Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Cát Lâm thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 67 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập này là công trình nghiên cứu của bản thân
em, các số liệu trong chuyên đề là trung thực. Những kiến nghị đề xuất trong
chuyên đề không sao chép của bất kỳ tác giả nào.

Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Lê Thị Hạnh Chi
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô trong khoa Thương
mại và Kinh tế quốc tế nói riêng và các thầy cô trong trường nói chung đã dạy
dỗ, chỉ bảo em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi tới
TS.Ngô Thị Tuyết Mai và cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, những người đã trực tiếp
hướng dẫn em làm chuyên đề thực tập, lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô có lẽ em sẽ không thể hoàn thành
tốt chuyên đề của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể nhân viên công ty TNHH Cát Lâm,
đặc biệt là các anh chị trong phòng xuất – nhập khẩu đã giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề thực tập.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Kinh tế quốc tế 49B, bố mẹ,
các anh chị và những người thân yêu đã động viên giúp đỡ để em hoàn thành tốt
chuyên đề thực tập của mình.
Hà Nội ngày 15 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Lê Thị Hạnh Chi
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC




 !"#"$!%&!'"$()*
+,-./!%&!'"$()0
1)2"3"!%&!'"$()0
'4"(5! !"6"78(3+!'"$()9
 !"#"$!%&!:!;<"$=&">
?@".8!A3(BC"$!%&!'"$()D
?E+(:!!F"!%&!'"$()
GHIJIKLMNOP
*
4"4"7Q"R1S(.T"1!U1-:);:(B+,"(VA"$"WX!*
4"4"7Q"R1S(-:);:(B+,"*
1!U17YZ/"$-:);:(B+,"(VA"$"WX!9
1)(V4""$+,;./"[;\]1T"$^&(3+!'"$():(6-_
`WX!$+a"! 1(b(VWc"$de8&!f"(b(VWc"$"[;\]1_
`WX![;;Wg"$:""[;\]1D
`WX!+&AZb!dBT-;:".T\h\i(j;Bk"$D
?`WX!?5! !(8!+,"j;Bk"$"[;\]1
8!(V3"$A3(BC"$\+"ZA&""[;\]1!%&!'"$():(6-?
N+-"$3!"[;\]1?
g!S1-l(T"$"[;\]10
4"( !"[;\]1_
?E+(:!"[;\]1!F"
*3"$eWX+ma1(/(VA"$"WX!*
?:"$+:!1"$.2A3(BC"$\+"ZA&""[;\]1!%&!'"$():(6-0
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
?n"$\i(o1QB3(BWj!.T"$1)a""6"0
?n"$(k"(3+(VA"$A3(BC"$"[;\]1!%&!'"$()_

?$1)a""6"!%&"n"$(k"(3+(VA"$A3(BC"$"[;\]1!%&!'"$()>
pqdMrsKtuvMMwJsxJIK
LMNOP?
?
/!ma1.T;Wg"$WX"$;:((V+y"!%&!'"$():(6-(VA"$(c+$+&"(X+?
/!ma1;:((V+y"!%&!'"$()?
MWg"$WX"$;:((V+y"!%&!'"$()$+&+BA3"DzD*??
C(7E$+Q+;:;"{-AT"(+,"A3(BC"$"[;\]1!%&!'"$():(6-?*
^-$+Q+;:;(|;F&ZA&""$+,;?0
C(7E\+i""$b.X+T"WX!*
N}L*0
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa của từ
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 XNK Xuất nhập khẩu
3 MPĐ Máy phát điện
4 L/C Phương thức giao dịch tín dụng chứng từ
5 UBND Ủy Ban Nhân Dân
6 ISO Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng
7 FOB Free On Board – Miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi
8 HĐTC Hoạt động tài chính
9 HĐKD Hoạt động kinh doanh
10 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Số bảng Tên bảng Số trang
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Cát Lâm 8

Bảng 1.1 Tình hình doanh thu của công ty (2008 – 2010) 14
Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH Cát Lâm 25
Bảng 2.2 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty TNHH Cát
Lâm
27
Bảng 2.3 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 30
Bảng 2.4 Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo thị trường nhập khẩu 32
Biểu 2.1 Kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH Cát Lâm năm
2006-2010
25
Biểu 2.2 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty TNHH Cát
Lâm
27
Biểu 2.3 Cơ cấu nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 31
Biểu 2.4 Cơ cấu nhập khẩu của công ty phân theo thị trường 32
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT49B
Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay, dưới sự tác động
mạnh mẽ của các nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu
hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra hết
sức phong phú, đa dạng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân cũng như trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Xuất nhập khẩu trở
thành hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là các nước
đang phát triển như Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu có vai trò rất lớn trong việc
phát triển kinh tế đất nước. Nhưng bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, chúng ta
cũng cần chú trọng hơn vào việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nhằm đạt được
hiệu quả tối đa. Nhập khẩu giúp đảm bảo cho quá trình sản xuất trong nước được
liên tục và hiệu quả, cho phép chúng ta có điều kiện tiếp cận nhanh với đời sống

kinh tế thế giới, tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến, phục vụ cho sự phát
triển đất nước. Nhập khẩu còn là công cụ thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng,
là nhân tố phát huy sức mạnh của nền kinh tế trong nước.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới,
mang lại cho các doanh nghiệp chúng ta nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Để
đứng vững được trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, các doanh
nghiệp Việt Nam cần có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng
như hiệu quả kinh doanh của mình. Thực tế kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của các
công ty Việt Nam hiện nay chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Bên
cạnh những kết quả đạt được, chúng ta vẫn còn những vướng mắc cần được khắc
phục kịp thời.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Cát Lâm, tìm hiểu về hoạt động
kinh doanh nhập khẩu của công ty em nhận thấy ngoài những kết quả tốt mà công
ty đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được giải quyết. Có những hạn chế do
điều kiện khách quan của nền kinh tế như khủng hoảng kinh tế, môi trường kinh
doanh, điều kiện cơ sở hạ tầng… nhưng cũng có những hạn chế từ chính bản thân
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 1
Chuyên đề thực tập cuối khóa
doanh nghiệp. Để công ty ngày càng phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của
mình cần tìm ra những hạn chế, khó khăn đó, đồng thời đưa ra những giải pháp
khắc phục và phương hướng kinh doanh phù hợp trong thời gian tới. Đó là lý do em
chọn đề tài: “ Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Cát Lâm:
thực trạng và giải pháp”.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu về hoạt động nhập khẩu, tìm ra những thế mạnh cũng như
mặt hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế để từ đó đề xuất những biện
pháp khắc phục và đưa ra phương hướng kinh doanh phù hợp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề: Hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH
Cát Lâm.

Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Hoạt động nhập khẩu của công ty giai
đoạn 2008-2010 và các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
của công ty đến năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu là phương pháp duy vật biện
chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Ngoài ra chuyên đề còn sử dụng các phương
pháp phân tích – so sánh, phương pháp đánh giá định tính và định lượng.
Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Cát Lâm.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH
Cát Lâm.
Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động nhập khẩu của công ty TNHH Cát Lâm.
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 2
Chuyên đề thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÁT LÂM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm
Tên giao dịch : Catlam company limited
Tên viết tắt : Catlam co.ltd
Logo của công ty

Trụ sở chính : Phòng 1206, tòa nhà 17T2, khu đô thị Trung Hòa – Nhân
Chính, Hà Nội
Số điện thoại : 04 62510449/79
Fax : 04 62510494
Giấy phép kinh doanh số: 041339
Công ty TNHH Cát Lâm được thành lập theo quyết định số 3689GP/TLDN
ngày 16/9/1998 của UBND Thành phố Hà Nội và giấy phép kinh doanh số 041339

ngày 19/09/1998 do sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội cấp. Hiện nay công ty có trụ sở
chính ở Hà Nội, một nhà máy ở Hưng Yên và ba chi nhánh tại thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Với bề dày 12 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh máy phát điện và các dịch vụ liên quan, công ty đã khẳng được tên
tuổi và uy tín của mình trên thị trường nội địa cũng như với các đối tác nước ngoài.
Công ty đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại, lắp ráp và sản xuất theo dây chuyền
công nghệ cao của các nước Châu Âu với các linh kiện được nhập từ các nước có
nền công nghiệp phát triển.
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 3
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Mốc lịch sử và thành tựu:
Năm 1998: Trụ sở chính Cát Lâm được thành lập ở Hà Nội và được hãng
SDMO ủy quyền làm nhà phân phối máy phát điện SDMO.
Năm 2001: Cát Lâm được chọn là nhà phân phối độc quyền máy phát điện
BRUNO trong lãnh thổ Việt Nam và những nước Đông Nam Á khác.
Năm 2002: Cát Lâm thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2003: Cát Lâm trở thành nhà lắp ráp cho những nhãn hiệu động cơ, đầu
phát có tên tuổi trên thế giới như: John Deere, Mecc Alte, Marerlli, Cramaco,
Lombardini, Leroysomer, Sincro, Linz…. để lắp ráp thành tổ máy phát điện với
nhãn hiệu CaPO của Cát Lâm.
Năm 2004: Cát Lâm được chỉ định làm đại lý cung cấp máy phát điện Toyo.
Năm 2005: Công ty bắt đầu dự án xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất máy
phát điện tại Khu công nghiệp Hưng Yên.
Năm 2006: Cát Lâm được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 bởi tổ chức AFAQ
ASCERT và được chọn là nhà phân phối độc quyền tổ máy phát điện Toyo tại thị
trường Việt Nam.
Năm 2007: Cát Lâm hoàn thành giai đoạn đầu trong dự án xây dựng nhà máy
tại Hưng Yên và trở thành nhà phân phối tổ máy phát điện Mitsubishi công suất từ
480-2235KVA tại thị trường Việt Nam.
Năm 2008: Cát Lâm được chọn làm nhà phân phối động cơ nhỏ Mitsubishi

công suất từ 5-85KVA để lắp ráp thành tổ máy phát điện CaPO.
Năm 2009: Thành lập thêm hai chi nhánh tại Đà Nẵng và Cần Thơ.
Năm 2009: Chứng chỉ ISO 9001:2000 của Cát Lâm được cấp năm 2006 đã
được nâng cấp thành chứng chỉ ISO 9001:2008, có giá trị trong vòng 3 năm từ
tháng 11-2009 đến tháng 11 năm 2012.
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, Cát Lâm đã khẳng định được thương
hiệu, uy tín của mình trên thị trường cả nước. Công ty TNHH Cát Lâm là một công
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 4
Chuyên đề thực tập cuối khóa
ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp hoàn hảo cho nguồn điện dự
phòng công suất từ 1 đến 2500 KVA. Với phương châm kinh doanh "Giải pháp tốt
nhất cho nguồn điện dự phòng" cùng sự chuẩn định về chất lượng, giá cả, các sản
phẩm của công ty đã liên tục nhiều năm được người tiêu dùng chấp nhận.
Bên cạnh đó Cát Lâm cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong
công cuộc áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực máy phát điện và áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Tất cả các lĩnh
vực hoạt động của công ty đều đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, Cát Lâm đã nhận
được giấy chứng nhận ISO 9001:2000 vào năm 2006. Hiện nay công ty đã đầu tư
xây dựng nhà máy lắp ráp máy phát điện Hưng Yên hướng tới liên doanh liên kết,
sản xuất lắp ráp máy phát điện tại Việt nam để đáp ứng thị trường trong nước và
xuất khẩu.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
1.2.1. Chức năng của công ty
- Trực tiếp nhập khẩu các loại động cơ, đầu máy và thiết bị điều khiển dùng
cho máy phát điện.
- Là đại lý của hãng MITSUBISHI (Nhật Bản) chuyên cung cấp các loại máy
phát điện có công suất lớn.
- Là đại lý độc quyền của hãng sản xuất và lắp ráp máy phát điện BRUNO
(Italya).
- Cung cấp, vận chuyển và lắp đặt các loại máy phát điện dự phòng trên thị

trường nội địa.
- Hướng dẫn sử dụng, đào tạo và chuyển giao công nghệ đến từng khách hàng.
- Nhận lắp đặt bổ sung các thiết bị phụ trợ như: Bồn nhiên liệu, vỏ cách âm,
bộ chuyển nguồn tự động ATS, bộ hòa và chia tải tự động giữa các máy phát điện
và máy phát điện lưới điện.
- Cung cấp các dịch vụ hậu mãi như: sửa chữa, bảo hành, bảo trì…máy phát
điện do công ty bán ra và nhận bảo trì vĩnh viễn cho nhiều khách hàng khác.
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 5
Chuyên đề thực tập cuối khóa
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước về các chính sách và điều
khoản liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp
thuế cho nhà nước.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh các mặt hàng
mà công ty có chức năng kinh doanh theo đúng pháp luật hiện hành của nhà nước
và điều lệ của công ty.
- Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn phù hợp
với sự biến động của thị trường nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh trong từng thời
kỳ.
- Tổ chức nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào quá
trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp
ứng nhu cầu trong nước.
- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng đã ký với các đối tác trong và
ngoài nước.
- Quản lý toàn diện, không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội
ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty để thích ứng kịp thời với nền kinh tế
năng động trong hội nhập.
- Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn.
- Chăm lo đời sống cho người dân lao động, thực hiện đầy đủ các chế độ bảo

hiểm và đãi ngộ đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước;
chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình.
1.2.3. Quyền hạn của công ty
Quyền hạn của công ty được quy định trong giấy phép thành lập công ty và
trong điều lệ doanh nghiệp theo đúng chức năng nhiệm vụ của công ty và được quy
định trong luật doanh nghiệp.
- Sản xuất và kinh doanh theo mục đích thành lập doanh nghiệp và theo giấy
phép thành lập công ty.
- Chủ động trong sản xuất kinh doanh, trong ký kết hợp đồng với các bạn hàng
trong và ngoài nước, hợp tác kinh doanh, đầu tư và chuyển giao công nghệ, ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 6
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Được sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản; được huy động
các nguồn vốn kế hoạch trong và ngoài nước theo luật pháp hiện hành và điều lệ
của công ty để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Quyền tổ chức hoặc tham gia các hội chợ triển lãm thương mại nhằm quảng
bá sản phẩm và giới thiệu công ty.
- Quyền được chủ động tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng mạng lưới kinh
doanh phù hợp với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và với mục tiêu kinh
doanh của công ty.
- Quyền bình đẳng trước pháp luật; được quyền khiếu nại, tố tụng trước cơ
quan pháp luật về các vụ việc vi phạm chế độ chính sách của nhà nước và xâm
phạm quyền lợi của công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
1.3.1. Mô hình tổ chức nhân sự tại công ty
Sự thành công và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mô
hình tổ chức nhân sự của doanh nghiệp đó. Trong suốt chặng đường phát triển của
mình, Cát Lâm đã không ngừng hoàn thiện và mở rộng bộ máy tổ chức của mình để

thích ứng với những điều kiện mới của nền kinh tế (sơ đồ 1.1).
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 7
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Cát Lâm
(Nguồn: Phòng hành chính công ty TNHH Cát Lâm)
Đến nay công ty đã có mặt trên cả ba miền đất nước với một trụ sở chính ở Hà
Nội, ba chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và một nhà máy
lắp ráp – sản xuất máy phát điện tại khu công nghiệp Hưng Yên.
Trong kế hoạch phát triển của mình, công ty luôn chú trọng đến vấn đề phát
triển nguồn lao động, không ngừng bổ sung thêm nguồn lao động có chuyên môn
mới. Khi mới thành lập, đội ngũ nhân viên chỉ có 22 người, đến nay tổng số nhân
viên của công ty đã lên đến 150 người, trong đó bộ phận kỹ thuật có số lượng đông
đảo nhất với 75 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao, đã qua đào tạo tại các trường đại
học, cao đẳng và có từ 2 đến 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy phát điện.
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 8
Chuyên đề thực tập cuối khóa
1.3.2. Chức năng của các phòng ban
Đứng đầu công ty là tổng giám đốc Nguyễn Việt Hùng: người chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty và là người chỉ đạo cao nhất,
điều hành mọi hoạt động của công ty.
Tại mỗi chi nhánh đều có giám đốc chi nhánh, là người trực tiếp giám sát, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước tổng
giám đốc về các công việc và các chỉ tiêu được giao.
Các chi nhánh cũng có bộ máy của riêng mình với đầy đủ các phòng ban:
 Phòng xuất nhập khẩu:
Phần lớn các máy móc thiết bị, hàng hóa mà công ty tiêu thụ là hàng nhập
khẩu, do đó phòng xuất nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng tạo đầu vào
về hàng hóa cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Phòng xuất
nhập khẩu có chức năng chủ yếu là tổ chức thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu (mà
chủ yếu là hoạt động nhập khẩu) theo kế hoạch và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban

giám đốc, từ tìm kiếm đối tác, nghiên cứu thị trường, tổ chức ký kết hợp đồng đến
việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu… Các nhân viên của phòng xuất nhập khẩu
được phân công nhiệm vụ theo các mảng chính là giao dịch, tìm kiếm đối tác nước
ngoài, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng và hải quan.
 Phòng hành chính:
Chức năng cơ bản của phòng hành chính là quản lý thống kê bộ máy tổ chức
của công ty, tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức cán bộ hành chính, quản trị
hành chính, tổ chức lao động, các chính sách liên quan đến tiền lương, thưởng theo
quy định, công tác khen thưởng thi đua, an toàn lao động…
Nhiệm vụ chủ yếu của phòng hành chính là nghiên cứu xây dựng và lựa chọn
mô hình tổ chức lao động sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Thực
hiện công tác tuyển dụng nhân sự, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, xây dựng chế độ tiền
lương, khen thưởng kỷ luật, tổ chức các công tác hành chính quản trị, mua sắm các
trang thiết bị văn phòng…
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 9
Chuyên đề thực tập cuối khóa
 Phòng tài chính – kế toán:
Chức năng chủ yếu của phòng tài chính – kế toán là tham mưu cho ban giám
đốc về các hoạt động tài chính, xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính tiền tệ, huy
động các nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi và tổng
hợp các hoạt động tài chính của công ty, hoạch toán thu chi, hoạch toán giá, thành
lập và phân tích các báo cáo tài chính như: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân
đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…theo các quý, năm hoạt động của công ty.
 Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh có chức năng lập kế hoạch sản xuất và đưa ra các chỉ tiêu
kinh doanh cho từng thời kỳ hoạt động của công ty. Thực hiện hoạt động tiêu thụ
sản phẩm, nghiên cứu tìm kiếm đối tác trong nước, mở rộng thị trường, quảng cáo,
giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
Kết quả hoạt động của phòng kinh doanh được báo cáo lên ban giám đốc theo
từng tháng, báo cáo kinh doanh của kỳ này sẽ là cơ sở để lập phương án kinh doanh,

kế hoạch nhập khẩu cho kỳ tiếp theo.
1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
1.4.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Với bề dày 12 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy
phát điện và các dịch vụ liên quan, công ty đã khẳng định là một nhà thầu có uy tín
và chất lượng trong hoạt động cung cấp, lắp đặt, dịch vụ hậu mãi đối với các loại
máy phát điện có dải công suất từ 1 đến 2500KVA.
Công ty chuyên sâu trong các lĩnh vực:
• Cung cấp và lắp đặt các loại máy phát dự phòng.
• Thiết kế và thi công sản xuất lắp đặt tủ ATS và hệ thống cách âm phòng máy
và tổ máy.
• Cung cấp các dịch vụ hậu mãi như: sửa chữa, bảo hành… tổ máy phát điện.
• Đào tạo sửa chữa và vận hành máy phát điện.
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 10
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Trong nhiều năm qua, công ty đã cung cấp, vận chuyển, lắp đặt các loại máy
phát điện; thực hiện đầu nối, test thử, hướng dẫn sử dụng, đào tạo và chuyển giao
công nghệ đến từng khách hàng trong khắp các tỉnh thành trên cả nước một cách an
toàn và chuyên nghiệp. Ngoài ra công ty còn nhận lắp đặt bổ sung các thiết bị phụ
trợ như bồn nhiên liệu, vỏ cách âm, bộ chuyển nguồn tự động ATS, bộ hòa và chia
tải tự động giữa các máy phát điện và máy phát điện lưới điện.
Các nhân viên lắp đặt đều rất tận tụy với công việc, tận tình hướng dẫn khách
hàng cách sử dụng, cách vận hành máy phát điện, với mục đích làm hài lòng tối đa
yêu cầu của khách hàng. Cùng với dịch vụ lắp đặt, công ty cũng rất chú trọng công
tác bảo hành. Công ty coi công việc bảo hành, bảo trì là mục tiêu hàng đầu để đảm
bảo quyền lợi của khách hàng và nâng cao uy tín của mình trên thị trường.
1.4.2. Đối tác chính của công ty
1.4.2.1. Đối tác trong nước
Cát Lâm tự hào là một trong những nhà cung cấp máy phát điện hàng đầu tại
thị trường Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, công ty đã xây dựng

được một hệ thống các khách hàng truyền thống trong toàn quốc trải dài từ Bắc vào
Nam:
• Hệ thống Bưu chính viễn thông các tỉnh thành.
• Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh thành.
• Hệ thống Ngân hàng Công Thương.
• Hệ thống Kho bạc.
• Hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển.
• Hệ thống Bộ quốc phòng và công an.
• Hệ thống Bộ xây dựng (Tổng công ty Vinaconex).
• Hệ thống các khách hàng khác.
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 11
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Trong giai đoạn tới, công ty định hướng sẽ tiếp cận thêm mảng thị trường
khách hàng tiềm năng đó là các khu công nghiệp, khu chung cư và các công trình
xây dựng lớn.
1.4.2.2. Đối tác nước ngoài
Trong các mối quan hệ quốc tế, Cát Lâm được nhiều nhà cung cấp tin tưởng
và mong muốn được hợp tác lâu dài. Hiện công ty đang là đối tác chính của nhiều
nhà sản xuất mày phát điện:
• Đại lý của hãng MITSUBISHI (Nhật Bản) chuyên cung cấp các loại máy
phát điện có công suất lớn.
• Đại lý độc quyền của hãng sản xuất và lắp ráp máy phát điện BRUNO
(Italya).
Bên cạnh đó, Công ty còn là đại lý phân phối của một số hãng động cơ, đầu
phát và thiết bị điều khiển như:
• Động cơ: Mitsubishi (Nhật Bản), JohnDeere (Mỹ), Doosan (Hàn Quốc),
Deuzt (Đức), Lombardini (ITALY), Perkins (Anh), Honda (Nhật Bản)…
• Đầu phát: Mecc Alte (Italy), Marerlli (Italy), Cramaco (Arhentina), Sincro
(Italy), …
• Thiết bị điều khiển: Sices (Italy), Elcos (Italy), Datakom (Thỗ Nhĩ Kỳ),…

1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Hơn 12 năm hoạt động, công ty đã chứng kiến bao sự biến động của thị
trường, những cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát,… với sự nỗ lực không ngừng,
toàn thể nhân viên công ty Cát Lâm đã luôn cố gắng xây dựng công ty ngày càng
lớn mạnh, vượt qua mọi sự thay đổi bất lợi để luôn đứng vững trên thị trường.
Năm 1998, khi mới thành lập, vốn điều lệ của công ty chỉ có 2,5 tỷ đồng. Hoạt
động nhập khẩu diễn ra chỉ với duy nhất một nhà cung cấp là hãng SDMO. Qua mỗi
năm hoạt động, cùng với sự tăng lên về nguồn vốn, sự tăng trưởng của doanh thu là
sự mở rộng của thị trường tiêu thụ và sự đa dạng của thị trường nhập khẩu. Đến
nay, công ty có vốn điều lệ hơn 40 tỷ đồng, có mạng lưới phân phối rộng khắp và
có quan hệ với nhiều đối tác thuộc nhiều nước khác nhau.
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 12
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Nhìn lại kết quả kinh doanh của công ty 3 năm gần đây, chúng ta không thể
phủ nhận những thành tựu mà công ty đã đạt được thông qua những con số báo cáo.
Doanh số hàng năm của công ty tăng từ 20 – 40%, cụ thể năm 2010 tổng doanh thu
đạt 98,89 tỷ đồng, tăng 13,182 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng khoảng
15%. Đây là một năm gặt hái được khá nhiều thành công trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Nền kinh tế trong nước và thế giới đang phục hồi sau cuộc
khủng hoảng. Nhiều chính sách mới được ban hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
trong quá trình phục hồi và phát triển. Thêm nữa là thị trường máy phát điện trong
nước chưa có nhiều nhà cung cấp trong khi nhu cầu của người dân tăng cao. Thị
trường máy phát điện đã bắt đầu sôi động từ năm 2006, khi tình trạng thiếu điện xảy
ra liên tiếp, nhưng bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng năm 2008 nên đến năm 2010
thị trường này mới thực sự hoạt động. Trong các công sở, nhà máy, ngày xưa máy
phát điện chỉ là để dự phòng thì giờ đây thành một thiết bị không thể thiếu. Các hộ
gia đình cũng không thể chạy các thiết bị điện trong nhà nếu không có máy phát
điện. Với bề dày kinh nghiệm của mình, công ty đã đạt được nhiều dự án đấu thầu
lớn cho các cơ quan nhà nước, các ngân hàng,…đồng thời máy phát điện gia đình
cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010

lên tới 15,828 tỷ đồng, tăng 35,5% so với năm 2009. Đây quả là một năm đột phá
trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty (bảng 1.1).
Những kết quả trên cho thấy công ty đang trên đà phát triển với tốc độ tăng
trưởng ngày càng cao. Đứng trước nhu cầu máy phát điện ngày càng tăng của xã
hội, kết hợp với phương án kinh doanh khoa học, hiệu quả và những hoàn thiện, đổi
mới trong công tác quản lý, công ty hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một tương lai tốt
đẹp với những mục tiêu và phương hướng đã đề ra.

Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 13
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 1.1: Tình hình doanh thu của công ty (2008 – 2010)
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
Giá trị % Giá trị %
1.Doanh thu bán hàng 77104.03 85708.84 98890.86 8604.81 11.16 13182.02 15.38
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0.25 0.31 0.35 0.06 15.00 0.04 12.90
3.Doanh thu thuần 77103.78 85708.53 98890.51 8604.81 11.16 18402.93 15.38
4.Giá vốn hàng bán 59482.30 65710.10 72925.58 6227.80 10.47 7215.48 10.98
5.Lợi nhuận gộp 17621.48 19998.43 25964.93 2376.95 13.49 5966.50 29.83
6.Doanh thu từ HĐTC 1832.43 2090.94 2197.01 158.51 8.65 206.07 10.35
7.Chi phí tài chính 963.86 997.28 1076.31 47.42 4.92 65.03 6.43
8.Chi phí bán hàng 2868.18 3395.94 5013.19 527.76 25.40 1617.25 35.64
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 5322.18 5370.67 5720.68 148.49 2.79 250.01 4.57
10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 10299.69 12323.61 16351.76 23.92 1.23 6028.15 58.39
11.Thu nhập khác 6421.50 7151.62 7654.38 730.12 11.37 502.76 7.03
12.Chi phí khác 4819.54 4580.84 4740.25 -238.70 -5.21 159.41 3.48
13.Lợi nhuận khác 963.62 1019.32 1093.83 55.7 5.78 74.51 7.31
14.Tổng lợi nhuận trước thuế 13302.99 15913.71 20359.72 2610.72 19.63 4446.01 27.94

15.Thuế TNDN phải nộp 2384.16 2406.52 2537.24 22.36 3.87 60.72 2.45
16.Thuế khác 1662.50 1824.96 1993.58 162.46 9.77 168.62 9.24
17.Lợi nhuận sau thuế 9256.33 11682.23 15828.90 2425.90 26.21 4146.67 35.50
(Nguồn: phòng tài chính – kế toán công ty TNHH Cát Lâm)
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 14
Chuyên đề thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY TNHH CÁT LÂM THỜI GIAN QUA
2.1. Tình hình sản xuất và nhu cầu máy phát điện trong nước
2.1.1. Tình hình sản xuất máy phát điện
Những năm gần đây nước ta luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm
trọng, đặc biệt là vào mùa hè, khi mà nguồn thủy điện ngày càng cạn kiệt do nhiệt
độ cao nhưng nhu cầu sử dụng điện của người dân ngày càng tăng cao. Nắng nóng
kéo dài, cúp điện luân phiên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt. Để
giải quyết sự cố, nhiều doanh nghiệp và các hộ gia đình đã chọn giải pháp mua máy
phát điện. Chính vì thế thị trường máy phát điện những năm gần đây trở nên “nóng”
hơn, nhất là khi mùa hè đang đến gần.
Khách hàng truyền thống của các nhà cung cấp máy phát điện là các đơn
vị viễn thông, các cơ quan ngân hàng, tài chính…mất điện mà không có nguồn
điện dự phòng sẽ gây ra những thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Nguồn
điện dự phòng trong những năm gần đây trở thành mối quan tâm lớn đối với rất
nhiều nhà thầu xây dựng khi tính ổn định của nguồn điện lưới không thường
xuyên được đảm bảo. Và đó chính là một trong những yếu tố tạo nên sự lạc
quan của thị trường máy phát điện.
Đứng trước nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, xét trên khía cạnh kinh
doanh, các nhà sản xuất máy phát điện trong nước có năng lực sản xuất hoàn toàn
có thể tin tưởng vào một viễn cảnh tươi sáng chỉ có tăng mà không có giảm của thị
trường. Song trên thực tế thì mặt hàng máy phát điện dự phòng không có nhiều nhà
cung cấp có uy tín về chất lượng. Trên thị trường hiện nay, các nhà cung cấp có uy
tín chỉ đếm được trên đầu ngón tay với các thương hiệu như Cát Lâm, Dĩ An, Hữu

Toàn, Thiên Hòa An, Tín Thịnh,… Mỗi năm, doanh số bán máy phát điện ở Việt
Nam vào khoảng 1.400 tỷ đồng, trong đó lượng hàng sản xuất trong nước chiếm
khoảng 60%, còn lại là hàng nhập khẩu nguyên chiếc, chủ yếu là những loại máy có
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 15
Chuyên đề thực tập cuối khóa
công suất lớn. Điều này cho thấy các nhà sản xuất trong nước vẫn chưa thực sự làm
chủ được thị trường tiềm năng của mình.
Các loại máy phát điện gia đình có công suất từ 0,8 - 5,5kVA xuất xứ từ Nhật
Bản, Hoa Kỳ với các thương hiệu có tiếng như: Elemax, Honda, Yamaha, Denyo
đang là mặt hàng được tiêu thụ mạnh, mặc dù giá không rẻ, từ 8 - 18 triệu
đồng/máy. Ưu điểm của những mẫu máy phát điện này là kiểu dáng đẹp, nhỏ gọn,
dễ sử dụng, độ ồn nhỏ và quan trọng hơn cả là mức tiêu hao nhiên liệu không nhiều.
Ngoài ra, thời gian bảo hành dài, từ 6 tháng đến 1 năm.
Bên cạnh đó là các loại máy phát điện sản xuất từ Trung Quốc, chủ yếu là làm
nhái sản phẩm của các hãng nổi tiếng với giá bán thấp hơn tới 50%. Những loại
máy này rẻ nhưng cồng kềnh, gây tiếng ồn nhiều, tốn nhiên liệu và hay bị hỏng vặt
nên ít chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.
Trên thị trường còn có những sản phẩm do các công ty Việt Nam lắp ráp với
đầu nổ của nước ngoài có giá chỉ bằng 60 – 70% máy nhập ngoại. Tuy nhiên máy
nội không được nhiều người tiêu dùng lựa chọn do thiếu tính đồng bộ. Các doanh
nghiệp sản xuất máy phát điện trong nước chỉ mới sản xuất được bộ phận phát điện,
còn động cơ vẫn phải nhập khẩu. Điều này gây bất lợi và khó khăn trong công tác
bảo hành sửa chữa.
Năm nay, cùng với các loại máy phát điện mới còn có sự góp mặt của các loại
máy phát điện cũ đã qua sử dụng được nhập khẩu từ nhiều nước với nhiều nhãn
hiệu khác nhau, chất lượng của máy còn khoảng từ 80 – 90% cũng thu hút được khá
nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.
Ngoài ra, trên thị trường còn có rất nhiều loại máy phát điện trôi nổi không rõ
nguồn gốc xuất xứ được bán với giá hấp dẫn chỉ bằng ½ hoặc 1/3 so với máy chính
hãng. Đa số các loại máy này do các công ty tư nhân Việt Nam tự mua linh kiện về

lắp ráp nên thiếu tính đồng bộ, độ chính xác không cao, thường xuyên xảy ra tình
trạng phát điện không ổn định. Đặc biệt các loại máy này không được thiết kế ổn áp
đầu ra – một bộ phận không thể thiếu khi sản xuất máy phát điện, do vậy khi sử
dụng rất dễ bị chập cháy, không an toàn.
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 16
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Nhu cầu của thị trường hiện nay chính là một cơ hội để các nhà sản xuất thiết
bị điện trong nước vươn lên khẳng định tên tuổi và vị trí của mình bằng những sản
phẩm chất lượng có tính cạnh tranh. Tin tưởng vào tiềm năng của thị trường, công
ty Cát Lâm đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, xây dựng một nhà
máy ở Hưng Yên với diện tích lên tới trên 15.000m2. Với dây chuyền sản xuất này,
ông Nguyễn Việt Hùng, tổng giám đốc công ty Cát Lâm tự tin khẳng định sản phẩm
của công ty ông hoàn toàn có thể cạnh tranh với bất kỳ nhà sản xuất máy phát điện
nào trên thế giới về mặt chất lượng với giá cả thấp hơn từ 20 – 30% tùy chủng loại.
Khảo sát thị trường vào thời điểm này cho thấy có quá ít các sản phẩm máy
phát điện “made in Vietnam”. Các nhà sản xuất trong nước cần phải tiếp cận thị
trường nhanh hơn, thay đổi chiến lược kinh doanh, tích cực nghiên cứu, mở rộng
sản xuất để chiếm lĩnh thị trường trong nước, không để cho các nhà sản xuất nước
ngoài độc diễn trên sân nhà.
2.1.2. Nhu cầu sử dụng máy phát điện trong nước
Thị trường máy phát điện đã khá sôi động dù mới chuẩn bị bước vào mùa hè.
Những thông tin về một mùa hè nóng bức bất thường cùng với việc sẽ cắt điện trên
diện rộng khiến người dân chuẩn bị đón mùa sớm hơn mọi năm.
Theo diễn đàn doanh nghiệp, chỉ tính riêng Hà Nội hơn 1 tháng qua đã có
hàng tỷ đồng được chi để mua máy phát điện. Trong danh mục tài sản cố định của
nhiều doanh nghiệp, công sở, nhà hàng cũng như các hộ gia đình giờ đây đã có
thêm ba từ: Máy phát điện. Những khảo sát ban đầu cho thấy nhu cầu mua máy phát
điện, quạt tích điện của người dân tăng vọt. Loại máy phục vụ điện sinh hoạt công
suất từ 2 – 4kVA có giá từ 7 đến 15 triệu đồng đang bán chạy nhất, trong đó được
ưa chuộng nhất là các loại máy phát điện có xuất xứ từ Nhật Bản. Bên cạnh đó hàng

Việt Nam cũng khá được quan tâm bởi chất lượng khá, giá thành rẻ hơn các sản
phẩm nhập ngoại tới 50%. Ngoài ra một số loại máy nhập khẩu nguyên chiếc từ
Nhật Bản, Thái Lan hoặc của liên doanh cũng được người tiêu dùng tìm mua.
Những loại máy này thường có động cơ 4 thì, dùng xăng, máy có bình xăng to, ít
tốn nhiên liệu, chạy khỏe và êm, có chế độ bảo hành dài hạn…
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 17
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Cùng với sự tăng lên của máy phát điện dân dụng, máy phát điện công nghiệp
cũng tăng cao với mức 25 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là loại máy có
công suất 60 - 400kVA.
Theo điều tra thị trường của công ty Cát Lâm, một trong những nhà sản xuất
và cung ứng máy phát điện chiếm thị phần hàng đầu ở Việt Nam thì nhu cầu về mặt
hàng này trong thời gian tới sẽ chỉ tăng mà không giảm. Bởi vì nỗi sợ mất điện ngày
càng tăng lên, nhất là khi có một nguồn tin cho biết lượng điện năm nay chỉ cung
cấp bằng 75% so với năm ngoái. Từ các đơn vị viễn thông, các ngân hàng, công sở
rồi đến khu công nghiệp, các nhà máy…trong cơn sốt hiện đại hóa thiết bị gì cũng
cần điện, từ thông tin liên lạc, giải trí đến thang máy, điều hòa… Trên thực tế xây
dựng các công trình dân dụng hiện nay thì kinh phí đầu tư cho nguồn điện dự phòng
chiếm trung bình từ 1 – 2% tổng dự toán.
Những năm trước đến giữa mùa cao điểm của những đợt nắng nóng cũng là
khi thị trường máy phát điện “cháy” hàng. Các nhà sản xuất và cung ứng chưa đánh
giá hết được nhu cần sử dụng điện của người dân. Kinh tế phát triển đòi hỏi mức
năng lượng tương đối lớn đã gây sức ép lên ngành điện trong khi những lãng phí về
năng lượng trong quá trình sử dụng của người dân chưa được khắc phục. Tiêu thụ
công nghiệp và dân dụng là hai bộ phận sử dụng điện chính của Việt Nam, trong đó
công nghiệp chiếm 48% trong khi dân dụng chiếm 43% tổng tiêu thụ. Vì vậy khi
ngành điện không có khả năng cung cấp đủ nhu cầu trong mùa cao điểm thì nhu cầu
về một nguồn điện dự phòng là rất lớn. Các nhà sản xuất trong nước phải biết nắm
bắt lấy cơ hội trước khi hàng nhập ngoại chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
2.2. Quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Cát Lâm

2.2.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường nhập khẩu
Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên của quá trình nhập khẩu và nó đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Là một
công ty thiên về nhập khẩu, Cát Lâm luôn chú trọng công tác nghiên cứu thị trường,
trước hết là thị trường trong nước.
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 18
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Hoạt động nhập khẩu chỉ có thể phát triển khi hàng hóa nhập về được tiêu thị
tốt trong nước. Vì vậy việc nghiên cứu thị trường nội địa là rất quan trọng. Khi tiến
hành nghiên cứu thị trường công ty đã tiến hành nghiên cứu trên các khía cạnh:
nghiên cứu nhu cầu của thị trường, nghiên cứu cơ cấu mặt hàng nhập khẩu và
nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Tùy vào từng thời điểm mà nhu cầu đối với mặt
hàng máy phát điện là khác nhau. Nghiên cứu thị trường, nắm bắt được chu kỳ tiêu
thụ và những yêu cầu của khách hàng là chìa khóa của hoạt động nhập khẩu. Nhận
thức được điều quan trọng đó, công ty đã thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu
thị trường nội địa để bắt kịp với mọi thay đổi của thị trường. Nhiệm vụ của bộ phận
này không chỉ là điều tra nhu cầu thị trường, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh mà
còn thu thập ý kiến đánh giá và những phản hồi của khách hàng về những đặc tính
của hàng hóa nhằm tìm kiếm mặt hàng nhập khẩu nhập khẩu mới mang tính cạnh
tranh và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường trong nước và xác định được những
mặt hàng sẽ tiến hành nhập khẩu, một khâu quan trọng nữa là cần phải tìm kiếm đối
tác cung cấp hàng hóa. Thông tin về bạn hàng là một trong những yếu tố quyết định
đến sự thành công trong kinh doanh của mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp.
Với hơn 12 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực máy phát điện, công
ty TNHH Cát Lâm đã xây dựng cho mình nhiều mối quan hệ quốc tế, có nhiều bạn
hàng lâu năm đáng tin cậy và có uy tín trên thị trường nước ngoài. Công ty được
nhiều nhà cung cấp tin tưởng và đặt mối quan hệ hợp tác lâu dài. Tuy nhiên, để đảm
bảo tính an toàn trong kinh doanh, công ty đã phải đưa ra những kế hoạch rất chi
tiết, những phương án kinh doanh cụ thể rõ ràng, nghiên cứu thị trường một cách

nghiêm túc, tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn như các tổ chức xúc tiến thương
mại, các văn phòng đại diện thương mại, các tạp chí kinh tế, các tổ chức tư vấn
pháp luật hay các phòng tư vấn thương mại trong nước.
Lê Thị Hạnh Chi – KTQT 49B 19

×