Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Dự đoán nhu cầu điện thoại cố định ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.43 KB, 16 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học công nghệ
Khoa: điện tử viễn thông
Lớp: K18Đ- Nhóm 1













Đề bài
: Dự đoán nhu cầu thoại cố định ở Việt Nam


Giảng viên: TS. Nguyễn Quốc Tuấn
Học Viên: Tạ Văn Biên
Nguyễn Anh Tuấn
Phạm Tiến Anh
Đỗ Văn Hoàng
Đào Việt Hưng
Trương Viết Lợi
Đỗ Mạnh Dương
Nguyễn Công Minh











Hà Nội, tháng 3 năm 2012
Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 1

Lời mở đầu

Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của thông tin các
yếu tố bất ngờ xẩy ra liên tiếp đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia nên việc dự báo được các yếu tố
đó là rất cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách của một quốc gia cũng như của một ngành.
Ngành Bưu điện cũng như các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, để tồn tại và phát triển
một cách bền vững thì cũng cần phải có đường lối chiến lược đúng đắn, mà để xây dựng được chiến
lược đúng đắn thì công tác dự báo giữ một vai trò quan trọng.
Đặc biệt đối với tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt nam đã thực hiện đường lối đổi
mới và đang phát triển theo hướng trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh và không còn là công ty độc
quyền kinh doanh trên lĩnh vực viễn thông, cho nên trong tương lai có nhiều các doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài sẽ tham gia vào kinh doanh các loại hình dịch vụ này, nên công tác dự báo là rất
cần thiết. Nhất là đối với các dịch vụ Viễn thông mà trong đó, dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện
thoại cố định giữ một vai trò quan trọng.
Chính vì những lý do trên mà việc nghiên cứu đề tài “Dự báo nhu cầu sử dụng thoại cố định ở
Việt Nam ” là vấn đề rất cần phải quan tâm.

Nội dung của đề tài được chia làm 3 chương chính sau:
Chương I: Một số khái niệm cơ bản
Chương II: Thực trạng của Viễn thông Việt Nam
Chương III: Dự báo nhu cầu sử dụng thoại cố định ở Việt Nam trong tương lai


















Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 2

Chương I Một số khái niệm cơ bản

I. Các định nghĩa cơ sở về dự báo
1. Định nghĩa

Dự báo là tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối
quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc cách thức và thời hạn đạt
được các mục tiêu nhất định đề ra.
Dự báo được áp dụng trong một khoảng thời gian hữu hạn, khoảng thời gian này phụ thuộc vào mức
độ ổn định của đối tượng ảnh hưởng trong quá trình phát triển của nó.
2. Phân loại
Qua việc thu thập số liệu phục vụ dự báo. Người ta có thể chia làm 3 dạng cơ bản sau:
2.1 Phương pháp chuyên gia
2.1.1 Định nghĩa
Chuyên gia là người có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm rộng trong lĩnh vực nghiên cứu. Họ là
người am hiểu sâu sắc về sự phát triển trong tương lai của ngành đó.
2.1.2 Đặc điểm
- Phương pháp này là công cụ dự báo cho vấn đề bao quát rộng và phức tạp nhiều chỉ tiêu và tính
chuyên môn cao
- Dựa vào các tác động của xã hội, sự phát triển của công nghệ.
- Phương pháp phức tạp công phu và phải thực hiện có trình tự
- Phướng pháp này dùng khi: không có cơ sở lý luận chắc chắn, thiếu số liệu thống kê, đối tượng có
độ ổn định kém
2.2 Phương pháp ngoại suy
2.2.1 Định nghĩa
Sử dụng các phương pháp thống kê, toán phân tích chuỗi số liệu thống kê để tìm ra mối liên hệ bản
chất mang tính quy luật của yêu cầu. Từ đó đưa ra dự báo cho tương lai
2.2.2 Đặc Điểm
- Dự báo gần
- Không giải thích được kết quả dự báo
- Không tính đến được các điều kiện khác ảnh hưởng dự báo
- Không tìm ra nguyên nhân dự báo





Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 3

2.3 Phương pháp mô hình hóa
2.3.1 Định nghĩa
Đây là phương pháp phức tạp và khó nhất, nó là sự kết hợp của hai phương pháp trên ngoại suy và
chuyên gia. Khái quát hóa được hết đặc tính của số liệu thống kê để xác định được mô hình toán
học
2.3.2 Đặc điểm
- Phương pháp này có tính lý thuyết cao nên được dùng để dự báo ở mức độ tổng hợp.
- Sử dụng còn hạn chế do đòi hòi cần người có trình độ cao, phải có hệ thống dữ liệu đầy đủ
3. Vai trò, chức năng
Dự báo có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý.
- Đánh giá được thực trạng phát triển của mạng không dây
- Dự báo được các xu thế phát triển và hình thành các hoạch định cho tương lai
- Xác định được chiến lược ngắn hạn và dài hạn

II. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dự báo
Có 5 tiêu chuẩn quan trọng để chọn phương pháp dự báo thích hợp với một vấn đề cụ thể, đó là:
a. Độ chính xác của dự báo
b. Chi phí của dự báo
c. Tính tổng hợp và khả năng của phương pháp
d. Thời gian dự báo
e. Cơ sở dữ liệu để dự báo


















Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 4

Chương II Hiện trạng của viễn thông Việt Nam.

I. Thị trường viễn thông Việt Nam
1. Sự phân bố điện thoại giữa các vùng, miền của Việt Nam
Chúng ta có thể thấy rõ sự phân bố việc sử dụng điện thoại cố định ở thành thị và nông thôn như sau:

Thoại cố định(%)
Di động(%)
Thành thị
61%
49%
Nông thôn
34%

33%
khác
5%
18%
Qua số liệu phân bố này ta thấy việc sử dụng thoại di động giữa thành thị và nông thôn gần như
tương đương nhau. Còn đối với thoại cố định có sự chênh lệch đáng kể khoảng 10%

Để nhìn một cách trực quan hơn về nhu cầu sử dụng thoại cố định trên cả nước ta có thể quan sát
biểu đồ sau:

Hình 1: Biểu đồ phát triển thuê bao điện thoại cố định
Chúng ta có thể nhận thấy rằng chỉ trong vòng 1 tháng ( tháng 4 và tháng 5) số lượng thuê bao cố
định đã giảm đi 1 triệu thuê bao.
2. Sự phát triển của viễn thông Việt Nam
Năm 2011 mà là năm mà kinh tế Việt Nam có nhiều ngành suy thoái và bị đào thải, Không chỉ
có riêng ngành kinh tế mà bên cánh đó ngành viễn thông cũng vậy. Với sự sát nhập của EVN vào
Viettel và sự trì chệ của một số mạng di động như S-Fone, Beeline…….
Qua xu thế đó, thị trường viễn thông Việt Nam đã thay đổi lại cơ cấu của mình
Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 5


Hình 2: Biểu đồ phát triển viễn thông Việt Nam

Với sự tăng vọt số thuê bao di động.
Nguyên nhân gây ra sự nhảy bậc về điện thoại di động:
- Điện thoại di động có nhiều ưu điểm hơn về sự tiện dụng
- Thiết bị đầu cuối đa dạng nhiều tính năng
- Các tiện ích media: giải trí, thư điện tử…

- Giá thành của chúng rất là rẻ


Hình 3: Thị trường viễn thông Việt Nam




Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 6

3. Sự cạnh tranh giữa các nhà mạng trong hệ thống viễn thông Việt Nam

Cơ cấu thoại cố định của Việt Nam đã mở ra thêm các nhà mạng khác ngoài VNPT còn có
Viettel, EVN, CMC, FPT…

Hình 4: Thị phần điện thoại cố định ở Việt Nam
Có lẽ từ khi mạng điện thoại di động ra đời thì chúng ta cũng thấy được sự trầm lắng của mạng điện
thoại cố định các nhà mạng như Doanh nghiệp được cấp phép gần đây nhất là Công ty Viễn thông
Toàn Cầu (GTel). Trước đó, VNPT, Viettel, EVN Telecom, CMC Telecom, FPT Telecom, SPT và
VTC Telecom đã được cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại hữu tuyến. Tuy nhiên, nhìn vào những
động thái của họ, rất dễ nhận ra rằng sự quan tâm của doanh nghiệp chủ yếu dành cho dịch vụ điện
thoại di động. Chẳng hạn, GTel hiện tại chỉ phát triển mạng di động là Beeline, CMC Telecom thì
tập trung phát triển dịch vụ hạ tầng mạng internet. FPT Telecom cũng chỉ phát triển điện thoại cố
định như một giá trị cộng thêm cho các khách hàng sử dụng internet nếu có nhu cầu, dù trước đó kế
hoạch của họ rất hoành tráng.
Theo như thống kê của VNPT thì mỗi năm có 60000 thuê bao ở Hà Nội ngừng hoạt động. Tình
trạng này cũng xảy ra tương tự với các nhà mạng cố định khác


4. Sự phân bố giữa thoại và cố định
Trong những năm 2005 trở về trước thì thoại cố định được coi là ông hoàng của ngành viễn thông.
Nhưng đến năm 2005 thì số lượng thuê bao thoại và cố định đã cân bằng. Sau 5 năm đến năm 2010
thì số thuê bao này có sự chuyển dịch đáng kể.
 Năm 2010
Di động: 142 triệu
Cố định: 16,4 triệu
 Năm 2011
Di động: 116,2 triệu
Cố định: 15,5 triệu
 2/2012
Di động: 119 triệu
Cố định: 15,3
Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 7


Hình 5: số thuê bao thoại của những năm trở về trước

Hình 6: số thuê bao trên 100 dân

II. Nhu cầu sử dụng thoại cố định ở Việt Nam
1.1 Nông thôn
* Đặc điểm vùng:
- Sự phân bố dân cư không đồng đều, mật độ dân cư thấp, có nơi thưathớt và có những nơi dân cư
phân bố rải rác.
- Trình độ văn hoá, dân trí đã có nhiều bước phát triển.
- Lao động chủ yếu là lao động giản đơn làm trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Do quá trình đô thị hoá nhanh nên đã có một phần dân cư vùng nông thôi chuyển đổi hình thức

lao động sản xuất.
- Có một số vùng còn rất nghèo nàn, thu nhập thấp.
Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 8

- Thiên nhiên khắc nghiệt.
- Kết cấu hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện, nước, thông tin… còn rất yếu kém, chưa phát
triển.
* Xu hướng của nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định:
Do những đặc điểm trên nên nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định ở những vùng này phát
triển chưa mạnh, nên trong giai đoạn tới cần phải có chính sách để khuyến khích, thúc đẩy họ sử
dụng.
1.2 Thành Thị
- Những vùng đô thị phát triển thường là nơi có điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi
hơn các vùng khác, mật độ dân cư rất đông, cơ cấu lao động chủ yếu là lao động công nghiệp và
thương mại, dịch vụ, tỷ lệ này chiếm tới 70% - 80% dân số của vùng đô thị.
- Dân cư của vùng đô thị chủ yếu là những người đã được qua đào tạo có trình độ văn hoá, dân
trí khá cao hơn hẳn các vùng khác.
- Các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, giải trí, y tế, các trung tâm kinh tế – chính trị – văn
hoá lớn, các đầu mối giao thông quan trọng đầu tập trung ở đô thị. Mật độ xây dựng ở các khu đô thị
không ngừng tăng lên.
- Trình độ trang thiết bị kỹ thuật và hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng ở đô thị phát triển cao
và hoàn thiện hơn những nơi khác.
- Thu nhập của người dân ở những vùng đô thị cao, thường gấp đôi so với thu nhập bình quân cả
nước.
* Xu hướng của nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định
Dịch vụ điện thoại cố định là dịch vụ là một trong những dịch vụ truyền thống, nó xuất hiện
tương đối sớm so với các dịch vụ khác, nhất là ở các vùng đô thị phát triển, trung tâm thương mại… Cho
nên ở các vùng này dịch vụ điện thoại cố định đã trở nên phổ biến và thông dụng đối với tất cả mọi người.

Tuy nhiên xu hướng những năm tới nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định có tốc độ phát triển chậm
lại.

1.3 Khu chế xuất công nghiệp
* Đặc điểm vùng
- Các công trình KCHT như viễn thông thực sự phải là nền tảng đi trước thì hoạt động của những
khu này mới có hiệu quả. Đầu tư cho KCHT ở khu vực này được chú trọng và ưu tiên cả trong KCX,
khu CN và ngoài khu phục vụ cho dân cư sinh sống.
- Thu hút nhiều lao động có trình độ tay nghề cao, đã qua đào tạo. Hoạt động sản xuất mang tính
chuyên môn hoá cao độ, phân công lao động và hợp tác hoá chặt chẽ.
- Có nhiều công ty nước ngoài đang hoạt động, sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu.
Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 9

- Thu nhập của lao động cao hơn hẳn so với các nới khác.
*Xu hướng của nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định:
Nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định ở khu vực này là rất lớn một phần là do các khu
này mới xuất hiện, phát triển đi thẳng vào hiện đại, công nghiệp, phần khác là do sự đòi hỏi rất lớn
của công việc sản xuất kinh doanh có trao đổi tin tức rất nhiều với nước ngoài.
Xu hướng những năm tới nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định ở các khu vực này vẫn
phát triển rất cao. Do nước ta là nước đang phát triển nên sẽ có rất nhiều khu chế xuất – khu công
nghiệp mọc lên. Do đó nhu cầu tiềm năng ở các khu vực này là rất lớn.

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thoại cố định
1. Dân số/ Mật độ dân số
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 87.6 triệu dân. Và mỗi năm dân số Việt Nam tăng 1,1% . Nhu
cầu sử dụng để liên lại tăng
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đất nước ta ngày càng đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều khu chế xuất nhà

máy được mọc ra, kéo theo đó là sự bùng phát và nhu cầu về thông tin
3. Sự mở ra các dịch vụ mới
Sự phát triển của các dịch vụ giá trị gia tăng, sự ra đời của cáp quang, truyền hình băng rộng cũng
có ảnh hưởng to lớn đến điện thoại cố định bởi vì: Ngày này để khai thác triệt để mạng điện thoại cố
định người ta đã khai thác nhiều dịch vụ trên đường truyền đó: VoIP, MyTV, ADSL……
4. Sự phát triển của mạng điện thoại di động
Với cơ cấu dân số trẻ hóa và nhu cầu đòi hỏi của con người càng tăng cao thì sự tiện ích càng được
ưu tiên. Sự ra đời của mạng điện thoại di động là một đối thủ của mạng cố định. Với số lượng thoại
di động ngày càng tăng và số lượng thuê bao cũng ngày càng tăng
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, thuê bao điện thoại phát triển mới trong 11 tháng của năm
2011 đạt 10,4 triệu thuê bao, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, thuê bao cố định qua
11 tháng ở mức 45,5 nghìn, còn thuê bao di động là 10,4 triệu (nếu so với 9,3 triệu thuê bao di động
tính đến tháng 10/2011 thì trong tháng 11, cả nước đã tăng thêm 1,1 triệu thuê bao). Số thuê bao
điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 11/2011 ước tính đạt được 131,7 triệu thuê bao, gồm 15,5
triệu thuê baocố định và 116,2 triệu thuêbao di động.

5. Giá thành
Với sự bùng phát về công nghệ, sự chạy đua giữa các nhà mạng nên giá thành của điện thoại ngày
càng rẻ hơn và có nhiều chương trình khuyến mại hơn
Cước điện thoại di động hiện nay không cao hơn bao nhiêu so với điện thoại cố định liên tỉnh
(khoảng 1.700 đồng/phút, so với mức 1.400 đồng/phút cước gọi liên tỉnh), nhưng lại có rất nhiều
ứng dụng kèm theo, trong khi điện thoại cố định chỉ có chức năng thoại.



Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 10

IV. Cơ hội thách thức, điểm mạnh yếu của mạng điện thoại cố định

* Cơ hội:
- Thị trường lớn với dân số đông, mật độ điện thoại còn thấp.
- Nền kinh tế đất nước tăng trưởng ổn định, GDP/đầu người tăng đều qua các năm.
- Sự phát triển của dịch vụ Inernet tạo cơ hội làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố
định.
*Thách thức:
- Với công nghệ ngày càng phát triển, các loại hình dịch vụ thay thế khác ra đời như dịch vụ di
động, điện thoại qua Internet ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện thoại cố định.
- Sẽ bị cạnh tranh từ một số nhà khai thác đã được cấp phép và sẽ triển khai trong thời gian tới.
* Điểm mạnh:
- Mạng viễn thông bao phủ trên toàn lãnh thổ.
- Có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Tình hình tài chính ổn định, lành mạnh.
- Cước phí nội hạt thấp.
- Chất lượng dịch vụ tốt.
- Chiếm lĩnh thị trường có khả năng thương mại hoá nhanh.
- Tiếp tục mở rộng thị trường hướng vào các khách hàng mới.
* Điểm yếu:
- Chi phí lắp đặt và cước sử dụng còn cao so với thu nhập ở nhiều vùng dân cư.
- Hệ thống tổng đài còn nhiều chủng loại và chưa được thay thế bời những loại có công nghệ
mới.











Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 11

Chương III Dự báo nhu cầu sử dụng thoại cố định ở Việt Nam

I. Lựa chọn phương pháp dự báo
Lựa chọn là một bước khởi đầu khó khăn vì nếu lựa chọn sai thì sẽ để lại rất nhiều hậu quả. Vì
vậy đứng trên một cái nhìn tổng quát về việc thu thập số liệu và qua phân tích các yếu tố:
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2. Giá thành thuê bao điện thoại
3. Giá cước sử dụng, đây là yếu tố có thể coi là tác động lớn tới nhu cầu dịch vụ điện thoại cố định
song từ trước đến nay nó chưa được chú trọng, không tuân theo qui luật của thị trường mà do ngành
viễn thông độc quyền
4. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật
Dựa vào việc phân tích số liệu và khảo sát các thuộc tính. Thi với mô hình này thì việc lựa chọn
phương pháp phù hợp là: Dự báo bằng phương pháp ngoại suy.

II. Các bước dự báo nhu cầu sử dụng thoại cố định
Bao gồm 5 bước sau:
Bước 1: Xác định các mục tiêu dự báo
Bước đầu tiên của công việc dự báo là phải xác định rõ các mục tiêu dự báo. Thông thường các mục
tiêu dự báo gồm nhu cầu của dân cư và nhu cầu của các cơ quan và cũng phải xác định vùng mục
tiêu dự báo là của từng tỉnh, toàn quốc hay là vùng tổng đài. Và dự báo cho giai đoạn 5 năm, 10 năm
hay 15 năm…
Bước 2: Các số liệu cần thu thập
Trong bước này phải xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến các mục tiêu dự báo và những số liệu
nào nên thu thập. Các số liệu thu thập được phải được phân loại và sắp xếp theo thứ tự thời gian để
việc phân tích chúng được dễ dàng.

Các số liệu liên quan đến dự báo nhu cầu điện thoại như sau:
- Nhu cầu điện thoại, mật độ điện thoại
- Cơ cấu kinh tế ( tốc độ tăng trưởng kinh tế)
- Dân số
- Số các cơ quan
Bước 3: Tiếp cận và phân tích xu hướng nhu cầu
Xu hướng nhu cầu được phân tích theo quan điểm như sau:
- Các giá trị quá khứ
- Cơ cấu thị trường điện thoại
Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 12

- Nguồn nhu cầu
- Mật độ điện thoại
- Các đặc điểm của vùng nghiên cứu
- So sánh với các vùng khác và các quốc gia khác
Bước 4: Nghiên cứu các kỹ thuật dự báo và tính toán giá trị dự báo
Các phương pháp dự báo :
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp ngoại suy
- Phương pháp mô hình hóa
- Các phương phương pháp khác
Thông qua các số liệu thu thập được để xác định phương pháp dự báo cho phù hợp. Tuy nhiên, để
cho giá trị dự báo đảm báo độ chính xác cao hơn, điều quan trọng là nên chọn phương pháp khả thi
nhất và chọn các giá trị tối ưu.
Bước 5: Xác định các giá trị dự báo
Từ việc phân tích ở bước 3 và dựa vào các kết quả dự báo sau khi sử dụng các kỹ thuật dự báo, các
giá trị tối ưu sẽ được quyết định.


III. Xu hướng phát triển của dịch vụ thoại cố định ở Việt Nam đến năm
20120
Có xu hướng đẩy nhanh việc thực hiện phổ cập hoá các dịch vụ viễn thông đặc biệt là dịch vụ
điện thoại cố định, mạng lưới phục vụ phủ rộng khắp trong cả nước đảm bảo phục vụ cho người dân
khi có nhu cầu. Một điều nữa là đến năm 20120 Việt Nam vẫn ổn định về công nghệ 2G, 3G và tiếp
tục khai thác các tính đa phương tiện của mạng điện thoại di động. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng
không thể thiếu đi mạng điện thoại cố định với các ưu điểm vượt trội được cái tiến và nó cũng được
khai thác trong lĩnh vực giải trí băng rộng. Theo như kết quả khảo sát ở trên thì
- Từ năm 2009 2011 số thuê bao giảm đi một cách chóng mặt. Ước tính mỗi năm giảm khoảng
0,33. Vậy số thuê bao dự đoán đến năm 2020 bằng ngoại suy là:
Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 13

-
Hình7: Số thuê bao được dự đoán đến năm 2020

Hình8 : Số thuê bao từ 2005 2020






Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 14

Kết luận
Dự báo nhu cầu là một khâu quan trọng cho quá trình lập và xây dựng kế hoạch, chiến lược phát

triển, chiến lược kinh doanh và quy hoạch mạng của bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh Viễn
thông nào. Những dự báo nhu cầu là đầu vào thiết yếu để xây dựng cấu hình mạng viễn thông tương
lai, tính toán kế hoạch thiết bị và dự toán nhu cầu đầu tư. Như vậy dự báo nhu cầu có hợp lý mới
cho ta một bảng quy hoạch, chiến lược đạt được hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả kinh tế tối ưu
nhất.
Do đó cần phải phân tích, lựa chọn được kết quả dự báo hợp lý, tối ưu nhất, để có được kế
hoạch, chiến lược phát triển tốt nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển của dịch vụ điện thoại cố định,
ngành viễn thông cũng như sự phát triển của đất nước.
Với đề tài “Dự báo nhu cầu sử dụng thoại cố định đến ở Việt Nam” này em mong muốn
trong quá trình dự báo sẽ thấy được sự phát triển trong tương lai của ngành và đặc biệt là sự phát
triển của dịch vụ Điện thoại cố định để có bước đi đúng hướng trong những năm sắp tới của quá
trình hội nhập và tách Bưu chính ra khỏi Viễn thông.
Mặc dù đã hết sức cố gắng cho việc hoàn thành đề tài này nhưng do kiến thức còn hạn chế,
thời gian thu thập, nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô và những người quan tâm.



















Đại học công nghệ- ĐHQGHN Nhóm 1
____________________________ _________________________________________________
Dự đoán nhu cầu thoại ở Việt Nam 15

Tài liệu tham khảo
[1]
[2]
[3] />giai.htm
[4]

[5]
[6]
[7]


×