Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Tăng cường huy động vốn ngoại tệ tại phòng GD số 1 ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.02 KB, 71 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ
NHTW : Ngân hàng trung ương
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
NHTM : Ngân hàng thương mại
BĐS : Bất động sản
VND : Việt Nam đồng
USD : Đo la mỹ.
TCKT – XH : Tổ chức kinh tế - xã hội.
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là những tổ chức, cá nhân có nguồn
vốn nhàn rỗi nhưng không biết đầu tư vào đâu và một bên là các tổ chức, cá
nhân có phương án kinh doanh, mong muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng
lại không có vốn ngân hàng thương mại đã ra đời. Cũng chính vì nguồn gốc
hình thành như thế đã quyết định tới đặc điểm cơ cấu nguồn vốn của ngân
hàng, đó là: vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn
vốn. Đến đây đặt ra cho các nhà ngân hàng một câu hỏi là làm thế nào để huy
động được vốn, huy động ở đâu, như thế nào sao cho hiệu quả nhất?
Đây có lẽ đã trở thành một đề tài muôn thủa của các ngân hàng, tuy
nhiên câu trả lời của nó thì không bao giờ cũ. Đặc biệt trong thời buổi hội
nhập kinh tế quốc tế, khi mà hệ thống tài chính, tiền tệ giữa các quốc gia ảnh


hưởng sâu rộng lẫn nhau, hoạt động thương mại phá vỡ đi biên giới địa lý thì
hoạt động ngân hàng cũng ngày càng đa dạng, phức tạp, vấn đề cho vay, đi
vay không chỉ giới hạn ở đồng bản tệ mà mở rộng giao dịch bằng các đồng
tiền khác.
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề này ở trên giảng
đường đại học cộng với những thực tế đã nghiên cứu ở cơ quan thực tập -
phòng GD số 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng
Long em mạnh dạn chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn ngoại tệ tại phòng
GD số 1 ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long.”
Làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình.
Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, vai trò của hoạt động huy động vốn
ngoại tệ tại ngân hàng thương mại nói chung và những thực trạng huy động
vốn ngoại tệ của phòng giao dịch số 1 – ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng
Long nói riêng từ đó đưa ra những giải pháp đối với phòng giao dịch số 1 –
ngân hàng bidv chi nhánh Thăng Long và những kiến nghị đối với các cấp
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quản lý để có thể giúp phòng giao dịch số 1 – ngân hàng bidv chi nhánh
Thăng Long mở rộng huy động vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh
doanh.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vốn ngoại tệ của ngân hàng.
Trong đó trọng tâm là tăng cường huy động vốn ngoại tệ cho ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động huy động vốn ngoại tệ
của phòng giao dịch số 1 – Ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng Long.
Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các học
thuyết kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp.

Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục chuyên đề được chia làm 3 chương
Chương 1: Hoạt động huy động vốn ngoại tệ của Ngân hàng thương mại
Chương 2: thực trạng huy động vốn ngoại tệ tại phòng giao dịch số 1 –
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng Long
Chương 3: Đề xuất nhằm tăng cường huy động vốn ngoại tệ tại phòng
giao dịch số 1 – ngân hàng bidv chi nhánh Thăng Long.
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NGOẠI TỆ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Vốn của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Quan niệm về vốn trong nền kinh tế.
Vốn là các tài sản trong xã hội được đưa vào đầu tư nhằm mang lại hiệu
quả trong tương lai . Trong nền kinh tế thị trường, dù hoạt động trong lĩnh vực
nào thì vốn cũng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của nó. Hoạt
động ngân hàng cũng vậy, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì công
tác huy động vốn cần được hết sức quan tâm.
Vốn phải được biểu hiện dưới hình thái giá trị của tài sản tức là vốn phải
được đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản nhất định. Mặt khác vốn
không chỉ biểu hiện thành tiền và những giá trị tài sản hữu hình mà còn được
biều biện thành những giá trị vô hình ( uy tín, phát minh sáng chế, thông tin,
công nghệ).
1.1.1.2 Vốn của NHTM
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập thông qua việc
huy động, đi vay để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh
khác
Thực chất vốn của NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời
nhàn rỗi trong quá trình xản suất, phân phối và tiêu dùng mà người chủ sở

hữu gửi vào ngân hàng với các mục đích khác nhau, họ chỉ có quyền sở hữu
còn quyền sử dụng vốn tiền tệ họ chuển nhượng cho ngân hàng , để rồi ngân
hàng phải trả cho họ một khoản thu nhập.
Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò trung gian tài chính, làm cầu nối
giữa cung và cầu vốn tiền tệ trong nền kinh tế, qua đó làm tăng quá trình luân
chuyển vốn và thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các
hoạt động đó lại quyết định tới lợi nhuận, tới việc tồn tại và phát triển hoạt
động kinh doanh của các NHTM.
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2 Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt
–“tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay để cho vay” nên nguồn
vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng có vai trò hết sức quan
trọng, nó phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh của
mỗi ngân hàng. Vốn là yếu tố sống còn, nó quyết định khả năng sinh lời, khả
năng cạnh tranh cũng như khả năng phòng chống rủi ro của ngân hàng.
1.1.2.1 Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành NHTM
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động sản suất kinh doanh
được thì phải có: Công nghệ + lao động +Tiền vốn; trong đó, vốn là nhân tố
quan trọng hàng đầu, nó phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng
kinh doanh. Riêng đối với NHTM, vốn lại càng là nhân tố không thể thiếu.
Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức hoạt động kinh doanh , bởi lẽ một trong
những hoạt động knh doanh chủ yếu của ngân hàng là cho vay, nên ngân hàng
không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nếu thiếu vốn. Đối với ngân
hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh
doanh chủ yếu của ngân hàng. Những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn và
huy động được nhiều vốn là những ngân hàng có nhiều thế mạnh trong kinh
doanh. Hơn thế nữa, vốn là lợi thế đầu tiên trong việc chấp hành pháp luật,
trước hết là chấp hành các quy định của NHTW, Chính phủ và luật các tổ

chức tín dụng. Vốn tạo thế mạnh và thuận lợi trong kinh doanh tiền tệ. Chính
vì thế, có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân
hàng, là điều kiện sống còn đối với mỗi ngân hàng. Do đó, ngoài vốn ban đầu
cần thiết, tức vốn điều lệ theo luật định thì ngân hàng phải thường xuyên
chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động.
Từ đặc trưng kinh doanh của ngân hàng: vốn vừa là phương tiện kinh
doanh, vừa là đối tượng kinh doanh. Các NHTM thực hiện kinhdoanh loại
hàng hóa đặc biệt – tiền tệ trên thị trường tiền tệ ( thị trường vốn ngắn hạn) và
thị trường chứng khoán( thị trường vốn dài hạn). Vì vậy, ngoài vốn ban
đầukhi thành lập theo quy định của pháp luật . các NH phải thường xuyên tìm
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mọi biện pháp để tăng trưởng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh.
1.1.2.2. Vốn quyết định khả năng thanh toán của ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các ngân
hàng phải tạo dựng được thương hiệu, lòng tin, phải có uy tín trên thị trường.
Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả
cho khách hàng. Như đã biết, mọi bộ phận vốn của NH là vốn tiền gửi và tiền
đi vay, (vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn) do
đó, phải trả cho khách hàng đúng theo cam kết và khi khách hàng có yêu cầu.
Hoạt động của ngân hàng thực chất là hưởng chênh lệnh giữa lãi suất huy
động và lãi suất cho vay, nếu ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, hoạt động cho
vay sẽ bị hạn chế, nếu cho vay quá nhiều ngân hàng sẽ có thể roi vào tình
trạng mất thanh toán, ngược lại , một ngân hàng lớn vẫn có thể thực hiện dự
trữ đủ khả năng thanh toánđồng thời vẫn thỏa mãn nhu cầu vốn vay của nền
kinh tế, do đó họ có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân
hàng càng lớn. Vì vậy, nếu loại trừ khỏi các nhân tố khác,khả năng thanh toán
của ngân hàng tỉ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng
của ngân hàng nói riêng. Với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động

knh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh
tranh có hiệu quả nhằm nâng cao vị thế của ngân hàng.
1.1.2.3. Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động
kinh doanh khác của ngân hàng.
Vốn của ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín
dụng. Thông thường, các ngân hàng nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh,
khoản mục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn. Do đó ảnh
hưởng đến khả năng thu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư,
thậm chí không đáp ứng được nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp. Họ sẽ mất
khách hàng và không tận dụng được cơ hội kinh doanh. Nếu là một ngân hàng
lớn, nguồn vốn dồi dào chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu về vốn của các
doanh nghiệp lớn, có điều kiện để mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều doanh
nghiệp.
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguồn vốn lớn còn giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh với nhiều loại
hình khách nhau như: Liên doanh liên kết, dịch vụ thuê tài chính, kinh doanh
chứng khoán…Các hình thức kinh doanh này nhằm phân tán rủi ro và tạo
thêm vốn cho ngân hàng; đồng thời nó giúp ngân hàng nâng cao sức cạnh
tranh trên thị trường.
1.1.2.4. Nguồn vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Thực tế đã chứng minh : quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ
thuật của ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả
năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng
quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế khác xét cả về quy mô, khối
lượng tín dụng. chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định
mức lãi suất vừa phải cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều
khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tặng lên nhanh chóng và
ngân hàng sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn. Đây cũng là điều kiện để bổ sung
thêm vốn tự có của ngân hàng , tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô

hoạt động của ngân hàng trên mọi lĩnh vực.
Đồng thời vốn của ngân hàng lớn sẽ tạo ra thuận lợi cho việc sử dụng
tổng hòa các nguồn vốn khác. Trên cơ sở đó sẽ giúp ngân hàng có đủ khả
năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là
cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê
mua(leasing) mua bán nợ(phactoring), kinh doanh trên thị trường chứng
khoán. Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi
ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn và tăng sức cạnh tranh cho
ngân hàng .
Ngoài ra vốn của ngân hầng dồi dào sẽ tạo điều kiện cho NHNN đảm
bảo khả năng thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ,
cân đối tiền hàng trong nền knh tế
1.1.3 Phân loại vốn của NHTM
1.1.3.1 Vốn của ngân hàng ( Bank capital)
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Vốn của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng , nó bao
gồm vốn tự có và vốn coi như tự có.
a. Vốn tự có bao gồm:
Vốn điều lệ ( Charter capital): Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng
ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi NHTM
được thành lập. Nguồn vốn này là lượng vốn tối thiểu mà ngân hàng cần phải
có để đáp ứng điều kiện thành lập cũng như hoạt động kinh doanh. Các loại
hình ngân hàng khác nhau thì có nguồn hình thành vốn ban đầu cũng khác
nhau: Đối với các ngân hàng quốc doanh thì nguồn vốn hình thành ban đầu do
ngân sách nhà nước cấp, nếu là ngân hàng liên doanh thì do các bên liên
doanh đóng góp, nếu là ngân hàng cổ phần thì do các cổ đông sáng lập góp
vốn; nếu là ngân hàng tư nhân thì đó là vốn chủ sở hữu của tư nhân.
• Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể gia tăng theo nhiều phương thức

khác nhau tùy thuộc vào loại hình ngân hàng và điều kiện cụ thể trong quá
trình sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Bao gồm:
Nguồn từ lợi nhuận: Khi hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận thì ngân
hàng có thể chuyển một phần lợi nhuận thành nguồn vốn nhằm tái đầu tư.
Lượng vốn tích lũy từ lợi nhuậ tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân
hàng trong thời gian tới, cũng như cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy và
tiêu dùng.
Cách thứ hai đó là tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng việc phát hành thêm
cổ phần đối với ngân hàng cổ phần, góp thêm vốn với các ngân hàng liên
doanh, xin cấp vốn từ ngân sách nhà nước với ngân hàng quốc doanh hay chủ
ngân hàng tư nhân tự bỏ thêm vốn để có thể mở rộng quy mô hoạt động hay
đáp ứng yêu cầu về vốn của ngân hàng Nhà nước. Đặc điểm của hình thức
này là không thường xuyên, song giúp ngân hàng có được lượng vốn chủ sở
hữu lớn vào lúc cần thiết.
• Các quỹ dự trữ
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Được hình thành từ hai quỹ là quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và quỹ
dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro ( Loan loss reserve ). Các quỹ này được trích
từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng. Việc hình thành các quỹ này
nhằm làm tăng vốn tự có của ngân hàng , đồng thời đảm bảo an toàn trong
kinh doanh.
b. Vốn coi như tự có.
Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân
hàng. Đây là những khoản vốn tạm thời đã được phân bổ cho những mục đích
chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chưa
được phân bổ, tiền lương chưa đến hạn thanh toán hoặc các quỹ chuyên dùng
chưa sử dụng đến như quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng,
quỹ phúc lợi, khấu hao tài sản cố định.
Theo hiệp định Basel 1, vốn của ngân hàng chia thành hai loại là: Vốn

cấp 1 – vốn tự có cơ bản, gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng
dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác,
các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Vốn cấp 2
– Vốn tự có bổ sung gồm cổ phần ưu đãi có thời hạn, các trái phiếu bổ sung
và giấp nợ.
1.1.3.2 Vốn huy động
Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong số vốn thu hút từ bên ngoài của
các ngân hàng thương mại bao gồm:
a. Tiền gửi không kỳ hạn( demand deposit)
Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào( nên còn
gọi là tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu – demand deposit)
Đối với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà
chủ yếu phục vụ thanh toán. Chính vì vậy mà loại tiền gửi này còn gọi là tiền
gửi thanh toán. Loại tiền gửi này thường tồn tại dưới các hình thức:
- Tài khoản séc: tài khoản tiền gửi có khả năng phát séc
- Tài khoản NOW( negotiable oder Withdrawal account – Lệnh rút tiền có thể
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyển nhượng): Về bản chất, đây là một dạng tài khoản tiền gửi cho phép
phát hành séc nhưng được hưởng lãi cao hơn tài khoản séc thông thường.
- Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ( MMDA- Money market deposit
account): Tiền gửi loại này được dùng để đầu tư vào thị trường tiền tệ và cho
phép những người chủ tài khoản được phép phát séc. Tiền gửi loại này không
phải dự trữ bắt buộc
- Tài khoản ATS ( ATS account – Automatic transfer system account): Tài
khoản này cũng cho phép phát séc nhưng có thêm một đặc tính đặc biệt là khi
số dư trên tài khoản này vượt quá một mức nhất định thì phần tiền vượt quá sẽ
tự động chuyển sang một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao hơn và ngược lại
b. Tiền gửi có kỳ hạn ( Time deposit)
Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời hạn nhất định

từ một vài tháng đến vài năm. Mứa lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao
hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng những người gửi loại tiền này không được
hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Mục đích của những người gửi tiền
có kỳ hạn là để lấy lãi.
Về nguyên tắc tiền gửi không kỳ hạn không được rút ra trước thời hạn,
tuy nhiên để cạnh tranh các ngân hàng vẫn cho khách hàng rút ra trước hạn
nhưng phải chịu một khoản phạt. Ở Việt Nam tiền gửi có kỳ hạn thường dưới
hai dạng
- Tiền gửi có kỳ hạn theo tài khảon
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới hình thức kỳ phiếu ngân hàng
c. Tiền gửi tiết kiệm( Savings deposit)
Là khoản tiền gửi của cá nhân vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi
theo định kỳ.
Ở Việt Nam tiền gửi tiết kiệm bao gồm 3 loại :
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : Người gửi tiền có thể gửi vào hay rút ra
theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho ngân hàng
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trước. Người gửi chỉ gửi vào một lần và rút ra cả gốc và lãi khi đến hạn
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích:Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm
mục đích xây dựng nhà ở. Ngoài mục đích hưởng lãi, người gửi còn được
ngân hàng cho vay nhằm mục đích xây dựng nhà ở. Mức cho vay tối đa bằng
số dư tiền gửi.
1.1.3.3 Vốn đi vay
a. Vay từ NHTW
Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được NHTW cho phép thành lập
hoạt động đều hưởng quyển vay tiền tại NHTW khi thiếu hụt dự trữ hay quá
thiếu tiền mặt. NHTW cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới 2 hình thức:
- Chiết khấu hay tái chiết khấu các giấy tờ có giá

- Cho vay thế chấp hay ứng trước.
Do vậy, tiền vay NHTW còn gọi là tiền chiết khấu hay ứng trước.
Hiện nay NHNN Việt Nam áp dụng 3 hình thức cấp tín dụng sau:
-Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác.
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá
ngắn hạn khác.
- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng :Thường là các hồ sơ tín dụng hỗ trợ
theo yêu cầu của nền kinh tế, như thu mua lương thực, nông sản, dự trữ vật tư,
nguyên liệu, dự trữ vật tư…
b. Vay ngắn hạn các khoản dự trữ tù các TCTD khác
Mục đích của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy
định của NHTW. Trong quá trình hoạt động, một số NHTM có những ngày
cho vay quá nhiều khiến cho thiếu hụt dự trữ bắt buộc tại NHTW, trong khi
đó lại có một số ngân hàng khác thừa dự trữ. Để đảm bảo dự trữ theo quy
định của NHTW, các ngân hàng thiếu dự trữ sẽ vay của các ngân hàng có thừa
dự trữ.
c. Vay từ các công ty
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ở các nước phát triển NHTM có thể vay trực tiếp từ các công ty qua một
số hình thức
- Vay ngắn hạn bằng các Hợp đồng mua lại: Là hợp đồng mà trong đó các ngân
hàng bán các tín phiếu kho bạc mà mình đang nắm giữ cho các tổ chức kinh tế
đang tạm thời thừa tiền mặt có kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó
sau một thời gian nhất định với một giá cao hơn.
- Vay từ công ty mẹ: Các công ty hay các tập đoàn kinh doanh có thể là chủ của
một ngân hàng hay nhiều ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng phát hành
trái phiếu hay giấy nợ để vay tiền từ thị trường nó sẽ chịu sự quản lý và rằng
buộc của NHTW về dự trữ, lãi suất và thủ tục. Trong khi đó nếu công ty mẹ

cho vay ngân hàng sẽ không phải chịu những thủ tục này.
d. Vay từ thị trường tài chính trong nước
Các NHTM có thể vay trong nước bằng hình thức phát hành các giấy tờ
có giá như:
- Chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng: Đây là các chứng chỉ tiền
gửi có mệnh giá lớn, có thể mua đi bán lại trên thị trường khi chưa đáo hạn,
thời gian đáo hạn của loại chứng chỉ này thường không quá 6 tháng kể từ
ngày phát hành.
- Trái phiếu ngân hàng: Đây là một công cụ vay nợ dài hạn của NHTM trên thị
trường chứng khoán. Thời hạn từ 2 năm trở lên
e. Vay nước ngoài
Các NHTM cũng có thể huy động vốn bằng cách vay tiền ở nước ngoài
thông qua việc phát hành trái phiếu Euro Dollars. Tiền vay chủ yếu là USD .
Đó là những khoản tiền gửi bằng USD thuộc các ngân hàng ở nước ngoài
hoặc các chi nhánh ở nước ngoài của các ngân hàng Mỹ.
Nguồn vốn vay này đã trở thành nguồn vốn quan trọng hơn đối với các
ngân hàng trong thời gian qua. Tuy nhiên ở Việt Nam, chỉ có một số ngân
hàng có thể phát hành trái phiếu Euro Dollars để huy động vốn nước ngoài.
1.1.3.4 Các nguồn vốn khác
- Vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn ủy thác đầu tư để cho vay theo
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
các chương trình, dự án xây dựng…
- Vốn hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng, ví dụ như
trong nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp( tiền gửi của các ngân hàng khác để nhờ
thanh toán hộ), trong nghiệp vụ trung gian của ngân hàng ( tiền ký quỹ của
khách hàng để bảo đảm thanh toán trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ - L/C)
1.2 Hoạt động huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về ngoại tệ và huy động vốn ngoại tệ

1.2.1.1 Ngoại tệ
Tiền mặt của nước ngoài dùng trong việc mậu dịch .
1.2.1.2 Huy động vốn ngoại tệ
Để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh các NHTM không chỉ
huy động vốn bằng đồng VND mà còn huy động bằng ngoại tệ( chủ yếu là
USD và EUR). Mặc dù việc huy động vốn bằng ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ
trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM nhưng trong thời gian
gần đây nguồn vốn này ngày càng cho thấy vai trò quan trọng của mình. Các
NHTM có thể huy động vốn ngoại tệ thông qua các cách sau:
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân cư: Tiền gửi bằng ngoại tệ
của các tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng nhỏ. Việc huy động vốn bằng ngoại tệ
luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ trên thị trưởng quốc tế, và tình
trạng khan hiếm đồng VND
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCKT-XH: Đây chủ yếu là các khoản tiền
gửi trong thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn từ 1 – 3 tháng.
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng khác. Nguồn tiền này
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn huy động bằng ngoại tệ. Tại Việt
Nam đối tượng cho vay chủ yếu là NHNN
Tiền vay bằng ngoại tệ: Cũng giống tiền vay bằng nội tệ, chỉ khi thật sự
cần thiết NHTM mới đi vay nhất là bằng ngoại tệ với lãi suất cao và đầy biến
động. Do vậy lượng vay này nhỏ.
1.2.2 Vai trò của vốn ngoại tệ đối với NHTM
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng: Một trong nhungwc
mảng kinh doanh quan trọng của ngân hàng chính là hoạt động knh doanh
ngoại tệ. Nguồn vốn ngoại tệ dồi dào giúp ngân hàng có lợi thế, luôn chủ
động trong hoạt động kinh doanh của mình.
• Đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: Các
doanh nghiệp có nhu cầu về vốn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu, máy móc

thiết bị. Các cá nhân dùng ngoại tệ để du học, du lịch… Những nhu cầu này
ngày càng nhiều, do đó ngân hàng cần huy động vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế.
• Đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế: Hiện nay, thế giới đang tiến hành hội
nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam cũng nằm trong chịu sự ảnh
hưởng đó, hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển thì càng
phải mở rộng hoạt động kinh doanh không chỉ trong mà còn bên ngoài nước,
đồng thời phải học hỏi công nghệ, nhập khẩu máy móc của nước ngoài. Tất
cả những vấn đề đó đòi hỏi các doanh nghiệp nguồn ngoại tệ dồi dào cho
thanh toán quốc tế. Việc huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng cũng nhằm
mục đích này.
• Giảm tình trạng đola hóa: Tình trạng đo la hóa ở nước ta trong những năm
qua ở mức cao, dự tính gần 30%, đây là một con số đáng lo ngại. Tình trạng
này diễn ra là do người dân ngày càng mất niềm tin vào đồng nội tệ. Huy
động vốn ngoại tệ tốt không chỉ góp phần vào hoạt động kinh doanh của ngân
hàng mà nó còn làm giảm lượng ngoại tệ trong dân chúng, làm giảm tình
trạng đola hóa, giúp NHNN, Chính phủ có những chính sách điều chỉnh kinh
tế đúng đắn hơn, hệ thống tiền tệ dễ kiểm soát hơn. Đồng thời huy động tốt
nguồn ngoại tệ nhàn rỗi giúp ngân hàng trở thành kênh huy động tốt nhất, duy
nhất với các đối tượng có nhu cầu ngoại tệ, từ đó ngân hàng có thể tiếp cận
các khách hàng vay vốn một cách dễ dàng.
Nói tóm lại: nguồn vốn ngoại tệ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt
động ngân hàng. Ngoài những vai trò chung như nguồn vốn nội tệ thì nó còn
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
có vai trog quan trọng trong việc thanh toán quốc tế, giúp ngân hàng đa dạng
hóa các sản phẩm dịch vụ từ đó đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.
1.2.3 Đặc trưng của huy động vốn ngoại tệ
Huy động vốn ngoại tệ có những đặc điểm riêng, khác với huy động vốn
nội tệ:

• Nguồn ngoại tệ huy động không nhiều: So với đồng nội tệ, nguồn ngoại tệ huy
động được không nhiều. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ, nội tệ là đồng tiền của
Việt Nam, người dân tạo ra thu nhập, sinh hoạt đều sử dụng đồng tiền này,
đồng nội tệ có thể huy động từ nhiều đối tượng khác nhau do đó quy mô huy
động cũng dồi dào hơn
• Đối tượng huy động nội tệ không đa dạng: Đối tượng có đồng ngoại tệ chủ
yếu là các doanh nghiệp, mà chủ yếu là doanh nghiệp xuất khẩu, các gia đình
có người thân ở nước ngoài. Vì vậy việc tiếp cận nguồn ngoại tệ cũng khó
khăn.
• Huy động vốn ngoại tệ thường mang tính thời vụ cao: Đây có lẽ là đặc trưng
khách biệt nhất giữa huy động vốn ngoại tệ và huy động vốn nội tệ. Tiền gửi
của các doanh nghiệp chiếm đa số trong tổng nguồn vốn ngoại tệ ngân hàng
huy động được. Các doanh nghiệp thường có nhu cầu về ngoại tệ vào cuối
năm, nên nguồn vốn này thường khan hiếm vào cuối năm.
• Huy động vốn ngoại tệ chịu nhiều rủi ro:Việc huy động vốn ngoại tệ không
chỉ chịu những biến động kinh tế trong nước, mà nó còn chịu tác động từ
những nền kinh tế khác trên thế giới. Những chính sách tài chính, tiền tệ của
các nước khác trực tiếp ảnh hưởng tới lãi suất huy động của đồng ngoại tệ mà
ngân hàng huy động.
1.2.4 Điều kiện đảm bảo cho công tác huy động vốn ngoại tệ của
NHTM
1.2.4.1 Về pháp lý
Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo công tác huy động vốn ngoại tệ. Bất
kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều chịu sự điều tiết của pháp luật, hoạt
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ddoongjhuy động vốn ngoại tệ của ngân hàng cũng vậy. Huy động thành công
hay không một phần quan trọng chịu ảnh hưởng của các chĩnh sách điều tiết
của Chính phủ, của NHNN. Ví dụ như gần đây, khi Chính phủ nghiêm cấm
các hoạt động giao dịch ngoại tệ trện thị trường tự do, kiến nghị về việc minh

bạch hóa nguồn ngoại tệ gửi vào các ngân hàng và kiến nghị việc bán lại
ngoại tệ cho ngân hàng thay vì gửi tiền vào ngân hàng thì nguồn ngoại tệ chảy
vào ngân hàng tăng mạnh.
Đồng thời các quy định về hạn mức tín dụng ngoại tệ của NHNN cũng
ảnh hưởng tới công tác huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng. Như đã biết,
hoạt động huy động vốn ngoại tệ cần đi đôi với hoạt động tín dụng bằng ngoại
tệ của ngân hàng. Việc NHNN hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong
những ngày qua lại đi đôi với những biện pháp kích thích huy động ngoại tệ
của ngân hàng thực chẳng khác NHNN làm khó NHTM.
Những chính sách của NHNN còn ảnh hưởng tới hoạt động huy động
vốn ngoại tệ ở chỗ, trong những lúc khó khăn về thanh khoản ngoại tệ,
NHNN buộc các doanh nghiệp quốc doanh phải bán lại, gửi ngoại tệ vào ngân
hàng. Đây là một biện pháp giúp ngân hàng thực hiện huy động ngoại tệ
nhưng không mang tính lâu dài.
Bên cạnh đó, những điều hành về chính sách tỷ giá cũng là một tác nhân
không nhỏ ảnh hưởng tới huy động ngoại tệ của ngân hàng. Rồi tình trạng
đôla hóa đang diễn ra ngày một nghiêm trọng cũng làm giảm nguồn ngoại tệ
mà ngân hàng huy động được.
Ngoài ra, NHNN nên có những chính sách đảm bảo sông bằng hơn giữa
các ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài, tránh tình trạng lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ rơi vào các ngân hàng nước ngoài như năm
2009. Đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh giúp các ngân hàng Việt
Nam phát triển
Những quy định về huy động vốn ngoại tệ thông qua phát hành các giấy
tờ có giá trên thị trường quốc tế cũng cần được xem xét một cách ling động
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng, cũng như
nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Tóm lại , hành lang pháp lý là một điều kiện rất quan trọng đảm bảo cho

công tác huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng. NHNN và Chính phủ cần có
những chính sách tốt hơn nữa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho phát triển kinh tế,
thúc đẩy huy động vốn ngoại tệ của Ngân hàng.
1.2.4.2 Về nhân sự
Vấn đề huy động vốn ngoại tệ đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ
có trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp, am hiểu sâu sắc về quy
trình, thủ tục huy động vốn, về điều kiện kinh tế trong nước cũng như trên thế
giới, am hiểu pháp luật, và thông hiểu nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Đồng thời, cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ huy động vốn ngoại tệ
phải năng động, sáng tạo, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, duy trì quan hệ
với khách hàng cũ. Trong bối cảnh rất nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt
Nam, với lợi thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm lâu năm trong ngàng ngân
hàng trên thế giới, ngân hàng càng cần quan tâm tới đội ngũ nhân viên một
cách thích đáng hơn nữa để có thể giữ được nhân tài.
1.2.4.3 Về cách thức huy động
Đặc điểm của nguồn vốn ngoại tệ kể cả về huy động và cho vay chính là
về tính thời vụ. Nguồn ngoại tệ thường khan hiếm vào các tháng cuối năm do
nhu cầu thanh toán của các daonh nghiệp nhập khẩu về cuối năm thường cao.
Đây là một bài toán khó cho công tác huy động vốn ngoại tệ.
Để có thể đáp ứng yêu cầu này, ngân hàng cần phải tạo ra những phương
thức huy động vốn một cách linh động, đa dạng, đáp ứng yêu cầu của động
đảo khách hàng. Đồng thời cần tạo ra khoảng cách về lãi suất giữa lãi suất
huy động kỳ hạn ngắn và dài hạn để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, thu
hút nguồn vốn có kỳ hạn dài.
Ngân hàng cũng cần có những dự báo về nhu cầu ngoại tệ trong tương
lai để có chính sách huy động một cách tối ưu, đạt được kết quả kinh doanh
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tốt. Bên cạnh đó, việc dự trữ nguồn ngoại tệ một cách thích hợp là vô cùng
cần thiết để có thể đảm bảo cấp tín dụng cho khách hàng trong mọi thời điểm.

Có như vậy, mới góp phần làm tăng chữ tín của ngân hàng, tăng mối quan hệ
giữa ngân hàng và khách hàng.
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN NGOẠI TỆ
TẠI PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT( BIDV) NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng Long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng BIDV chi nhánh
Thăng Long
Chi nhánh BIDV Thăng Long được thành lập trên cơ sở số 708/QĐ-
HĐQT của Chủ Tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam ngày 19/09/2008. BIDV Thăng Long lúc mới thành lập có 80 cán bộ,
được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ tin học, viễn thông, thiết bị an ninh an
toàn trong tác nghiệp theo đúng chuẩn mực quy định của Ngân hàng Nhà
nước và Hội sở chính của BIDV. BIDV Thăng Long được thành lập với mục
đích tận dụng lợi thế nơi nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đặt nhiều
công ty, khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh, trường học, phù hợp với xu
hướng mở rộng bán lẻ của BIDV.
Là một trong những chi nhánh mới của BIDV ra đời vào năm 2008, với
điểm xuất phát rất thấp, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế chịu
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, liên tục diễn biến phức tạp, trái
chiều, chi nhánh BIDV Thăng Long gặp rất nhiều khó khăn trước sức ép của
thị trường, mức độ cạnh tranh gay gắt đến từ các ngân hàng khác hoạt động
cùng địa bàn, do quy mô nhỏ bé, thị trường hẹp, nền khách hàng mỏng… Bên
cạnh đó, các chi phí cho hoạt động kinh doanh lớn, các nguồn thu khác lại
giảm mạnh so với dự kiến kế hoạch tài chính ban đầu khi thành lâp. Tuy nhiên
sau hơn 2 năm hoạt động, với sự nỗ lực đáng khen,chi nhánh đã hoàn thành
kế hoạch được giao, vượt qua giai đoạn đầy chông gai và vững bước trên con
đường phát triển chung của BIDV. BIDV Thăng Long đã và đang từng bước

khẳng định được vị thế,tầm quan trọng của mình không chỉ trong hệ thống
BIDV toàn quốc mà còn trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch số 1 –
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng Long.
2.1.3.1 Thuận lợi
Khủng hoảng tài chính năm 2007 khởi nguồn là Mỹ đã dẫn tới khủng
hoảng kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Khi
khủng hoảng tài chính xảy ra có lẽ ngành tài chính – ngân hàng gặp khó khăn
nhiều nhất và các ngân hàng Việt Nam đã và đang phải từng bước vật lộn với
những khó khăn, thách thức của nền kinh tế. Tuy nhiên trong muôn vàn khó
khăn ấy hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch số 1 – Ngân hàng BIDV
chi nhánh Thăng Long vẫn có được một số thuận lợi nhất định
Chính sách tiền tệ tương đối ổn định
Năm 2008, việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã
tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Đó là
8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5
lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
biên độ tỷ giá, 2 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Xét về tần
suất điều chính đó, năm 2009 chính sách tiền tệ có sự ổn định hơn.
Cụ thể, trong nãm Ngân hàng Nhà nýớc chỉ một lần giảm lãi suất cơ bản
từ 8,5% xuống 7%/năm và duy trì đến hết tháng 11 để rồi tăng trở lại 8% từ
1/12 đến cuối năm. Riêng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu có 3
lần điều chỉnh, 2 lần giảm trong tháng 1 và 4, 1 lần tăng đầu tháng 12. Tỷ lệ
dự trữ bắt buộc có 1 lần điều chỉnh giảm từ tháng 3. Biên độ tỷ giá có 2 lần
điều chỉnh, lần nới rộng từ +/-3% lên +/-5% từ 24/3 và thu hẹp lại từ +/-5%

xuống +/-3% từ ngày 26/11. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ghi nhận một
lần điều chỉnh trực tiếp, tăng mạnh 5% trong ngày 26/11.
Sự ổn định của chính sách tiền tệ giúp phòng giao dịch chủ động được
trong hoạt động kinh doanh, tránh được những tổn thất như năm 2008.
Trọng tâm hỗ trợ lãi suất
Tháng 2, Chính phủ bắt đầu triển khai gói kích cầu, trong đó chính sách
hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm. Phòng giao dịch đón chính sách hỗ trợ lãi
suất hồ hởi, nhưng triển khai thận trọng. Đây là chính sách chưa có trong tiền
lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho phòng giao dịch số 1tiếp cận khách hàng và
tăng trưởng tín dụng tốt hơn (lãi suất thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp
tốt hơn)
Tăng trưởng tín dụng vượt định hướng
Từ cuối năm 2008, chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng, từ
thắt chặt sang dần nới lỏng. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy
giảm kinh tế, sự chuyển hướng trên là một yếu tố tạo điều kiện để tín dụng
của phòng giao dịch tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2009.
Cụ thể, đầu năm, tăng trưởng tín dụng dự kiến từ 21% - 23%; nhung
thực tế con số này lên tới trên 38%, tăng mạnh so với năm 2008 (25%) và ở
mức cao nhất kể từ khi thành lập.
- Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái nhưng nền kinh tế Việt
Nam vẫn tăng trưởng vào loại cao hàng đầu thế giới trong mấy năm qua, điều
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
này góp phần lớn vào hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch.
- Phòng giao dịch số 1 – Ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng Long nằm
tại địa điểm dân cư phát triển của thành phố Hà Nội nên thuận lợi cho việc
huy động vốn cũng như cho vay. Đồng thời là một bộ phận của ngân hàng
BIDV vốn có nhiều khách hàng thân thiết cũng như đây là một ngân hàng có
uy tín nên việc hoạt động của phòng giao dịch cũng thuận lợi hơn so với các
ngân hàng khác.

Tuy có được một số thuận lợi như vậy nhưng trong những năm vừa qua,
cùng chung hoàn cảnh với các doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh của
phòng giao dịch số 1 gặp rất nhiều khó khăn
2.1.3.2 Khó khăn
Năm 2008:
Chóng mặt với thay đổi của các công cụ điều hành
Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm
2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm.
Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa
từng có của Ngân hàng Nhà nước, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự
trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá.
Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi
suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều
chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm
trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền
gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm).
Cơ chế điều hành tỷ giá cũng ghi nhận những điều chỉnh chưa từng có
trong lịch sử. Biên độ có 3 lần nới rộng, từ +/-0,75% lên +/-3%; tỷ giá bình
quân liên ngân hàng có 2 lần điều chỉnh mạnh, vŕo tháng 6 vŕ cuối tháng 12.
Một công cụ được Ngân hàng Nhà nước sử dụng đến nữa là đợt phát
hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3). Đi cùng với kế hoạch này, nhà
điều hành đã 2 lần điều chỉnh lãi suất cho tín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8% lên
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
13%, tháng 12 giảm xuống còn 4,5%.
Chính những thay đổi liên tục, đột ngột trong chính sách tiền tệ của
Chính phủ đã khiến cho phòng giao dịch gặp rất nhiều khó khăn kể về huy
động cũng như cho vay. Đặc biệt là đợt phát hành tín phiếu bắt buộc của Ngân
hàng Nhà nước đã khiến cho phòng giao dịch khó khăn lại càng thêm chồng
chất, làm giảm lợi nhuận kinh doanh.

Lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có
Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhà nước gắn liền
với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy
động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng
phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị
trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều
thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá
biệt có trường hợp áp tới 20%/năm.
Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của phòng giao dịch cầm
chừng, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước
vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng).
Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của
Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi
suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối
năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà
nước, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều
chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút
về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn
12,75%/năm. Sự thoái trào của lãi suất đã khiến cho những nguồn vốn huy
động của phòng giao dịch từ đầu năm trở thành gánh nặng trong nửa cuối năm
và các năm tiếp theo. Đồng thời việc giảm lãi suất một cách đột ngột khiến
cho các cá nhân không thiết tha với việc gửi tiền như trước nữa, khiến việc
huy động của phòng giao dịch trở nên khó khăn hơn.
Tỷ giá USD/VND tăng đột biến
Đỗ Minh Tập Lớp: Tài chính Quốc tế 49

×