Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Công tác tạo động lực lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam- Chi nhánh Đống Đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.46 KB, 42 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
MỤC LỤC
Làm chức năng trung gian tín dụng 4
Chức năng trung gian thanh toán 4
Chức năng tạo tiền 5
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong những năm gần
đây, quyết tâm hội nhập toàn diện trong sân chơi lớn- WTO khiến Việt nam
trở thành tâm điểm chú ý của đồng vốn đầu tư quốc tế. Quá trình phát triển
trong giai đoạn mới cần nhiều nhân tố mới và cần những công cụ hỗ trợ trong
đó công cụ tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro, khơi
thông dòng luân chuyển vốn, thúc đẩy quan hệ hàng- tiền. Tuy nhiên, nhân
lực chất lượng cao trong nghề đầu tư tài chính này lại đang là bài toán hóc
búa cho các nhà quản lý. Quản trị nhân lực là một lĩnh vực đặc biệt quan
trọng vì “mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Thật vậy,
quản trị nhân lực có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào,
nó có mặt ở tất cả các phòng ban, các đơn vị. Ngày nay, với xu thế toàn cầu
hoá và tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, con người đang được coi là nguồn
tài sản vô giá và là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Do đó để giải được bài toán hóc búa này và để thu hút, gìn
giữ nhân lực cho mình nhà quản lý cần quan tâm đến công tác tạo động lực
lao động, bởi chính hiểu được vai trò của công tác này người lãnh đạo sẽ biết
được nhân viên của mình đang làm việc vì cái gì, cái gì khiến họ làm việc
hăng say để từ đó tạo ra động có làm việc tốt cho nhân viên, nâng cao hiệu
quả công việc.
Thấu hiểu được vai trò của nhân lực làm nên thành công cho doanh
nghiệp mình, Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam- chi nhánh Đống Đa
đã và đang xây dựng cho mình một văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, môi
trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện, tạo nên giá trị cốt lõi cho Chi


nhánh. Đồng thời công tác tạo động lực cho người lao động cũng được Ban
Giám đốc rất quan tâm, tạo ra động lực làm việc cho nhân viên của mình.
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại chưa khắc phục được gây áp lực
công việc, sự không đồng tình với các công tác đánh giá thực hiện công việc,
công tác đào tạo,….trong nhân viên.
Chính vì vậy em chọn nghiên cứu đề tài “ Công tác tạo động lực lao
động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam- Chi nhánh Đống Đa”.
Nội dung của bài báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luận gồm 3 chương:
Phần I: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công thương Chi nhánh Đống
Đa
Phần II: Thực trạng công tác Tạo động lực cho người lao động tại Ngân
hàng Công Thương chi nhánh Đống Đa
Phần III: Đánh giá công tác tạo động lực cho người lao động tại Ngân
hàng Công thương Chi nháh Đống Đa.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo có thể còn có nhiều thiếu sót, em
mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý chân thành từ các thầy cô giáo trong
Khoa và thầy cô bộ môn để em có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt
nhất. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
3
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
PHẦN I:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp: Ngân hàng Công thương Chi nhánh Đống Đa
2. Giám đốc hiện tại của Chi nhánh: Ông Nghiêm Xuân Thành
3. Địa chỉ: Số 187 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:

Từ Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa, hoạt động trong cơ chế kế hoạch hóa
tập trung bao cấp chuyển, tách thành Chi nhánh Ngân hàng Công Thương
quận Đống Đa từ 1/7/1988, sau đó được đổi thành Chi nhánh Ngân hàng
Công Thương Đống Đa từ 1/4/1993. Qua 16 năm thành lập và đổi mới, phải
đương đầu với nền kinh tế hàng hóa hết sức sôi động và cạnh tranh nghiệt
ngã với trên 70 ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài hoạt động trên cùng địa bàn Hà Nội.
5. Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần
6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp: Ngân hàng Công thương chi nhánh Đống
Đa có những nhiệm vụ sau:
Làm chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
ngân hàng thương. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng
đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với
chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò
là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận
gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia:
người gửi tiền và người đi vay.
Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
4
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản
tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản
tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh
của họ. Ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán
tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ
tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức
thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong

túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa
mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh
toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian,
lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu
thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó
góp phần phát triển kinh tế.
Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của một Ngân
hàng thương mại. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu
chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, Ngân hàng với nghiệp vụ kinh
doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo
tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức
năng khác của Ngân hàng là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán.
Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy
động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua
hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ
sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, Ngân
hàng Công thương chi nhánh Đống Đa nói riêng và hệ thống Ngân hàng
thương mại nói chung đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh
tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
5
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì
Từ Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa, hoạt động trong cơ chế kế
hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển, tách thành Chi nhánh Ngân hàng Công
Thương quận Đống Đa từ 1/7/1988, sau đó được đổi thành Chi nhánh Ngân
hàng Công Thương Đống Đa từ 1/4/1993. Qua 16 năm thành lập và đổi mới,
phải đương đầu với nền kinh tế hàng hóa hết sức sôi động và cạnh tranh

nghiệt ngã với trên 70 ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước và chi nhánh
ngân hàng nước ngoài hoạt động trên cùng địa bàn Hà Nội. Không chịu bó
tay trước bất kì khó khăn nào, bằng ý chí vươn lên từ nội lực của hơn 300 cán
bộ công nhân viên chức, có sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng Công Thương
Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Nhà nước thành phố, từng bước Chi
nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa, hòa nhập với cơ chế thị trường,
nâng cao năng lực cạnh tranh, đững vững và ngày càng phát triển ổn định
trong kinh doanh dịch vụ tiền tệ - ngân hàng, góp phần trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế Thủ đô. Chi nhánh gắn đổi mới công nghệ,
từng bước hiện đại hóa ngân hàng, thực hiện mục tiêu kinh doanh mà chi
nhánh đề ra từ nhiều năm là: “Kinh tế phát triển, an toàn vốn, thực hiện đúng
pháp luật, lợi nhuận hợp lý” với phương châm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao
trách nhiệm, phục vụ tốt khách hàng”.
Với chức năng kinh doanh nghiệp vụ tiền tệ - tín dụng - ngân hàng,
Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đống Đa luôn đảm bảo sự phát triển và
ổn định, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, là Đảng bộ vững mạnh 15
năm liên tục, là đơn vị được Ngân hàng Công Thương Việt Nam khen ngợi
nhiều năm liên tục đạt danh hiệu kinh doanh giỏi toàn diện. Vinh dự hơn là
năm 1995, được Chủ tịch nước tặng thưởng cho cán bộ công nhân viên Ngân
hàng Công Thương Đống Đa Huân chương lao động hạng Ba về thành tích
kinh doanh tiền tệ Ngân hàng, năm 1998 Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
6
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
chương lao động hạng Nhì. Năm 2002, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương lao động hạng Nhất và đặc biệt năm 2003, Chi nhánh đạt danh hiệu
“Đơn vị Anh hùng Lao Động thời kỳ đổi mới”. Vinh dự to lớn này là do sự
cổ vũ, động viên và ghi nhận của Đảng và Nhà nước về kết quả hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa trong sự nghiệp
đổi mới hoạt động ngân hàng, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới kinh

tế đất nước. Tuy nhiên, không tự bằng lòng với kết quả đạt được, Chi nhánh
Ngân hàng Công Thương Đống Đa sẽ tiếp tục phát huy phấn đấu cao hơn nữa
chất lượng kinh doanh góp phần xây dựng, phát triển kinh tế thủ đô nói riêng
và đất nước nói chung với mục tiêu: “Kinh tế phát triển, an toàn vốn, thực
hiện đúng pháp luật”.
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
7
Giám Đốc
Phó
Giám Đốc
Quỹ tiết kiệm
Phòng
giao dịch
Các phòng
chuyên môn
nghiệp vụ
Tổ kiểm tra
nội bộ
Trưởng
phòng
kế toán
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
PHẦN II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH
ĐỐNG ĐA
I. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh
1. Mặt hàng sản phẩm, dịch vụ
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 2009

1 Nguồn vốn huy
động
Tỷ đồng 3.820 3.950 3.980 4.156 4.252
2 Dư nợ cho vay Tỷ đồng 990 1.025 1.344 1.500 1.700
3 % cho vay
không bảo đảm
% 40 40 41 42 43
4 Nợ nhóm 2 Triệu đồng 0 0 0 0 0
5 Nợ xấu Triệu đồng 12.320 14.766 15.650 16.564 17.960
6 Thu hồi nợ đã
XLRR
Triệu đồng 27.846 29.907 30.120 32.473 33.950
7 Thu d.vụ k/hàng Triệu đồng 12.555 13.670 14.560 15.890 16.550
8 Phát hành thẻ E-
partner
Thẻ 8.765 9.878 10.467 11.688 12.776
9 Phát hành thẻ
TDQT
Thẻ 88 92 96 101 105
10 Lợi nhuận Triệu đông 98.714 100.033 108.808 112.464 115.592
( Nguồn: Phòng kế toán)
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
8
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Bảng 2: Tình hình biến động các chỉ số hiệu quả sản xuất kinh doanh
của ngân hàng công thương Chi nhánh Đống Đa
Chỉ tiêu ĐVT
2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008
+/- % +/- % +/- % +/- %
Nguồn vốn

huy động
Tỷ
đồng 130 0.034 30 0.007 170 0.04 96 0.023
Thu d.vụ
k/hàng
Tr®
1115 0,088 890 0,065 1330 0,091 660 0,041
Phát hành thẻ Thẻ
1113 0.126 589 0,069 1221 0,116 1088 0,093
Lợi nhuận
Tr®
1319 0,013 8775 0,087 3656 0,033 2928 0,026
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy việc phát hành và đưa vào sử dụng thẻ là
một hướng đi hoàn toàn đúng đán, điều đó được thể hiện thông qua việc gia
tăng số lượng thẻ hàng năm. Vì tính tiện ích cao mà thẻ mang lại nên khách
hàng ngày càng có xu hướng lực chọn thẻ trong đời sống hàng ngày, Việc
phát hành thẻ năm 2006 tăng 12,6% so với năm 2005.
Lợi nhuận của Chi nhánh cũng gia tăng dều đặn theo các năm, diều đó cho
thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày cáng đem lại nhiều hiệu quả,
dẫn tới việc lợi nhuận ngày càng gia tăng. Lợi nhuận năm 2007 tăng 8,7% so
với năm 2006.
2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Chi nhánh được trang bị với những cơ sở vật chat, ký thuật hiện đại, đáp
ứng được nhu cầu công việc của mỗi cá nhân trong Chi nhánh như : máy
đếm tiền, máy vi tính, máy fax, điện thoại…
3. Quy trình tiến hành các dịch vụ của ngân hàng
Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa thực hiện rất nhiều dịch vụ như :
dịch vụ thẻ, gửi tiền mặt, tiền kí quỹ , bảo lãnh, tín dụng… Do đó nên em
muốn giới thiệu 2 dịch vụ chủ yếu ở ngân hàng là dịch vụ tín dụng và dịch vụ
gửi tiền mặt.

Dịch vụ tín dụng:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
9
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng.
Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
• năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
• khả năng sử dụng vốn vay
• khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng
trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.
Mục tiêu:
• Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân
hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện
pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
• Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía
khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách
hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối
với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
• Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
• Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai
lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức

tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
10
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của
khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự
thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách
hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của
khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,
để đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
*Nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh: Quy trình cho vay như sau:
a) Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn đến ngân hàng. Hồ sơ vay vốn gồm
các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo đúng mẫu quy định của ngân hàng)
- Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh do cơ quan có đủ thẩm quyền
cấp.
Các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh,
phân tích thu, chi tài chính … của kỳ gần nhất so với ngày xin vay và được
lập theo đúng pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước.
- Phương án sản xuất kinh doanh: Trong phương án phải tính toán được hiệu
quả kinh tế và xác định được nguồn để trả nợ ngân hàng. Đồng thời phải có
sự chấp thuận của cơ quan chủ quản (nếu có).
- Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay:
Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp
pháp của các tài liệu gửi cho ngân hàng. Trường hợp ngân hàng cho vay theo
phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, khách hàng chỉ làm hồ sơ vay

vốn lần đầu, còn những lần vay sau, khách hàng phải gửi đến cho ngân hàng
các giấy tờ thanh toán, chứng từ hàng hóa, hợp đồng kinh tế.
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
11
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
b) Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay:
Nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi tới, ngân hàng tiến hành thẩm
định hồ sơ đó.
- Ngân hàng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo
tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa
khâu thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và
khả năng hoàn trả nợ vay.
- Thẩm định hồ sơ vay vốn là quá trình xem xét, phân tích các thông tin, số
liệu đã thu thập trong hồ sơ của khách hàng. Mục đích của thẩm định trước
khi cho vay là xác định giới hạn an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng
và khách hàng vay vốn. Người ta còn gọi là thẩm định phương án cho vay và
theo dõi xử lý nợ, các NHTM cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trung tâm
thông tin phòng ngừa rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng.
Nội dung công việc thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng có thể phân
tích,đánh giá trên nhiều mặt, bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng chủ yếu là làm rõ các
mặt sau đây:
+ Năng lực sản xuất kinh doanh (quy mô hoạt động, khả năng công nghệ, kỹ
thuật sản xuất kinh doanh) của khách hàng trên thương trường và các quan hệ
bạn hàng của khách hàng.
+ Thực trạng tài chính của khách hàng như công nợ, kết quả kinh doanh kỳ
trước, mức tích lũy vốn, số thực có của vốn lưu động tự có của khách hàng
tham gia phương án sản xuất kinh doanh. Số liệu kế hoạch thu chi tài chính,
chỉ tiêu tổng doanh thu ghi trong phương án sản xuất kinh doanh của khách
hàng. Qua những chỉ tiêu này, ngân hàng đưa ra kết luận về số tiền có thể cho
vay hoặc mức dự nợ tối đa (hạn mức tín dụng), tiến độ giải ngân, thu nợ tiền

vay sao cho phù hợp với khả năng thực tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh của
khách hàng.
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
12
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
+ Xem xét về đảm bảo tiền vay. Nếu khoản vay phải có tài sản đảm bảo thì
ngân hàng phải đánh giá về các điều kiện của tài sản thế chấp, cầm cố, tính
hợp pháp, sô slượng và xác định giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố theo đúng
Pháp luật của Nhà nước. các giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố phải
được xác nhận của cơ quan công chứng nhà nước và thẩm định kỹ để biết
được mức độ tin cậy của các giấy tờ đó. Trên cơ sở này ngân hàng mới phán
quyết cho vay được chính xác. Theo quy định, Ngân hàng nhận thế chấp cầm
cố không được quyền sơ hữu tài sản mà chỉ giữ các giấy tờ sở hữu tài sản
(bản gốc) hoặc là bảo quản những tài sản gọn nhẹ (kim loại quý, đá quý, hàng
hóa đặc chủng, giấy tờ có giá …)
Trong khoảng thời gian quy định, kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ
sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của
ngân hàng, ngân hàng phải thẩm định xong hồ sơ vay vốn, quyết định và
thông báo việc cho vay hoặc không cho vay ngân hàng phải thông báo cho
khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
Trường hợp ngân hàng quyết định cho vay, giữa ngân hàng và khách hàng
vay thỏa thuận một số điều khoản về tài sản cầm cố, thế chấp như quyền sử
dụng, lưu giữ giấy tờ sở hữu, bảo quản, tổng giá trị, thời hạn thế chấp, cầm cố
… Đối với những tài sản cầm cố, thế chấp phức tạp, giá trị lớn ,thì giữa
khách hàng và ngân hàng phải ký hợp đồng cầm cố, thế chấp.
c) Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng với
khách hàng.
Khi ngân hàng quyết định cho vay và hợp đồng thế chấp, cầm cố đã được ký
kết giữa ngân hàng và khách hàng vay, ngân hàng tiến hành xác định các chỉ
tiêu cho vay

- Mức cho vay là mức tiền ngân hàng có thể cho vay cao nhất đối với phương
pháp cho vay từng lần hoặc là mức dư nợ tối đa đối với phương pháp cho vay
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
13
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
theo hạn mức tín dụng.
- Căn cứ để ngân hàng xác định mức cho vay là:
+ Nhu cầu vay vốn của khách hàng
+ Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay theo quy
định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng trung ương.
+ Khả năng nguồn vốn của ngân hàng
+ Khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng.
Trong đó:
- Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm đảm bảo. Tùy theo pháp luật
của mỗi nước và quy định của ngân hàng cho vay, nên tỷ lệ này có khác nhau.
Quy chế cho vay hiện hành ở Việt Nam quy định: Mức cho vay tối đa không
vượt quá 70% giá trị của tài sản thế chấp hay cầm cố.
VD: Khách hàng xin vay 20 trđ, thời hạn xin vay 3 tháng, tiền vay được giải
ngân gọn 1 lần. Khách hàng có đủ tài sản thế chấp cho khoản vay trên.
Căn cứ vào ví dụ trên, ngân hàng xem xét:
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng: 20 trđ
Giá trị tài sản đảm bảo =
20 tr x 100

70
= 28,57 trđ
Như vậy, nếu các căn cứ khác chấp nhận được, thì giá trị tài sản đảm bảo tiền
vay của khách hàng tối thiểu là 28,57 triệu, ngân hàng mới cho vay là 20 triệu
đồng.

- Thời hạn cho vay: Căn cứ vào kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay và khả
năng trả nợ của khách hàng, thời hạn cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng.
Lãi suất cho vay, đối với những nước mà NHTM có quyền quyết định lãi suất
kinh doanh, thì NHTM sẽ ấn định mức lãi suất cho vay của từng khoản cho
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
14
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
vay ngắn hạn. Ở Việt Nam hiện nay, các NHTM xác định lãi suất cho vay
không vượt quá lãi suất trần cho vay ngắn hạn của NHTW quy định trong
từng thời kỳ.
Sau khi xác định các chỉ tiêu trên, giữa ngân hàng và khách hàng vay cần thỏa
thuận thống nhất và ký kết hợp đồng tín dụng.
d) Mở tài khoản cho vay và phát tiền vay.
Sau khi đã duyệt cho vay, ngân hàng mở cho mỗi khách hàng vay một tài
khoản cho vay để hạch toán tiền cho vay và thu nợ (nếu khách hàng vay chưa
có tài khoản cho vay).
Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và tiến độ thực hiện phương án sản xuất kinh
doanh của khách hàng (có phát sinh nhu cầu vốn thực tế) ngân hàng phát triển
tiền vay. Đối với khách hàng vay luân chuyển trong phạm vi hạn mức tín
dụng đã xác định, từng lần vay vốn khách hàng đi vay phải gửi đến cho ngân
hàng các chứng từ hàng hóa, các giấy tờ thanh toán hay hợp đồng kinh tế và
trên cơ sở đó ngân hàng cho vay đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng
trong khả năng nguồn vốn cho phép.
Ngân hàng cho vay có thể phát tiền cho khách vay theo các cách:
- Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp vật tư, hàng hóa
hoặc dịch vụ cho khách hàng.
- Trường hợp khách hàng vay đã dùng nguồn vốn khác để trả cho người cung
cấp hoặc nếu người cung cấp không có tài khoản tai ngân hàng thì chuyển vào
tài khoản tiền gửi của khách hàng.
- Phát bằng ngân phiếu hoặc tiền mặt cho khách hàng.

e) Thu nợ:
- Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng.
Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ ngân hàng khi
đến hạn. Khách hàng không trả được nợ đến hạn, ngân hàng có thể xử lý theo
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
15
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
bốn trường hợp sau:
Một là, do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia
hạn, ngân hàng có thể xét cho gia hạn. Theo quy định quy chế cho vay hiện
hành thời hạn được gia hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh của
đối tượng cần gia hạn nợ. Riêng đối với trường hợp khó khăn do Nhà nước
thay đổi chủ trương chính sách hoặc nguyên nhân bất khả kháng thì thời hạn
tối đa không quá 12 tháng.
Hai là, do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và
phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Theo quy định hiện hành, lãi suất nợ quá
hạn bằng 150% lãi suất trần cùng loại cho vay.
Ba là, nếu không có các thỏa thuận trên thì ngân hàng có quyền bán (phát
mại) tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Việc chuyển nhượng, bán tài sản
thế chấp, cầm cố để thu hồi trong một thời hạn nhất định theo quy định của
pháp luật.
Bốn là, nếu ba trường hợp trên hai bên không thỏa thuận để giải quyết được,
ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.
g) Lãi tiền vay:
- Việc tính lãi và thu lãi được tiến hành hàng tháng hoặc thu một lần cùng với
nợ gốc tùy theo kỳ hạn nợ thích hợp. Trường hợp cho vay theo hạn mức thì
việc tính lãi và thu lãi được thực hiện hàng tháng, vào ngày cuối tháng. Nếu
khách hàng vay chưa trả được lãi khi đến hạn thì ngân hàng tính và hạch toán
vào tài khoản ngoại bảng để thu dần, không nhập lãi vào nợ gốc. Trường hợp
khách hàng vay có khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan thì

Tổng giám đốc (giám đốc) ngân hàng cho vay có thể quyết định cho giảm
hoặc miễn lãi đối với khách hàng vay. Việc giảm hoặc miễn lãi cho khách
hàng vay tùy thuộc vào khả năng tài chính của từng ngân hàng cho vay.
2 Bảo lãnh
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
16
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
2.1 Bảo lãnh:
Bảo lãnh là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
và quyền lợi nếu người được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ những cam
kết đối với bên yêu cầu bảo lãnh.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động bảo lãnh rất phong phú và đa dạng.
Nếu căn cứ vào chủ thể bảo lãnh thì có các loại bảo lãnh sau:
- Bảo lãnh của Nhà nước (chủ yếu là Bộ tài chính và Ngân hàng trung ương
đối với các doanh nghiệp).
- Bảo lãnh của công ty mẹ với công ty con
- …… Sau đây sẽ đi sau vào nghiệp vụ Bảo lãnh của NHTM đối với khách
hàng vay vốn.
a) Ngân hàng bảo lãnh:
Ngân hàng bảo lãnh là các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng
liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (trường hợp đặc biệt,
NHTW sẽ tham gia bảo lãnh khi được Chính phủ chỉ định).
b) Điều kiện đối với khách hàng xin bảo lãnh.
- Có tư cách pháp nhân
- Có văn bản thỏa thuận ban đầu hoặc hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh.
- Hoạt động kinh doanh có lãi.
- Không có nợ quá hạn với ngân hàng, có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng và
thanh toán.
- Có đủ tài sản đảm bảo hợp pháp cho bảo lãnh.
c) Quy trình bảo lãnh:

Một là: Khách hàng gửi hồ sơ xin bảo lãnh đến ngân hàng.
Hồ sơ xin bảo lãnh bao gồm các tài liệu sau đây:
- Đơn xin bảo lãnh vay vốn.
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
17
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng và các tài liệu có liên quan đến bảo lãnh
vay vốn.
- Giấy phép xuất nhập khẩu (đối với trường hợp bảo lãnh có liên quan)
- Danh mục tài sản thế chấp, cầm cố.
Hai là, Ngân hàng bảo lãnh thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh.
Nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng, ngân hàng tiến hành thẩm định
hồ sơ đó, trên 2 mặt chủ yếu:
- Các điều kiện bảo lãnh của khách hàng đã hội tụ đầy đủ và thỏa mãn quy
chế về nghiệp vụ bảo lãnh chưa ?
- Tài sản thế chấp, cầm cố cho bảo lãnh đã đủ các tiêu chuẩn chưa ?
Việc thẩm định tài sản cầm cố, thế chấp giống như loại cho vay mục 1.1
Ba là, Ngân hàng xác định hai chỉ tiêu chủ yếu là mức tiền bảo lãnh và thời
hạn bảo lãnh.
- Mức tiền bảo lãnh: Căn cứ để ngân hàng bảo lãnh xác định mức tiền bảo
lãnh là:
+ Nhu cầu bảo lãnh của khách hàng
+ Giá trị tài sản thế chấp cầm cố
+ Mức tiền bảo lãnh tối đa so với quỹ bảo lãnh.
Ở Việt Nam, quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh hiện hành quy định: Mức tiền
bảo lãnh tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh.
- Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện từng nghĩa
vụ đã đựoc các bên tham gia thỏa thuận phải được bên bảo lãnh chấp thuận
bằng văn bản.
- Phí bảo lãnh: Ngân hàng bảo lãnh thu phí bảo lãnh theo chế độ hiện hành. Ở

Việt Nam hiện nay, mức phí quy định tối đa là 1%/năm tính trên số tiền đang
còn được bảo lãnh.
Việc bảo lãnh vay vốn được thực hiện dưới hình thức thư bảo lãnh hay gọi là
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
18
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
văn bản chấp thuận bảo lãnh do bên bảo lãnh phát hành, để chuyển tới ngân
hàng cho vay.
Bốn là: Ngân hàng cho vay xét duyệt cho vay trên cơ sởvăn bản chấp thuận
bảo lãnh của bên bảo lãnh.
Sau khi xem xét các điều kiện, ngân hàng cho vay xác định một mức tiền cho
vay và thời hạn cho vay phù hợp với nội dung ghi tỏng thư bảo lãnh. Ngân
hàng cho vay và khách hàng đi vay ký kết hợp đồng tín dụng, làm các thủ tục
cấp phát tiền vay.
Năm là: Thu nợ, thu lãi:
- Khách hàng vay phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi)
đã cam kết với ngân hàng cho vay. Khi khách hàng đã trả nợ xong, ngân hàng
bảo lãnh phải trao trả đầy đủ tài sản thế chấp, cầm cố cho khách hàng được
bảo lãnh.
- Trường hợp khách hàng vay không trả được nợ, bên bảo lãnh thực hiện
nghĩa vụ trả nợ thay. Trường hợp này khách hàng được bảo lãnh phải chịu
phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Sau đó bên bảo lãnh sẽ phát mại tài sản thế
chấp, cầm cố để thu hồi số tiền đã trả thay.
2.2 Đồng bảo lãnh
Trong những thương vụ lớn, khả năng rủi ro vượt quá khả năng về vốn của
một ngân hàng, mặt khác để phân tán rủi ro thì nhiều ngân hàng đứng ra bảo
lãnh.
Như vậy, đồng bảo lãnh là việc bảo lãnh của một nhóm các tổ chức tín dụng
(từ 2 trở lên) cho một dự án do một tổ chức tín dụng làm đầu mối phối hợp
với các bên bảo lãnh để thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và của tổ chức tín dụng.
3 Cho vay chiết khấu chứng từ có giá
Chứng từ có giá là những phương tiện chuyển tải và dự trữ giá trị, do những
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
19
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
đơn vị được phép phát hành hợp pháp như: Kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,
thương phiếu … Những chứng từ này được luật pháp thừa nhận. Chúng được
coi là tài sản của những người sở hữu. Khi chưa đến hạn thanh toán, người sở
hữu chúng có thể mang chúng đến bán tại NHTM. Việc mua các chứng từ
chưa đến hạn thanh toán của khách hàng được gọi là nghiệp vụ chiết khấu.
Như vậy, chiết khấu chứng từ có giá là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được
thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ cho ngân
hàng để nhận một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi mức triết khấu.
3.1 Điều kiện chiết khấu
- Chứng từ có giá phải do các đơn vị được phép phát hành hợp pháp.
- Chứng từ có giá còn thời hạn thanh toán phù hợp với thời hạn chiết khấu
ngân hàng quy định.
- Chứng từ có giá phải được phép chuyển nhượng mua bán.
3.2 Quy trình chiết khấu
a) Thủ tục chiết khấu
- Khách hàng lập và nộp hồ sơ xin chiết khấu. Khi có nhu cầu chiết khấu
chứng từ có giá, khách hàng phải lập hồ sơ xin chiết khấu để gửi lên ngân
hàng. Hồ sơ xin chiết khấu bao gồm: Đơn xin chiết khấu, bản gốc chứng từ có
giá, bảng kê các chứng từ xin chiết khấu và cá tài liệu khác có liên quan đến
nghiệp vụ chiết khấu.
- Ngân hàng thẩm định hồ sơ xin chiết khấu. Ngân hàng tiến hành kiểm tra
các điều kiện chiết khấu. Ngân hàng trả lời ngay cho khách hàng biết những
chứng từ được chấp nhận chiết khấu.
- Mức chiết khấu: Mức chiết khấu bằng 80% - 120% mức sinh lời của chứng

từ chiết khấu, trong phạm vi thời hạn hiệu lực còn lại của chứng từ. Trường
hợp chứng từ không ghi rõ lãi suất, thì ngân hàng lấy lãi suất của chứng từ tại
thời điểm xin chiết khấu để xác định mức sinh lời của chứng từ.
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
20
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
+ Nếu chứng từ có lãi suất được trả lãi trước:
Lãi chiết khấu =
Mệnh giá chứng
từ
x
Thời hạn chiết
khấu
x Lãi suất chiết khấu
Lãi chiết khấu =
(Mệnh giá X lãi chứng
chứng từ từ )
x Thời hạn chiết khấu x Lãi suất chiết khấu

Trong một số trường hợp, ngân hàng thực thi nghiệp vụ này còn thu hoa hồng
phí.
+ Hoa hồng phí là các chi phí cho nghiệp vụ chiết khấu mà khách hàng phải
trả cho ngân hàng. Nó cũng được xác định khác nhau tùy theo chứng từ đó
được trả lãi trước hay trả lãi sau hoặc được quy định cố định cho nghiệp vụ
chiết khấu.
Nếu chứng từ được trả lãi trước:
Hoa hồng phí = Mệnh giá chứng từ x Thời hạn chiết khấu x Tỷ lệ hoa hồng phí
Nếu chứng từ được trả lãi sau:

Hoa hồng

phí
=
(Mệnh giá X lãi chứng
chứng từ từ )
x
Thời hạn chiết
khấu
x
Tỷ lệ hoa hồng
phí

Thời hạn chiết khấu được tính riêng cho từng loại chứng từ trong phạm vi
thời hạn hiệu lực còn lại, nhưng tối đa không quá 90 ngày.
Đối với những chứng từ có mệnh giá nhỏ, thời hạn chiết khấu ngắn, mức chiết
khấu ngân hàng được xác định quá thấp không đủ bù đắp các chi phí chiết
khấu của ngân hàng, thì khi chiết khấu ngân hàng có thể quy định thu theo
mức tối thiểu.
- Ngân hàng xác định số tiền cho vay. Sau khi đã xác định được mức chiết
khấu, ngân hàng sẽ xác định số tiền cho vay khi ngân hàng xin chiết khấu.
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
21
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Nói chung, số tiền ngân hàng cho khách hàng vay (hay trả cho khách hàng) là:
Số tiền phải trả cho
khách hàng
=
Tổng số mệnh giá
chứng từ
-
Tổng số mức chiết

khấu
b) Ngân hàng phát tiền vay:
Số tiền cho vay là số tiền ngân hàng trả cho khách hàng chiết khấu. Số tiền
này được chuyển vào tài khoản tiền gửi cho khách hàng hoặc trả trực tiếp
bằng tiền mặt hay trả bằng ngân phiếu thanh toán.Khi phát tiền vay, ngân
hàng yêu cầu khách hàng chiết khấu phải ký chuyển nhượng vào chứng từ có
giá chiết khấu.
c) Thu nợ:
Hết thời hạn chiết khấu, ngân hàng trích tài khoản tiền gửi hoặc yêu cầu
khách hàng chiết khấu nộp tiền mặt bằng số tiền xin chiết khấu để trả nợ đồng
thời làm thủ tục trả lại chứng từ chiết khấu cho khách hàng. Trường hợp đến
hạn, khách hàng không có tiền để trả nợ thì ngân hàng xử lý như sau:
- Chứng từ có giá không chuyển nhượng được thì ngân hàng chuyển số nợ
trên sang nợ qua hạn và xử lý như trường hợp nợ cho vay quá hạn.
- Chứng từ chuyển nhượng được, ngân hàng sẽ làm thủ tục đưa đến đơn vị
phát hành để thanh toán và thu hồi nợ khi chứng từ đó đến hạn thanh toán.
4. Nghiệp vụ thấu chi.
Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm cân
đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng.
Nghiệp vụ thấu chi được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư
nợ tài khoản vãng lai một số lượng tiền nhất định và trong một thời gian nhất
định.
Quy trình nghiệp vụ thấu chi:
+ Khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, trên hợp đồng này phải
thỏa thuận được hạn mức tín dụng, thời hạn vay, lãi suất vay, đảm bảo tiền
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
22
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
vay (nếu có), hướng sử dụng tiền vay …
+ Tài khoản sử dụng là tài khoản vãng lai.

Tài khỏa vãng lai là tài khoản mà ngân hàng mở cho khách hàng để ghi chép
nghiệp vụ gửi tiền và rút tiền của khách hàng. Khi rút tiền lớn hơn gửi tiền
(tức là tài khoản vãng lai dư nợ) thể hiện nghiệp vụ thấu chi.
+ Ghi chép và hạch toán:
Ngày xuất, nhập là ngày ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Căn cứ vào ngày
phát sinh nghiệp vụ để xác định “ngày giá trị” . Căn cứ vào “ngày giá trị”
tổng dư nợ và tổng dư có được xác định, đó là cơ sở để tính lãi.
+ Lãi suất:
Hai loại số dư nợ và có được tính riêng sau đó bù trừ. Nếu dư nợ và dư có áp
dụng cùng một lãi suất gọi là “lãi suất qua lại”.
Nếu lãi suất dư có nhỏ hơn lãi suất dư nợ gọi là “lãi suất chênh lệch”. Nếu áp
dụng lãi suất cố định trong một thời gian dài gọi là “lãi suất bất biến”.
Ngoài phần lãi phải trả, khách hàng còn phải trả một số khoản phí như phí
quản lý tài khoản, hoa hồng phí, phí tất toán …
+ Thu nợ: Mỗi lần khách hàng có thu, hạch toán vào bên có tài khoản vãng
lai, coi như khách hàng trả nợ ngân hàng.
Ngân hàng luôn kiểm tra số dư nợ để không vượt quá hạn mức và thời gian sử
dụng mà khách hàng đã ký trong Hợp đồng tín dụng. Trường hợp xuất hiện
khả năng thanh toán yếu ở khách hàng, ngân hàng sẽ hạn chế và có thể đình
chỉ cho vay.
Mọi trường hợp không thanh toán được nợ đúng hạn, khách hàng đều bị xử lý
như các trường hợp nợ quá hạn khác.
4. Số lượng, chất lượng, kết cấu lao động
Bảng 3: Số lượng, kết cấu lao động
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng số lao động 235 241 255 265 274
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
23
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Tuổi trung bình 27 26 26 26 26

I.Phân theo giới
- Nam 120 128 121 125 131
- Nữ 115 113 134 140 143
Theo chức danh
C.viên cao cấp 2 3 3 5 6
C.viên chính 8 10 10 12 12
C.viên 115 118 220 223 228
Thủ quỹ, kiểm ngân 6 6 7 9 10
N.viên văn thư 3 3 3 3 3
N.viên b.vệ 4 4 4 4 5
N.viên lái xe 5 5 5 5 5
N.viên p.vụ 4 5 4 4 5
III. Thâm niên c.tác
Dưới 5 năm 50 50 51 55 63
Từ 5-10 năm 177 178 180 181 177
Từ 10-15 năm 14 14 14 17 19
Trên 15 năm 10 10 10 12 15
IV. Phân theo nghề
Tín dụng 80 82 82 86 89
Thanh toán q.tế 23 24 24 24 25
D.vụ khách hàng 35 35 37 39 41
Thẩm định 25 27 28 31 33
Kế hoạch nguồn vốn 12 12 12 12 12
Tài chính kế toán 22 24 25 26 26
Điện toán 11 11 11 11 11
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
24
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Tổ chức hành chính 22 22 23 23 24
K.tra nội bộ 13 13 13 13 13

( Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ Chi nhánh)
• Về chất lượng lao động
Bảng 4: Chất lượng lao động:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1.Trình độ chuyên
môn
Thạc sỹ
14 15 15 18 18
ĐH, CĐ
210 220 221 228 235
Trung cấp và khác
18 19 19 19 21
2. trình độ lí luận
c.trị
Đại học, cao cấp
02 02 02 02 02
Trung cấp
0 0 0 0 0
Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ Lớp: K1-N2-QTKD
25

×