LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá, hội nhập nền kinh tế quốc tế
đang là xu thế tất yếu của xã hội loài người biểu hiện sự phát triển nhảy
vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày
càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền
kinh tế thống nhất. Đó là sự xoá bỏ những khác biệt về kinh tế giữa các
nền kinh tế với nhau, là quá trình gắn nền kinh tế của từng nước với khu
vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa ở các cấp độ
khác nhau. Điều này đã có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế
chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung đó là sự phát
triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế
giới như WTO, EU, AFTA…và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do
toàn cầu hoá, quốc tế hoá đem lại.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam nằm ở ngã tư của các
mối quan hệ Quốc tế cởi mở và đa dạng. Trong lịch sử, các Triều đại
phong kiến đã nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng các mối
quan hệ ngoại thương với các quốc gia khác, vừa cởi mở, vừa giữ vững
chủ quyền và lợi ích dân tộc, đẩy mạnh thương mại, quản lý thuế và
thông thương với nước ngoài. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam
đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây
không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính
chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này.
Khi tham gia vào quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá thì vấn đề môi
trường kinh doanh càng trở nên phức tạp và thường xuyên biến động,
điều đó cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ hàm chứa những cơ hội lẫn thách
thức đối với doanh nghiệp. Để thích ứng với những thay đổi của môi
1
trường và kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn và
vạch ra hướng đi có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường,
tận dụng các cơ hội, giảm thiểu nguy cơ, phát huy được những mặt mạnh
và hạn chế những mặt yếu của doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp
mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường và phát triển một cách bền
vững.
Trong thời gian vừa qua ngành may mặc của nước ta có thể nói đã
xâm nhập khá rộng rãi vào thị trường thế giới và đạt kim ngạch cao, nhất
là từ khi có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước.
Ngành may mặc là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn
của nước ta, là một ngành đòi hỏi vốn ít và sử dụng nhiều lao động hơn
so với các ngành khác, ngoài ra khả năng gặp rủi ro thấp, giải quyết một
lượng lớn lao động cho quốc gia. Với nước ta là một nước đông dân và
dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Do đó phát triển
công nghiệp may mặc là hết sức phù hợp với xu thế công nghiệp hoá và
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Như vậy, điều kiện kinh doanh ngày
càng mở rộng, thì môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Điều
này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp hãy tìm và áp dụng cho mình một phương
thức sản xuất sao cho mang lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho doanh
nghiệp của mình, nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu của thị trường và lợi
nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá thông qua việc đó doanh
nghiệp có thể quản lý tốt các khoản mục chi phí, khai thác tiềm năng sẵn
có. Đây là tiền đề cho việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về
hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình, kịp thời đưa ra các giải pháp
trong kinh doanh.
Công ty CPSX hàng thể thao Maxport JSC tự hào là một doanh
nghiệp nước ngoài đầu tiên, doanh nghiệp may mặc lá cờ đầu của cả
nước, chuyên sản xuất hàng để phục vụ xuất khẩu. Lĩnh vực hoạt động
2
chính của công ty là thiết kế và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, sản xuất
mặt hàng quần áo thể thao với công nghệ cao cùng hệ thống quản lý tiên
tiến, thiết bị hiện đại như hệ thống CAD/CAM, máy dán đường may, máy
cắt laser, máy cao tần và hệ thống máy không cần đường may. Khách
hàng của MAXPORT là những hãng may mặc hàng đầu thế giới: Nike,
Adidas, Under Armour, The North Face, Patagonia, Spyder, Marmot…
Với tiềm năng và thế mạnh của mình, doanh nghiệp trong
những năm qua đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công
nghiệp may mặc cả nước nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng. Song
yêu cầu nỗ lực hơn nữa của doanh nghiệp để góp phần làm lớn mạnh
thêm cho ngành may mặc nước nhà…
Với những yêu cầu bức thiết từ thực tế đặt ra và nhu cầu phát triển
của công ty CPSX hàng thể thao Maxport Việt Nam cụ thể là chi nhánh
ở Thái Bình, em đã quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng và các giải
pháp phát triển hoạt động gia công xuất khẩu của chi nhánh công ty
CPSX hàng thể thao Maxport Thái Bình” với mong muốn qua thực tế
nghiên cứu xây dựng được chiến lược phát triển cho công ty một các tốt
nhất và đề xuất giải pháp khả thi để thực hiện thành công mục tiêu và
chiến lược đề ra.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng các cô chú, các anh
chị trong phòng Kế hoạch- Kinh doanh của chi nhánh công ty CPSX
hàng thể thao Maxport Thái Bình đã tận tình chỉ bảo cho em trong thời
gian thực tập ở đây.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy giáo hướng dẫn thực
tập em, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn là người đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý
để em có thể hoàn thành tốt bài thu hoạch thực tập cuối khóa này.
Do kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên bài thu
hoạch thực tập cuối khóa không tránh khỏi có những thiếu sót, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô trong khoa và tất
3
cả mọi người để có thế rút kinh nghiệm và bổ sung thêm những kiến thức
mới nhằm hiểu hơn về công việc sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp trong thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
CHƯƠNG I:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU
I. Các khái niệm về gia công.
1. Khái niệm về gia công xuất khẩu và hợp đồng gia công.
Gia công quốc tế là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một
bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành
phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra
thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia
công). Như vậy, trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn
liền với hoạt động sản xuất.
Hợp đồng gia công là hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc
các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex,
fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung hợp đồng gia công phải thể hiện được Người đại diện cho
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng Giám đốc doanh
nghiệp. Nếu Tổng Giám đốc không thường trú tại Việt Nam phải uỷ
quyền cho người đại diện của mình và người đại diện cho Tổng giám đốc
phải là người thường trú tại Việt Nam.
(Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương- Vũ Hữu Tửu)
2. Các khái niệm khác.
Nguyên liệu gia công là nguyên liệu chính và phụ liệu để tạo nên
sản phẩm gia công.
Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản
phẩm.
5
Phụ liệu là phần nguyên liệu tham gia tạo nên sản phẩm gia công
nhưng không phải thành phần chính của sản phẩm.
Vật tư gia công là các loại sản phẩm, bán thành phẩm tham gia vào
quá trình sản xuất sản phẩm gia công nhưng không trực tiếp cấu thành
sản phẩm gia công. Vật tư gia công bao gồm cả bao bì hoặc vật liệu làm
bao bì chứa sản phẩm gia công.
Phế liệu gia công là những chất thải loại hoặc những phần cắt bỏ
của nguyên liệu trong quá trình gia công một nguyên liệu hay bán thành
phẩm, máy móc, thiết bị thuê mượn phục vụ gia công bị hư hỏng được
loại ra trong quá trình sản xuất, gia công.
Phế phẩm gia công là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (qui
cách, kích thước, phẩm chất, giá trị sử dụng…) theo thoả thuận của hợp
đồng/ phụ lục hợp đồng gia công, bị loại ra trong quá trình gia công.
Phế thải gia công là nguyên liệu, phụ liệu bị loại ra trong quá trình
gia công mà không còn giá trị sử dụng.
Định mức sản xuất sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp
đồng bao gồm:
- Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu để
cấu thành một đơn vị sản phẩm gia công.
- Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao cho sản
xuất một đơn vị sản phẩm gia công
- Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư là lượng nguyên liệu,
vật tư hao hụt (bao gồm cả hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm, phế
thải gia công) tính theo tỷ lệ % so với nguyên liệu cấu thành trên sản
phẩm (đối với tỷ lệ hao hụt vật tư).
Máy móc, thiết bị, dụng cụ gia công là những máy móc, thiết bị,
dụng cụ nằm trong dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm gia công.
Do người thuê gia công cho người nhận gia công thuê, mượn trong thời
hạn nhất định để thực hiện hợp đồng gia công.
6
Ngày nay trong quan hệ buôn bán ngoại thương giữa các nước trên
thế giới thì hoạt động gia công quốc tế diễn ra khá phổ biến đặc biệt là ở
các nước đang phát triển. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp
họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận
gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết
công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết
bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công
nghiệp mới phát triển theo kịp với các nước công nghiệp hiện đại khác.
Trong thực tế, nhiều nước đang phát triển nhờ vận dụng phương thức gia
công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại như Thái Lan,
Hàn Quốc, Singapore…
* Đặc điểm:
Qua định nghĩa trên ta thấy, gia công xuất khẩu thực chất là một
hình thức của xuất khẩu sức lao động nhưng lại là lao động thể hiện trong
hàng hoá. Do đó ngoài những đặc điểm như hình thức gia công thông
thường, gia công hàng hoá quốc tế còn những đặc điểm sau:
- Hàng hoá sản xuất ra để xuất khẩu chứ không phải để
tiêu dùng trong nước.
- Đặc điểm để phân biệt gia công xuất khẩu với các loại
hình xuất khẩu khác là vấn đề lợi nhuận của hoạt động này. Doanh thu
của hoạt động gia công xuất khẩu thực chất chính là tiền công trừ đi các
chi phí gia công.
- Ở loại hình gia công hàng hoá quốc tế ta thấy sự xuất hiện của
nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài về. Nước nhận gia công
nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ của phía nước đặt hàng. Nước đặt
hàng thường gửi kỹ thuật viên sang nhằm thực hiện việc kiểm tra giám
sát quá trình sản xuất.
7
- Gia công xuất khẩu là việc sản xuất hàng hoá theo đơn
đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Khách hàng nước ngoài là người
đưa ra kiểu dáng, mẫu thiết kế kỹ thuật, bên nhận gia công chỉ là người
thực hiện.
II. Các hình thức gia công hàng may mặc xuất khẩu.
1. Hình thức nhận nguyên phụ liệu giao thành phẩm (gia công
hoàn chỉnh một sản phẩm).
Đây là hình thức bên đặt gia công giao nguyên vật liệu và phụ kiện
cho bên nhận gia công, sau một thời gian ký kết sẽ thu hồi thành phẩm
hàng may mặc theo như quy cách và tài liệu đã phê duyệt và trả phí gia
công cho bên nhận gia công theo như thoả thuận. Hình thức này trước đây
được sử dụng đối với các nước kém phát triển không đủ máy móc thiết bị
kỹ thuật mà phải nhờ vốn của bên đặt gia công, có khi cả về kỹ thuật.
2. Hình thức kết hợp.
Là hình thức gia công kết hợp giữa hình thức gia công hoàn chỉnh
và hình thức mua đứt bán đoạn. Trong đó, bên đặt gia công may mặc chỉ
giao nguyên liệu chính và một nửa nguyên liệu phụ, còn số kia có thể
được bên nhận gia công mua theo yêu cầu của bên đặt gia công.
3. Hình thức mua đứt bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán
với nước ngoài.
Là hình thức bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu phụ cho bên
nhận gia công, bên nhận gia công sẽ mở L/C để mua nguyên phụ liệu và
như vậy quyền sở hữu nguyên liệu sẽ được chuyển sang bên nhận gia
công. Sau một thời gian sản xuất, bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ sản
phẩm theo như định mức đã duyệt với số tiền phải trả là toàn bộ chi phí
mua nguyên vật liệu và giá gia công được quy định trong hợp đồng.
Phương thức này ngày càng được áp dụng nhiều với các nước đang phát
triển vì nó vừa tiết kiệm cho bên đặt gia công vừa thuận lợi cho bên nhận
gia công.
8
III. Những thủ tục hải quan liên quan đến gia công hàng may
mặc xuất khẩu.
1. Địa điểm làm thủ tục Hải quan.
Việc thực hiện thủ tục hải quan đối với một hợp đồng gia công cụ
thể (gồm tiếp nhận hợp đồng, tiếp nhận định mức, làm thủ tục hải quan
cho từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của hợp đồng, thanh khoản của
hợp đồng) được thực hiện tại một Chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan
tỉnh, thành phố do doanh nghiệp lựa chọn, cụ thể:
- Tại Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất thực hiện hợp
đồng gia công (kể cả cơ sở gia công lại) hoặc;
- Tại Chi cục Hải quan nơi có trụ sở của doanh nghiệp (trụ
sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của doanh nghiệp được thành lập theo quy
định của pháp luật).
Trường hợp tại nơi có co sở sản xuất hoặc nơi có trụ sở chính, trụ
sở chi nhánh của doanh nghiệp không có tổ chức Hải quan thì doanh
nghiệp được lựa chọn một Chi cục Hải quan thuận tiện để đăng ký làm
thủ tục Hải quan.
Nguyên liệu nhập khẩu để gia công có yêu cầu của cơ quan quản lý
Nhà nước chuyên ngành phải kiểm tra thực tế hàng hoá tại cửa khẩu nhập
nhưng đăng ký hợp đồng gia công và đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải
quan ngoài cửa khẩu thì Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập thực hiện việc
kiểm tra thực tế theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
2. Thủ tục Hải quan.
2.1. Thủ tục hợp đồng thông báo hợp đồng gia công.
a. Trách nhiệm của doanh nghiệp.
Chậm nhất 1 ngày trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên
của hợp đồng gia công, doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công cho
cơ quan Hải quan bằng văn bản. Hồ sơ gồm:
9
- 02 bản chính (01 bản Hải quan lưu, 01 bản trả lại cho
doanh nghiệp sau khi tiếp nhận hợp đồng) và 01 bản dịch Tiếng Việt (nếu
bằng tiếng nước ngoài, trừ Tiếng Anh) hợp đồng gia công và các phụ lục
hợp đồng (nếu có)
- 01 bản sao có xác nhận của chính doanh nghiệp. Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận
đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu làm thủ tục
đăng ký lần đầu).
- 01 bản sao có xác nhận của chính doanh nghiệp, giấy chứng
nhận đăng ký mã số thuế (nếu làm thủ tục đăng ký lần đầu).
- 01 bản sao có xác nhận của chính doanh nghiệp, xuất trình bản
chính để đối chiếu giấy phép của Bộ Công thương đối với hàng hoá gia
công thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
- Nộp 01 bản chính giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu
phế liệu (đối với trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu gia
công) của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh
nghiệp cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCT-
BTNMT ngày 30/08/2007 của liên Bộ - Bộ Công thương- Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật bảo vệ môi trường về
tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu.
- Nộp 01 bản chính văn bản giải trình, chứng minh cơ sở sản
xuất đối với doanh nghiệp nhận gia công lần đầu: Nêu rõ địa chỉ trụ sở
doanh nghiệp, địa chỉ cơ sở sản xuất, mặt hàng sản xuất, dây chuyền
trang thiết bị, công suất thiết kế… (kể cả với trường hợp thuê gia công
lại); Số tài khoản và tên ngân hàng doanh nghiệp gửi tiền: Doanh nghiệp
chỉ giải trình một lần và giải trình bổ sung khi có sự thay đổi về các nội
dung đã giải trình. Trường hợp có sự thay đổi về pháp nhân, địa chỉ trụ sở
làm việc, địa chỉ cơ sở sản xuất (từ khi nộp hợp đồng gia công đến khi
thanh khoản xong hợp đồng gia công), doanh nghiệp phải kịp thời thông
10
báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan đang quản lý hợp đồng gia công
biết.
- 01 bản sao có xác nhận của chính doanh nghiệp, xuất trình bản
chính để đối chiều hợp đồng thuê gia công lại (đối với trường hợp thuê
gia công lại toàn bộ sản phẩm gia công).
- Nộp 02 bản chính Bảng đăng kí nguyên liệu, vật tư cho
hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công theo mẫu 01/DKNVL- GC-
Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC.
b. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan.
* Tiếp nhận hợp đồng gia công:
Trong trường hợp không phải kiểm tra cơ sở sản xuất, chậm nhất
08 giờ làm việc kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan
hải quan phải hoàn thành thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công.
Trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất, chậm nhất 05 ngày làm
việc kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan hải quan
phải tiến hành xong kiểm tra cơ sở sản xuất và hoàn thành việc tiếp nhận
hợp đồng gia công (hoặc từ chối tiếp nhận bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ
nếu không đủ điều kiện). Khi doanh nghiệp nộp hợp đồng gia công hoặc
trong quá trình sản xuất nếu cơ quan hải quan có nghi vấn về địa chỉ, cơ
sở sản xuất và các vấn đề đến việc đảm bảo thực hiện hợp đồng gia công
thì tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
* Kiểm tra điều kiện được nhận hợp đồng gia công
Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hợp đồng gia công; Nhập
vào máy các thông tin liên quan đến hợp đồng gia công, các chứng từ bản
chính đã xuất trình.
Thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất:
- Sau khi doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ thông báo hợp đồng gia
công, hoặc;
- Trong quá trình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm.
11
Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp
là lãnh đạo Chi cục hải quan quản lý hợp đồng gia công.
Xử lý kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất đối với các trường hợp không
đảm bảo điều kiện thực hiện hợp đồng gia công:
- Đối với trường hợp chưa tiếp nhận hợp đồng thì cơ quan hải
quan không tiếp nhận hợp đồng gia công và thông báo rõ lý do.
- Đối với trường hợp đã nộp hợp đồng gia công:
+ Trường hợp có cơ sở sản xuất nhưng chưa đảm bảo các điều kiện
sản xuất theo quy trình sản xuất sản phẩm thì yêu cầu doanh nghiệp có
văn bản cam kết khắc phục trong thời hạn nhất định. Đồng thời cơ quan
hải quan tạm dừng làm thủ tục nhập khẩu các lô nguyên liệu vật tư tiếp
theo của hợp đồng gia công đó cho đến khi doanh nghiệp đảm bảo các
điều kiện theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp không có cơ sở sản xuất thì cơ quan hải quan dừng
làm thủ tục nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng
gia công đó. Yêu cầu doanh nghiệp giải trình, tuỳ theo tính chất mức độ
vi phạm để chuyển hồ sơ cho đơn vị Hải quan làm nhiệm vụ kiểm soát
chống buôn lậu hoặc kiểm tra sau thông quan để xác minh, điều tra, xử lý
theo quy định của pháp luật.
2.2. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh và kiểm tra định mức.
a. Thông báo định mức.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp bản định mức sử dụng, định mức
tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư cho cơ quan Hải
quan theo mẫu 03/ TBĐM- GC
Đối với những sản phẩm (mã hàng) có nhiều kích cỡ, chủng loại thì
khai định mức theo từng kích cỡ, từng chủng loại hoặc theo định mức
bình quân cho từng sản phẩm (mã hàng ) đó. Cách tính định mức bình
quân thực hiện theo hướng dẫn sử dụng tại mẫu số 03/TBĐM- GC kèm
12
văn bản giải trình cách tính định mức bình quân để cơ quan Hải quan có
cơ sở kiểm tra khi cần thiết.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nếu do thay đổi tính
chất nguyên liệu, điều kiện gia công, yêu cầu của từng đơn hàng xuất
khẩu dẫn đến thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp nộp bảng điều
chỉnh định mức mới của mã hàng kèm văn bản nêu rõ lý do cụ thể cho
từng trường hợp điều chỉnh.
Trường hợp sau khi xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp
phát hiện định mức thực tế sử dụng nguyên vật liệu gia công hàng hoá
xuất khẩu không đúng với định mức đã thông báo thì doanh nghiệp được
điều chỉnh định mức trước thời điểm nộp hồ sơ thanh khoản nhưng phải
đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Còn lưu mẫu sản phẩm hoặc bảng thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế
mẫu sản phẩm hoặc có sự nhầm lẫn khi tính toán định mức (Ví dụ: áo
jacket 03 lớp nhưng tính định mức 02 lớp…)
Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của định mức
điều chỉnh.
Khi điều chỉnh định mức của mã hàng, doanh nghiệp không phải
thay đổi mã hàng ghi trong hợp đồng gia công. Doanh nghiệp và đơn vị
Hải quan làm thủ tục cho hợp đồng gia công thống nhất bổ sung thêm mã
phụ cho mã hàng hoá đó trên bảng điều chỉnh định mức và trên tờ khai
xuất khẩu đối với mã hàng có định mức điều chỉnh.
Đơn vị tính trong bảng định mức thực hiện theo Quyết định số
107/2007/QĐ- BTC ngày 25/12/2007 của Bộ tài chính về việc ban hành
danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và phải thống nhất
với đơn vị tính trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công đã thông
báo.
Trường hợp đơn vị tính trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia
công đã thông báo không đồng nhất với đơn vị tính theo quyết định số
13
107/2007/QĐ-BTC dẫn trên thì doanh nghiệp có trách nhiệm quy đổi cho
phù hợp theo quy định tại bảng thông báo định mức.
* Thời điểm thông báo, điều chỉnh định mức.
Thời điểm nộp định mức là trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục
xuất khẩu lô sản phẩm đầu tiên của mã hàng thuộc hợp đồng hoặc phụ lục
hợp đồng gia công đó.
Thời điểm điều chỉnh định mức là trước khi làm thủ tục Hải quan
xuất khẩu sản phẩm mã hàng cần điều chỉnh định mức. Riêng điều chỉnh
định mức đối với những sản phẩm gia công đã xuất khẩu thực hiện theo
hướng dẫn trên.
Định mức doanh nghiệp đã thông báo, đã điều chỉnh với cơ quan
Hải quan là định mức để thanh khoản hợp đồng gia công.
* Kiểm tra định mức:
Đối với hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công nếu có dấu hiệu
gian lận thì thực hiện kiểm tra định mức. Nguyên tắc kiểm tra thực hiện
theo quy định tại Điều 3 nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005
của Chính phủ, việc kiểm tra được giới hạn ở mức phù hợp với kết quả
phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức
độ rủi ro về vi phạm pháp luật Hải quan.
Đối với doanh nghiệp đã bị xử lý vi phạm về gian lận định mức thì
thời gian áp dụng kiểm tra định mức là trong phạm vi 365 ngày kể từ
ngày doanh nghiệp bị xử lý về hành vi gian lận định mức, lãnh đạo chi
cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công quyết định cụ thể việc kiểm tra
định mức. Quá thời gian này chỉ thực hiện kiểm tra khi có dấu hiệu gian
lận định mức.
Phương pháp kiểm tra: kiểm tra tại cơ quan Hải quan. Kiểm tra tại
cơ sở sản xuất của doanh nghiệp kiểm tra thông qua tổ chức Giám định
chuyên ngành.
14
Thời điểm kiểm tra định mức: việc kiểm tra định mức, cơ quan Hải
quan chỉ tiến hành khi cần thiết trong các trường hợp sau:
- Trước hoặc cùng thời điểm xuất khẩu lô sản phẩm đầu
tiên của mã hàng đã nộp bảng định mức, hoặc;
- Khi có điều chỉnh định mức đối với sản phẩm gia công
đã xuất khẩu hướng dẫn trên, hoặc;
- Khi thanh khoản hợp đồng gia công, hoặc;
- Khi kiểm tra sau thông quan.
b. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra định
mức.
- Giải trình cụ thể, chi tiết về cơ sở, phương pháp xây dựng định
mức của mã hàng đã thông báo với cơ quan Hải quan kèm mẫu sản phẩm,
tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ như sơ đồ cắt đối với hàng
may mặc).
- Xuất trình sổ sách chứng từ kế toán, khi cơ quan Hải
quan yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Hải quan đảm bảo
việc kiểm tra định mức được nhanh chóng, chính xác.
- Thực hiện quyết định của cơ quan Hải quan liên quan
đến việc kiểm tra định mức.
Nhiệm vụ của công chức Hải quan khi kiểm tra định mức:
- Kiểm tra đúng quy trình, không gây phiền hà, cản trở việc
sản xuất của doanh nghiệp.
- Thời gian kiểm tra:
+ Đối với trường hợp kiểm tra trên hồ sơ tại cơ quan Hải quan:
chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm tra phải thực hiện
xong việc kiểm tra định mức.
+ Đối với trường hợp kiểm tra hồ sơ kết hợp với kiểm tra thực tế
tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp: chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ
khi bắt đầu kiểm tra phải thực hiện xong việc kiểm tra. Trường hợp sản
15
phẩm sản xuất có tính đặc thù cần phối hợp với cơ quan chuyên ngành thì
thời gian kiểm tra có thể kéo dài hơn nhưng không quá 5 ngày làm việc
kể từ thời điểm bắt đầu kiểm tra.
- Lập biên bản xác nhận kết quả kiểm tra khi kết thúc kiểm tra.
Biên bản phải phản ánh đầy đủ trung thực với thực tế kiểm tra có chữ ký
của công chức Hải quan thực hiện kiểm tra và đại diện doanh nghiệp
được kiểm tra.
- Thẩm quyền quyết định kiểm tra định mức: lãnh đạo chi cục
Hải quan quản lý hợp đồng gia công, chi cục kiểm tra sau thông quan.
2.3. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công.
Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê
gia công cung cấp từ nước ngoài thực hiện theo quy định đối với thủ tục
Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại, nhưng không thực hiện
việc kiểm tra tính thuế.
Đối với sản phẩm hoàn chỉnh do bên thuê gia công cung cấp để gắn
hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất
khẩu ra nước ngoài thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với nguyên liệu
gia công, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Tên sản phẩm hoàn chỉnh và mục đích cung cấp sản
phẩm hoàn chỉnh để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành
mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài phải được ghi rõ trong hợp
đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công;
- Khai rõ số lượng sản phẩm hoàn chỉnh gắn hoặc đóng chung
với sản phẩm gia công xuất khẩu trên tờ khai hải quan nhập khẩu.
Thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê
gia công cung cấp theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện
theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá theo hình thức xuất
khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
16
Trường hợp nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia công nhập khẩu qua
đường chuyển phát nhanh và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển
phát nhanh đã đăng ký tờ khai theo loại hình phải nộp thuế thì chủ hàng
thực hiện đăng ký lại tờ khai theo đúng loại hình tại Chi cục Hải quan nơi
quản lý hợp đồng gia công. Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia
công thực hiện đăng ký lại tờ khai cho chủ hàng trên cơ sở tờ khai khai
chưa đúng loại hình và có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi
quản lý hàng chuyển phát nhanh để thực hiện việc hoàn trả lại tiền thuế
cho doanh nghiệp (nếu có).
Nếu biết trước hàng hoá đã về đến Việt Nam thì chủ hàng đăng ký
tờ khai hải quan theo đúng loại hình tại Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp
đồng gia công, sau đó chuyển hồ sơ cho doanh nghiệp kinh doanh chuyển
phát nhanh để làm tiếp thủ tục hải quan với Chi cục Hải quan nơi quản lý
hàng chuyển phát nhanh. Thủ tục chuyển cửa khẩu thực hiện theo quy
định đối với hàng chuyển phát nhanh. Trường hợp lô hàng nhập khẩu
thuộc diện phải kiểm tra thực tế, chủ hàng có văn bản đề nghị được kiểm
tra thực tế hàng hoá tại địa điểm kiểm tra hàng chuyển phát nhanh thì Chi
cục Hải quan nơi quản lý hàng chuyển phát nhanh thực hiện kiểm tra theo
đề nghị của doanh nghiệp và Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia
công.
Nguyên liệu, vật tư do bên thuê gia công mua và chỉ định đối tác
thứ ba gửi hàng cho doanh nghiệp nhận gia công thì trong hồ sơ hải quan
nhập khẩu lô hàng phải có thêm văn bản của bên thuê gia công thông báo
cho doanh nghiệp nhận gia công về việc nhận hàng từ đối tác thứ ba.
Việc lấy mẫu và lưu mẫu nguyên liêu, sản phẩm gia công thực hiện
theo quy định lấy mẫu của TCHQ.
2.4. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia
công tự cung ứng cho hợp đồng gia công.
17
a. Nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc mua tại thị
trường Việt Nam phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công hoặc phụ
lục hợp đồng với tên gọi, định mức, tỷ lệ hao hụt, số luợng, đơn giá,
phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán không phải làm thủ tục hải
quan (trừ doanh nghiệp chế xuất). Không được cung ứng nguyên liệu,
phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu doanh nghiệp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền trước khi ký
hợp đồng gia công nếu nguyên liệu, vật tư cung ứng thuộc danh mục
hàng hoá xuất khẩu phải có giấy phép. Không được cung ứng nguyên
liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu. Doanh nghiệp phải khai tên gọi, lượng nguyên liệu, vật tư tự cung
ứng đã đưa vào sản xuất trong sản phẩm xuất khẩu khi làm thủ tục xuất
khẩu sản phẩm theo mẫu 02/NVLCƯ- GC.
b. Nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp trực tiếp mua từ nước ngoài
về để cung ứng phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công hoặc phụ
lục hợp đồng về tên gọi, định mức, tỷ lệ hao hụt, số lượng, đơn giá,
phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán. Đối với nguyên liệu, phụ
liệu, vật tư cung ứng thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu phải có giấy
phép phải nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. Doanh
nghiệp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền trước khi ký hợp đồng gia
công nếu nguyên liệu, vật tư cung ứng thuộc danh mục hàng hoá nhập
khẩu phải có giấy phép, không được cung ứng nguyên liệu, vật tư thuộc
danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
* Thủ tục hải quan:
Đối với doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục hải quan và thanh
khoản nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tự cung ứng theo quy định hiện hành
khai trên tờ khai hải quan xuất khẩu và mẫu 02/NVLCƯ- GC.
Các doanh nghiệp khác chỉ phải làm thủ tục hải quan đối với
nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tự cung ứng từ nguồn do doanh nghiệp tự sản
18
xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam có thuế xuất khẩu, có giấy phép.
Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp kê khai, tính
thuế xuất khẩu (nếu có) trên phụ lục Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (mẫu
PLTK/2002- XK).
Cơ quan Hải quan không thực hiện thanh khoản đối với nguồn
nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tự cung ứng từ nguồn do doanh nghiệp tự sản
xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam.
Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp khai
theo mẫu 02/NVLCƯ- GC- tên gọi, lượng nguyên liệu sử dụng để sản
xuất lô hàng gia công xuất khẩu, số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập khẩu
nguyên liệu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu.
Thủ tục nhập khẩu, chính sách thuế, thủ tục hoàn thuế nhập khẩu
thực hiện theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp khai theo
mẫu 02/NVLCƯ-GC lượng nguyên liệu sử dụng để sản xuất lô hàng gia
công xuất khẩu, số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập khẩu nguyên liệu theo
loại hình nhập sản xuất xuất khẩu.
2.5. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để
thực hiện hợp đồng gia công.
Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực
hiện hợp đồng gia công của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phải tuân thủ các quy định về chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá.
Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp
phục vụ gia công thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu thì thực hiện
theo loại hình tạm nhập-tái xuất và làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải
quan quản lý hợp đồng gia công.
19
Máy móc, thiết bị bên gia công cho thuê, mượn, nhưng không trực
tiếp phục vụ gia công thì thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
2.6. Thủ tục hải quan đối với hàng mẫu gia công.
Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu để làm mẫu
gia công thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
không nhằm mục đích thương mại.
2.7. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài.
Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài thực
hiện theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương
mại nhưng không thực hiện việc kiểm tra tính thuế. Ngoài ra cần chú ý:
- Nếu sản phẩm gia công xuất khẩu có sử dụng nguyên
liệu, vật tư cung ứng thì khi đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm, doanh
nghiệp khai vào phụ lục tờ khai xuất khẩu đối với nguyên liệu, vật tư mua
tại Việt Nam để cung ứng cho hợp đồng gia công. Khai rõ số lượng sản
phẩm hoàn chỉnh gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công xuất khẩu
trên tờ khai hải quan xuất khẩu.
- Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu cho đối tác thứ ba
nhưng trong hợp đồng gia công chưa thể hiện cụ thể tên, địa chỉ của đối
tác này thì khi làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu, doanh nghiệp nộp
cho cơ quan Hải quan bản sao văn bản của bên thuê gia công chỉ định
giao hàng cho đối tác thứ ba.
- Đối với lô hàng xuất khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực
tế, doanh nghiệp xuất trình mẫu lưu nguyên liệu (đối với trường hợp có
lấy mẫu) và bảng định mức đã thông báo khi cơ quan Hải quan yêu cầu.
- Trường hợp doanh nghiệp làm mất mẫu lưu hoặc nghi
vấn sản phẩm xuất khẩu không sản xuất từ nguyên liệu gia công nhập
khẩu thì công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá phải lấy mẫu sản
20
phẩm xuất khẩu để trưng cầu giám định (trừ trường hợp sản phẩm đặc thù
không thể lấy được mẫu thì có thể chụp ảnh để xem xét).
Ngay sau khi hợp đồng gia công hết hiệu lực nhưng còn sản phẩm
gia công chưa xuất khẩu hết thì doanh nghiệp phải có cam kết với Chi cục
Hải quan quản lý hợp đồng gia công về việc xuất khẩu số sản phẩm này
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng gia công.
Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu cho
những mã hàng doanh nghiệp đã thông báo định mức.
Thủ tục hải quan đối với lô hàng gia công xuất khẩu chuyển cửa
khẩu thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu
quy định tại Điều 16, Điều 18 Nghị định số154/2005/NĐ-CP ngày
15/12/2005 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư 79/2009/TT-BTC
hướng dẫn về thủ tục hải quan.
2.8. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại.
Trường hợp bên nhận gia công tại Việt Nam ký kết hợp đồng gia
công cho thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà
thuê thương nhân khác gia công (thuê gia công lại), bên nhận gia công ký
kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục
xuất khẩu, nhập khẩu, thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan Hải
quan và chịu trước pháp luật về việc thực hiện gia công này. Doanh
nghiệp thuê thương nhân khác có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về
tên thương nhân, địa chỉ trụ sở và địa chỉ cỏ sở sản xuất của thương nhân
nhận gia công lại để cơ quan Hải quan có thể kiểm tra khi cần thiết. Hàng
hoá giao nhận giữa các doanh nghiệp phía Việt Nam với nhau không phải
làm thủ tục hải quan.
2.9. Thủ tục giao nhận sản phẩm hoặc nguyên liệu gia công
chuyển tiếp.
a. Trách nhiệm của doanh nghiệp.
21
Căn cứ vào văn bản chỉ định của các bên thuê gia công, doanh
nghiệp giao sản phẩm gia công chuyển tiếp và doanh nghiệp nhận sản
phẩm gia công chuyển tiếp tự tổ chức việc giao, nhận hàng. Giám đốc bên
giao, bên nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao, nhận sản
phẩm. Giám đốc bên giao chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sản
phẩm gia công chuyển tiếp được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu của
hợp đồng gia công. Giám đốc bên nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật
về việc sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp đúng mục đích gia công.
b. Trình tự tiến hành thủ tục Hải quan.
Bên giao kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người giao hàng
khai, ký tên, đóng dấu trên cả 04 tờ khai. Giao sản phẩm kèm 04 tờ khai
hải quan và bản chính hoá đơn GTGT (liên giao khách hàng). Đối với
doanh nghiệp chế xuất thì thay hoá đơn GTGT bằng phiếu xuất kho cho
bên nhận. Việc giao, nhận được thực hiện tại cơ sở gia công hoặc kho
hàng của bên nhận.
Sau khi nhận đủ sản phẩm và 04 tờ khai hải quan đã kê khai, ký
tên, đóng dấu của bên giao, bên nhận phải tiến hành khai đầy đủ các tiêu
chí dành cho người nhận hàng, ký tên, đóng dấu trên cả 04 tờ khai. Đăng
ký tờ khai hải quan với hải quan bên nhận, hồ sơ đăng ký gồm:
- 04 bản chính tờ khai hải quan.
- 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính văn bản chỉ định nhận hàng
của bên thuê gia công.
- Hoá đơn GTGT (hoặc phiếu xuất kho của bên giao nếu bên giao
là doanh nghiệp chế xuất, phiếu nhập kho của bên nhận nếu bên nhận là
doanh nghiệp chế xuất).
- Mẫu hàng hoá gia công chuyển tiếp.
- Xuất trình hàng hoá hoặc sổ sách chứng từ liên quan đến việc
nhận hàng để cơ quan hải quan kiểm tra khi có yêu cầu.
c. Nhiệm vụ của Hải quan bên nhận.
22
Cơ quan Hải quan bên nhận tiếp nhận hồ sơ hải quan và mẫu hàng
gia công chuyển tiếp. Tiến hành đăng ký tờ khai, lập phiếu lấy mẫu, niêm
phong mẫu hàng, kiểm tra thực tế hàng hoá khi có nghi vấn doanh nghiệp
giao nhận hàng không đúng như khai trên tờ khai gia công chuyển tiếp,
nếu doanh nghiệp đã đưa hàng vào sản xuất thì kiểm tra sổ sách chứng từ
liên quan đến việc nhận hàng của doanh nghiệp. Xác nhận đã làm thủ tục
hải quan, ký tên, đóng dấu lên cả 04 tờ khai.
d. Nhiệm vụ của Hải quan bên giao.
Cơ quan Hải quan bên giao tiếp nhận hồ sơ hải quan gồm: Tờ khai
hải quan nhận từ Bên nhận; Văn bản chỉ định giao hàng; Phiếu xuất kho.
Tổ chức đăng ký tờ khai, xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, ký tên,
đóng dấu vào cả 02 tờ khai.
Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp trên đây được áp
dụng cho cả trường hợp khác đối tác thuê gia công.
2.10. Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư gia công ra nước
ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công
Việc xuất trả nguyên vật liệu, vật tư gia công ra nước ngoài, doanh
nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ gồm các chứng từ sau: Tờ khai hải quan; Văn
bản giải trình của doanh nghiệp (nêu rõ lý do tái xuất, số, ngày, tháng,
năm của tờ khai nhập khẩu và của hợp đồng gia công có hàng trả lại) kèm
bản sao tờ khai nhập khẩu tương ứng; Văn bản đề nghị trả lại hàng của
bên thuê gia công.
Thủ tục hải quan xuất khẩu trả ra nước ngoài theo chỉ định của bên
thuê gia công thực hiện như đối với lô hàng xuất khẩu thương mại. Khi
làm thủ tục hải quan, công chức Hải quan kiểm tra thực tế lô hàng, đối
chiếu nguyên liệu xuất trả nước ngoài với mẫu lưu nguyên liệu được lấy
khi nhập khẩu (trường hợp có lấy mẫu); đối chiếu chủng loại, ký, mã hiệu
của máy móc,, thiết bị ghi trên tờ khai tạm nhập với máy móc, thiết bị
xuất trả.
23
Thủ tục hải quan đối với hàng gia công đã xuất khẩu bị trả lại để
sửa chữa, tái chế thực hiện như thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu bị trả
lại để tái chế.
2.11. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công.
a. Hồ sơ thanh khoản
Hồ sơ thanh khoản đối với hàng gia công cho nước ngoài gồm:
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu 01/HSTK-
GC.
- Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu theo mẫu 02/ HSTK-
GC.
- Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ( bao gồm cả tờ khai xuất khẩu tại
chỗ; tờ khai giao sản phẩm gia công chuyển tiếp) đảm bảo các quy định
hàng hoá đã thực xuất khẩu.
- Chứng từ thanh toán tiền công của bên thuê gia công ( trừ
trường hợp bên thuê gia công thanh toán tiền công bằng sản phẩm gia
công). Trường hợp trong hợp đồng gia công có thảo thuận thời hạn thanh
toán kéo dài quá 45 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công hết hiệu lực thực
hiện thì vẫn tiếp tục thực hiện thanh khoản và lãnh đạo Chi cục Hải quan
quản lý hợp đồng gia công xem xét, giải quyết cho gia hạn thời gian nộp
chứng từ thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng gia công nhưng
không quá 30 ngày.
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công
cung ứng (nếu có) theo mẫu 04/ HSTK-GC.
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài
và chuyển sang hợp đồng gia công khác trong khi đang thực hiện hợp
đồng gia công theo mẫu 03/ HSTK-GC.
- Bảng khai nguyên liệu tự cung ứng. trường hợp cơ quan
Hải quan có nghi vấn việc kê khai nguồn nguyên liệu mua trong nước để
24
cung ứng thì yêu cầu doanh nghiệp xuất trình thêm hoá đơn mua hàng,
chứng từ thanh toán nguyên liệu cung ứng của bên thuê gia công.
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất
thành sản phẩm xuất khẩu theo mẫu 05/ HSTK-GC.
- Bảng thanh khoản hợp đồng gia công theo mẫu 06/ HSTK-GC.
- Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập tái xuất theo mẫu
07/ HSTK-GC.
- Tờ khai tạm nhập máy móc, thiết bị thuê, mượn; tờ khai nhận
máy móc, thiết bị từ hợp đồng gia công khác (nếu có); tờ khai tái xuất
máy móc, thiết bị: xuất trình bản chính (bản chủ hàng lưu).
b. Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản.
Khi hợp đồng gia công hết hiệu lực, chậm nhất 45 ngày làm việc,
doanh nghiệp phải nộp đủ hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công (bao
gồm cả phương án giải quyết nguyên liệu dư, máy móc, thiết bị tạm nhập,
phế liệu, phế phẩm, phế thải) cho Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia
công.
Đối với những hợp đồng gia công tách ra thành nhiều phụ lục để
thực hiện thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản đối với từng phụ lục hợp
đồng gia công thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng
gia công.
c. Thời hạn tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản của
cơ quan Hải quan.
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ,
phù hợp của bộ hồ sơ thanh khoản và xác nhận thanh khoản cho doanh
nghiệp trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày doanh
nghiệp nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, hợp lệ cho các doanh nghiệp trong
hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan đang được xác định chấp hành tốt
pháp luật hải quan. Đối với các doanh nghiệp khác, cơ quan Hải quan
phải kiểm tra chi tiết hồ sơ nhưng trong thời hạn không quá 30 ngày. Việc
25