Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Hiệu quả xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (Seaprodex Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 90 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ
từ Giáo viên hướng dẫn là PGS TS. Nguyễn Thường Lạng. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham
khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài
liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả
Cáp Thanh Hằng
Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị ở Công ty
Seaprodex Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin
cũng như các số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã tạo điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô, những người
đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học vừa qua.
Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin cảm ơn PGS TS. Nguyễn Thường
Lạng đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
chuyên đề tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả
Cáp Thanh Hằng
Chuyên đề thực tập cuối khóa


MỤC LỤC
11.Xuất khẩu 2011: Sao lách qua khe cửa hẹp?, />11-xuat-khau-2011-sao-lach-qua-khe-cua-hep 80
16.Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Tận dụng lợi thế tăng kim ngạch,
/>%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-xu%E1%BA%A5t-kh
%E1%BA%A9u-t%E1%BA%ADn-d%E1%BB%A5ng-l%E1%BB
%A3i-th%E1%BA%BF-t%C4%83ng-kim-ng%E1%BA%A1ch
17.Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu
năm 2010, />top/26949-c-cu-mt-hang-thy-sn-xut-khu-ca-vit-nam-6-thang-u-nm-
2010.html 81
18.Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tốp 10 thế giới,
/>ong_top_10_the_gioi-3-81052.html
PHỤ LỤC
Chuyên đề thực tập cuối khóa
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 AFTA
Association of Southeast Asian
Nations Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do các
nước Đông Nam Á
2 AU Australia Úc
3 BRC British Retail Consortium
Tiêu chuẩn của Hiệp hội các
nhà bán lẻ Anh
4 CB Chế biến
5 CN Chi nhánh
6 CP Cổ phần
7 CTCP Công ty cổ phần

8 ĐHKTQD Đại học Kinh tế Quốc dân
9 EU European Union Liên minh châu Âu
10 FAO
Food and Agriculture
Organization
Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hợp Quốc
11 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa
12
GLOBAL
GAP
Global Good Agricultural
Practice
Sản xuất nông nghiệp theo tiêu
chuẩn quốc tế
13 GMP Good Manufacturing Pratice
Tiêu chuẩn Thực hành tốt Sản
xuất
14 HACCP
Hazard Analysis and Critical
Control Points
Phân tích mối nguy và điểm
kiểm soát tới hạn
15 HĐQT Hội đồng quản trị
16 HVG Hung Vuong Corporation Thủy sản Hùng Vương
17 IFS International Food Safety Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
Chuyên đề thực tập cuối khóa
18 ISO
International Organization for
Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
19 IUU
Illegal, unreported and
unregulated
Chống đánh b|t cá bất hợp
pháp, không báo cáo và không
20 MPC Minh Phu seafood Corporation
Công ty cổ phần thủy hải sản
Minh Phú
21 Navico Nam Viet Corporation Công ty cổ phần Nam Việt
22 NXB Nhà xuất bản
23
Seaprodex
Hanoi
Hanoi Sea-products Import
Export Corp
Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Thủy sản Hà Nội
24 SQF Safe Quality Food
Thực phẩm an toàn và chất
lượng
25 SSOP
Sanitation Standard Operating
Procedures
Quy trình làm vệ sinh và thủ
tục kiểm soát vệ sinh
26 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
27 US.FDA
The United States Food and
Drug Administration

Cơ quan Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ
28 USD United state dolar Đô la Mỹ
29 VASEP
Vietnam Association of Seafood
Exporters and Producers
Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam
30 VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng
31 VHC Vinh Hoan Corporation Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
32 VNĐ Việt Nam đồng
33 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
34 WWF World Wide Fund For Nature Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế
35 XN Xí nghiệp
36 XNK Xuất nhập khẩu
Chuyên đề thực tập cuối khóa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Tình hình tiêu thụ thủy sản trung bình toàn cầu 24
Bảng 2.2
Tình hình xuất khẩu của công ty tại một số thị
trường chủ yếu giai đoạn 2007 – 2010
31
Bảng 2.3
Tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản
giai đoạn 2007 – 2010
32
Bảng 2.4
Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU giai
đoạn 2007 - 2011

33
Bảng 2.5
Sản lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang
thị trường Hoa Kỳ 2007 – 2010
37
Bảng 2.6 Doanh thu xuất khẩu từ năm 2007 tới năm 2009 38
Bảng 2.7 Tỷ suất lợi nhuân 41
Bảng 2.8 Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu 42
Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong xuất khẩu 43
Bảng 2.10 Hiệu quả lao động trong hoạt động xuất khẩu 47
Bảng 3.1
Kim ngạch xuất khẩu và số liệu tính toán dự
báo
65
Chuyên đề thực tập cuối khóa
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1.1
Tăng trưởng kim ngạch và sản lượng xuất
khẩu của MPC
14
Biểu đồ 1.2
Cơ cấu thị trường xuất khẩu của CTCP tập
đoàn Minh Phú
15
Biểu đồ 1.3 Cơ cấu thị phần xuất khẩu của Navico 17
Biểu đồ 2.1
Tri giá tôm xuất khẩu của Seaprodex Hà Nội
giai đoạn 2007 – 2010
21

Biểu đồ 2.2
Tỷ lệ mực trong cơ cấu xuất khẩu của
Seaprodex Hà Nội
22
Biểu đồ 2.3
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2010
27
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu sản phẩm 28
Biểu đồ 2.5
Tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường
năm 1999
30
Biểu đồ 2.6
Tình hình xuất khẩu thủy sản sang Trung
Quốc thời kỳ 2007 – 2011
36
Biểu đồ 2.7 Thu nhập bình quân đầu người 48
Biểu đồ 2.8 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 49
Biểu đồ 2.9 Chứng khoán Mỹ tụt giảm năm 2008 56
Biểu đồ 2.10 GDP thế giới từng quí các năm 2007-2009 56
Chuyên đề thực tập cuối khóa
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Seaprodex Hà Nội 5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc chọn đề tài
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng và phát triển
các mối quan hệ đối ngoại, trong những năm gần đây quan hệ ngoại thương

đã phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng tạo
điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa các ngành kinh tế của ta với các nước
khác trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã và đang từng bước tham gia
vào quá trình phân công lao động quốc tế, tiếp cận với nền kinh tế thế giới và
trở thành m|t xích trong guồng máy kinh tế thế giới.
Hoạt động xuất nhập khẩu đang là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng
đối với Việt nam. Xuất khẩu được khuyến khích nhằm đẩy mạnh nền sản xuất
trong nước, tăng thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khác khi mới
bước vào kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Seaprodex Hà Nội không tránh
khỏi những khó khăn và thách thức. Việc kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty
ngoài những thành quả tích cực còn vướng phải những khó khăn về chi phí chế
biến sản xuất, công nghệ chế biến, rào cản kĩ thuật cũng như việc huy động vốn
kinh doanh Vì thế việc tìm ra được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu của Công ty là công việc trọng tâm luôn được các cấp lãnh đạo
và toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả xuất khẩu đối với sự thành
công của doanh nghiệp, đề tài được chọn để nghiên cứu là “Hiệu quả xuất
khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội
(Seaprodex Hà Nội”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu
bản chất từng khoản mục như doanh thu, chi phí, lợi nhuận …Trên cơ sở đó, tìm
kiếm những gì đạt được và chưa đạt được để có giải pháp cải thiện hợp lý. Đồng
thời, so sánh và phân tích biến động của các khoản mục năm nay với các khoản
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mục năm trước, tìm ra những nguyên nhân gây nên sự chênh lệch đó để có hướng
kh|c phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty.

2.2. Nhiệm vụ
•Phân tích hiệu quả xuất khẩu của công ty.
•Đánh giá hiệu quả xuất khẩu.
•Chỉ ra nguyên nhân tăng, giảm hiệu quả xuất khẩu.
•Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu
thủy sản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Seaprodex Hà Nội
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Seaprodex Hà Nội từ 2007-2010 và
định hướng đến 2015
4. Phương pháp nghiên cứu
• Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê …
để giải quyết vấn đề đặt ra
• Nguồn số liệu sử dụng trong chuyên đề được thu thập từ Seaprodex Hà
Nội, Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê và các bài nghiên cứu chuyên đề khác.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục chữ viết t|t, danh mục bảng,
danh mục biểu đồ, danh mục sơ đồ, phụ lục; chuyên đề được trình bày theo 3
chương như sau
Chương 1: Tổng quan về Seaprodex Hà Nội và kinh nghiệm nâng cao
hiệu quả xuất khẩu thủy sản của một số doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Seaprodex Hà Nội.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản tại
Seaprodex Hà Nội.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SEAPRODEX HÀ NỘI
VÀ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Lịch sử phát triển công ty
Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hà Nội), tiền thân là
doanh nghiệp nhà nước Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội sau đó chuyển sang
hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu
tư TP Hà Nội cấp ngày 22/12/2006.
Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội được thành lập lần thứ nhất theo quyết
định số 544HS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải sản ngày 05/7/1980 với tên gọi là Chi
nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội thuộc Công ty XNK Hải sản Việt Nam
(Seaprodex Vietnam); Sau đó, công ty được đổi tên thành Công ty XNK Thuỷ
sản Hà Nội (Seaprodex Hanoi) bằng quyết định số 126 TS/QĐ ngày 16 tháng 4
năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và được thành lập lại theo quyết định số
251/QĐ-TC ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, là đơn vị thành viên
hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam- Bộ Thuỷ sản.
Kể từ ngày đầu mới thành lập 5/7/1980 đến năm 2006, Seaprodex Hà
Nội không ngừng phát triển và lớn mạnh. Những ngày đầu, từ một chi nhánh
XNK Thuỷ sản với số vốn và quy mô nhỏ hoạt động theo cơ chế tự kinh
doanh, tự trang trải (Giai đoạn 1980 đến 1992) đã phát triển thành một công
ty XNK thuỷ sản hàng đầu khu vực phía B|c với số vốn là 34,705 tỷ đồng
(Theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993).
Giai đoạn từ 1980 đến 1988 là giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
Công ty lúc bấy giờ mới chỉ là chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội.
Chi nhánh (lúc bấy giờ) được thử nghiệm theo cơ chế: “ tự cân đối, tự trang
trải và làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước ” theo quyết định số 2311/QĐ-
HĐBT và số 113/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Công ty
xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội khi mới ra đời chưa có cơ sở sản xuất chế
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

biến xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh (trừ xí nghiệp Liên Hợp Thuỷ Sản Hạ
Long) và còn thiếu cán bộ am hiểu nghiệp vụ . Tuy nhiên, Seaprodex Hà Nội
lúc bấy giờ có một thuận lợi là chi nhánh đầu tiên được độc quyền kinh doanh
xuất nhập khẩu thuỷ sản ở miền B|c. Như vậy có thể nói, Công ty ra đời trong
điều kiện hoàn cảnh vừa thuận lợi vừa khó khăn. Điều này đã tạo cho công ty
một tình huống ra đời với nguồn vốn ít ỏi nhưng cũng đồng thời mở ra cho
công ty quyền tự chủ trong kinh doanh
Giai đoạn từ 1993 đến 2006 là thời kỳ Công ty phát triển mạnh mẽ và đã
trở thành Doanh nghiệp XNK Thuỷ sản có uy tín và vị thế cao trên thị trường
trong và ngoài nước. Seaprodex Hà Nội đã không ngừng phát triển cả về quy
mô và nguồn lực Tài chính. Từ ban đầu Công ty chỉ có 2 xí nghiệp trực thuộc
đến năm 2000 thì công ty đã có 5 đơn vị trực thuộc. Các nhà máy được trang
bị các thiết bị hiện đại. Số vốn của Công ty không ngừng tăng trưởng, từ
34,705 tỷ đồng năm 1993 thì đến năm 2006 đã lên tới 70 tỷ đồng.
Công ty b|t đầu hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày
01/01/2007 và hiện nay Seaprodex Hà Nội đã có vốn điều lệ ban đầu là 100
tỷ đồng.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và Ban lãnh đạo của Công ty
1.1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Seaprodex Hà Nội
(Nguồn: seprodexhanoi.com.vn)
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Phòng kinh doanh XNK 1
Phòng kinh doanh thủy sản nội địa
Phòng kinh doanh XNK 2
XN giao nhận thủy sản xuất khẩu
Hải Phòng

Công ty CP XNK thủy sản Hà Nội
tại Quảng Ninh
XN-CN Thủy đặc sản XK Hà Nội
BAN
KIỂM
SOÁT
CN TP Hồ Chí Minh
CN-CB Thủy sản Xuân Thủy
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG QUẢN LÝ
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
Phòng hành chính tổ chức
Phòng kinh tế - tài chính
Phòng tổng hợp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Seaprodex Hà Nội
a. Văn phòng công ty
Trụ sở công ty đặt tại 20 đường Láng Hạ - Đống Đa - Hà nội. Khối văn
phòng Công ty vừa chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh của toàn Công ty đồng thời chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn, bảo
toàn và phát triển vốn kinh doanh không chỉ riêng phần vốn của văn phòng
mà còn cả các đơn vị thành viên
Giám đốc công ty
Giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty đồng thời xác định phương hướng và bước đi chiến lược
của đơn vị trong từng thời kỳ, trên cơ sở tham khảo ý kiến đóng góp của các
bộ phận. Giám đốc trực tiếp quản lý chỉ đạo các phòng kế toán tài chính, kinh
tế kế hoạch, phòng tổ chức bảo vệ và thanh tra, phòng kinh doanh xuất khẩu

tổng hợp, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý hai đơn vị là Xí nghiệp giao
nhận thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng và chi nhánh Công ty tại Quảng Ninh.
Phó giám đốc
Chỉ đạo, quản lý Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân Thuỷ và điều hành
phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản.
Chỉ đạo Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội và Liên
doanh Seasafico, điều hành phòng kinh doanh vật tư và phòng hành chính
pháp chế và xây dựng cơ bản.
Kế toán trưởng
Quản lý chỉ đạo, kiểm tra,giám sát toàn bộ hoạt động về tài chính kế toán
của toàn Công ty. Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý về tài chính
kế toán.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản
Chuyên xuất khẩu hàng thủy sản do các Xí nghiệp trực thuộc Công ty
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sản xuất chế biến và kinh doanh hàng Thuỷ sản xuất khẩu của các Nhà máy
Chế biến ở miềm B|c, miền Trung và một số nhà máy ở miền Nam.
Ngoài ra, Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản cũn chuyên nhập
máy móc, thiết bị vật tư, nguyên liệu phục vụ ngành thủy sản, Kinh doanh các
mặt hàng phục vụ chuyên cho ngành thuỷ sản như xuất nhập khẩu các máy
móc thiết bị chuyen dụng cho chế biến bảo quản hàng thuỷ sản và thực phẩm.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
Chuyên nhập khẩu vật tư và tiêu thụ nội địa, tổ chức kinh doanh tổng
hợp theo nhiệm vụ Công ty giao hàng năm, phục vụ ngành thuỷ sản và các
ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
Phòng kinh doanh thủy sản nội địa
Bán và giới thiệu sản phẩm thủy đặc sản chế biến nội địa, tươi sống, hấp
luộc, ăn liền…và một số thực phẩm khác.
Phòng kinh tế tài chính

Lập kế hoạch kinh doanh của Công ty và xây dựng các đề án nâng cấp
các xí nghiệp. Bao quát toàn bộ hoạt động của Công ty để tiến hành các dự
báo và xây dựng phương hướng phát triển cho Công ty.
Tổ chức quản lý tài chính, hệ thống sổ sách chứng từ kế toán và chế độ
báo cáo tài khoản kế toán theo văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước,
phản ánh kịp thời chính xác tình hình sử dụng vốn và bảo toàn vốn kinh doanh.
Phòng hành chính – tổ chức
Nghiên cứu tham mưu cho giám đốc về mặt pháp chế, giải quyết tốt thủ
tục hành chính đối với hoạt động kinh doanh của Công ty, phụ trách công việc
hành chính phát sinh, quản lý con dấu, hồ sơ giấy tờ .
Quản lý tổ chức nhân sự, giám sát kiểm tra việc thực hiện các quy chế kỷ
luật lao động theo quy định của Nhà nước, các hoạt động sản xuất kinh doanh,
giải quyết chế độ chính sách cho người lao động như lương, bảo hiểm, đề xuất
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phương án s|p xếp tổ chức lao động hợp lý giữa các phòng ban bộ phận.…
đảm bảo an ninh trật tự cho Công ty.
Phòng tổng hợp
Nghiên cứu, đề xuất về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, biên chế,
bố trí cán bộ và s|p xếp nhân lực của công ty.
Soạn thảo và theo dõi việc thực hiện các văn bản; tổ chức phổ biến,
hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân trong công ty về các vấn đề liên
quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
Xây dựng chương trình, kế hoạch và lịch công tác hàng tuần, tháng, quý,
năm; theo dõi, tổng hợp việc thực hiện chưng trình kế hoạch đã đề ra.
b. Đơn vị liên doanh
Liên doanh Seasafico (liên doanh giữa Công ty Seaprodex Hà nội và
Liên hiệp các ngư trang Sakhalin Nga)
Có nhiệm vụ khai thác, chế biến, kinh doanh thủy sản xuất khẩu sang thị
trường nước thứ ba. Trong quá trình hoạt động, công ty đã thu được nguồn lợi

nhuận lớn dựng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống cầu
cảng, hệ thống kho lạnh và một xí nghiệp chế biến thuỷ sản thực phẩm tại Hải
Phòng trị giá khoảng 2 triệu USD. Đến nay, liên doanh Seasafico đã trở thành
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có uy tín trong và ngoài nước .
c. Các đơn vị trực thuộc
Xí nghiệp giao nhận thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng
Trụ sở đặt tại 43 Lê Lai – Hải Phòng
Kinh doanh các dịch vụ xuất nhập khẩu thuộc chuyên ngành thuỷ sản,
các dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, vận tải hàng thuỷ sản xuất
khẩu các xí nghiệp địa phương khu vực phía B|c.
Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội
Trụ sở đặt tại Phường Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – Hà Nội .
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sản xuất các mặt hàng thuỷ sản, đặc sản nông sản thực phẩm xuất khẩu
và thực phẩm bán trong nước, kinh doanh vật tư, hàng hóa, thuỷ sản thực
phẩm nội địa .
Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân Thuỷ
Trụ sở đặt tại Huyện Xuân Thuỷ –Tỉnh Nam Định
Là đơn vị mới sát nhập năm 2000 và trở thành đơn vị thành viên của
Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội, chức năng tương tự xí nghiệp chế
biến thuỷ đặc sản Hà Nội.
Chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội tại Móng Cái
(Quảng Ninh )
Chức năng xuất nhập khẩu thuỷ sản, nông sản thực phẩm khai thác thị
trường Trung Quốc và nhập khẩu kinh doanh tổng hợp.
1.1.2.3. Ban lãnh đạo Công ty nhiệm kì 2011-2015
• Hội đồng quản trị
 Ông Lê Công Đức - Chủ tịch HĐQT kiêm quyền tổng giám đốc
Ngày tháng năm sinh 28/10/1960

Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế, kỹ sư.
 Ông Nguyễn Phú Cường - Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc
Ngày tháng năm sinh 24/03/1968
Trình độ chuyên môn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
 Ông Bùi Huy Hùng - Thành viên Hội đồng quản trị
Ngày tháng năm sinh 09/ 06/1949
Trình độ chuyên môn Kỹ sư.
 Bà Phan Thúy Anh - Thành viên Hội đồng quản trị
Ngày tháng năm sinh 04/ 09/1962
Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế
 Ông Lê Hồng Sơn - Thành viên Hội đồng quản trị
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngày tháng năm sinh 18/ 09/1958
Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế.
• Ban điều hành
 Ông Lê Văn Toàn – Phó Tổng giám đốc
Ngày tháng năm sinh 18/05/1961
Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế
 Bà Phạm Vân Anh – Kế toán trưởng
Ngày tháng năm sinh 05/03/1964
Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế
• Ban kiểm soát
 Ông Hồ Xuân Vũ – Trưởng Ban kiểm soát
Ngày tháng năm sinh: 01/02/1975
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ kinh tế
 Bà Dương Thị Hoài Thu – Thành viên Ban kiểm soát
Ngày tháng năm sinh: 24/09/1982
Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế
 Ông Đỗ Xuân Thụ - Thành viên Ban kiểm soát

Ngày tháng năm sinh: 16/05/1944
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ kỹ thuật
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm ngành nghề kinh doanh
1.1.3.1. Chức năng
Seaprodex Hà Nội xuất khẩu trực tiếp thủy sản sang thị trường thế giới.
Thông qua đó, công ty hướng tới mục tiêu làm tăng kim ngạch xuất khẩu, kinh
doanh có lời nhằm phát triển công ty nói riêng và toàn ngành thủy sản nói chung.
Thông qua hoạt động xuất khẩu, công ty thu về nguồn ngoại tệ để phục
vụ cho việc nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên
tiến cho ngành thủy sản.
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Góp phần làm tăng ngân sách nhà nước.
1.1.3.2. Nhiệm vụ
Thực hiện tốt các ngành nghề kinh doanh
- Khai thác, chế biến thủy sản
- Xuất khẩu thủy sản
- Xuất nhập khẩu tổng hợp
- Cung ứng vật tư cho ngành thủy sản
Nhiệm vụ then chốt của Seaprodex Hà Nội là xuất khẩu trực tiếp mặt
hàng thủy sản và nông sản khác. Công ty được phép nhập các thiết bị, công
nghệ mới giúp phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến và bảo quản thủy sản
nhằm hỗ trợ cho nhiệm vụ trên. Qua đó, công ty cần nâng cao chất lượng sản
phầm phù hợp với yêu cầu quốc tế và tăng hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó,
Seaprodex Hà Nội cũng nhập khẩu các mặt hang khác theo nhu cầu thị trường
nội địa.
1.1.3.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Khai thác đánh b|t, nuôi trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh các mặt
hàng thuỷ hải sản, nông lâm sản, thực phẩm và các mặt hàng may mặc, tiêu
dùng khác;

Sản xuất, mua bán các loại Vật liệu xây dựng, kim khí hoá chất, ngư lưới
cụ, máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, bao bì đóng gói;
Kinh doanh kho lạnh, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá đường
bộ đường biển và đường hàng không;
Kinh doanh, dịch vụ nhà ở, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà
xưởng, kho bãi, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, du lịch, bệnh viện và các loại
bất động sản khác.
Đào tạo và cung ứng nguồn lao động.
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm gần đây
Qua hơn 20 năm hoạt động, Công ty SEAPRODEX Hà Nội đã thể hiện
một sự cố g|ng nỗ lực không ngừng để duy trì và phát triển. Trong điều kiện
nền kinh tế mở, khủng hoảng, lạm phát diễn ra, không ít những doanh nghiệp
lớn nhỏ gặp khó khăn, thua lỗ, kém hiệu quả hoặc phá sản. SEAPRODEX Hà
Nội cũng không nằm ngoài số đó. Nhưng bằng kinh nghiệm lâu năm cùng bản
lĩnh thị trường, Seaprodex Hà Nội vẫn đứng vững và khẳng định vị thế của
mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
Công ty đang trong giai đoạn phát triển với việc mở rộng qui mô và đầu
tư trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Kết hợp việc quản lý chất lượng đảm bảo
theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với mức giá cả cạnh tranh trên thị
trường. Công ty hoạt động với quy trình khép kín từ sản xuất con giống –
nuôi trồng – chế biến – xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Đây là
lĩnh vực hoạt động chủ yếu và mang về doanh thu, lợi nhuận cao cho công ty.
Ngoài ra, công ty còn khai thác hải sản xa bờ, kinh doanh kho lạnh, kinh
doanh, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho bãi… nhưng chưa
đem lại nhiều lợi nhuận, chủ yếu tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà
máy chế biến thủy sản xuất khẩu.
Với sự kết hợp của quy mô sản xuất cũng như khoa học kỹ thuật tiên tiến
trong việc sản xuất, công ty dần đạt được những thành quả nhất định.

Năm 2008 doanh số xuất khẩu của công ty thu được là xấp xỉ 15 triệu
USD tăng 125,87% so với năm 2007. Trong năm đó tổng sản lượng xuất khẩu
là 13336,12 tấn tương đương với kim ngạch 14.74 triệu USD.
Năm 2010 doanh số xuất khẩu đạt hơn 19 triệu USD tăng 118% so với
năm 2009.
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Kinh nghiệm một số công ty về nâng cao hiệu quả xuất khẩu
thủy sản và bài học đối với Seaprodex
1.3.1. Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú (MPC)
Được thành lập từ năm 1992, Minh Phú được coi là doanh nghiệp
hàng đầu của lĩnh vực chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam. Từ khi thành
lập cho đến nay, quy mô công ty tăng trưởng khá nhanh.
Minh Phú hiện đang hoạt động dưới mô hình công ty mẹ - công ty con,
trong đó Minh Phú là công ty mẹ n|m quyền kiểm soát tại 3 công ty chế
biến thủy sản Minh Phát, Minh Quí và Minh Phú (Hậu Giang). Còn 4 công ty
con khác có vai trò hỗ trợ cho hoạt động phát triển giống, nuôi trồng và khâu
phân phối.
Ngành nghề kinh doanh của Minh Phú là chế biến, xuất khẩu thủy sản;
nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu; nhập khẩu máy móc,
thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu; kinh doanh bất động sản, đầu tư
kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư; nuôi trồng thủy hải
sản, kinh doanh giống hải sản, thức ăn thủy hải sản, vật tư, máy móc, thiết
bị phục vụ ngành nuôi trồng thủy hải sản; kinh doanh cao ốc và văn phòng
cho thuê.
Sản phẩm chính của Công ty là tôm sú được xuất khẩu dưới dạng tôm
tươi, tôm đã qua chế biến và các mặt hàng giá trị gia tăng từ tôm. Doanh thu
từ mặt hàng tôm tươi đông lạnh chiếm 2/3 sản lượng xuất khẩu, phần còn lại
là các mặt hàng giá trị gia tăng và hàng cao cấp.
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu đồ 1.1. Tăng trưởng Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của MPC
(Nguồn Cafef.vn)
MPC là một trong các doanh nghiệp đứng đầu có kim ngạch xuất
khẩu thủy sản cao nhất Việt Nam và đứng đầu trong số các doanh nghiệp
xuất khẩu tôm. Theo báo cáo của tổng cục Hải quan, Minh Phú là doanh
ngiệp dẫn đầu về xuất khẩu Tôm. Từ đầu năm đến nay, (MPC) đã xuất
khẩu được hơn 6.000 tấn tôm với tổng trị giá đạt khoảng 70 triệu USD;
trong đó, Mỹ là bạn hàng lớn nhất của công ty với tổng giá trị xuất khẩu đạt
32,15 triệu USD.
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu đồ 1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của CTCP tập đoàn Minh Phú
(Nguồn Cafef.vn)
Để đạt được những hiệu quả xuất khẩu cao như trên Minh Phú đã tuân
thủ những chiến lược kinh doanh sau
- Không ngừng nâng cấp dây chuyền sản xuất, kĩ thuật công nghệ tiên
tiến để tăng công suất sản xuất của nhà máy chế biến hiện có.
- Đầu tư nhà máy mới, đồng thời mở rộng nuôi tôm để đảm bảo nguồn
nguyên liệu và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Quy trình sản xuất kinh
doanh của MPC đang dần được khép kín từ khâu sản xuất giống nuôi ban
đầu đến xuất khẩu sản phẩm
đầu

ra
Công ty chủ trương thế kiềng ba chân
nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu và để thực hiện chiến lược này,
- Tiêu chí hàng đầu của Minh Phú là không ngại đối đầu với những yêu
cầu kh|t khe của đối tác nước ngoài. Minh Phú không ngững cải tiến công
nghệ, qui trình sản xuất để kịp thời thỏa mãn nhu cầu ngày nhập khẩu ngày

Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
càng tăng của khách hàng.
- Ngoài ra, MPC luôn nỗ lực dành được những tiêu chuẩn quốc tế để
nâng cao giá trị thương hiệu của chính mình cũng như tạo lòng tin cho khách
hàng. Cụ thể, Minh Phú là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp
chứng nhận GLOBAL GAP giúp các sản phẩm của MPC tiếp cận tối đa thị
trường EU.
1.3.2. Công ty cổ phần Nam Việt (Navico)
Tiền thân của Navico là Công ty TNHH Nam Việt thành lập năm 1993,
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp với vốn điều lệ
là 27 tỷ đồng. Năm 2000, Công ty mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực
chế biến thủy sản, khởi đầu là xí nghiệp thủy sản Mỹ Quý. Từ năm 2001 đến
2004, Nam Việt đầu tư thêm 2 nhà máy sản xuất thủy sản đông lạnh với tổng
công suất chế biến trung bình là 500 tấn cá/ngày. Tháng 10/2006 đổi thành
Công ty cổ phần Nam Việt, với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến cá tra,
cá basa đông lạnh. Navico đứng đầu trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
lớn nhất của Việt Nam và cũng là một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và có basa
lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2009, Doanh thu xuất khẩu của Nam Việt lên tới 50 Triệu
USD chiếm 30% kim ngạnh XK BASA của cả nước (năm 2008 chiếm 14%
kim ngạch XK basa cả nước) => tăng trưởng doanh thu 220% so với cùng kỳ
năm ngoái (doanh thu quí 1/ 2008 15,7 Triệu USD). Lợi nhuận vọt lên 108 tỷ,
đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 220% so với cùng kỳ năm ngoái ( Lợi nhuận
quí 1/2008 33.5 tỷ)
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu đồ 1.3. Cơ cấu thị phần xuất khẩu của Navico
(Nguồn vndirect.com.vn)
Navico đã áp dụng những biện pháp sau để đạt được thành công như

bây giờ
- Kiểm soát được chi phí nguyên liệu đầu vào, thực hiện các biện pháp
giảm chi phí sản xuất, tận dụng nguyên liệu để tránh hao phí và tối đa hóa năng
suất thiết bị. Chính vì những biện pháp c|t giảm chi phí hợp lý nên giá thành sản
xuất các sản phẩm của công ty tương đối thấp so với các doanh nghiệp khác
cùng ngành. Do vậy, sản phẩm của Nam Việt có tính cạnh tranh cao hơn.
- Nam Việt đã mạnh dạn đầu tư vùng nuôi 500 ha tại An Giang để xây dựng
nàh máy chế biên. Qua đó, Navico đã đáp ứng đủ cho các đơn đặt hàng của các
nhà nhập khẩu, nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng mạng lưới phân phối
- Navico cũng là một trong nhưng công ty đã áp dụng được qui trình sản
xuất chất lượng theo HACCP, GMP, SQF nên có đủ điều kiện xuất khẩu sang 60
nước trên thế giới.
- Navico tiếp cận các nguồn vốn 1 cách đa dạng và hiệu quả. Nam Việt đã
ký kết Hợp đồng với GE Commercial Distribution Finance (Hoa Kỳ) – một
công ty tài chính thương mại lớn nhất thế giới với giá trị tài sản hơn 232 tỉ
Cáp Thanh Hằng Lớp Kinh tế Quốc tế 49B

×