Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tình hình bệnh ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam 10 năm (2002-2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.27 KB, 7 trang )


1
TÌNH HÌNH BỆNH UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
QUẢNG NAM 10 NĂM (2002-2011)
-Huỳnh Kim Thôi, Võ Thị Tuyết Trinh-

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay, mô hình bệnh tật ở nước ta có nhiều thay đổi; có sự đan xen giữa
các bệnh của một nước nghèo như: nhiễm trùng, ký sinh trùng, suy dinh dưỡng…
và bệnh của các nước phát triển như: tai nạn giao thông, các hội chứng rối loạn
chuyển hóa, tăng huyết áp, ung thư…
Đặc biệt những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng hay nói
đến các “làng ung thư” khắp nước. Số lượng bệnh ung thư vào viện ngày càng
tăng gây quá tải cho các bệnh viện chuyên ngành tuyến trung ương. Do đó, Bộ Y
tế đã có quyết định thành lập các khoa ung bướu ở bệnh viện tuyến tỉnh nhằm
giải quyết tình hình nêu trên.
Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam là bệnh viện hạng II tuyến tỉnh, qui mô
600 giường, cũng vừa thành lập khoa ung bướu khoảng 5 năm. Để có hướng đầu
tư kết cấu hạ tầng và mua sắm trang thiết bị và đào tạo con người chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình bệnh ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quảng
Nam 10 năm (2002-2011)” nhằm hai mục tiêu:
- Bước đầu xác định mô hình bệnh ung thư tại BVĐK Tỉnh;
- Tìm hiểu một số đặc điểm của các loại ung thư thường gặp.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu
2.2. Phương tiện áp dụng:
- Chọn mẫu: Tất cả bệnh nhân và bệnh phẩm phẫu thuật được chẩn đoán Giải
phẫu bệnh tại Khoa Giải phẫu bệnh, BVĐK Quảng Nam từ tháng 1/2002 đến
tháng 12/2011.


- Kỹ thuật: Bệnh nhân có u, hạch được chẩn đoán Tế bào học chọc hút kim nhỏ
và bệnh phẩm phẫu thuật được phẫu tích chuyển đúc theo qui trình; nhuộm HE,
Giêm sa, PAS, hóa mô miễn dịch nếu cần; đọc kết quả dưới kính hiển vi quang
học độ phóng đại 10, 40, 100 lần. Những trường hợp khó hoặc cần nhuộm hóa
mô miễn dịch thì gửi tuyến trung ương.

- Xử lý thống kê: trên phần mềm SPSS 11.5 for Windows.







2

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN:
3.1. Loại bệnh và tỷ lệ:

Bảng 1: Các loại bệnh ung thư tại BVĐK Quảng Nam từ cao đến thấp.
TT
Loại bệnh
Số lượng (ca)
Tỷ lệ
(%)
Nam
Nữ
Cộng
01
Hạch

325
252
577
22,1
02

0
294
294
11,2
03
Da
132
155
287
11,0
04
Cổ tử cung
0
232
232
8,9
05
Dạ dày- ruột
125
104
229
8,8
06
Vòm mũi họng

104
71
175
6,7
07
Mô mềm
66
70
136
5,2
08
Đại, trực tràng
70
65
135
5,2
09
Thân t.cung b.trứng
0
90
90
3,4
10
Tiết niệu
52
31
83
3,2
11
Xương sụn

32
40
72
2,8
12
Dương vật
71
0
71
2,7
13
Tuyến giáp
24
44
68
2,6
14
Gan mật- tụy
33
16
49
1,9
15
Tim phổi
14
25
39
1,5
16
Não

15
14
29
1,1
17
Tuyến nước bọt
12
8
20
0,8
18
Thực quản
8
9
17
0,6
19
Nhau thai
0
13
13
0,5

Cộng
1083
(41%)
1533
(59%)
2616
100


Mười loại ung thư hay gặp nhất ở cả hai giới là: Vú, da, Cổ tử cung, dạ dày
ruột, vòm mũi họng, mô mềm, đại- trực tràng, thân tử cung- buồng trứng, tiết
niệu và xương sụn. Trong đó, các bệnh hay gặp ở nam là: da, dạ dày- ruột, vòm
mũi họng, dương vật và đại- trực tràng. Thứ tự này cũng có phần giống với thống
kê của Hội chống ung thư Việt nam [1,2] về 10 loại ung thư hay gặp ở nam giới
đó là: phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản và vòm; ở nữ các ung thư hay
gặp từ cao đến thấp là: vú, cổ tử cung, da, dạ dày- ruột và tử cung- buồng trứng.
Bệnh lý hạch chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu (22%); nhưng chủ yếu
là hạch di căn của ung thư biểu mô; có khi tìm được ổ nguyên phát, có khi không
hoặc khi có di căn thì bệnh nhân đi tuyến trên chẩn đoán và điều trị tiếp nên
chúng tôi không nắm được; ung thư nguyên phát tại hạch thấp. Điều đó chứng tỏ
tại địa phương chúng tôi, việc tuyên truyền phòng chống và phát hiện sớm ung
thư còn chưa hiệu quả.

3
Tỷ lệ nam: nữ = 2:3
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với tổ chức chống ung thư quốc tế
(UICC); nhưng so với các nghiên cứu trong nước thì nghiên cứu của chúng tôi có
những điểm giống và khác biệt (xem bảng so sánh) [1]

Thứ tự hay gặp mắc ung thư so với các trung tâm trong cả nước
Loại bệnh
Quảng
nam
Hà nội
Huế
Tp.
HCM
Cần

thơ
Hạch
1
9
9
-
-

2
1
1
1
1
Da
3
-
-
-
9
Cổ tử cung
4
5
3
2
2
Dạ dày- ruột
5
3
2
6

8
Vòm mũi- họng
6
11
-
-
-
Đại- trực tràng
8
2
5
4
3
Thân tử cung- buồng trứng
9
-
8
-
-
Chú thích: các ô không có số liệu là những bệnh nằm ngoài 10 bệnh thường gặp
nhất tùy trung tâm.
Nếu loại trừ ung thư hạch trong nghiên cứu vì phần lớn là di căn của các
ung thư khác, thì ung thư vú ở Quảng nam cũng giống như cả nước là chiếm tỷ lệ
cao nhất trong các loại ung thư. Các loại ung thư còn lại ít có sự tương đồng giữa
các trung tâm.

3.2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư:
Bảng 2: các phương pháp sử dụng trong chẩn đoán ung thư
Loại bệnh
Phương pháp chẩn đoán

Cộng

Tế bào học
Mô bệnh học
Hạch
489
88
577
Dạ dày- ruột
2
227
229
Da
120
167
287

202
92
294
Cổ tử cung
145
87
232
Vòm- xoang- họng
101
74
175
Đại, trực tràng
2

133
135
Mô mềm
80
56
136
Xương sụn
39
33
72
Gan mật- Tụy
24
25
49
Dương vật
21
50
71
Thân t.cung, buồng trứng
0
90
90
Tiết niệu
8
75
83
Tuyến giáp
51
17
68


4
Tuyến nước bọt
13
7
20
Tim- phổi
35
4
9
Não
0
29
29
Nhau thai
0
13
13
Thực quản
5
12
17
Cộng
1337 (51%)
1279 (49%)
2616

Chẩn đoán tế bào học chọc dò kim nhỏ các khối u, hạch và dịch phết bề
mặt là công cụ hữu hiệu để chẩn đoán bệnh sớm, phù hợp với tiêu chí Tổ chức
đưa ra cho một phương pháp chẩn đoán, đó là: nhanh, rẻ, đơn giản, nhạy, đặc

hiệu [3,4,5].
Theo bảng 2, tại cơ sở chúng tôi hơn một nửa các trường hợp ung thư được
chẩn đoán bằng Tế bào học chọc hút kim nhỏ. Phương tiện này chẩn đoán được
hầu hết các bệnh như hạch, tuyến vú, tuyến giáp, cổ tử cung, mô mềm. Mô bệnh
học được dùng khi các trường hợp không điển hình, cần phân type, độ xâm nhập
và các kỹ thuật hóa mô miến dịch [2]…

3.3. Phân bố bệnh qua các năm:
Bảng 3: Bệnh ung thư qua 10 năm
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Cộng
Tần số (ca)
179
159
224
147
186
895
Tỷ lệ (%)
6,84
6,07
8,56
5,62
7,11
34,21


Năm
2007
2008
2009
2010
2011
Cộng
Tần số (ca)
398
353
337
307
326
1721
Tỷ lệ (%)
15,21
13,49
12,88
11,73
12,46
65,79
Bảng 3 cho thấy bệnh ổn định theo từng giai đoạn: 5 năm đầu (2002- 2006)
[2] và 5 năm tiếp theo (2007- 2011). Trong mỗi giai đoạn, hằng năm số lượng
bệnh gần như nhau; nhưng lượng bệnh các năm ở giai đoạn 2 (65,79%) luôn gấp
đôi các năm ở giai đoạn đầu (34,21%). Điều này được lý giải là từ năm 2005
bệnh viện mới thành lập Khoa Ung bướu nên bệnh nhân mới tìm đến và ở lại
điều trị.

3.4. Tuổi và giới:

Bảng 4: phân loại theo tuổi và giới
Tuổi
≤20
21- 40
41- 60
>60
Cộng
Giới
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Nam
31

1
109
4
369
14
575
22
1084
41
Nữ
36
1
240
10
556
21
700
27
1532
59
Cộng
67
2
349
14
925
35
1275
49
2616

100


5
Bảng 4 cho thấy bệnh ung thư tăng dần theo nhóm tuổi với xu hướng rất
rõ. Điều này cũng phù hợp với y văn và các nghiên cứu khác trong và ngoài
nước. Tỷ lệ nam nữ chung thì nữ cao hơn nam (41% so với 59%); nhưng mỗi giới
có các bệnh đặc thù khác nhau [1,2,5].

3.5. Bệnh ung thư theo địa phương:
Bảng 5: Tổng hợp bệnh theo địa phương
Các loại bệnh
Núi
thánh
Tam
kỳ
Tiên
phước
Trà
my
Thăng
bình
Khác
(*)
Cộng
Hạch
98
152
61
28

133
105
577
Dạ dày- ruột
39
74
30
8
52
25
228
Da
61
91
25
20
62
28
287

56
94
28
7
57
52
294
Cổ tử cung
31
82

40
6
47
26
232
Vòm- xoang- họng
28
48
20
9
45
25
175
Đại, trực tràng
26
55
9
4
26
16
136
Mô mềm
29
41
12
4
35
15
136
Xương sụn

15
26
6
2
13
10
72
Gan mật- Tụy
15
11
6
1
10
6
49
Dương vật
12
26
8
2
11
12
71
Thân t.cung, buồng trứng
10
28
13
6
14
19

90
Tiết niệu
21
31
10
2
16
3
83
Tuyến giáp
6
14
10
2
17
19
68
Tuyến nước bọt
6
4
1
1
3
5
20
Tim- phổi
8
9
4


7
11
39
Não
2
10
4
3
7
3
29
Nhau thai
3
1
3

3
3
13
Thực quản
1
7
4
1
3
1
17
Cộng
467
804

294
106
561
384
2616
Tỷ lệ
17,85
30,74
11,24
4,00
21,40
14,67
100
(*) Bệnh phần lớn ở khu vực phía nam của tỉnh; vì khu vực phía bắc có hai bệnh
viện đa khoa khu vực tuyến tỉnh và gần Đà nẵng hơn nên không có hoặc chiếm tỷ
lệ ít trong nghiên cứu này.
Ở khu vực phía nam tỉnh Quảng nam, bệnh chủ yếu ở khu vực đồng bằng,
nhiều nhất là Tam Kỳ (30%) , sau đó đến Thăng Bình và Núi Thành (21 và 17%).
Hai Huyện miền núi Tiên phước và Trà My chiếm tỷ lệ thấp. các khu vực khác
bao gồm các huyện phía bắc và khách vãng lai, số liệu ít có ý nghĩa.
Xét về từng loại bệnh ung thư thì Tam kỳ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn các
huyện khác [2].

3.6. Một số đặc điểm của các ung thư thường gặp:

6
* Ung thư vú: 100% các ung thư vú là ở nữ giới, chúng tôi chưa gặp ung thư vú
nam giới và hầu hết đều ở ¼ trên ngoài vú trái; các vị trí khác rất ít.
* Ung thư hạch:
Bảng 6: Phân loại ung thư hạch

Loại bệnh
Lymphôm
không Hodgkin
Lymphôm
Hodgkin
Hạch di căn
Cộng
Tần số (ca)
139
15
423
577
Tỷ lệ (%)
24
2,6
73,4
100

Bảng 6 cho thấy chủ yếu bệnh ung thư hạch là do di căn của ung thư biểu
mô (73,4%). Bệnh hạch nguyên phát ít hơn; trong đó chủ yếu là lymphôm không
Hodgkin; Bệnh Hodgkin rất ít gặp; phù hợp y văn [5].
* Ung thư da:
Bảng 7: Phân loại ung thư da
Loại bệnh
K Tế bào gai
K Tế bào đáy
K Hắc bào
Cộng
Tần số (ca)
212

60
15
287
Tỷ lệ (%)
73,86
20,90
5,24
100

Bảng 7 cho thấy ung thư da chủ yếu là ung thư tế bào gai (74%), trong đó
phần lớn là loại biệt hóa cao; thứ đến là ung thư tế bào đáy (21%) và ít hơn là ung
thư tế bào hắc tố.
* Ung thư cổ tử cung:
Theo bảng 2, ung thư cổ tử cung gồm có 232 ca; trong đó chẩn đoán được
bằng tế bào học trên phiến đồ âm đạo- cổ tử cung là 145 ca (62,5%); còn lại là
chẩn đoán Mô bệnh học trên bệnh phẩm phẫu thuật do trên Pap’smear nghi ngờ
hoặc tình cờ.
Bảng 8: Ung thư cổ tử cung và HPV
Tế bào rỗng

Không
Cộng
Tần số (ca)
197
35
232
Tỷ lệ (%)
85
15
100


Dấu hiệu gián tiếp của nhiễm HPV trên phiến đồ âm đạo cổ tử cung và tiêu
bản Mô bệnh học là tế bào rỗng. Theo bảng 8, hầu hết các trưởng hợp đều có tế
bào rỗng bên cạnh hình ảnh ung thư. Mối liên quan giữa HPV và ung thư cổ tử
cung cũng đã được y văn và các nghiên cứu xác nhận.
* Ung thư dạ dày ruột: Từ bảng 1, 2 và 3 cho thấy: ung thư dạ dày nam cao hơn
nữ một ít. Theo y văn thì nam thường cao hơn nữ rõ.
* Ung thư đại- trực tràng: Chúng tôi gặp chủ yếu ung thư ở ½ đại tràng phải và
vùng trực tràng- hậu môn. Type Mô bệnh học chủ yếu là ung thư tuyến biệt hóa
cao.



7
4. KẾT LUẬN:
Nghiên cứu tình hình ung thư 10 năm tại BVĐK Quảng Nam (2002-
2011), chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
* Mô hình bệnh ung thư:
- Ung thư gặp tại Quảng Nam thứ tự từ cao đến thấp là: Hạch, vú da, cổ tử cung,
dạ dày ruột, vòm mũi họng, mô mềm và đại trực tràng; các loại khác đều gặp
nhưng tỷ lệ thấp hơn.
- 51% các trường hợp ung thư được chẩn đoán bằng tế bào học chọ hút kim nhỏ
hoặc tế bào học phết bề mặt.
- Tỷ lệ nam: nữ mắc ung thư là 4:6; nhưng tứng giới có các bệnh đặc thù; ở nam
hay gặp các bệnh: hạch, da, dạ dày- ruột, vòm mũi họng, dương vật và đại tực
tràng; ở nữ hay gặp các ung thư: Vú, hạch, cổ tử cung, da, dạ dày ruột và thân tử
cung- buồng trứng.
- Bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao ở Tam Kỳ, sau đó là Thăng Bình và Núi Thành;
các huyện khác tỷ lệ thấp.
* Một số đặc điểm các ung thư thường gặp:

- Ung thư hạch chủ yếu là hạch di căn của ung thư biểu mô; bệnh hạch nguyên
phát ít gặp, trong đó chủ yếu là lymphôm không Hodgkin.
- !00% ung thư vú là ở phụ nữ, chưa gặp ung thư vú ở nam.
- Ung thư da hay gặp là k tế bào gai sừng hóa, kế đến là ung thư tế bào đáy, ung
thư hắc bào ít hơn nhiều.
- Ung thư cổ tử cung có liên quan rõ thiết với nhiễm HPV.
- Ung thư dạ dày ruột thì nam cao hơn nữ không rõ.
- Ung thư đại- trực tràng chủ yếu vùng đại tràng phải và vùng hậu môn trực tràng
và type Mô bệnh học chủ yếu là ung thư tuyến biệt hóa cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Bá Đức và cộng sự. Tình hình mắc ung thư tại Việt nam năm 2010 qua
số liệu ghi nhận 6 vùng giai đoạn 2004- 2008, Tạp chỉ ung thư học Việt nam, Hội
phòng chống ung thư: 73-80
2. Huỳnh Kim Thôi. Nghiên cứu mô hình bệnh ung thư tại BVĐK Quảng nam
qua 5 năm 2002- 2006. Y học thành phố Hồ Chí Minh, chuyên đề Giải phẫu
bệnh- Tế bào bệnh học. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: 31-35
3. P. Zeppa M.D. A model for quantitative follow-up studies of cervical lesions.
Diagnostic Cytopathology, vol. 8, number 1, 1992: 8- 17
4. AFIP. Malignant lymphoma other than Hodgkin’s disease. Tumor of the lymph
nodes and spleen. Washington, D.C.20306-6000:53-62
5. Chandra Grubb. Fine needle aspiration cytology of sub-diaphragmatic lesions.
Churchill livingstone, 1988: 156-164




×