Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
*****************************
CHUYÊN
ĐỀ
THỰC TẬP
CUỐI
KHÓA
Đề tài:
nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Việt
Nam trong bối cảnh gia nhập WTO
Giáo viên hướng dẫn : TS.NGÔ THỊ TUYẾT MAI
NGUYỄN BÍCH NGỌC
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ LAN ANH
Lớp : KTQT 49A
MSV : CQ490017
Hệ : CHÍNH QUY
Hà Nội, 05/2011
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khóa: “Nâng cao sức cạnh tranh
của mặt hàng hồ tiêu Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO” của em được thực
hiện dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và tận tụy của TS. Ngô Thị Tuyết Mai, cô giáo
Nguyễn Bích Ngọc và sự tìm tòi, tổng hợp của bản thân em qua các tài liệu: các
sách báo, tạp chí, internet… Nội dung chuyên đề không hề có sự sao chép từ bất kỳ
một chuyên đề hay luận văn nào, mỗi trích dẫn đều được chú thích rõ nguồn gốc.
Nếu có bất kì sai phạm nào em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Anh


Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn bộ các thầy cô giáo trong Khoa
Thương mại và Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình
giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập tại trường, em cũng xin gửi lời cảm
ơn tới ThS. Hoàng Văn Thành – Phó trưởng ban Ban nghiên cứu chính sách kinh tế
vĩ mô – Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cùng các cô chú cán bộ,
chuyên viên của Viện đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em học hỏi, thu thập
số liệu và nghiên cứu trong suốt thời gian thực tập tại Viện.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo – TS. Ngô Thị Tuyết Mai,
cô giáo Nguyễn Bích Ngọc – người đã giúp đỡ em trong việc lựa chọn đề tài, hướng
dẫn cách thức triển khai đề tài và tổng kết các kết quả nghiên cứu một cách có hệ
thống, để có thể hoàn thành chuyên đề thực tập này một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 thàng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Anh

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
MỤC LỤC
Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn 11
Giao hàng lên tàu (Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi) 11
Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn 11
Tiêu chuẩn Việt Nam 11
Hiệp định về biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm 11
2.3.2.1. Thị trường Hoa Kỳ 39

3.3.2. Một số kiến nghị 74
3.3.2.1. Đối với Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam VPA 74
3.3.2.2. Đối với các doanh nghiệp 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
B Ả NG
Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn 11
Giao hàng lên tàu (Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi) 11
Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn 11
Tiêu chuẩn Việt Nam 11
Hiệp định về biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm 11
213,16 5
213,16 5
231,88 5
231,88 5
215,00 5
215,00 5
207,00 5
207,00 5
184,00 5
184,00 5
171,00 5
171,00 5
150,50 5
150,50 5
150,00 5

150,00 5
50,50 5
50,50 5
52,00 5
52,00 5
49,00 5
49,00 5
48,50 5
48,50 5
48,40 5
48,40 5
50,00 5
50,00 5
50,50 5
50,50 5
50,00 5
50,00 5
45,00 5
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
45,00 5
42,50 5
42,50 5
41,05 5
41,05 5
41,00 5
41,00 5
40,5 5
40,5 5

40,00 5
40,00 5
568,13 5
568,13 5
571,12 5
571,12 5
535,05 5
535,05 5
523,00 5
523,00 5
520,50 5
520,50 5
510,05 5
510,05 5
505,50 5
505,50 5
65,00 8
65,00 8
62,00 8
62,00 8
70,00 8
70,00 8
50,00 8
50,00 8
50,00 8
50,00 8
45,00 8
45,00 8
44.50 8
44.50 8

42,00 8
42,00 8
80,00 8
80,00 8
31,00 8
31,00 8
35,00 8
35,00 8
20,00 8
20,00 8
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
25,00 8
25,00 8
20,50 8
20,50 8
25,00 8
25,00 8
56,00 8
56,00 8
37,00 8
37,00 8
85,00 8
85,00 8
100,00 8
100,00 8
95,00 8
95,00 8
105,00 8

105,00 8
90,00 8
90,00 8
90,00 8
90,00 8
95,00 8
95,00 8
105,00 8
105,00 8
100,00 8
100,00 8
362,16 8
362,16 8
323,48 8
323,48 8
314,27 8
314,27 8
289,90 8
289,90 8
271,04 8
271,04 8
270,00 8
270,00 8
281,97 8
281,97 8
285,4 8
285,4 8
Ngu n: Hi p h i H tiêu qu c t IPCồ ệ ộ ồ ố ế 8
Ngu n: Hi p h i H tiêu qu c t IPCồ ệ ộ ồ ố ế 8
B ng 1.3: Kh i l ng xu t kh u h tiêu th gi i t n m 2003 n nayả ố ượ ấ ẩ ồ ế ớ ừ ă đế 11

B ng 1.3: Kh i l ng xu t kh u h tiêu th gi i t n m 2003 n nayả ố ượ ấ ẩ ồ ế ớ ừ ă đế 11
( n v : t n)Đơ ị ấ 11
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
( n v : t n)Đơ ị ấ 11
74.035 11
74.035 11
98.494 11
98.494 11
96.179 11
96.179 11
118.618 11
118.618 11
75.000 11
75.000 11
134.200 11
134.200 11
60.896 11
60.896 11
46.260 11
46.260 11
36.341 11
36.341 11
21.000 11
21.000 11
16.300 11
16.300 11
23.000 11
23.000 11

37.940 11
37.940 11
40.529 11
40.529 11
33.997 11
33.997 11
29.000 11
29.000 11
33.000 11
33.000 11
35.648 11
35.648 11
34.000 11
34.000 11
30.000 11
30.000 11
19.423 11
19.423 11
14.049 11
14.049 11
15.725 11
15.725 11
18.130 11
18.130 11
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
30.000 11
30.000 11
18.000 11

18.000 11
21.267 11
21.267 11
18.050 11
18.050 11
19.000 11
19.000 11
227.803 11
227.803 11
231.226 11
231.226 11
213.963 11
213.963 11
223.318 11
223.318 11
201.700 11
201.700 11
190.800 11
190.800 11
263.007 11
263.007 11
230.000 11
230.000 11
Ngu n: Vi n Chính sách v Chi n l c phát tri n NNNT IPSARDồ ệ à ế ượ ể 11
Ngu n: Vi n Chính sách v Chi n l c phát tri n NNNT IPSARDồ ệ à ế ượ ể 11
2.3.2.1. Thị trường Hoa Kỳ 39
3.3.2. Một số kiến nghị 74
3.3.2.1. Đối với Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam VPA 74
3.3.2.2. Đối với các doanh nghiệp 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Viết đầy đủ Ý nghĩa
1 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
2 AGROINFO The Information Center -
Agriculture and Rural
Development
Trung tâm Thông tin phát
triển nông nghiệp - nông
thôn
3 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ
4 EU European Union Liên minh châu Âu
5 FOB Free On Board Giao hàng lên tàu (Miễn
trách nhiệm Trên Boong
tàu nơi đi)
6 GAP Good Agricultural Practices Sản xuất nông nghiệp bền
vững
7 HACCP Hazard Analysis and Critical
Control Points
Tiêu chuẩn của hệ thống phân
tích mối nguy và điểm kiểm
soát tới hạn.
8 IPC International Pepper
Community
Hiệp hội hồ tiêu quốc tế
9 IPSARD Institute of Policy and
Strategy for Agriculture and

Rural Development
Viện Chính sách và Chiến
lược phát triển Nông nghiệp
nông thôn.
10 ISO International Organization
for Standardization
Tiêu chuẩn chất lượng quốc
tế
11 AGROINFO The Information Center -
Agriculture and Rural
Development
Trung tâm Thông tin phát
triển nông nghiệp - nông
thôn
12 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
13 SPS Sanitary and Phytosanitary
measure.
Hiệp định về biện pháp vệ
sinh và an toàn thực phẩm.
14 UAE United Arab Emirates Các tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất
15 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo, đặc biệt với xu thế hội nhập như
hiện nay, các quốc gia nên xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế so sánh, hay các sản
phẩm có tính cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh càng lớn, sản phẩm bán ra sẽ càng có

chỗ đứng trên thị trường. Do đó, lợi nhuận thu về sẽ càng cao. Nói cách khác, một
quốc gia nói chung hay một doanh nghiệp nói riêng muốn sản phẩm của mình tồn
tại trên thị trường, thì phải làm cho sản phẩm có sự khác biệt, phải làm cho sản
phẩm của mình có sức cạnh tranh cao trên thị trường – nơi có tính cạnh tranh khắc
nghiệt do sự hội nhập giữa các quốc gia ngày càng sâu và rộng.
Theo xu thế đó, được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam luôn có ưu thế về sản
phẩm nông nghiệp. Việt Nam đặc biệt có thế mạnh trong hoạt động xuất khẩu
những mặt hàng nông sản nhiệt đới, các sản phẩm này cho đến nay đã có vị trí
không nhỏ trên thị trường nông sản xuất khẩu thế giới. Một trong những sản phẩm
được coi là thế mạnh đó của Việt Nam chính là mặt hàng hồ tiêu. Các thị trường
xuất khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức, các tiểu vương quốc Ả rập
thống nhất… đều là những thị trường có khả năng thanh toán lớn, khả năng tiêu thụ
cao nhưng lại là thị trường phục vụ người tiêu dùng với những yêu cầu chất lượng
rất khắt khe. Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, sản phẩm của
các nước đối thủ cạnh tranh có thể tràn vào thay thế sản phẩm Việt Nam trên những
thị trường màu mỡ nhưng cực kỳ khó tính này, vị trí của hồ tiêu Việt Nam có thể bị
lung lay. Bên cạnh đó, điểm đặc biệt cần chú ý là mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam
chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô nên, mặc dù có lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị
xuất khẩu lại không tương xứng với lượng xuất khẩu này. So với các mặt hàng nông
nghiệp khác như gạo hay cà phê, hồ tiêu ít được chú trọng hơn.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hồ tiêu Việt Nam có tính cạnh tranh hơn?
Làm thế nào để giá trị xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu tương xứng với lượng xuất khẩu
trong xu thế hội nhập ngày càng sâu và rộng của thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh
Việt Nam gia nhập WTO?
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 1 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
Với tất cả các lý do trên, em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao sức cạnh
tranh mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập
WTO”.

2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Nắm bắt được tình hình chung của thị trường hồ tiêu thế giới trong thời gian
qua.
- Đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng hồ tiêu Việt
Nam trên một số thị trường chủ lực; tìm ra những yếu tố tác động đến năng
lực cạnh tranh của mặt hàng hồ tiêu Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia
nhập WTO.
- Đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng
hồ tiêu Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của mặt hồ tiêu Việt
Nam trong bối cảnh gia nhập WTO.
3.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
a. Phạm vi không gian nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam (chủ yếu ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên) để đưa
ra kết luận của đề tài
b. Phạm vi thời gian nghiên cứu :
Thời gian nghiên cứu của chuyên đề từ năm 2005 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp phân tích thống kê; phương pháp tổng
hợp; phương pháp so sánh. Số liệu sử dụng phân tích chủ yếu được lấy từ các
nguồn: niên giám thống kê; báo cáo của hiệp hội hồ tiêu Việt Nam; báo, tạp chí,
internet,…
5. Kết cấu chuyên đề : Chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường hồ tiêu thế giới và sự cần thiết phải nâng
cao sức cạnh tranh mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia

nhập WTO.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 2 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
Chương 2: Thực trạng về sức cạnh tranh mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Việt
Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Dự báo và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng hồ tiêu
xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 3 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI VÀ SỰ
CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG HỒ TIÊU
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP WTO
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI
1.1.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới
1.1.1.1. Diện tích
Cây hồ tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ban đầu chỉ là loại cây mọc hoang trong
những rừng nhiệt đới ẩm phía Tây vùng Ghats và Assam, đến khoảng thế kỷ XIII
hồ tiêu được canh tác và sử dụng rộng rãi. Trong nhiều năm liền, Ấn Độ là nước có
diện tích hồ tiêu lớn nhất thế giới. Sau đó, cây tiêu được trồng phổ biến tại các châu
lục: ở châu Á, cây hồ tiêu được trồng tập trung tại một số nước ở Đông Nam Á như
Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam…; ở châu Phi, Madagasca là nơi hồ tiêu
được trồng nhiều nhất; ở châu Mỹ, nơi canh tác nhiều hồ tiêu nhất là Brazil. Hiện
nay, hồ tiêu được trồng tập trung chủ yếu tại các nước có vị trí địa lý nằm trong
vùng xích đạo khoảng 15º vĩ Bắc và 15º vĩ Nam.
Hồ tiêu là loại cây cực kỳ kén thổ nhưỡng và kén khí hậu nên so với các loại
cây công nghiệp lâu năm khác như: cao su, cà phê,… diện tích trồng hồ tiêu nhỏ
hơn rất nhiều. Trên thế giới chỉ có khoảng trên dưới 30 nước trồng được loại cây

này. Cũng chính do đặc trưng về thổ nhưỡng nên xét trong phạm vi ngành sản xuất
hồ tiêu trên thế giới có thể thấy sự khác biệt rất lớn về diện tích trồng hồ tiêu giữa
các nước. Trong đó, diện tích trồng hồ tiêu thế giới lớn nhất thuộc về Ấn Độ, cái nôi
của hồ tiêu với diện tích trên 200.000 ha tỷ lệ diện tích trồng hồ tiêu chiếm khoảng
38 – 49% so với diện tích hồ tiêu toàn thế giới. Xếp thứ hai về diện tích là
Indonesia, với diện tích trên 150.000 ha chiếm tỷ lệ 29 – 32% so với diện tích hồ
tiêu toàn thế giới. Các nước sản xuất hồ tiêu lớn còn lại diện tích trồng loại cây này
chỉ khoảng trên dưới 50.000 ha. Dưới đây là bảng diện tích hồ tiêu của một số nước
sản xuất hồ tiêu chính trên thế giới và diện tích hồ tiêu toàn thế giới qua các năm kể
từ năm 2003 cho đến nay.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 4 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
Bảng 1.1: Diện tích trồng hồ tiêu thế giới từ năm 2003 – nay
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Quý
I/2011
Ấn Độ 213,16 231,88 215,00 207,00 200,00 197,30 197,00 197,00 197,00
Indonesia 184,00 171,00 150,50 150,00 130,00 117,50 117,50 117,5 115,00
Việt Nam 50,50 52,00 49,00 48,50 48,40 50,00 50,50 50,00 50,00
Brazil 50,00 45,00 42,50 41,05 41,00 40,5 40,00 40,00 40,00
Thế giới 568,13 571,12 535,05 523,00 520,50 510,05 505,50 500,00 498,50
Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu quốc tế IPC
Qua bảng có thể nhận thấy diện tích trồng hồ tiêu thế giới từ năm 2003 đến
nay có những biến động theo thời gian, những biến động này phù hợp với biến động
giá cả hồ tiêu trên thế giới nhưng chậm hơn, do để trồng và thu hoạch hồ tiêu cần
mất một khoảng thời gian trong khi giá lại biến động liên tục tùy nhu cầu của thị
trường.
Giai đoạn 2003 – 2004 diện tích hồ tiêu thế giới tăng lên, từ 568.130 ha với
mức tăng 2.987 ha (mức tăng khoảng 0,53%) lên 571.1200 ha vào năm 2004. Sự gia

tăng này chủ yếu là do Ấn Độ, Việt Nam – hai quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn tăng
diện tích trồng hồ tiêu.
Kể từ năm 2005, diện tích hồ tiêu thế giới giảm dần mỗi năm giảm một vài
nghìn ha. Nguyên nhân do tình trạng cung vượt cầu kéo dài trước đó đã kéo theo
hậu quả khá nặng nề cho ngành hồ tiêu thế giới. Chính tình trạng này đã làm hồ tiêu
rớt giá, việc sản xuất hồ tiêu không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao như trước,
nên tại nhiều quốc gia trồng tiêu người dân đã chặt bỏ cây tiêu để thay thế bằng cây
trồng khác mang lại hiệu quả hơn. Năm 2006 trở đi, giá hồ tiêu có tăng nhưng các
loại vật tư đầu vào, chi phí cho cây tiêu đều tăng lên nên hiệu quả kinh tế mang lại
vẫn không cao vì vậy sự đầu tư của nông dân các nước cho chăm sóc hồ tiêu cũng
giảm đi khiến cho đất đai ngày càng bạc màu, cây trồng trở nên cằn cỗi và sâu bệnh
phát triển nhanh chóng, diện tích hồ tiêu thế giới đã bị thu hẹp đáng kể. Năm 2006,
tổng diện tích hồ tiêu toàn thế giới là 523.000 ha đến năm 2010, diện tích hồ tiêu
thế giới đã giảm xuống chỉ còn 500.000 ha, mức giảm là 23.000 ha (tương đương
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 5 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
4.4%). Dự kiến diện tích hồ tiêu thế giới năm 2011 sẽ giảm do ảnh hưởng của thời
tiết và dịch bệnh nên cây hồ tiêu bị chết nhiều. Tại các nước như Brazil, Ấn Độ,
Indonesia, diện tích canh tác đều bị giảm sút từ 10-15% so với năm 2003, năm
2003, diện tích trồng hồ tiêu của Brazil, Ấn Độ, Indonesia lần lượt là: 50.500 ha,
184.000 ha, 213.160 ha đến năm 2010, diện tích giảm xuống còn lần lượt là 40.000
ha, 117.500 ha, 197.000 ha. Việt Nam là nước có diện tích hồ tiêu ít biến động nhất
trong các nước sản xuất hồ tiêu chính trên thế giới, suốt từ năm 2003 đến nay, diện
tích hồ tiêu Việt Nam luôn ổn định ở mức trên dưới 50.000 ha. Trong những năm
gần đây, nhu cầu hồ tiêu ngày càng gia tăng, theo xu hướng đó giá cả cũng tăng
theo, lợi nhuận từ sản xuất hồ tiêu có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, Hiệp hội hồ
tiêu quốc tế IPC cũng cảnh báo tình trang ồ ạt trồng tiêu trở lại sẽ làm thời kỳ cung
vượt cầu trở lại, Hiệp hội đề nghị những nước sản xuất hồ tiêu lớn giữ ổn định diện
tích của mình, đặc biệt là Việt Nam, quốc gia xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới,

sự thay đổi sản lượng của quốc gia này có thể ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu của
cả thế giới. Tương lai, hầu như diện tích trồng hồ tiêu thế giới bắt đầu ổn định thậm
chí có chiều hướng gia tăng nhẹ do cầu hồ tiêu ngày một lớn.
1.1.1.2. Sản lượng
Hồ tiêu bắt đầu được sản xuất và sử dụng phổ biến từ đầu thế kỷ XX. Do đặc
trưng mùi vị cũng như việc sử dụng phổ biến tại hầu hết các nước trên thế giới, sản
phẩm hồ tiêu còn được cả thế giới mệnh danh là loại “gia vị vua”. Trước năm 2000,
nhu cầu hồ tiêu trên thế giới không ngừng gia tăng, các nước có thổ nhưỡng thích
hợp để trồng hồ tiêu bắt đầu trồng thêm loại cây này, diện tích hồ tiêu trên thế giới
tăng, kéo theo việc gia tăng sản lượng hồ tiêu toàn thế giới nhưng chậm pha hơn do
hồ tiêu cần một khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu trồng cây con cho đến khi thu
hoạch. Sản lượng đạt mức cao nhất từ trước đến nay là vào năm 2003 với 362.160
tấn.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện xu hướng sản xuất và sản lượng hồ tiêu thế giới
kể từ năm 1970 đến năm 2010 và dự báo sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2011.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 6 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
Biểu đồ 1.1: Sản lượng hồ tiêu thế giới qua các năm
(Đơn vị: Tấn)

Ghi chú 2011*: Sản lượng hồ tiêu thế giới dự kiến năm 2011
Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu quốc tế IPC
Biểu đồ trên thể hiện rõ ràng xu hướng sản xuất hồ tiêu toàn cầu kể từ năm
1970 đến nay. Năm 1970, sản lượng hồ tiêu toàn cầu chỉ là khoảng 100.460 tấn. kể
từ năm vào 1997 sản lượng hồ tiêu toàn cầu gia tăng đáng kểt do cải tiến trong sản
xuất tổng thể tại Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia và Brazil. Nhất là việc cải thiện
trong công tác quản lý cây trồng cùng với việc trồng mới các cây để thay thế cho
cây cũ đã bị cằn cỗi được thực hiện ở nhiều nước, cùng với đó là gia tăng diện tích
trồng cây tiêu mới do nhu cầu thị trường cao. Năm 2003, sản lượng hồ tiêu toàn

cầu là cao nhất từ trước đến nay với mức kỷ lục 362.160 tấn. Năm 2004 sản lượng
thế giới giảm mạnh so với năm 2003, từ năm 2004 đến năm 2008, sản lượng thế
giới giảm dần xuống. Năm 2009, sản lượng có xu hướng tăng lên, sau đó giảm nhẹ
trong năm 2010. Đến năm 2011, Hiệp hội hồ tiêu quốc tế dự báo sản lượng hồ tiêu
sẽ tiếp tục giảm nhẹ.
Dưới đây là bảng số liệu cụ thể về sản lượng hồ tiêu của một số nước và của
thế giới từ năm 2003 đến 2010 và dự báo năm 2011.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 7 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
Bảng 1.2: Sản lượng hồ tiêu trên thế giới giai đoạn 2003 đến nay.
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011*
Ấn Độ 65,00 62,00 70,00 50,00 55,00 50,00 50,00 55,00 48,00
Brazil 50,00 45,00 44.50 42,00 36,00 33,00 35,00 40,00 35,00
Indonesia 80,00 31,00 35,00 20,00 25,00 20,50 25,00 56,00 37,00
Việt Nam 85,00 100,00 95,00 105,00 90,00 90,00 95,00 105,00 100,00
Thế giới 362,16 323,48 314,27 289,90 271,04 270,00 281,97 291,2 285,4
Ghi chú 2011*: Sản lượng hồ tiêu thế giới dự kiến năm 2011
Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC
Năm 2003 – 2008, sản lượng hồ tiêu thế giới giảm. Năm 2003, sản lượng hồ
tiêu trên thế giới là 362.160 tấn, đến năm 2008 sản lượng chỉ còn 270.000 tấn, giảm
92.160 tấn (tương đương với mức giảm 25,44 %). Từ năm 2004, việc sản xuất hạt
tiêu toàn cầu có chiều hướng giảm xuống giao động ở khoảng 270.000 – 300.000
tấn. Nguyên nhân là do sâu bệnh hoành hành, biến động thời tiết xấu bởi hiện tượng
khí hậu toàn cầu nóng lên, hạn hán trên diện rộng ở các vùng trồng hồ tiêu chính
trên thế giới, đặc biệt giá hồ tiêu sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2002 do cung vượt
cầu, khiến người trồng tiêu bỏ bê, không trồng lại các cây bị chết, bị cằn thậm chí
chặt cây tiêu và trồng cây khác thay thế làm diện tích trồng tiêu toàn thế giới giảm
xuống bắt đầu từ năm 2003 và trong những năm tiếp theo đó; đồng thời việc cải

tiến về giống cũng như phương pháp chăm sóc cây không được quan tâm
nhiều và công tác quản lý không hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân tác
động. Sản lượng hồ tiêu thế giới đặc biệt giảm mạnh trong năm 2004 và 2006 xuất
phát từ sự suy giảm sản lượng hồ tiêu ở các nước Inđônêxia, Ấn Độ trong những
năm này. Năm 2003, sản lượng hồ tiêu Indonesia là 80.000 tấn, đến năm 2004 chỉ
còn 31.000 tấn giảm 49.000 tấn (tương đương 61,25%). Năm 2005, sản lượng hồ
tiêu Ấn Độ là 70.000 tấn, đến năm 2006 chỉ còn 50.000 tấn giảm 20.000 tấn (tương
đương 28,57%).
Giai đoạn 2008 – nay sản lượng hồ tiêu thế giới tăng với tốc độ chậm.
Nguyên nhân là do bắt đầu từ năm 2006, giá hồ tiêu tăng đột biến vì suy giảm sản
lượng hồ tiêu thế giới liên tiếp qua các năm dẫn đến cung không đủ cầu, đẩy tổng
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 8 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
sản lượng hồ tiêu thế giới tăng trở lại, tuy nhiên mức tăng chậm do việc trồng, thu
hoạch cần phải có thời gian làm quá trình tăng sản lượng lại chậm pha hơn so với
quá trình tăng giá. Bên cạnh đó, là một loại nông sản, hồ tiêu cũng như các sản
phẩm nông sản khác là có tính mùa vụ, đặc biệt phụ thuộc vào thời tiết. Trong suốt
những năm từ 2006 đến nay, “cung luôn không gặp cầu”. Nhu cầu hồ tiêu đang gia
tăng trên toàn cầu, nhất là ở khu vực rộng lớn như Hoa Kỳ, Tây Á và châu Âu.
Trong khi đó, nhu cầu nội địa tại Ấn Độ - một trong những nước xuất khẩu hồ tiêu
lớn trên thế giới, cũng trong xu hướng tăng làm nguồn cung hồ tiêu thế giới lại càng
thiếu nghiêm trọng. Sau nhiều năm trì trệ, bắt đầu từ đầu 6 tháng cuối năm 2006 giá
hồ tiêu thế giới tăng, đặc biệt mạnh trong tháng 9/2006 do nhu cầu tăng, nhất là hồ
tiêu chất lượng cao, trong khi nguồn cung trên thị trường quốc tế khan hiếm. Sản
lượng hồ tiêu thế giới năm 2007 là 271.040 tấn, so với 289.230 tấn năm 2006 giảm
xuống 25-30%, do nguồn cung giảm tại các nước sản xuất lớn. Nguồn cung hồ tiêu
thế giới năm 2007 ước đạt 329.000 tấn, trong khi nhu cầu lên tới 376.500 tấn, tức là
thiếu 47.500 tấn. Năm 2008, do giá cao nên các nhà nhập khẩu chỉ mua đủ dùng.
Kết quả là dự trữ trong năm 2009 không còn nhiều và tình trạng vào đầu năm 2010

cũng tương tự. Năm 2009, do thời tiết xấu, sản lượng hồ tiêu ở Ấn Độ, Indonexia và
Braxin giảm nên thị trường hạt tiêu thế giới năm 2009 luôn trong tình trạng thiếu
cung, mặc dù sản lượng có tăng ở Việt Nam nhưng vẫn không đáp ứng đủ cầu. Sản
lượng năm 2010 của các nước đều tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cầu. Báo cáo
của Hiệp hội hồ tiêu quốc tế (IPC) nhận định, nhu cầu hạt tiêu thế giới trong năm
2011 tăng 5% và sản lượng tại các nước trồng tiêu sụt giảm do ảnh hưởng xấu của
thời tiết, nên dự kiến thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 35.000-40.000 tấn. Sản lượng hạt
tiêu thế giới năm 2011 dự báo sẽ chỉ đạt 257.000 tấn, so với 290.700 năm ngoái
trong đó, sản lượng được dự báo của Ấn Độ là 48.000 tấn; của Indonesia là 37.000
tấn; của Brazil là 35.000 tấn và của Việt Nam là 100.000 tấn. Dự trữ gối vụ còn lại
khoảng 40.000 tấn, đưa tổng cung lên mức khoảng 297.000 tấn.
1.1.2. Tình hình xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới
1.1.2.1. Sự biến động về khối lượng hồ tiêu xuất khẩu
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 9 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
Năm 2002, tổng lượng giao dịch xuất khẩu tiêu thế giới đạt mức cao nhất với
lượng giao dịch là 231.232 tấn. Năm 2003 giảm nhẹ xuống còn 227.803 tấn, tức
giảm so với năm 2002 là 3.429 tấn (tương đương 1,48 %). Theo dõi sự biến động về
khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trên thế giới giai đoạn 2003 – nay có thể thấy nhìn
chung lượng hồ tiêu giao dịch trên thị trường thế giới có sự biến động tăng giảm
liên tục hàng năm nhưng mức độ biến động không lớn và lượng giao dịch dao động
xung quanh mức trung bình vào khoảng 229.000 tấn/năm.
Biểu đồ 1.2: Lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới qua các năm.
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu quốc tế IPC
Theo biểu đồ trên, xu hướng tăng giảm lượng giao dịch hồ tiêu xuất khẩu thể
hiện như sau: năm 2004, lượng giao dịch hồ tiêu xuất khẩu tăng so với năm 2003;
đến năm 2004 – 2005, lượng giao dịch hồ tiêu xuất khẩu giảm; năm 2006 – 2008,
lượng giao dịch hồ tiêu xuất khẩu giảm mạnh, đặc biệt năm 2008 giảm xuống mức thấp

nhất. Năm 2009, lượng giao dịch hồ tiêu xuất khẩu cao đến mức kỷ lục và giảm nhẹ năm
2010. Dự báo năm 2011, lượng giao dịch hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ.
Lượng xuất khẩu kể từ năm 2003 đến nay biến động tăng giảm theo xu
hướng tăng giảm sản lượng thế giới. Năm 2004 khối lượng xuất khẩu hồ tiêu thế
giới tăng lên đến 231.226 tấn, gần bằng mức kỷ lục năm 2002. Tuy nhiên niên vụ
2004 - 2005 sản lượng hồ tiêu thế giới giảm nên khối lượng hồ tiêu giao dịch trên
thị trường thế giới năm 2005 giảm xuống còn 213.963 tấn (tương đươc giảm 7,46
%) so với khối lượng xuất khẩu toàn thế giới năm 2004. Năm 2006 tổng khối lượng
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 10 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
xuất khẩu hồ tiêu trên toàn thế giới tăng nhẹ với lượng tăng 9.355 tấn, nâng tổng
lượng xuất khẩu hồ tiêu lên 223.318 tấn. Niên vụ 2007 – 2008 và 2008 – 2009, sản
lượng tiếp tục giảm nên lượng xuất khẩu toàn thế giới cũng giảm theo, năm 2007
giảm 21.618 tấn (tương đương 9,6%) so với năm 2006; năm 2008 giảm 32.518 tấn
tương đương 14,56%. Năm 2009 lượng xuất khẩu tăng nhẹ do niên vụ 2009 – 2010
hồ tiêu được mùa. Hiệp hội hồ tiêu quốc tế IPC ước tính lượng xuất khẩu toàn thế
giới giảm và dự báo năm 2011 vẫn giảm do thời tiết không thuận lợi.
Bảng 1.3: Khối lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới từ năm 2003 đến nay
(Đơn vị: tấn)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011*
Việt Nam 74.035 98.494 96.179 118.618 82.084 75.000 134.200 105.000 110.000
Indonesia 60.896 46.260 36.341 21.000 16.300 23.000 44.600 44.000 23.000
Brazil 37.940 40.529 33.997 29.000 36.000 33.000 35.648 34.000 30.000
Ấn Độ 19.423 14.049 15.725 18.130 30.000 18.000 21.267 18.050 19.000
Thế giới 227.803 231.226 213.963 223.318 201.700 190.800 263.007 237.280 230.000
Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT IPSARD
Trong sự biến động tăng giảm liên tục hàng năm trên, quốc gia dẫn đầu về
xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới là Việt Nam luôn có khối lượng xuất khẩu theo xu
hướng ổn định nhất. Từ năm 2003 đến năm 2006 khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của

Việt Nam tăng tới 44.583 tấn và giảm trong những năm 2007 – 2008, đến năm
2009 Việt Nam đạt mức kỷ lục 134.200 tấn hồ tiêu xuất khẩu. Dự báo năm 2011,
Việt Nam sẽ xuất khẩu 110.000 tấn hồ tiêu. Trong khi đó các nước xuất khẩu lớn
khác như Inđônêxia, Ấn Độ, Brazil hầu hết tăng giảm không ổn định và lượng xuất
khẩu không cao. Nguyên nhân là Ấn Độ tiêu thụ hầu hết sản phẩm của mình trong
thị trường nội địa; Indonesia và Brazil đều giảm diện tích trồng tiêu. Từ năm 2003
đến năm 2010 khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của Ấn Độ giảm từ 19.423 tấn xuống
18.050 tấn, tức giảm xuống 1.373 tấn, Inđônêxia giảm từ 60.896 tấn xuống còn
44.000 tấn, tức giảm xuống 16.896 tấn, Brazil giảm từ 37.940 tấn xuống còn 34.000
tấn, tức là giảm xuống 3.940 tấn. Các nước khác khối lượng hồ tiêu cũng có biến
động tăng giảm nhưng không đáng kể.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 11 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
1.1.2.2. Một số nước xuất khẩu hồ tiêu chính
Hồ tiêu vốn là loại cây có thổ nhưỡng cũng như khí hậu rất đặc trưng, không
phải bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể trồng loại cây này. Các nước có truyền
thống sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu với khối lượng lớn nhất trên thế giới hiện nay là
Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Brazil,… Tham gia thị trường hồ tiêu thế giới vào
năm 1990, kể từ năm 2002 trở đi, Việt Nam luôn chiếm phần lớn thị phần xuất khẩu
trên thị trường về mặt hàng này. Năm 2002, Việt Nam xuất khẩu 78.155 tấn chiếm
33,80% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn thế giới, vượt qua Inđônêxia vươn lên trở
thành quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu. Tuy sản lượng hồ tiêu hàng
năm của Việt Nam đạt con số không quá lớn chỉ ổn định ở sấp sỉ 30% sản lượng hồ
tiêu thế giới, nhưng hồ tiêu sản xuất ra phần lớn là để xuất khẩu tiêu thụ nội địa rất
ít; thêm vào đó là sự đóng góp đáng kể về khối lượng hồ tiêu tạm nhập – tái xuất từ
Lào và Campuchia nên khối lượng xuất khẩu hồ tiêu hàng năm của Việt Nam khá
cao và ổn định. Suốt những năm 2005 đến nay Việt Nam luôn đứng đầu về xuất
khẩu hồ tiêu trên thế giới với tỉ trọng về khối lượng xuất khẩu qua các năm lần lượt
đạt 42,59% năm 2004; 44,95% năm 2005; 53,11% năm 2006, 40,69% năm 2007,

39,3.5 năm 2008; 51,02% năm 2009 và 44,25% năm 2010. Vị trí thứ 2 do Indonesia
và Brazil thay nhau nắm giữ. Tỷ trọng xuất khẩu của Inđônêxia năm 2005 là
16,98%; năm 2006 chiếm 9,4% nhưng đến năm 2007 chỉ còn chiếm 8,08%, năm
2008 chiếm 12,05%, năm 2009 chiếm 16,96%; năm 2010 chiếm 18,54%. Braxin
với mức xuất khẩu năm 2005 chiếm 15,89%; năm 2006 tỉ trọng cũng giảm xuống
còn 12,99%, năm 2007 chiếm 17,82%; năm 2008 chiếm 17,3%; năm 2009 là
13,35%, năm 2010 là 14,33%. Các vị trí tiếp theo thuộc về Ấn Độ, Malaysia, Sri
Lanka, … thị phần xuất khẩu của một số nước sản xuất hồ tiêu lớn trên thế giới giai
đoạn 2005 – 2010 được thể hiện cụ thể trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1.3: Thị phần xuất khẩu hồ tiêu của các nước giai đoạn 2005 - 2010
(Đơn vị: %)
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 12 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc
Nguồn : Hiệp hội hồ tiêu quốc tế IPC
a. Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có diện tích nhỏ, xếp thứ 65 thế giới về diện tích.
Sản xuất hồ tiêu bắt đầu từ những năm 1990 nhưng hồ tiêu Việt Nam nhanh chóng
chiếm lĩnh thị truờng xuất khẩu hồ tiêu thế giới. Chỉ trong vòng 10 năm, lượng xuất
khẩu đã tăng lên và ổn định quanh mức 100.000 tấn mỗi năm. Diện tích trồng hạt
tiêu giao động khoảng 50.000 – 55.000 ha.
Biểu đồ 1.4: Sản lượng hồ tiêu Việt Nam từ năm 1990 – nay
(Đơn vị: tấn)
*: Sản lượng hồ tiêu dự kiến
Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu quốc tế IPC
Năm 2011, Việt Nam được dự báo sẽ sản xuất 100.000 tấn. Sản xuất trong
năm 2010 giảm xuống 95.000 tấn do điều kiện khí hậu bất lợi tại thời điểm tăng
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 13 Lớp: KTQT49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD1: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
GVHD2: GV.Nguyễn Bích Ngọc

trưởng và thu hoạch. Năm 2011 ước tính sản xuất tăng 5.000 tấn so với con số của
năm 2010. Theo ước tính IPC, Việt Nam đã xuất khẩu 105.000 tấn hạt tiêu trong
năm 2010 trong khi nhập khẩu gần 20.000 tấn hồ tiêu.
Bảng 1.4: Cân đối xuất nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam những năm gần đây
(Đơn vị: tấn)
2009 2010 (ước tính) 2011 (dự báo)
Tiêu
trắng
Tiêu
đen
Tổng Tiêu
trắng
Tiêu
đen
Tổng Tiêu
trắng
Tiêu
đen
Tổng
Dự trữ đầu vụ 3500 21000 24500 500 1300 1800 0 7800 7800
Sản xuất 20000 80000 100000 15000 80000 95000 2000
0
80000 100000
Nhập khẩu 0 15000 15000 5000 15000 20000 5000 15000 20000
Tiêu thụ
trong nước
500 3000 3500 500 3500 4000 500 4500 5000
Xuất khẩu 22500 111700 134200 20000 85000 10500
0
2000

0
90000 110000
Dự trữ cuối
vụ
500 1300 1800 0 7800 7800 4500 8300 12800
Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu quốc tế IPC
a. Ấn Độ
Hồ tiêu đã được sử dụng trong ẩm thực Ấn Độ từ rất lâu trước đây. Hồ tiêu
có nguồn gốc ở Ấn Độ và đã được sử dụng Ấn Độ kể từ ít nhất năm 2000 trước
công nguyên. Các hạt tiêu tốt nhất Ấn Độ được trồng trong rừng gió mùa của biển
Malabar ở Kerala. Ngành sản xuất hồ tiêu trong nước đã trải qua rất nhiều thăng
trầm vì thiếu hỗ trợ và cải thiện các biện pháp chăm sóc. Sản xuất hồ tiêu đạt cao
nhất năm 2002 với sản lượng 80.000 tấn. Từ đó trở đi sản lượng đã giảm do thiếu
các hoạt động trồng lại và chăm sóc cây trồng sâu bệnh.
Biểu đồ 1.5: Sản lượng hồ tiêu Ấn Độ qua các năm
(Đơn vị: tấn)
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh 14 Lớp: KTQT49A

×