Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.81 KB, 54 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
*********************
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
ĐẤY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
CHI NHÁNH CẦU GIẤY
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tiến Đạt
Mã sinh viên : CQ490514
Lớp : QTKD Quốc tế 49B
Khóa : 49
Hệ : Chính quy
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Anh Minh
HÀ NỘI: 12/2010
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá như hiện nay, các
hoạt động mua bán giữa các nước ngày càng có cơ hội phát triển, hầu như


không có biên giới. Vì vậy, các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng thương mại
theo đó cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của
nền kinh tế, trong đó có nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế.
Là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân
hàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động
thanh toán quốc tế không chỉ đơn giản là lựa chọn một phương thức thanh
toán phù hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó
mà yêu cầu đặt ra là thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng,
an toàn, chính xác và đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và ngân hàng
thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút
ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan, tới khả năng
thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển
hoạt động ngoại thương của mỗi nước.
Trước năm 1990, thanh toán quốc tế là nghiệp vụ độc quyền của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam thì nay đã trở thành một nghiệp vụ phổ biến tại
nhiều ngân hàng thương mại, mang lại nguồn thu dịch vụ lớn, nâng cao vị thế
của các ngân hàng trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tham gia cung cấp thanh
toán quốc tế từ những năm đầu thập kỷ 90 và đã đạt được những thành
quả to lớn. Tuy nhiên, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Nam chi nhánh Cầu Giấy mới chỉ chính thức triển khai hoạt động thanh
toán quốc tế từ năm 2004. Chính vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế tại
Chi nhánh Cầu Giấy vẫn còn mới mẻ và gặp không ít khó khăn. Quy mô
thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Cầu Giấy còn nhỏ, chất lượng thanh toán
quốc tế còn chưa cao, các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế chủ yếu là

các nghiệp vụ truyền thống, nhiều nghiệp vụ hiện đại chưa được áp dụng,
khách hàng sử dụng thanh toán quốc tế ít, chưa thường xuyên. Việc tìm ra
những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế của Chi
nhánh Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy là một nhu cầu bức thiết,
một đòi hỏi khách quan không chỉ đối với sự phát triển kinh tế trên địa
bàn mà còn với Ban lãnh đạo Ngân hàng, từng cán bộ trực tiếp thực hiện
nghiệp vụ thanh toán quốc tế .
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động thanh
toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu
Giấy” để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của chuyên đề là nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi
nhánh Cầu Giấy
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế của
ngân hàng thương mại
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy giai đoạn 2007-2009 và đề
xuất giải pháp đến năm 2011
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
4. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt và
danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được chia thành 3 chương sau đây:
Chương 1- Giới thiệu chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
( BIDV ) - Chi nhánh Cầu Giấy
Chương 2- Thực trạng hoạt động Thanh toán Quốc tế của Ngân hàng

BIDV Chi nhánh Cầu Giấy
Chương 3- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Thanh toán Quốc tế tại Ngân
hàng BIDV – chi nhánh Cầu Giấy
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Chương 1 – GIỚI THIỆU CHI NHÁNH NGẦN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN HÀ NỘI (BIDV) CHI NHÁNH CẦU GIẤY
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy
Tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trước
đây là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Ngân hàng được thành lập vào năm
1957 với các hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ,
tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp
luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện nay,
BIDV là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước uy tín, chất lượng
hàng đầu của Việt Nam, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho vay, nhận tiền gửi
và các dịch vụ ngân hàng khác cho mọi thành phần kinh tế.
Tính đến thời điểm hiện tại, năm 2010, BIDV có 109 chi nhánh cấp I, 92
chi nhánh cấp II và 4 sở giao dịch. Chi nhánh BIDV Cầu Giấy là một trong
những chi nhánh cấp I của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Để đạt
được những thành công như ngày hôm nay, Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã trải
qua một chặng đường hình thành và phát triển đầy thử thách.
Ngày 27/5/1957, Chi nhánh Kiến thiết Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân
hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập, nhiệm vụ chính là cung ứng vốn để
kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục
vụ quốc kế dân sinh, góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế miền Bắc.
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế

49B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Ngày 31/10/1963 Chi điểm 2 của Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Hà
Nội hiện là Chi nhánh BIDV Cầu Giấy ngày nay, chính thức được thành lập
và đi vào hoạt động.
Ngày 24/6/1981 Chi điểm 2 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và Xây dựng Cầu Giấy trực thuộc Chi nhánh Hà Nội. Cùng thời gian đó,
Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây
dựng Việt Nam.
Ngày 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên
thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cùng với đó, Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Cầu Giấy đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy và được xếp vào chi nhánh cấp II
Ngày 16/9/2004 Chi nhánh BIDV Cầu Giấy chính thức được Ban lãnh
đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nâng cấp lên chi nhánh cấp
I thông qua quyết định số 0254 /QĐ – HĐQT.
Chi nhánh BIDV Cầu Giấy được hình thành trên cơ sở chi nhánh cấp II –
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Từ Liêm trực thuộc chi nhánh Ngân
hàng Đầu từ và Phát triển Hà Nội. Và ngay sau khi được nâng cấp, Chi nhánh
BIDV – Cầu Giấy đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ toàn diện từ phía
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, giúp cho Chi nhánh không ngừng
phát triển và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Trong những năm qua, Chi nhánh cấp I – ngân hàng BIDV Cầu Giấy đã
không ngừng phát triển, nâng cao và khẳng định vị thế vững mạnh của mình
là một chi nhánh ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội cả
về quy mô cũng như phạm vi hoạt động. Trụ sở chính hiện nay của Chi nhánh
đặt tại tòa tháp Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B

5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
1.2 Mô hình tổ chức của BIDV – Cầu Giấy
Phòng thanh toán Quốc tế của Chi nhánh được thành lập năm 2004, với chức
năng tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược phát triển, theo dõi, quản lí
và tổ chức thực hiện các sản phẩm dịch vụ: Kinh doanh ngoại tệ, Thanh toán
Quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh.
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV – Cầu Giấy
Nhiệm vụ của Phòng thanh toán Quốc tế là: tổ chức kinh doanh Ngoại
tệ, TTQT theo đúng quy định của NHNN Việt Nam. Là đầu mối đề xuất triển
khai các sản phẩm dịch vụ như: thanh toán thẻ, thanh toán séc du lịch, chuyển
tiền nhanh, thực hiện các dự án ủy thác của các tổ chức, các nhân nước ngoài,
thực hiện thẩm định, thiết lập hồ sơ đối với khách hàng mở L/C, thực hiện
nhiệm vụ tiếp thị khách hàng.
Hiện nay phòng Thanh toán Quốc tế của Chi nhánh có 8 cán bộ, đều tốt
nghiệp từ các trường Đại học thuộc khối kinh tế hoặc có trình độ trên Đại học,
và hai cán bộ là những sinh viên mới tốt nghiệp.
1.3 Các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
BAN
GIÁM
ĐỐC
Phòng
TD&
TTQT
Phòng
KT&NQ
Phòng
Hành

Chính
Phòng
KT&KS
Các phòng
giao dịch
Phòng
Marketing
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong và ngoài
nước
- Vay vốn ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trị
- Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán
quốc tế
- Thực hiện chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức
1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV – Cầu Giấy
Với sự đoàn kết nhất trí từ Ban lãnh đạo, BCH Công đoàn cùng toàn thể
cán bộ công nhân viên và sự giúp đỡ từ phía ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng BIDV Cầu Giấy trong những năm vừa qua đã
đạt được những thành công nhất định. Ngoài việc tạo dựng được uy tín với
khách hàng và thu hút được ngày càng đông khách hàng đến với mình, bên
cạnh đó ngân hàng còn tạo được cho mình một vị thế ngày càng vững chắc và
phát triển trên thị trường, vươn rộng tầm ảnh hưởng của mình trên địa bàn.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những qua đã đạt được
những kết quả khả quan sau :

1.4.1 Công tác huy động vốn
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng và không thể thiếu đối với
doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền
tệ như Ngân hàng.
Qua Bảng 1.1 có thể thấy trong những năm gần đây, nguồn vốn của
ngân hàng BIDV Cầu Giấy đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ cao.
Tổng nguồn vốn huy động được tính đến cuối năm 2007 là 1.678 tỷ đồng,
năm 2008 là 2.945 tỷ đồng, tăng 75,5% so với năm 2007, sang đến năm 2009
là 4.772 tỷ đồng, tăng 62,03%so với năm 2008.
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV – Cầu Giấy
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Tổng
số
Tỷ trọng
(%)
Tổng
số
Tỷ trọng
(%)
Tổng
số
Tỷ
trọng
(%)

Tổng nguồn vốn huy động 1.678 100% 2.945 100% 4.772 100%
I. Nguồn vốn theo thành
phần KT:
1. Tiền gửi doanh nghiệp: 1.237 73.7 2.114 71,8 3.350 70,2
2. Tiền gửi dân cư 413 24,6 757 25,7 1.269 26,6
3. Tiền gửi khác 28 1,7 74 2,5 153 3,2
II. Nguồn vốn theo thời gian
1. Không kỳ hạn 381 22,7 600 20,4 792 16,6
2. Ngắn hạn 304 18,1 574 19,5 1.131 23,7
3. Dài hạn 993 59,2 1.771 60,1 2849 59,7
III. Nguồn vốn theo loại tiền
tệ
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
1. Nội tệ 1.384 82,5 2.542 86,3 4.089 85,7
2. Ngoại tệ 294 17,5 403 13,7 683 14,3
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy )
Chính nhờ việc nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động
huy động vốn trong quá trình kinh doanh của mình mà trong những năm qua,
kết quả huy động vốn của BIDV Cầu Giấy đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Ngân hàng đã luôn chú trọng đến công tác này, đồng thời đưa ra được các chủ
trương, chiến lược đúng đắn như đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, kì hạn
cũng như lãi suất nhằm thu hút được tối đa các nguồn lực kinh tế trong nước
cũng như nước ngoài.
Nếu xét huy động nguồn vốn theo thành phần kinh tế thì nguồn vốn từ
tiền gửi của các doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cả 3 năm, từ năm
2007 đến năm 2009. Trong năm 2007 là 1.237 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,7%,
năm 2008 là 2.114 chiếm tỷ trọng 71,8% và năm 2009 là 3.350 tỷ đồng,

chiếm tỷ trọng 70,2%.
Nếu xét theo thời gian huy động vốn thì nguồn vốn dài hạn có tỉ trọng
cao nhất; năm 2007 chiếm tỉ trọng 59,2%, năm 2008 chiếm 60,1%, và năm
2009 là 59,7% trên tổng nguồn vốn huy động được.
Nếu xét theo loại tiền tệ huy động vốn thì nguồn vốn nội tệ luôn chiếm
tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn ngoại tệ. Cụ thể, năm 2007 tỷ lệ huy động
nội tệ là 82,5% và ngoại tệ là 17,5%, năm 2008 tỷ lệ này là 86,3% và 13,7%,
đến năm 2009 là 85,7% và 14,3%.
1.4.2 Tín dụng
Mặc dù sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau cũng như sự cạnh
tranh giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước là rất
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
cao. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn vốn, hoạt động
tín dụng và đầu tư của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy vẫn thu được những kết
quả rất khả quan. Quy mô cho vay và đầu tư trực tiếp được mở rộng cả về số
lượng lẫn chất lượng đã đem lại những nguồn thu lớn cho Chi nhánh.
Từ Bảng 1.2 có thể thấy, tính đến 31/12/2008, tổng dư nợ là 1.177 tỷ
đồng, tăng 58% so với 2007, và năm 2009 là 2392 tỷ đồng, tăng 103% so với
2008.
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động tín dụng tại BIDV – Cầu Giấy
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Tổng
số
Tỷ
trọng

(%)
Tổng
số
Tỷ
Trọng
(%)
Tổng
số
Tỷ
trọng
(%)
Tổng dư nợ 745 100% 1.177 100% 2.392 100%
I. Dư nợ theo thành
phần KT:
1. DNNN 621 83,4 897 76,2 1.763 73,7
2. DNNQD 108 14,5 213 18,1 512 21,4
3. Cá nhân, hộ gia
đình
16 2,1 67 5,7 117 4,9
II. Dư nợ theo thời
gian
1. Ngắn hạn 276 37 412 35 938 39,2
2. Trung và dài hạn 469 63 765 65 1.454 60,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy )
Trong hoạt động cho vay, Chi nhánh đã thường xuyên quan tâm đến
nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện phân loại khách hàng để tạo cơ sở
quản lí rủi ro tín dụng thống nhất với khách hàng, cho vay và đầu tư không
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
10

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
phân biệt thành phần kinh tế. Cụ thể, tính đến năm 2009, dư nợ của các doanh
nghiệp nhà nước đã là 1.763 tỷ đồng tương với 73,7%, dư nợ doanh nghiệp
ngoài quốc doanh là 512 chiếm 21,4% và dư nợ của tư nhân, hộ gia đình là
117 tỷ đồng chiếm 4,9%.
Trong điều hành lãi suất, ngân hàng đã chủ trương thực hiện cơ chế lãi
suất cho vay thỏa thuận, đảm bảo theo tín hiệu cung cầu thị trường, tạo lợi thế
trong cạnh tranh, áp dụng cho vay thời gian dài với lãi suất cao hơn so với cho
vay ngắn hạn. Đối với trung và dài hạn thì chủ yếu áp dụng lãi suất cho vay
thỏa thuận, điều chỉnh theo thời gian để hạn chế rủi ro về lãi suất. Tính đến
thời điểm 31/12/2009, dư nợ cho vay trung và dài hạn là 1.454 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng là 60,8% (tăng 90% so với năm 2008 và 210% so với năm 2007), dư
nợ ngắn hạn là 928 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,2% (tăng 128% với năm 2008
và 240% so với năm 2007).
1.4.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTQT
Hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh đã chính thức đi vào hoạt
động được 7 năm (từ năm 2004) và đã sớm đi vào ổn định, số lượng khách
hàng có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng ngày càng gia tăng, tạo
được tín nhiệm nơi khách hàng.
Số liệu trong bảng 1.3 cho thấy cả ba phương thức thanh toán quốc tế
đều được ngân hàng sử dụng một cách hiệu quả, doanh số qua các phương
thức đều đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước.Trong các phương thức đó,
phương thức thanh toán qua L/C luôn đạt doanh số cao và mức tăng trưởng
mạnh qua cả 3 năm do phương thức thanh toán qua L/C có độ an toàn cao,
hạn chế được nhiều rủi ro trong các giao dịch thanh toán quốc tế, chính vì vậy
các doanh nghiệp thường tin dùng phương thức này hơn so với phương thức
thanh toán khác.
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
11

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Năm 2007, doanh số thanh toán L/C đạt 58.531 ngàn USD, cao hơn gấp
1,43 lần so với phương thức thanh toán chuyển tiền và gấp 6,36 lần so với
phương thức thanh toán nhờ thu. Đến năm 2008, doanh số đạt 72.524 ngàn
USD, tăng 23,91% so với năm 2007 và năm 2009 đã là 82.229 ngàn USD,
tăng 13,38 so với năm 2008.
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTQT tại
BIDV – Cầu Giấy
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Tổng
số
Tổng
số
Tăng
trưởng
(%)
Tổng
số
Tăng
trưởng
(%)
1. Doanh số thanh toán
1. Thanh toán nhờ thu 9.203 11.543 25,42 15.987 38,49
2.Thanh toán chuyển
tiền
40.902 52.203 27,63 75.524 44,67
3. Thanh toán L/C 58.531 72.524 23,91 82.229 13,38
II. Doanh số mua bán

ngoại tệ
- Mua ngoại tệ 20.157 23.400 11,12 25.140 7,43
- Bán ngoại tệ 20.012 22.951 14,69 24.709 7,66
- Tổng số 40.169 46.351 15,39 49.849 7,55
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy )
Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng được chú trọng và
ngày càng đạt được hiệu quả cao. Năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ
là 40,169 ngàn USD. Năm 2008, tổng doanh số mua bán ngoại tệ tăng 15,39%
so với năm 2007, tương đương với 46.351 ngàn USD. Đến năm 2009, tổng
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
doanh số mua bán ngoại tệ đã là 49.849 ngàn USD, tăng 7,55 % so với năm
2008.
Lượng ngoại tệ mua vào và bán ra qua các năm không có sự chênh lệch
lớn về doanh số, tăng trưởng qua các năm cũng khá ổn định. Năm 2007 doanh
số mua ngoại tệ là 20.157 ngàn USD và bán ngoại tệ là 20.012 ngàn USD.
Năm 2008, lượng ngoại tệ mua vào là 23.400 ngàn USD, lượng ngoại tệ bán
ra là 22.951 ngàn USD, tăng lần lượt là 11,12% và 14,69% so với năm 2007,
Năm 2009, lượng ngoại tệ mua vào và lượng ngoại tệ bán ra tăng nhẹ, tăng
lần lượt là tăng 1.740 ngàn USD và 2118 ngàn USD so với năm 2008, tương
đương với 7,43% và 7,66% .
Từ các kết quả trên ta có thể thấy cả 2 nghiệp vụ TTQT và kinh doanh
ngoại tệ của chi nhánh đều đạt được tốc độ tăng trưởng cao, lợi nhuận thu về
ngày càng tăng. Đây là nỗ lực rất đáng kể của phòng TTQT nhằm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, giúp ngân hàng có được sự tín
nhiệm của khách hàng và mở rộng các mối quan hệ lâu dài trong tương lai.
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B

13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Chương 2 – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG BIDV - CHI NHÁNH CẦU GIẤY
2.1 Tình hình chung về hoạt động Thanh toán Quốc tế của BIDV – Cầu Giấy
Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Chi nhánh ngân hàng BIDV – Cầu
Giấy đã cho triển khai thực hiện cùng lúc cả 3 phương thức TTQT, đó là
phương thức chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Đến nay, có thể thấy
hoạt động TTQT của Chi nhánh đang phát triển ổn định, tăng trưởng bền
vững qua các năm.
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu trong TTQT tại BIDV – Cầu Giấy
Đơn vị: 1000 USD
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy)
Qua Hình 2.1 cho thấy, trong hoạt động TTQT của ngân hàng, phương
thức thanh toán nhờ thu chiếm tỷ trọng thấp hơn cả, sau đó đến phương thức
thanh toán chuyển tiền và giữ tỷ trọng lớn hơn cả vẫn là phương thức thanh
toán thư tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ trọng này
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
đang có chiều hướng cân bằng hơn, khách hàng đã bắt đầu quan tâm hơn đến
phương thức chuyển tiền và nhờ thu khiến tỷ trọng của 2 phương thức này đã
tăng lên một cách đáng kể trong tổng doanh số TTQT. Doanh số thanh toán
qua tín dụng chứng từ vẫn giữ tỷ trọng cao trong tổng doanh số TTQT do hoạt
động TTQT là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt là trong thị trường
kinh tế đầy biến động như hiện nay, việc đảm bảo an toàn, tránh các trường
hợp rủi ro không cần thiết trong giao dịch quốc tế là vấn đề được đặt lên trên
hết, chính vì thế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên lựa chọn
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ để làm phương thức thanh toán cho

doanh nghiệp mình.
Bảng 2.1: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại BIDV – Cầu Giấy
Đơn vị: 1000 USD
Năm
Thanh toán hàng xuất
khẩu
Thanh toán hàng nhập
khẩu
Tổng doanh số
thanh toán
quốc tế
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2007 5.981 19,91 25.352 80,09 31.333
2008 9.054 24,03 28.623 75,97 36.677
2009 15.766 27,12 42.368 72,88 58.134
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy )
Số liệu Bảng 2.1 cho thấy tổng doanh số thanh toán quốc tế hàng xuất
nhập khẩu trong năm 2007 đạt 31.333 ngàn USD. Năm 2008 là 36.677 ngàn
USD, tăng 17,055% so với năm 2007. Năm 2009 là 58.134 ngàn USD, tăng
58,5% so với năm 2008. Trong đó:
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu trong năm 2009 là 15.766 ngàn USD,

tăng 1,7 lần so với năm 2008 và tăng 2,6 lần so với năm 2007. Mặt hàng chủ lực
trong thanh toán xuất khẩu của chi nhánh đó là Cà phê (đạt 6.652 ngàn USD
chiếm 42,2% doanh số thanh toán hàng xuất khẩu) và sắt thép (đạt 4.221 ngàn
USD, chiếm 26,8% doanh số thanh toán hàng xuất khẩu).
Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu trong năm 2009 là 42.368 ngàn
USD, tăng 1,48 lần so với năm 2008 và tăng 1,67 lần so với năm 2007. Một
số mặt hàng đạt tỷ trọng thanh toán lớn trong doanh số thanh toán hàng nhập
khẩu qua chi nhánh như sắt thép (đạt 10.755 ngàn USD, chiếm 25,38% trong
doanh số thanh toán hàng nhập khẩu) và hàng điện tử, linh kiện điện tử (đạt
7.980 ngàn USD, chiếm 18,8% trong doanh số thanh toán hàng nhập khẩu).
Đồng thời, số đơn vị TTQT qua chi nhánh không ngừng tăng qua các
năm. Các khách hàng có quan hệ TTQT với ngân hàng nhìn chung đều đánh
giá tương đối tốt công tác phục vụ của các cán bộ TTQT, điều này góp phần
xây dựng niềm tin, uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng, là động lực mạnh
mẽ giúp chi nhánh đạt được những kết quả cao hơn trong tương lai.
2.2 Thực trạng hoạt động Thanh toán Quốc tế của Ngân hàng BIDV -
Cầu Giấy qua các phương thức thanh toán cụ thể
2.2.1 Thanh toán chuyển tiền
2.2.1.1 Quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển tiền
Khách hàng khi đến chi nhánh để thực hiện giao dịch chuyển tiền ra
nước ngoài, thanh toán viên phòng TTQT sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ nhằm
đảm bảo đủ điều kiện pháp lý để thực hiện chuyển ra nước ngoài theo pháp
lệnh ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng để chuyển
tiền, trưởng phòng TTQT (hoặc người được ủy quyền) ký vào lệnh chi ngoại
tệ trong hồ sơ chuyển tiền của khách hàng và chuyển đến phòng Kinh tế đối

ngoại xem xét cho vay
Phòng kinh tế đối ngoại sẽ xem xét hồ sơ ở các mặt sau
- Kiểm tra quy cách, chủng loại mặt hàng Nhập khẩu và các điều khoản
về hàng hóa trong hợp đồng. Đặc biệt là điều khoản thanh toán
- Nếu trong hợp đồng quy định thanh toán sau khi đã nhận được hàng
(payment to be made within … days after shipment) và xác minh đã có giấy tờ
hải quan, cán bộ thanh toán quốc tê có thể tiến hành kiểm tra hàng hóa tại kho
trước để đảm bảo sự chính xác nếu thấy cần thiết
- Trường hợp ngân hàng cho vay để ứng trước tiền hàng hay thanh toán
trước, giao hàng sau (down payment/advance payment/payment in advance),
cán bộ thanh toán quốc tế cần rất thận trọng khi thực hiện nghiệp vụ vì hình
thức thanh toán này chứa đựng nhiều rủi ro. Khi ngân hàng thanh toán tiền
cho khách hàng, người bán có thể không thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Để
tránh rủi ro cho khách hàng và ngân hàng, các thanh toán viên phòng TTQT
cần tư vấn, đưa ra những lời khuyên cho khách hàng với những quy định
trong hợp đồng như đưa thêm điều khoản bảo lãnh tiền đặt cọc từ phía Ngân
hàng phục vụ nhà xuất khẩu, giúp cho khách hàng yên tâm trong việc lấy lại
khoản tiền cọc trong trường hợp người bán không giao hàng.
Tất cả các hồ sơ vay vốn Ngân hàng liên quan đến việc chuyển tiền ra
nước ngoài nhất thiết phải có sự chấp thuận, có chữ kí của trưởng phòng
TTQT ( hoặc người được ủy quyền), sau đó chuyển lên phòng Kinh doanh đối
ngoại và Ban giám đốc phê duyệt mới được tiếp tục thực hiện giap
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Cùng với các phương thức thanh toán quốc tế, hoạt động thanh toán
bằng phương thức chuyển tiền của Ngân hàng BIDV – Cầu Giấy đã và đang
đạt được những kết quả đáng khích lệ. Để đạt được kết quả này, Chi nhánh
BIDV – Cầu Giấy đã chủ động tìm kiếm nguồn ngoại tệ đáp ứng được nhu

cầu ngày càng tăng hiện nay của khách hàng.
2.2.1.2 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển
tiền
Đối với phương thức thanh toán chuyển tiền, kết quả thu được rất khả
quan với doanh số thanh toán chuyển tiền không ngừng tăng qua các năm.
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán theo phương thức chuyển tiền
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Tổng
số
Tổng
số
Tăng
trưởng
(%)
Tổng
số
Tăng
trưởng
(%)
1. Chuyển tiền đi 27.746 32.501 17,14 52.920 62,82
2. Chuyển tiền đến 13.156 19.702 49,76 22.064 19,88
3. Tổng số 40.902 52.203 27,63 75.524 44,67
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy )
Từ Bảng 2.2 có thể thấy trong năm 2008, doanh số thanh toán chuyển
tiền là 52.203 ngàn USD, tăng 27,63% so với năm 2007. Đến năm 2009,
doanh số thanh toán chuyển tiền là 75.524 ngàn USD, tăng 44,67% so với
năm 2008.
Có thể thấy doanh số thanh toán chuyển tiền đi qua các năm luôn lớn

hơn và tỷ lệ tăng nhanh hơn so với doanh số thanh toán chuyển tiền đến. Năm
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
2008 doanh số chuyển tiền đi đạt 32.501 ngàn USD, tăng 17,14% so với năm
2007, năm 2009 doanh số chuyển tiền đi tăng mạnh, đạt 52.920 ngàn USD,
tương đương với tăng 62,82% so với năm 2008. Doanh số chuyển tiền đến
năm 2008 tăng khá mạnh, năm 2007 mới chỉ đạt 13.156 ngàn USD thì năm
2008 đã đạt 19.702 ngàn USD, tăng trưởng 19,702% so với năm 2007. Năm
2009 doanh số chuyển tiền đến có tăng nhẹ so với năm 2008, tăng trưởng
19,88%, tức đạt 22.064 ngàn USD.
Có thể thấy doanh số thanh toán từ phương thức chuyển tiền là khá khả
quan, tuy nhiên phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro cao cho các bên tham
gia do đó chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh số thanh toán quốc tế. Ưu
điểm của phương pháp này là giao dịch diễn ra nhanh chóng và đỡ tốn kém
hơn so với các phương thức khác. Do đó, nếu hai bên đối tác đã có mối quan
hệ gắn bó, tin cậy lẫn nhau thì vẫn thường sử dụng phương pháp này.
2.2.2 Thanh toán nhờ thu
2.2.2.1 Quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu
a) Nhờ thu xuất khẩu:
Bước 1: Tiếp nhận và xử lí bộ chứng từ:
Cán bộ thanh toán quốc tế tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu của khách
hàng và phải kiểm tra các nội dung sau: hồ sơ của khách hàng có hợp lệ hay
không, kiểm tra số lượng và loại chứng từ với bảng liệt kê chứng từ của
khách hàng có đầy đủ hay không, lệnh nhờ thu của khách hàng đã đảm bảo
đầy đủ các thông tin hay chưa. Quy trình này đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ
cũng như tính pháp lí của hồ sơ.
Tiếp đó, cán bộ TTQT phải lập bảng kê chứng từ kiêm nhờ thu, và
chuyển cho phòng kinh tế đối ngoại để kiểm tra và phê duyệt. Sau khi đã

Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
được phê duyệt, các thanh toán viên trình giám đôc Ngân hàng (hoặc người
được ủy quyền) để ký và đóng dấu trên bảng kê chứng từ kiêm nhờ thu và kí
hậu các giấy tờ có liên quan.
Bộ chứng từ sau khi được phê duyệt sẽ được gửi đến ngân hàng nhận
nhờ thu theo đúng địa chỉ được ghi trong bộ chứng từ nhờ thu. Trước khi gửi
đi, nhân viên thanh toán quốc tế phải làm thực hiện các nghiệp vụ kèm theo
sau đây:
- Kiểm tra lại bộ chứng từ nhờ thu gửi đi bao gồm bản gốc kê chứng từ
nhờ thu kiêm lệnh nhờ và bộ chứng từ nhờ thu.
- Đưa bộ chứng từ nhờ thu vào chương trình theo dõi của ngân hàng,
điền đầy đủ các thông tin chi tiết khác.
Bước 2: Xử lí thông tin qua mạng:
Trường hợp, cán bộ TTQT nhận được thông tin nào đó về bộ chứng từ
qua mạng SWIFT hoặc TELEX, cần phải xem xét kỹ, kiểm tra và đối chiếu
thông tin nhận được với bộ hồ sơ lưu hoặc liên hệ với phía ngân hàng nhận
nhờ thu để có những điều chỉnh sao cho phù hợp.
Nếu không nhận được tiền thanh toán hoặc không có thông tin phản
hồi từ ngân hàng nhận nhờ thu sau 15 ngày chừng từ được gửi đi, cán bộ
TTQT phải lập công văn gửi đến ngân hàng nhận chứng từ để xác nhận việc
chưa nhận được tiền thanh toán.
Chi phí phát sinh trong quá trình này do người ủy thác nhờ thu chịu.
b) Nhờ thu nhập khẩu:
Bước 1: Tiếp nhận và xử lí hồ sơ:
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
20

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Cán bộ TTQT sau khi nhận được hồ sơ của ngân hàng gửi chứng từ
phải có trách nhiệm kiểm tra lệnh nhờ thu và tiến hành quy trình theo đúng
chỉ dẫn của lệnh nhờ thu và các thông tin về nhờ thu.
Việc kiểm tra lệnh nhờ thu đòi hỏi cán bộ TTQT phải kiểm tra, đối
chiếu số lượng các loại chứng từ nhận được với các bản kê chứng từ của
ngân hàng gửi chứng từ để đảm bảo các chứng từ nhận được đã đầy đủ.
Riêng với vận đơn, ngân hàng phải kiểm tra, xem xét để tiến hành việc lập
và kí hậu vận đơn.
Bước 2: Thông báo và xử lý nhờ thu
Trong 2 ngày làm việc, thanh toán viên phải hoàn tất việc kiểm tra
chứng từ và lệnh nhờ thu.
Khi hồ sơ nhận được đã chính xác, đầy đủ thông tin, thanh toán viên
tiếp tục lập thông báo nhờ thu gửi khách hàng và gửi phòng kế toán 01 bản
để thu phí.
Cán bộ TTQT khi thực hiện nghiệp vụ thông báo và xử lí nhờ thu
cần chú ý 2 loại chứng từ nhờ thu sau:
Với chúng từ nhờ thu D/P: cán bộ TTQT chỉ được giao chứng từ khi
khách hàng đã nộp đủ số tiền thanh toán và các loại phí có liên quan
Với chúng từ nhờ thu D/A: cán bộ TTQT chỉ giao chứng từ khi nhận
được chấp nhận thanh toán nhờ thu và các khoản phí dịch vụ nhờ thu khác
theo biểu phí hiện hành của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ
phía khách hàng.
Ngân hàng chỉ thực hiện nghĩa vụ thông báo và xử lí nhờ thu mà
không có trách nhiệm gì trước sự chân thực hoặc thẩm quyền của người ký
chấp nhận thanh toán trong các chứng từ nhận được.
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
21
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

Bước 3: Thanh toán và chấp nhận thanh toán
Thanh toán
Cán bộ TTQT sẽ căn cứ vào chỉ thị nhờ thu của ngân hàng gửi chứng
từ để tiến hàng việc thu phí dịch vụ nhờ thu từ người nhờ thu hoặc người trả
tiền. Ngay sau khi nhận được tiền thanh toán từ người trả tiền, cán bộ thanh
toán quốc tế lập điện để thanh toán theo đúng chỉ dẫn của lệnh nhờ thu mà
ngân hàng gửi chứng từ đã quy định
Chấp nhận thanh toán
Ngay sau khi nhận được chấp nhận thanh toán nhờ thu của khách hàng,
cán bộ thanh toán quốc tế lập và gửi thông báo chấp nhận thanh toán đến cho
ngân hàng gửi chứng từ. Cán bộ thanh toán quốc tế sẽ gửi một liên hối phiếu
đã có chữ ký xác nhận thanh toán cho ngân hàng gửi chứng từ nếu trường hợp
ngân hàng gửi chứng từ yêu cầu được gửi trả lại hối phiếu sau khi đã nhận
được thông báo chấp nhận thanh toán. Cán bộ thanh toán quốc tế có trách
nhiệm phải kiểm tra, xem xét một cách kĩ lưỡng việc chấp nhận trên hối phiếu
là hoàn hảo hay không, các điều khoản được yêu cầu có đúng thông lệ quốc tế
hay không.
Tuy nhiên ngân hàng chỉ đảm bảo nghĩa vụ chấp nhận thanh toán mà
không phải chịu trách nhiệm về tính chân thực của bất kỳ điều gì liên quan
đến thẩm quyền của người ký chấp nhận hối phiếu.
Cán bộ thanh toán quốc tế có nhiệm vụ phải đôn đốc, nhắc nhở khách
hàng trả tiền theo đúng hạn thanh toán. Khi đã nhận được tiền thanh toán từ
khách hàng, cán bộ thanh toán quốc tế phải lập điện và gửi thông báo thanh
toán cho người được hưởng theo đúng quy định ghi trong yêu cầu của lệnh
Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
22
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
nhờ thu của phía ngân hàng gửi, nếu có bất kì sai sot hay thắc mắc gì cần có
văn bản thông báo ngay cho phía ngân hàng gửi chứng từ để giải quyết.

2.2.2.2 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu
Trong những năm đầu hoạt động, mặc dù số lượng thanh toán bằng
phương pháp nhờ thu chưa lớn nhưng đã có những kết quả bước đầu đáng
ghi nhận.
Qua bảng 2.3 có thể thấy quy mô của phương thức nhờ thu còn rất hạn
chế, doanh số thanh toán bằng phương thức này đến năm 2009 chỉ đạt
15.987 ngàn USD, năm 2008 là 11.543 và năm 2007 là 9.203 ngàn USD.
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Tổng
số
Tổng
số
Tăng
trưởng
(%)
Tổng
số
Tăng
trưởng
(%)
1. Nhờ thu hàng xuất 1.252 1.940 54,95 2.212 14,02
2. Nhờ thu hàng nhập 7.951 9.603 20,77 13.775 63,44
3. Tổng số 9.203 11.543 25,42 15.987 38,49
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy )
Đối với hoạt động nhờ thu hàng xuất: doanh số năm 2008 là 1.940
ngàn USD, tăng 54,95% so với năm 2007 và năm 2009 là 2.212 ngàn USD,
tăng 14,02% so với năm 2008

Nguyễn Tiến Đạt Quản trị kinh doanh quốc tế
49B
23

×