Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con ong - Chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 91 trang )

Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
------------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đề tài:

HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG –
CHI NHÁNH HÀ NỘI
: TS. NGÔ THỊ TUYẾT MAI
CN. NGUYỄN BÍCH NGỌC
: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
: CQ490119
: Kinh tế quốc tế 49B

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

Hà Nội, tháng 5/2011

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh



1

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập của em được viết dựa trên những tài liệu
do các anh chị thuộc các bộ phận Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong chi
nhánh Hà Nội cung cấp, cùng các nguồn tài liệu em tìm và thu thập trên các giáo
trình, sách tham khảo, các tạp chí, website của các tổ chức, hiệp hội trong và ngoài
nước. Dựa trên những tài liệu này, em đã tham khảo và hồn thành chun đề của
mình. Chun đề không sao chép bất kỳ luận văn, luận án hay chuyên đề nào. Nếu
sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Ánh

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

2

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B



Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến tồn bộ các thầy cơ giáo trong khoa Thương mại và
kinh tế quốc tế - Trường đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt cho em những thông tin và kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc
biệt em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo TS. Ngô Thị Tuyết Mai và cơ giáo Nguyễn
Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và đưa những lời góp ý q
báu cho em trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Hoạt động giao
nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Cơng ty Cổ phần giao nhận vận tải
Con Ong chi nhánh Hà Nội”.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong Công ty Cổ phần giao nhận
vận tải Con Ong chi nhánh Hà Nội đặc biệt là anh Nguyễn Văn Thoan đã tạo điều
kiện thuận lợi để em thực tập, tìm hiểu tài liệu và thực hiện tốt chuyên đề của mình,
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn !

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

3

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai


GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM..............................................3
1.1. Những chính sách hỗ trợ dịch vụ vận tải biển của nhà nước Việt Nam.......3
1.1.1.Những chính sách hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ vận tải...........................................3
1.1.2. Những chính sách hỗ trợ ngành dịch vụ vận tải biển của Việt Nam..............................6
1.2.Tình hình giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Việt Nam
trong những năm gần đây..........................................................................................8
1.2.1.Cơ sở pháp lý, chính sách, nguyên tắc và nhiệm vụ của các bên tham gia giao nhận
hàng hóa XNK tại cảng Việt Nam........................................................................................8
1.2.2.Tình hình giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Việt Nam.................13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI.............18
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần dịch vụ giao nhận vận tải Con Ong - chi
nhánh Hà Nội............................................................................................................. 18
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................18
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của cơng ty.....................................................................18
2.1.3. Mơ hình bộ máy tổ chức của công ty - chi nhánh Hà Nội.........................................18
2.1.4. Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây..................................18
2.2. Thực trạng hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển
tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội...................18
2.2.1. Một số đặc thù của hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại
chi nhánh...................................................................................................................... 18
2.2.2. Quy trình giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại chi nhánh.................18
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển.......18

2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK
bằng đường biển của Cơng ty - chi nhánh Hà Nội..................................................18
2.3.1. Thị trường giao nhận........................................................................................18
2.3.2. Sản lượng và giá trị giao nhận.............................................................................18
2.3.3. Mặt hàng giao nhận..........................................................................................18

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

4

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

2.3.3. Giá cả và thời gian giao nhận..............................................................................18
2.3.4. Các dịch vụ hỗ trợ.............................................................................................18
2.3.5. Dịch vụ môi giới bảo hiểm..................................................................................18
2.4. Đánh giá về thực trạng giao nhận vận tải hàng hóa XNK hàng hóa của
Cơng ty - chi nhánh Hà Nội......................................................................................18
2.4.1. Những kết quả đạt được.....................................................................................18
2.4.2. Những tồn tại...................................................................................................18
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại..........................................................................18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CHI NHÁNH CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN

TẢI CON ONG - CHI NHÁNH HÀ NỘI.............................................................18
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của chi nhánh..................................18
3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK
bằng đường biển của chi nhánh...............................................................................18
3.2.1. Giải pháp về mở rộng thị trường..........................................................................18
3.2.2.Giải pháp về đa dạng hóa các loại hình dịch vụ giao nhận.........................................18
3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ..............................................................18
3.2.4. Giải pháp về tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại..........................................18
3.2.5. Giải pháp về hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.....................................................18
3.2.6. Áp dụng thương mại điện tử vào giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế..........................18
3.2.7. Biện pháp về hoàn thiện tổ chức quản lý................................................................18
3.2.8. Phát triển nguồn nhân lực..................................................................................18
3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước.................................................................18
3.3.1. Hoàn thiện hành lang, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh giao nhận vận
tải hàng hóa XNK...........................................................................................................18
3.3.2. Khuyến khích thu hút FDI vào ngành giao nhận vận tải..........................................18
3.3.3.Đầu tư, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận
đường biển..................................................................................................................... 18
3.3.4. Tăng cường hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại....................................18
3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK.......18
KẾT LUẬN................................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................18

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

5

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B



Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. 10 nước thu nhập thấp có chỉ số LPI cao nhất........................................16
Bảng 1.2. Chỉ số năng lực giao nhận và Logistics các nước ASEAN năm 2010....16
Bảng 1.3. Chỉ số năng lực giao nhận và Logistics của Việt Nam năm 2007-2009
..................................................................................................................................... 17
Bảng 1.4. Năng suất cẩu bờ (quay crane) của một số cảng tại Việt Nam..............18
Bảng 2.1 : Các đối tác kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần giao nhận vận
tải Con Ong chi nhánh Hà Nội..................................................................................18
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ giao nhận vận tải
Con Ong - chi nhánh Hà Nội.....................................................................................18
Bảng 2.3. Giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển phân theo thị
trường năm 2010 của Công ty Cổ phần giao nhận Con Ong - chi nhánh Hà Nội
..................................................................................................................................... 18
Bảng 2.4: Sản lượng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Cơng ty
Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong chi nhánh Hà Nội..........................................18
Bảng 2.5: Giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Công ty Cổ
phần giao nhận vận tải Con ong - chi nhánh Hà Nội..............................................18
Bảng 2.6 : Cơ cấu các mặt hàng XNK giao nhận bằng đường biển của Công ty
Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội.......................................18
Bảng 2.7: Khoảng cách từ Cảng Hải Phòng đến một số cảng nội địa và quốc tế
..................................................................................................................................... 18
Bảng 2.8: Cước phí và thời gian vận tải hàng xuất khẩu từ Việt Nam đến một
số cảng trên thế giới (ngày 31 tháng 3 năm 2011)...................................................18
Bảng 2.9: Cước phí và thời gian vận tải hàng nhập khẩu từ một số cảng trên

thế giới về cảng Việt Nam (ngày 31 tháng 3 năm 2011)..........................................18
Bảng 2.10. Bảng kết quả kinh doanh từ các dịch vụ hỗ trợ của chi nhánh giai
đoạn 2007 – 2010........................................................................................................18
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế và hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội...........................................................18

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

6

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

7

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết

CN. Nguyễn Bích Ngọc
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ và nhiệm vụ của các bên trong giao nhận hàng hóa
XNK bằng đường biển....................................................................................12
Sơ đồ 2.1:Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con
ong – chi nhánh Hà Nội...................................................................................18

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Kim ngạch XNK, cán cân thương mại của.................................13
Biểu đồ 2.1: Đồ thị tỉ lệ % lợi nhuận/doanh thu của chi nhánh Hà Nội..........18
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng giao nhận tại các thị trường của Công ty cổ phần giao
nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội năm 2010.....................................18
Biểu đồ 2.3. Sản lượng giao nhận hàng XNK tồn Cơng ty và bằng đường
biển của Cơng ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong – chi nhánh Hà Nội...18
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng doanh thu DVGNĐB/tổng doanh thu của Công ty......18
Biểu đồ 2.5: Doanh thu dịch vụ giao nhận vận tải bằng đường biển của công ty – chi
nhánh Hà Nội................................................................................................................... 18

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

8

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết

CN. Nguyễn Bích Ngọc

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

Chữ viết tắt
WTO
GDP
PPP
BOT
BTO
BT

7

FIATA

8
9
10

VIFFAS
GTVT
XNK


11

ASEAN

12

EU

13

TEU

14
15

DWT
GT

Nghĩa của từ
Word Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới
Gross domestic product – Tổng sản phẩm quốc nội
Purchasing Power Parity – Sức mua tương đương
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh
Hợp đồng xây dựng chuyển giao
Fédération internationale des associa-tions de transitaires
et assimilés – Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận
Hiệp hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam
Giao thông vận tải

Xuất nhập khẩu
Association of Southeast Asian Nations- Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á
Europe Union – Liên minh châu Âu
Twenty-foot equivalent units – đơn vị đo hàng hóa tương
đương với container 20 ft
Deadweight – tổng trọng tải của tàu
Tổng dung tích tàu

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

9

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại và giao thơng vận tải là hai lĩnh vực có mối quan hệ khăng khít
và tương hỗ lẫn nhau. Vận tải đẩy nhanh quá trình trao đổi giao lưu hàng hóa giữa
các khu vực và trên phạm vi thế giới còn thương mại là điều kiện để vận tải ra đời
phát triển.
Nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) chúng ta không thể không nói đến
dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế vì đây là hai hoạt động khơng thể tách
rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động

nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp
khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải đường biển nói riêng
phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Mạng lưới vận tải đường biển
cùng với những phương tiện hiện đại ngày càng phát triển, nhờ đó khối lượng hàng
hóa XNK bằng đường biển đã tăng lên đáng kể, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam
và các nước ngày càng tăng nhanh, thị trường được mở rộng, thương mại quốc tế
ngày càng phát triển.
Là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa
XNK, Cơng ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội đã và đang
từng bước củng cố, phát triển hoạt động kinh doanh của mình để có thể đáp ứng tốt
nhất những yêu cầu của khách hàng, cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong nền
kinh tế thị trường và góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại của đất
nước.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận vận
tải hàng hóa bằng đường biển ở cơng ty vẫn chưa thực sự khai thác hết được tiềm
năng thế mạnh của mình, hoạt động chưa tối ưu. Vậy nguyên nhân là do đâu? Và
cơng ty cần phải có biện pháp khắc phục, rút kinh nghiệm như thế nào để phát triển
hơn nữa trong thời gian tới?
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận vận tải đường biển
đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và với Công ty cổ phần
giao nhận vận tải Con Ong - chi nhánh Hà Nội nói riêng, qua một thời gian trực tiếp
tìm hiểu hoạt động kinh doanh nghiệp vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường
biển cùng với những kiến thức em được học tại chuyên ngành Kinh tế quốc tế
trường Đại học Kinh tế quốc dân, em đã chọn đề tài:

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

1

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B



Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

X
Với mong muốn tự hồn thiện kiến thực thực tế cho bản thân đồng thời đóng
góp phần bé nhỏ vào sự phát triển của Cơng ty.
 Mục đích nghiên cứu đề tài:
Tìm ra một số giải pháp khả thi nhằm phát triển hoạt động giao nhận vận tải
hàng hóa XNK bằng đường biển tại Cơng ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong chi nhánh Hà Nội nói riêng và tại Việt Nam nói chung, trong thời gian tới và mục
tiêu lâu dài là tới năm 2020.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK
bằng đường biển.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK
bằng đường biển của cơng ty giai đoạn 2007 - 2010 và đề xuất các giải pháp phát
triển của chi nhánh cho tới năm 2020.
 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Phương pháp nghiên cứu đề tài là sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu trong kinh tế bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp dự báo…để làm sáng tỏ đối tượng và đạt được mục đích nghiên cứu.
Ngồi lời mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập cuối khóa của em gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng
đường biển tại Việt Nam


- Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng
đường biển tại Cơng ty cổ phần dịch vụ Con Ong - Chi nhánh Hà Nội

- Chương 3: Phương hướng và biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận
tải hàng hóa XNK bằng đường biển tại Công ty Cổ phần dịch vụ Con Ong - Chi nhánh Hà
Nội

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

2

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
1.1. Những chính sách hỗ trợ dịch vụ vận tải biển của nhà nước Việt Nam
1.1.1.Những chính sách hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ vận tải
Ngành dịch vụ giao thông vận tải (GTVT) đã được biết đến từ rất lâu, sự phát
triển của nó gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. C.Mac đã định nghĩa
về ngành vận tải như sau “Ngồi ngành khai khống, ngành nơng nghiệp và cơng
nghiệp chế biến ra, cịn một ngành sản xuất thứ tư nữa. Ngành đó cũng trải qua ba
giai đoạn sản xuất khác nhau là: Thủ công nghiệp, cơng trường thủ cơng và cơ khí.
Đó là ngành vận tải, không kể là vận tải người hay vận tải hàng hóa”.

Ngành GTVT có một vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời
sống nhân dân. Như chúng ta đã biết GTVT là một ngành dịch vụ, giao thông tham
gia vào việc lưu thông cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên vật liệu, năng lượng cho
các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình
sản xuất diễn ra liên tục và bình thường. GTVT phục vụ nhu cầu đi lại của nhân
dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội được
thuận tiện. Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ
mạng lưới GTVT. Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu
mối GTVT cũng là nơi tập trung và các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư. Nhờ sự
phát triển của kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận chuyển mà các vùng
xa xôi về mặt địa lý cũng trở nên gần. Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác
động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố gần cư trên thế giới.
Ngành GTVT phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở
những vùng núi hay hải đảo xa xơi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng
cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các
nước trên thế giới. Nhận thức tầm quan trọng của ngành GTVT đối với phát triển
kinh tế, chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã không ngừng quan tâm
phát triển ngành GTVT. Ngày 3 tháng 3 năm 2009 Thủ tướng chính phủ đã phê
duyệt quyết định số 35/2009/QĐ-TTg về chiến lược phát triển GTVT đến năm
2020, tầm nhìn 2030. Trong quyết định đó đã để cập rất nhiều tới các chính sách
nhằm hỗ trợ phát triển ngành giao thơng vận. Các chính sách đó là:

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

3

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa

Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

 Chính sách phát triển vận tải

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ
trợ vận tải, thành lập tập đồn vận tải có vốn của Nhà nước để phục vụ các tuyến có
nhu cầu vận tải lớn như tuyến Bắc - Nam, vận tải hành khách công cộng đô thị, vận
tải phục vụ vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo, vận tải phục vụ XNK và các nhiệm vụ
đột xuất khác.

- Các hình thức hỗ trợ cho cách doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng và
vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như: ưu đãi tín dụng, ưu
đãi sau đầu tư mua sắm phương tiện hoặc trợ giá. Khuyến khích sử dụng phương
tiện lắp ráp trong nước để vận chuyển hành khách cơng cộng bằng hình thức bán trả
chậm, bán trả góp, có chính sách ưu đãi trong việc nhập khẩu phụ tùng, thiết bị mà
trong nước chưa sản xuất được…

- Phát triển đa dạng các loại hình vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đảm bảo chất
lượng, nhanh chóng, an tồn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển mạnh vận
tải đa phương thức và dịch vụ logistics trong vận tải hàng hóa.
 Chính sách tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

- Tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước
hàng năm đạt 3,5% - 4,5% GDP.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực, chú trọng nguồn nội lực, tạo điều kiện thuận
lợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức vào xây

dựng kết cấu hạ tầng giao thơng, đặc biệt là đầu tư theo hình thức PPP, BOT, BT,
BTO…trong và ngồi nước. Áp dụng hình thức Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông cho các đơn vị, cá nhân thuê khai thác để có vốn bảo trì hoặc đầu
tư vào các cơng trình khác.

- Nhanh chóng triển khai thành lập Quỹ bảo trì và đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông, trước hết là Quỹ bảo trì đường bộ. Đưa cơng tác bảo trì đường theo
kế hoạch thành một nhiệm vụ khơng thể thiếu trong phát triển giao thông nông thôn,
thực hiện cam kết bảo trì cho các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng
giao thông nông thơn.

- Nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị hiện đại.
- Chú trọng tạo quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc
biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

4

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

- Xây dựng, thực hiện quy hoạch phát triển GTVT cấp huyện, xã để đảm bảo
phát triển giao thơng nơng thơn có kế hoạch, hài hồ, hợp lý và gắn kết được với hệ

thống GTVT quốc gia.

- Đổi mới phương tiện về chất lượng và chủng loại phù hợp với yêu cầu vận tải
hàng hóa, hành khách trên các tuyến vận tải và điều kiện kết cấu hạ tầng giao thơng
 Chính sách phát triển cơng nghiệp GTVT

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp GTVT
mở rộng liên doanh, liên kết trong và ngồi nước để huy động vốn, chuyển giao
cơng nghệ, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và thực hiện lộ trình nội địa hóa.
- Thành lập các cơng ty th mua tài chính có sự bảo lãnh của Nhà nước để tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các nguồn tài chính, cơng nghệ,
phương tiện kỹ thuật mới.
 Chính sách về hội nhập và cạnh tranh quốc tế
- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đối ngoại và phương tiện vận tải,
thiết bị xếp dỡ phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước trong khu vực và thế giới.
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách cho phù hợp
với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức hợp tác quốc tế
khác mà Việt Nam là thành viên.
 Chính sách đổi mới tổ chức quản lý, cải cách hành chính
- Sắp xếp lại các đơn vị quản lý theo mơ hình chức năng, phân định rõ chức
năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Phát triển mơ hình tập đồn kinh tế trong lĩnh vực GTVT.
- Đổi mới quản lý hành chính trong lĩnh vực GTVT bằng phương pháp ứng dụng
tin học và tiêu chuẩn quốc tế (ISO); tăng cường công tác quản lý quy hoạch GTVT.
 Chính sách áp dụng khoa học - cơng nghệ mới
- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, quy phạm…
trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi cơng, nghiệm thu, bảo trì, vật liệu, cơng
nghệ được sử dụng trong ngành GTVT. Khuyến khích áp dụng cơng nghệ mới, vật
liệu mới.
- Hiện đại hóa phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ; áp dụng các công nghệ vận

tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.
- Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác.

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

5

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

- Nâng cao năng lực các Viện nghiên cứu, các trung tâm thí nghiệm, thử nghiệm
trong ngành GTVT...
 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại; xã hội hố cơng tác đào tạo để
nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức và
người lao động; áp dụng chế độ tuyển dụng cơng khai thơng qua thi tuyển, thử việc.
- Có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong
điều kiện lao động đặc thù của ngành GTVT.
- Cần có sự đầu tư tập trung nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở
đào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo phi cơng, sĩ quan, thuyền viên để nâng cao
trình độ nguồn nhân lực. Tăng cường sự phối hợp và gắn kết giữa các công ty sử
dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo đáp ứng nhu cầu
thực tế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.

Quyết định về chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 được ký kết năm 2009: sau 2 năm khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại
thế giới WTO. Gia nhập WTO nên việc giao dịch hàng hóa giữa Việt Nam và các
nước trên thế giới sẽ ngày càng gia tăng, hệ thống GTVT có phát triển thì hoạt động
thơng thương mới diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi được. Nhìn nhận một
cách khái qt ta có thể thấy rằng các chính sách trên của Nhà nước ta giành rất
nhiều khuyến khích ưu đãi đối với phát triển dịch vụ vận tải như phát triển hạ tầng
giao thơng, các chính sách về hội nhập và cạnh tranh quốc tế: ưu tiên về vốn và
nguồn lực để phát triển đội tàu biển và máy bay hiện đại, sửa đổi luật pháp, thể chế,
chính sách phù hợp với quy định của WTO…
1.1.2. Những chính sách hỗ trợ ngành dịch vụ vận tải biển của Việt Nam
GTVT được chia làm nhiều lĩnh vực khác nhau như vận tải đường bộ, đường
sắt, đường hàng khơng, đường biển. Nếu ví vận tải đường bộ, đường sắt giúp lưu
thơng hàng hóa trong nước thì vận tải đường biển đóng một vai trị quan trọng trong
lưu thơng hàng hóa giữa các quốc gia vùng lãnh thổ. Diện tích biển chiếm 2/3 tổng
diện tích trái đất, một cách hoàn toàn tự nhiên, tạo nên một hệ thống tuyến đường
hàng hải quốc tế nối liền phần lớn các quốc gia trên thế giới. Đặc điểm này cùng với
những ưu thế của phương thức vận tải biển như: giá cước vận tải thấp, khối lượng
chuyên chở lớn.. đã đưa vận tải biển lên vị trí số 1 trong hệ thống vận tải quốc tế.

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

6

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai


GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

Tính tới năm 2010 vận tải biển đảm nhận trên 80% 1 khối lượng hàng hóa lưu thơng
trên thế giới. Vì vậy, chính vận tải biển phát triển đã thúc đẩy thương mại giữa các
quốc gia ngày càng trở lên có hiệu quả, vận tải biển là yếu tố không thể tách rời
buôn bán quốc tế. Vận tải biển phát triển góp phần thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ
cấu thị trường trong bn bán quốc tế. Phát triển vận tải biển thúc đẩy quá trình
XNK hàng hố, qua đó tác động tới cán cân thanh tốn quốc tế, là động lực thúc
đẩy phát triển công nghiệp.
Vận tải biển có vai trị hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt
trong bối cảnh Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 15
tháng 10 năm 2009, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 1601/QĐ-TTg phê
duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030. Ngồi những chính sách hỗ trợ ngành dịch vụ vận tải nói chung thì trong
Quyết định đó đã đề cập tới một số chính sách mà Chính phủ giành để hỗ trợ phát
triển dịch vụ vận tải biển nói riêng như:

- Rà sốt, sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật ngành hàng hải và các văn bản dưới luật liên quan. Trước mắt, sửa đổi, bổ
sung các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics,
quản lý đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng cảng biển phù hợp với tình hình và xu
hướng phát triển của Việt Nam; luật hóa các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực vận tải biển, đặc biệt là công tác
cải cách thủ tục hành chính tải cảng biển, thủ tục đăng ký tàu biển; nhanh chóng
triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin, triển khai cảng vụ điện tử, thực hiện chính
sách một cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu, thuyền ra vào cảng. Đây là một
trong những chính sách thể hiện Việt Nam đang ngày càng hội nhập với khu vực và
thế giới, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giao

thương hàng hóa giúp nền kinh tế ngày càng phát triển.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp Việt Nam và
các công ước quốc tế liên quan về đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và
bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế bao gồm cả các tổ chức nước ngoài đầu
tư phát triển đội tàu biển Việt Nam. Xây dựng chương trình phát triển đội tàu biển

1

Báo cáo tại đại hội nhiệm kỳ thứ VI (2010-2013) của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

7

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

để có cơ chế, chính sách hỗ trợ thích hợp, đồng bộ để đầu tư phát triển và hiện đại
hóa đội tàu treo cờ quốc gia.

- Tạo mơi trường thơng thống, thuận lợi, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, tập

trung được nguồn vốn cho đầu tư phát triển và hiện đại hóa đội tàu; phát huy mối
quan hệ gắn bó giữa đội tàu, cảng biển và hệ thống dịch vụ logistics

- Xây dựng hệ thống mạng lưới dịch vụ hàng hóa để nâng cao năng lực cạnh
tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển để khuyến khích đầu tư và quản lý có
hiệu quả các trung tâm phân phối hàng hóa, cảng nội địa để hỗ trợ phát triển dịch
vụ Logistics.
1.2.Tình hình giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Việt Nam trong
những năm gần đây
1.2.1.Cơ sở pháp lý, chính sách, nguyên tắc và nhiệm vụ của các bên tham gia
giao nhận hàng hóa XNK tại cảng Việt Nam
1.2.1.1. Cơ sở pháp lý và chính sách
Cùng với sự phát triển của ngành GTVT thì hoạt động giao nhận vận tải cũng
rất được quan tâm và tạo mọi điều kiện phát triển.
Như đã tìm hiểu ở trên ta có thể thấy nhận thấy một số chính sách được nhà
nước quan tâm thực hiện để phát triển hoạt động giao nhận vận tải biển tại Việt
Nam trong thời gian qua như: phát triển các loại hình hỗ trợ dịch vụ tận tải biển,
dịch vụ; xây dựng mạng lưới dịch vụ hàng hải để nâng cao khả năng cạnh tranh
trong bố cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực vận tải biển, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
phù hợp với yêu cầu của ngành vận tải biển.
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA Fédération internationale des associa-tions de transitaires et assimilés), dịch vụ giao
nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom
hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư
vấn có liên quan đến dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo
hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo luật Thương mại
Việt Nam điều 163 định nghĩa giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó
người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa sẽ nhận hàng từ người gửi, tiến hành thực

hiện các công việc như: tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy
SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

8

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác
của chủ hàng, của người vận tải hoặc người giao nhận khác.
Tóm lại, giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến q trình
vận chuyển nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi
hàng) tới nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ
một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Doanh nghiệp giao nhận hàng hóa là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ
giao nhận hàng hóa trong xã hội, bao gồm hai loại: Doanh nghiệp giao nhận vận tải
hàng hóa trong nước, khi đó hoạt động của doanh nghiệp chỉ diễn ra trên lãnh thổ
của đất nước; Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế là doanh nghiệp mà
các hoạt động của doanh nghiệp có những phần diễn ra ngồi lãnh thổ đất nước.
Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa XNK bao gồm các quy phạm pháp
luật quốc tế (các Công ước về vận đơn vận tải, Cơng ước về hợp đồng mua bán
hàng hóa…); các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận
vận tải; các loại hợp đồng và thư tín dụng …
Các cơng ước quốc tế bao gồm:


- Cơng ước Viên 1980 về buôn bán quốc tế.
- Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa
- Các công ước về vận tải như Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc
về vận đơn đường biển được ký tại Brussels ngày 25/8/1924 còn được gọi là quy tắc
Hague. Công ước này cho đến nay đã được sửa đổi chỉnh lý hai lần, lần thứ nhất
vào năm 1968 tại Visby nên được gọi là Nghị định thư Visby 1968 và lần sửa đổi
thứ hai vào năm 1979, gọi là Nghị định thư SDR. Ngồi ra cịn có Cơng ước Liên
hợp quốc về chun chở hàng hóa bằng đường biển ký tại Hamburg ngày
31/3/1978, thường gọi tắt là Công ước Hamburg hay qui tắc Hamburg 1978.

- Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Incoterm 2000 giải thích các điều kiện
thương mại của Phòng thương mại quốc tế.

- Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 của phòng
thương mại quốc tế.
Bên cạnh luật pháp quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hóa XNK như Bộ luật
Hàng hải Việt Nam 1990, Luật thương mại Việt Nam 1997, Quyết định 2106/QĐGTVT qui định thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

9

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai


GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

Nam, Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Việt Nam (do VIFFAS ban hành trên cơ sở
của FIATA), nghị định 25CP, 200CP, 330CP, quyết định của Bộ trưởng bộ GTVT:
quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển
hàng hóa tại cảng Việt Nam, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Hải quan, Luật thuế.
Là một thành viên của WTO nên Việt Nam phải thực hiện những cam kết của
mình trong ngành dịch vụ vận tải nói chung cũng như ngành dịch vụ vận tải biển
nói riêng. Đây cũng là một trong những cơ sở pháp lý của hoạt động vận tải, giao
nhận vận tải bằng đường biển. Lĩnh vực dịch vụ vận tải biển cam kết về vận tải
hàng hóa, vận tải hành khách quốc tế (trừ vận tải nội địa), xếp dỡ container, dịch vụ
thông quan và dịch vụ kho bãi container. Nội dung cam kết của Việt Nam đối với
các dịch vụ vận tải biển là khá cao so với cam kết của các nước đã gia nhập trước
đây, kể cả đối với Trung Quốc. Theo đó, kể từ ngày 11/01/2009, các cơng ty vận tải
biển nước ngồi được phép thành lập công ty liên doanh để khai thác đội tàu mang
quốc tịch Việt Nam, và sở hữu đến 49% tổng vốn pháp định của liên doanh. Kể từ
ngày 11/01/2012, các cơng ty vận tải biển nước ngồi được phép thành lập doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung cấp các dịch vụ vận tải biển có liên
quan tới hàng hóa do các cơng ty vận tải nước ngồi vận chuyển. Việc thực thi cam
kết này cũng có tác động một phần không nhỏ tới hoạt động của công ty giao nhận
vận tải trong nước nói chung và Cơng ty cổ phần giao nhận Con Ong - chi nhánh Hà
Nội nói riêng bởi khi các cơng ty nước ngồi vào thị trường Việt Nam thì thị phần
của các doanh nghiệp trong nước ngày càng bị chia nhỏ, sự cạnh tranh sẽ ngày càng
khốc liệt hơn.
Các loại hợp đồng làm cơ sở cho hoạt động giao nhận bao gồm hợp đồng mua
bán ngoại thương, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng ủy thác giao nhận, hợp đồng bảo hiểm.
1.2.1.2.Nguyên tắc giao nhận
Các văn bản hiện hành đã quy định các nguyên tắc giao nhận hàng hóa XNK
tại các cảng biển Việt Nam như:

- Việc giao nhận hàng hóa XNK tại cảng là do cảng tiến hành trên căn cứ hợp
đồng đã được ký giữa chủ hàng, hoặc người được chủ hàng ủy nhiệm (công ty giao
nhận) với cảng.
- Trong trường hợp hàng hóa khơng thơng qua cảng (khơng lưu kho tại cảng)
chủ hàng hoặc người được ủy nhiệm, có thể giao nhận trực tiếp với người vận tải
(tàu) (quy định từ 1991). Khi đó chủ hàng phải quyết tốn trực tiếp với tàu, chỉ thỏa

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

10

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B


Chun đề thực tập cuối khóa
Mai

GVHD: TS. Ngơ Thị Tuyết
CN. Nguyễn Bích Ngọc

thuận với cảng về địa điểm bốc dỡ, thanh tốn chi phí bốc dỡ và các chi phí phát
sinh khác.
- Hoạt động bốc dỡ hàng trong phạm vi của cảng do cảng tổ chức thực hiện.
Nếu chủ hàng muốn đưa phương tiện và công nhân vào cảng để bốc dỡ hàng, chủ
hàng phải thỏa thuận với cảng và phải trả các lệ phí liên quan cho cảng.
- Nếu được ủy nhiệm nhận hàng từ tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào,
thì cảng cũng sẽ giao hàng bằng phương thức ấy.
- Người nhận hàng phải xuất trình các chứng từ hợp lệ, xác nhận quyền được
nhận hàng và phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng ghi
trên chứng từ.

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng khi hàng đã được đưa ra khỏi cảng, kho,
bãi cảng…
1.2.1.3.Nhiệm vụ của các bên tham gia việc giao nhận hàng hóa XNK
 Nhiệm vụ của cảng
- Ký hợp đồng bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng với chủ hàng. Hợp
đồng này gồm có hai loại là hợp đồng ủy thác giao nhận và hợp đồng thuê mướn.
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu.
- Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng và lập các chứng từ cần thiết khác để
bảo vệ quyền lợi của chủ hàng.
- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy nhiệm của các
chủ hàng nhập khẩu (nhận ủy thác).
- Tiến hành bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng trong khu vực cảng.
- Chịu trách nhiệm về tổn thất do mình gây ra trong lúc giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ…
- Chịu trách nhiệm về tổn thất, hư hại của hàng được lưu tại kho, bãi của cảng
và phải bồi thường cho chủ hàng nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng
minh được là cảng khơng có lỗi.
 Nhiệm vụ của chủ hàng XNK
- Ký hợp đồng ủy thác giao nhận với cảng, nếu hàng phải thông qua cảng.
- Tiến hành giao nhận hàng với tàu, nếu hàng không thông qua cảng, hoặc tiến
hành giao nhận hàng với cảng.
- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa với cảng.
- Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa.
- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hóa.

SV: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

11

Lớp: Kinh tế quốc tế 49B




×