Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo thu hoạch tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viên đa khoa vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.48 KB, 10 trang )

BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC TẾ TẠI BỆNH VIÊN BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
Nhóm sinh viên thực hiện.
STT Họ tên Tổ lớp
1 Đậu Quang Liêu Tổ 5 lớp Y5B
2 Trịnh Thị Linh Tổ 5 lớp Y5B
3 Nguyễn Hoàng Long Tổ 5 lớp Y5B
4 Phạm Minh Tâm Tổ 5 lớp Y5B
5 Nguyễn Thị Linh Tổ 6 lớp Y5B
6 Bùi Phương Linh Tổ 6 lớp Y5B
7 Ngô Duy Lực Tổ 6 lớp Y5B
8 Hoàng Văn Mộng Tổ 6 lớp Y5B
Mục tiêu:
1. Tổng quan về bệnh viện giao thông vận tải trung ương ( GTVT TW) và khoa Chấn
thương chỉnh hình.
2. Báo cáo về khoa Chấn thương chỉnh hình, gồm: tổ chức và biên chế của khoa, hoạt động
của khoa và thực hiện một số qui chế tại khoa.
Nội dung:
A. Tổng quan :
Năm 2011, bệnh viện GTVT TW được xếp hạng là một trong 31 Bệnh viện có dịch vụ
chăm sóc người bệnh tốt nhất trên toàn Quốc.
Năm 2006, Bệnh viện GTVT TW chính thức được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng I
theo quyết định số 1734/QĐ – Bộ GTVT ngày 23/8/2006 của bộ trưởng Bộ GTVT. Bệnh
viện là tuyến y tế cao nhất trong ngành y tế GTVT có nhiệm vụ chăm sóc cho CBCNV
trong toàn ngành GTVT và nhân dân trong khu vực dân cư. Bệnh viện tiếp nhận và giải
quyết những bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên, đồng thời còn có nhiệm vụ đào
tạo và chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật cho các bệnh viện trong ngành y tế GTVT.
Trong thời gian đi thực tập môn Tổ chức và Quản lí y tế tại Bệnh viện GTVT TW, theo sự
phân công của các thầy cô bộ môn và Ban lãnh đạo bệnh viện, nhóm sinh viên chúng em
được phân về khoa Chấn thương chỉnh hình, tìm hiểu về mô hình quản lí và các hoạt


động tại khoa trong thời gian vừa qua.
B. Nội dung chính .
1. Tổ chức và biên chế của khoa Chấn thương chỉnh hình .
TT Họ và tên cán bộ Trình độ
chuyên môn
Chức vụ trong
khoa
Nhiệm vụ cụ thể Ghi chú
1 Hoàng Tuấn Minh BSCK 2 Trưởng khoa
- Khám chữa bệnh.
- Tổ chức quản lý
công việc trong
khoa
2 Nguyễn Thanh
Trường
Cao học Phó khoa
- Khám chữa bệnh
- Hỗ trợ trưởng khoa
3 Trương Hữu Đức Cao học Phó khoa
- Khám chữa bệnh
- Hỗ trợ trưởng khoa
4 Đỗ Quốc Cường BSCK 1 Khám chữa bệnh
5 Lê Đăng Sơn BSCK 1 Khám, chữa bệnh
6 Lê Đức Anh BS Khám chữa bệnh
7 Đào Nguyên Tú CN ĐD Điều dưỡng
trưởng
- Chăm sóc bệnh
nhân, thực hiện y
lệnh, trực khoa
phòng

- Chỉ đạo điều dưỡng,
quản lí vật tư, y tế
8 Hoàng Thị Huế CN ĐD Điều dưỡng
- Chăm sóc bệnh
nhân, thực hiện y
lệnh, trực khoa
phòng.
- Làm các thủ tục
hành chính tại khoa.
9 Lê Nguyễn Thị
Kim Xuyến
TCĐD Điều dưỡng
- Nt
10 Hoàng Thị Hồng
Hạnh
CN ĐD Điều dưỡng
- Nt
11 Hữu Quang CN ĐD Điều dưỡng
- Nt
12 Nghiêm Thị Ngọc
Huế
TCĐD Điều dưỡng
- Nt
13 Lê Hồng Sơn TCĐD Điều dưỡng
- Nt
14 Nguyễn Thị Kim
Dung
TCĐD Điều dưỡng
- Nt
15 Nguyễn Thị Thanh TCĐD Điều dưỡng

- Nt
Hoa
16 Trần Đức Hà TCĐD Điều dưỡng
- Nt
17 Nguyễn Thị Thùy
Dương
TCĐD Điều dưỡng
- Nt
18 Nguyễn Thị Thu
Hường
TCĐD Điều dưỡng
- Nt
19 Nguyễn Thị Thao TCĐD Điều dưỡng
- Nt
20 Đặng Thị Thu Hà TCĐD Điều dưỡng
- Nt
21 Nguyễn Thị An TCĐD Điều dưỡng
- Nt
22 Lê Thị Hiền TCĐD Điều dưỡng
- Nt
23 Nguyễn Thị Lan Hộ lí Hộ lí
- Dọn vệ sinh, đồ
thải, chất thải bệnh
viện
24 Phàm Thị Thu Hộ lí Hộ lí
- Nt
25 Nguyễn Thị Mỹ
Linh
Hộ lí Hộ lí
- Nt

 Nhận xét .
Tổng số nhân viên trong khoa Chấn thương chỉnh hình là 25 người. Trong đó:
- Có 6 bác sĩ: 1 BSCK II, 2 Cao học, 1 BSCK I, 1 bác sĩ.
- Có 16 điều dưỡng trong đó có 4 cử nhân đại học, 12 trung cấp.
- Có 3 hộ lí.
Như vậy tính tỉ lệ thì cứ 1 Bác sĩ có 3,1 ĐDV, HSV.
Theo QĐ 153/2006/QĐ – TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ qui định 1 Bác sĩ có 3,5
ĐDV, HSV. Theo qui định này thì khoa Chấn thương chỉnh hình sẽ thiếu khoảng 2 ĐDV và HSV
nữa. Tuy nhiên qua trao đổi với đồng chí Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình thì hiện tại cơ
cấu nhân sự khoa như vậy là hợp lí. Việc cắt giảm hay thêm nhân sự của khoa cũng phải dựa trên
tình hình thực tế đề ra.
Về trình độ chuyên môn của các Bác sĩ khá cao, hầu hết Bác sĩ có trình độ chuyên khoa 1 hay
thạc sĩ. Đáp ứng tiêu chuẩn của bệnh viện đa khoa loại 1.
 Thuận lợi :
• Cán bộ nhân viên trong khoa đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
• Các bác sĩ đều có trình độ chuyên môn tốt, hầu hết có trình độ chuyên khoa 1
hoặc thạc sĩ.
• Số lượng BS/Giường bệnh = 1/4 là hợp lí để đảm bảo công tác điều trị.
 Tồn tại và khó khăn :
• Tỉ lệ điều dưỡng có trình độ đại học còn ít, vì vậy nên có những khóa đào tạo
nâng cao tay nghề của bộ phận điều dưỡng trong khoa, đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe bệnh nhân.
• Trong những mùa cao điểm như lễ tết, so với số lượng người vào khám chữa bệnh
hàng ngày thì số lượng Bác sĩ và điều dưỡng còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu người
bệnh. Nên vẫn tồn tại hiện tượng quá tải ( phải xếp hàng, ngồi chờ lâu…) trong
bệnh viện
• Số lượng bác sỹ trực 1 buổi/tuần. Trong trường hợp có BS xin nghỉ, đi công tác,
học tập sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của khoa.
• Số lượng điều dưỡng Nam nên được tăng lên để đảm bảo các vấn đề khó khăn
trong công tác cấp cứu, chăm sóc tại khoa.

• Lịch trực do Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp đưa xuống gây khó khăn
nhất định trong công tác tại khoa.
2. Hoạt động của khoa :
2.1 Nhiệm vụ chung của khoa :
• Khám bệnh, chẩn đoán và điều trị các bệnh: gãy xương, vết thương phần
mềm…
• Đào tạo giảng dạy các đối tượng học viên từ các trường: Đại học Y Hà Nội,
Cao đẳng Y Hà Nội, Cao đẳng Dược Hà Nội, Trung tâm dạy nghề GTVT.
• Tham gia biên soạn viết bài cho báo GTVT, Tập san nghiên cứu khoa học
chuyên ngành Điều dưỡng, Tạp chí điều dưỡng.
• Tham gia chỉ đạo tuyến.
• Nghiên cứu khoa học các đề tài của bệnh viện, Cục y tế GTVT, Bộ Y Tế.
• Hợp tác trong và ngoài nước.
• Tham gia quản lí kinh tế trong y tế theo đúng Luật Ngân sách, luật kế toán,
pháp lệnh phí, và các qui định hiện hành khác.
2.2 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị:
Khoa có 12 phòng:
• 7 phòng bệnh với 28 giường bệnh
• 1 phòng cấp cứu
• 1 phòng tiểu phẫu
• 1 phòng lưu
• 1 phòng trưởng khoa và 1 phòng hành chính.
• Vị trí địa lí không thuận lợi: bệnh viện nằm giữa khu vực đông đúc,
đường vào hẹp, khả năng tiếp cận dịch vụ không được tốt.
• Hệ thống cơ sở hạ tầng ( nhà làm việc và điều trị phần lớn được xây
dựng từ lâu và xuống cấp trầm trọng, thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến
quá trình di chuyển liên hoàn của bệnh nhân trong quá trình khám,
chữa bệnh và điều trị trong bệnh viện.
• Việc liên kết với các bệnh viện khác của Bộ Y Tế chưa được chặt chẽ.
• Hiện tại còn thiếu các phương tiện hình ảnh chẩn đoán như MRI, CT.

2.3 Hoạt động khám chữa bệnh trong năm 2013 .
Khoa
CTCH
Tổng số
lần khám
Vào
viện
Chuyển
viện
Đơn về Khám
dịch vụ
Khám
BHYT
Số bệnh
nhân
5214 1228 73 3913 4209 1005
Biểu đồ tỉ lệ bệnh nhân vào viện, chuyển viện và đơn về của
khoa CTCH năm 2013
 Nhận xét :
• Tỉ lệ bệnh nhân chuyển viện thấp ( chiếm 1% số bệnh nhân đến khám) chứng tỏ
trình độ chuyên môn của các y bác sĩ khoa CTCH khá cao.
• Tỉ lệ bệnh nhân đơn về cao ( chiếm 75% số bệnh nhân đến khám) chứng tỏ mặt
bệnh ở đây chủ yếu là các bệnh nhẹ, ít nguy hiểm tới tính mạng.
Biểu đồ tỉ lệ bệnh nhân khám theo BHYT và dịch vụ:
 Nhận xét :
• Tỉ lệ bệnh nhân khám bảo hiểm y tế thấp chứng tỏ lượng công nhân viên trong
ngành phải vào viện khám vì chấn thương thấp, chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của
người dân trong khu vực.
• Điều này còn chứng tỏ điều kiện lao động của các CBCN viên trong ngành khá an
toàn.

• Tỉ lệ khám dịch vụ cao chứng tỏ bệnh viện khám chữa bệnh rất uy tín
2.1 Về hoạt động điều trị nội trú năm 2013:
ST
T
Tên chỉ tiêu
quý I quý II quý III quý IV
chỉ
tiêu
thực
hiện
chỉ
tiêu
thực
hiện
chỉ
tiêu
thực
hiện
chỉ
tiêu
thực
hiện
1 Giường bệnh 40 19.5 40 24.4 40 24.4 40 24.3
2 Ngày sử dụng
giường
30 14.6 30 18.4 30 18.5 30 18.4
3 Tổng số ngày
điều trị nội trú
3650 1754 7300 441.5 10950 6642 14600 8852
4 Tổng số BN nằm

điều trị
319 206 639 485 958 731 1277 958
5 Ngày điều trị
trung bình 1 BN
11 8.5 11 9.1 11 9.1 11 9.2
6 Tổng số BN ra
viện
301 176 606 451 908 697 1211 932
7 Số BN tử vong –
Tỷ lệ tử vong
2 0 2 0 2 0 2 0
Nhận xét:
Như vừa thấy ở số lượng khám bệnh thì đến bảng thống kê này ta lại thấy Quý II và Quý
III đều thực hiện chỉ tiêu cao hơn Quý I.
Cụ thể:
+ Quý II và Quý III đạt tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu giường bệnh lần lượt là 73,25% và 74% so
với chỉ tiêu hơn hẳn Quý I đạt 48,75%.
+ Về chỉ tiêu ngày sử dụng giường bệnh, Quý II, III cũng đạt 74% và 75% hơn hẳn Quý I
chỉ đạt 48,67%.
+ Số BN nằm điều trị nội trú trong Quý II và Quý III đạt 87,52% và 77,12% so với chỉ
tiêu, trong khi Quý I chỉ đạt 64,58%.
+ Tổng số ngày điều trị nội trú Quý I đạt 48,06% thấp hơn Quý II đạt 72,9% và Quý III
đạt 61,01%
+ Số ngày điều trị trung bình của Quý II và Quý III cao hơn Quý I 1 ngày.
+ Số BN được ra viện trong Quý I chỉ đạt 58,46% trong khi Quý II và Quý III đạt 90,1%
và 81,46%.
2.2. Các bệnh và kĩ thuật hay gặp nhất tại khoa Chấn thương chỉnh hình
• Chấn thương chi
• Chấn thương sọ não
• Chấn thương ngực

• Chấn thương cột sống thắt lưng
• Các loại u phần mềm
• Các loại nhiễm trùng
• Tháo các phương tiện ghép xương
• Tái tạo dây chằng chéo
• Thay khớp háng
+ Các mũi nhọn đang triển khai: Thay khớp háng và Phẫu thuật nội soi khớp gối
+ Các mũi nhọn dự kiến: Chấn thương sọ não, Chấn thương cột sống
3. Thực hiện một số qui chế :
Qui chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện:
1. Chuyển khoa:
Hồ sơ chuyển khoa cần chữ kí của chủ nhiệm khoa.
a. Khi phát hiện người bệnh có bệnh thuộc khoa khác là chính, bác sĩ điều trị có
trách nhiệm:
- Đề nghị tổ chức hội chẩn khoa và hội chẩn liên khoa để quyết định việc
chuyển khoa.
- Giải thích lí do cho người bệnh và gia đình người bệnh được rõ.
b. Điều dưỡng khoa điều trị thực hiện việc đưa người bệnh chuyển khoa đồng thời
mang theo hồ sơ bệnh án của người bệnh.
c. Người bệnh được chuyển khoa trong giờ hành chính, nếu trong trường hợp cấp
cứu thì người bệnh được chuyển ngay theo chỉ định của bác sĩ, bất kể thời gian
nào.
d. Bác sĩ điều trị tại khoa mới tiếp nhận người bệnh, thăm khám ngay và cho y lệnh
kịp thời.

2. Chuyển viện:
a. Điều kiện chuyển viện:
- Người bệnh quá khả năng điều trị của bệnh viện.
- Sau khi hội chẩn toàn khoa hoặc liên khoa có chỉ định chuyển viện.
- Giám đốc bệnh viện và trưởng phòng kế hoạch tổng hợp kí giấy chuyển

viện.
- Trong giờ trực: người trực lãnh đạo kí giấy chuyển viện cho người bệnh
cấp cứu.
b. Thủ tục chuyển viện:
- Trưởng phòng kế hoạch của bệnh viện có người bệnh đang điều trị phải
liên hệ với bệnh viện dự định chuyển người bệnh đến, trừ trường hợp
người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu.
- Bác sĩ điều trị tóm tắt bệnh án, các xét nghiệm đã làm, chẩn đoán xác
định, thuốc đã dùng trong quá trình điều trị người bệnh.
- Đối với người bệnh nặng, cấp cứu phải có bác sĩ hoặc điều dưỡng đưa đi,
mang theo hồ sơ tóm tắt bệnh án, có phương tiện cấp cứu trên đường
chuyển viện.
- Điều dưỡng chuyển bệnh nhân có nhiệm vụ bàn giao người bệnh, hồ sơ
bệnh án, tư trang cho người tiếp đón ở bệnh viện mới đến và 2 bên kí nhận
sổ bàn giao.
c. Chuẩn bị cho người bệnh được chuyển viện:
- Bác sĩ điều trị có nhiệm vụ giải thích rõ lí do cần chuyển viện cho người
bệnh và gia đình người bệnh được rõ.
- Làm đầy đủ thủ tục người bệnh ra viện
3. Ra viện: bác sĩ điều trị có nhiệm vụ đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh,
thông báo cho người bệnh về kết quả điều trị. Điều dưỡng làm thủ tục ra viện. dặn
dò người bệnh về tự chăm sóc cần thiết. Nộp hồ sơ bệnh án cho phòng kế hoạch
tổng hợp. Hồ sơ ra viện cần có đủ chữ kí của Ban giám đốc bệnh viện và Phòng
kế hoạch tổng hợp.
C. Kết luận :
Qua quá trình thực tập tại khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện GTVT TW, chúng
em thu được một số kết quả sau:
1. Về bệnh viện: nắm được tổ chức và cơ cấu chung của bệnh viện.
2. Về khoa Chấn thương chỉnh hình:
• Nắm được vị trí, cấu trúc phòng khám của khoa.

• Nắm được tổ chức hành chính của khoa: ban lãnh đạo, số lượng cán bộ, trình
độ học vấn.
• Nắm được tình hình thực hiện một số qui chế của khoa.
• Hiểu được những thuận lợi, khó khăn còn tồn tại của khoa Chấn thương chỉnh
hình.

×