Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21 đã có những thay đổi kỳ diệu trong mọi lĩnh vực trong đời sống
nhân loại với những thành tựu khoa học rực rỡ áp dụng vào thực tế đem lại hiệu quả
to lớn đối với cuộc sống của nhân dân và tác động mạnh đến sự phát triển của quốc
gia. Trong nền kinh teed mở cửa các chính sách của Đảng và Nhà nước đã đem lại
cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cơ hội to lớn để phát triển
mạnh mẽ. Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà là một công ty dược của Việt Nam
đã có những bước phát triển vượt bậc không chỉ về chủng loại, chất lượng sản phẩm
mà còn cả năng lực kinh doanh nhập khẩu thuốc và các nguyên liệu làm thuốc đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường và công ty đã đóng góp một
phần không nhỏ trong xu thế hội nhập quốc tế.
Nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp lại thêm chiến tranh liên miên
làm cho cuộc sống của người dân vô cùng khổ cực, bệnh tật kéo dài do đó làm ảnh
hưởng lâu dài đến sức khỏe của người dân. Trước tình hình đó thì yêu cầu chăm sóc
tốt cho sức khỏe của người dân là điều hết sức cần thiết vì vậy chúng ta cần phải có
một nguồn thuốc chất lượng tốt để chăm sóc sức khỏe cho người dân. Với công
nghệ y dược của nước ta hiện nay chỉ đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu của
người dân, điều này đãn đến hoạt động nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
có chất lượng cao càng trở nên quan trọng, nó giúp bổ sung lượng thuốc mà trong
nước chưa sản xuất được hay chưa thật sự tốt để chữa trị bệnh cho người dân. Đồng
thời nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làn thuốc còn là cầu nối thông suốt nên kinh tế
trong nước với nước ngoài, chính hoạt động này cũng đóng góp vào sự phát triển ổn
định của nền kinh tế và hơn hết nó giúp cho mỗi người trong cộng đồng có sức khỏe
đảm bảo, trí tuệ phát triển để tham gia hoạt động trong mọi lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế mở cũng đặt ra cho công ty những thách
thức lớn trong kinh doanh quốc tế. Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ trong
nước mà còn cả nước ngoài đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhập khẩu thuốc
và nguyên liệu làm thuốc của công ty. Đó cũng là vấn đề mấu chốt có thể trở thành
nhân tố đem lại thành công cho công ty trong cơ chế thị trường hiện nay, vì vậy cần
nâng cao hiệu quả cỉa hoạt động nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
Từ những vấn đề này em quyết định lụa chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện
hoạt động nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc của công ty cổ phần dược
phẩm Nam Hà”.
Nguyễn Thị Chung
1
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
Trên cơ sở đánh giá thực trạng nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc với
những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện trong công tác kinh doanh nhập khẩu từ
đó em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị của mình nhằm góp phần nhỏ bé
trong việc đưa doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường
hiện nay.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động nhập khẩu của công
ty cổ phần dược phẩm Nam Hà trong những năm 2007-2010.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm có 3 chương:
Chương I: Những lý luận chung về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm
Nam Hà
Chương III – Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu và thành
phẩm tân dược của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cổ giáo trường đại học Kinh tế quốc dân,
khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế , đặc biệt là sự hướng dẫn tân tình của thầy
giáo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn và các cô chú, anh chị trong công ty Cổ phần dược
phẩm Nam Hà đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài chuyên đề tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2011
Nguyễn Thị Chung
2
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I: Những lý luận chung về hoạt động nhập khẩu của doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.1. Khái niệm , vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa
1.1.1. Khái niệm.
Nhập khẩu là hình thức kinh doanh quốc tế giữa các thương nhân có trụ sở kinh
doanh tại các quốc gia khác nhau, trong đó thì người nhập khẩu yêu cầu người xuất
khẩu cung ứng cho mình một lượng hàng hóa nhất định như đã thỏa thuận và phải
hợp pháp. Người nhập khẩu phải trả cho người xuất khẩu một lượng giá trị tương
ứng với lượng hàng hóa mà nhà xuất khẩu đã giao cho họ.
Hay nói cách khác Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch
vụ từ nước ngồi nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất để đạt được
mục đích là thu được lợi nhuận cao nhất. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ
các tổ chức kinh tế, các cơng ty nước ngồi và tiến hành tiêu thụ hàng nhập khẩu tại
thị trường nội địa hoặc tái xuất với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với
tiêu dùng.
1.1.2. Vai trò
Đối với nền kinh tế thị trường
Các quốc gia không thể tự sản xuất để đáp ứng một cách đầy đủ tất cả các nhu cầu
trong nước, đặc biệt trong xu thế ngày nay đời sống nhân dân ngày càng được cải
thiện, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Mục tiêu phất triển nền kinh tế
dựa rất nhiều vào lợi thế so sánh, ở đó mỗi quốc gia sẽ đẩy mạnh sản xuất hàng hóa
có lợi thế để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu . Trong thực tế khơng có
quốc gia nào có lợi thế về tất cả các mặt hàng, các lĩnh vực sự bổ sung hàng hóa
giữa các quốc gia sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước. Những
quốc gia phát triển thường xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu và ngược lại các quốc
gia đang phát triển và kém phát triển lại thường nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
Với Việt Nam, một quốc gia đang trên đà phát triển thì hoạt động nhập khẩu đóng
vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình khơi phục nền kinh tế do chịu nhiều hậu
quả từ sự tàn phá của chiến tranh và tiến tới cơng nhiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Cụ thể những vai trò được thể hiện ở những nét sau:
+ Trước hết nhập khẩu sẽ bổ sung những hàng hóa cịn thiếu mà trong nước khơng
sản xuất được hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng làm cân đối kinh tế, đảm bảo cho
Nguyễn Thị Chung
3
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
sự phát triển ổn định và bền vững, khai thác tối đa các khả năng và tiềm năng của
nền kinh tế.
+ Nhập khẩu làm đa dạng hóa hàng tiêu dùng trong nước, phong phú về chủng loại
hàng hóa , mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân.
+ Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền toàn khu vực và trên thế giới, xóa bỏ nền
kinh tế lạc hậu tự cung, tự cấp. Tiến tới sự hợp tác giữa các quốc gia , cầu nối thông
suốt của nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài nước, tạo lợi thế để phát huy lợi thế so
sánh trên cơ sở cơng nghiệp hóa.
+ Nhập khẩu sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, khơng ngừng
tìm tịi nghiên cứu để sản xuất ra hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo, tăng cường
sức cạnh tranh đối với hàng ngoại.
+ Nhập khẩu sẽ tạo ra q trình chuyển giao cơng nghệ, điều này tạo ra sự phát triển
vượt bậc của nền sản xuất hàng hóa, tạo ra sự cân bằng giữa các quốc gia về trình
độ sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Ngồi ra nhập khẩu cịn có vai trị lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng
cao giá trị cũng như chất lượng hàng hóa xuất khẩu thơng qua trao đổi hàng hóa đối
lưu, giúp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới tham
gia nhiều tổ chức kinh tế đặc biệt vững bước để tham gia tổ chức thương mại thế
giới WTO.
Những vai trị của nhập khẩu, mỗi quốc gia ln ln cố gắng để vận dụng một
cách tối đa, đem lại sự phát triển vượt bậc trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên để
vận dụng tối đa các vai trò của nhập khẩu là cả một vấn đề lớn đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia với những quan điểm của Đảng lãnh đạo.
Ở Việt Nam nền kinh tế xuất phát điểm là nền kinh tế yếu, kém, vận hành theo cơ
chế quan lieu bao cấp, nền kinh tế là tự cung tự cấ, công nghệ thiết bị lạc hậ, quan
hệ kinh tế không phát triển, hoặc chỉ phát triển trong hệ thống các nước Xã hội chủ
nghĩa, trong khi ấy các nước này cũng đang kém phát triển. Vận hành trong nền
kinh tế như thế đã kìm hãm sự phát triển kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu trong
một vài quốc gia cùng chế độ. Đặc biệt là quan hệ kinh tế của Việt nam với Liên Xơ
cũ dưới hình thức viện trợ và mua bán theo nghị thư hoặc trao đổi hàng hóa đối lưu
them vào đó là sự quản lý cứng nhắc của nhà nước làm mất đi sự năng động linh
hoạt trong quan hệ kinh tế chủ yếu là quan hệ của doanh nghiệp Nhà nước với cơ
cấu tổ chức quan liêu, tốc độ nhập khẩu diền ra trì trệ kém hiệu quả, hoạt đong nhập
khẩu phải trải qua nhiều giai đoạn đòi hỏi có sự tham gia của nhiều cơ quan chức
Nguyễn Thị Chung
4
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
trách. Trong khi nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển mạnh mẽ linh hoạt đem
lại hiệu quả kinh tế cao, xu thế tất yếu đòi hỏi Việt Nam cần phải thay đổi cho phù
hợp với nền kinh tế thế giới những tư tưởng lạc hậu càn được thay thế bằng những
cái mới tiến bộ hơn, linh hoạt hơn. Đó chính là vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khi nền kinh tế tự cung tự cấp chuyển hóa thành nền kinh tế thị trường đã dẫn theo
nhiều sự thay đổi có tiến bộ cho đất nước. Nền kinh tế đóng đã hồn toàn bị thay thế
bằng nền kinh tế mở, hợp tác quan hệ trên cơ sở cùng có lợi, chuyển nền kinh tế từ
đối đầu sang đối thoại. Chính sách mở rơng nhập khẩu đã bước đàu phát huy được
vai trị to lớn của nó, tạo ra một thị trường sơi động với khối lượng hàng hóa đa
dạng, phong phú tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hóa khơng ngng tăng về
giá trị và chất lượng thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần trong xã hội. Một lần nữa đã khẳng định vai trò của việc nhập khẩu hàng hóa.
Để tiếp tục bước đi trên con đường đúng dắn đó và ngầy càng có những bước tiến
vững chắc hơn trong tương lai thì trách nhiệm khơng thuộc về một cá nhân nào đó
mà là sự lãnh đạo, sự động viên chỉ đường dẫn lối của các cơ quan chức trách, tinh
than học hỏi, lao động nghiên cứu tìm tịi cố gắng hết mình của các doanh nghiệp,
cám bộ công nhân viên hoạt động trong xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói
riêng. Trong đó phải kể đến sự cố gắng hết mình trên các khía cạnh:
+ Thu hút và mở rộng sự tham gia của mọi thành phần kinh tế và hoạt đọng ngoại
thương nhưng dưới sự quản lý của Nhà nước.
+ Hoạt động kinh tế đối ngoại phải đảm bảo được nguyên tắc trong quan hệ thương
mại quốc tế.
+ Không ngừng tạo ra chữ tín đối với các đối tác tơn trọng chủ quyền của nhau bình
đẳng cùng có lợi.
+ Lấy hiệu quả kinh tế chung của xã hội làm đầu, kết hợp giữa lợi ích riêng của đơn
vị kinh doanh với lợi ích chung của toàn xã hội
Muốn thực hiện được chủ trương trên đòi hỏi phải:
+ Sử dụng triệt đẻ lợi thế phát huy tối đa năng lức sẵn có khơng được để xaye ra
tình trạng khan hiếm ngoại tệ.
+ Hoạt động phải mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không vi phạm các điều ước
quốc tế
+ Nhập khẩu nhưng phải thúc đẩy và bảo vệ sản xuất trong nước
+ Cân đối giữa kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu
Nguyễn Thị Chung
5
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Ưu tiên nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu.
+ Xây dựng thị trường nhập khẩu lâu dài, ổn định và bền vững
Đối với các doanh nghiệp
+ Nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được cả vốn và chi phí cho q
trình nghiên cứu cũng như thời gian và số lượng đội ngũ khoa học nghiên cứu mà
vẫn thu được kết quả tương đối về phát triển khoa học kỹ thuật
+ Nhập khẩu giúp các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt, đón đầu những thành
tựu mới của khoa học kỹ thuật những công nghệ tiên tiến. Mà nếu khơng thực hiện
nhập khẩu thì các doanh nghiệp sẽ càng ngày càng trở nên lạc hậu so với khu vực
và trên thế giới.
+ Hàng hóa nhập khẩu khơng những mở rộng q trình sản xuất của doanh nghiệp
mà cịn góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao tầng
hiểu biết về việc phát triển trên tồn cầu cũng như góp phần cải thiện điều kiện làm
việc cho người lao động thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền
sản xuất mới an tồn hiệu quả…
Tuy nhập khẩu có vai trị to lớn nhưng nó cũng có những mặt hạn chế . Tức là nhập
khẩu tràn lan thì sẽ làm cho nền sản xuất trong nước bị suy yếu. Vì vậy cần có
chính sách đúng đắn, có sự kiểm sốt chặt chẽ, kịp thời, hợp lý để khai thác triệt để
vai trò của nhập khẩu và hạn chế những hiện tượng xấu phát triển như trốn thuế, tha
hóa cán bộ…
1.2. Nội dung hoạt động nhập khẩu
1.2.1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu
Thị trường hàng hóa là tổng hợp của mối quan hệ mua bán trao đổi tiêu thụ hàng
hóa bằng tiền. Trên thị rường hàng hóa có các yếu tố tham gia là tiền, hàng, người
mua, người bán trong đó những người mua, bán cạnh tranh nhau hình thành nên giá
cả thị trường
Thị trường hàng hóa trước hết là nói đến cung cầu hàng hóa. Cầu hàng hóa là khả
năng tiêu thụ của thị trường hay là khối lượng và cơ cấu của loại hàng hóa mà
người mua sẵn sang mua hoặc sẽ mua ứng với mức giá nhất định. Cung hàng hóa là
tổng lượng hàng hóa và cơ cấu của chúng đang có và sẽ có trên thị trường ứng với
mức giá nhất định. Mỗi thị trường hàng hóa có quy luật vận động riêng thể hiện qua
sự biến đổi giữa cung và cầu và giá cả của hàng hóa đó trên thị trường.Việc nghiên
cứu thi trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh hiểu biết quy luật đó.
Nguyễn Thị Chung
6
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
Mặt khác, nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp có những thơng tin cần thiết để
hỗ trợ cho việc phân tích và giải quyết vấn đề về marketing, giúp doanh nghiệp đạt
hiệu quả cao trong kinh doanh và trên thương trường.
Do đặc điểm của kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, hoạt động nghiên cứu thị trường
sẽ tiến hành trên cả hai thị trường: thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Nghiên cứu thị trường trong nước.
Mục đích của việc nghiên cứu thị trường trong nước là để xác định ba vấn đề cơ bản
của hoạt động kinh doanh là bán cái gì? Bán cho ai? Bán ở đâu và với số lượng là
bao nhiêu? Để đạt được kết quả đó hoạt động nghiên cứu thị trường tiêu thụ gồm
những nội dung sau:
• Nghiên cứu về hàng hóa nhập khẩu:
Hàng hóa là đối tượng quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế. Khi đơn vị
ngoại thương tiến hành hoạt động nhập khẩu thuộc đối tượng nào? Việc lựa chọn
hàng hóa phụ thuộc nhu cầu trong nước. Nhập khẩu dù để đáp ứng nhu cầu trong
nước song cũng phải phù hợp với điều kiện và mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của
doanh nghiệp. Nghiên cứu về mặt hàng cần phải nghiên cứu trên góc độ sau:
+ Nghiên cứu khả năng sản xuất và tiềm năng tiêu dùng hàng hóa đó ở trong nước,
quy mơ sản xuất ? quy mô tiêu dùng? Khu vực thị trường chủ yếu của mặt hàng đó?
Khả năng cung ứng của các doanh nghiệp nhập khẩu khác đối với loại hàng hóa đó
như thế nào? Cịn nhu cầu tiêu dùng phụ thuộc vào tập quá, thói quen và thu nhập
của người tiêu dùng như thế nào?
+ Nghiên cứu về quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, nhãn mác, thương hiệu,… của sản
phẩm. Đồng thời tìm ra xu hướng biến động của cầu trong một khoảng thời gian
+ Nghiên cứu xem sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường được bao lâu, đang ở giai
đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm đối với cả thị trường trong nước lẫn thị
trường thế giới? (Vì trên thực tế có nhiều trường hợp bán chạy ở thị trường này
nhưng lại khơng có khả năng tiêu thụ ở thị trường khác). Từ những yếu tố trên để
đánh giá xem thị hiếu tiêu dùng đang ở mức độ nào để đưa ra quyết định về số
lượng nhập khẩu tránh tình trạng hàng nhập tồn đọng mất giá hoặc thiếu hụt. Có
như vậy mới nâng cao hiệu quả quy trình nhập khẩu cũng như kết quả kinh doanh.
+ Khi tiến hành nhập khẩu phải sử dụng ngoại tệ mà ngoại tệ lại luôn luôn biến
động, để đảm bảo hiệu quả thị trường thì việc nghiên cứu tỉ suất ngoại tệ hàng nhập
khẩu là rất quan trọng. Doanh nghiệp phải xem xét tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và
ngoại tệ sau đó xem xét so sánh với tỉ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu. Nếu tỉ giá hối
Nguyễn Thị Chung
7
Lớp: Hải Quan
Chun đề tốt nghiệp
đối lớn hơn thì khơng nhập khẩu, nếu tirgia hối đối nhỏ hơn hoặc bằng thì có thể
nhập khẩu.
Bên cạnh đó ta cần phải xác định xem mặt hàng đó có nằm trong danh mục hàng
hóa hạn chế nhập khẩu hay được khuyến khích nhập khẩu, khả năng xin hạn ngạch
và giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa hạn chế nhập, các chính sách thuế, các ưu
đãi phi thuế quan hay các chính sách hạn chế ưu đãi khác của nhà nước.
• Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Dưới áp lực của nền kinh tế thị trường – nền kinh tế mở thì sự cạnh tranh càng trở
nên khốc liệt. Kinh doanh cùng một mặt hàng sẽ có vơ số các doanh nghiệp khác
nhau, cần phải biết rõ số lượng đối thủ cạnh tranh, những điểm yếu, thế mạnh của
đối thủ, tình hình kinh doanh, đặc biệt cần nghiên cứu kỹ phương hướng chiến lược
kinh doanh của đối thủ cũng như khả năng thay đổi chiến lược kinh doanh. Từ đó
rút ra thời cơ và thách thức cho hoạt động kinh doanh của đơn vị mình để có
phương án cụ thể đối phó với những khó khăn, với những điểm mạnh của đối thủ và
khai thác tối đa điểm yếu của họ từ đó đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
• Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng tới dung lượng
thị trường.
Sau khi nghiên cứu kĩ về hàng nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh,tiếp đến chúng ta cần
phải nghiên cứu tới dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng tới nó để trả lời
cho câu hỏi nhập khẩu với số lượng bao nhiêu là đủ? Cơng việc này địi hỏi khảo sát
nhu cầu của khách hàng cũng như khả năng cung cấp của doanh nghiệp nhập khẩu
để dáp ứng vừa đủ của thị trường, tránh trường hợp nhập khẩu q nhiều làm dư
thừa hàng hóa hay nhập q ít gây thiếu hụt hàng hóa làm cho doanh nghiệp khơng
đạt được lợi nhuận tối đa. Để nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến nó để đưa ra những giải pháp đúng đắn ước lượng hàng hóa
cần nhập khẩu với số lượng bao nhiêu?
+ Thứ nhất là yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghiệp làm cho dung lượng của thị
trường biến đổi, các chính sách của nhà nước. tập qn, thói quen của người tiêu
dùng do đó cũng thay đổi theo
+ Thứ hai, dung lượng thị trường biến đổi có thể do sự xuất hiện của những hàng
hóa thay thế, càng nhiều hàng hóa thay thế càng gây khó khăn cho hoạt động nhập
khẩu hàng hóa của đơn vị ngoại thương.
Nguyễn Thị Chung
8
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Thứ ba, dung lượng thị trường còn phụ thuộc vào nguồn vốn, đặc điểm của sản
xuất, lưu thông và phương pháp của sản phẩm của từng thị trường đối với loại hàng
hóa khác nhau.
+ Thứ tư, là một số nhân tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, hạn hán, bão lũ… và sự
biến động về tài chính như khủng hoảng, lạm phát, mất giá đồng tiền.. sự giảm sút
thương hiệu hàng hóa.
Mỗi một nhân tố có mức độ tác động khác nhau đến dung lượng thị trường vì vậy ta
cần có sự đánh giá từng nhân tố xem nhân tố nào đóng vai trị quyết định nhân tố
nào đóng vai trị thứ yếu để có thể xác định nhu cầu thực của việc nhập khẩu . Từ
đó ta có các quyết định đúng đắn về hàng hóa nhập khẩu đã lựa chọn.
• Nghiên cứu giá cả hàng hóa đó trong nước:
Trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hó doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu
điều tra giá cả hàng hóa đang định nhập khẩu ở trong nước, đồng thời xác định xu
hướng biến đổi của giá cả trong nước trong thời gian tới. Từ việc nghiên cứu đó
doanh nghiệp phải tiến hành dự tốn giá nhập khẩu, chi phí kinh doanh nhập khẩu
để có được mức giá phù hợp để khi nhập khẩu về có khả năng cạnh tranh với hàng
hóa trong nước tránh hiện thượng hàng nhập với mức giá quá cao không có khả
nang cạnh tranh cùng với mặt hàng cùng loại đang kinh doanh trong nước.
• Nghiên cứu khách hàng.
Doanh nghiệp cần nghiên, xác định rõ khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm
năng, để tiến hành phân đoạn thị trường một cách chính xác. Kết quả nghiên cứu
khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp lập được kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, quảng
cáo, marketing phù hợp với từng đối tượng khách hàng đặc biệt là những hoạt động
chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán hàng.
Nghiên cứu thị trường quốc tế.
Nghiên cứu thị trường quốc tế cần phải xác định được nguồn cung hàng hóa nào là
phù hợp? giá cả nhập khẩu là bao nhiêu? Đối tác nhập khẩu là ai?
Do đó hoạt động nghiên cứu thị trường nhập khẩu bao gồm những nội dung sau:
• Nghiên cứu mức cung của thị trường
Là xác định khối lượng cung ứng của hàng hóa trên thị trường thế giới, xu hướng
biến động trong sản xuất của loại hàng hóa mà doanh nghiệp định kinh doanh, nước
nào có lợi thế trong sản xuất loại hàng hóa này, nhãn hiệu hàng hóa có uy tín và
được ưa chuộng trên thị trường.
Nguyễn Thị Chung
9
Lớp: Hải Quan
Chun đề tốt nghiệp
• Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới
Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới phản ánh quan hệ cung cầu hàng hóa trên
thị trường. Giá cả được xác định là giá cả quốc tế phải là giá của những giao dịch
thương mại thông thường không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và thanh toán
bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được. Các doanh nghiệp khi tham gia vào kinh
doanh thương mại quốc tế nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng phải cố
ddingj mức độ tác động của cá nhân tố khác tới giá từ đó lựa chọn một mức giá
nhập khẩu phù hợp nhất. Khi nghiên cứu giá cả quốc tế cần tập trung vào một số
vấn đề:
+ Giá hàng định nhập trên thị trường thế giới, thường được chọn giá ở trung tâm
giao dịch truyền thống, ở những nước sản xuất chủ yếu hay ở những hãng sản xuất
tập trung. Thông qua các trung tâm giao dịch doing nghiệp xác định cho mình một
mức giá tối ưu.
+ Nghiên cứu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu mục tiêu và tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu dự
tính của các kế hoạch nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ đối với hàng nhập khẩu là số
lượng bản tệ có thể thu về được khi doanh nghiệp bỏ ra một đồng ngoại tệ để nhập
khaaue. Doanh nghiệp tiến hành lựa chọn kế hoạch nhập khẩu hoặc giá nhập khẩu
nào có khả năng đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra.
• Nghiên cứu và lựa chọn bạn hàng nhập khẩu:
Cần phải xác định xem có bao nhiêu đối tác có thể cung ứng được hàng hóa mà
doanh nghiệp yêu cầu? Giá cả như thế nào? Các điều kiện thanh toán ra sao? Khối
lượng cung ứng bao nhiêu? Có những điều kiện ưu đãi cũng như ràng buộc như thế
nào? Có thể cung ứng lúc nào? Các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận
của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu mà cịn ảnh hưởng tới tính
liên tục và ổn định của q trình kinh doanh.
• Nghiên cứu mơi trường chính trị, luật pháp, tập qn bn bán quốc tế và hệ
thống tài chính tiền tệ của các quốc gia mà doanh nghiệp có dự định nhập
khẩu (mua bán quốc tế).
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp.
Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đó. Theo tính chất khách quan của các yếu tố có thể chia thành 2 nhóm yếu
tố chủ yếu là: nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (yếu tố khách quan) và nhóm
Nguyễn Thị Chung
10
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
yếu tố bên trong doanh nghiệp (yếu tố chủ quan). Tùy thuộc vào các yếu tố mà các
doanh nghiệp có cách thức ứng phó phù hợp với nó như thay đổi các yếu tố đó hay
tự mình làm cho phù hợp với đòi hỏi của các yếu tố đó.
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa được hình thành từ việc so sánh kết quả
hoạt động kinh doanh nhập khẩu đối với tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra
để đạt được kết quả đó. Do đó, mọi yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ các sản
phẩm nhập khẩu hay chi phí nhập khẩu hàng hóa, chi phí tiêu thụ hàng hóa, chi phí
marketing đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.3.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh nhập khẩu hàng hóa
Các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp là các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh,
luật pháp, xã hội. Đây là nhóm yếu tố khách quan là những yếu tố mà doanh nghiệp
buộc phải tuân theo quy luật tự nhiên và phải thay đổi làm cho mình phù hợp với nó
Các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu bao
gồm:
1.3.1.1. Chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu:
Đối với hoạt động nhập khẩu Nhà nước luôn có những chính sách và luật lệ nghiêm
ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu và cách thức thực hiện hoạt động nhập khẩu. Điều
này được thể hiện trong nghị định sớ 12/2006/NĐ-CP ban hành ngày 23/01/2006
phụ lục 1:
MƠ TẢ HÀNG HỐ
1 Vũ khí; đạn dược; vật liệu nổ, trừ vật liệu nổ công nghiệp; trang thiết bị kỹ thuật
quân sự.
(Bộ Quốc phịng cơng bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất
nhập khẩu).
2 Pháo các loại (trừ pháo hiệu cho an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao
thông vận tải); các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao
thông.
(Bộ Công an hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HS đúng
trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).
Nguyễn Thị Chung
11
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
3
Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:
- Hàng dệt may, giày dép, quần áo
- Hàng điện tử
- Hàng điện lạnh
- Hàng điện gia dụng
- Thiết bị y tế
- Hàng trang trí nội thất
- Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thuỷ tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất
dẻo và chất liệu khác.
(Bộ Thương mại cụ thể hoá các mặt hàng trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu
thuế xuất nhập khẩu).
- Hàng hố là sản phẩm cơng nghệ thơng tin đã qua sử dụng.
(Bộ Bưu chính, Viễn thơng cụ thể hố mặt hàng và ghi mã số HS đúng trong Biểu
thuế xuất nhập khẩu).
4 Các loại văn hoá phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
(Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số
HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).
5 Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được
chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện
chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu;
máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh
hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong
kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân gol, công viên.
(Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục theo mã số HS đúng trong Biểu thuế
xuất nhập khẩu).
Nguyễn Thị Chung
12
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
6 Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm:
- Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe hai bánh,
ba bánh gắn máy;
(Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế
xuất nhập khẩu).
- Khung gầm của ơ tơ, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có
gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ
mới);
(Bộ Giao thơng vận tải công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế
xuất nhập khẩu).
- Xe đạp;
(Bộ Công nghiệp công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế
xuất nhập khẩu).
- Xe hai bánh, ba bánh gắn máy;
(Bộ Công nghiệp công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất
nhập khẩu).
- ô tô cứu thương;
(Bộ Giao thông Vận tải công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế
xuất nhập khẩu).
- ô tô các loại: đã thay đổi kết cấu chuyển đổi công năng so với thiết kế ban
đầu; bị đục sửa số khung, số máy.
7 Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.
(Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục và ghi rõ mã số HS đúng
trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).
8 Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.
(Bộ Xây dựng công bố danh mục và ghi rõ mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất
nhập khẩu).
9 Hoá chất độc Bảng I được quy định trong Cơng ước vũ khí hố học (Bộ Cơng
nghiệp cơng bố danh mục và ghi rõ mã số HS dùng trong Biên thuế xuất nhập khẩu).
1.3.1.2. Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu và quốc tế :
Sự khác biệt lớn giữa kinh doanh nội địa và kinh doanh thương mại quốc tế nó
chung, kinh doanh nhập khẩu nói riêng là sự tác động to lớn của luật pháp nước
ngoài, trong nước và các công ước quốc tế. Hợp đồng kinh doanh nhập khẩu và các
hoạt động nhập khẩu phải tuân theo luật pháp của nước xuất khẩu, luật pháp của
Nguyễn Thị Chung
13
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
nước thứ ba ( nếu được quy định trong hợp đồng nhập khẩu), tập quán kinh doanh
quốc tế và các công ước quốc tế, hiệp ước quốc tế mà nước ta tham gia.
Luật pháp và các yếu tố về chính sách của nước xuất khẩu phải làm cho q trình
nhập khẩu của doanh nghiệp có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn nhiều, điều này có
ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa do đó cũng ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
Do đó trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa các doanh nghiệp nhập khẩu cần
phải tìm hiểu kỹ về luật pháp trong nước và quốc tế cùng với những cơng ước quốc
tế có liên quan đến việc nhập khẩu của doanh nghiệp.
1.3.1.3. Biến động của thị trường trong nước và quốc tế :
Cũng như đa phần các loại hình kinh doanh khác thì kinh doanh nhập khẩu chịu sự
chi phối của thị trường hàng hóa đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra. Tuy nhiên,
đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, thị trường đầu vào là thị trường
quốc tế, tức là nó chịu sự chi phối của những biến động xảy ra trên thị trường thế
giới như sự biến động lớn về thị trường giá cả, sản lượng hàng hóa bán ra, chất
lượng hàng hóa có trên thị trường…Khi giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới
tăng thì giá thành của hàng nhập khẩu cũng tăng lên tương đối do đó làm tăng chi
phí nhập khẩu hàng hóa.
Mặt khác có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường
trong nước, giảm sản lượng tiêu thụ hàng hóa và từ đó làm giảm hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện kinh doanh nhập khẩu phải
đáp ứng được nhu cầu trên thị trường nội địa cùng những biến động của nó ví dụ
như giá cả nhập khẩu , chất lượng hàng hóa, mẫu mã sản phẩm cũng phải đảm bảo
tính cạnh tranh so với những hàng hóa được bán trên thị trường nội địa.
1.3.1.4. Biến động của tỷ giá hối đoái :
Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng tác động mạnh đến giá cả nhập khẩu hay
giá thành sản phẩm nhập khẩu, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh
doanh nhập khẩu.
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên cũng làm cho giá thành của một đơn vị hàng hóa nhập
khẩu cũng tăng lên tương đối và do đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm này
với những sản phẩm tương tự trong nước về giá , đồng thời làm giảm khả năng tiêu
thụ dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Chung
14
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm , giá thành một đơn vị hàng hóa nhập khẩu giảm
đi tương đối do đó làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường làm tăng
sản lượng tiêu thụ, kết quả làm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
1.3.1.5. Hệ thống ngân hàng tài chính, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ
thuật ngoại thương :
Hệ thống ngân hàng tài chính, giao thơng vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoại
thương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Trước hết, sự phát triển của ngân hàng tài chính ảnh hưởng đến an tồn, sự đảm
bảo cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp và khả năng hưởng các khoản tín
dụng đó.
Giao thơng vận tải là một khâu trong q trình kinh doanh nhập khẩu nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chi phí, khả năng vận chuyển hàng hóa trong hoạt động nhập khẩu và
phân phối hàng hóa ở thị trường trong nước.
Cuối cùng là cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoại thương. Nó quyết định khả năng, chi phí
lưu kho, các dịch vụ nhập khẩu , bảo quản hàng hóa…
1.3.1.6. Các đối thủ cạnh tranh :
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, đối thủ cạnh tranh của doanh
nghiệp bao gồm : đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng (những đối thủ cạnh tranh sẽ
xuất hiện trong tương lai)
Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, đối thủ hiện tại và đối thủ
tiềm năng bao gồm các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu khác, các doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa nội địa có tính chất tương tự hoặc thay thế.
Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ về các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như
tiềm năng để tìm ra những điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh. Từ đó tìm ra cho mình một hướng đi, cách thức thực hiện kinh doanh đặc biệt
là các chương trình, phương án marketing cho phù hợp,có tính cạnh tranh cao và tạo
ra những nét riêng của doanh nghiệp khác biệt hẳn đối với các đối thủ cạnh tranh.
Điều này làm cho doanh nghiệp và hàng hóa của doanh nghiệp không bị nhầm lẫn
với các doanh nghiệp khác dễ đi vào trong lòng người tiêu dùng và tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
1.3.1.7. Các nhân tố môi trường khác ;
Nguyễn Thị Chung
15
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
Các nhân tố môi trường khác ở trong nước và quốc tế như các yếu tố nhân văn, văn
hóa, phong tục tập quán, các điều kiện tự nhiên… Các yếu tố này sẽ có tác động ảnh
hưởng trực tiếp tới tập quand sản xuất và tập quán tiêu dùng của từng quốc gia, lãnh
thổ.
Các yếu tố thuộc về luật pháp, môi trường kinh doanh là những yếu tố khách quan,
từng doanh nghiệp khơng thể thay đổi nó. Đối với nhóm yếu tố này, doanh nghiệp
buộc phải tuân theo và có những biện pháp điều chỉnh hoạt động, cơ cấu tổ chức
của mình cho phù hợp với quy luật hoạt động của chúng.
1.3.2. Nhóm các yếu tố thuộc tiềm năng doanh nghiệp
Ngược lại với các yếu tố khách quan, các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp
là những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể thay đổi được, điều chunhr mức
độ và chiều hướng tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh của mình.
Nhóm các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm các thành phần chủ
yếu sau đây :
• Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp :
Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở tiềm năng tài chính và doanh
thi hàng năm của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu địi hỏi các doanh
nghiệp phải có nguồn lực tài chính mạnh hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh
thưowng mại trong nước. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở chủ yếu để
xem xét việc kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là có thể thực hiện được hay khơng và
kinh doanh có hiệu quả hay không. Đồng thời, quy mô kinh doanh ảnh hưởng cũng
ảnh hưởng đến loại hình kinh doanh nhập khẩu mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để cho
phug hợp với những nguồn lực hiện có của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất.
• Nguồn lực con người trong doanh nghiệp :
Nguồn lực con người trong doanh nghiệp được thể hiện ở số lượng lao đọng trong
doanh nghiệp, trình độ cũng như khả năng làm việc của từng cán bộ nhân viên, trình
độ quản lý có phù hợp với quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Nguồn
lực con người là nhân tố quyết định trong mọi quả trình kinh doanh, trình độ và
năng lực của nguồn nhân lực phải phù hợp với loại hình kinh doanh và mức độ kinh
doanh mà doanh nghiệp lựa chọn thì mới đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh
• Đối tượng khách hàng :
Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là các đối tượng chính để phục
vụ, thơng thường doanh nghiệp thường tiến hành lựa chọn đối tượng khách hàng
Nguyễn Thị Chung
16
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
theo mức thu nhập của đối tượng. Tùy theo đối tượng khách hàng và chủng loại
hàng hóa mà các doanh nghiệp kinh doanh sẽ có cầu đối với sản phẩm của cơng ty
sẽ có mức biến động khác nhau khi thị trường có sự thay đổi
Ví dụ : khi có lạm phát hoặc giá cả leo thang thì cầu đối với các loại hàng hóa
khơng thiết yếu của nhóm khách hàng có thu nhập cao sẽ giảm ít hơn so với cầu của
nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.
Mặt khác, những đối tượng khách hàng có những yêu cầu khác nhau đối cung với
cùng một loại sản phẩm do đó chiến lược cạnh tranh, giới thiệu sản phẩm đối với
từng đối tượng khách hàng cũng rất khác nhau.
• Thị trường tiêu thụ :
Thị trường tiêu thụ của các khu vực khác nhau với cung cầu hàng hóa khác nhau là
yếu tố quyết định quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu hàng góa cũng như
chủng loại hàng hóa phải phù hợp với tập qn tiêu dùng của khu vực đó. Mặt khác,
quy mơ thị trường phải đủ lớn để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Tóm lại, các yếu tố thuộc về tiềm lức của doanh nghiệp là những yếu tố là
doanh nghiệp có thể thay đổi điều chỉnh sao cho phù hợp với các quy luật
khách quan khác và phù hợp với mục đích hoạt đọng của mỗi doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Chung
17
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần
dược phẩm Nam Hà
1. Khái quát về công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
1.1. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần dược phẩm Nam Hà.
Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà là doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi
sang công ty cổ phần theo quyết định số 2199/1999/QĐ-UB, ngày 29/12/1999 của
UBND tỉnh Nam Định. Với tên giao dịch là Nam Ha Pharmaceutical Joint-stock
Company (NAPHACO)
Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà được thành lập từ năm 1960 với tiền thân là
cơng ty hợp danh Ích Hoa Sinh.
Năm 1966: Sát nhập, lấy tên Xí Nghiệp Dược Phẩm Nam Hà.
Năm 1967: Được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba .
Năm 1976: Sát nhập Xí Nghiệp Dược Phẩm Ninh Bình và Xí Nghiệp Dược Phẩm
Nam Hà thành Xí Nghiệp Dược Phẩm Hà Nam Ninh.
Năm 1987: Được nhà nước tặng Huân chương Lao Động Hạng Ba.
Năm 1992: Tách thành Xí nghiệp liên hợp Dược Nam Hà và Xí Nghiệp liên hợp
Dược Ninh Bình.
Tháng 6/ 1995: Đổi tên thành Cơng ty Dược phẩm Nam Hà.
Năm 1996: Được tách thành hai công ty: Công ty Dược phẩm Nam Hà và Công ty
Dược Vật Tư y Tế Hà Nam.
Năm 1999: Được nhà nước tặng Hn Chương lao động Hạng Nhì.
Tháng 1/2000: Cơng ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà.
Năm 2001: Xây dựng dây truyền thuốc viên nén và thuốc nang mềm đạt GMP –
ASEAN, Phòng Kiểm tra chất lượng thuốc đạt GLP – ASEAN.
Năm 2002: Trở thành một trong những công ty đầu tiên được Bộ Y Tế cấp chứng
nhận nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP và GLP. (lần thứ nhất).
Năm 2003: Được tổ chức AFAQ (Pháp ) công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000
(lần thứ nhất).
Năm 2004: Được công nhận GMP-GLP ASEAN lần thứ hai.
Năm 2006: Được công nhận GMP-GLP ASEAN lần thứ ba.
Năm 2007: Được tổ chức AFAQ (Pháp ) công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000
(lần thứ hai).
Năm 2007: Nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, phòng kiểm tra chất
lượng đạt GLP – WHO, kho chứa thuốc đạt tiêu chuẩn GSP- WHO.
Năm 2008: Được Bộ Y Tế công nhận GMP - GLP – GSP WHO.
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo số 0600206147
ngày 28/08/2000 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định cấp.
Nguyễn Thị Chung
18
Lớp: Hải Quan
Chun đề tốt nghiệp
Cơng ty có trụ sở chính tại 415 Hàn Thuyên thành phố Nam Định
Chi nhánh tại:
Hà Nội : 96 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội (mã số doanh nghiệp là 0600206147-039
do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp)
TP Hồ Chí Minh: 197/1 Hồng Văn Thụ - quận Phú Nhuận – TP HCM
TP Lạng Sơn: chợ Chi Ma – n Khối – Lộc Bình – TP Lạng Sơn
Tại Đà Nẵng: 11 Lê Duẩn – TP Đà Nẵng
CƠ SỞ HẠ TẦNG
+ Nhà máy GMP – WHO tại Nam Định với tổng diện tích rộng hơn 25000 m2
(Bao gồm các dây truyền sản xuất: Thuốc viên nén trần, viên nén bao phim, viên
nén bao đường, Thuốc nang mềm, nang cứng, thuốc gel, thuốc đông dược, thuốc
nước, thuốc nhỏ mắt…).
+ Chi nhánh tại thành phố Hà Nội với văn phịng và kho GSP – WHO diện tích
rộng 1170 m2.
+ Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh với văn phòng và kho GSP – WHO.
+ Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng với văn phòng và kho GSP – WHO.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
Chức năng:
+ Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, coi trọng hiệu quả kinh doanh và lựa chọn
các dự án đầu thư.
+ Phát huy nguồn lực con người, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, tơn trọng
lợi ích quốc gia, bảo vệ mơi trường sinh thái, kết hợp giữa phát triển kinh tế tranh
thủ sự giúp đỡ của địa phương và tận dụng nguồn nhân lực dồi dào trong nước.
+ Cơng ty đã có đầy đủ các tư cách pháp nhân để thực hiện chế độ hoạch tốn kinh
doanh bảo tồn và phát triển nguồn vốn hiện có, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối
với cấp trên và ngân sách Nhà nước.
Nhiệm vụ:
Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà với nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh và
xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng Dược phẩm, hóa chất, tinh dầu, y dụng cụ,
trang thiết bị y tế…
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của công ty cổ phần dược phẩm
Nam Hà
Biểu 1: tổ chức bộ máy của tổng công ty
Nguyễn Thị Chung
19
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu 2: cơ cấu tổ chức của chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
Nguyễn Thị Chung
20
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
Hoạt động của các phòng ban trong cơng ty:
• Ban giám đốc:
Ban giám đốc bao gồm các thành viên:
+ Giám đốc: chủ sở hữu công ty, người chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.
+ Hai phó giám đốc: một là phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giám đốc
phụ trách tài chính.
Chức năng của ban giám đốc là trực tiếp giám sát điều hành toàn bộ các hoạt động
của công ty, là nơi đưa ra các kế hoạch, dự án sản xuất, kinh doanh tiêu thụ, ra
những quyết định cuối cùng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
• Phịng kế tốn:
Biểu 3: cơ cấu tổ chức phịng kế tốn
Nguyễn Thị Chung
21
Lớp: Hải Quan
Chun đề tốt nghiệp
+ Hình thức kế tốn
Cơng ty cổ phần dược phẩm Nam Hà là doanh nghiệp loại nhỏ và vừa do đó hình
thức kế tốn áp dụng phải tuân theo pháp lệnh kế toán thống kê quy định cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa. đó là phương thức chứng từ ghi sổ. Từ các chứng từ ghi sổ kế
toán lập sổ nhật ký chung sau đó mở các sổ chi tiết theo quy định của công ty như
sổ nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng, sổ tổng hợp chi phí…
+ Chứng từ sử dụng:
Cơng ty sử dụng tồn bộ những chứng từ mà Nhà nước quy định như: hóa đơn
GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu
chi, bảng chấm công, phiếu tạm ứng… ngồi ra cơng ty cịn nhập khẩu hàng hóa
nên cịn sử dụng tồn bộ các chứng từ hàng nhập như: tờ khai hải quan hàng nhập
khẩu, hợp đồng bn bán, CP, biên lai thuế, hóa đơn thuế GTGT hàng nhập khẩu,
bảng tính giá trị hàng nhập khẩu. Căn cứ vào các chứng từ trên, kế tốn tiến hành
tính giá vốn hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.
+ chức năng:
Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính doanh nghiệp đảm bảo thực hiện
đúng các nghĩa vụ chính sách Nhà nước về doanh nghiệp, về cơng tác tài chính, đầu
tư, kết quả sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của
doanh nghiệp để phát triển kinh doanh, sản xuất…
Tổ chức và thực hiện nhiệp vụ kế toán của doanh nghiệp theo đúng quy định của
nhà nước và pháp lệnh kế toán thống kê quản lý các quỹ bằng tiền và quản lý theo
đúng quy định.
Nguyễn Thị Chung
22
Lớp: Hải Quan
Chun đề tốt nghiệp
• Phịng kinh doanh:
Các nhân viên trong phòng kinh doanh chịu trách nhiệm bán hàng cung ứng các
dịch vụ của công ty thông qua các giao dịch trực tiếp với khách hàng trên mỗi địa
bàn mà mỗi nhân viên được phân công. Trên cơ sở các bản kế hoạch kinh doanh
chung do ban giám đốc đưa ra hàng quý phòng kinh doanh sẽ tự đề ra phương thức
thực hiện cụ thể, phân chia sản lượng cần phải tiêu thụ và đặt ra mục tiêu cần phải
hoàn thành.
Kế quả hoạt động của phòng kinh doanh sẽ được báo cáo lên ban giám đốc theo
từng tháng , báo cáo kinh doanh của kỳ sẽ là cơ sở để lập kế hoạch kinh doanh, kế
hoạch nhập khẩu cho kỳ sau.
• Phòng xuất nhập khẩu:
Phần lớn chủng loại và số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp tiêu thụ là hàng hóa mà
công ty nhập khẩu hay nhập khẩu các thành phẩm của nó. Do đó phịng xuất nhập
khẩu đóng một vai trò quan trọng tạo nguyên liệu đầu vào về hàng hóa cho doanh
nghiệp. phịng xuất nhập khẩu thực hiện chức năng tổ chức thực hiện hoạt động
xuất nhập khẩu theo kế hoạch và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc từ việc
kiếm tìm đối tác, thỏa thuận hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng. Các nhân viên
của phịng xuất nhập khẩu được phân cơng theo ba mảng chính là giao dịch – tìm
kiếm đối tác kinh doanh nước ngoài, thực hiện nghiệp vụ ngân hàng và các nghiệp
vụ hải quan.
• Phịng marketing:
Xác định đúng đắn nhu cầu của thị trường đối với từng loại hàng hóa của doanh
nghiệp về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa, thị trường tiêu thụ, cách thức
phân phối… Những bản báo cáo về thị trường hàng quý do phòng marketing điều
tra được sẽ là cơ sở cho ban giám đốc lập kế hoạch nhập hàng hay phân công kế
hoạch kinh doanh, đồng thời định hứơng hoạt động cho phong kinh doanh về cách
tiếp cận thị trường cho phù hợp nhất.
Tổ chức các chương trình nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa mà
doanh nghiệp làm đại lý như các chương trình khuyến mại, quảng cáo…
• Các cửa hàng:
Các cửa hàng có nhiệm vụ giới thiệu và bán lẻ sản phẩm và cũng có thể tự khai thác
các nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng
Nguyễn Thị Chung
23
Lớp: Hải Quan
Chuyên đề tốt nghiệp
1.4. Đặc điểm của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
1.4.1. Nguồn nhân lực
Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần dược phẩm Nam hà đã trở
thành một trong những công ty dược phẩm hàng đầu của Việt Nam với đội ngũ cán
bộ công nhân viên lên tới hơn 800 người, trong đó là đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn
xa trơng rộng, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ trên đại học và đại học,
đội ngũ cơng nhân tay nghề cao và lành nghề trong công việc . Đội ngũ cán bộ đại
học, sau đại học là 125 người: thạc sĩ 3 người, dược sĩ chuyên khoa 1 : 10 người,
Dược sĩ đại học : 70 người. Đây cũng là đội ngũ dày dặn kinh nghiệm quản lý, kỹ
thuật và nghiệp vụ, đội ngũ tiếp thị rộng khắp tỉnh thành trên cả nước, nghiệp vụ,
năng động sáng tạo và đội ngũ công nhân được đào tạo cơ bản, mức độ thành thạo
tay nghề ngày càng một tăng trong dây chuyền thuốc đông dược, tân dược
1.4.2. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Của tổng công ty:
* Sản xuất thuốc hoá dược và dược liệu
* Sản xuất thuốc tân dược chữa bệnh cho người
* Sản xuất thuốc y học dân tộc cổ truyền (bào chế, bốc thuốc theo đơn, sản xuất
thuốc viên, hoàn).
* Sản xuất các loại thuốc dược phẩm khác
* Sản xuất mỹ phẩm
* Sản xuất các sản phẩm hoá chất khác
* Mua bán hoá chất, cồn cơng nghiệp, chất tẩy rửa (khơng bao gồm hố chất phục
vụ trong nông nghiệp).
* Mua bán thuốc dược phẩm, vacxin, sinh phẩm y tế.
* Sản xuất, mua bán thực phẩm chức năng.
* Mua bán máy móc, trang thiết bị, dụng cụ y tế.
* Mua bán tinh dầu.
Của chi nhánh tại Hà Nội
* buôn bán, bán lẻ các loại thuốc công ty sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc thành
phẩm, dược liệu hóa chất tinh dầu và dụng cụ y tế
* kinh doanh và xuất nhập khẩu vacxin, sinh phẩm y tế , mỹ phẩm, thực phẩm chức
năng ( trừ mỹ phẩm có hại cho sức khỏe con người)
1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất kinh doanh:
• Cơ sở vật chất kỹ thuật
Nguyễn Thị Chung
24
Lớp: Hải Quan
Chun đề tốt nghiệp
Hiện nay cơng ty có khoảng 6 phân xưởng sản xuất thuốc riêng biệt tập trung vào
các lĩnh vực sản xuất như;
+ đông dược
+ tây dược: chủ yếu sản xuất các loại thuốc viên đặc trị các bệnh khác nhau
+ sản xuất mỹ phẩm
+sản xuất thực phẩm chức năng
• Cơng nghệ sản xuất:
Quy trình cơng nghệ nói chung có thể chia làm 2 bước:
+ Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: là giai đoạn sau khi đã chuẩn bị chia nguyên vật liệu,
bao bì, tá dược theo từng lô, từng mẻ, sản xuất theo lô và được đưa vào sản xuất
thông qua các công đoạn sản xuất.
+ Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho,thành phẩm: sau khi thuốc được sản xuất phải
có xác nhận đủ tiêu chuẩn của phịng kiểm nghiệm thì mới được nhập kho.
1.4.4. Thực trạng kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, giữ vững truyền thống, đơn vị ln hồn
thành chỉ tiêu kế hoạch năm sau cao hơn năm trước nên hàng năm đều được tỉnh,
Ngành tặng bằng khen, cờ thi đua xuất sắc và 3 lần được nhà nước ban tặng thưởng
huân chương Lao động
Cơng ty có đội ngũ cơng nhân được đào tạo cơ bản, mức độ thành thạo tay nghề
ngày càng một tăng trong dây chuyền thuốc đông dược, tân dược với 230 sản phẩm
được cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc đa dạng và phong phú: thuốc nước, thuốc
viên nén, viên nén ép vỉ, viên nang (capsule), nang mềm (softgclatin), viên thuốc
sủi bọt và cao đơn hoàn tán…. Với nhiều sản phẩm thế mạnh truyền thống ngư Xiro
ho và viên ngậm bổ phế chỉ khái nộ, kẹo giun quả núi, hồn phong thấp, bổ trung
ích khí, viên sang mắt, Loberin, Narobex, thần kinh số II, Naphacollyer, Napha
Multi, Napha C, Napharminton….Công nghệ kỹ thuật, thiết bị liên tục được đổi mới
và nâng cấp. Chất lượng hàng hóa ln ổn định và được kiểm sốt chặt chẽ, nhiều
sản phẩm của Cơng ty sản xuất dược tặng huy chương vàng, bạc tại các hội chợ
triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Giảng Võ, Hà Nội.
Từ năm 2000 đến nay trải qua 10 năm liên tục cơng ty được người tiêu dung bình
chọn là sản phẩm “ hàng Việt Nam chất lượng cao” và đã có một số sản phẩm tiếp
cận được với chương trình quốc gia, quốc tế, thị trường nước bạn.
Mục tiêu của công ty : chất lượng luôn hướng tới người tiêu dung, sản phẩm có sức
cạnh tranh cao tiến tới hội nhập khu vực và thế giới. Công ty đã đầu tư 70 tỷ đồng
Nguyễn Thị Chung
25
Lớp: Hải Quan