tuyên bố phát hiện và
cuối cùng sẽ báo cáo hoàn trả diện tích.
 Giai đoạn thẩm lượng:
Giai đoạn này thường kéo dài 3-5 năm với mục đích là xác định chính xác các

cấp trữ lượng dầu khí, các thông số kỹ thuật tầng chứa thuộc khu vữ thăm dò nhằm
làm cơ sở cho việc thiết kế phát triển khai thác mỏ. Kết thúc giai đoạn thẩm lượng,
chủ đầu tư (nhà thầu) phải lập báo các tính toán trữ lượng trình hội đồng có thẩm
quyền (Nhà nước) phê duyệt.
1.2.1.2. Giai đoạn phát triển mỏ
Sau khi giai đoạn thăm dò thẩm lượng được kết luận có trữ lượng địa chất của
mỏ, làm xong công tác định vị xác định được điểm đặt giàn khoan người ta bắt đầu
thiết kế giàn khai thác, các giếng khoan khai thác và các hệ thống đường ống dẫn
dầu khí đến các tàu chứa. Đây là giai đoạn cực kì quan trọng đòi hỏi nhà đầu tư phải
tập trung nhiều nhân lực và vốn nhất.
- Giàn khai thác: Được chế tạo trên bờ theo từng lô và các khối chân đế với
trọng lượng khoảng 25-30 ngàn tấn được vận chuyển lắp ghép ngoài biển.
- Xây dựng giếng khai thác: Bao gồm nhiều loại giếng được thiết kế thẳng
đứng hoặc xiên có độ sâu đến vài kilomet. Tùy thuộc vào sơ đồ công nghệ mỏ mà
người ta thiết kế, lắp đặt giếng khai thác. Đầu tư cho giếng khai thác chiếm tỷ trọng
lớn trong chi phí hoạt động dầu khí.
- Xây dựng hệ thống đường ống vận chuyển trong mạng nội bộ của mỏ đến
kho chứa và về đất liền đến nơi tiêu thụ.
- Xây dựng kho chứa dầu thô thành phẩm: Đây là vấn đề bắt buộc trong
trường hợp khai thác dầu trên biển.
1.2.1.3. Giai đoạn khai thác
Giai đoạn khai thác bắt đầu khi có dòng dầu/ khí đầu tiên. Trên thực tế phải
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cần một giai đoạn chuẩn bị trước từ 6 tháng đến 1 năm. Có rất nhiều công nghệ khai
thác khác nhau tùy thuộc vào áp suất vỉa, tính chất hóa lý của dầu, độ thẩm thấy của
vỉa dầu… Thường thì khi bắt đầu đưa giếng vào khai thác do áp suất của vỉa ban
đầu nên giếng thường tự phun và dòng sản phẩm bao gồm dầu, khí, nước và các tạp
chất khác được chuyển lên theo các ống dẫn khai thác qua các hệ thống cụm phân

dòng vì áp suất ở đầu giếng lớn nên dòng dầu tự chảy, chảy qua bình tách một phần
khí đồng hành được tách ra khỏi hỗn hợp dầu.
Trước đây do chưa có đường ống dẫn khí vào bờ nên một lượng khí lớn đồng
hành một phần qua hệ thống ngưng tụ tạo thành Condensate, phần khác được truyền
qua hệ thống phaken (đuốc) để đốt, những hồn hợp dầu, nước và các tạp chất khác
được chuyển tới bình chứa. Tại bình chứa, khí được tiếp tục tách ra khỏi dầu và
nước, do áp suất ở bình này nhỏ hơn bình tách vì vậy khí đồng hành hầu như được
tách hết khỏi nước và dầu. Tiếp đó, dùng các máy ly tâm có công suất lớn để bơm
hỗn hợp dầu từ các bình chứa ở các giàn tới các tàu chứa dầu.
1.2.1.4. Giai đoạn hủy mỏ
Sau khi kết thúc giai đoạn khai thác tức là mỏ không còn khả năng khai thác
nữa thì phải tiến hành hủy mỏ. Tất cả các giếng khoan khai thác và bơm ép nước
phải được hủy theo đúng quy định. Các giàn khai thác và các kết cấu ngoài biển
phải được cắt bỏ và thu gom hoàn toàn theo quy định an toàn môi trường. Công
việc này cũng tốn kém và phải được đưa ra trong quá trình lập phương án phát triển
mỏ. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có mỏ dầu khí nào được hủy do
quá trình khai thác vẫn hoạt động tốt và có hiệu quả.
1.2.2. Những đặc điểm của hoạt động thăm dò - khai thác dầu khí
1.2.2.1. Hoạt động thăm dò - khai thác dầu khí mang tính rủi ro cao về kinh tế
Hoạt động tìm kiêm dầu khí chứa đựng yếu tố rủi ro các, tức là yếu tố thành
công thấp. Những rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành hoạt động đầu tư này như:
thăm dò phát hiện có triển vọng dầu khí nhưng lại không có giá trị thương mại; các
giếng khoan khai thác nhưng không có dầu khí (giếng khô), hoặc có dầu nhưng dầu
thô khai thác được lại có hàm lượng lưu huỳnh, photpho cao…
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với chiều sâu giếng khoan từ 4000 – 5000m thì chi phí một giếng khoan hiện
nay vào khoảng 35-45 triệu USD và có thể cao hơn nữa tùy thuộc vào mức độ phức
tạp của cấu tạo địa chất. Để đánh giá và lập sơ đồ công nghệ mỏ có khi phải khoan

nhiều giếng khoan thăm dò trong cùng một cấu tạo địa chất. Tuy nhiên, trên thực tế
trong hoạt động thăm dò dầu khí xác suất các giếng khoan thấy dầu không cao,
thông lệ quốc tế khoảng 30%., tức là có nhiều rủi ro.
Ngoài rủi ro về địa chất thì rủi ro về kỹ thuật cũng rất đáng quan tâm. Việc
xây dựng và vận hành các dự án dầu khí luôn đi đôi với nguy cơ cháy, nổ làm tổn
hạn người và của, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Chi phí cho những rủi ro này
là rất lớn.
1.2.2.2. Các dự án dầu khí đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn mà chủ yếu là
ngoại tệ
Quy mô vốn đầu tư lớn là đặc trưng cơ bản của ngành Dầu khí khác biệt với
các ngành công nghiệp khác. Do chí phí khoan, xử lý địa chất, xây dựng giàn
khoan… rất cao, ngoài ra do những tác động của rủi ro đặc thù của ngành mà các dự
án dầu khí đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn. Có thể thấy rõ hơn chi phí cho hoạt
động thăm dò khai thác dầu khí ở bảng:
Bảng 1: Bảng thống kê chi phí một số hạng mục của hoạt động đầu tư
thăm dò khai thác dầu khí (đối với 1 mỏ trung bình từ 100-200 triệu thùng)
STT Hạng mục Số lượng Chi phí
1 Khoan thăm dò 3-5 giếng 15-30 triệu USD/ giếng
2 Khoan thẩm lượng 3-5 giếng 70-150 triệu USD/ giếng
3 Khoan khai thác 15-25 giếng 56-120 triệu USD/ giếng
4 Ống dẫn dầu 50-100 km 1 triệu USD/ km
5 Thiết bị khai thác, xử lý dầu, kho
tàng,…
350-370 triệu USD
6 Thu nổ xử lý 1000 km địa chấn 4-5 triệu USD
(Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam)
1.2.2.3. Hoạt động đầu tư thăm dò - khai thác dầu khí đòi hỏi phải áp dụng
công nghệ kĩ thuật cao
Các mỏ dầu khí thường nằm ở độ sâu hàng nghìn mét dưới lòng đấy, nếu ở
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A

14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ngoài thềm lục địa thì còn phải tính thêm độ sâu nước biển từ hàng chục đến
hàng trăm mét. Do đó, con người không thể trực tiếp tiếp cận các mỏ ở sâu trong
lòng đấy được mà phải thông qua các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhất của các
ngành: vật lý, phân tích phóng xạ, quang học, tin học, hàng không, cơ khí… với
các thiết bị hiện đại và độ chính xác rất cao. Tất cả những tiến bộ khoa học mới
đều được áp dụng nhằm giảm thiểu các chi phí và rủi ro trong quá trình thăm dò
tìm kiếm dầu khí.
1.2.2.4. Công tác điều hành đòi hỏi chặt chẽ và khẩn trương
Các dự án dầu khí đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, công nghệ kỹ thuật hiện đại
và thường hoạt động ở những nơi nguy hiểm như ngoài khơi xa, hoang mạc… Vì
thế, muốn đạt được hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí thì phải yêu cầu một quy trình
điều hành khẩn trương, chặt chẽ vì chỉ cần một khâu chậm trễ có thể gây thiệt hại
lớn về người và của.
1.2.2.5. Hoạt động thăm dò - khai thác dầu khí mang tính quốc tế hóa cao
Hầu hết các nước có tài nguyên dầu khí (chủ yếu là vùng Trung Đông, Châu
Phi, Mỹ Latinh) lại là những nước mà nền kinh tế còn nghèo nàn, không đủ sức tự
chịu rủi ro để tìm kiếm tài nguyên dầu khí. Điều đó tất yếu cần tới các công ty dầu
khí ở những nước phát triển hơn tham gia vào tìm kiếm để chia sẻ rủi ro. Bên cạnh
đó, dầu khí là nguồn tài nguyên không thể tái tạo được, lại đem lại lợi nhuận rất cao
nên các quốc gia luôn tìm cách mở rộng khai thác dầu khí ra nước ngoài vì vậy càng
thúc đẩy hoạt động thăm dò khai thác dầu khí phát triển mang tầm quốc tế.
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động thăm dò và
khai thác dầu khí ra nước ngoài
1.2.3.1. Tổng số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chỉ tiêu này được tính trên tổng số dự án mà một quốc gia đã tiến hành đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài trong một giai đoạn nhất định hoặc cả một quá trình đầu tư.
Nếu tổng số dự án càng lớn thì hoạt động đầu tư càng mạnh.
1.2.3.2. Số lượng quốc gia có các dự án FDI của quốc gia đi đầu tư

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng khai thác thị trường thế giới của các doanh
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghiệp đồng thời cũng cho biết quốc gia nào đang được các nhà đầu tư quan tâm
nhiều nhất.
1.2.3.3. Quy mô bình quân của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn đầu tư đăng ký trung bình trên một dự án đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp. Công thức tính như sau:
Quy mô bình quân của một dự án = Số vốn đầu tư đăng ký/ Số dự án đầu tư
đăng ký
1.2.3.4. Tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư
Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của doanh nghiệp qua các năm và được tính theo công thức:
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện/ vốn đầu tư đăng ký
Chỉ tiêu này là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ thành công của hoạt động
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp và được tính theo công thức:
1.2.3.6. Doanh thu thuần trên vốn đầu tư
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư. Nó thể hiện một đồng
vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động
đầu tư càng hiệu quả. Công thức tính như sau:
1.2.3.7. Lợi nhuận sau thuế trên vốn đầu tư
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư. Nó thể hiện một đồng
vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động
đầu tư càng hiệu quả. Công thức tính như sau:
1.3. Kinh nghiệm thành công của một số công ty dầu khí trên thế giới và
trong khu vực khi vươn ra thị trường quốc tế

1.3.1. Tập đoàn dầu khí British Petroleum (BP)
BP là công ty đa quốc gia đã có gần 100 năm phát triển, kinh doanh ngành
năng lượng lớn thứ 3 trên thế giới, công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thăm
dò khai thác dầu và khí thiên nhiên. BP thuộc loại công ty đại chúng được niêm yết
tại sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn.
Trong lĩnh vực hoạt động thượng nguồn (thăm dò khai thác dầu khí) hiện nay,
BP đã có mặt ở 29 quốc gia với chiến lược đầu tư nhằm tăng sản lượng khai thác
một cách hiệu quả thông qua các việc làm cụ thể như:
- Tập trung vào tiếp cận, tìm kiếm và phát triển các mỏ lớn nhất trên thế giới
tại các bể có tiềm năng dầu khí nhất.
- Gây dựng vai trò chủ đạo tại những khu vực có tiềm năng dầu khí.
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Sử dụng công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ nghiên cứu và tăng sản lượng khai thác.
- Quản lý tài sản, bảo đảm giá trị tài sản của công ty sở hữu không bị suy
giảm.
Trữ lượng xác minh của BP tính đến năm 2008 đối với dầu là 10.353 triệu
thùng và trữ lượng khí xác minh đạt 7.794 triệu thùng dầu tương đương. Năm 2008,
BP đã đưa vào khai thác mỏ Thunder Horse tại khu vực vịnh Mexico là một mỏ dầu
khí lớn thứ hai ở Mỹ và mỏ Gunashli tại vùng nước sâu thuộc Azerbaijan, cùng một
số đề án khác tại Algeria, Angola, Egypt và Mỹ. Ngoài ra, BP cũng đã đạt được
những tiến bộ trong việc khai thác các vỉa cát ngậm dầu và cát ngậm khí tại Mỹ và
Canada.
Sơ bộ đánh giá có thể nhận thấy BP là một công ty dầu khí quốc tế có nhiều
kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí, chiếm lĩnh thị
trường năng lượng của Mỹ và các nước châu Âu. Tuy nhiên, trong báo cáo thường
niên của mình, BP đã thẳng thắn chỉ ra các khó khăn và thách thức của công ty khi
mà nhiều dự án đầu tư còn bị thua lỗ, số tai nạn lao động do ảnh hưởng của thiên tai
vẫn còn cao. Một số dự án thăm dò đưa vào khai thác muộn do tác động của giá

thành khoan tăng, nhất là các dự án ở vùng nước sâu.
1.3.2. Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia Petronas
Petronas đã lọt vào bảng xếp hạng trong FOR-TUNE Global 500 và hiện có
hoạt động đầu tư vào hơn 30 quốc gia. Được thành lập từ năm 1974, Petronas ban
đầu là công ty dầu khí quốc gia Malaysia với chức năng quản lý và điều hành Nhà
nước trong lĩnh vực thượng nguồn dầu khí, và hiện nay đã chuyển thành một tập
đoàn hợp nhất đa quốc gia về dầu khí.
Ngay từ những năm 1990, Petronas đã bắt tay thực hiện chiến lược toàn cầu
hóa nhằm làm tăng trữ lượng dầu khí cho Malaysia, tăng vốn kinh doanh và tạo ra
các thử thách nhằm đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ. Hiện Petronas tham gia vào tất cả
các lĩnh vực trong hoạt động liên quan đến dầu khí.
Riêng trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí, ngoài việc thăm dò các mỏ
dầu trong nước, Petronas đã hợp tác với nhiều công ty dầu khí đa quốc gia khác ở
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trong các hợp đồng phân chia sản phẩm để thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí
ở nước ngoài. Petronas đã có mặt ở 23 quốc gia với 63 dự án. Đây là minh chứng
khẳng định vì thế của Petronas về năng lực thăm dò và khai thác dầu khí. Bên cạnh
hoạt động thăm dò, Petronas còn đầu tư và phát triển công nghệ mới.
Tiềm lực tài chính to lớn, tổ chức hợp lý, sự hậu thuẫn rất hiệu quả của Chính
phủ Malaysia và mối quan hệ hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài là những
điều kiện quan trọng dẫn đến sự thành công của Petronas.
1.3.3. Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc CNOOC
CNOOC là công ty dầu khí lớn thứ ba ở Trung Quốc, chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực thượng nguồn dầu khí, có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các đề
án thăm dò khai thác ngoài khơi trên thềm lục địa Trung Quốc.
Từ 1998 khi Chính phủ Trung Quốc cơ cấu lại công ty dầu khí quốc gia,
CNOOC đã triển khai mạnh mẽ đầu tư vào thăm dò khai thác ở nước ngoài. Nhờ
liên minh với các công ty đang hoạt động ở Trung Quốc, CNOOC có cổ phần đầu

tiên ở nước ngoài (với Ker McGee trong 7 lô ở vịnh Mê-hi-cô và với Arco trong 1
lô ở eo biển Malaca In-đô-nê-xia). Ngoài ra, CNOOC liên minh với CNPC ở thị
trường châu Á và Mỹ La tinh. CNOOC quan tâm đến đầu tư vào rất nhiều nước
giàu tiềm năng dầu khí ở tất cả các khu vực trên thế giới. Đáng lưu ý nhất trong quá
trình quốc tế hoá của CNOOC là việc đầu tư 585 triệu USD mua phần lớn tài sản
của Repsol-YPF ở In-đô-nê-xia để có sản lượng khai thác từ nước ngoài đầu tiên
khoảng 120.000 thùng/ngày.
Đây là mô hình triển khai đầu tư của một công ty lớn, khả năng tài chính
mạnh, triển khai thăm dò khai thác với quy mô toàn thế giới. Với tư cách là thành
viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc đã dùng quan hệ
chính trị làm đòn bẩy để giành các dự án phát triển mỏ cho các công ty dầu quốc gia
Trung Quốc, đặc biệt ở các nước có vấn đề chính trị nhạy cảm (Xu-đăng, Li-bi, I-
rắc). Rút kinh nghiệm của CNPC (Tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc) đã đầu
tư rất lớn cho thăm dò nên có doanh thu chậm, CNOOC đã đầu tư một số tiền lớn
để mua tài sản của Repsol_YPF và nhờ đó có sản lượng ở nước ngoài đầu tiên chỉ
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sau một vài năm quốc tế hoá. Một kinh nghiệm nữa có thể tham khảo là việc huy
động vốn qua phát hành IPO: số vốn huy động được lên tới hơn 10 tỷ USD trong
khi nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát/cổ phần khống chế.
1.3.4. Công ty PTTEP (Thái Lan)
PTT Exploration Production (PTTEP) là chi nhánh hoạt động thăm dò khai
thác của Công ty dầu khí quốc gia Thái Lan Petroleum Authority of Thailand
(PTT). PTT có cổ phần sở hữu 61% cổ phần của PTTEP, nhưng trong tương lai, có
thể PTTEP sẽ được tư nhân hoá hoàn toàn.
Với sản lượng trong nước khoảng 95.000 thùng dầu quy đổi/ngày và nguồn
lực tài chính mạnh, PTTEP bắt đầu triển khai thăm dò khai thác dầu khí ở nước
ngoài. Đông Nam Á là khu vực ưu tiên đầu tư hiện nay của PTTEP, trong đó Mian-
ma, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia và Việt Nam là các nước trọng điểm.

1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho PVEP
Với vị trí là công ty dầu khí quốc tế lớn thứ 3 trên thế giới, công ty tiếp thị và
bán các sản phẩm dầu khí lớn nhất trên thế giới, sự thành công của BP thể hiện qua
chiến lược phát triển của công ty coi trọng việc đầu tư tìm kiếm thăm dò tại những
khu vực có tiềm năng dầu khí nhất trên thế giới, với tỷ lệ thay thế trữ lượng 15 năm
liên tiếp đạt 100%. Như vậy nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy lọc hóa dầu trên
khắp thế giới luôn được đảm bảo và được cung cấp với giá thành rẻ nhất, kết quả
mang lại lợi nhuận cao nhất cho các cổ đông.
Petronas với 35 năm phát triển và hiện đã trở thành một tập đoàn dầu khí đa
quốc gia hàng đầu thế giới, tham gia vào đầy đủ vào các lĩnh vực liên quan đến
ngành Dầu khí. Tuy nhiên trong chiến lược phát triển của mình Petronas vẫn thể
hiện rõ vai trò quản lý và điều hành Nhà nước trong lĩnh vực thượng nguồn dầu khí
nhằm tăng giá trị tài sản quốc gia và đảm bảo sự phát triển bền vững hệ thống nền
công nghiệp dầu khí của Malaysia.
Là nước nhập khẩu dầu nguyên liệu đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Nhật
Bản, thêm vào đó Trung Quốc còn có đặc điểm là nền kinh tế thị trường XHCN nên
Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
các công ty dầu khí Trung Quốc được định hướng hoạt động kinh doanh dựa trên
các chính sách của Chính phủ, dưới sự giám sát của Nhà nước. Dưới sự điều hành
của Chính phủ CNOOC có nhiều thuận lợi trong việc đầu tư và hoạt động thượng
nguồn dầu khí ở nước ngoài. Các công ty dầu khí Trung Quốc được quyền điều
hành tìm kiếm thăm dò khai thác ở nước ngoài theo đánh giá của họ và được hưởng
các lợi thế trợ giúp từ Chính phủ (ngoại giao và tài chính) trong việc mua các mỏ ở
nước ngoài. Các công ty cũng được quyền tự đầu tư vào các dự án với mức thuế có
lợi. Tất cả các công ty dầu khí Trung Quốc đều tập trung duy trì và phát triển sức
mạnh nội lực theo vài trò chính mà chúng đảm đương nhằm đạt lợi nhuận công ty
đề ra, hoạt động kinh doanh hàng ngày của các công ty rất độc lập hơn là tận dụng
Nhà nước để có lợi thế.

Lê Thị Thanh Hoa Lớp: Kế hoạch 49A
21

×