Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may sang thị trường Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.11 KB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

¬
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẨN SẢN XUẤT - XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Giáo viên hướng dẫn :Ts. Nguyễn Anh Minh
Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Thu Hương
Mã sinh viên : CQ491299
Lớp : QTKD QT 49 B
Khóa : 49
Hệ : Chính quy
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
2
Hµ Néi - 2010
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
MỤC LỤC
3.2.6. Tạo nguồn vốn 57
3.3.3. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến và
quảng bá sản phẩm 59
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
3.2.6. Tạo nguồn vốn 57
3.3.3. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến và


quảng bá sản phẩm 59
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta, chiếm
tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Và Nhật Bản là một thị trường nhập
khẩu hàng dệt may chủ lực của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2010, kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
đạt 80 triệu USD. Việt Nam chính thức gia nhập WTO, điều này mở ra các cơ
hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may nói riêng.
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu truyền thống của Công ty cổ phần
sản xuất Xuất nhập khẩu dệt may. Theo báo cáo kinh doanh, tổng kim ngạch
xuất khẩu sang Nhật năm 2007 đạt 3,141,892 USD, năm 2008 giảm xuống
còn 2,747,675.38 USD và năm 2009 chỉ ở mức 1,781,356.74 USD. Nguyên
nhân của việc giảm sút là do Nhật Bản bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn
cầu năm 2008, người dân thắt chặt chi tiêu; Công ty chưa chủ động nguồn
nguyên liệu cho ngành dệt may trong khi giá cả tăng cao,…Với những lý do
trong quá trình thực tập, tôi chọn nghiên cứu đề tài :”Đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu của Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may sang
thị trường Nhật Bản “ trong chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của
Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật
Bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Chuyên đề nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp. Cụ thể là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ
phần Sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản.

Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
5
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
- Phạm vi nghiên cứu: Trong giai đoạn 2007-2010 và đề xuất giải pháp
đến năm 2015.
4. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, bài
tiểu luận được trình bày trong ba phần. Các nội dung chính được thiết kế theo
trình tự sau đây :
Chương 1: Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của
Công ty cổ phần sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần sản
xuất Xuất Nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần
sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2011-2015
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
6
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT XUẤT
NHẬP KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Giới thiệu về Công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty Xuất Nhập khẩu Dệt May trước đây là Ban Xuất nhập khẩu của
Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam thành lập năm 1978. Đến năm 2000,
Công ty Xuất Nhập khẩu Dệt May được tách ra trên cơ sở tổ chức lại Ban
Xuất Nhập khẩu của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, và đến năm 2006
Công ty Xuất Nhập khẩu Dệt May sát nhập với Công ty dịch vụ Thương mại
số 1 thuộc Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam thành lập Công ty Sản xuất

Xuất nhập khẩu dệt may là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt
Nam. Đến tháng 07 năm 2007 theo Quyết định số 2414/QĐ-BCN của Bộ
Công Nghiệp về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Sản xuất –
Xuất Nhập khẩu Dệt May thành Công ty Cổ phần Sản xuất- Xuất nhập khẩu
Dệt may. Đến ngày 17/10/2007 Công ty được cấp lại đăng ký kinh doanh số
0103020072 với tên Công ty Cổ phần Sản xuất- Xuất nhập khẩu dệt may.
Công ty có tên giao dịch quốc tế là Textile – Garment Import – Export
and Production joint stock corporation ( Vinateximex )
Trụ sở chính đặt tại: Số 20, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Diện tích trụ sở: 3,500 m2
Chi nhánh đặt tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, có tư cách pháp
nhân, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kinh doanh.
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
7
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
Chính thức tự đi vào kinh doanh từ năm 2007 nhưng Công ty đã tích lũy được
những kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực xuất khẩu cũng như trình độ
chuyên môn quản lý đội ngũ nhân viên. Do đó, tổng doanh thu và lợi nhuận
hàng năm tăng nhanh. Năm 2008 tổng doanh thu đạt 914 tỷ đồng. Năm 2009
ước đạt tổng doanh thu gần 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2009 ước
đạt 5.600 triệu. Số tiền mà Công ty nộp ngân sách nhà nước qua các năm đều
tăng: năm 2007 là 21.9 32 triệu đồng và năm và năm 2008 là 36.945 triệu
đồng. Thương hiệu của Công ty đã tạo được niềm tin cho đối tác khách hàng
trong nước và ngoài nước. Thị trường xuất khẩu của Công ty là Nhật Bản,
Mỹ, châu Âu và đang tiếp tục phát triển thị trường trên nhiều khu vực trên thế
giới.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
• Bộ máy cấp cao bao gồm: Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc
• Công ty chia làm 3 khối chuyên hoạt động các lĩnh vực riêng : khối

văn phòng quản lý, khối kinh doanh, khối sản xuất.
 Khối văn phòng quản lý bao gồm: phòng khách hàng thị trường,
phòng tài chính hành chính, phòng tài chính kế toán.
 Khối kinh doanh bao gồm: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư,
phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng kinh doanh nội địa, phòng
xúc tiến và phát triển dự án.
 Khối sản xuất: trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất và
kinh doanh Chi.
• Trụ sở chính của Công ty đặt tại Hà Nội và có 2 chi nhánh tại thành
phố Hồ Chí Minh và Hài Phòng.
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
8
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
1.1.3. Chức năng của các phòng ban
•Ban giám đốc: là đại diện pháp nhân do Tổng công ty bổ nhiệm và bãi
nhiệm, chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của Công ty trước Tổng giám
đốc.
•Phòng tổ chức hành chính :
 Quản lý nhân sự;
 Quan tâm đến đời sống nhân viên thông qua các hình thức như lương,
thưởng, các chương trình giải trí;
 Truyền đạt thông tin nội bộ tới cán bộ nhân viên trong Công ty;
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
9
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
 Chính sách đào tạo cán bộ nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ và
chuyên môn.
•Phòng tài chính kế toán :
 Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của

Công ty.
 Lập dự toán, tổ chức công tác kế toán, báo cáo quyết toán các nguồn
kinh phí cho cơ quan chủ quản.
 Thực hiện các quy định về công tác tài chính của Nhà nước.
•Phòng khách hàng thị trường :
 Thực hiện các công tác tìm hiểu thị trường, khách hàng, xúc tiến hợp
tác với các đối tác nước ngoài.
 Tham mưu, xây dựng và kiểm tra, giám sát các hoạt động thâm nhập
thị trường.
•Phòng kinh doanh nội địa, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp,
phòng xuất nhập khẩu dệt may I, phòng xuất nhập khẩu dệt may II trực tiếp
quản lý đối tượng hoạt động. Mỗi phòng sẽ tự chịu trách nhiệm trước Tổng
công ty về tình hình hoạt động của mình.
•Phòng xúc tiến và phát triển dự án : Cung cấp thiết bị dệt cho các đơn
vị, ủy thác các dự án của Tổng công ty giao.
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty
• Chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của Công ty trước Tổng công
ty.
• Tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghê kinh doanh đã
đăng ký.
• Đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển và định
hướng của Tổng công ty.
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
10
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
• Báo cáo tình hình hoạt động, tình hình tài chính của Công ty cho Tổng
giám đốc và đảm bảo tính chính xác của nó.
• Có chế độ và chính sách với người lao động theo quy định của luật lao
động, luật Công đoàn.
• Chịu trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

1.1.5. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty
•Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ
tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng
may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và các sản phẩm của
ngành dệt may;
•Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và
nguyên cứu khoa học.
•Sản xuất, kinh doanh sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy
móc thiệt bị công nghiệp; thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công
nghiệp, hệ thống điện lạnh, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; Tư vấn,
thiết kế qui trình công nghệ cho ngành dệt may, da giầy;
•Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp quy định của pháp luật.
1.2. Phân tích các yếu tố bên trong Công ty tác động đến hoạt động
xuất khẩu
1.2.1. Nguồn lực vốn của Công ty
Vốn điều lệ của Công ty là 35,000,000,000 đồng (ba mươi lăm tỷ
đồng). Cổ phiếu phát lần đầu là 35,000,000,000 đồng, tương ứng với
3,500,000 cổ phần. Trong đó, Tập đoàn dệt may nắm giữ 2,275,000 cổ phần,
chiếm 65% vốn điều lệ; cổ phần ưu đãi cho người lao động của doanh nghiệp
là 278100 cổ phần; 946900 cổ phần bán đấu giá công khai. Đây là cơ sở bắt
đầu hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
11
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
Qua quá trình hoạt động, tổng nguồn vốn của Công ty đã lên tới
298.58 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh sinh lợi nhuận hàng năm, tạo vốn quay
vòng cho những năm sau. Cụ thể, tình hình kinh doanh của Công ty được thể
hiện ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần sản xuất Xuất
Nhập khẩu dệt may ( 2007- 2009)

Đơn vị tính: tỷ VND
Danh mục 2007 2008 2009
Tổng nguồn vốn 253.78 273.5 298.58
Tổng nợ phải trả 217.06 237.64 245.85
Vốn lưu động 36.71 35.86 42.73
Doanh thu 786.88 918.12 998.12
Lợi nhuận trước thuế 1.58 4.89 5.78
Lợi nhuận sau thuế 1.18 3.62 4.52
Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán (Vinateximex)
Tổng nguồn vốn tăng hàng năm. Trong giai đoạn 2007-2009, trung
bình mỗi năm nguồn vốn tăng thêm 20 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn tự kinh doanh,
Công ty còn có thêm các nguồn vốn đi vay khác như ngân hàng, Chính phủ Do
mối quan hệ tốt, mức độ tăng trường hàng năm của Công ty đã tạo uy tín, bảo
đảm khả năng thanh toán. Nhờ đó, Công ty luôn duy trì được các nguồn vay.
Tổng nợ phải trả hàng năm của Công ty tăng; năm 2009 tăng 8.21 tỷ đồng so với
năm 2008. Vì vậy, Công ty luôn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.
Vốn cố định ngày càng tăng theo số liệu thống kê qua các năm 2007,
2008, 2009 lần lượt như sau: 217.07 tỷ đồng; 237.64 tỷ đồng; 250.85 tỷ đồng.
Thị trường nhập khẩu của Công ty chủ yếu là những thị trường lớn có yêu cầu
cao về chất lượng, với các đối thủ cạnh tranh mạnh. Do vậy, để có sức cạnh
tranh, Công ty đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc để tạo ra các
sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã.
Mặc dù các nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008,
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
12
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu đặc biệt là hàng dệt may, song, doanh thu
của Công ty vẫn tăng hàng năm. Năm 2008 doanh thu đạt 918.12 tỷ đồng. Lợi
nhuận hàng năm tăng. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 3.62 tỷ đồng, gấp 3
lần năm 2007. Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2010, doanh thu đạt

419.11 tỷ đồng. Dự đoán doanh thu năm 2010 sẽ lớn hơn năm 2009 do Công ty
nhận được nhiều đơn đặt hàng vào cuối năm. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 của
Công ty sẽ được quyết toán và báo cáo vào đầu năm 2011. Lợi nhuận sau thuế
hàng năm dùng để tạo vốn quay vòng cho những năm sau. Với mức tăng
trường hàng năm, tạo tiền đề cho chiến lược mở rộng quy mô thị trường.
Yêu cầu đặt ra đối với các nhà lãnh đạo của Công ty: sử dụng nguồn
vốn hợp lý, luân chuyển nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất và phát triển
quy mô; Tạo quỹ dự phòng cho hoạt động kinh doanh, tạo mối quan hệ tốt với
ngân hàng. Từ đó, Công ty có thể huy động vốn nhanh, nhằm nắm bắt cơ hội
kinh doanh.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Nhìn vào cơ cấu tổ chức bộ máy, dễ nhận thấy, lĩnh vực kinh doanh của
Công ty là chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu dệt may. Công ty có 9 phòng ban,
trong đó, có 6 phòng ban hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu :
Về thống kê, tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng,
xúc tiến quan hệ đối ngoại : phòng thị trường và khách hàng, phòng xúc tiến
và phát triển dự án.
Về lĩnh vực kinh doanh : phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư,
phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng xuất nhập khẩu dệt may I,
phòng xuất nhập khẩu dệt may II.
Mỗi phòng ban có nhiệm vụ và chức năng hoạt động trong một lĩnh
vực riêng. Việc tách các mảng kinh doanh ra thành từng phòng riêng giúp
công tác theo dõi, kiểm soát hoạt động kinh doanh xuất khẩu dễ dàng. Các
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
13
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo từ lãnh đạo được truyền tới cấp cuối cùng
kịp thời. Khi hoạt động kinh doanh của một phòng ban không hiệu quả, Công
ty đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động mà không ảnh hưởng tới hoạt động
xuất khẩu của các lĩnh vực khác.

Giữa các phòng ban có mối liên hệ: mức độ hiệu quả của các phòng
kinh doanh còn phụ thuộc vào công tác tìm hiểu thị trường, tiếp xúc khách
hàng, xúc tiến quan hệ đối ngoại… Sự phối hợp giữa các phòng ban cũng có
tác động thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.3. Nguồn nhân lực- trình độ
Yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động
kinh doanh. Để phát triển được doanh nghiệp, Công ty phải có sự tuyển chọn
đội ngũ lao động phù hợp với hoạt động sản xuất của mình. Số lượng lao
động nhiều hay ít còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ tăng trưởng. Theo số
liệu báo cáo, tình hình sử dụng lao động của Vinateximex có xu hướng giảm
theo các năm. Số lao động và thu nhập bình quân trên đầu người của Công ty
được thể hiện ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Bảng tăng giảm quân số lao động và thu nhập (2007 – 2010)
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
2007 2008 2009 2010
Số lao động Người 5,317 4,210 4,481 4,610
Thu nhập bình
quân/người/tháng
Đồng 1,587,241 1,654,894 2,274,267 2,312,176
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính (Vinateximex)
Năm 2007, số lượng lao động là 5,317 lao động. Những năm tiếp
theo 2008, 2009, lượng lao động giảm xuống còn 4,481 lao động. Số lượng
lao động của Công ty có biến động theo tình hình phát triển kinh tế của thế
giới. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, số lượng đơn
đặt hàng giảm sút, quy mô thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Để giảm chi phí
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
14
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh

hoạt động, Công ty đã giảm biên chế lao động tại một số cơ sở. Điều này cũng
ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. Thu nhập bình quân theo đầu
người tăng từ 1,587,241 đồng năm 2007 đến 2,312,176 đồng năm 2010.
Nhưng, mức độ tăng không lớn. Công ty có nhiều chương trình khích lệ tinh
thần lao động nên không có tình trạng công nhân bỏ việc vì công việc vất vả
hay mức lương thấp.
Năm 2010, lượng lao động sản xuất là 4,610 người. Đây là năm phục
hồi sản xuất của Công ty, lượng đặt hàng tăng hơn. Tuy nhiên, Công ty chưa tiến
hành tuyển thêm lao động do đội ngũ hiện tại vẫn đáp ứng được hoạt động sản
xuất, hơn nữa Công ty còn gặp vấn đề về chi phí đào tạo nghề để thích ứng với
các máy móc trang thiết bị hiện đại mà Công ty mới trang bị thêm.
Lao động của Công ty bao gồm: cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ khoa
học kỹ thuật và công nhân lao động. Tình hình sự dụng lao động của Công ty
qua các năm có đặc điểm là cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ khoa học kỹ
thuật tăng lên còn công nhân lao động có xu hướng giảm. Số lượng lao động
ở mỗi cấp được thống kê ở Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tình hình lao động của Công ty (2007-2010)
Đơn vị: người
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
2010
Nam 1,376 1,291 1,461 1,543
Nữ 3,941 2,919 3,020 3,067
Tổng số cán bộ CNV 5,317 4,210 4,481 4,610
1. Cán bộ lãnh đạo quản lý 231 242 257 257
2. Cán bộ khoa học kỹ thuật 228 236 348 360
3. Công nhân lao động 4,838 3,732 3,876 3,993
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính (Vinateximex)
•Công nhân lao động :

Người lao động ở độ tuổi từ 18, có trình độ lao động ở mức phổ
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
15
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
thông.Vì hoạt động sản xuất được chuyên môn hóa nên yêu cầu của công việc
không cao, làm việc theo ca, nên số lao động nữ lớn hơn lao động nam. Năm
2007 số công nhân là 4,838 lao động, năm 2008 là 3,732 lao động, năm 2010
là 3,993 lao động. Công ty đã sử dụng nguồn lao động dồi dào trong nước,
không tốn chi phí xây dựng chỗ ăn, chỗ ở cho công nhân. Nhờ đó,
Vinateximex giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Điều này
làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của Công ty trên trường
quốc tế.
•Cán bộ nhân viên bao gồm: cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ khoa học
kỹ thuật.
Cán bộ lãnh đạo quản lý: năm 2007 là 231 người, năm 2008 là 242
người, năm 2009 là 257 người.Cán bộ khoa học kỹ thuật: năm 2007 là 228
người, năm 236 người, năm 2009 là 348 người. Năm 2010, do trang bị thêm
hệ thống máy móc hiện đại nên Công ty tiến hành tuyển thêm 12 cán bộ khoa
học kỹ thuật, giữ nguyên số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý.
Năm 2008 khủng hoảng kinh tế, Công ty giảm số người lao động
nhưng lại tiến hành tuyển thêm cán bộ quản lý và kỹ thuật với mục đích đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu. Công ty tiến hành tuyển chọn nhân viên qua 3
vòng: sơ tuyển hồ sơ, thi chuyên môn và phỏng vấn. Công ty tuyển chọn
những người có năng lực, có kinh nghiệm làm việc, và có tinh thần trách
nhiệm cao. Trước khi bắt đầu vào công việc, nhân viên mới đều được đào tạo
thêm về nghiệp vụ chuyên môn. Do vậy, đội ngũ nhân viên là cơ sở vững
chắc cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.4. Kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là xuất nhập khẩu. Do vậy,
mọi biến động trong môi trường kinh doanh quốc tế như: về pháp luật, kinh

tế, chính trị, văn hóa,…đều ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và kinh doanh.
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
16
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
Nhật Bản là một trong những thị trường đầu tiên mà Tổng công ty tiến hành
xuất khẩu. Những kinh nghiệm ứng phó với các biến động trên thị trường này
Công ty đã được tích lũy khi còn thuộc Ban xuất nhập khẩu của Tổng Công ty
dệt may Việt Nam. Đội ngũ cán bộ chủ chốt vẫn đảm nhiệm các chức năng như
trước khi Công ty tách ra hoạt động độc lập. Tính đến năm 2010, đội ngũ cán
bộ đã có 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu. Do đó, Công ty vẫn
tiếp tục kinh doanh các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, Eu. Năm
2009, Công ty thực hiện 50 hợp đồng giao dịch lớn và nhỏ. Công ty không xảy
ra vi phạm lớn khiến đối tác phải huỷ hợp đồng. Duy chỉ có năm 2007, Công ty
chỉ bồi thường cho đối tác vì chậm thời gian giao hàng được quy định trong
hợp đồng. Hiện nay, Công ty được xuất sang 20 nước trên thế giới gồm các
mặt hàng chủ yếu như: khăn bông, quần áo. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng
danh mục sản phẩm xuất khẩu như cà phê, vải mộc, mắc treo, thủ công mỹ
nghệ…
1.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết
bị, nhà xưởng, phòng thí nghiệm… Những yếu tố này thuộc về nội lực của
công ty. Tùy thuộc vào năng lực của mình mà mỗi công ty trang bị cho mình
cơ sở vật chất ở mức độ khác nhau. Nếu công ty muốn phát triển rộng về quy
mô, xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính, yêu cầu cao về kỹ thuật
thì yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là yếu tố có tác động đến hoạt động
xuất khẩu của công ty.
Vinateximex là công ty xuất nhập khẩu dệt may chuyên xuất khẩu
sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Và hiện nay, Công ty đang muốn mở
rộng quy mô thị trường sang các nước khác trên thế giới. Vì vậy, Công ty đầu
tư rất nhiều kinh phí vào phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.

 Năm 2007 Công ty đầu tư thêm dây chuyền mới: Dệt, nhuộm, cào,
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
17
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
chải, xén lông, tạo hạt: Sản xuất vải cào bông, vải nỉ cào 1 mặt và 2 mặt. Các
máy dệt Single Jacquard có cơ cấu cấp nhiều đầu sợi mầu tự động, tạo hoa
văn được thiết kế trên máy tính. Các nhà máy May trong Công ty được trang
bị nhiều thiết bị đồng bộ, hiện đại của các hãng nổi tiếng thế giới : JUKI,
YAMATO, BROTHER,KANSAI - Nhật bản và Đức. Trong đó có nhiều thiết
bị điện tử tự động thế hệ mới giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng. Ngoài ra có xưởng thêu vi tính gồm 10
máy thêu TAJIMA,BARUDAN - Đức, trong đó có 3 máy thêu khổ rộng thế
hệ mới.
Quy hoạch và phát triển hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng trồng
nguyên liệu dệt, hạ tầng vận chuyển giao nhận.
 Về thiết bị, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, Vinateximex mua của
các công ty nước ngoài với giá cả hết sức cạnh tranh để tăng cường năng lực
sản xuất của mình.
 Quan tâm việc bảo vệ môi trường nơi sản xuất, xây dựng thêm các
khu công nghiệp dệt nhuộm có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tại một
số địa phương như Thái Bình, Nghệ An, Trà Vinh
 Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái tại Viện dệt may, làm cơ sở cấp
chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu và kiểm tra các loại hàng hóa, bảo đảm
an toàn cho người sử dụng tại Việt Nam cũng như tại các thị trường nhập
khẩu.
•Đánh giá chung :
Thị trường tiêu dùng trong nước vẫn chưa thực sự quan tâm đến chất
lượng, mức tiêu dùng vẫn phụ thuộc vào yếu tố giá cả. Vì vậy, đáp ứng nhu
cầu trong nước, các doanh nghiêp không phải tốn nhiều chi phí cho trang thiết
bị cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhưng, thị trường nhập khẩu hàng dệt may của

Công ty có nhu cầu và thị yếu khác so với nhu cầu trong nước, yêu cầu về
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
18
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
kiểu dáng, chất liệu cũng như chất lượng hàng dệt may cao hơn. Nhận thấy
điều đó, Công ty trang bị cho mình cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tạo ra các
sản phẩm khác biệt về chất liệu, đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó
tính như thị trường Nhật Bản.
Công ty quan tâm đến hoạt động trước và sau sản xuất. Xây dựng các phòng
thí nghiệm, kiểm tra chất lượng, đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng. Điều này
tạo được niềm tin cho người tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu hàng dệt may
của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết,
các doanh nghiệp đều bỏ qua khâu này để cắt giảm chi phí. Vì vậy, Công ty được
sự ủng hộ của người tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu.
1.2.6. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Hiện nay, Công ty phụ thuộc vào nhiều nhà cung ứng nguyên liệu trên
thế giới. Bông, xơ sợi, thuốc nhuộm là những nguyên liệu chủ yếu Công ty
nhập khẩu cho hoạt động sản xuất hàng dệt may. Số lượng nhập khẩu nguyên
liệu năm 2009 được thể hiện ở Bảng 1.4.
Bảng 1.4: Bảng báo cáo tình hình nhập khẩu lũy kế năm 2009
Đơn vị: kg
Bông Sợi các loại Xơ Thuốc nhuộm
Mỹ 2,855,420.50
Ấn Độ 100,000.00 0.00 116,967.60
Pháp 320,601.78
Singapore 198,009.00 20,225.00
Thái Lan 535,256.30 2,669,823.40 76,900.00
Trung Quốc 28,740.60
Malaysia 11,662.00 68,000.00
Indonesia 17,076.50 34,600.00

Nguồn : Khách hàng – Thị trường(Vinateximex)
Bông là nguyên liệu nhập khẩu lớn nhất của Công ty. Các nhà cung ứng
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
19
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
nguyên liệu này là Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Singapore. Sản lượng nhập khẩu năm
2009 từ các thị trường là 3,474,031.78 kg. Nguyên liệu trong nước mới chỉ
đáp ứng được 30% cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Hơn nữa,
diện tích các vùng nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp do lợi nhuận các mặt
hàng khác cao hơn và thời gian mùa vụ ngắn hơn. Điều này không chỉ gây
khó khăn cho Công ty về nguồn nguyên liệu mà còn bị ép về giá.
Năm 2010 được xem là thời điểm phục hồi của ngành dệt may. Số lượng
các đơn hàng của Công ty tăng từ 5-6% so với các năm trước. Nhưng, Công
ty không chủ động được nguồn nguyên liệu, phải đặt trước nguồn hàng. Nhu
cầu về nguyên liệu đột ngột tăng với số lượng lớn, trong khi cung không đáp
ứng đủ cầu. Do đó, giá cả nguyên liệu cũng theo đó mà tăng lên. Giá bông tại
New York, Mỹ tháng 10/2010 đã tăng lên hơn 1 USD/pound. Vì vậy, hoạt
động xuất khẩu của Công ty bị hạn chế, không cạnh tranh được về giá cả với
các đối thủ. Đây là hạn chế lớn nhất của Công ty trong hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may.
Hiện nay, Công ty đang từng bước chủ động trong nguồn nguyên liệu
đầu vào: góp vồn đầu tư cùng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN)
khởi công xây dựng Nhà may sản xuất xơ sợi tổng hợp có công suất 150
nghìn tấn/năm tại Ðình Vũ (Hải Phòng) với mức đầu tư 325 triệu USD, sử
dụng công nghệ bản quyền của UHDE (CHLB Đức), là công nghệ tiên tiến và
hiện đại nhất hiện nay sản xuất ra các sản phẩm phục vụ ngành dệt may. Đây
là bước tiến lớn nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, dần khẳng định vị thế
của Công ty trên thị trường quốc tế.
1.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động xuất
khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản

1.3.1. Đặc điểm của thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường lớn nhất châu Á, đứng thứ hai trên thế giới về
nhập khẩu hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu nội địa. Theo Vitas, trong
vòng năm năm gần đây, kể từ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu dệt may VN
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
20
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
sang Nhật tăng trên 1,5 lần, mức tăng trung bình trên 11%, từ 530 triệu USD
(2004) lên 820 triệu USD (2008). Quý 1-2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may sang Nhật đạt khoảng 210 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm
ngoái. 7 tháng đầu năm 2010 đạt 4.1 tỷ USD, chiếm 10,78% trong tổng kim
ngạch.
1.3.1.1. Các quy định của Nhật Bản về hàng dệt may
• Quy định về hạn ngạch nhập khẩu
Quy định hạn ngạch nhập khẩu là quy định của một nước về số lượng
cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ
một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy
phép.
Để xúc tiến mở cửa, mở rộng quan hệ với thế giới, Nhật Bản đã bãi bỏ
một số loại thuế nhập khẩu, nới lỏng các chính sách hạn chế số lượng. Các
mặt hàng nhập khẩu cần hạn ngạch được thông báo đầu và giữa năm tài
chính, đăng trên Bản tin chính thức của Bộ kinh tế Nhật Bản và Nhật Báo.
Hạn ngạch xuất khẩu chỉ áp dụng đối với: mặt hàng thương mại thuộc kiểm
soát của nhà nước, bao gồm vũ khí, rượu, chất nổ, …; 5 loại hải sản: cá trích,
cá mòi, sò, và các loại hải sản khác; các loại thực vật và động vật có tên trong
Bản phụ lục I của Công ước về thương mại quốc tế về các loài động vật có
nguy cơ tiệt chủng trong hệ động thực vật (CITES).
Đối với mặt hàng dệt may, Nhật Bản không áp dụng hạn ngạch nhập
khẩu. Đây là thị trường phi hạn ngạch, hàng năm nhập khẩu dệt may số lượng
lớn đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và EU. Việc gỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu

của Nhật Bản đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất nhập
khẩu của Vinateximex nói riêng và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói
chung.
 Cơ hội: Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn trên thế
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
21
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
giới. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu hàng dệt may lên tới 200 tỷ USD. Do vậy,
việc bãi bỏ thuế quan đã mở ra cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam sang thị trường lớn.
 Thách thức: Mức độ cạnh tranh của Công ty trên thị trường Nhật Bản
tăng: Chính sách áp dụng phi hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may
làm tăng số lượng các doanh nghiệp trên thế giới đẩy mạnh xuất khẩu sang
Nhật như Trung Quốc,
• Quy định về nhãn mác và xuất xứ hàng hóa :
Hầu hết sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu của Nhật đều phải
chịu kiểm tra hàng hoá và không thể tiêu thụ tại thị trường này nếu không được
cấp những giấy chứng nhận sản phẩm đã tuân theo những tiêu chuẩn.
Các chính sách nhập khẩu của Nhật Bản về hàng dệt may tương đối khắt
khe, nhất là với các nước đang phát triển. Những quy định về nhãn mác và
xuất xứ hàng hóa được ghi rõ trong điều luật. Hàng hóa lưu thông tại thị
trường Nhật Bản phải được gắn nhãn mác và ghi rõ các thông tin sau: loại sợi
dệt, tỷ lệ sợi pha; cách giặt và sử dụng; loại da được sử dụng; ghi rõ tên quốc
gia sản xuất hay gia công, số điện thoại, địa chỉ để liên hệ. Ngoài ra, luật cũng
quy định chi tiết về nhãn hàng hoá, cách thức gắn vị trí của nhãn hàng hoá
trên sản phẩm và bao bì. Vì vậy, các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu kỹ để không
vi phạm về nhãn hàng hoá.
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật phải
có chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), đáp ứng được hai yêu cầu là hàng hóa
phải được sản xuất, gia công tại Việt Nam và nguồn gốc xuất xứ nguyên vật

liệu phải từ Việt Nam, Nhật, ASEAN, trừ 3 nước Indonesia, Philippine,
Campuchia.Quy định này tạo ra cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu
của Công ty.
 Cơ hội: Những quy định khắt khe của Nhật Bản về chất lượng hàng
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
22
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
nhập khẩu làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh về giá cả với Công ty, nhất là
hàng dệt may giá rẻ từ thị trường Trung Quốc.
 Thách thức: Công ty phải đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Vì
vậy, Công ty phải đưa ra một quy trình sản xuất khép kín từ khâu nguyên vật
liệu đến khâu hoàn thành sản phẩm. Trong khi đó, Công ty chưa thực sự chủ
động trong nguồn nguyên liệu.
Campuchia là quốc gia có nguồn nhân công cũng như nguyên vật liệu rẻ.
Nhưng, Công ty không tận dụng được điều này cho những mặt hàng xuất
khẩu. Vì điều đó không phù hợp với quy định về hàng nhập khẩu của Nhật
Bản.
Nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẳm xuất sang Nhật của Công ty bị bó
hẹp ở một số quốc gia. Nhiều khi Công ty gặp khó khăn do không cung cấp
được giấy chứng nhận C/O từ Việt Nam, ASEAN, Nhật.
• Quy định về giấy phép nhập khẩu
Hầu hết các hàng hoá được tự do nhập khẩu và không phải chịu một yêu
cầu nào về giấy phép nhập khẩu. Nhật Bản chỉ yêu cầu giấy phép đối với các
mặt hàng sau :
Hàng thuộc 66 mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu thuộc diện
có hạn ngạch nhập khẩu.
Hàng hoá sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực qui định
trong thông báo nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu.
Hàng hoá đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt.
Dệt may không thuộc những mặt hàng phải xin cấp giấy phép nhập khẩu.

Điều này tạo ra cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất nhập khẩu của Công
ty
 Cơ hội: Công ty tránh được các thủ tục hành chính về mặt pháp lý.
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
23
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
Điều này làm cho hoạt động xuất nhập khẩu vào Nhật Bản diễn ra nhanh hơn.
Giảm thiểu các thiệt hại do hệ thống cấp phép như chậm thời gian giao hàng,
khiến Công ty phải bồi thường hoặc chậm về thời gian đưa mặt hàng ra thị
trường…
 Thách thức: Việc gỡ bỏ thủ tục xin cấp giấy phép tạo ra cơ hội cho
Công ty, nhưng điều này cũng tạo ra thách thức : Do thủ tục nhập khẩu dễ
dàng, số lượng đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường Nhật Bản sẽ
tăng.
1.3.1.2. Đặc điểm thị trường tiêu dùng của Nhật Bản
• Nhu cầu của thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là nước có nền kinh tế mạnh đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ.
Tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 nhưng Nhật
bản vẫn trụ vững được nền kinh tế. Năm2009, GDP danh nghĩa của Nhật
là 5084,9 tỷ USD đạt mức cao nhất trong vòng vài năm trở lại đây.
Thu nhập và mức sống của người dân Nhật cao. GDP bình quân theo đầu
người của Nhật là 34,100 USD.Theo bảng xếp hạng của IMF về mức sống
của người dân. Nhu cầu mua sắm của người Nhật Bản là lớn.Tuy nhiên do
chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009, số việc làm
bị cắt giảm và số người thất nghiệp tăng lên hơn 200,000; chỉ số chi tiêu gia
đình tháng 1 đã giảm 5,9%. Do vậy, người dân Nhật Bản có xu hướng tiêu
dùng hàng dệt may giá rẻ nhằm cắt giảm tiêu dùng. Các loại mặt hàng giá
thành cao không còn thu hút được người tiêu dùng Nhật. Bằng chứng là các
mặt hàng may mặc cao cấp nhập khẩu từ Ý đã suy giảm mạnh trong 6 tháng
đầu năm nay, giảm gần 18% trong nửa đầu năm 2010. Và các sản phẩm dệt

may từ Việt Nam hiện nay đang là sự lựa chọn cho người tiêu dùng Nhật. Lý
do, giá cả tương đối và nhất là về kỹ thuật sản xuất luôn đảm bảo. Trước xu
thế ấy, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách nhập khẩu chủ yếu từ nguồn cung
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
24
Chuyên đề thực tập GVHD:TS.Nguyễn Anh Minh
cấp của Trung Quốc trong nhiều năm qua sang các nhà cung cấp hàng giá rẻ
khác từ châu Á như Ấn độ, Banladesh, Việt Nam Đây là cơ hội cho ngành
dệt may Việt Nam.
Nhu cầu của thị trường Nhật Bản khác so với các quốc gia khác trên thế
giới. Lý do: Nhật Bản đang ở mức báo động về dân số, đối mặt với sự thay đổi
về tỷ lệ giữa các nhóm tuổi, số người già ngày càng tăng lên. Theo điều tra của
bộ Nội vụ Nhật Bản, năm 2009, nước Nhật có khoảng 26,82 triệu người già,
chiếm 21% tổng dân số nước này (127,76 triệu người). Điều này làm thay đổi
cách thức, thói quen mua sắm, tâm lý người tiêu dùng.
• Tập quán tiêu dùng của Nhật Bản
Người Nhật rất tự hào bề dày truyền thống của mình. Lịch sử đất nước
luôn là bài học đầu tiên cho lớp trẻ. Chính phương pháp giáo dục này đã góp
phần hình thành nên lối sống của người Nhật. Cho đến ngày nay, trong xu thế
hội nhập toàn cầu hóa, Nhật Bản vẫn giữ cho mình nét văn hóa riêng. Vì vậy,
họ ưu thích các sản phẩm may mặc thể hiện tinh thần dân tộc.
Lối sống của người Nhật không thoải mái, phóng túng như người châu
Âu. Người Nhật luôn chú trọng tới cách ứng xử, cách thể hiện cảm xúc, cách
đi lại cũng như phong cách ăn mặc. Họ có quan điểm: một sản phẩm may mặc
không chỉ đáp ứng nhu cầu thông thường mà còn là nghệ thuật thể hiện yếu tố
thẩm mỹ, tính sáng tạo, đem lại sự thoải mái, thể hiện tính cách cá nhân.
Nhật bản là thị trường tiêu dùng khó tính, yêu cầu khắt khe về sản phẩm,
đòi hỏi sự ổn định về chất lượng, đa dạng về mẫu mã và phù hợp với lối sống
của người Nhật Bản. Đối với người Nhật, giá cả là một dấu hiệu thể hiện chất
lượng sản phẩm. Họ không quá chú trọng tới vấn đề giá, chỉ cần sản phẩm có

chất lượng tốt thì dù giá có đắt một chút họ cũng chấp nhận. Người Nhật rất
coi trọng chất lượng của sản phẩm, họ thích mua những sản phẩm tiêu dùng
bền dùng được lâu ngày, còn đối với những sản phẩm chất lượng thấp thì dù
Đinh Thị Thu Hương Quản trị kinh doanh quốc tế B
25

×