Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Thương Mại Và Hàng Hải Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.26 KB, 34 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
MỤC LỤC
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
HĐTC : Hoạt động tài chính
CP NVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CP SXC : Chi Phí sản xuất chung
CP QLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
DN : Doanh nghiệp
GVHB : Giá vốn hàng bán
TSLN : Tỷ suất lợi nhuận
VKD : Vốn kinh doanh
VCSH : Vốn chủ sở hữu
LNTT : Lợi nhuận trước thuế
LNST : Lợi nhuận sau thuế
DTT : Doanh thu thuần
DT HĐTC : Doanh thu hoạt động tài chính
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới , xây dựng nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần vận theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước.
Bước vào cơ chế mới là lực lượng đông đảo, các đơn vị kinh doanh thuộc mọi
thành phần cùng nhau hoạt động, đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận.Lợi nhuận
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó là chỉ tiêu cơ bản để


đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như tiềm năng của mỗi doanh nghiệp. Để tồn
tại và phát triển thì điều chủ yếu và quan trọng nhất là doanh nghiệp phải làm ăn
có hiệu quả, phải thu được lợi nhuận. Lợi nhuận và các giải pháp tăng lợi nhuận
đã và đang trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng to lớn của lợi nhuận, trong thời
gian thực tập tại công ty Cổ Phần Thương Mại Và Hàng Hải Hà Nội, được sự
hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo, Tiến sỹ Trần Quang Lộc và sự quan tâm
giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán của công ty, em đã nghiên cứu và
hoàn thành luận văn với đề tài :
“ Lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty Cổ Phần
Thương Mại Và Hàng Hải Hà Nội “.
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ Sở lý luận chung về lợi nhuận trong doanh nghiệp
Chương 2: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Thương Mại Và
Hàng Hải Hà Nội.
Chương 3:Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty Cổ
Phần Thương Mại Và Hàng Hải Hà Nội.
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Lợi nhuận của Doanh ngiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1: Khái niệm về lợi nhuận.
Trong môi trường kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn thu
được nhiều lợi nhanh nhất , doanh nghiệp phải tận dụng mọi cơ hội kinh doanh
như tạo ra sản phẩm mới có giá trị sử dụng tốt hơn , chi phí thấp hơn phải mạo
hiểm hơn mức bình thường … Thực tế thì lợi nhuận được xem như là phần
thưởng cho Doanh nghiệp sẵn sàng các hoạt hoạt động sáng tạo đổi mới và mạo

hiểm để tổ chức kinh doanh, những thứ mà xã hội mong muốn và mọi doanh
nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều mong muốn giành
được phần thưởng cao quý đó. Vậy lợi nhuận được hiểu như thế nào?
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động, kinh doanh, dịch
vụ, là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của
doanh nghiệp.
Từ góc độ của doanh nghiệp có thể thấy:
“ lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch lớn hơn giữa doanh
thu và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được doanh thu đó trong
một thời kỳ nhất định.”
Thu nhập của doanh nghiệp hay chính là doanh thu bán hàng hóa và dịch
vị trừ đi toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí phát sinh nhằm đem lại thu nhập trog
kỳ .
1.1.2 Vai Trò của Lợi nhuận
- Đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động
của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của donh nghiệp.
Việc phấn đấu thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuậnlà điều kiện quan trọng đảm bảo
cho tình hình tài chính doanh nghiệp được ổn định, vững chắc.
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
2
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Lợi nhuận còn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả toàn bộ của
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến
quản lý hoạt động sản xuất , kinh doanh dịch vụ làm giá thành hoặc hạ thấp chi
phí thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp. Ngược lại, nếu giá thành hơcj
chi phí tăng lên sẽ trực tiếp làm giảm lợi bớt lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ
tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, khẳng định tính đúng đắn trong quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp
trong việc đưa ra các chiến lược kinh doanh, phương án sản xuất có đi đúng

hướng hay không, đồng thời cũng đánh giá khả năng làm việc của cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp.
Lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng là nguồn
vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển của một doanh nghiệp.
- Đối với người lao động
Đối với người lao động, lợi nhuận cũng là đòn bẩy kinh tế quan trọng,
có tác dụng khuyến khích người lao động ra sức thi đua phấn đấu nâng cao tính
tự chủ, sáng tạo, năng suất và hiệu quả lao động. Vì khi doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả thu được nhiều lợi nhuận sẽ làm tiền đề để doanh nghiệp thể hiện hơn
nữa sự quan tâm đối với nhân viên của mình . Ngoài việc chi trả lương, tăng
lương, lợi nhuận còn là nguồn để trích lập quỹ khen thưởng, trợ cấp, quỹ phúc
lợi , giải quyết các nhu cầu chính đáng của người lao động.
- Đối với nền kinh tế xã hội
Đối với nền kinh tế xã hội, khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ làm cho
nền kinh tế xã hội phát triển. Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên sẽ làm tích
lũy nội tại của doanh nghiệp và làm tăng thu nhập quốc dân, tạo tiềm lực tài
chính vững mạnh cho quốc gia.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là một cơ sở để doanh nghiệp tính và tham gia
đóng góp thu nhập thuế thu nhập vào ngân sách nhà nước. Đây là một bộ phận
chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu điều tiết quan trọng của ngân sách sẽ lớn hơn.
Như vậy vai trò của việc đạt lợi nhuận cao là vô cùng quan trọng không chỉ
đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn góp phần giúp nhà nước có thêm
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
3
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
nguồn kinh phí để thực hiện tốt hơn vai trò của mình thông qua việc thực hiện
các chương trình kinh tế xã hội… Và từ đó có thể khắc phục được những
khuyết tật của nền kinh tế thị trường, tạo ra môi trường thuận lợi tác động tích
cực trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tái sản xuất mở
rộng toàn bộ nền kinh tế.

1.2 Phương Pháp xác định lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường, để tăng cường khả năng cạnh tranh đòi hỏi
các doanh nghiệp phải đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tận dụng tốt các cơ
hội để đầu tư, bên cạnh lĩnh vực kinh doanh chính của mình. Tổng lợi nhuận từ
các hoạt động này sẽ là lợi nhuận của doanh nghiệp sau một thời kỳ kinh doanh.
Ta có công thức xác định lợi nhuận của doanh nghiệp như sau:
Lợi nhuận của
Doanh nghiệp
=
Lợi nhuận từ
hoạt động SXKD
+
Lợi nhuận từ hoạt
động tài chính
+
Lợi nhuận từ
hoạt động khác
1.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thường xuyên của
doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu mà doanh nghiệp thu được từ
hoạt động sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ và lợi nhuận từ hoạt động tài
chính trong đó:
Lợi
nhuận
từ HĐ
SXKD
=
Doanh
thu từ
hoạt

động
SXKD
-
Các
khoản
giảm trừ
-
Giá vốn
hàng
bán
-
Chi phí
bán
hàng
-
Chi phí
quản lý
DN
- Tổng doanh thu: là toàn bộ các khoản tiền thu được từ việc tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ bao gồm tất cả các phần trợ giá, phụ thu, phụ
trội của doanh nghiệp.
- Các khoản giảm trừ: Là những khoản trong tổng doanh thu và có tính chất
làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, bao gồm: Giảm giá hàng hóa, chiết khấu
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
4
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
bán hàng, trị giá hàng bán bị trả lại thuế gián thu( thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thị đặc biệt, thuế xuất khẩu).
- Chi phí hoạt động tài chính: là các chi phí cho việc mua bán chứng khoán,
chi phí cho các hoạt động liên doanh liên kết, chi phí liên quan đến việc cho thuê

tài sản, góp vốn cổ phần và các hoạt động đầu tư khác.
1.2.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là số chênh lệch giữa doanh thu từ các hoạt
động khác với chi phí cho các hoạt động đó và thuế gián thu nếu có. Đây là
khoản lợi nhuận do các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh mang
lại.
Lợi nhuận từ
hoạt động khác
=
Thu nhập từ hoạt
động khác
-
Chi phí từ hoạt
động khác
-
Thuế gián thu
(nếu có)
Trong đó:
- Doanh thu từ hoạt động khác: Là những khoản thu mà doanh nghiệp
không dự tính trước được hoặc có dự tính nhưng ít khả năng thực hiện được hay
những khoản thu không mang tính chất thường xuyên như thanh lý tài sản,
nhượng bán tài sản cố định, thu tiền vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó
đòi nhưng đã xử lý, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các vật tư hàng
hóa bị bỏ sót nhưng đến nay đã phát hiện được.
- Chi phí hoạt động khác: là chi phí cho các hoạt động trên.
1.2.4 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là thuế thu trên lợi nhuận kinh doanh, thuế
suất được quy định theo tỷ lệ thuế suất cố định mà nhà nước ban hành.
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
5

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Thuế thu
nhập DN phải
nộp
=
Lợi nhuận
trước thuế
x
Thuế suất thu nhập
doanh nghiệp
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau
thuế
=
Lợi nhuận
trước thuế
-
Thuế thu nhập DN
phải nộp trong kỳ
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận doanh nghiệp
1.3.1 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu là chỉ tiêu tương đối, phản ánh mối quan hệ
giữa lợi nhuận và doanh thu thuần đạt được trong kỳ, xác định bằng công thức
sau:
Tỷ suất lợi nhuận
doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100
Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì mang lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao , cho thấy hiệu quả kinh doanh
càng lớn.
1.3.2 Tỷ suất lợi nhuận giá vốn hàng bán
Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận với giá vốn hàng bán trong kỳ.
Công thức xác định:
Tỷ suất lợi nhuận
giá vốn hàng bán
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100
Giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí giá vốn bỏ ra trong kỳ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Thông qua chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể thấy rõ hiệu quả của việc sử
dụng chi phí giá vốn của hàng hóa trong kỳ. Từ đó gúp nhà quản trị có thể xác
định được những bước đi đúng đắn để có thể sử dụng chi phí một cách hợp lý
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
6
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
hơn, góp phần giảm giá thành, nâng cao lợi nhuận.
1.3.3 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Tỷ suất này là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận đạt được với số vốn kinh doanh
bình quân trong kỳ(gồm vốn cố định và vốn lưu động)
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận
vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100

Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn kinh doanh đầu tư trong kỳ thì tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này còn phản ánh tổng quát trình độ quản lý
và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi
nhuận vốn kinh doanh càng cao thì trình độ quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
1.3.4 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là quan hệ tỷ lệ giữ lợi nhuận đạt được
với số vôn chủ sở hữu bình quân bỏ ra kinh doanh trong kỳ.
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp
sử dụng có hiệu quả vốn nội lực bỏ ra trong kỳ.
1.3.5 Tỷ suất lợi nhuận tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận tổng chi phí là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận đạt được với
tổng số chi phí bỏ ra kinh doanh trong kỳ.
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
7
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận
tổng chi phí
=
Lợi nhuận sau thuế

x 100
Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng
tốt chi phí bỏ ra trong kỳ để thu được lợi nhuận.
1.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.
1.4.1 Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nhưng nếu doanh nghiệp
nghiên cứu các quy luật và áp dụng chúng vào thực tiễn hoạt động của mình
nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quy luật phát huy tác dụng và hạn chế
những tác động tiêu cực của hiện thực khách quan thì việc thực hiện lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ có những kết quả khả quan.
1.4.1.1 Quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường
Quan hệ cung cầu là một trong những quan hệ chủ yếu của nền kinh tế và
có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến lợi
nhuận. Nhu cầu của hàng hóa sẽ quyết định lượng cung hàng hóa của doanh
nghiệp trên thị trường. Cầu cao sẽ là nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng
quy mô sản xuất tăng lượng cung hàng hóa và tăng khả năng tiêu thụ, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tăng doanh số bán, góp phần tăng lợi nhuận. Ngược lại,
khi cầu về sản phẩm của doanh nghiệp thấp, tình hình cạnh cạnh tranh sẽ trở nên
gay gắt hơn và sẽ làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản
phẩm. Hoặc khi cung vượt quá sức mua thì khả năng thanh toán thấp, việc này
sẽ đẩy giá tiêu thị hàng hóa xuống nên doanh thu sẽ giảm, kéo theo việc suy
giảm lợi nhuận.
1.4.1.2 Môi trường kinh tế
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
8
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Môi trường kinh tế là nơi các hoạt động doanh nghiệp thường xuyên diễn

ra. Môi trường kinh tế phản ánh tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế về cơ
cấú ngành, vùng và nhiều nhân tố khác nữa… Những biến động của nền kinh tế
có thể tạo ra cơ hội hoặc gây những rủi ro trong kinh doanh từ đó tác động xấu
đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vây, nghiên cứu môi trường kinh tế sẽ giúp
cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể điều chỉnh kịp thời kế hoạch, mục tiêu sản
xuất của doanh nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế để có thể
duy trì và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
1.4.1.3 Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước
Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước. Ngoài việc tuân thủ các quy luật
của thị trường, các doanh nghiệp còn chịu sự quản lý vĩ mô của nhà nước thông
qua các công cụ như: thuế, chính sách tiền tệ, lãi suất, định hướng tiêu dùng…
Mỗi chính sách, cơ chế mà nhà nước đưa ra sẽ tác động lên môi trường kinh
doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó,
chính sách vĩ mô thông thoáng, phù hợp với quy luật của thị trường sẽ tạo điều
kiện phát triển ổn định cho doanh nghiệp.
1.4.2 Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về nội lực của doanh nghiệp và
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nhân
tố mà doanh nghiệp có thể dễ dàng khắc phục được. Vì vậy, doanh nghiệp nên
thường xuyên theo dõi, đánh giá phân tích xem những nhân tố chủ quan nào có
tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu nhân tố đó có tác động tích cực
thì tìm cách phát huy, nếu nhân tố đó có tác động tiêu cực đến hoạt động sản
xuất kinh doanh thì tìm cách khắc phục và hạn chế.
1.4.2.1 Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
Chi phí sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm là những khoản phí
liên quan tới việc sản xuất ra sản phẩm và đưa sản phẩm đó tới tay người tiêu
dùng. Chi phí này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao tài sản cố định và các khoản
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15

9
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm… Đó là các yếu tố đầu vào mà
doanh nghiệp phải nghiên cứu ảnh hưởng của nó để có biện pháp giảm chi phí,
góp phần tăng lợi nhuận. vì khi chi phí cao sẽ làm giảm lợi nhuận đạt được và
ngược lại. Do đó, quản lý chi phí một cách hợp lý và hiệu quả là yêu cầu quan
trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
1.4.2.2 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Nếu như chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là các yếu tố đầu vào mà
doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh thì hoạt động tiêu thụ
chính là công đoạn tiếp theo và không kém phần quan trọng để tạo ra thu nhập,
bù đắp chi phí đó. Hơn thế hoạt động tiêu thụ còn phải mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ được trong kỳ là một chỉ tiêu phản ánh kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất
định. Nhìn chung, khối lượng sản phẩm tiêu thị càng lớn thì hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và thu được lợi nhuận.
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố khác nhau
như: thị trường tiêu thụ, cung cầu và hàng hóa trên thị trường, giá cả, chất lượng
kết cấu các mặt hàng của doanh nghiệp…
1.4.2.3 Công tác tổ chức, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Công tác tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác tổ
chức quản lý được ví như người chỉ huy dàn nhạc. Một người nhạc trưởng tài ba
sẽ giúp cho các thành viên trong dàn hợp xướng phối hợp ăn ý với nhau để cùng
hòa tấu lên những giai điệu tuyêth vời và có thể trở thành bất hủ trong lòng công
chúng. Cũng như vây, nếu tổ chức quản lý tốt, có hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh , đảm bảo đúng người đúng việc, đảm bảo đầy đủ kế hoạch về số
lượng và chất lượng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sẽ làm tăng sản

phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng và từ đó lợi nhuận sẽ tăng cao, giúp cho
doanh nghiệp có thể cạnh tranh và phát triển được trên thị trường.
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
10
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Quá trình tổ chức quản lý kinh doanh bao gồm các khâu như: định hướng
phát triển doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, đánh giá và có những
biện pháp điều chỉnh kịp thời để hoạt động sản xuất kinh doanh của doán
nghiệp đật hiệu quả cao nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất.

Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
11
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Chương 2
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG HẢI HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về công ty Cổ Phần Thương Mại và Hàng Hải Hà Nội
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Hàng Hải Hà Nội
- Tên giao dich quốc tế: Ha Noi Trade and Marine JSC
- Tên viết tắt: TMS
- Địa Chỉ: Số 9 Ngõ 84 Ngọc Khánh Ba Đình- Hà Nội
- Điện Thoại : 043.7712.158
- Fax: 043.7712.521
- Mã số thuế: 0101546892
- Email:
- Người đại diện: Lê Sinh Huy- Giám đốc công ty
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần Thương Mại và Hàng Hải Hà Nội được thành lập ngày 4
tháng 10 năm 2004, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần thương mại và hàng hải Hà
Nội được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có quyền
và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh
doanh của mình, có con dấu riêng , có tài sản và các quỹ tập trung được mở tại
ngân hàng theo quy định của nhà nước.
Sau hơn 7 năm hoạt động bằng sự cố gắng và nỗ lực của hội đồng cổ đông
cùng Hội đồng quản trị và toàn bộ công nhân trong Công ty Cổ Phần Thương
Mại và Hàng Hải đã nhanh chóng tạo được uy tín và mở rộng được lĩnh vực
kinh doanh. Năm 2008 công ty mở rộng thêm 1 chi nhánh ở quận 4 thành phố
Hồ Chí Minh. Số nhân viên hiện nay là 28 người . Để đạt đươc kết quả như trên
là do công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt với các hãng tàu tận dụng tối đa
những cơ hộ,i hạn chế những khó khăn do các yếu tố bên ngoài tác động.
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
12
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của công ty
•Ngành nghề kinh doanh
Là một doanh nghiệp thương mại, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ vận
tải chuyên chở các container từ kho hàng ra cảng biển, từ cảng biển về các kho
do khách hàng yêu cầu. Hoạt động chủ yếu là kinh doanh phuc vụ cho nhu cầu
của thị trường theo nguyên tắc kinh doanh có lãi , thực hiện tốt nghĩa vụ đóng
thuế và hoạt động kinh doanh theo pháp luật, đồng thời nâng cao đời sống của
công nhân viên trong toàn bộ công ty , xây dựng công ty ngày càng phát triển
lớn mạnh .
•Tiêu chí hoạt động: Công ty đang nỗ lực cố gắng trong tuơng lai sẽ trở
thành một tập đoàn kinh doanh vận tải có uy tín ,chất lượng
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
13
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.1.4 Cơ Cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty (sơ đồ 1)

2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
 Phòng hành chính: Tổ chức thực hiện các công tác : tổ chức bộ máy,
nhân viên, tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực , lao động tiền lương,
thi đua khen thưởng, kỷ luật…
 Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc giúp
giám đốc tổ chức hệ thống quản lý tài chính của công ty , hướng dẫn kiểm tra
chế độ hạch toán kế toán toàn công ty, quản lý theo dõi tình hình biến động vốn,
tài sản của công ty, thực hiện việc ghi sổ kế toán đúng pháp lệnh kế toán mà nhà
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
14
Hội Đồng Quản Trị
Chủ tịch hội đồng quản
trị
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng hành
chính
Phòng tài chính
Kế toán
Phòng
Marketing
Phòng điều
hành vận tải
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
nước đã ban hành, trực tiếp điều hành chỉ đạo thực hiện hạch toán kế toán….
 Phòng Marketing: Quan hệ trực tiếp với khách hàng , giới thiệu sản
phẩm cho khách hàng, không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc khách
hàng tiềm năng cũng như truyền thống, theo dõi và báo cáo tình hình biến động

của thị trường…
 Phòng điều hành vận tải: Điều chuyển xe chở cont đến cảng để lấy
cont hàng và đi trả hàng cho các khách hàng, lo các giấy tờ, lệnh khi vào trong
cảng, trong kho hàng….
2.1.5 Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty
2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ( Sơ đồ 2)

Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
Kế toán trưởng
Kế Toán
Thanh
toán
Kế toán
Ngân
Hàng
Thủ
Quỹ
Kế toán
Tổng
Hợp
15
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán
của công ty, có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc quản lý kế toán viên, lập các kế
hoạch tài chính giúp giám đốc có quyết định đúng đắn.
-Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản công nợ với khách hàng
-Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm theo dõi tiền lương, các chế độ cho
công nhân.
Kế toán ngân hàng: Chịu trách nhiệm lên ủy nhiệm chi, đi ngân hàng giao

dịch.
- Thủ quỹ: có trách nhiệm quản lý tiền mặt, thực hiện các công việc liên
quan đến thu, chi tiền mặt.
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2010
Bảng 01: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
S Chỉ
Tiêu
Mã Năm 2009 Năm
2010
So sánh 2010/2009
(1) (2) (3) (4) (5) Số tiền Tỷ lệ
%
11 Doanh thu bán
hàng và Cung cấp
dịch vụ
01 289.689.46
0
490.230.39
4
200.540.934 40.9
2 Các khoản giảm
trừ DT
02 1.040.674 20.478.194 19.437.520 94,9
3
3
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp Dịch vụ

(10=01-02)
10 288.648.78
6
469.752.20
0
181.103.41
4
38,5
4 Giá vốn hàng bán 11 203.386.12
5
321.270.658 117.884.53
3
36,6
5 Lợi nhuận gộp về 20 85.262.661 148.481.54 63.218.881 42,58
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
16
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
bán hàng và cung
cấp Dvu(20=10-
11)
2
6 Chi phí tài chính 22 2.889.000 14.516.321 11.627.321 80,09
7 chi phí Bán hàng 24 17.246.012 46.544.251 29.298.239 62,9
8 Chi Phí quản lý
KD
25 22.247.011 32.428.119 10.181.108 31,3
9 Lợi nhuận thuần
từ
HĐKD(30=20+21-
22-24)

30 42.880.638 54.992.851 12.112.213 22,02
10 Tổng lợi nhuận
trước thuế
50 42.880.638 54.992.851 12.112.213 22,02
11 Thuế Thu nhập
phải nộp
51 8.785.156 15.783.168 6.998.012 44,3
12 Lợi nhuận sau
thuế (60=50-51)
60 34.095.482 39.209.683 5.114.201 13,04
Dựa vào bảng kết quả kinh doanh của công ty ta thấy
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 là
469.752.200 nghìn đồng tăng 181.103.414 so với năm 2009. Bên cạnh đó ta thấy
tốc độ tăng giá vốn chậm hơn tốc độ tăng doanh thu thuần dẫn đến lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh tăng thêm 63.218.881 nghìn đồng.
Trong năm 2010, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có những kết
quả đạt được đáng ghi nhận so với năm 2009, Tổng doanh thu tăng thêm được
200.540.934 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 40.9% . Điều đó chứng tỏ hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng phát triển nhanh , tổng doanh
thu của công ty tăng là do công ty đã mở rộng thị trường tiến hành Marketing
cho các hoạt động kinh doanh của mình , bên cạnh đó công ty chú trọng nâng
cao chất lượng chăm sóc khách hàng và tạo uy tín với khách hàng.
Giá Vốn hàng bán của công ty năm 2009 là 203.386.125 nghìn đồng , năm
2010 giá vốn hàng bán của công ty là 321.270.658 nghìn đồng tương ứng với tỷ
lệ 36,6. Giá vốn của công ty tăng lên là điều dễ hiểu vì doanh thu của công ty
tăng . Tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
17
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
bán làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên.

Cùng với sự tăng nhanh của doanh thu thuần , lợi nhuận gộp của công ty
đã tăng tỷ lệ khá cao . So với năm 2009, lợi nhuận gộp năm 2010 tăng lên
63.218.881 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 42,58%. Điều này được coi là
một mức tất yếu bởi mức tăng doanh thu 40,9%, nhưng mức tăng giá vốn hàng
bán 36,6% . Sự chênh lệch này đã làm cho lợi nhuận gộp năm 2010 tăng.
Mặc dù vậy chi phí bán hàng cũng tăng 29.298.239 nghìn đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng 62,9%. Chi phí bán hàng tăng lên được coi là hợp lý bởi công ty
đã mở rộng kinh doanh . Còn chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng năm 2010
so với năm 2009 là 10.181.108 nghìn đồng . Như vậy mức độ tăng của chi phí
quản lý nhỏ hơn mức độ tăng doanh thu. Qua đấy chứng tỏ công ty đã rất cố
gắng trong việc quản lý chi phí , trú trọng tới việc tạo mối quan hệ tốt với các
đối tác.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên là
12.112.213 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 22,02. Đây là tỷ lệ tăng khá
lớn cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt.
Thông qua việc xem xét sơ lược tình hình tài chính và những kết quả
đạt được của công ty trong 2 năm qua cho chúng ta thấy được thành tích cũng
như tồn tại cần khắc phục . Qua đây ta thấy công ty làm ăn tương đối hiệu quả ,
tình hình kinh doanh của công ty rất khả quan, đảm bảo nguồn tài chính để tiếp
tục hoạt động kinh doanh trong tươnng lai , tạo được vị thế vững chắc trên thị
trường và càng ngày thu hút được nhiều khách hàng hơn.
2.3 Về tài chính doanh nghiệp
Do trú trọng đến việc đầu tư theo chiều sâu , cải tiến quy trình quản lý
những năm vừa qua tình hình hoạt động của công ty tăng lên năm sau cao hơn
năm trước . Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy tình hình kinh doanh của công ty
năm 2010 so với năm 2009 có sự thay đổi nhanh chóng , cùng với sự cạn tranh
gay gắt trên thị trường , nỗ lực phát huy lợi nhuận, khác phục khó khăn của công
ty Cổ Phần Thương Mại Và Hàng Hải Hà Nội.
2.3.1. Tổng hợp Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15

18
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Bảng 02: Bảng tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế năm 2009-2010
Đơn vị :Triệu đồng
Chỉ Tiêu Năm 2009 Năm 2010
Tỷ lệ
2010/2009
Tổng Doanh Thu 289.689.460 490.230.394 169%
Tổng Chi Phí 244.750.520 416.758.349 170,2%
LN trước thuế 44.938.940 73.472.045 163,49%
Năn 2010 các nhân tố trên đều tăng so với năm 2009. Tổng doanh thu năm
2010 cao hơn 2009 là 200.540.934 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 169%,
Tổng chi phí năm 2010 cao hơn năm 2009 là 172.007.829 nghìn đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng 170,2% . Lợi nhuận trước thuế năm 2010 cao hơn năm 2009 là
28.533.105 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 163,49%. Nguyên nhân là do
năm 2010 công ty công ty tiến hành mở rộng thị trường, có thêm nhiều đối tác
nên số lượng vận chuyển tăng nên chi phí phát sinh cũng cao hơn năm trước.
Để đánh giá tình lợi nhuận thực tế của công ty qua các năm, ta phải đặt
lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí. Căn cứ vào số liệu báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại và hàng hải
Hà nội ta đi tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành lơi nhuận và so sánh tỷ
trọng giữa chúng với doanh thu.
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
19
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.3.2. Các yếu tố cấu thành lợi nhuận
Bảng 03: Các yếu tố cấu thành lợi nhuận
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

Năm 2009
Tỷ
trọng
(%)
Năm 2010
Tỷ
trọng
(%)
So sánh năm
2009/2010
(+/-) Tỷ lệ(%)
DT Thuần 288.648.786 100 469.752.200 100 181.103.414 38,5
Giá vốn hàng
bán
203.386.125 70,5 321.270.658 68,4 117.884.533 36,7
CP HĐ TC 2.889.00 1,0008 14.516.321 3,09 11.672.321 80,4
CP Bán Hàng 17.246.012 5,97 46.544.251 9,09 29.298.239 62,9
CP Quản Lý 22.247.011 7.7 32.428.119 6,9 10.181.108 31,4
LN trước thuế 42.880.638 14,8 54.992.851 11,7 12.112.213 22.2
Từ bảng biểu trên ta thấy tỷ trọng chi phí bán hàng năm 2010 cao hơn năm
2009, nhưng tỷ trọng chi phí quản lý lại giảm. Điều này chứng tỏ công ty đang
cố gắng giảm những chi phí không hợp lý trong khâu quản lý, với những nỗ lực
trên công ty tăng được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình.
Chi phí bán hàng: Năm 2009 chi phí bán hàng là 17.246.012 nghìn đồng
tương ứng với tỷ lệ 5,97% năm 2010 chi phí bán hàng là 46.544.251 nghìn đồng
tương ứng với tỷ lệ 9,09% tăng 3,12% . Tỷ lệ chi phí tăng đáng kể do công ty
mở rộng thêm chi nhánh mới nên số lượng vận chuyển nhiều lên
Qua bảng trên ta thấy chi phí bán hàng năm 2010 tăng so với năm 2009 là
29.298.239 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 62,9% . trong khi đó chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng 31,4%. Chi phí bán hàng tăng mạnh là do trong những năm

gần đây để cạnh tranh được với các công ty khác công ty Cổ Phần Thương Mại
và Hàng hải Hà nội phải đẩy mạnh hoạt động quảng bá, Marketing nên chi phí
bán hàng tăng lên là không tránh khỏi, mặt khác chi phí bán hàng tăng với tốc
độ chậm hơn doanh thu, đây là một dấu hiệu khả quan trong công việc kinh
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
20
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
doanh của công ty.
Chi phí quản lý: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 tăng so với
năm 2009 là 10.181.108 nghìn đồng tương ứng 31,4%. Khi mở rộng quá trình
kinh doanh thì chi phí quản lý tăng lên là điều tất yếu nên sự tăng lên là điều
không tránh khỏi tuy nhiên tốc độ tăng ở đây vẫn chậm hơn tốc độ tăng của chi
phí bán hàng cho thấy ở đây ban đão công ty đã có sự quan tâm đặc biệt đến
công tác quản lý.
Dựa vào bảng trên lợi nhuận trước thuế năm 2009 -2010 l, lợi nhuận trước
thuế của công ty chỉ bao gồm từ hoạt động kinh doanh như vậy lợi nhuân từ hoạt
động sản xuất kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổng lợi nhuận
của công ty, do vậy muốn tăng tổng lợi nhuận trước thuế thì phải tăng từ lợi
nhuận hoạt động kinh doanh. Năm 2009 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh là 42.880.638 nghìn đồng, năm 2010 lợi nhuận công ty đã tăng lên
54.992.851 nghìn đồng, đã tăng 12.112.213 tương ứng với 22,2%.
2.3.2 Tình hình thực hiện doanh thu của công ty
Bảng 04: Tình hình thực hiện doanh thu năm 2009-2010
Đơn vị: triệu đồng; tỷ trọng: %
STT Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2010/2009
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền

Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
1 Tổng DT
289.689.46
0
100 490.230.394 100
200.540.93
4
169%
2 DTT 288.648.78
6
99.6 469.752.20
0
95,8 181.103.41
4
38,5%
3 DT HĐ TC 11.522.302 3,97 18.799.854 3,83 7.277.552 3,62%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại và
hàng hải Hà nội trong 2 năm 2009-2010)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng doanh thu năm 2010 có xu
hướng tăng 169% so với năm 2009 tương ứng 200.540.934 triệu đồng, DTT
cũng tăng lên 38,5% tương ứng 181.103.414 triệu đồng DTT tăng là do công ty
đã tích cực đấy mạnh việc bán hàng, tăng khối lượng và chất lượng vận chuyển
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
21
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
bên cạnh đó công ty còn tích cực đẩy mạnh đầu tư tài chính để làm tăng tổng

doanh thu của công ty là 3,62% tuy còn ít nhưng cũng thể hiện rằng công ty có
quan tâm đến hoạt động tài chính của công ty. Như vậy để tăng lợi nhuận công
ty nên chú trọng vào việc tăng khối lượng và chất lượng vận chuyển đồng thời
đẩy mạnh những hoạt động tài chính nếu khả quan.
2.3.3 Tình hình quản lý chi phí của công ty
Chi phí là nhân tố chủ yếu làm giảm lợi nhuận của công ty, để đánh giá được
chính xác mức độ ảnh hưởng của chi phí ta xem xét bảng số liệu dưới đây:
Bảng 05: Tình hình quản lý chi phí trong 2 năm 2009-2010
Đơn vị: Triệu đồng; Tỷ trọng: %
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010/2009
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ trọng
1 Tổng chi phí 244.750.520 100 416.758.349 100 172.007.829 170,2%
2 Giá vốn hàng
bán
203.386.125 83,1 321.270.658 77,08 117.884.533 68,5 %
3 Chi phí tài
chính
2.889.000 1,18 14.516.321 3,48 11.627.321 6,76%
4 Chi phí bán
hàng
17.246.012 7,04 46.544.215 11,1 29.298.203 17,03%
5 CPQLDN 22.247.011 9,08 32.428.119 7,78 10.181.108 5,91 %
Qua bảng 05 ta thấy:
Tổng chi phí của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2010 tổng chi phí của
công ty tăng 170,2 % so với năm 2009 tương ứng với 172.007.829 triệu đồng .
Nguyên nhân này là do công ty đổi mới máy móc thiết bị và mở rộng quy mô

hoạt động.
Giá vốn hàng bán chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Cụ thể năm
2009 giá vốn hàng bán là 203.386.125 đến năm 2010 là 321.270.658 tăng
68,5% điều này là do chi phí đầu vào tăng lên.
Chi phí tài chính tăng lên cũng đáng kể do công ty cần mở rộng vốn kinh doanh
nên chi phí tài chính tăng từ 1,18 % năm 2009 lên 3,48 % năm 2010 . Chi phí
bán hàng cũng tăng lên từ 7,04 % lên 11,1 % riêng có chi phí quản lý doang
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
22
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
nghiệp giảm từ 9,08% năm 2009 xuống 7,78% chứng tỏ công ty đã có nhiều
chính sách nhằm giảm bớt chi phí bán bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp, đây là một dấu hiệu đáng mừng giúp công ty có thể tăng được lợi nhuận
trong tương lai.
Như vậy, các yếu tố chi phí đều có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty,
nhưng ảnh hưởng lớn nhất là giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doah nghiệp. Muốn tăng lợi nhuận của công ty, công ty phải tìm ra những biện
pháp nhằm giảm những khoản mục chi phí này.
2.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty trong những
năm qua
Để đánh giá kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh, ta sử dụng một số chỉ
tiêu được thu nhập, tính toán trong bảng dưới đây:
Bảng 06- Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010
2009/2010
Số tiền Tỷ lệ
1 DTT Triệu đồng 288.648.786 469.752.200 181.103.414 62,74
2 GVHB Triệu đồng 203.386.125 321.270.658 117.884.533 57,96
3 LNTT Triệu đồng 42.880.638 54.992.851 12.112.213 28,24
4 LNST Triệu đồng 34.095.482 39.209.683 5.114.201 14,99

5 Tổng CP Triệu đồng 244.750.520 416.758.349 172.007.829 70,27
6 TS LNDT % 11,81 8,34
7 TSLN TCP % 13,93 9,59
8 TSLN GV HB % 16,76 12,20
( Nguồn số liệu: Kế toán- Tài chính)
Dựa vào bảng số liệu, ta có những nhận xét sau:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2009 là 11,81% năm 2010 giảm xuống
còn 8,24% , tỷ suất lợi nhuận cũng giảm4,34% từ 13,93% năm 2009 xuống còn
9,59% tương tự như vây giá vốn hàng bán cũng giảm 4,56% nguyên nhân
giảm là do năm 2010 công ty phải đối mặt với tình trạng lạm phát nên có gặp
đôi chút khó khăn, để có được những thành công trên phải có sự cố gắng rất
nhiều của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
2.4 Nhận xét tổng quát về tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuậntại công
Đinh Thị Huyền Trang Lớp: TC.12-15
23

×