Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Tác động của AFTA đối với việc chuyển hướng thương mại trong nội khối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.91 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS. Đàm Quang Vinh -
Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em có thể hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp
này.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Văn phòng Ủy ban Quốc gia về
Hợp tác Kinh tế Quốc tế - Bộ Công thương đã cho em cơ hội thực tập, tiếp cận,
vận dụng những kiến thức chuyên ngành và cung cấp số liệu giúp bài chuyên đề tốt
nghiệp của em thực sự sát với tình hình thực tế tạo tính thuyết phục cao cho đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức,
chuyên đề tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của
các thầy, cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
Chuyên đề thực tập
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………….0o0………….
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi : Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Tên tôi là : Lê Thị Viêng.
Lớp : Kinh tế Quốc tế 49B
Sau một thời gian thực tập ở UBQG về Hợp tác Kinh tế Quốc tế - Bộ
Công Thương, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Đàm Quang
Vinh và các anh chị tại UBQG, tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề
tài: “Tác động của AFTA đối với việc chuyển hướng thương mại trong nội
khối”.
Trong quá trình nghiên cứu và làm chuyên đề tốt nghiệp tôi không sao
chép bất kỳ chương trình nghiên cứu luận văn hay luận án nào, kết quả của


chuyên đề này là do quá trình tôi tự nghiên cứu, tìm hiểu qua sách vở, báo
chí, các công văn, các kênh thông tin đại chúng và những kiến thức tích lũy
được trong suốt quá trình học vừa qua.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là đúng sự thật, nếu có bất cứ sai
phạm nào tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Người làm đơn
Lê Thị Viêng
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
1. 2. 1. 1.2.1. V n thu quan: 12 3ấ đề ế 6
2. 4. 3.2.1. V n thu quan: 12ấ đề ế 6
3. 5.2.1. V n thu quan:ấ đề ế 12
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chú giải
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AIC Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN
AIJV Liên doanh công nghiệp ASEAN
AIP Các dự án công nghiệp ASEAN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BBC Kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác
CEPT Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATS Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ
GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GEL Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn
IL Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay
MFN Nguyên tắc tối huệ quốc
NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
Chuyên đề thực tập
NIEs Các nước công nghiệp mới
NTBs Các rào cản phi thuế quan khác
PTA Thoả thuận thương mại ưu đãi
QR Các hạn chế định lượng
SL Danh mục nhạy cảm
TEL Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
4. 1. 2. 1. 1.2.1. V n thu quan: 12 3 6ấ đề ế 3
5. 2. 4. 3.2.1. V n thu quan: 12 6ấ đề ế 3
6. 3. 5.2.1. V n thu quan: 12ấ đề ế 3
7. 7.2.1. V n thu quan:ấ đề ế 12
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, khu vực ASEAN ngày càng
khẳng định vị trí và vai trò của mình trên trường quốc tế. Với tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng năm khoảng 1.495 tỷ USD, ASEAN là khu vực có nền kinh tế
năng động bậc nhất thế giới. Thương mại là cầu nối, đưa các nước Đông Nam
Á thoát khỏi tình trạng nghèo đói và kém phát triển, hội nhập vào quá trình
toàn cầu hóa. Đến nay khu vực đã mở rộng quan hệ với nhiều nước và tổ
chức, khu vực đảm bảo một thị trường mở cửa : tự do hóa đầu tư, tự do hóa
thương mại.

Với sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư và chuyển hướng thương mại từ khu vực
châu Âu sang khu vực châu Á, các nước ASEAN đang chuyển mình từng
ngày, đổi mới và thu hút đầu tư nhiều hơn, vươn mình đến các nước bên
ngoài khu vực. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế rằng thị trường nội khối
ASEAN vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Các nước trong khối ASEAN
có mức trao đổi thương mại vào loại thấp, chỉ chiếm khoảng 20% - 25% tổng
trao đổi thương mại của ASEAN trên toàn thế giới. Các nước vẫn chưa tận
dụng hết cơ hội thị trường mà khu vực mang lại. Điều này sẽ rất khó khăn
trong việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) theo tiến trình năm
2015 sẽ hoàn thành.
Đây cũng chính là những lí do để em quyết định chọn đề tài “Tác động
của AFTA đến việc chuyển hướng thương mại trong nội khối”. Hy vọng
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
Chuyên đề thực tập
với việc nghiên cứu vấn đề này bài nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một
vài khía cạnh của nó, từ đó có thể đưa ra một vài biện pháp khả thi để nâng cao
tỷ lệ trao đổi thương mại trong nội khối cũng như góp phần củng cố quan hệ
của các nước ASEAN, tiến tới xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN bền vững
và phát triển trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của chuyên đề: Phân tích và làm rõ thực trạng hợp tác thương
mại cũng như kim ngạch trao đổi thương mại trong nội khối ASEAN, đồng
thời đánh giá một cách khách quan vai trò của AFTA trong tiến trình chuyển
hướng thương mại nội khối, từ đó đưa ra định hướng thương mại và sản xuất
của Việt Nam trong tình hình mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu khu vực tự do ASEAN – AFTA và cơ
chế CEPT, trong đó đặc biệt quan tâm đến tác động của AFTA trong việc
chuyển hướng thương mại nội khối và xu hướng thương mại của Việt Nam
trong ASEAN.

4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề đã vận dụng kết hợp phương pháp thống kê, phân tích hệ
thống và các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp so sánh, tổng
hợp để giải quyết các nội dung nghiên cứu. Các phương pháp đó được kết
hợp chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các quan điểm, nghiên cứu lí thuyết và
tổng kết thực tiễn để đưa ra những kết luận phù hợp.
5. Bố cục đề án
Tương ứng với mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề, ngoài các phần Lời
mở đầu, danh mục bảng biểu đồ, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo chuyên đề được cơ cấu gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG I : Tổng quan chung về AFTA và biểu thuế quan ưu đãi có
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
7
Chuyên đề thực tập
hiệu lực chung CEPT
CHƯƠNG II: Tác động của AFTA đến việc chuyển hướng thương mại
trong nội khối
CHƯƠNG III: Sự lựa chọn của Việt Nam trong dòng chảy thương mại
mới
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ AFTA VÀ BIỂU THUẾ QUAN
ƯU ĐÃI CÓ HIỆU LỰC CHUNG CEPT
7.1. Sự ra đời khu vực thương mại tự do ASEAN – AFTA:
Ngày 1/1/1993 các nước ASEAN cùng nhau thoả thuận xây dựng khối
mậu dịch tự do ASEAN - AFTA thành một thị trường chung rộng lớn trong
khu vực. Đặc biệt là chương trình ưu đãi thuế quan hữu hiệu chung (CEPT),
thực hiện giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan trong khoảng thời
gian lúc đầu dự định là 15 năm sau đó rút xuống 10 năm bắt đầu từ 1/1/1993
có ý nghĩa quan trọng và tác động sâu sắc đến nền kinh tế mỗi quốc gia. Mục
tiêu của chương trình này là đến năm 2003 giảm thuế quan đối với các hàng

hoá sản xuất trong nội bộ khối xuống tới mức 0 – 5%. Hội nghị cấp cao của
ASEAN lần thứ 5 đã đề ra yêu cầu cố gắng hoàn thành mục tiêu vào năm
2000. Thực hiện được điều đó AFTA sẽ góp phần tích cực vào việc tăng
cường khả năng canh tranh của ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp
của nước ngoài và ngược lại, củng cố và thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá trong
khu vực và đưa tới sự phát triển năng động hơn nữa của mỗi thành viên, điều
này hoàn toàn phù hợp với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới cả
trên cấp độ toàn cầu và trên cấp độ khu vực.
ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốc
độ nhanh nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN giai đoạn 1981
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
8
Chuyên đề thực tập
– 1991 là 5,4%, gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới).
Tuy vậy, trước khi AFTA ra đời, những nỗ lực hợp tác kinh tế của ASEAN
đều không đạt được mục tiêu mong muốn. ASEAN đã có các kế hoạch hợp
tác kinh tế như:
- Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA).
- Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP).
- Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ sản
xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC).
- Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV).
Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên chỉ tác động đến một phần nhỏ
trong thương mại nội bộ ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưởng đến đầu tư
trong khối.
7.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của AFTA
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi
trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước
ASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua nếu không có
sự liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội, những

thách thức đó là :
- Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh
mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong
ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong
nước cũng như quốc tế.
- Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt
như EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho
hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này.
- Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu
đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về
tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt
Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
9
Chuyên đề thực tập
hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng
cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.
Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của
Thailand, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định
thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA). Đây thực
sự là bước ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN ở một tầm mức mới.
7.1.2. Mục tiêu của AFTA:
AFTA đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau:
Thứ nhất, tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các
hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi quan
thuế. Đây là mục tiêu đầu tiên song không phải là mục tiêu quan trọng nhất
của AFTA, vì quy mô của thị trường ASEAN tương đối nhỏ so với các thị
trường thương mại khu vực khác.
Bảng 1.1. Quy mô của thị trường ASEAN so với một số khối liên kết
khác trên thế giới.

(Đơn vị: %)
Khu vực
Sản lượng
thế giới
Thương mại
thế giới
Buôn bán
nội bộ khu vực
EU 26,8 42,1 60
NAFTA 27,8 18,2 40
ASEAN 1,5 4,5 20
Nguồn: Viện Kinh tế Chính trị thế giới, 2007.
Điều này sẽ khiến cho các Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải
có hiệu quả và khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Đồng thời,
người tiêu dùng sẽ mua được những hàng hoá từ những nhà sản suất có hiệu quả
và chất lượng trong ASEAN, dẫn đến sự tăng lên trong thương mại nội khối.
Mặc dù vậy, ASEAN luôn mong muốn trở thành khu vực mậu dịch tự do
trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu và nó cũng hỗ trợ cho các quốc gia
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
10
Chuyên đề thực tập
này đẩy mạnh tăng trưởng, thay đổi cơ cấu, bổ xung lẫn nhau theo hướng trở
thành một khu vực cạnh tranh có ưu thế so với các thị trường khu vực khác.
Thứ hai, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra
một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn. Đây là mục tiêu trọng tâm của
AFTA. AFTA sẽ tạo ra một nền tảng sản xuất thống nhất trong ASEAN, điều
đó cho phép hợp lý hóa sản xuất, chuyên môn hóa trong nội bộ khu vực và
khai thác các thế mạnh của các nền kinh tế thành viên khác nhau. Có 3 lý do:
- Sự phân công quốc tế được đẩy mạnh trong nội bộ ASEAN.
- Đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN sẽ tăng do kết quả chuyển

hoàn mậu dịch giữa các quốc gia này tăng theo AFTA, do đó sẽ kích thích các
công ty Nhật, Hoa Kỳ, EU và NIEs đầu tư nhiều hơn để giữ thị trường.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ASEAN tăng nhờ sự lớn mạnh
của thị trường nội địa khu vực và tăng sức mua của thị trường ASEAN.
Thứ ba, làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế
đang thay đổi, đặc biệt là với sự phát triển của các thỏa thuận thương mại khu
vực (RTA) trên thế giới. Nhờ tăng buôn bán trong và ngoài khu vực, AFTA
sẽ trợ giúp cho các quốc gia thành viên ASEAN thích ứng được với chế độ
thương mại đa biên đang tăng lên ngày càng nhanh chóng.
7.2. Nội dung cơ bản của AFTA, cơ chế CEPT:
Để thực hiện thành công Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, các nước
ASEAN cũng trong năm 1992, đã ký Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu
lực chung (Common Effective Preferential Tariff), gọi tắt là CEPT.
CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về
giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0 – 5%, đồng thời loại bỏ
tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan trong vòng 10
năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. (Đây là thời hạn đã có
sự đẩy nhanh hơn so với thời hạn ký Hiệp định ban đầu : từ 15 năm xuống
còn 10 năm).
Nói đến vấn đề xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là nói tới
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
11
Chuyên đề thực tập
việc thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn đề chủ
yếu, không tách rời dưới đây :
- Thứ nhất là vấn đề giảm thuế quan: Mục tiêu cuối cùng của AFTA là
giảm thuế quan xuống 0 – 5%, theo từng thời điểm đối với các nước cũ và các
nước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong vòng 10 năm.
- Thứ hai là vấn đề loại bỏ hàng rào phi quan thuế (NTB): hạn ngạch, cấp
giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật: kiểm dịch, vệ sinh dịch tễ.

- Thứ ba là hài hoà các thủ tục Hải quan.
7.2.1.Vấn đề thuế quan:
7.2.1.1.Các danh mục sản phẩm và tiến trình giảm thuế theo kế
hoạch CEPT:
Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân
loại tất cả các hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau:
- Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay ( Tiếng Anh viết tắt là IL).
- Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế ( viết tắt là TEL).
- Danh mục nhạy cảm ( viết tắt là SL)
- Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn ( viết tắt là GEL)
Trong 4 loại Danh mục nói trên thì:
Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL): Là những sản
phẩm không phải thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định CEPT, tức là không
phải cắt giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Các sản phẩm trong danh
mục này phải là những sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã
hội, cuộc sống, sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá
trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ ( theo điều 9B Hiệp định
CEPT). GEL không phải là danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập
khẩu. Một số mặt hàng trong GEL vẫn được nhập khẩu bình thường, nhưng
không hưởng thuế suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm thuế.
Danh mục nhạy cảm (SL): Là những sản phẩm được thực hiện theo
một lịch trình giảm thuế và thời hạn riêng, các nước ký một Nghị định thư xác
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
12
Chuyên đề thực tập
định việc thức hiện cắt giảm thuế cho các sản phẩm này, cụ thể thời hạn bắt
đầu cắt giảm là từ 1/1/2001 kết thúc 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0 – 5%,
nghĩa là kéo dài thời hạn hơn các sản phẩm phải thực hiện nghĩa vụ theo
CEPT. Đối với các sản phẩm trong danh mục nhảy cảm cao, thời hạn kết thúc
đã được xác định là năm 2010, tuy nhiên sẽ có một số linh hoạt nhất định sẽ

được áp dụng liên quan đến mức thuế suất kết thúc, các biện pháp tự vệ
phòng ngừa bất trắc.
Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay (IL): bao gồm những mặt
hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất
0 – 5 %. Ngay sau khi kí CEPT, mỗi nước ASEAN phải đưa ra IL của mình
để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993. Trên thực tế không có mặt hàng nào
trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có những mặt hàng trước khi
đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5% thậm chí bằng 0%.
Các sản phẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế quan ngay tại
thời điểm bắt đầu thực hiện cho đến thời hạn kết thúc, tiến trình cắt giảm như
sau :
+ Các sản phẩm có thuế suất trên 20% (> 20%) sẽ được giảm xuống 20%
trong vòng 5 năm đầu và tiếp tục giảm xuống còn 0 – 5% trong 5 năm còn lại.
Cụ thể : Các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20%
vào 1/1/1998, và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003.
+ Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm
xuống còn 0 – 5% trong vòng 7 năm đầu.
Cụ thể : Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được
giảm xuống còn 0 – 5% vào 1/1/2000.
Các nước có quyền được quyết định mức cắt giảm nhưng tối thiểu mỗi
năm 5%, không được duy trì cùng thuế suất trong 3 năm liền, trong trường
hợp thuế MFN thay đổi tại một thời điểm nào đó nếu cao hơn thuế suất CEPT
tại thời điểm đó thì không được nâng thuế CEPT bằng mức thuế MFN đó;
trường hợp thuế MFN thấp hơn thuế CEPT thì việc áp dụng phải tự động theo
thuế suất MFN đó và phải điều chỉnh lịch trình. Không được nâng mức thuế
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
13
Chuyên đề thực tập
CEPT của năm sau lên cao hơn năm trước.
Danh mục loại trừ tạm thời (TEL): Bao gồm những mặt hàng chưa

đưa vào giảm thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành
thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường
cạnh tranh quốc tế gia tăng.
Tuy nhiên, Danh mục TEL này chỉ mang tính chất tạm thời, các sản
phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời sẽ được chuyển toàn bộ sang Danh
mục cắt giảm thuế (IL) ngay trong vòng 5 năm, kể từ năm thứ 4 thực hiện
Hiệp định tức là từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, mỗi năm chuyển 20% số sản phẩm
trong Danh mục TEL vào Danh mục IL.
Lịch trình cắt giảm thuế của các sản phẩm chuyển từ Danh mục TEL
sang Danh mục IL này như sau:
- Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, phải giảm dần thuế
suất xuống bằng 20% vào thời điểm năm 1998, trường hợp các sản phẩm
được chuyển vào đúng hoặc sau thời điểm năm 1998 thì thuế suất lập tức phải
bằng hoặc thấp hơn 20%, và tiếp tục giảm xuống còn 0 – 5% vào 1/1/2003
như lịch trình đối với sản phẩm trong Danh mục IL.
- Đối với những sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được
giảm xuống còn 0 – 5% vào 1/1/2003.
Các quy định khác cũng tương tự như đối với Danh mục IL nói trên.
Ngoài các quy định được nêu trên trong quá trình xây dựng và thực hiện,
không được có sự thụt lùi về tiến độ, cũng như không được phép chuyển các
mặt hàng từ Danh mục cắt giảm (IL) sang bất kỳ Danh mục nào, không được
chuyển các mặt hàng từ Danh mục TEL sang Danh mục nhạy cảm (SEL) hay
Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE) mà chỉ có sự chuyển từ Danh mục TEL
sang Danh mục IL nói trên, hoặc chuyển từ Danh mục SEL, GE sang Danh
mục TEL hoặc IL. Nếu vi phạm thì nước thành viên phải đàm phán lại với các
nước khác và phải có nhân nhượng bồi thường.
7.2.1.2.Cơ chế trao đổi nhượng bộ của CEPT:
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
14
Chuyên đề thực tập

Một sản phẩm khi xuất khẩu sang các nước trong nội bộ ASEAN, muốn
được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi theo chương trình CEPT, thì phải đồng
thời thỏa mãn các điều kiện sau:
- Sản phẩm đó phải nằm trong Danh mục cắt giảm thuế (IL) của cả nước
xuất khẩu và nước nhập khẩu, và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng
hoặc thấp hơn 20%.
- Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA
thông qua.
- Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoả
mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng
nội địa) ít nhất là 40%.
Công thức 40% hàm lượng ASEAN được xác định như sau:
Giá trị nguyên vật
liệu, bộ phận, các sản
phẩm là đầu vào nhập khẩu
từ nước không phải là
thành viên ASEAN
+
Giá trị nguyên vật
liệu, bộ phận, các sản
phẩm là đầu vào không
xác định được xuất xứ
X 100%
<60%
Giá FOB
Trong đó :
+ Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu
từ các nước không phải là thành viên ASEAN là giá CIF tại thời điểm nhập
khẩu.
+ Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào không xác

định được xuất xứ là giá xác định ban đầu trước khi đưa vào chế biến trên
lãnh thổ nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN.
Nếu một sản phẩm có đủ ba điều kiện trên thì sẽ được hưởng mọi ưu đãi
mà quốc gia nhập khẩu đưa ra (sản phẩm được ưu đãi hoàn toàn). Nếu một
sản phẩm thoả mãn các yêu cầu trên trừ việc có mức thuế quan nhập khẩu
bằng hoặc thấp hõn 20% thì sản phẩm đó chỉ được hưởng thuế suất CEPT cao
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
15
Chuyên đề thực tập
hơn 20% trước đó hoặc thuế suất MFN, tuỳ thuộc thuế suất nào thấp hơn.
Để xác định các sản phẩm có đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo
chương trình CEPT hay không, mỗi nước thành viên hàng năm xuất bản Tài
liệu hướng dẫn trao đổi nhượng bộ theo CEPT (CCEM) của nước mình, trong
đó thể hiện các sản phẩm có mức thuế quan theo CEPT và các sản phẩm đủ
điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan của các nước thành viên khác.
7.2.2.Các hạn chế định lượng (QR) và các rào cản phi thuế quan
khác (NTBs):
Để thiết lập được khu vực mậu dịch tự do, việc cắt giảm thuế quan cần
phải được tiến hành đồng thời với việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan.
Các hàng rào phi thuế quan bao gồm các hạn chế về số lượng (như hạn ngạch,
giấy phép, ) và các hàng rào phi thuế quan khác (như các khoản phụ thu, các
quy định về tiêu chuẩn chất lượng, ) Các hạn chế về số lượng có thể được
xác định một cách dễ dàng và do đó, được quy định loại bỏ ngay đối với các
mặt hàng trong Chương trình CEPT được hưởng nhượng bộ từ các nước
thành viên khác.
Tuy nhiên, đối với các rào cản phi thuế quan khác, việc xác định và loại
bỏ phức tạp hơn rất nhiều. Hiệp định CEPT quy định về vấn đề này như sau:
•Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với
các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó;
cụ thể: những mặt hàng đã được đưa vào Danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ

phải bỏ các hạn chế về số lượng.
•Các hàng rào phi quan thuế khác sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5
năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi.
•Các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc
biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT.
•Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và
thừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau.
•Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
16
Chuyên đề thực tập
gây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán), các
nước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc
nhập khẩu.
7.2.3. Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan:
7.2.3.1.Thống nhất biểu thuế quan:
Để tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu
ASEAN tiến hành việc buôn bán trong nội bộ Khu vực được dễ dàng và thuận
lợi, cũng như các cơ quan Hải quan ASEAN dễ dàng trong việc xác định mức
thuế cho các mặt hàng một cách thống nhất, ngoài ra phục vụ cho các mục
đích thống kê, phân tích, đánh giá việc thực hiện CEPT – AFTA, cũng như
tình hình xuất nhập khẩu nội khối, các nước đã quyết định sẽ thống nhất một
biểu thuế quan trong khối ASEAN ở mức 8 chữ số theo Hệ thống điều hoà
của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (HS). Hiện nay biểu thuế quan chung
của ASEAN đang được xây dựng, sẽ hoàn thành trong năm 2000 và được áp
dụng từ năm 2000, những nước nào chậm nhất cũng phải áp dụng từ năm
2002.
7.2.3.2.Thống nhất hệ thống tính giá hải quan:
Vào năm 2000, các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện phương pháp
xác định trị giá hải quan theo GATT – GTV (GATT Transactions Value),

thực hiện điều khoản VII của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan
1994 (Hiện nay là Tổ chức thương mại thế giới WTO) để tính giá hải quan.
Một cách tóm tắt là giá trị hàng hoá để tính thuế xuất nhập khẩu là giá trị
giao dịch thực tế giữa người xuất khẩu và ngưòi nhập khẩu, không phải là do
nhà nước áp đặt.
7.2.3.3.Xây dựng Hệ thống Luồng xanh hải quan:
Hệ thống này được thực hiện từ 1/1/1996 nhằm đơn giản hoá hệ thống
thủ tục hải quan dành cho các hàng hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi theo
Chương trình CEPT của ASEAN.
7.2.3.4.Thống nhất thủ tục hải quan:
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
17
Chuyên đề thực tập
Hai vấn đề đã được các nước thành viên ưu tiên trong việc thống nhất
thủ tục hải quan là :
+ Mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT: Các nước
ASEAN đã gộp ba loại tờ khai hải quan: Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Mẫu
D, Tờ khai hải quan xuất khẩu và Tờ khai hải quan nhập khẩu lại thành một
mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT.
+ Thủ tục xuất nhập khẩu chung: bao gồm những vấn đề sau:
a) Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá xuất khẩu.
b) Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
c) Các vấn đề về giám định hàng hoá.
d) Các vấn đề về gửi hàng trong đó giấy chứng nhận xuất xứ được cấp
sau và có hiệu lực hồi tố.
e) Các vấn đề liên quan đến hoàn trả
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
18
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG II

TÁC ĐỘNG CỦA AFTA ĐẾN VIỆC CHUYỂN HƯỚNG
THƯƠNG MẠI TRONG NỘI KHỐI
2.1. Triển vọng quan hệ thương mại trong nội bộ khối ASEAN
2.1.1. Khái quát thị trường các nước ASEAN
2.1.1.1.Đặc điểm thị trường chung
Các nước ASEAN đều nằm trong khu vực Đông Nam Á, trừ Lào; đều
tiếp xúc với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, thuận lợi cho giao thương
quốc tế và phát triển du lịch. Diện tích của các nước ASEAN là 4.604.866
, chiếm trên 3% diện tích thế giới. Đông Nam Á là một trong những khu
vực giàu có tài nguyên thiên nhiên như: Dầu mỏ, khí đốt tập trung ở
Indonesia, Brunei, Việt Nam; thiếc trữ lượng lớn tập trung ở Malaysia,
Thailand, Indonesia; đồng có nhiều ở Philippines; vàng tập trung ở
Philippines và Indonesia…
Với diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 30% tổng diện tích tự nhiên,
khí hậu nóng ẩm quanh năm, ASEAN là vùng có nhiều tiềm năng phát triển
nông nghiệp, nhất là cây trồng nhiệt đới như lúa gạo, cao su thiên nhiên, cà
phê, hạt tiêu, hạt điều, cọ dầu,… Thailand và Việt Nam đứng thứ nhất, nhì thế
giới về xuất khẩu gạo; Indonesia và Việt Nam là 2 trong số 4 nước xuất khẩu
cà phê lớn nhất thế giới. Về lâm nghiệp các nước ASEAN có tiềm năng lớn
về rừng với nhiều loại gỗ quý, dược liệu và các loại thú quý hiếm. Về ngư
nghiệp, với vị trí gần biển và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, các
nước ASEAN có nhiều tiềm năng về khai thác, nuôi trồng thủy sản. Chẳng
hạn, Philippines có trữ lượng cá đứng thứ 11 trên thế giới, Thailand là 1 trong
10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
Khu vực ASEAN có dân số trên 500 triệu dân, chiếm trên 7% dân số thế
giới, ASEAN là một thị trường cung cấp sức lao động với giá nhân công rẻ và
trình độ chuyên môn của người lao động đang được nâng lên, đặc biệt là
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
19
Chuyên đề thực tập

Singapore, Thailand, Malaysia. Lực lượng lao động của các nước ASEAN trẻ,
trên 2/3 dân số ở độ tuổi dưới 30 – đây là một lợi thế lớn, nhất là trong bối
cảnh ở một số nước phát triển, lực lượng lao động ngày càng già hóa mà tiến
bộ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. ASEAN
còn là một thị trường lớn để tiêu thụ sản phẩm và là một địa bàn hấp dẫn đối
với đầu tư nước ngoài.
So với nhiều khu vực khác trên thế giới, ASEAN còn là một khu vực
tương đối ổn định về chính trị (tuy gần đây có một số xáo trộn ở Philippines,
Indonesia và Thailand) có một đường lối đối ngoại khá mềm dẻo, các tranh
chấp được giải quyết trên cơ sở thương lượng là chủ yếu.
ASEAN có GDP khoảng 731 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
năm đạt 339,2 tỷ USD. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên phong phú và
hiện nay đang đứng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như:
cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ
(60%), gỗ xúc (50%), cũng như gạo , đường, dầu thô, dứa,… Công nghiệp
của ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biêt trong các lĩnh vực: dệt,
hàng điện tử, các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này được xuất khẩu
với khối lượng lớn và đang thâm nhập nhanh chóng vào thị trường thế giới.
Khu vực ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu
vực khác trên thế giới, với nhịp độ trung bình hàng năm từ 5 – 10%, cho đến
trước cuộc khủng hoảng vừa qua, ASEAN được coi là tổ chức khu vực thành
công nhất của các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, mức phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN không phải là
đồng nhất. Trong ASEAN, Indonesia là nước đứng đầu về diện tích và dân số
nhưng thu nhập quốc dân đầu người chỉ vào khoảng trên 600USD. Trong khi
đó, Singapore và Brunei là hai quốc gia nhỏ nhất về diện tích (Singapore) và
về dân số (Brunei) lại có thu nhập theo đầu người cao nhất ASEAN, khoảng
25.000USD/năm.
Ở các nước ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ
theo hướng công nghiệp hóa. Ngoại trừ Indonesia với công nghiệp chế tạo

Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
20
Chuyên đề thực tập
(không kể công nghiệp khai thác) chiếm tỷ trọng khoảng 20% GDP, còn ở các
nước khác tỷ trọng này xấp xỉ 30%. Nhờ chính sách kinh tế “hướng ngoại”,
nền ngoại thương ASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gấp đôi trong vòng
10 năm qua, đạt trên 160 tỷ USD vào đầu những năm 1990 (nay là 339tỷ
USD), nâng tỷ trọng ngoại thương thế giới từ 3,6% lên 4,7%. ASEAN cũng là
đối tượng thu hút nhiều vốn đầu tư của thế giới. Cuối những năm 80 của thế
kỷ XX, bình quân hàng năm các nước ASEAN thu hút được 13,5 tỷ USD so
với 4,6 tỷ USD vào đầu những năm 80 và nay là 300 tỷ USD.
2.1.1.2.Đặc điểm thị trường một số nước thành viên
 Thailand:
Thailand nằm ở khu vực trung tâm Đông Nam Á. Diện tích là 513.115
. Thailand xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ 3 tại Đông Nam
Á, sau Indonesia và Myanmar. Thailand có bờ biển dài khoảng 1.840km trên
bờ vịnh Thailand và 865 km trên bờ biển Ấn Độ Dương. Do vị trí địa lý với
điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thailand là một nước có nhiều tiềm năng phát
triển nông nghiệp. Liên tục trong nhiều năm qua, Thailand là nước đứng đầu
thế giới về sản xuất gạo với mức 4-5 triệu tấn/năm. Gạo Thailand cạnh tranh
trên thị trường thế giới được nhờ giá rẻ (so với Mỹ) và nhờ chất lượng (so với
Việt Nam). Thailand cũng là một trong 3 nước ở khu vực xuất khẩu mủ cao
su thiên nhiên lớn nhất thế giới. Ngoài ra các cây trồng khác như bắp, khoai
mỳ,…cũng được trồng nhiều ở Thailand, đặc biệt là các loại cây ăn trái như
nhãn, sầu riêng, xoài,… rất có lợi thế xuất khẩu. Thailand là nước có ngư
trường lớn thứ 3 ở châu Á (sau Nhật Bản và Trung Quốc). Năm 2000,
Thailand đứng thứ 9 trên thế giới về sản lượng thủy sản nhưng về xuất khẩu
lại đứng thứ nhất. Từ đầu những năm 1980 đến nay, Thailand là nước xuất
khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 80% lượng cá ngừ xuất khẩu
trên thị trường thế giới, riêng vào thị trường Mỹ đã chiếm 60% sản lượng cá

ngừ xuất khẩu của Thailand.
Hiện nay, Thailand được đánh giá là có năng lực tốt trong sản xuất và
chiếm vị trí hàng đầu trong khu vực về xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
21
Chuyên đề thực tập
quan trọng, đặc biệt là gạo, mía, đường, các loại nông sản và thực phẩm chế
biến.
Thailand có hệ thống pháp luật thương mại tự do theo tiêu chuẩn quốc tế
để từ đó có thể tiếp nhận quá trình tự do hóa thương mại. Bên cạnh đó
Thailand cũng có những điều chỉnh nhằm khắc phục nhược điểm của mình.
Đặc biệt là trong những năm gần đây, Chính phủ Thailand chú trọng tháo gỡ
các trở ngại trong quan hệ thương mại với các nước láng giềng. Điều này thể
hiện khi Thailand ký kết các hợp tác kinh tế đối với tất cả các nước láng giềng
chẳng hạn như tam giác kinh tế phía Nam, tứ giác kinh tế phía Bắc, lục giác
kinh tế sông Mekong. Bên cạnh các đối tác truyền thống là các nước công
nghiệp phát triển, Thailand đặc biệt chú trọng đến thị trường các nước đang
phát triển như: ASEAN, Trung Đông, Châu Phi, Trung Quốc,… Trong đó các
nước thuộc khu vực ASEAN và Mỹ La tinh được Thailand đặc biệt quan tâm.
Để hỗ trợ xuất khẩu sang các thị trường mới, Chính phủ Thailand đã áp dụng
nhiều biện pháp như: hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay trong vòng 5 năm đối
với các nhà xuất khẩu sang thị trường mới. Ở cấp độ khu vực và trong khuôn
khổ AFTA, Thailand là nước tích cực cổ vũ cho việc đảm bảo tiến trình
AFTA được thực hiện đúng hạn. Theo hướng đó, Chính phủ Thailand đã áp
dụng nhiều biện pháp khác nhau như: giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào
phi thuế quan, giảm lãi xuất tín dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các
ngành sản xuất trong nước. Về thuế quan, Thailand đã công bố giảm thuế suất
đối với 542 mặt hàng công nghiệp vào giữa năm 2000 từ mức 5 – 20% xuống
còn 0 – 10%. Về rào cản thương mại phi thuế quan, Thailand chỉ áp dụng các
biện pháp phi thuế quan khi cần thiết để bảo vệ lợi ích trong nước và chỉ điều

chỉnh theo các yêu cầu của WTO.
 Singapore:
Singapore là nước nhỏ nhất trong các nước NICs, diện tích chỉ có 620
gồm đảo chính Singapore và một số đảo nhỏ thuộc phía nam bán đảo
Nalaica. Với tài nguyên không có gì, tiềm năng để phát triển nông nghiệp hầu
như là con số không nên Singapore đã coi công nghiệp và dịch vụ là hai
ngành cơ bản nhất của nền kinh tế quốc dân, trong đó đặc biệt là dịch vụ. bên
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
22
Chuyên đề thực tập
cạnh những lĩnh vực dịch vụ quan trọng như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
vận chuyển bằng đường biển,… Singapore đặc biệt chú ý đến du lịch. Mặc dù
thiên nhiên không ưu đãi ban cho Singapore những danh lam thắng cảnh nổi
tiếng nhưng bù lại, đất nước này đã cố gắng thu hút khách du lịch bằng những
chính nỗ lực của mình để tạo ra nhiều điểm hấp dẫn du khách như công viên
Jurong, đảo Sintosa hoàn toàn nhân tạo,…
Tại Singapore, thị trường chứng khoán được thành lập từ năm 1971,
trong số 100 ngân hàng lớn nhất thế giới đã có tới 70 ngân hàng đặt chi nhánh
tại Singapore.
Trong thời gian qua, Singapore là đối tác thương mại lớn vào hàng thứ
hai của Việt Nam. Các hoạt động thương mại song phương phát triển từng
năm một và đã tăng gấp đôi kể từ năm 1993 đến nay. Trị giá thương mại song
phương năm 2000 là 3,7 tỉ USD, và trong nửa đầu năm 2001 đã tăng 21,2%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó phần xuất khẩu của Singapore cho Việt
Nam tăng 27,4%, phần nhập khẩu của Singapore từ Việt Nam tăng 7,1%. Như
trên đã trình bày, Singapore là một trung tâm thương mại và hậu cần quốc tế
mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, có thể sử dụng hải cảng,
không cảng và hệ thống kho chứa hàng để xuất hàng cho thị trường quốc tế.
Trong khi đó tại Việt Nam, các hải cảng ở miền Bắc, đặc biệt là Hải Phòng,
được sử dụng để cung ứng hàng hoá cho các thị trường ở Đông Á như Nhật

Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
 Indonesia:
Indonesia là nước lớn nhất và đông dân nhất khu vực Đông Nam Á.
Tổng diện tích 1,91 triệu Km2, dân số 230 triệu người. Là đất nước quần đảo
lớn nhất thế giới với trên 17.500 hòn đảo. Trong 5 hòn đảo lớn nhất của
Indonesia, có 3 đảo có diện tích lớn hơn Việt Nam là đảo Kalimantan 531
ngàn , Sumatra 474 ngàn , Papua 422 ngàn . Hai đảo lớn còn lại
là Sulawesi 189 ngàn và Java 132 ngàn . Khoảng 70% dân số sống
trên đảo Java. Indonesia nằm trên trục đường biển và đường hàng không quốc
tế, là đường giao thông hàng hải nối liền Châu Á, Châu Âu với Châu Đại
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
23
Chuyên đề thực tập
dương và nối liền Châu Mỹ với Châu Á và châu Âu. Đất nước có nguồn lợi
biển tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên giầu có. Indonesia là nước đa
văn hóa, đa sắc tộc, đa tôn giáo và đa ngôn ngữ. Có trên 300 dân tộc và sắc
tộc khác nhau, hàng trăm tiếng bản ngữ. Đời sống tôn giáo và tín ngưỡng
cũng rất đa dạng. Đại đa số dân, khoảng 90% theo đạo Hồi và Indonesia là
nước dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới. Tôn giáo ở Indonesia mang yếu tố dân
tộc cao.
Về kinh tế: Indonesia là thành viên của WTO từ 1995, thành viên của
ASEAN, OPEC và nhiều hiệp hội, tổ chức… chính sách xuất nhập khẩu hay
thay đổi theo hướng bảo vệ thị trường nội địa trong khuôn khổ cho phép của
các tổ chức này. Năm 2004, kinh tế Indonesia tăng trưởng mức 5,13%. Tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 115,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 69,71 tỷ
USD, tăng 11,5 %, xuất khẩu đạt mức cao nhất trong lịch sử. Thặng dư
thương mại 2004 là 25,53 tỷ USD. Indonesia truyền thống xuất siêu mỗi năm
khoảng từ 25 đến 30 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu đóng góp chỉ 12,6% GDP,
trong khi tiêu dùng là động lực chính chiếm 66,5% GDP của đất nước. Đầu tư
đóng góp 20,9% GDP trong năm 2004. Chính phủ đã ưu tiên chính sách ổn

định kinh tế vĩ mô, nhằm giảm thiểu những sa sút trong hoạt động kinh tế.
Chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh
và thu hút đầu tư gồm: thiết lập an ninh, trật tự; cải cách luật pháp, cải thiện
môi trường lao động, cải thiện hệ thống thuế quan, cải thiện cơ sở hạ tầng
kinh tế, huỷ bỏ những quy định bất hợp lý cản trở đầu tư, thương mại của
Trung ương và địa phương được đưa ra trước đây. Kinh tế Indonesia năm
2004 đã có những dấu hiệu khả quan hơn trước nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn
còn ở mức thấp, đầu tư nước ngoài vẫn sút giảm do những bất ổn về an ninh,
liên quan đến các hoạt động khủng bố tại Jakarta và các nơi khác.
Về Thương mại: Indonesia là nước giầu tài nguyên thiên nhiên, khoáng
sản, đất đai phì nhiêu, khí hậu thận lợi, được sự giúp đỡ của các nước phương
Tây trong tổ chức liên chính phủ về Indonesia (CGI), cộng với chính sách
kinh tế thị trường, mở cửa rộng rãi cho nýớc ngoài ðầu tý, Indonesia ðã đạt
được nhiều tiến bộ to lớn về kinh tế. Là nước có diện tích và dân số lớn nhất
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
24
Chuyên đề thực tập
trong ASEAN, có tiềm năng kinh tế lớn, nên Việt Nam còn nhiều cơ hội để
phát triển thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu sang Indonesia những mặt hàng
như gạo, dầu thô, chè, lạc nhân, hàng nông sản, hàng điện tử, than đá,… Cơ
cấu hàng xuất khẩu của Indonesia tương đối giống cơ cấu hàng xuất khẩu của
Việt Nam. Trong số 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, trừ 2 mặt hàng là
gạo và thịt lợn, còn 13 mặt hàng Indonesia cũng đang đảy mạnh xuất khẩu,
trong đó có 8 mặt hàng đặc biệt ưu tiên trùng với ta như: Dệt may, Giày dép,
Sản phẩm cơ khí, điện, Đồ gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ, Thủy sản, Sản phẩm
nhựa, chất dẻo, Cà phê. Phần lớn hàng xuất khẩu là nguyên liệu và nông sản.
Phần hàng công nghiệp và sản phẩm chế biến còn nhỏ. Thị trường hai nước
Việt Nam - Indonesia tương đồng giống nhau, không phải là thị trường bổ
sung cho nhau.
 Malaysia :

Từ một nước công nghiệp lạc hậu vào những năm 50, 60 thế kỷ XX,
ngày nay Malaysia đã nổi lên như một nước thuộc vào hàng ngũ các nước
đang phát triển mạnh nhất trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung
bình từ năm 1970 đến năm 1980 là 8%, từ năm 1981 đến năm 1994 là 7,4%;
từ năm 1995 đến nay, mặc dù nền kinh tế chịu tác động của sự biến động lớn
của nền kinh tế khu vực và thế giới Malaysia vẫn đạt tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân là khoảng trên dưới 5%. Điểm nổi bật của Malaysia trong phát
triển kinh tế so với một số nước trong khu vực chính là ở chỗ họ đạt được tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao; chuyển đổi được cơ cấu kinh tế một cách nhanh
chóng và các chỉ tiêu kinh tế cơ bản rất khả quan nhưng không bị các vấn đề
xã hội như ở Thailand hay Indonesia. Ở Malaysia khoảng cách chênh lệch dân
cư ngày càng thu hẹp; hệ thống giáo dục mang tính thống nhất và năng động
cao; các vấn đề xã hội như ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ma túy,…
được đẩy lùi. Có thể nói, Malaysia phát triển kinh tế một cách có hiệu quả và
bền vững, ngày càng tiến gần đến một nước công nghiệp mới, một con rồng
mới của châu Á. Cơ sở chứng tỏ sự tăng trưởng bền vững dài hạn cũng như
chất lượng tăng trưởng của Malaysia còn thể hiện rõ ở quá trình chuyển dịch
cơ cấu ngành đã diễn ra rất nhanh, từ nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông
Lê Thị Viêng Lớp: KTQT 49B
25

×