Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.15 KB, 119 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong chuyên đề là trung thực, không trùng lặp và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Hà Nội, Ngày 20 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Dung
Nguyễn Thị Thanh Dung
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
2
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ
các thầy cô giáo của trường Đại học kinh tế quốc dân, các anh chị, cô chú tại cơ sở
thực tập, bạn bè và gia đình.
Tác giả chuyên đề xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn
Thường Lạng, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết chuyên đề.
Tác giả chuyên đề chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa TM&KTQT,
trường Đại học kinh tế quốc dân đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tác giả trong 4
năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền
tảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là hành trang quí báu để tác giả chuyên đề
bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Tác giả chuyên đề chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị ở Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả chuyên đề thực tập tại cơ


quan, đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng tác giả chuyên đề kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong
Bộ Kế hoạch & Đầu tư luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong
công việc.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Dung.
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
MỤC LỤC
1.2.1. Kinh nghiệm thu hút FDI 25
CHƯƠNG 2 46
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI
ĐOẠN 2006 - 2010 46
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2015 78
3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI của Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 79
Trong giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm, tỉnh thu hút được 25 dự án FDI với số vốn 300
triệu USD và 50 dự án đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng, hàng năm giải quyết
việc làm mới cho 6.000 - 7.000 lao động, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh, đạt mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV
nhiệm kỳ 2011-2015 đã đề ra 80
Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2011-2015 của tỉnh đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015: có đủ các yếu tố cơ bản của một
tỉnh công nghiệp, có hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc trên bản đồ Việt Nam; đến năm 2020, là tỉnh công
nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước, có những khu
nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế
kỷ này. 80
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 119
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
• ADB: Asean Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu Á
• BOT: Building Operate Transfer - Xây dựng - kinh doanh- chuyển giao
• BTO: Building Transfer Operate – Xây dựng - chuyển giao- kinh doanh
• BT: Building Transfer - Xây dựng - chuyển giao
• CN: Công nghiệp
• CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
• FDI: Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài
• KCN: Khu công nghiệp
• CCN: Cụm công nghiệp
• ĐTNN: Đầu tư nước ngoài
• KT-XH: Kinh tế - Xã hội
• KH- ĐT: Kế hoạch- Đầu tư
• NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ
• QĐ- BKH: Quyết định- Bộ kế hoạch
• SEZs: Special Economic Zones – Đặc khu kinh tế
• SXKD: Sản xuất kinh doanh
• ODA: Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức
• TT – BKH : Thông tư – Bộ kế hoạch
• TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
• TNCs: Trans National Corporations – Công ty đa quốc gia
• VNA: Vietnam Airlines
• WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
• ĐPT: Đang phát triển
• XHCN: Xã hội chủ nghĩa
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
6

Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1 Số dự án còn hiệu lực phân theo ngành 50
1.2 Số dự án còn hiệu lực phân theo hình thức 51
1.3 Số dự án còn hiệu lực phân theo đối tác 52
1.4 Tổng đầu tư xã hội, ĐTNN và tăng trưởng GDP Hà Nội 54
1.5 So sánh trình độ công nghệ, thiếtbị chính đang sử dụng trong
các thành phần kinh tế ở Việt Nam với thế giới
55
1.6 Trình độ công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc
56
1.2.1. Kinh nghiệm thu hút FDI 25
CHƯƠNG 2 46
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI
ĐOẠN 2006 - 2010 46
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2015 78
3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI của Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 79
Trong giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm, tỉnh thu hút được 25 dự án FDI với số vốn 300
triệu USD và 50 dự án đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng, hàng năm giải quyết
việc làm mới cho 6.000 - 7.000 lao động, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh, đạt mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV
nhiệm kỳ 2011-2015 đã đề ra 80
Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2011-2015 của tỉnh đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015: có đủ các yếu tố cơ bản của một
tỉnh công nghiệp, có hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc trên bản đồ Việt Nam; đến năm 2020, là tỉnh công
nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước, có những khu
nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế
kỷ này. 80

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 119
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
miền núi phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về phía bắc;
phía đông và nam giáp với Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ. Nằm trong vùng lan
toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc, có vị trí quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Do có những điều kiện thuận lợi
như tiếp giáp với thủ đô Hà Nội- trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế lớn nhất cả
nước, thêm vào đó là lợi thế lớn về điều kiện tự nhiên, giao thông,cơ sơ hạ tầng và
nguồn nhân lưc dồi dào. Tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung khai thác và phát triển công
nghiệp, nhất là công nghiệp phụ trợ. Do đó nhận thấy được nguồn vốn FDI có một ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Đảm bảo
cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là phương
tiện chủ yếu thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và góp phần thực hiện chương
trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc.
Để đáp ứng yêu cầu tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh với tỷ lệ tăng GDP bình
quân 14-15% trong giai đoạn 2006-2010, tương xứng với vai trò của vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc và cả nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Theo Sở
Kế Hoạch và Đầu Tư Vĩnh Phúc, tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2006-2010 đạt 1,56 – 2,17 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng
một vai trò quan trọng ( khoảng 33 - 34 nghìn tỷ đồng, tương đương 80% tổng vốn
đầu tư xã hội trên địa bàn). Như vậy, so với giai đoạn 2006-2010, tổng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài thực hiện giai đoạn 2011-2015 phải đạt từ 2,3 đến 2,5 lần.
Mục tiêu này đặt ra yêu cầu nghiên cứu thực trạng, tình hình tác động của FDI
đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010. Từ đó,
đề xuất mục tiêu, định hướng và một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm tăng cường
thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 và đến

năm 2020, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Thành ủy, HĐND và UBND tỉnh về
việc xây dựng các điều kiện cần thiết để triển khai vào thực tiễn, góp phần tạo bước đột
phá phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015.
Xuất phát từ thực tế đó đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” được chọn để nghiên cứu.
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
8
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tăng cường FDI, tổng kết
kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương và đánh giá thực trạng hoạt động
thu hút FDI vào Vĩnh Phúc và tác động của nó tới phát triển kinh tế-xã hội tỉnh giai
đoạn 2006-2010, đề tài trình bày quan điểm, định hướng và đề xuất hệ thống giải
pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu FDI vào Vĩnh Phúc, tập trung phân tích những tác động,
vai trò của FDI phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cả từ góc
độ chính sách và luật pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu FDI trên phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2006 -
2010 từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh
Phúc giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng
thời, các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, nghiên cứu tình huống được
sử dụng. Đề tài sử dụng các phần tư liệu và dữ liệu từ Niên giám thống kê, các tạp
chí, các trang Web, giáo trình chuyên ngành, các tài liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư

để giải quyết vấn đề đặt ra.
6. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Giới thiệu về Bộ Kế hoạch & Đầu tư, FDI, kinh nghiệm thu hút
FDI và bài học với tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 2. Thực trạng thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
9
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
giai đoạn 2006 - 2010
Chương 3. Định hướng và giải pháp thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế - xã
hội Vĩnh Phúc đến năm 2015 và tầm nhìn 2020
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
10
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ, FDI
VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT FDI
1.1.Giới thiệu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình ảnh: Phụ lục 1.1
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê; quy hoạch phát
triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư
trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước
ngoài; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và
các loại hình khu kinh tế khác; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và
viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và

khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp quyết định thành
lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập Ủy ban Kế hoạch
Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31 tháng
12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch
kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết
quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. ủy ban gồm các ủy viên
là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự
lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Vì vậy, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương Sao
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
11
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ
tướng Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền
thống của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư coi ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày Lễ chính thức của mình.
Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình
xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc
lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho Ủy ban Nghiên cứu kế
hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và
trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc
những vấn đề quan trọng khác.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết

định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ
tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Ủy ban Kế
hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở
các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế,
văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961,
Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế
hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế
hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Ủy
ban Kế hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP,
15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v ).
Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT
giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
12
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật
pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã
ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy
ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu
tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực
đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục
tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Theo Nghị định này, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành,
vùng lãnh thổ.
2. Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên
quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài
nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể các nguồn từ nước ngoài để xây
dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước và các cân đói chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
4. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban
nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp
kế hoạch.
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
13
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
5. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
6. Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế - kỹ
thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phối quản lý
và sử dụng nguồn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh.
7. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước.

8. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh
tế - xã hội.
9. Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công
chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách
kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển.
Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm 22
đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệp
trực thuộc. Từ chỗ chỉ có 55 người khi mới thành lập năm 1955, năm 1988 biên chế
của Bộ đạt số lượng cao nhất 930 người; đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 760
cán bộ công nhân viên, trong đó 420 cán bộ đang tham gia trực tiếp vào quá trình
xây dựng và điều hành kế hoạch. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Bộ cũng không
ngừng lớn mạnh, hiện nay có 2 giáo sư, 7 phó giáo sư, 126 tiến sĩ, 42 thạc sĩ, 479
người có trình độ đại học.
Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia - tiền thân của Ủy ban Kế
hoạch Nhà nước, sau này là Bộ Kế hoạch và Đầu tư - là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Các đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư từ năm 1955 đến năm 2002:
1. Đồng chí Phạm Văn Đồng
2. Đồng chí Nguyễn Văn Trân
3. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
14
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
4. Đồng chí Nguyễn Côn
5. Đồng chí Nguyễn Lam
6. Đồng chí Lê Thanh Nghị
7. Đồng chí Võ Văn Kiệt
8. Đồng chí Đậu Ngọc Xuân

9. Đồng chí Phan Văn Khải
10. Đồng chí Đỗ Quốc Sam
11. Đồng chí Trần Xuân Giá
12. Đồng chí Võ Hồng Phúc
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư: theo Nghị định số 116/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11
năm 2008 quy định:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng
hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát
triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư
trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước
ngoài; khu kinh tế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công
nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác); quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức (sau đây gọi tắt ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành
lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản
lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
Bộ theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại
Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
15
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và
những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp
lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị

định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của
Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm
và hàng năm của cả nước cùng với các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; lộ
trình, kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy
hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội và vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và
phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối, vốn bổ sung có mục tiêu; tổng mức và
phân bổ chi tiết vốn trái phiếu Chính phủ, công trái quốc gia; chương trình của
Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội
thông qua; chiến lược nợ dài hạn trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư
cho nền kinh tế; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng các nguồn vốn
đầu tư nước ngoài, ODA và việc đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế
thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển các loại
hình doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; các dự án khác theo sự phân công
của Chính phủ.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ:
a. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng, lãnh thổ; quy hoạch
tổng thể phát triển các khu kinh tế; tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát
triển thuộc ngân sách nhà nước; danh mục các chương trình, dự án đầu tư quan
trọng bằng các nguồn vốn; các khoản chi dự phòng của ngân sách trung ương cho
đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ tín dụng nhà nước, góp
vốn cổ phần, liên doanh; chi ứng trước cho đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
16
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
trung ương theo quy định của pháp luật; kết quả thẩm định các dự án quy hoạch,
thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết

định của Thủ tướng Chính phủ; các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm phát triển
các loại hình doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã;
b. Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thống kê và các dự
thảo văn bản khác trong các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ thuộc thẩm quyền của
Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
4. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong các ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển, thống kê đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác
thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
6. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:
a. Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; điều hành thực hiện kế
hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
b. Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong
từng thời kỳ; tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành và tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
các vùng, lãnh thổ, quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế; có ý kiến về các
quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương khi được yêu cầu;
c. Tổ chức công bố chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ sau khi được phê duyệt; hướng
dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh,
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
17
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch hàng năm và năm

năm gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, phù hợp với
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng,
lãnh thổ đã được phê duyệt;
d. Tổng hợp chung các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: cân đối tích
lũy và tiêu dùng; cân đối về tài chính, tiền tệ; vay và trả nợ nước ngoài; ngân sách
nhà nước; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và giám sát các cân đối này; đề xuất các
giải pháp lớn để giữ vững các cân đối theo mục tiêu chiến lược và kế hoạch; phối
hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và lập dự toán ngân sách nhà nước, bảo
đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch;
đ. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương theo dõi, đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch của Bộ, ngành, địa phương; tổ chức theo dõi, đánh giá và báo cáo
tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ hàng tháng,
quý, năm.
7. Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước:
a. Tổng hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu
tư toàn xã hội năm năm, hàng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA; danh mục các chương trình, dự án đầu tư
nhóm A trở lên sử dụng nguồn vốn của Nhà nước và danh mục các chương trình
mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng;
b. Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo ngành,
lĩnh vực; tổng mức và cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước theo
ngành, lĩnh vực (bao gồm cơ cấu đầu tư của ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương); tổng mức vốn dự trữ nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của
nhà nước, vốn bổ sung cho các doanh nghiệp công ích, tổng mức vốn trái phiếu Chính
phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực, tổng mức vốn chương trình mục tiêu quốc gia.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong
cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành, vốn bổ sung dự trữ nhà nước, vốn đối ứng
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
18

Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
ODA và các dự án quan trọng, vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và công
trái theo ngành, lĩnh vực.
Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia (bao
gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ
sung có mục tiêu khác.
c. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và các địa
phương xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, đặc biệt là vốn đầu tư
phát triển từ ngân sách nhà nước;
d. Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước các dự án đầu tư quan trọng
quốc gia; thẩm định các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu
và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm tra các dự án đầu tư khác
theo quy định của pháp luật về đầu tư.
8. Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra
nước ngoài:
a. Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước
và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước
ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
b. Thực hiện việc đăng ký hoặc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước
ngoài và chủ trì thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư theo hình
thức BOT, BTO, BT;
c. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, thanh
tra, kiểm tra hoạt động đầu tư, đề xuất hướng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá
trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư; đánh giá kết quả và hiệu quả
kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; kiểm tra,
giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư công. Báo cáo tình hình thực hiện
chương trình mục tiêu và dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư;
làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
19
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
ở trong nước và ở nước ngoài.
9. Về quản lý ODA:
a. Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản lý nhà nước về ODA;
chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút và sử dụng ODA; hướng
dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận
động ODA; tổng hợp Danh mục các chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ;
b. Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn
ODA phù hợp với chiến lược, định hướng thu hút, sử dụng ODA; đề xuất việc ký
kết điều ước quốc tế khung về ODA và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không
hoàn lại theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các Bộ, ngành và các địa phương chuẩn
bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các
nhà tài trợ.
c. Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án
ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử
dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại;
d. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn
ODA, xây dựng kế hoạch vốn đối ứng hàng năm và xử lý các nhu cầu đột xuất đối
với các công trình, dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách nhà nước;
đ. Theo dõi, kiểm tra và đánh giá các chương trình, dự án ODA theo quy định
của pháp luật; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều Bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo
về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA.
10. Về quản lý đấu thầu:
a. Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc
thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về
đấu thầu; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi việc tổ chức thực hiện công
tác đấu thầu đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
20
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
định của pháp luật về đấu thầu; tổ chức mạng lưới thông tin về đấu thầu theo cơ chế
phân cấp hiện hành.
11. Về quản lý các khu kinh tế:
a. Xây dựng, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu
kinh tế trong phạm vi cả nước;
b. Tổ chức thẩm định quy hoạch tổng thể các khu kinh tế, việc thành lập các
khu kinh tế; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các
khu kinh tế sau khi được phê duyệt;
c. Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát
triển và hoạt động của các khu kinh tế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên
quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu kinh tế.
12. Về thành lập và phát triển doanh nghiệp:
a. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương
trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý
và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế.
b. Tham gia cùng các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước;
tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình
phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước;
c. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh
doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình
hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp
trên phạm vi cả nước.

13. Về kinh tế tập thể, hợp tác xã:
a. Xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển khu vực kinh tế
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
21
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
tập thể, hợp tác xã; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện
các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
b. Tổ chức xây dựng các cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
tập thể, hợp tác xã.
14. Về lĩnh vực thống kê:
a. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê; thống
nhất quản lý việc công bố và cung cấp thông tin thống kê, niên giám thống kê theo
quy định của pháp luật;
b. Quy định thẩm quyền ban hành các bảng phân loại thống kê (trừ bảng phân
loại thống kê của ngành tòa án, kiểm sát) theo quy định của pháp luật;
c. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ
sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống kê quốc gia dài
hạn, hàng năm và các cuộc điều tra thống kê theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh
nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ,
bao gồm:
a. Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;
b. Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế toán trưởng.
c. Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều
lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành, lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
16. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến

bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
Bộ theo quy định của pháp luật.
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
22
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
18. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức
sự nghiệp thuộc Bộ.
19. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật
20. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
21. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ
theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
22. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các
chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
23. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được
phân bổ theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ

3. Vụ Tài chính, tiền tệ
4. Vụ Kinh tế công nghiệp
5. Vụ Kinh tế nông nghiệp
6. Vụ Kinh tế dịch vụ
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
23
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị
8. Vụ Quản lý các khu kinh tế
9. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư
10. Vụ Kinh tế đối ngoại
11. Vụ Lao động, văn hóa, xã hội
12. Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường
13. Vụ Quản lý quy hoạch
14. Vụ Quốc phòng, an ninh
15. Vụ Hợp tác xã
16. Vụ Pháp chế
17. Vụ Tổ chức cán bộ
18. Vụ Thi đua - Khen thưởng
19. Thanh tra Bộ
20. Văn phòng Bộ
21. Cục Quản lý đấu thầu
22. Cục Phát triển doanh nghiệp
23. Cục Đầu tư nước ngoài
24. Tổng cục Thống kê
25. Viện Chiến lược phát triển
26. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
27. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia
28. Trung tâm Tin học

29. Báo Đầu tư
30. Tạp chí Kinh tế và Dự báo
31. Học viện Chính sách và Phát triển.
Tại Điều này, các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 là các tổ chức
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
24
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy
định từ khoản 25 đến khoản 31 là các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý
nhà nước trực thuộc Bộ.
Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế
quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vụ Quản lý quy hoạch được tổ chức
phòng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các
quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Thống kê, Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia và quyết định ban
hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác hiện có trực thuộc Bộ.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và
thay thế Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
3. Nghị định số 93/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư hết hiệu lực thi hành khi Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được ban hành và bắt đầu có hiệu lực
thi hành.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này.
1.2. Kinh nghiệm thu hút FDI và bài học với tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.1. Kinh nghiệm thu hút FDI
SV: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A
25

×