Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thực hiện chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ở Tổng cục hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.15 KB, 62 trang )

Trờng đại học kinh tế quốc dân
Khoa Thơng mại và kinh tế quốc tế

CHUyên đề
thực tập tốt nghiệp
Đề t ài:

THC HIN CHNH SCH THU I VI HNG HểA
NHP KHU TNG CC HI QUAN
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : Hải quan 49
MSSV : CQ490831
Giáo viên hớng dẫn : GS.TS Hoàng Đức Thân
Hà Nội, 05/2011
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, ở bất kỳ thời đại nào thuế luôn là một công
cụ để thể hiện quyền lực nhà nước, thuế còn là nguồn tài chính chủ yếu để phục vụ
nhu cầu chi tiêu của xã hội. Tại Việt Nam, thuế nhập khẩu chiếm 25% tỉ trọng thu
thuế của quốc gia. Với tốc độ gia tăng và đa dạng hoá của xu thế hội nhập, với yêu
cầu thực hiện các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế như từng bước phải cắt
giảm thuế quan thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Đây cũng là một khó khăn trong công tác thu của ngành Hải quan Việt Nam với
thực tế là thuế nhập khẩu hàng hóa luôn bị giảm mạnh theo các cam kết trong hội
nhập. Bên cạnh đó, chính sách thuế đặc biệt là chính sách thuế nhập khẩu của chúng
ta trong thời gian qua cũng tồn tại rất nhiều bất cập. Điều đó đã làm hạn chế tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, thương mại và
đầu tư giữa Việt Nam và các nước. Công tác thực hiện chính sách thuế nhập khẩu
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần phải được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp


với thông lệ quốc tế đồng thời cũng thể hiện được vai trò bảo hộ sản xuất trong
nước, tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Quản lý thuế cần phải được hiện đại
hóa ngày càng toàn diện về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ
chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học… Vì vậy, việc nâng cao
hiệu quả công tác tổ chức thực hiện chính sách thuế nhập khẩu là một đòi hỏi cấp
thiết, là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành hải quan và của Tổng cục Hải quan
trong giai đoạn hiện nay. Do đó, em đã chọn đề tài: “Thực hiện chính sách thuế
đối với hàng hóa nhập khẩu ở Tổng cục hải quan” vừa có ý nghĩa về mặt lý luận,
vừa có ý nghĩa thời sự trong giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay.
`2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trong việc triển khai thực hiện chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên lĩnh vực thuế và hải quan;
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập
khẩu phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, tạo sự công bằng, bình đẳng cho các đối
tượng khi tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu.
3
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về
thuế nhập khẩu, nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động này, thực
trạng thực hiện chính sách thuế nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt tập
trung phân tích những hạn chế, tồn tại trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu hoạt động tổ chức thực hiện
chính sách thuế ở Tổng cục Hải quan.
Đối tượng nghiên cứu: phân tích các vấn đề liên quan đến công tác thực hiện
chính sách thuế ở Tổng cục Hải quan
4. Phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu của đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong
đó vận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét các vấn đề
cụ thể; đồng thời dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của nhà nước về những vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó, chuyên đề đã sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp (với
nguồn dữ liệu, thông tin được tác giả thu thập từ các website, số liệu thống kê của
cơ quan quản lý, sách báo, tạp chí…); phương pháp kết hợp nghiên cứu với thực
tiễn, phương pháp thống kê so sánh…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Về mặt lý luận: chuyên đề góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về thuế, quản
lý thuế, vai trò của thuế trong tiến trình hội nhập…. Ngoài ra, trong phần đề xuất,
chuyên đề cũng đã đề xuất các biện pháp hỗ trợ chống nợ đọng thuế. Chống nợ
đọng thuế hiện là một nhiệm vụ hết sức phức tạp và nặng nề của ngành Hải quan và
của Tổng cục Hải quan.
Về ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao hiệu quả trong công tác thực hiện chính sách
thuế nhập khẩu nhằm góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, phát
huy vai trò bảo hộ sản xuất trong nước và thực hiện tốt các cam kết trong hội nhập,
góp phần thực hiện tốt các chính sách đối ngoại của đất nước trong từng thời kỳ.
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ biểu,
chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về thuế nhập khẩu ở Việt Nam
Chương II: Thực trạng thực hiện chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ở
Tổng cục Hải quan
4
Chương III: Phương hướng và biện pháp tăng cường thực hiện chính sách thuế đối
với hàng nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ
NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về thuế nhập khẩu và chính sách thuế nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của thuế nhập khẩu
1.1.1.1. Khái niệm
Thuế nhập khẩu là loại thuế mà các nước dùng để đánh vào hàng hóa nhập khẩu

từ nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước qua cửa khẩu,
biên giới quốc gia nhằm mục tiêu huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo
hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa
các quốc gia. Thuế nhập khẩu là thuế gián thu – một trong những yếu tố cấu thành
giá cả của hàng hóa
Thuế nhập khẩu do các tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng
chịu thuế phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp theo quy định của pháp luật với mức độ
và thời hạn cụ thể. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay thì thuế
nhập khẩu không chi là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế mà còn là công cụ thể
hiện chính sách đối ngoại giữa các quốc gia với nhau.
Như vậy, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, do các tổ chức, cá nhân nhập
khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp
theo luật định cho nhà nước. Thuế nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống chính sách kinh tế, tài chính, thương mại, gắn liền với cơ chế quản lý xuất
nhập khẩu và chính sách đối ngoại của một quốc gia.
1.1.1.2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu
Khác với các loại thuế khác trong hệ thống thuế, thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu có các đặc điểm cơ bản sau:
a). Tính gián thu
Bản chất kinh tế của thuế gián thu là người nộp thuế chuyển dịch số thuế phải
nộp sang người mua hàng hóa bằng cách cộng số thuế đó vào giá bán hàng của hàng
hóa đó. Do vậy, thuế gián thu là loại thuế do người tiêu dùng đóng góp; nghiệp vụ
tính thuế gián thu đơn giản, thu kịp thời hơn thuế trực thu; thuế gián thu năm kín
5
trong giá cả nên dễ thu hơn; người chịu thuế khó nhận biết là mình phải nộp thuế
nên ít có phản ứng hơn.
Đối tượng chịu thuế là hàng hóa nhập khẩu và đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá
nhân có hàng hóa nhập khẩu, vì vậy khi hàng hóa được đăng ký với cơ quan hảu
quan là cơ quan hải quan nắm được số tiền thuế phải nộp, bất luận hàng hóa đó tiêu
thụ thế nào.

Từ đặc điểm trên, người nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu không phải là
người chịu thuế mà người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu. Nhà
nhập khẩu thu thuế đối với người tiêu dùng khi bán hàng hóa đó
b). Tính xung đột
Xuất phát từ những lợi ích khác nhau của các nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất
trong nước, khi sử dụng chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu luôn phát sinh
những xung đột về lợi ích sau đây:
- Chính sách thuế theo hướng bảo hộ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các nhà đầu tư
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua việc đánh thuế đối với hàng nhập
khẩu, giá cả của hàng nhập khẩu sẽ cao hơn vì phải xông thêm một khoản thuế vào
giá bán của hàng nhập khẩu nên đã tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất
trong nước. Vì vậy, với xu hướng này, các nhà đầu tư sản xuất trong nước thường
ủng hộ duy trì hàng rào thuế quan cao và càng lâu dài càng tốt
- Chính sách thuế theo hướng cắt giảm nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại
được các nhà kinh doanh hàng hóa nhập khẩu và người tiêu dùng hàng hóa thường
ủng hộ. Bởi vì, thuế đối với hàng nhập khẩu được xem là rào cản làm cản trở khả
năng thâm nhập thị trường nội địa của hàng hóa nhập khẩu; khi hàng hóa nhập khẩu
phải chịu thuế càng cao thì giá cả hàng hóa nhập khẩu càng bị đẩy lên tương ứng.
Trong trường hợp đó, người tiêu dùng sẽ có ít cơ hội lựa chon, mua hàng hóa nhập
khẩu với giá cao hoặc mua hàng tương tự trong nước với giá thấp hơn. Vì vậy, với
xu hướng này, các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng thường ủng hộ cắt giảm thuế
quan càng thấp, càng sớm thì càng tốt.
c) Tính rủi ro cao
Nghiệp vụ xác định đối với hàng hóa nhập khẩu phải thực hiện là áp mã số thuế,
thuế suất, giá tính thuế, kiểm tra thực tế hàng hóa, giám định chất lượng hàng hóa.
Mỗi khâu nghiệp vụ đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu mới có thể xác định
được chính xác các chỉ tiêu tính toán để xác định số thuế phải nộp. Vì vậy, chỉ cần
6
một trong số các chỉ tiêu tính toán chưa chính xác thì sẽ dẫn đến xác định sai số
thuế phải nộp.

Nếu tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ nhập khẩu mà chưa xác định được đầy đủ,
chính xác nghĩa vụ thuế, thời hạn nộp thuế để đối tượng nộp thuế chủ động bố trí
nguồn tài chính nộp thuế thì việc thông báo truy thu thuế ở giai đoạn sau sẽ gặp
nhiều khó khăn. Vì vậy, trước khi thông quan hàng hóa, trách nhiệm của đối tượng
nộp thuế là phải kê khai đầy đủ, chính xác và tự mình xác định có thuộc đối tượng
được hưởng ân hạn nộp thuế hay không, hay phải nộp xong thuế trước khi nhận
hàng; trong quá trình thông quan hàng hóa, cơ quan hải quan phải kiểm tra đầy đủ,
chính xác số thuế thực tế phải nộp trong phạm vi thông tin đã thu thập được về hàng
hóa, về đối tượng nộp thuế. Từ đó, làm rõ quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp
thuế, của cơ quan hải quan, nếu để phát sinh nguyên nhân dẫn đến nợ động thuế ở
khâu nào thì phải cá thể hóa trách nhiệm ở khâu đó để xử lý.
1.1.1.3. Vai trò của thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để huy động nguồn thu
cho ngân sách nhà nước. Tùy thuộc vào từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, sự
phát trển của thương mại quốc tế và quan điểm sử dụng mà thuế nhập khẩu có
những vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước
Thuế nhập khẩu là công cụ của chính sách thương mại, tức là thuế nhập khẩu
thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát các
hoạt động thương mại quốc tế.
Thuế nhập khẩu là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần giải quyết việc
làm và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế của các quốc gia…
Thuế nhập khẩu có thể làm giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên
đắt đỏ hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này có tác dụng làm
giảm thâm hụt cán cân thương mại
Thuế nhập khẩu còn có tác dụng chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng
giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên bằng mức giá chung của thị trường;
hay trả đũa các hành vi dựng hàng rào thuế quan do các quốc gia khác đánh vào
hàng hóa xuất khẩu của mình
Thuế nhập khẩu giúp bảo vệ các lĩnh vực sản xuất then chốt, bảo vệ các ngành

công nghiệp non trẻ trong nước cho đến khi chúng đủ vững mạnh để cạnh tranh
sòng phẳn trên thị trường quốc tế…
7
1.1.2. Chính sách thuế nhập khẩu
1.1.2.1. Nội dung cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu
Chính sách thuế nhập khẩu chính là tổng hợp các phương hướng của nhà nước
vào từng giai đoạn trong lĩnh vực nộp thuế nhập khẩu và các biện pháp để đạt được
những mục tiêu đã định
Theo đó, chính sách thuế nhập khẩu góp phần thể hiện phương hướng và đường
lối động viên thu nhập trong nền kinh tế quốc dân dưới hình thức thuế nhập khẩu.
Chính sách thuế nhập khẩu được thực hiện bằng cách thiết lập các văn bản pháp luật
trong lĩnh vực nộp thuế nhập khẩu, xây dựng biểu thuế và các ưu đãi trong từng giai
đoạn phát triển nhất định.
Nội dung của chính sách thuế nhập khẩu phải đáp ứng được những mục tiêu sau:
- Mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước:
Tùy theo đặc điểm kinh tế của mỗi nước mà có những mức độ bảo hộ khác
nhau. Ở những nước có nền kinh tế phát triển cao, khả năng cạnh tranh của hàng
hóa nội địa lớn thì biện pháp thuế quan sử dụng cho mục đích này thường ít được
coi trọng. Tuy nhiên đối với những nước đang phát triển hoặc các nước theo đuổi
chiến lược công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu thì lại hết sức coi trọng mục
tiêu bảo hộ
Thuế nhập khẩu có chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước thông qua việc tác
động vào giá của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường, cụ thể:
Đối với những hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất,
nếu đánh thuế thấp sẽ có tác dụng trực tiếp đến đầu vào của sản phẩm. Giảm giá cả
đầu vào giúp doanh nghiệp sản xuất trong nước có thêm điểu kiện để đổi mới công
nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.
Nhà nước còn thể hiện chủ trương quan điểm của mình qua nội dung chính sách
thuế nhập khẩu. Chính sách thuế nhập khẩu sẽ là tín hiệu hướng dẫn sản xuất,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ngành sản xuất kém hiệu quả sang ngành sản xuất
hiệu quả hơn
Đối với những loại hàng hóa khác, tùy theo nhu cầu và đối tượng sử dụng hàng
hóa đó, thuế nhập khẩu có tác dụng khuyến khích hay hạn chế tiêu dùng bằng việc
đánh thuế thấp hay cao. Qua đó, việc đánh thuế hàng hóa nhập khẩu thể hiện mức
độ bảo hộ hàng hóa thay thế sử dụng trong nước.
8
Khi đánh thuế nhập khẩu cao làm cho giá hàng nhập khẩu tăng lên sẽ hạn chế
tiêu dùng hàng nhập khẩu và khuyến khích tiêu dùng sản phẩm trong nước giúp
ngành sản xuất trong nước phát triển
Khi đánh thuế hàng nhập khẩu thấp, tức là khuyến khích nhập khẩu mặt hàng
đó, người tiêu dùng sẽ có điều kiện sử dụng hàng nhập khẩu, sẽ trực tiếp thúc đẩy
các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện công tác quản lý, cải
tiến mẫu mã, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường để
có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, vai trò
bảo hộ của thuế nhập khẩu đã phần nào bị hạn chế do phải thực hiện các cam kết
quốc tế và khu vực. Hơn nữa, nếu thực tế quá nhấn mạnh vai trò bảo hộ của thuế
nhập khẩu sẽ không thực hiện được chính sách đối ngoại của nhà nước và làm kinh
tế trong nước trở nên trì trệ và kém phát triển
- Huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước:
Thuế nhập khẩu đóng góp phần quan trọng trong việc hình thành nguồn thu cho
ngân sách nhà nước. Thuế nhập khẩu càng cao càng có tác dụng bảo hộ sản xuất
trong nước vừa đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Ngược lại,
thuế nhập khẩu thấp tức là khuyến khích nhập khẩu, nhìn bề ngoài số thu đóng góp
cho ngân sách nhà nước sẽ thấp và không đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể thì
thu ngân sách sẽ tăng lên ở khâu tiêu thụ sản phẩm thông qua các loại thuế khác
như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Đối với các nước phát triển thì việc thu thuế bằng chính sách thuế nhập khẩu
thường chiếm tỷ trọng thấp so với các loại thuế khác. Còn đối với các nước đang

phát triển, do điều kiện sản xuất lạc hậu, các loại thuế trong nước như thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập,… chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong số thu ngân sách nhà nước
trong khi đó hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước bằng nguồn
nhập khẩu từ nước ngoài lại khá lớn nên để vừa bảo hộ sản xuất trong nước, vừa
bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước thì các nước này thường chọn chính
sách thuế nhập khẩu để có tỷ lệ động viên vào ngân sách tương đối cao
- Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu:
Khi mở cửa thị trường, vì mục tiêu lợi nhuận mà việc mua bán hàng hóa trở nên
đa dạng và diễn ra ở bất cứ đâu. Có thể là những hàng hóa phục vụ nhu cầu cơ bản
của con người, hàng hóa dịch vụ phục vụ sản xuất… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng
có những hàng hóa có thể xâm hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia và ảnh hưởng
9
xấu đến sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của người dân như vũ khí, ma túy,
những văn hóa phẩm đồi trụy…
Thông qua việc kiểm tra thu thuế nhập khẩu, để biết được thực chất hàng hóa
nhập khẩu qua của khẩu là loại hàng hóa gì, số lượng bao nhiêu, nhập khẩu từ nước
nào… thì nhà nước có thể kiểm soát được tất cả các loại hàng hóa nhâp khẩu vào
trong nước.
Kết hợp với những chính sách kinh tế đối ngoại thích hợp, với những chính sách
về an ninh quốc phòng mà nhà nước đưa ra những quy định cho phép nhập khẩu
hàng hóa nào, cấm nhập những hàng hóa nào và kịp thời đưa ra những biện pháp xử
lý kịp thời không để lọt những hàng hóa trái phép vào thị trường trong nước.
Tóm lại, tùy theo tình hình kinh tế chính trị của thế giới và mỗi nước trong từng
giai đoạn lịch sử khác nhau mà việc sử dụng chính sách thuế nhập khẩu ở mỗi nước
cũng có những điểm khác nhau. Theo xu hướng chung thì khi nền kinh tế phát triển,
khả năng cạnh tranh lớn, hàng rào bảo hộ bằng thuế nhập khẩu trở nên không cần
thiết. Tuy nhiên ở những nước đang phát triển thì thuế nhập khẩu vẫn đóng một vai
trò quan trọng trong việc bảo hộ sản xuất trong nước.
Ở Việt Nam hiện nay, thuế nhập khẩu được sử dụng vào hai mục tiêu chính là
bảo hộ và khuyến khích đầu tư sản xuất trong nước và tạo nguồn thu cho ngân sách

nhà nước. Do vẫn còn là một nước đang phát triển và còn đang trong quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên khá nhiều các mặt hàng sản xuất trong nước vẫn cần
có sự hỗ trợ bằng hàng rào thuế quan nhập khẩu để giúp đỡ cạnh tranh với hàng
ngoại nhập.
1.1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế nhập khẩu
Chính sách thuế nhập khẩu là một chính sách nằm trong hệ thống các chính sách
quản lý vĩ mô nền kinh tế của một quốc gia, được xây dựng với nhằm thực hiện các
mục tiêu đã định đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, chính bản thân nó cũng chịu sự tác
động của một số nhân tố cơ bản sau:
- Nhân tố chủ quan
Bất cứ một chính sách nào khi được xây dựng ít nhiều đều bị áp đặt bởi nhận
thức của những người xây dựng nó. Đây có thể xem như nhân tố tâm lý tự nhiên tác
động tới chính sách thuế nhập khẩu
Chính sách thuế nhập khẩu còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, ý thức trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách thuế nhập khẩu. Một chính
sách dù được xây dựng hoàn hảo nhưng nếu việc thực hiện nó lại được tiến hành
10
bởi một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, tinh thần và ý thức trách nhiệm hạn
chế thì nó cũng không thể phát huy được hết tác dụng đối với nền kinh tế.
- Nhân tố khách quan:
Chính sách thuế nhập khẩu nằm trong hệ thống chính sách quản lý kinh tế vĩ mô
của quốc gia nên khi hệ thống này có sự thay đổi thì bản thân chính sách này cũng
phải có sự thay đổi để phù hợp với toàn bộ hệ thống, nhất là khi có sự thay đổi về
chính sách đối ngoại.
Chính sách thuế nhập khẩu thường được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm
pháp luật. Vì vậy, việc thiết lập một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, rõ ràng
và đơn giản cũng chính là nhân tố tạo ra một môi trường thuận lợi để thực hiện tốt
các chính sách thuế nhập khẩu
Với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một tất yếu khách quan thì sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới ngày càng tăng. Bởi

vậy, chỉ cần một thay đổi nhỏ về chính trị - kinh tế - xã hội trong nước nói riêng và
nước ngoài nói chung là một trong những nhân tố đảm bảo cho sự ổn định của
chính sách thuế nhập khẩu.
Ngoài ra, chính sách thuế nhập khẩu còn phụ thuộc vào nhận thức của công dân.
Các công dân có một nhận thức đúng đắn về hiệu quả mà chính sách thuế nhập
khẩu đem lại cho chính bản thân họ cũng như cho tổng thể nền kinh tế thì các quy
định pháp luật liên quan đến những chính sách đó sẽ được họ chấp hành một cách
nghiêm túc và đầy đủ. Khi đó, chính sách thuế nhập khẩu mới có thể thực hiện một
cách thuận lợi để đạt được các mục tiêu đề ra.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan trong thực hiện chính
sách thuế xuất nhập khẩu hàng hóa.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Hải quan
a). Chức năng
Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài
chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thi
pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước
b). Nhiệm vụ, quyền hạn
Tổng cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Luật Hải
quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể sau đây:
11
Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngành
hải quan; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hải quan và tổ chức thực
hiện nghiêm túc sau khi được phê duyệt.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan:
- Kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
phương tiện vận tải, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong
phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan
- Thực hiện các biện pháp phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng

hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan theo quy định của
Chính phủ
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng xuất
khẩu, nhập khẩu
- Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các chủ
trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với các hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng xuất
khẩu, nhập khẩu
Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan với hải quan các nước theo quy định của
pháp luật.
Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ,
tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học trong ngành hải quan
Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về hải quan
Tổ chức chỉ đạo và thực hiện thống kê nhà nước về hải quan
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và chính
sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức và
quản lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan theo quy định của pháp
luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng và xử lý vi
phạm theo quy định của pháp luật.
Quản lý tài chính và tài sản của ngành hải quan theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Bộ trưởng Bộ tài chính.
12
1.2.2. Cục thuế xuất nhập khẩu
Theo Quyết định số 1017/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính, Cục Thuế
xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng cục Hải quan có vị trí và chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn, cơ cấu tổ chức như sau:
1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cục Thuế xuất nhập khẩu có các phòng:

- Phòng Chính sách.
- Phòng Trị giá.
- Phòng Phân loại hàng hóa.
- Phòng Dự toán – Tổng hợp.
- Phòng Quản lý nợ và Kế toán thuế.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy
định.
Biên chế của Cục Thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
quyết định trong tổng số biên chế được giao.
1.2.2.2. Vị trí và chức năng
a). Cục Thuế xuất nhập khẩu là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức
năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện quản lý nhà
nước về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trực tiếp tổ chức
thực hiện nghiệp vụ về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
b). Cục Thuế xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài
khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
1.2.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
a). Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
- Văn bản quy phạm pháp luật về xác định trị giá tính thuế xuất khẩu, nhập
khẩu; phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Chiến lược, kế hoạch, dự toán dài hạn, trung hạn, hàng năm về thu thuế và
thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các chương trình, đề án về quản lý
thuế theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung các văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế, các cơ chế tài chính liên quan đến thu ngân
sách nhà nước;
13
- Ý kiến tham gia về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực

thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phân công của Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan.
b). Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
- Văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, quy chế nội bộ về quản lý thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý nợ thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu; thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu giá tính thuế; phân loại hàng hóa và áp
dụng mức thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Giao nhiệm vụ thu thuế phấn đấu hàng năm cho các Cục Hải quan tỉnh, liên
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các biện pháp chỉ đạo, đôn đốc thực hiện dự toán thu ngân sách được giao
hàng năm;
- Văn bản trả lời chính sách chế độ, quy trình, thủ tục về thuế, phân loại hàng
hóa thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo quy định của
pháp luật;
- Kết quả thẩm định các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nợ và
xóa nợ thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trình cấp có thẩm quyền
quyết định.
c). Tổ chức công tác thu ngân sách, chống gian lận thương mại, quản lý nợ thuế,
cưỡng chế thuế:
- Hướng dẫn, giải thích về giá tính thuế, phân loại hàng hóa, áp dụng mức
thuế, chính sách thuế và quản lý thuế, kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật và của Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan;
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các quy chế, quy trình nghiệp
vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý;
- Tổ chức xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng và quản lý cơ sở dữ
liệu về giá tính thuế, phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế suất, cơ sở dữ liệu về
thu ngân sách nhà nước và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo
quy định của pháp luật;
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện giao dịch với các tổ chức, cá

nhân trong nước và ngoài nước, tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác; yêu cầu các cơ
quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ công tác quản lý
thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
14
- Kiểm tra cơ quan hải quan các cấp thực hiện công tác thu thuế, quản lý nợ
thuế, xử lý nợ thuế, kế toán thuế, cưỡng chế thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế;
- Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu;
- Xét duyệt các báo cáo kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu của các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d). Tổ chức triển khai thực hiện các vấn đề kỹ thuật của Hiệp định trị giá hải
quan (GATT), các cam kết quốc tế về trị giá hải quan; Công ước hài hòa hóa mô tả
và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới; các cam kết quốc tế về
phân loại hàng hóa và cắt giảm thuế; thực hiện hợp tác quốc tế về trị giá hải quan,
phân loại hàng hóa theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
e). Tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật.
f). Đề xuất khen thưởng định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị, cá nhân ngoài
ngành hải quan có thành tích trong công tác thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
g). Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
h). Thống kê, đánh giá, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ
được giao theo chế độ quy định.
i). Phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan xây dựng chương trình, nội
dung giảng dạy nghiệp vụ về thuế, quản lý thuế trong ngành hải quan.
k). Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của
pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính.
l). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và

theo quy định của pháp luật.
15
1.3. Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của một số nước và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới đã và đang
cải cách lại hệ thống thuế của mình để phù hợp với các thông lệ quốc tế và nhằm
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trong nước, mở cửa thu hút đầu tư nước
ngoài… Sau đây là kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thực hiện chính
sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
1.3.1. Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc
Cải cách chính sách thuế ở Trung Quốc được thực hiện cơ bản vào những năm
1993 – 1994 với kết quả chính là mở rộng diện áp dụng thuế giá trị gia tăng, thống
nhất giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân giữa trong nước và
nước ngoài. Cơ cấu thu của Trung Quốc vẫn chủ yếu là thuế gián thu. Ngày
12/11/2001, Trung Quốc chính thức là thành viên của WTO, điều đó mang đến cho
Trung Quốc cơ hội lớn để mở rộng thị trường, tạo điều kiện để tham gia các hoạt
động thương mại quốc tế và đồng thời cũng đặt ra cho Trung Quốc những thách
thức mới. Do vậy, chính sách thuế nhập khẩu của Trung Quốc được hoạch định theo
hướng:
- Cơ cấu thuế tập trung chủ yếu vào thuế gián thu;
- Mức thuế tổng thể từng bước được hạ thấp và tiến hành điều chỉnh một cách
hợp lý cơ cấu thuế xuất
- Tiếp tục thanh lý và qui phạm chính sách miễn giảm thuế. Ngoài việc bảo
lưu những chính sách miễn giảm thuế phù hợp với quy phạm quốc tế còn triệt để
thanh lý những chính sách miễn, giảm thuế, điều chỉnh chính sách ưu đãi về thuế
đối với hàng nhập khẩu của một bộ phận những người đi nước ngoài về;
- Xây dựng và hoàn thiện quy định về thuế chống khuynh tiêu, thuế chống trợ giá
- Tăng cường công tác thu thuế và công tác quản lý của hệ thống Hải quan;
- Từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa các Doanh nghiệp trong nước và Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giữa người Trung Quốc và người nước ngoài ở

Trung Quốc
- Từng bước xóa bỏ sự đối xử bất bình đẳng về chính sách thuế nhập khẩu đối
với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
16
1.3.2. Chính sách thuế của Indonesia
Hệ thống chính sách thuế của Indonesia được cải cách từ năm 1994 với mục tiêu
tăng số thu về thuế để đảm bảo yêu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước. Hệ thống
này bao gồm chủ yểu là thuế thu nhập và thuế GTGT, gộp thuế thu nhập cá nhân và
thuế thu nhập doanh nghiệp thành một loại thuế suất đơn giản chỉ có 3 thuế suất
theo lũy tiến từng phần: 15%; 25%; 35%
Năm 2001 Indonesia tiếp tục giai đoạn cải cách mới với nội dung chủ yếu:
- Về thuế GTGT: Thuế GTGT được mở rộng diện chịu thuế và hiện có một
mức thuế suất là 10%; dự kiến sẽ tăng thuế suất lên 12.5%
- Về thuế TNDN: thay đổi các khái niệm về đối tượng cư trú, cơ sở thường trú
phù hợp với thông lệ quốc tế; Mở rộng diện chịu thuế; Thuế suất lũy tiến từng phần
10%, 20% và 35%; Cơ quan thuế và đối tượng chịu thuế có thể ký thỏa thuận trước
về giá đối với các giao dịch quốc tế để quản lý và chuyển giá; Ưu đãi thuế đối với
đầu tư ( chỉ áp dụng đối với những vùng kém phát triển, hoặc sử dụng công nghệ
cao) bằng cách giảm 30% thuế TNDN, cho khấu hao nhanh gấp hai lần, cho chuyển
lỗ sang các năm sau
- Về thuế TNCN: Mở rộng diện thu nhập chịu thuế; thuế suất lũy tiến là 10%,
20% và 35%; Cho phép giảm trừ gia cảnh (vợ, con) khi tính thu nhập chịu thuế. Kết
quả của cải cách thuế trên đã làm tăng tỉ lệ động viên từ thuế trong GDP từ 15.2%
lên 18%, số thu chủ yếu từ thuế gián thu ( thuế giá trị gia tăng chiếm 28.6%; thuế
nhập khẩu chiếm 6.1%; thuế TTĐB chiếm 5.7%)
1.3.3. Chính sách thuế của Malaysia
Vấn đề chính sách thuế rõ nhất của Malaysia là chuyển trọng tâm từ thuế trực
thu sang hệ thống thuế có phạm vi bao quát hơn đối với tiêu dùng, thông qua việc
xóa bỏ thuế đối với lợi nhuận siêu ngạch, giảm thuế suất đối với thuế thu nhập;
miễn thuế lợi nhuận và lợi tức cổ phần trong thời gian tối đa 10 năm đối với những

cơ sở sử dụng công nghệ mới, có độ rủi ro lớn. Các loại thuế chung của Liên bang
có thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế bất động sản, thuế lãi vốn, thuế công ty, thuế
dầu lửa, thuế tem, thuế doanh nghiệp, thuế TTĐB, thuế XK, thuế NK, thuế dịch vụ.
Các Bang được thu cho Ngân sách của Bang những loại thuế đất, thuế thu nhập,
tiền nuôi rừng và một số khoản thu không phải là thuế (tiền thu cấp giấy phép kinh
doanh, duyệt thiết kế).
17
1.3.4. Chính sách thuế của Philippin
Năm 1994 Philipin mở rộng diện đánh thuế và đơn giản, hợp lý hóa các luật thuế
và qui trình, phương pháp quản lý đã làm tăng số thu thuế từ 15.2% lên 20% GDP,
cơ cấu số thu vẫn dựa vào thuế gián thu là chính.
- Thuế thu nhập: đánh thuế theo nguyên tắc tổng thu nhập thay cho đánh thuế
theo loại thu nhập, chuyển đơn vị chịu thuế từ gia đình sang cá nhân; tăng diện áp
dụng thuế khấu trừ tại nguồn đặc biệt là thu nhập từ cổ phần, lãi tiền vay, tiền bản
quyền.
- Thuế gián thu: Chuyển từ cơ chế hai thuế suất sang một thuế suất đối với thuế
GTGT; đánh thuế tuyệt đối đối với thuế TTĐB, áp dụng thuế suất % ( thực chất là
thuế doanh thu) đối với một số ngành dịch vụ không thuộc phạm vi áp dụng thuế
GTGT( vận tải, ngân hàng, bảo hiểm…)
- Thuế đối với tài sản: Chú trọng các chính sách thu thuế đối với bất động sản
thông qua việc định giá lại bất động sản làm cơ sở ban hành chính sách thuế đối với
tài sản.
- Về ưu đãi thuế đối với đầu tư: khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chọn biện
pháp khấu hao nhanh thay cho kỳ miễn thuế ( tối đa 8 năm); cho phép bổ sung 50%
chi phí lao động trong 5 năm đối với một số dự án có tỷ lệ vốn đầu tư trên số công
nhân nhất định.
1.3.5. Chính sách thuế của Thái Lan
Thời kỳ 1990-1995 kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh và ngân sách thặng dư,
cải cách chính sách thuế chỉ tập trung vào tin học hóa công tác quản lý thuế. Từ
năm 1997 Thái Lan bị khủng hoảng kinh tế nên cải cách thuế chịu ảnh hưởng bởi

cam kết với IMF bao gồm thuế GTGT chỉ có một mức thuế suất, giảm thuế nhập
khẩu thu nhập(mức thuế suất lũy tiến cao nhất là 50% giảm còn 37%). Về ưu đãi
đối với đầu tư, Thái Lan cho phép được hưởng kỳ miễn thuế đến 8 năm và giảm
50% cho 5 năm tiếp theo đối với lĩnh vực công nghệ cao và khu vực có điều kiện
địa lý khó khăn; đầu tư vào cơ sở hạ tầng được hưởng khoản trừ bổ sung đối với tài
sản đầu tư là 25%.
1.3.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về cải cách thuế quan rất phong phú. Từ
chính sách thuế của một số nước trên ta có thế rút ra một dố kinh nghiệm trong cải
cách thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng như sau:
- Thực hiện thay đổi định kỳ mức thuế hiện hành
18
- Ban hành thêm những loại thuế mới để tăng thu ngân sách
- Cải tiến bộ máy quản lý thuế nhằm tăng thu trên cơ sở biểu thuế hiện hành,
giảm thất thu và trốn thuế
- Đào tạo đội ngũ cán bộ thuế giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Cải cách cơ bản toàn bộ cơ cấu về thuế. Tuy nhiên trong một thời gian ngắn
đòi hỏi cải cách thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng một cách đồng bộ,
hoàn hảo thì cần thực hiện theo kế hoạch sau:
+ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo hộ
chính đáng sản xuất nội địa, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước
+ Nâng cao tính hiệu quả của thuế xuất nhập khẩu: trên phương diện của người
chịu thuế thì thuế suất phải cho người nộp thấy bớt gánh nặng của thuế và thuế suất
vẫn phải mang đến cho nhà nước một năng suất tối đa mà không cản trở thậm chí
còn kích thích sự phát triển kinh tế xã hội.
19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU Ở TỔNG CỤC HẢI QUAN
2.1. Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam
Luật thuế xuất, nhập khẩu đầu tiên của Việt Nam ra đời vào tháng 12 năm 1987

để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và thay thế cho chế độ thu bù chênh lệch ngoại
thương trước đó. Sau một thời gian áp dụng, Luật thuế xuất nhập khẩu được sửa đổi
lần thứ nhất và năm 1991, lần thứ hai năm 1993 và gần đây nhất là năm 1999.
2.1.1. Về biểu thuế:
Mỗi thời kỳ ta có một biểu thuế riêng để ngày càng phù hợp với điều kiện phát
triển của đất nước và để bảo hộ tốt nhất cho các doang nghiệp trong nước phát triển.
Thời kỳ đầu, số mặt hàng mà nước ta phải nhập khẩu có tới hơn 3000 mã nhóm
mặt hàng. Biểu thuế lúc đó có kết cấu như sau:
Bảng 1: Kết cấu biểu thuế suất năm 1999
Mã số Nhóm, tên mặt hàng Thuếsuất(%)
1 2 3
220400
220100
230300
240110
24012010
240200
300450
310200
310400
84183010
Rượu vang làm từ nho tươi kể cả vang cao độ
Các loại nước kể cả nước khoáng tự nhiên, nước
khoáng nhân tạo và nước có ga .
Bia sản xuất từ Malt
Thuốc lá lá chưa tước cọng
Thuốc lá lá đã cắt thành sợi .
Xì gà, xì gà nhỏ
Vitamin các loại
Phân khoáng và phân hoá học có chứa Nitơ

Các loại phân hoá học hay khóang chất chứa Kali
Máy đông lạnh dạng tủ dung tích 200lít
Máy đông lạnh dạng tủ dung tích 900lít
100
70
100
15
30
120
0
0
0
15
5
Nguồn: Tổng cục Thuế
Cho đến nay thì biểu thuế suất của một số nhóm mặt hàng đã được thay đổi
chẳng hạn như:
20
Bảng 2: Kết cấu biểu thuế suất hiện hành
Mã số Nhóm, tên mặt hàng Thuế suất (%)
1 2 3
300450.11
300450.19
300450.30
8418.3010
8418.3090
8509.10
8524.90.10
8703.10.11
8703.10.12

8704.21.11
8704.21.12
Vitamin A
Vitamin loại khác
Vitamin B1,B2,B6,B12
Máy đông lạnh dạng tủ dung tích 200lít
Máy đông lạnh dạng tủ dung tích 200-
800 lít
Máy hút bụi
Đĩa mềm dùng cho máy vi tính
* Loại ôtô 15-20 chỗ ngồi
Dạng nguyên chiếc
Dạng SKD
* Xe động cơ dùng để vận tải hàng hoá
trọng tải <=5 tấn
Dạng nguyên chiếc
Dạng SKD
10
0
10
40
20
40
10
60
45
60
40
Nguồn: Tổng cục Thuế
Các mức thuế suất này chỉ mang tính chất thời kỳ chứ không phải là vĩnh viễn.

Ta có thế nhận thấy thuế suất đối với nhóm các mặt hàng nhập khẩu có xu hướng
tăng lên để bảo hộ sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó khi gia nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải thực hiện các cam kết
quốc tế và khu vực về vấn đề cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan.
Điển hình nhất là chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ASEAN (CEPT/
AFTA).
Có 4 loại Danh mục sản phẩm hàng hóa trong biểu thuế quan là các sản phẩm
hàng hóa thuộc đối tượng thực hiện CEPT. Đó là danh mục các sản phẩm giảm thuế
ngay (IL); các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL); các sản phẩm nông sản
chưa chế biến nhạy cảm (SL) và các sản phầm loại trừ hoàn toàn (GEL).
Căn cứ theo Hiệp định CEPT và thỏa thuận giữa Việt Nam và các nước thành
viên khác của ASEAN, chương trình cắt giảm thuế bắt đầu thực hiện từ 1/1/1996 và
hoàn thành vào 1/1/2006 để đạt được mức thuế suất cuối cùng là 0 – 5%, chậm hơn
các nước thành viên khác 3 năm. Cụ thể:
21
Với các mặt hàng thuộc danh mục IL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/1996 và kết
thúc với thuế suất 0 – 5% vào 1/1/2006. Các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải
giảm xuống 20% vào 1/1/2001. Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn hoặc bằng 20%
sẽ giảm xuống 0 – 5% và 1/1/2003.
Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ được chuyển sang danh mục IL trong
vòng 5 năm, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003, mỗi năm chuyển 20% để thực hiện giảm
thuế với thuế suất cuối cùng là 0 – 5% vào năm 2006. Đồng thời các bước giảm sau
khi đưa vào IL phải được thực hiện chậm nhất là 2 – 3 năm một lần và mỗi lần giảm
không ít hơn 5%
Các mặt hàng thuộc danh mục SL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/2004 và kết thúc
vào 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng là 0 – 5%. Riêng mặt hàng đường vào năm
2010 là 0 – 5%.
Các mặt hàng đã đưa vào các chương trình giảm thuế và được hưởng nhượng bộ
thì phải bỏ ngay các quy định về hạn chế số lượng (QRs) và bỏ dần các biện pháp
hạn chế phi thuế quan khác (NTBs) 5 năm sau đó.

Cho đến năm 2006, cùng với quá trình đàm phán gia nhập WTO, việc tham gia
các hiệp định thương mại tự do khu vực CEPT/AFTA, FTA giữa ASEAN với
Trung Quốc, Hàn Quốc nước ta đã đẩy mạnh lộ trình giảm thuế với mục tiêu tiến
tới tự do hóa hoàn toàn thuế quan với các đối tác vào năm 2015. Với những cam kết
trong CEPT/AFTA, Việt Nam đã là một trong 7 thành viên của ASEAN cam kết cắt
giảm thuế suất thuế nhập khẩu xuống còn 0% đối với trên một nửa tổng số mặt
hàng, với khoảng 117 nhóm hàng được điều chỉnh giảm thuế.
Lộ trình cắt giảm thuế quan theo FTA Asean được tính từ nay đến năm 2020
hoặc 2025. Cụ thể:
Bảng 3: Lộ trình cắt giảm thuế quan theo FTA Asean – Trung Quốc
Danh mục Asean – 6 & Trung Quốc CLMV
Nhóm thông thường 1 0% từ 1/1/2010 0% từ 1/1/2015
Nhóm thông thường 2 0% từ 1/1/2012 0% từ 1/1/2018
Danh mục nhạy cảm 20% từ 1/1/2012 và 0 – 5%
từ 1/1/2018
20% từ 1/1/2015 và 0 –
5% từ 1/1/2020
Danh mục nhạy cảm cao Không quá 50% từ
1/1/2015
Không quá 50% từ
1/1/2018
Nguồn: Hội thảo thương mại tự do FTA
Bảng 4: Lộ trình cắt giảm thuế quan theo FTA Asean – Hàn quốc (AKFTA)
Danh mục Asean – 6 & Hàn quốc CLMV
Nhóm thông thường 0% từ năm 2010 Việt Nam: 0% từ năm 2018
22
Danh mục nhạy cảm
Không quá 20% từ năm 2012 và
giảm còn 0 – 5% từ năm 2016
Việt Nam: Không quá 20% từ 2017

và giảm còn 0 – 5% từ năm 2021
Danh mục nhạy cảm cao
Được chia ra thành 5 nhóm sản phẩm với các cam kết cắt giảm thuế
quan khác theo quy chế Tối huệ quốc được áp dụng
Nguồn: Hội thảo thương mại tự do FTA
Bảng 5: Lộ trình cắt giảm thuế quan theo FTA Asean - Nhật Bản (AJCEP)
Danh mục Nhật Bản Asean
Tất cả các sản phẩm Giảm hoặc miến theo từng
giai đoạn cho từng quốc gia
đối với các nhóm hàng theo
lãi suất cơ bản
Giảm hoặc miến theo từng
giai đoạn cho từng quốc gia
đối với các nhóm hàng theo
lãi suất cơ bản
Miễn thuế đối với 93% mặt
hàng nhập khẩu từ Asean theo
giá trị trong vòng 10 năm từ
khi bắt đầu có hiệu lực
Asean – 6: miễn thuế đối
với 90% mặt hàng nhập
khẩu từ Nhật Bản trong
vòng 10 năm
Nguồn: Hội thảo thương mại tự do FTA
23
Bảng 6: Lộ trình cắt giả thuế quan theo FTA Asean - Ấn Độ
Danh mục
Ấn Độ & Singapore,
Brunei, Indonesia,
Malaysia & Thái Lan

Ấn Độ &
Philippines
Asean
Nhóm thông thường 1
Nhóm thông thường 2
0% từ năm 2013
0% từ năm 2016
0% từ năm 2018
0% từ năm 2019
Ấn độ: 0% từ năm 2013
CLMV: 0% từ năm 2018
Ấn Độ: 0% từ năm 2016
CLMV: 0% từ năm 2021
Nhóm nhạy cảm
Không quá 5% từ
năm 2016
Không quá 5% từ
năm 2016
Ấn Độ: không quá 5% từ
năm 2016
CLMV: không quá 5% từ
năm 2021
Nhóm nhạy cảm cao
Giảm còn 25% hoặc
50% từ năm 2019 với
Indonesia, Malaysia
&Thái Lan
Giảm còn 25%
hoặc 50% từ năm
2022 với

Philippines
Giảm còn 25% hoặc 50%
từ năm 2004 đối với
Campuchia và Việt Nam
Nhóm sản phẩm đặc biệt
Giảm còn 37,5% đối với mặt hàng dầu cọ thô, 50% với hồ tiêu và 45%
với dầu cọ tinh chế, cà phê, trà đen
Ngoài danh mục
Các sản phẩm sẽ được tái xem xét hàng năm nhằm nâng cao khả năng
thâm nhập thi trường
Nguồn: Hội thảo thương mại tự do FTA
Bảng 7: FTA khu vực ASEAN – Úc – New Zealand
Úc New Zeland Asean – 6 CLMV
Miễn thuế lập tức đối
với 96% mặt hàng
nhập khẩu từ 2010
Miễn thuế lập tức đối
với 85% mặt hàng
nhập khẩu từ 2010
Brunei, Malaysia,
Philippines,
Singapore & Thái
Lan: miễn giảm từ
năm 2020
Việt Nam: Miễn hoặc
giảm từ 2020
Miễn thuế các mặt
hàng còn lại từ năm
2020
Miễn thuế các mặt

hàng còn lại từ 2020
Indonesia: miễn hoặc
giảm từ năm 2050
Campuchia, Lào &
Myanmar: miễn hoặc
giảm từ năm 2025
Nguồn: Hội thảo thương mại tự do FTA
24
2.2.2. Trị giá tính thuế
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng
thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo
tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là
số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải
quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.
Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng.
Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế.
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định giá tính
thuế là tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính
thuế.
Chính phủ quy định cụ thể việc xác định giá tính thuế quy định tại Điều này.
Ngoài ra, Bộ tài chính đã ra quyết định về việc ban hành giá mua tối thiểu để
tính thuế nhập khẩu và làm căn cứ để xác định giá tính thuế nhập khẩu
Các quy định trên là rất cần thiết và góp phần hạn chế tình trạng người mua và
người bán thông đồng với nhau ghi giá hàng thấp để được nộp thuế ít. Đồng thời,
cũng giúp cho việc tính thuế nhanh hơn và có thể hạn chế được việc bán phá giá;
nhằm đẩy mạnh việc nhập hàng hóa trong nước
2.2.3. Xác định nguồn gốc xuất xứ
Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định trên cơ sở thực tế
hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tờ khai hải quan và các chứng từ

thuộc bộ hồ sơ hải quan
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Certificate of Origin,
gọi tắt là C/O). Quy định tại Thông tư liên tịch này là chứng từ do cơ quan hay tổ
chức có thẩm quyền cấp xác nhận xuất xứ của một lô hàng xuất khẩu hay nhập
khẩu.
Nước xuất xứ hàng hóa là nước mà tại đó hàng hóa được sản xuất hoặc gia công,
chế biến phù hợp với quy định về xuất xứ nếu tại phụ lục kèm theo.
C/O phải nộp cho cơ quan hải quan trong các trường hợp sau:
- Hàng hoá có xuất xứ từ những nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về
thuế nhập khẩu hay về các chế độ quản lý khác theo quy định của pháp luật Việt
Nam hoặc theo các Hiệp định, thoả thuận quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các
25

×