Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Nghiên cứu phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.91 KB, 83 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ
TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HĨA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU..............3
1.1 Khái niệm trị giá tính thuế.......................................................................3
1.2 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế............................3
1.2.1 Nguyên tắc xác định, kiểm tra trị giá hải quan.....................................4
1.2.2 Các phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu......5
1.2.2.1 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu..................6
1.2.2.2 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt.12
1.2.2.3 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự..14
1.2.2.4 Phương pháp trị giá khấu trừ...................................................15
1.2.2.5 Phương pháp trị giá tính toán...................................................18
1.2.2.6 Phương pháp trị giá suy luận....................................................19
1.3 Cơ sở pháp lý của cơng tác xác định trị giá tính thuế............................20
1.3.1 Nghị định số 40/2007/NĐ- CP..........................................................20
1.3.2 Thông tư số 205/2010/TT-BTC........................................................21
1.3.3 Quyết định số 1102/ QĐ- BTC.........................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC
ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ TẠI CỤC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
TRONG THỜI GIAN QUA(2005-2010).....................................................22
2.1 Tổng quan chung về Cục Thuế xuất nhập khẩu – Tổng cục hải quan
Việt Nam......................................................................................................22
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành của Cục thuế xuất nhập khẩu – Tổng cục
hải quan Việt Nam.....................................................................................22
2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế xuất nhập khẩu
– Tổng cục hải quan Việt Nam..................................................................23


2.2 Kết quả hoạt động của Cục thuế xuất nhập khẩu – Tổng cục hải quan
trong thời gian qua.......................................................................................27
2.2.1 Tham mu xõy dng vn bn phỏp lut.............................................27

SV: Hoàng Thị DiƯp

Líp: H¶i quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

2.2.2 Tham mưu cho cơng tác xây dựng kế hoạch thu và thực hiện thu ngân
sách nhà nước............................................................................................33
2.2.3 Công tác kiểm tra và đơn đốc chỉ đạo thực hiện chính sách...............35
2.2.4 Về cơng tác quản lý nợ thuế..............................................................38
2.3 Tình hình áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu tại Cục thuế xuất nhập khẩu thời gian qua..................40
2.3.1 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu – phương pháp tối
ưu trong xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu.........................40
2.3.2 Thực hiện bỏ bảng giá tối thiểu đối với hàng hóa nhập khẩu và bảng
giá tối đa đối với hàng hóa xuất khẩu.........................................................42
2.3.3 Áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu mới đem lại tính minh bạch và bình đẳng trong hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu........................................................................46
2.3.4 Những khó khăn trong công tác tham vấn giá ảnh hưởng không nhỏ
tới cơng tác xác định trị giá tính thuế.........................................................47
2.3.5 Cơ sở pháp lý cho cơng tác xác định trị giá cịn yếu kém gây khó khăn
cho cả hải quan và doanh nghiệp, tạo cơ sở cho gian lận thương mại.............51

2.4 Các kết luận rút ra khi nghiên cứu thực trạng áp dụng các phương pháp
xác định trị giá tính thuế..............................................................................53
2.4.1 Xu thế hội nhập, kinh tế phát triển cũng kéo theo sự đa dạng và ngày
càng phức tạp của các hình thức gian lận thương mại qua giá tính thuế......53
2.4.2 Hệ thống trang thiết bị, máy móc đường truyền chưa đảm bảo tốt cho
việc kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế..................................56
2.4.3 Năng lực trình độ chun mơn của cơng chức làm cơng tác giá cịn
yếu kém từ cấp chi cục cho tới cấp Tổng cục.............................................59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU..............................61
3.1 Xu hướng vận động của thương mại quốc tế hiện nay ảnh hưởng không
nhỏ tới hoạt động xác định trị giá tính thuế.................................................61
3.2 Phương hướng hồn thiện phương pháp xác định trị giá tính thuế đối
với hng húa xut khu, nhp khu.............................................................61
SV: Hoàng Thị Diệp

Lớp: Hải quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

3.2.1 Hồn thiện cơ sở pháp lý...................................................................62
3.2.2 Hồn thiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật...................................62
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................................62
3.3 Một số giải pháp cụ thể hồn thiện phương pháp xác định trị giá tính thuế...63
3.3.1 Thay thế thông tư 40/2008/TT- BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 bằng
thông tư 205/2010/TT- BTC và quyết định 1636/QĐ-TCHQ bằng quyết
định số 103/QĐ- TCHQ ngày 21 tháng 1 năm 2011..................................63

3.3.2 Sớm hoàn thành luật quản lý giá trong thời gian gần nhất.................66
3.3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu giá hoàn chỉnh............................................66
3.3.4 Phối hợp với cục CNTT nâng cấp chương trình GTT22 giúp đảm bảo
cho nguồn thơng tin tham khảo được ổn định, có chất lựợng phục vụ cho
cơng tác kiêm tra, tham vấn và xác định trị giá..........................................68
3.3.5 Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác xác định trị giá tính thuế....71
3.3.6 Nâng cao kĩ năng tham vấn giá đối với các công chức hải quan thực
hiện cơng tác xác định trị giá tính thuế.......................................................73
3.4 Điều kiện thc hin cỏc gii phỏp.....................................................74
KT LUN....................................................................................................76

SV: Hoàng Thị Diệp

Lớp: H¶i quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

DANH MỤC SƠ ĐỒ,BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục thuế xuất nhập khẩu......................................27
Bảng 2.1- Bảng thống kê chỉ tiêu và hoàn thành kế hoạch về thu thuế xuất
nhập khẩu các năm 1999-2010........................................................................35
Bảng 2.2 - Bảng thống kê công tác tuyên truyền, phổ biến Luật quản lý thuế
cho người nộp thuế của Tổng cục hải quan năm 2007....................................38
Bảng 2.3- Bảng thống kê nợ thuế (2002- 2010)..............................................39
Sơ đồ 2: Trình tự áp dụng các phương pháp xác nh tr giỏ tớnh thu..............41

SV: Hoàng Thị Diệp


Lớp: Hải quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu
đóng một vai trị quan trọng, hàng năm nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu
đóng góp tới 15-16% trong tổng thu ngân sách nhà nước. Xu thế quốc tế hóa
thương mại đang là xu thế chủ đạo trong thời kỳ hiện nay, kim ngạch xuất
nhập khẩu tăng nhanh mỗi năm nhưng mức thuế suất ngày một giảm theo các
điều ước thương mại quốc tế đem lại cho Việt Nam khơng ít những cơ hội và
thách thức. Do đó để đảm bảo nguồn thu từ thuế và đảm bảo trong công tác
quản lý thương mại quốc tế thì việc đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch và
chính xác trong cơng tác xác định trị giá tính thuế là việc làm cấp thiết.
Tuy nhiên, đứng trước tình hình đó thì cơng tác xác định trị giá tính
thuế hiện nay ở các cấp như Tổng cục, Cục, Chi cục lại bộc lộ khá nhiều bất
cập như: cơ sở pháp lý cho quản lý chưa hoàn chỉnh, sự phối hợp giữa các ban
ngành như thuế, hải quan, quản lý thị trường thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ
trong phân cơng nhiệm vụ và phối kết hợp, cịn tồn tại tranh chấp của doanh
nghiệp và hải quan làm công tác giá…Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận
những kết quả đã đạt được trong cơng tác xác định trị giá tính thuế.
Ngày 14/10/2010 Delotte đã tổ chức một hội nghị chuyên đề về Trị giá
tính thuế hải quan do chuyên gia là Mr. Bob Fletcher- Giám đốc phụ trách
vùng Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương về Thuế quan và thương mại
tồn cầu. Trong hội nghị này ơng cũng bàn đến các phương pháp xác định trị giá
tính thuế hải quan và những vấn đề vướng mắc liên quan như Phí bản quyền và

phí giấy phép, cơ sở dữ liệu giá. Bên cạnh đó, ơng cịn đưa ra một số kinh
nghiệm của các nước trong khu vực và bản sơ thảo về đề xuất cho Việt Nam.
Hiểu được tầm quan trọng của cơng tác xác định trị giá tính thuế tôi đã
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phương pháp xỏc nh tr giỏ tớnh thu i vi

SV: Hoàng Thị DiƯp

1

Líp: H¶i quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải
quan Việt Nam” để viết chuyên đề thực tập cuối khóa.
 Với mục tiêu xem xét thực trạng và tìm giải pháp áp dụng các
phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
tại Cục thuế xuất nhập khẩu.
 Đối tượng nghiên cứu: việc áp dụng các phương pháp xác định trị giá
tính thuế đối với hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục thuế xuất nhập khẩu.
 Phạm vi nghiên cứu: Ở chuyên đề này tôi đặc biệt quan tâm tới các
phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục
thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục hải quan Việt Nam trong khoảng thời gian từ
năm 2005-2010 bởi tầm quan trọng của nó.
 Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu phương pháp xác định trị
giá tính thuế.

Theo đó nội dung chính của chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục thuế xuất nhập khẩu thời gian
qua (2005-2010).
Chương 3: Giải pháp hồn thiện phương pháp xác định trị giá tính thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hà nội ngày 10 thỏng 05 nm 2011
Sinh viờn
Hong Th Dip

SV: Hoàng Thị Diệp

2

Lớp: H¶i quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ
TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HĨA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1.1 Khái niệm trị giá tính thuế.
Trị giá hải quan hay trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu được xác định để
phục vụ mục đích tính thuế xuất nhập khẩu được gọi là trị giá tính thuế. Bắt
đầu từ ngày 01/01/2006 trị giá hải quan chính thức được sử dụng làm cơ sở

tính tốn, xác định thu nộp thuế, để phục vụ quản lý, xây dựng thực thi chính
sách xuất nhập khẩu, tham gia phục vụ thống kê ngành hải quan. Từ đó, có
thể hiểu khái niệm trị giá hải quan là “chỉ số thể hiện giá trị của hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu qua biên giới, ra hoặc vào lành thổ hải quan, để phục vụ
quản lý nhà nước về hải quan.”
Qua đó có khái niệm đầy đủ về trị giá hải quan như sau: “trị giá hải
quan bao gồm trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu và trị giá hải quan của
hàng hóa nhập khẩu. Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu là giá bán hàng
hóa tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng mua bán, khơng bao gồm chi phí vận
chuyển(F) và bảo hiểm (I) quốc tế. Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu
la giá trị thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định
bằng cách áp dụng 1 trong 6 phương pháp xác định trị giá theo quy định của
Tổ chức thương mại thế giới(WTO)”.
1.2 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế
Trong cơng tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu thì chủ yếu quan tâm tới trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu,
cịn đối với xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu thì được xác
định đơn giản và khái quát trong một số điểm cơ bản sau:
Trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán thực tế tại cửa
khẩu xuất( giá FOB, giá DAF) khơng bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và

SV: Hoàng Thị Diệp

3

Lớp: Hải quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa


GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

phí vận chuyển quốc tế (F) phù hợp với chứng từ liên quan.(Nguồn : Giáo
trình kinh tế hải quan 2-GS.TS Hoàng Đức Thân-NXB ĐHKTQD)
Phương pháp xác định:
- Giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán
hàng hoặc hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng, hóa đơn thương
mại và chứng từ liên qua của lô hàng phù hợp với hàng hóa thực xuất khẩu.
- Trường hợp hồ sơ khơng hợp pháp hoặc nội dung của chứng từ mâu
thuẫn thì cơ quan hải quan dựa vào hệ thống quản lý rủi ro để xác định giá
tính thuế.
- Đối với hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng kí tờ khai
thì sử dụng giá tạm tính sau đó khai báo giá chính thức khi đã chốt giá( tuy
nhiên thời điểm chốt giá không quá 90 ngày kể từ ngày đăng kí tờ khai) và
nộp thuế chênh lệch (nếu có).
Dưới đây chúng ta chủ yếu quan tâm đến phương pháp xác định trị giá
đối với hàng hóa nhập khẩu.
1.2.1 Nguyên tắc xác định, kiểm tra trị giá hải quan.
Xuất phát từ những nguyên tắc chung của Tổ chức thương mại thế
giới(WTO), việc xác định và kiểm tra trị giá hải quan phải tuân thủ những
nguyên tắc sau:
 Phải căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hóa nhập khẩu và sử dụng
trị giá giao dịch trong phạm vi lớn nhất.
Đây là nguyên tắc căn bản nhất, xuyên suốt trong việc xây dựng các
phương pháp xác định trị giá tính thuế, trong q trình xác định kiểm tra trị
giá tính thuế thì phải sử dụng trị giá giao dịch thực tế của lô hàng để xác định
trị giá hải quan, trong những trường hợp có nghi vấn về tính trung thực của trị
giá giao dịch thì mới áp dụng những phương pháp khác.
 Không được căn cứ vào trị giá của hàng hóa được sản xuất tại nước
nhập khẩu hoc tr giỏ h cu hay ỏp t.


SV: Hoàng Thị DiƯp

4

Líp: H¶i quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

Nguyên tắc này cũng là dựa trên nguyên tắc đầu tiên, tôn trọng trị giá
thực tế của lô hàng tại nước xuất khẩu tính tới cửa khẩu nhập đầu tiên và căn
bản là dựa vào trị giá giao dịch thực sự của lô hàng, không được phép hư cấu
hay áp đặt trị giá.
 Phải là mức giá mà tại đó hàng nhập khẩu hoặc hàng hóa giống
hệt/tương tự được bán trong kì kinh doanh bình thường với điều kiện cạnh
tranh đầy đủ.
Nguyên tắc này cho biết, nếu trong trường hợp cần áp trị giá cho lô
hàng với lô hàng nhập khẩu giống hệt/tương tự để tính thuế thì giá trị đó phải
được xét trong điều kiện kinh doanh bình thường, khơng bị ảnh hưởng bời
tính thời vụ cũng như yếu tố bất ngờ khác.
 Công bằng, trung lập và thống nhất trong việc xác định trị giá.
Nguyên tắc này đảm bảo công tác xác định trị giá phải tuân thủ theo
pháp luật, không phân biệt đối tượng kiểm tra xác định, thực hiện nghiêm
minh các phương pháp cũng như quy trình xác định trị giá tính thuế. Tính
thống nhất đảm bảo việc áp dụng các phương pháp xác định trị giá được áp
dụng đồng bộ, trên phạm vi rộng, trong cùng thể chế nhà nước thì quy định
này phải thống nhất.

 Các tiêu chuẩn đơn giản , hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo như xu hướng chung ngày cảng đơn giản hóa và hài hịa hóa các
thủ tục hải quan thì cơng tác xác định trị giá hải quan được đạt hiệu quả cao,
nhanh gọn, chính xác thì hệ thống các tiêu chuẩn phải ngày càng đơn giản,
hợp lý và phù hợp với các thông lệ quốc tế.
1.2.2 Các phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Cơ sở pháp lý quốc tế là các quy định của Hiệp định trị giá GATT gồm
6 phương pháp xác định trị giá hải quan, trong đó phương pháp trị giá giao
dịch của hàng nhập khẩu là phương pháp đầu tiên, quan trọng và được sử
dụng nhiều nhất. Các phương pháp thay thế phương pháp trị giá giao dịch
được áp dụng tuần tự từ phng phỏp 2 n phng phỏp 6.

SV: Hoàng Thị Diệp

5

Lớp: H¶i quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

1.2.2.1 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu.
Tại điều 13 Mục II, chương II của Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày
15/12/2010 nêu rõ: “trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu trước hết phải
được xác định theo trị giá giao dịch”. Cũng tại điều này quy định trị giá giao
dịch là giá người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp
hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu, sau khi đã tính
đến các khoản điều chỉnh.

Vì vậy, để xác định trị giá giao dịch chính xác, người xác định trị giá
phải tuân thủ những trình tự sau:
- Kiểm tra điều kiện áp dụng trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu
- Xác định trị giá thực tế đã thanh tốn hay sẽ phải thanh tốn của hàng
hóa nhập khẩu; và
- Xác định các khoản điều chỉnh theo quy định.
Tuy nhiên trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn 4 điều kiện sau:
Điều kiện 1: Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử
dụng hàng hoá( tức là chủ hàng có đẩy đủ quyền đem cho, biếu, tặng, cho
vay, để thừa kế, từ bỏ hàng hóa, quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ hàng hóa. Nếu trên hợp đồng có bất cứ điều khoản làm ảnh hưởng
đến các quyền nêu trên của người mua thì giao dịch đó khơng đủ điều kiện áp
dụng phương pháp này) sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:
- Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc
hàng hoá nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hoá nhập khẩu
có điều kiện, hoặc hàng hố phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được
thơng quan,...
- Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá; hoặc
- Hạn chế khác khơng ảnh hưởng đến trị giá của hàng hố.Những hạn
chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trc tip hay giỏn tip n hng

SV: Hoàng Thị Diệp

6

Lớp: H¶i quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa


GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

hố nhập khẩu, nhưng khơng làm tăng hoặc giảm giá thực thanh tốn cho
hàng hố đó
Điều kiện 2: giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những
điều kiện hay các khoản thanh tốn mà vì chúng khơng xác định được trị giá
của hàng hóa cần xác định trị giá tính thuế.
Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc
vào vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan để
xác định được mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn xem
là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá tính thuế phải cộng khoản
tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.
Điều kiện 3: chủ hàng sẽ không phải trả thêm bất kì khoản trích nào từ
doanh thu hay lợi nhuận bán hàng của mình cho người cung cấp hàng hóa, trừ
khi khoản tiền đó chính là khoản điều chỉnh đã quy định.
Điều kiện 4: chủ hàng và người cung cấp hàng khơng có mối quan hệ gì
đặc biệt, hoặc nếu có thì mối quan hệ đó cũng khơng ảnh hưởng đến trị giá
giao dịch.
Trong trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt
nhưng khơng ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì người khai hải quan phải
khai báo về việc này và xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch.
Trường hợp cơ quan hải quan có nghi ngờ cho rằng mối quan hệ đặc
biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì phải thông báo ngay bằng văn bản
cho người khai hải quan biết căn cứ nghi ngờ và tạo điều kiện để người khai
hải quan thực hiện tham vấn, giải trình về mối quan hệ này.
Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán được xem như không
ảnh hưởng đến trị giá giao dịch nếu thoả mãn một trong hai điều kiện sau:
Mặc dù có mối quan hệ đặc biệt nhưng giao dịch mua bán đó được tiến
hành như giao dịch mua bán với những người mua khơng có quan h c bit.


SV: Hoàng Thị Diệp

7

Lớp: Hải quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra cách thức mà người mua và người
bán tổ chức mối quan hệ mua bán và cách thức đàm phán để đạt được mức
giá khai báo, từ đó đưa ra kết luận là trị giá khai báo có bị ảnh hưởng bởi mối
quan hệ đặc biệt hay không.
Hoặc trị giá giao dịch đó xấp xỉ với một trong những trị giá dưới đây
của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong khoảng
thời gian 60 ngày (ngày theo lịch) trước và 60 ngày sau ngày xuất khẩu lô
hàng đang được xác định trị giá tính thuế:
- Trị giá tính thuế được xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá
nhập khẩu giống hệt hay tương tự được bán cho người nhập khẩu khác khơng
có mối quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu (người bán);
- Trị giá tính thuế của hàng hố nhập khẩu giống hệt hay tương tự được
xác định theo trị giá khấu trừ theo quy định.
- Trị giá tính thuế của hàng hố nhập khẩu giống hệt hay tương tự được
xác định theo trị giá tính tốn theo quy định.
* Các mối quan hệ được xem là mối quan hệ đặc biệt:
- Người mua và người bán là nhân viên hoặc giám đốc của một doanh
nghiệp khác.
- Người mua và người bán là những thành viên hợp danh góp vốn trong

kinh doanh được pháp luật công nhận.
- Người mua và người bán là chủ và người làm th.
- Người mua có quyền kiểm sốt người bán và ngược lại.
- Người mua và người bán cùng kiểm sốt bên thứ ba( tức là có thể hạn
chế được hay chỉ đạo được một cách trực tiếp hay gián tiếp được đối với
người kia.)
- Người mua và người bán có mối quan hệ gia đình như: vợ chồng;bố
mẹ và con cái được pháp luật công nhận; ông b v chỏu cú quan h huyt

SV: Hoàng Thị Diệp

8

Lớp: H¶i quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

thống với nhau;cơ chú bác và cháu có quan hệ huyết thống với nhau; anh chị
em ruột, anh chị em dâu rể.
- Một người thứ 3, sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ 5% trở lên số cổ
phiếu có quyền biểu quyết của cả hai bên bán và mua.
* Xác định trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán là tổng tất cả các
khoản mà người mua phải thanh toán trực tiếp hay gián tiếp cho người bán,
bao gồm các khoản đã hoặc sẽ thanh toán cho người bán theo hóa đơn thương
mại và cả các khoản đã hay sẽ thanh toán gián tiếp cho người bán thơng qua
bất cứ hình thức nào theo như thỏa thuận giữa người mua và người bán.

* Các khoản điều chỉnh
Một số khoản không thuộc trị giá hải quan, mặc dù nó là khoản mà
người mua đã hoặc sẽ chi trả cho người bán( khoản điều chỉnh trừ):
- Các khoản chiết khấu thương mại như chiết khấu cấp độ thương mại,
chiết khấu số lượng, chiết khấu thanh toán.
- Các chi phí được thực hiện sau khi nhập khẩu hàng hóa như chi phí
bảo hiểm, chi phí vận chuyển nội địa nước nhập khẩu, các chi phí khác liên
quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa trong nội địa nước nhập khẩu.
- Một số khoản tiền do người mua trả cho người bán nhưng không liên
quan trực tiếp đến hàng nhập khẩu như tiền lãi vay tín dụng nếu người mua
chứng minh được khoản tiền lãi có thể tách biệt với khoản tiền thanh toán;
tiền lãi cổ phần trong trường hợp phát sinh trong trường hợp người mua phải
trả cổ tức cho người bán theo chu kì kinh doanh và việc trả cổ tức được tính
gộp vào tiền bán hàng.
Các khoản điểu chỉnh cộng là những chi phi mà người mua bỏ ra để có
thể mua và nhập khẩu hàng hóa nhưng người thụ hưởng lại không phải là
người bán trong giao dịch. Vì thế chi phí này cấu thành giá trong giao dch

SV: Hoàng Thị Diệp

9

Lớp: Hải quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

nhưng lại khơng được ghi trong hóa đơn. Do đó, nó cần được cộng vào trị giá

giao dịch của hàng nhập khẩu, tuy nhiên khoản điều chỉnh này chỉ xuất hiện
khi có những thỏa thuận cụ thể.
Trong q trình xem xét tính tốn đến các khoản điều chỉnh phải tn
thủ 3 nguyên tắc:
- Khoản điều chỉnh phải liên quan trực tiếp tới lô hàng đang xác định
trị giá
- Các khoản điều chỉnh phải có khả năng định lượng được và có chứng
từ chứng minh
- Các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá thì nó phải chưa được tính vào
giá hóa đơn.
Cụ thể các khoản này bao gồm các nhóm sau:
- Tiền hoa hồng bán hàng, phí mơi giới: hoa hồng bán hàng là khoản
thù lao cho bên thứ 3 hoạt động với tư cách là đại lý của người bán, khoản
tiền này cho dù là người mua hay người bán trả thì nó chỉ được xem như một
khoản điều chỉnh khi người mua thay mặt cho người bán trả đại lý bán hàng;
phí mơi giới là khoản thù lao cho bên thứ ba hoạt động với tư cách là người
môi giới, làm trung gian giữa bên mua và bên bán của giao dịch mua bán
hàng hóa và nếu người mua hàng phải trả phí mơi giới thì khoản tiền đó mới
phải điều chỉnh vào trị giá giao dịch.
Vì khoản tiền này không thể hiện trên hợp đồng, nên trong quá trình
kiểm tra xác định trị giá thì cơ quan hải quan phải u cầu xuất trình bằng
chứng về thanh tốn phí mơi giới.
- Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa: chi phí bao bì gắn liền với hàng
hóa là các khoản phải trả để mua các loại bao bì chun dụng, đi liền với hàng
hóa đó( có cùng HS với hàng hóa). Chi phí này bao gồm cả giá mua bao bì và
các chi phí khác liên quan đến việc mua bán vận tải bao bì đến nơi úng gúi,

SV: Hoàng Thị Diệp

10


Lớp: Hải quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

bảo quản hàng hóa, thậm chí đên nơi giao hàng. Chi phí này được cộng vào trị
giá giao dịch nếu người bán u cầu thanh tốn ngồi số tiền mua hàng
hóa(lưu ý: các loại container, thùng chứa…được sử dụng nhiều lần thì khơng
tính là bao bì đi kèm).
- Chi phí đóng gói hàng hóa: trong trường hợp người mua có yêu cầu
cụ thể đóng gói hàng hóa nhưng người bán khơng thường xun cung cấp các
loại bao bì hay cách thức đóng gói theo yêu cầu của người mua. Người mua
tự bỏ chi phí đóng gói thì khoản chi phí này được tính vào khoản điều chỉnh
trị giá giao dịch. Chi phí này bao gồm cả chi phí bao bì đóng gói theo u
cầu, chi phí cơng nhân đóng gói(nếu trong thời gian đóng gói mà chủ hàng
chịu chi phí ăn, ở, đi lại cho cơng nhân thì khoản này cũng được tính vào chi
phí nhân cơng.
- Các khoản trợ giúp: các khoản trợ giúp là hàng hóa, dịch vụ do chủ
hàng cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp, miễn phí hoặc giảm giá cho người sản
xuất để sử dụng trong q trình sản xuất ra chính lơ hàng đang xác định trị
giá. Tổng giá trị của các khoản trợ giúp này sẽ được điều chỉnh vào trị giá
giao dịch nếu chưa được tính tróng giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh
toán. Nguyên tắc xác định và phân bổ các khoản trợ giúp được quy định rõ tại
điều khoản tại thông tư số 205/2010/TT – BTC.
- Tiền bản quyền và phí giấy phép: Tiền bản quyền và phí giấy phép là
khoản thanh tốn cho quyền sử dụng, sản xuất hoặc bán một sản phẩm nào
đó, bao gồm các khoản thanh toán đối với nhãn hiệu, mẫu mã thương mại và

bản quyền tác giả. Khoản tiền này phải được thể hiện trên hợp đồng, hóa đơn
thanh tốn bản quyền. Tiền bản quyền và phí giấy phép được cộng vào trị giá
khi có giấy tờ chứng minh đầy đủ và trong các trường hợp sau:
+ Tiền bản quyền và phí giấy phép liên quan trực tiếp đến lơ hàng ang
xỏc nh tr giỏ.

SV: Hoàng Thị Diệp

11

Lớp: Hải quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

+ Tiền bản quyền và phí giấy phép phải do người mua thanh toán trực
tiếp hoặc gián tiếp, như một điều kiện của việc bán hàng nhập khẩu đang
được xác định trị giá.
+ Các khoản tiền và phí giấy phép chưa nằm trong giá thực thanh toán
hay sẽ phải thanh toán.
- Thanh toán bổ sung sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng lô
hàng nhập khẩu.khoản tiền này phải được người mua trả cho người bán mà
không cần thiết phải là điều kiện bán hàng. Tại thời điểm nhập khẩu nếu
không đủ thông tin để xác định khoản này thì khơng áp dụng phương pháp trị
giá hàng giao dịch nhập khẩu.
- Chi phí vận tải, bốc xếp, chuyển hàng: chi phí này được thể hiện trên
vận đơn hay hóa đơn của người cung cấp dịch vụ.
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa: Đây là số tiền mà chủ hàng phải trả cho

người bảo hiểm được thể hiện trên hóa đơn bảo hiểm.
Như vậy, trị giá hải quan của hàng nhập khẩu được xác định theo
phương pháp thứ nhất bằng tổng giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh
toán cộng với các khoản điều chỉnh cộng và trừ đi các khoản điều chỉnh trừ.
1.2.2.2 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt.
Trong một số trường hợp nếu không thể xác định theo phương pháp trị
giá giao dịch thì phải chuyển qua phương pháp thứ hai là phương pháp trị giá
của lô hàng nhập khẩu giống hệt. Việc thực hiện phương pháp này tiến hành
theo 3 bước:
- Xác định và lựa chọn lô hàng nhập khẩu giống hệt phù hợp.
- Tính tốn và điều chỉnh trị giá của lô hàng giống hệt theo điều kiện
mua bán của lô hàng nhập khẩu.
- Xác định trị giá hi quan ca lụ hng nhp khu.

SV: Hoàng Thị Diệp

12

Lớp: H¶i quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

Để xác định như thế nào là lơ hàng nhập khẩu giống hệt? đây là khâu
quan trọng và quyết định nhất của phương pháp này. Lựa chọn một lô hàng
phù hợp để làm cơ sở xác định trị giá lô hàng nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống
nhau về các phương diện sau:

- Đặc điểm vật chất như bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương
pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa…
- Chất lượng sản phẩm.
- Danh tiếng của nhãn hiệu sản xuất.
- Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà
sản xuất ủy quyền.
Hàng hóa nhập khẩu về cơ bản đáp ứng được các điều kiện là hàng hóa
giống hệt, nhưng cũng có những khác biệt khơng đáng kể về bề ngồi như
màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà khơng làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng
hóa vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
Hàng hóa mà trong q trình sử dụng phải tháo lắp đơn giản, thường
xuyên thì dù chúng được nhập khẩu ở dạng rời, hay dạng hồn chỉnh mà có
đủ các điều kiện trên thì cũng được coi là hàng nhập khẩu giống hệt.
Hàng nhập khẩu không được coi là hàng giống hệt nếu trong q trình
sản xuất có sử dụng các thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mĩ thuật,
bản vẽ thiết kế, phác đồ…hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở
nước nhập khẩu do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.
Nếu hàng hóa khơng được sản xuất ở cùng một quốc gia với hàng hóa
đang xác định trị giá thì cũng khơng được coi là hàng nhập khẩu giống hệt.
Ngồi ra để lựa chọn được lô hàng nhập khẩu giống hệt cần cần đảm
bảo các điều kiện về hàng hóa, thời gian v mua bỏn.

SV: Hoàng Thị Diệp

13

Lớp: Hải quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa


GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

- Điều kiện hàng hóa: đáp ứng được các u cầu của lô hàng nhập khẩu
giống hệt đặc biệt là hai điều kiện về xuất xứ và nhãn hiệu.
- Điều kiện về thời gian:lô hàng nhập khẩu giống hệt phải cùng thời
điểm hoặc cùng kì với thời điểm nhập khẩu lô hàng đang xác định trị giá.
Luật Việt Nam quy định lô hàng nhập khẩu giống hệt phải được xuất khẩu
trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày mở tờ khai lô hàng xác định trị giá
hải quan.
- Điều kiện mua bán: gồm 3 điều kiện là: hai lô hàng phải cùng cấp độ
thương mại; có cùng cấp độ số lượng; phải được vận chuyển ở cùng điều kiện
về quãng đường, phương tiện vận chuyển, có cùng điều kiện về bảo hiểm và
cấp độ bảo hiểm.
Sau khi tìm được lơ hàng giống hệt thì ta thực hiện việc xác định trị giá
lô hàng và điều chỉnh đơn giá cơ sở, sau đó thực hiện điểu chỉnh cấp độ
thương mại, cấp độ số lượng, điều chỉnh do khác điều kiện vận chuyển, do
khác điều kiện bảo hiểm cho phù hợp.
1.2.2.3 Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự.
Trong trường hợp nếu khơng tìm được lơ hàng nhập khẩu giống hệt thì
sẽ chuyển sang dùng trị giá của hàng nhập khẩu tương tự. Vì vậy, về cơ bản
các bước xác định tương tự như phương pháp trị giá lô hàng nhập khẩu giống
hệt. Việc tối quan trọng trong phương pháp này cũng là xác định được lô hàng
nhập khẩu tương tự phù hợp.
Hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù khơng
giống nhau về mọi phương diện nhưng có những đặc trưng cơ bản giống
nhau như sau:
- Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương
pháp chế tạo.
- Có cùng chức nng, cựng mc ớch s dng.


SV: Hoàng Thị Diệp

14

Lớp: Hải quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

- Chất lượng sản phẩm tương đương nhau.
- Có thê hốn đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, có nghĩa là
người mua chấp nhận thay thế hàng hóa này cho hàng hóa kia.
- Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà
sản xuất khác ủy quyền.
Hàng hóa mà trong q trình sử dụng phải tháo lắp đơn giản, thường
xuyên thì dù chúng được nhập khẩu ở dạng rời, hay dạng hoàn chỉnh mà có
đủ các điều kiện trên thì cũng được coi là hàng nhập khẩu tương tự.
Hàng nhập khẩu không được coi là hàng tương tự nếu trong q trình
sản xuất có sử dụng các thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mĩ thuật,
bản vẽ thiết kế, phác đồ…hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở
nước nhập khẩu do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.
Nếu hàng hóa khơng được sản xuất ở cùng một quốc gia với hàng hóa
đang xác định trị giá thì cũng khơng được coi là hàng nhập khẩu tương tự.
Các bước sau đó được sử dụng tương tự như đối với lơ hàng nhập khẩu
giống hệt.
Tuy nhiên, có một lưu ý là trong trường hợp xác định được nhiều lơ
hàng tương tự thì sử dụng giá của lơ hàng co trị giá thấp nhất. Đây chính là

điều thể hiện việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu.
1.2.2.4 Phương pháp trị giá khấu trừ.
Trong trường hợp hải quan không áp dụng được cả ba phương pháp
trên thì phải chuyển qua sử dụng phương pháp trị giá khấu trừ. Trị giá khấu
trừ được định nghĩa như sau: “trị giá khấu trừ là giá bán trên thị trường nội
địa của hàng nhập khẩu, hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt/tương tự hàng
hóa nhập khẩu, trừ đi các chi phí hợp lí phát sinh từ lúc hàng hóa đã được
nhập khẩu đến thời điểm bán li hng.

SV: Hoàng Thị Diệp

15

Lớp: Hải quan 49


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hµ

Phương pháp này được thực hiện theo 3 bước như sau:
Bước 1: lựa chọn giá bán lại của hàng hóa
Bước 2: xác định trị giá khẩu trừ.
Bước 3: tính tốn trị giá khấu trừ làm trị giá hải quan.
Để lựa chọn giá bán lại phù hợp với lô hàng nhập khẩu đang xác định trị
giá, trước tiên cần xác định mức giá bán trên thị trường nội địa nước nhập khẩu.
Tuy nhiên mức giá bán dùng để áp dụng là mức giá thỏa mãn các điều kiện:
- Hàng hóa được bán với đơn giá tương ứng với số lượng hàng hóa
tính gộp lớn nhất, ở cấp độ thương mại đầu tiên sau khi nhập khẩu.

- Hàng hóa được bán ở điều kiện nguyên trạng sau khi nhập khẩu.
- Hàng hóa được bán ở thời điểm hoặc cùng kì với hàng hóa nhập khẩu.
- Giao dịch bán hàng cho người mua trong nội địa khơng có quan hệ
đặc biệt vởi người bán (người nhập khẩu).
Các điều kiện này được hiểu rõ như sau:
Số lượng tính gộp lớn nhất ở cấp độ thương mại đầu tiên: cấp độ
thương mại đầu tiên sau khi nhập khẩu chính là cấp độ thương mại cao nhất
mà người nhập khẩu bán lại hàng hóa sau khi hàng hóa được thơng quan.
Trong số các giao dịch ở cấp độ thương mại đầu tiên đó, mỗi đơn giá bán
hàng lại hình thành một nhóm số lương tương ứng. Nhóm có số lượng bán lại
lớn nhất chính là lượng bán gộp lớn nhất ở cấp độ thương mại đầu tiên.
Bán lại nguyên trạng như khi nhập khẩu tức là sau khi gia cơng thì bán
lại ngay mà khơng trải qua bất kì khâu gia cơng nào. Chỉ khi trong trường hợp
khơng tìm được lơ hàng bán ngun trạng như khi nhập khẩu thì mới xét đến
hàng đã qua gia công chế biến đơn giản, nhưng phải khấu trừ đi chi phí gia
cơng đơn giản. Những thay đổi mà làm thay đổi bản chất hàng hóa dẫn đến
thay đổi mã HS thì khơng bao giờ được sử dụng trong phương phỏp khu tr.

SV: Hoàng Thị Diệp

16

Lớp: Hải quan 49



×