Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu ứng dụng hạ tầng cơ sở mật mã khoá công khai cho hệ thống đấu thầu qua mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 135 trang )


-1-

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ












PHẠM THY HÙNG










NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HẠ TẦNG CƠ SỞ MẬT MÃ
KHOÁ CÔNG KHAI CHO HỆ THỐNG ĐẤU THẦU QUA MẠNG











LUẬN VĂN THẠC SĨ
















Hà Nội – 2008







2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ








PHẠM THY HÙNG







NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HẠ TẦNG CƠ SỞ MẬT MÃ
KHOÁ CÔNG KHAI CHO HỆ THỐNG ĐẤU THẦU QUA MẠNG









Ngành: Công Nghệ thông Tin
Mã số: 1.01.10








LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HỒ VĂN CANH








Hà Nội - 2008





3
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH 7
BẢNG TỪ VIẾT TẮT 8
MỞ ĐẦU 9
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG MÁY TÍNH 11
1.1. VẤN ĐỀ ĐẤU THẦU 11
1.1.1. Khái niệm chung về đấu thầu 11
1.1.2. Mục tiêu của đấu thầu 11
1.1.3. Quy trình đấu thầu 12
1.2. NHU CẦU VỀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG MÁY TÍNH 15
1.2.1. Xu hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động của Chính phủ 15
1.2.2. Những bất cập trong đấu thầu thủ công 17
1.2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong đấu thầu ở Việt Nam 17
1.2.4. Xu thế ứng dụng TMĐT trong mua sắm công trên thế giới 18
1.2.5. Giới thiệu dự án Ứng dụng TMĐT trong Mua sắm công 19
1.3. MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐẤU THẦU QUA MẠNG MÁY TÍNH 20
1.3.1. Mô hình mô tả mối quan hệ về mặt luật pháp 20
1.3.2. Mô hình mô tả mối quan hệ về sử dụng và liên kết đến hệ thống . 23
1.3.3. Mô hình chức năng hệ thống đấu thầu qua mạng 24
1.3.4. Mô hình phân lớp của hệ thống đấu thầu qua mạng 28
1.3.5. Lộ trình triển khai hệ thống đấu thầu qua mạng 30
Chương 2 - TỔNG QUAN VỀ HẠ TẦNG CƠ SỞ MẬT MÃ KHOÁ
CÔNG KHAI 32
2.1. VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN 32
2.2.1. Các hiểm hoạ đối với TMĐT 33
2.2.1.1. Đối với máy khách 33
2.2.1.2. Đối với kênh truyền thông 33
2.2.1.3. Các mối hiểm hoạ đối với máy chủ 34

2.2. HỆ MÃ HOÁ 40
2.2.1. Các thuật ngữ 40
2.2.2. Định nghĩa hệ mật mã 41
2.2.3. Những yêu cầu đối với hệ mật mã 41



4
2.2.4. Mật mã đối xứng 42
2.2.5. Mật mã khoá công khai 44
2.2.5.1. Các nguyên lý 44
2.2.5.2. Các hệ mật mã khoá công khai 45
2.2.5.3. Các ứng dụng hệ thống khoá công khai 49
2.2.5.4. Lược đồ trao đổi khoá Diffie – Hellman 49
2.2.5.5. Lược đồ chia sẻ bí mật 50
2.2.5.6. Một số hệ mật mã khoá công khai 51
2.2.5.7. Vấn đề quản lý khoá 57
2.3. CHỮ KÝ SỐ 62
2.3.1 Các yêu cầu 62
2.3.2. Phân lớp các sơ đồ chữ ký số 64
2.3.2.1. Sơ đồ chữ ký kèm thông điệp 65
2.3.2.2. Sơ đồ chữ ký khôi phục thông điệp 66
2.3.3. Một số sơ đồ chữ ký số tiêu biểu 67
2.3.3.1. Sơ đồ chữ ký RSA 67
2.3.3.2. Sơ đồ chữ kí ELGAMAL 68
2.3.3.3. Chuẩn chữ ký số DSS 71
2.3.4. Chữ ký số và vấn đề xác thực thông điệp 75
2.3.5. Hàm băm 76
2.3.6. Tấn công chữ ký số 78
2.4. HẠ TẦNG CƠ SỞ MẬT MÃ KHOÁ CÔNG KHAI 79

2.4.1. Các yêu cầu 79
2.4.2. Các thành phần logic của PKI 80
2.4.3 Các cấu trúc quan hệ của CA 81
2.4.3.1 Cấu trúc phân cấp tổng quát 81
2.4.3.2 Cấu trúc phân cấp với liên kết bổ sung 83
2.4.3.3 Cấu trúc phân cấp top-down 83
2.4.3.4. Cơ sở hạ tầng PEM 84
2.4.3.5 Mô hình chứng thực của PGP 85
2.4.4. Chứng chỉ số 86
2.4.4.1 Giới thiệu về các chứng chỉ khoá công khai 86



5
2.4.4.2 Quản lý cặp khoá công khai và khoá riêng 88
2.4.4.3 Phát hành các chứng chỉ 90
2.4.4.4 Phân phối chứng chỉ 90
2.4.4.5 Thu hồi chứng chỉ 91
2.4.4.6 Chứng chỉ được ký chồng chéo nhiều lần 93
2.4.4.7 Treo chứng chỉ 93
2.4.5. Chính sách chứng chỉ 93
2.4.5.1 Khái niệm chính sách chứng chỉ 94
2.4.5.2 Các nội dung của một chính sách chứng chỉ 94
2.4.6. Tìm các đường dẫn chứng thực và phê chuẩn 94
2.4.7. Giới thiệu hai mô hình PKI 95
2.4.7.1 Cơ sở hạ tầng SET 95
2.4.7.2 Cơ sở hạ tầng DoD MISSI 97
2.5. KHUNG PHÁP LÝ CHO HẠ TẦNG CƠ SỞ MẬT MÃ KHOÁ
CÔNG KHAI 99
2.5.1. Tìm hiểu Luật khung về chữ ký điện tử 100

2.5.1.1. Mục đích của Luật khung 100
2.5.1.2. Nội dung của Luật khung 101
2.5.2. Khung kháp lý cho PKI ở Việt Nam 105
2.5.2.1. Luật Giao dịch điện tử 106
2.5.2.2. Nghị định 57/2006/NĐ-CP 106
2.5.2.3. Nghị định 26/2007/NĐ-CP 106
2.5.2.4. Nghị định 27/2007/NĐ-CP 107
2.5.2.5. Nghị định 35/2007/NĐ-CP 107
Chương 3. ỨNG DỤNG HẠ TẦNG MẬT MÃ KHOÁ CÔNG KHAI
CHO HỆ THỐNG ĐẤU THẦU QUA MẠNG 109
3.1. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA PKI CHO HỆ THỐNG ĐẤU THẦU
QUA MẠNG 109
3.1.1. Yêu cầu bảo mật đối với đấu thầu qua mạng 109
3.1.1.1. Yêu cầu bảo mật đối với công tác đấu thầu truyền thống 109
3.1.1.2. Yêu cầu về bảo mật đối với đấu thầu qua mạng 111
3.1.2. PKI đáp ứng tất cả yêu cầu về an toàn thông tin khi đấu thầu qua
mạng 111
3.1.3. Các bước mã hoá khi đấu thầu qua mạng 112



6
3.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CUNG CẤP VÀ QUẢN LÝ CHỨNG CHỈ
SỐ CHO HỆ THỐNG ĐẤU THẦU QUA MẠNG 114
3.2.1. Tình hình xây dựng PKI của Việt Nam 114
3.2.1.1. Mô hình kiến trúc 114
3.2.1.2. Tiến độ triển khai 114
3.2.1.3. Xây dựng khung pháp lý 115
3.2.2. Đề xuất xây dựng CA cho hệ thống đấu thầu qua mạng 115
3.2.2.1. Lựa chọn mô hình 116

3.2.2.2. Mô hình công nghệ 119
3.3. QUẢN TRỊ VẬN HÀNH PKI CHO HỆ THỐNG ĐẤU THẦU
QUA MẠNG 124
3.3.1. Quản trị hệ thống CA 124
3.3.1.1. Quản trị chính hệ thống CA 125
3.4.1.2. Quản trị viên an ninh 125
3.3.1.3. Quản trị viên 126
3.3.1.4. Quản trị hệ thống directory 126
3.3.1.5. Kiểm soát viên 126
3.3.2. Vận hành hệ thống 127
3.3.2.1. Qui trình cấp phát chứng chỉ mới 127
3.3.2.2. Qui trình cập nhật chứng chỉ 127
3.3.2.3. Qui trình hủy bỏ chứng chỉ 128
3.4. BỔ SUNG CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ ÁP DỤNG PKI CHO HỆ
THỐNG ĐẤU THẦU QUA MẠNG 129

́
T LUÂ
̣
N 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134




7
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình đấu thầu tổng quát 14
Hình 1.2. Mô hình mối quan hệ về mặt pháp luật 20
Hình 1.3. Mô hình mối quan hệ về sử dụng và liên kết 23

Hình 1.4. Chu trình đấu thầu qua mạng điển hình 25
Hình 1.5. Mô hình chức năng hệ thống đấu thầu qua mạng 26
Hình 1.6. Mô hình phân lớp hệ thống đấu thầu qua mạng 28
Hình 1.7. Mô hình chi tiết hệ thống đấu thầu qua mạng 29
Hình 2.1. Mô hình mã hoá đối xứng 42
Hình 2.2. Mô hình hệ mật đối xứng 43
Hình 2.3. Mã hoá khoá công khai 45
Hình 2.4. minh hoạ quá trình mã hoá và xác thực khoá công khai 46
Hình 2.5. Hệ mật khoá công khai: Xác thực 47
Hình 2.6. Hệ mật khoá công khai: Bí mật và xác thực 48
Hình 2.7. Phân phối khoá công khai không kiểm soát 57
Hình 2.8. Công bố khoá công khai 58
Hình 2.9. Lược đồ phân phối khoá công khai 59
Hình 2.10. Sử dụng mã khoá công khai để thiết lập một khoá phiên 61
Hình 2.11. Phân phối khoá công khai qua các khoá bí mật 61
Hình 2.12. Phân lớp các sơ đồ chữ ký số 65
Hình 2.13. Sơ đồ chữ ký kèm thông điệp. 66
Hình 2.14. Sơ đồ chữ ký khôi phục thông điệp 67
Hình 2.15. Sơ đồ chữ ký DSS 72
Hình 2.16. Các sử dụng cơ bản của hàm băm 77
Hình 2.17. Các thành phần của PKI 81
Hình 2.18. Cấu trúc phân cấp tổng quát 82
Hình 2.19. Cấu trúc phân cấp với các liên kết bổ sung 83
Hình 2.20. Cấu trúc phân cấp top-down 84
Hình 2.21. Cơ sở hạ tầng PEM 85
Hình 2.22. Danh sách các chứng chỉ bị huỷ bỏ 92
Hình 3.1. Mô hình cung cấp dịch vụ Time-stamp 113
Hình 3.2. Mô hình kiến trúc PKI áp dụng cho Việt Nam 114
Hình 3.3. Đề xuất mô hình CA cho hệ thống đấu thầu qua mạng 121




8
BẢNG TỪ VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Từ hoặc cụm từ
1
CNTT
Công nghệ thông tin
2
TMĐT
Thương mại điện tử
5
GDP
Gross Dosmetic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
6
NVLV
Người viết luận văn
9
CĐT/BMT
Chủ đầu tư/Bên mời thầu
10
NT
Nhà thầu
7
HSMT
Hồ sơ mời thầu
8

HSDT
Hồ sơ dự thầu
11
MAC
Message Authentication Code (Dấu xác thực)
3
PKI
Hạ tầng cơ sở mật mã khoá công khai
4
CA
Certificate Agency (Cơ quan Chứng thực số)
12
Root CA
Đơn vị chứng thực số gốc
13
Sub CA
Đơn vị chứng thực số cấp dưới
15
RA
Registration Authority (quản lý đăng ký CA)
16
CRL
Certificate Revocation List (danh sách chứng chỉ
bị thu hồi )
17
DSS
Digital Signature Standard (Chuẩn chữ ký số)
18
DSA
Digital Signature Algorithm (Giải thuật ký số)

19
CP
Certification Policy (Bộ chính sách chứng chỉ)
20
CPS
Certification Practice Statement (Bộ thủ tục thi
hành chứng chỉ)




9
MỞ ĐẦU

Theo thống kê, việc mua sắm công của Chính phủ các nước thường
chiếm khoảng từ 10% đến hơn 20% GDP, riêng đối với Việt Nam - một nước
đang phát triển nên con số này thường chiếm khoảng 40% GDP, phần lớn
trong đó được thực hiện dưới hình thức đấu thầu.
Công nghệ thông tin trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh mẽ
và tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, làm thay đổi cách sống, cách làm
việc của mọi cá nhân và tổ chức. Điều này đã dặt ra vấn đề ứng dụng TMĐT
trong việc mua sắm công, làm thay đổi phương thức đấu thầu truyền thống.
Nó làm cho quá trình mua sắm công trở nên công khai, minh bạch và hiệu
quá. Đó chính là mục đích của Dự án “Ứng dụng TMĐT trong mua sắm
công” - dự án thành phần thuộc kế hoạch tổng thể phát triển phát triển TMĐT
giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 222/2005/QĐ-TTg ngày 27/12/2005, kết quả của Dự án là hệ thống cho
phép hoạt động đấu thầu được thực qua mạng.
Hệ thống đấu thầu qua mạng là một hệ thống lớn, bao gồm nhiều thành
phần, trong đó thành phần không thể thiếu là hạ tầng khoá công khai. Luận

văn này tập trung vào việc nghiên cứu áp dụng chữ ký số, chứng thực số cho
hệ thống đấu thầu qua mạng.
Do đây là một dự án thực tế, vì vậy, ngoài việc nghiên cứu về mặt công
nghệ, NVLV còn xem xét trên khía cạnh khung pháp lý, triển khai thực tế
trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Vào thời điểm thực hiện luận văn này,
hệ thống đấu thầu qua mạng vẫn chưa được xây dựng, vì vậy giải pháp NVLV
trình bày ở đây được đúc rút từ kinh nghiệm triển khai của các nước rất phát
triển về đấu thầu qua mạng trên thế giới như Hàn Quốc, Anh, Canada, … và
từ thực tế triển khai CA cho các hệ thống có yêu cầu tương tự về bảo mật như
hệ thống ngân hàng, kho bạc.
Cấu trúc luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1 - Tổng quan về đấu thầu qua mạng máy tính. Phần này giới
thiệu tổng quan về hoạt động đấu thầu, về nhu cầu xây dựng hệ thống đấu
thầu qua mạng máy tính và mô hình hệ thống đấu thầu qua mạng xét trên các
khía cạnh pháp luật, sử dụng, chức năng và công nghệ.
Chương 2 - Tổng quan về Hạ tầng khoá công khai. Phần này trình bày
các vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn thông tin cho TMĐT nói chung
trong đó nhận diện những hiểm hoạ có thể xẩy ra đối với TMĐT và các kỹ
thuật để giải quyết như hệ mật mã, chữ ký số, hàm băm, …. Tiếp đó trình bày
về các vấn đề liên quan đến hạ tầng khoá công khai xét trên các khía cạnh
công nghệ và khung pháp lý.



10
Chương 3 - Ứng dụng hạ tầng khoá công khai cho hệ thống đấu thầu
qua mạng. Phần này phân tích đặc thù về yêu cầu bảo mật đối với một hệ
thống đấu thầu qua mạng, trên cơ sở xem xét thực tế, tiến độ xây dựng hạ
tầng khoá công khai ở Việt Nam, đề xuất xây dựng hệ thống CA cho hệ thống
đấu thầu qua mạng.




11

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
MÁY TÍNH
_________________________________________________________________________________________________

1.1. VẤN ĐỀ ĐẤU THẦU
Trong phần này, NVLV trình bày tổng quan về hoạt động đấu thầu, hệ
thống đấu thầu qua mạng máy tính (từ đây, để cho thuận tiện, NVLV xin
dùng cụm từ đấu thầu qua mạng thay cho cụm từ đấu thầu qua mạng máy tính
ở trên) sẽ triển khai, qua đó để thấy được tầm quan trọng và vị trí của việc
ứng dụng hạ tầng khoá công khai trong hệ thống đấu thầu qua mạng.
1.1.1. Khái niệm chung về đấu thầu
Thuật ngữ “đấu thầu” đã xuất hiện trong xã hội từ xa xưa. Theo Từ
điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998) thì đấu thầu được
giải thích là việc “đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất
thì được giao cho làm hoặc được bán hàng (một phương thức giao làm công
trình hoặc mua hàng)”. Như vậy bản chất của việc đấu thầu đã được xã hội
thừa nhận như là một sự ganh đua (cạnh tranh) để được thực hiện một công
việc, một yêu cầu nào đó.
Trên thực tế đã tồn tại một số thuật ngữ về đấu thầu trong các văn bản
pháp quy khác nhau. Tuy nhiên, bản chất của thuật ngữ về đấu thầu xuất phát
từ một thuật ngữ có xuất xứ từ tiếng Anh là “Procurement” (nghĩa là mua
sắm).
Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế mở cửa với
thế giới thì bắt đầu xuất hiện khái niệm “đấu thầu”. Theo giải thích về thuật
ngữ “đấu thầu” trong Luật Đấu thầu của Việt Nam thì đó là quá trình lựa chọn

nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của BMT để thực hiện gói thầu thuộc dự án sử
dụng vốn nhà nước. Kết quả của sự lựa chọn là có hợp đồng được ký kết với
các điều khoản quy định chi tiết trách nhiệm của hai bên. Một bên là nhà thầu
phải thực hiện các nhiệm vụ như nêu trong HSMT (có thể là dịch vụ tư vấn,
cung cấp hàng hoá hoặc xây lắp một công trình ), một bên là CĐT (là cơ
quan chủ sở hữu vốn hoặc dùng vốn nhà nước để thực hiện dự án) có trách
nhiệm giám sát, kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán tiền. Như vậy thực chất
của quá trình đấu thầu ở Việt Nam đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước là
một quá trình mua sắm - chi tiêu, sử dụng vốn của Nhà nước.
1.1.2. Mục tiêu của đấu thầu
Tất cả các hệ thống đấu thầu mua sắm công trong một nền kinh tế hiện
đại đều nhằm đạt được tất cả hoặc hầu hết các mục tiêu sau đây:



12
a) Công khai, minh bạch
Một hệ thống công khai mang đến cơ hội công bằng cho tất cả các nhà
thầu hợp lệ trong việc cạnh tranh để cung cấp hàng hóa, công trình và dịch vụ.
Một hệ thống minh bạch có các quy định và cơ chế rõ ràng để đảm bảo tuân
thủ đúng các quy định đó.
b) Kinh tế
Chỉ tiêu kinh tế được tập trung chủ yếu vào ”giá cả” nhưng cũng bao
gồm các chỉ tiêu khác mà mang đến các lợi ích kinh tế đối với các chủ thể
tham gia vào hợp đồng, cụ thể như sau:
 Phù hợp với mục tiêu (cụ thể là Chất lượng);
 Đáp ứng tiến độ và khả năng sẵn có của hàng hóa, dịch vụ; khả
năng sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn, xây dựng công trình;
 Chi phí cả đời dự án (ví dụ chi phí vận hành, bảo dưỡng);
 Chi phí phù hợp (ví dụ vận tải và lưu kho);

 Quản lý chi phí đối với các hoạt động đấu thầu.
Hầu hết các hợp đồng kinh tế không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với giá
cả rẻ nhất. Giá trị tốt nhất của đồng tiền (value for money- VFM) cần đạt được
các mục tiêu kinh tế và có thể được tổng hợp theo "5 Đúng” (Five rights) sau
đây:
 "Đúng số lượng đối với hàng hóa, Đúng con người đối với tư vấn và
xây lắp”;
 Đúng chất lượng;
 Đúng giá cả;
 Đúng địa điểm;
 Đúng thời gian (tiến độ).
c) Hiệu quả
Hiệu quả của hoạt động đấu thầu mua sắm công với nghĩa một hệ thống
được vận hành đúng cách, giảm thiểu thủ tục hành chính nhưng vẫn đạt được
các yêu cầu cơ bản của một gói thầu là các hàng hóa, dịch vụ được mua sắm
và các công trình được xây dựng.
1.1.3. Quy trình đấu thầu
a) Hình thức lựa chọn nhà thầu:
Hình thức lựa chọn nhà thầu là cách thức mời nhiều hay ít nhà thầu tham
dự đấu thầu đối với một gói thầu tuỳ vào điều kiện cụ thể của gói thầu đó. Có
hình thức lựa chọn nhà thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự như hình



13
thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh; có hình thức chỉ giới hạn một số
nhà thầu nhất định tham dự như hình thức đấu thầu hạn chế; có hình thức chỉ
mời một nhà thầu tham dự như hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp. Theo
quy định về đấu thầu, có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:
- Hình thức đấu thầu rộng rãi: Hình thức đấu thầu rộng rãi (thuật

ngữ trong tiếng Anh là Open bidding hoặc Open competitive
bidding) là hình thức lựa chọn không hạn chế số lượng nhà thầu tham
dự. Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh tranh cao nhất nên
hình thức lựa chọn này phải được áp dụng chủ yếu trong đấu thầu.
- Hình thức đấu thầu hạn chế: Hình thức đấu thầu hạn chế (thuật
ngữ trong tiếng Anh dùng là Limited bidding hoặc Selective
bidding) là hình thức chỉ có một số nhà thầu nhất định được mời
tham dự thầu. Đối với hình thức đấu thầu này, nếu không quản lý
chặt chẽ thì rất dễ thành đấu thầu hình thức, biến tướng thành chỉ định
thầu.
- Hình thức Chỉ định thầu: Chỉ định thầu (thuật ngữ trong tiếng
Anh dùng là Direct appointment hoặc direct contracting hoặc
procurement from single source) là việc chỉ định trực tiếp một nhà
thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu. Hình thức
lựa chọn này hoàn toàn không có sự cạnh tranh nên chỉ được áp
dụng trong một số trường hợp nhất định.
- Hình thức mua sắm trực tiếp: Hình thức mua sắm trực tiếp (thuật
ngữ trong tiếng Anh là Repeat order) là việc CĐT mời chính nhà thầu
trước đó đã được lựa chọn trúng thầu để thực hiện gói thầu có nội dung
tương tự. Thực chất của việc áp dụng hình thức này là CĐT đã tận
dụng kết quả đấu thầu trước đó để tiết kiệm thời gian và chi phí mà
vẫn đáp ứng mục tiêu, hiệu quả của công tác đấu thầu.
- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa: Chào hàng cạnh
tranh được áp dụng trong mua sắm hàng hóa (thuật ngữ trong tiếng
Anh là Shopping in procurement of goods) và chỉ được áp dụng khi
gói thầu có giá nhỏ, nội dung mua sắm là hàng hoá thông dụng.
- Tự thực hiện: Tự thực hiện (thuật ngữ trong tiếng Anh là Force
account) là hình thức mà CĐT sử dụng nhân công và phương tiện của
mình để thực hiện gói thầu thuộc dự án của mình. Hình thức này được
áp dụng khi CĐT có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện gói thầu

thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: Với những gói thầu
không thể áp dụng một trong 6 hình thức lựa chọn nhà thầu đã nêu ở
trên do có những đặc thù riêng biệt thì CĐT phải lập phương án lựa



14
chọn nhà thầu, bảo đảm tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quy trình đấu thầu tổng quát cho một cuộc đấu thầu
Quy trình đấu thầu tổng quát cho một cuộc đấu thầu bao gồm 7 bước
bắt đầu tư bước Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá HSDT, thẩm
định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo
hoàn thiện hợp đồng và kết thúc là bước ký kết hợp đồng. Tuỳ theo gói thầu
được thực hiện theo hình thức nào trong 7 hình thức nêu trên mà có các thủ
tục phải thực hiện trong từng bước khác nhau.
Hình vẽ dưới đây thể hiện một quy trình đấu thầu gần như đầy đủ nhất
cho một gói thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu:

Hình 1.1 Quy trình đấu thầu tổng quát



15
1.2. NHU CẦU VỀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG MÁY TÍNH
Trong phần này, NVLV trình bày về sự cần thiết phải chuyển đổi
phương thức thực hiện đấu thầu thủ công bằng văn bản giấy tờ sang thực hiện
trên mạng. Sự cần thiết nằm ở Xu hướng phát triển và ứng dụng CNTT nói
chung, TMĐT nói riêng trong hoạt động của Chính phủ, những bất cập của

đấu thầu thủ công và xu thế tất yếu xây dựng đấu thầu qua mạng của các nước
trên thế giới.
1.2.1. Xu hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động của Chính phủ
TMĐT đã và đang trở thành hình thức giao dịch trao đổi trong thế kỷ
21. TMĐT không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các
lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an
toàn thông tin , mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi
ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví
dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay). Chính vì tiềm
lực hết sức to lớn của TMĐT nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng
vấn đề này. Nhiều nước đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy
mạnh sự phát triển của TMĐT ở nước mình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến bộ
công nghệ thông tin nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của đất nước, giành lấy vị trí thuận lợi trong xã hội thông tin
tương lai.
TMĐT tại Việt Nam còn chậm phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu
mong muốn của thực tế. Theo đánh giá và phân tích của Vụ TMĐT - Bộ
Công thương về nguyên nhân lý giải cho việc triển khai ứng dụng TMĐT
chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, trở ngại về nhận thức xã hội được
các doanh nghiệp xếp lên đầu bảng. Theo khá sát là các trở ngại về hệ thống
thanh toán, môi trường pháp lý và tập quán kinh doanh. Trở ngại về hạ tầng
công nghệ thông tin - viễn thông đã tụt xuống cuối danh sách các vấn đề đáng
quan ngại đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng TMĐT.
Chính phủ Việt Nam đang có những bước đi, hành động và các quyết
tâm của lãnh đạo cao nhất mong muốn thực hiện chính phủ điện tử. Với mục
tiêu là “Nâng cao năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan nhà nước “ và
“Phục vụ người dân và doanh nghiệp “ thì việc ứng dụng CNTT là một yêu
cầu bắt buộc phải được áp dụng. Chính phủ đã và đang thực hiện rất nhiều dự
án thuộc các lĩnh vực khác nhau thì mà trong đó đấu thầu qua mạng chính là
một trong các dịch vụ công quan trọng mà chính phủ các nước cũng như Việt

Nam khi áp dụng chính phủ điện tử đều nhận thức sự cần thiết phải thực hiện.
Hệ thống đấu thầu điện tử sẽ mang lại các mục tiêu cần đạt được về tính công
khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, nhanh chóng và thuận tiện cho các doanh
nghiệp; cơ quan nhà nước khi thực hiện.
Để cụ thể hoá quyết tâm chính trị thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt
động của Chính phủ, cho đến thời điểm này, Chính phủ đã ban hành nhiều



16
văn bản trong đó đề ra các chiến lược cũng như giải pháp thực hiện nhằm
từng bước xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Dưới đây, NVLV xin liệt
kê một số văn bản định hướng phát triển và ứng dụng TMĐT ở Việt Nam nói
chung và trong công tác đấu thầu mua sắm công nói riêng:
- Chỉ thị 58-CT-TW của Bộ chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá;
- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 được Quốc hội thông qua
ngày 29/06/2006
- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 19/11/2005;
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và
dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài
chính;
- Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động
ngân hàng;
- Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 27/12/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển phát triển TMĐT

giai đoạn 2006-2010;
- Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ về việc
hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây
dựng;
- Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng
hoá từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung;
- Thông tư số 22/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10/03/2008
hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày
26/11/2007
- Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Quyết định 43/2008/QĐ-TTg. ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước năm 2008;
- Thông tư liên tịch Số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008
Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.



17
1.2.2. Những bất cập trong đấu thầu thủ công
Thời gian gần đây, mặc dù nhiều văn bản pháp lý quy định, hướng dẫn
chi tiết công tác đấu thầu như Luật Đấu thầu, Nghị định 58/2008/NĐ-CP
(thay thế cho Nghị đinh 111/2006/NĐ-CP) hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu
và hàng loạt văn bản ở mức thấp hơn đã được ban hành theo hướng phù hợp
với tình hình kinh tế đất nước, thực tế triển khai và thông lê quốc tế. Tuy
nhiên, với việc còn phải thực hiện đấu thầu thông qua hình thức giấy tờ và thủ
công như hiện nay, hoạt động đấu thầu vẫn còn một số tồn tại như sau:

- Thời gian thực hiện một hoạt động đấu thầu kéo dài, tốn thời gian.
- Các địa phương chưa nhất quán trong quá trình thực hiện các quy trình,
thủ tục theo Luật đấu thầu và các nghị định đã ban hành.
- Các đối tượng tham gia trong hoạt động đấu thầu chưa tuân thủ các qui
định cung cấp số liệu đấu thầu, kết quả đấu thầu. Công tác giám sát sự tuân
thủ này còn gặp khó khăn do thời gian, nhân lực kiểm tra chưa đầy đủ và
không thường xuyên.
- Công tác báo cáo xử lý vi phạm các nhà thầu chưa được coi trọng và thông
tin đầy đủ.
- Công tác tập hợp, tổng hợp thống kê đấu thầu còn gặp nhiều khó khăn,
một số các đơn vị chậm và báo cáo không đầy đủ, rõ ràng, các số liệu thiếu
chính xác và không tuân thủ theo mẫu quy định.
- Quá trình quản lý, giám sát sau đấu thầu, đánh giá hiệu quả thực hiện gói
thầu, năng lực nhà thầu chưa được quản lý, giám sát chặt chẽ.
(Nguồn: trích báo cáo đấu thầu năm 2007 – Vụ QLĐT – Bộ KHĐT)
Tất cả những tồn tại nêu trên sẽ biến mất một khi triển khai thành công
hệ thống đấu thầu qua mạng ở Việt Nam
1.2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong đấu thầu ở Việt Nam
Hiện nay trang web đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép gắn
kết và hỗ trợ qua lại giữa các thông tin đăng tin Báo đấu thầu với trang web
và từng bước trở thành công cụ trợ giúp đắc lực cho báo Đấu thầu nhằm tạo ra
một công cụ đăng tải thông tin về đấu thầu một cách nhanh chóng, tạo thuận
lợi cho tất cả các tổ chức, cá nhân quan tâm truy nhập.
Đặt biệt từ 01/6/2007 đã triển khai hình thức đăng ký thông tin đấu thầu
qua mạng tại website đấu thầu, với hình thức này các chủ đầu tư thay vì phải
gửi văn bản bằng Fax và đường bưu điện thì nay với một máy tính có kết nối
Internet họ hoàn toàn có thể gửi thông tin về đấu thầu bộ Kế hoạch và Đầu tư
để đăng thông tin trên báo đấu thầu và trang web đấu thầu, đây là một bước
quan trọng để triển khai hệ thống đấu thầu qua mạng.




18
1.2.4. Xu thế ứng dụng TMĐT trong mua sắm công trên thế giới
Cùng với vai trò là chủ thể tạo lập ra môi trường cho TMĐT hoạt động;
chính phủ đóng góp vai trò trao đổi thương mại giữa chính phủ với các doanh
nghiệp (G2B). Theo các nghiên cứu khảo sát; chi tiêu chính phủ của các nước
hàng năm chiếm khoảng từ 10% - 20% GDP của mỗi nước. Việt Nam cũng
không nằm ngoài các khảo sát này. Như vậy giá trị chi tiêu công của mỗi
quốc gia đều rất lớn; đây là yếu tố chính khi ứng dụng TMĐT nhằm các mục
đích giảm thời gian, nguồn lực; tiết kiệm chi phí; nâng cao tính công khai,
minh bạch tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cung
cấp.
Trên thế giới, hiện đã có rất nhiều quốc gia đã triển khai thành công hệ
thống đấu thầu điện tử, điển hình là Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh Quốc, …. Việc
triển khai thành công đấu thầu qua mạng ở các nước đã chứng minh rằng, các
rào cản về công nghệ không còn khi áp dụng CNTT và truyền thông vào lĩnh
vực đấu thầu truyền thống hiện tại, mà ngược lại còn đem lại rất nhiều ưu
điểm nổi trội mà bất kỳ một chính chủ nào cũng quan tâm, đó là: tính công
khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả.
Bảng sau mô tả một số nước đã triển khai thành công hệ thống đấu thầu
qua mạng:
STT
Quốc gia
Đơn vị triển khai
Hệ thống
1
Xứ Wale
Welsh National Assembly (BVW)
- Procurement

Improvement
Programme
2
Bắc Ai-len
Northern Ireland Shopping Agency
3
Vương quốc Anh
UK Central Government
Departments
UK OGC
- eOrdering
(eShopping)
UK GCAT
4
Đan mạch
Danish Government
- eOrdering
(eShopping)
5
Canada
Canadian Government (MERX)
- eTendering
6
Korea
PPS
- eBidding
- eShopping
- eContract
- ePayment
7

Mỹ
US Government
- Reverse Auctions
US Navy NAVICP
(Nguồn:

Bảng 1.1 Triển khai đấu thầu qua mạng trên thế giới
Các nước triển khai hệ thống đấu thầu qua mạng theo các lộ trình khác
nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và hiện trạng thực tế ở mỗi nước. Tỉ lệ % tiết



19
kiệm cũng thay đổi trong phạm vi rất rộng từ 2 - 20%. Việc lựa chọn triển
khai theo hình thức bắt buộc áp dụng hoặc khuyến khích áp dụng của các
nước cũng khác nhau và phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh tế, xã hội và
chính trị của mỗi nước.
Lợi ích của đấu thầu điện tử mang lại là không cần bàn cãi. Sau đây,
NVLV xin trình bày một số kết quả thống kê về lợi ích (xét đơn thuần về khía
cạnh kinh tế) của các hệ thống đấu thầu điện tử đã triển khai trên thế giới
(tham khảo từ các thông tin công bố của World Bank và báo cáo của các
nước):
- Tại Đức: Giảm được 10-30% giá mua và 25-75% chi phí giao dịch
- Tại Anh: 500 trường học giảm giá mua tới £100 triệu/năm
- Châu âu: Chi phí chuyển hệ sang sử dụng hệ thống simap.eu.int của
Châu âu khoảng €10 triệu, việc dừng phân phối các hồ sơ tài liệu
bằng giấy tiết kiệm khoảng €70 triệu/năm. Thời gian từ khi có yêu
cầu đến khi ký hợp đồng giảm từ 52 ngày xuống còn 10-15 ngày
- Hàn Quốc: tiết kiệm được $17.1 tỷ trong khi chi phí đầu tư cho hệ
thống là US$25 triệu. Trong 4 năm, Cơ quan mua sắm giảm từ 1058

xuống 935 người trong khi khối lượng mua sắm tăng tới 30%. Việc
thanh toán hoàn toàn tự động không chậm hơn 4 giờ.
- Rumani: Trong 4 tháng của 2003, khoảng 1000 cơ quan mua sắm và
8000 nhà cung cấp tham gia với hơn 60,000 giao dịch trên hệ thống
eGP đã tiết kiệm được 22% (35.5 triệu trên tổng số US$161.4 triệu)
1.2.5. Giới thiệu dự án Ứng dụng TMĐT trong Mua sắm công
Dự án: “Ứng dụng TMĐT trong mua sắm của Chính phủ” là dự án
nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010
đã được Thủ Tướng phê duyệt theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày
27/12/2005.
Dự án có mục tiêu “Ứng dụng TMĐT trong mua sắm công” để triển
khai trong các hoạt động mua sắm công. Thông qua việc xây dựng một hệ
thống đấu thầu tập trung, qua mạng, dự án sẽ làm cho quá trình đấu thầu của
các cơ quan, đơn vị được công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh
tế.
Phạm vi dự án là phải xây dựng một hệ thống đấu thầu qua mạng bao
gồm: các cơ sở pháp lý phục vụ đấu thầu qua mạng, cải cách các quy trình
nghiệp vụ đấu thầu qua mạng, xây dựng hạ tầng thông tin gồm mạng, cơ sở
dữ liệu, cổng giao tiếp, CA với độ an toàn bảo mật cao để phục vụ đấu thầu
qua mạng.



20
1.3. MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐẤU THẦU QUA MẠNG MÁY
TÍNH
Trong chương này, NVLV xin trình bày kiến trúc tổng thể hệ thống đấu
thầu qua mạng một cách toàn diện trên tất cả các khía cạnh. Mô hình tổng thể
của một hệ thống đấu thầu qua mạng chỉ được mô tả hoàn chỉnh và đầy đủ khi
xây dựng dựa trên các mô hình về các mối quan hệ như luật pháp, sử dụng hệ

thống, liên kết hệ thống, chức năng hệ thống, ….
1.3.1. Mô hình mô tả mối quan hệ về mặt luật pháp
Hệ thống đấu thầu qua mạng được mô tả chi tiết tại sơ đồ dưới, đóng
vai trò là trung tâm hình thành nên các mối quan hệ phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước, tổ chức liên quan trong hoạt động đấu thầu.
Trong mô hình này có sự phân định rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa
hệ thống đấu thầu qua mạng với các cơ quan nhà nước liên quan đến đấu thầu
như sau:

Hình 1.2. Mô hình mối quan hệ về mặt pháp luật
Trong mô hình trên, Chính phủ giữ vai trò ban hành các Nghị định
hướng dẫn thi hành đấu thầu qua mạng (nếu cần thiết phải xây dựng Nghi
định), ngoài ra còn làm nhiệm vụ liên kết các bộ, ban, ngành trong việc triển
khai đồng bộ các hệ thống có liên quan đến nhau.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu
thầu nói chung bao gồm: ban hành văn bản hướng dẫn, hướng dẫn thực hiện
và kiểm tra công tác đấu thầu nói chung và đấu thầu qua mạng nói riêng, tổ
chức nghiên cứu, xây dựng và vận hành hệ thống đấu thầu qua mạng, Về
lĩnh vực đấu thầu qua cụ thể như sau:



21
Về quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm hàng hóa qua mạng
- Đề xuất và tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi
hành Luật đấu thầu về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa của qua
mạng đấu thầu. Trên cơ sở đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành các văn
bản hướng dẫn chi tiết về các nghiệp vụ và thủ tục đấu thầu mua sắm
hàng hóa qua mạng đấu thầu.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cơ quan liên quan

như: Tài Chính, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu
Chính phủ để ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn về nghiệp vụ và
triển khai áp dụng hình thức đấu thầu mua sắm hàng hóa qua mạng.
- Thực hiện giám sát việc triển khai áp dụng và ra văn bản quy phạm
pháp luật về đấu thầu qua mạng được Quốc hội hoặc Chính phủ ban
hành.
- Quản lý toàn bộ các thông tin về hoạt động đấu thầu mua sắm trên hệ
thống.
- Đầu mối tổ chức hoạt động nghiên cứu, đánh giá hiệu quả áp dụng và
thực thi Luật đấu thầu mua sắm công qua mạng để kiến nghị các biện
pháp quản lý hữu hiệu. Đề xuất sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Xây dựng mạng đấu thầu quốc gia
- Đầu mối quản lý và xây dựng mạng đấu thầu quốc gia, đề xuất mô hình
quản lý, lựa chọn công nghệ
- Xây dựng quy trình đăng tải và thực hiện Quản lý các thông tin đăng tải
của chủ đầu tư và nhà thầu trên hệ thống.
- Xây dựng và hoàn thiện toàn bộ các nghiệp vụ và thủ tục đấu thầu qua
mạng của hệ thống bao gồm: đấu thầu điện tử, ký hợp đồng điện tử, bàn
giao hàng hóa, nghiệm thu, thanh toán điện tử, kê khai thuế – hải quan
quản lý nhà nước đối với hệ thống đấu thầu quốc gia.
- Xây dựng mẫu thủ tục kê khai, thủ tục giao dịch chuẩn áp dụng cho
mọi đối tượng tham gia vào hệ thống.
- Vận hành hệ thống.
 Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành gồm các Bộ:
Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công thương, Ban cơ yếu
Chính phủ…).
Bộ Tài chính:
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Ban Cơ
yếu Chính phủ để ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản
lý, trình tự, thủ tục thực hiện các nghiệp vụ về thuế, hải quan, quản lý




22
thông tin về giá cả bằng công cụ điện tử trên mạng đấu thầu mua sắm
hàng hóa.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc ban hành danh mục
hàng hóa của các cơ quan nhà nước sử dụng ngân sách phải áp dụng
hình thức đấu thầu mua sắm theo phương thức tập trung qua mạng đấu
thầu quốc gia.
- Tổ chức nghiên cứu, đánh giá hiệu quả thực hiện các quy định pháp
luật về: thanh toán, kê khai thuế, hải quan, quản lý thông tin giá cả
bằng công cụ điện tử. Đưa ra giải pháp quản lý hiệu quả, sửa đổi, bổ
sung các quy định pháp lý để hoàn thiện công tác quản lý.
Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Bộ Công thương để ban hành văn bản pháp luật về cấp
phép cho hoạt động chứng thực chữ ký số, bảo đảm an toàn trong giao
dịch điện tử cho các tổ chức và cá nhân(không thuộc khối cơ quan Nhà
nước).
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn trong các
giao dịch điện tử, chứng thực chữ ký số, khai thác tài nguyên trên
mạng. Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật khi phát sinh các vấn đề
chưa được quy định.
Bộ Công thương:
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ban hành văn bản hướng dẫn về TMĐT trong đấu thầu, ký hợp đồng
điện tử, cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử, công khai thông tin
về hàng hóa, giá cả, chất lượng hàng hóa trên hệ thống đấu thầu.
- Ban hành văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn về đấu giá
ngược(dành cho người mua hàng hóa).

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm cung cấp và công khai các
thông tin về hàng hóa, giá cả trên mạng đấu thầu mua sắm hàng
hóa(chủng loại, chất lượng, số lượng, giá cả…) xử lý các tranh chấp
giao dịch điện tử trong quá trình đấu thầu mua sắm hàng hóa qua mạng.
Sửa đổi, bổ sung các văn bản khi có phát sinh các vấn đề chưa được
quy định.
Ban cơ yếu Chính phủ:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông
trong việc bảo đảm cấp chứng thực chữ ký số cho các cơ quan nhà
nước là đối tượng tham gia vào mạng đấu thầu mua sắm hàng hóa.



23
- Cấp chứng thực chữ ký số và bảo đảm giá trị pháp lý của các giao dịch
điện tử của các cơ quan nhà nước tham gia đấu thầu mua sắm hàng hóa
qua mạng đấu thầu mua sắm của Chính phủ.
Như vậy, có thể nói, xét về khía cạnh hạ tầng khóa công khai áp dụng
cho mạng đấu thầu quốc gia, các đơn vị có liên quan trực tiếp là Bộ Công
thương và Ban cơ yếu Chính phủ với chức năng đã được liệt kê ở trên. Trong
phần III, NVLV sẽ trình bày chi tiết về sự kết hợp của các bên trong việc áp
dụng PKI cho hệ thống mạng đấu thầu như thế nào.
1.3.2. Mô hình mô tả mối quan hệ về sử dụng và liên kết đến hệ
thống

Hình 1.3. Mô hình mối quan hệ về sử dụng và liên kết

Trong mô hình trên, các đối tượng tham gia có vai trò như sau:
a. Các chủ đầu tư (bên mời thầu) là cơ quan mua sắm công
- Các chủ đầu tư (bên mời thầu) là những cơ quan nhà nước có hoạt động

mua sắm nằm trong danh mục hàng hóa bắt buộc phải mua sắm tập
trung trên mạng đấu thầu mua sắm hàng hóa của Chính phủ. Vì vậy,
các cơ quan này phải đăng ký tham gia sử dụng mạng đấu thầu mua
sắm hàng hóa và tuân thủ quy trình thủ tục đấu thầu theo Luật đấu thầu
và văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ về đấu thầu mua sắm
hàng hóa qua mạng.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và Cơ quan vận
hành mạng đấu thầu để cung cấp và đăng tải công khai các thông tin:
giới thiệu về chủ đầu tư, thông tin về mua sắm hàng hóa, giá cả, yêu
cầu về chủng loại, kỹ thuật để các nhà thầu tìm hiểu trong quá trình
đấu thầu hoặc khi cần tham khảo.



24
- Phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc đăng ký chữ ký số để
sử dụng trong các hoạt động giao dịch điện tử trong đấu thầu qua mạng.
b. Các nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá
- Là các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hàng hóa cho các cơ quan
nhà nước bằng phương thức đấu thầu qua mạng đấu thầu của Chính
phủ.
- Các nhà thầu phải đăng ký tham gia vào hệ thống đấu thầu mua sắm
hàng hóa của Chính phủ và tuân thủ các điều kiện và yêu cầu về trình
tự, thủ tục đấu thầu theo Luật đấu thầu và văn bản hướng dẫn thi hành
của Chính phủ về đấu thầu mua sắm hàng hóa qua mạng.
- Các nhà thầu phải đăng ký chứng thực chữ ký số tại Cơ quan có thẩm
quyền do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép và bảo đảm giá trị
pháp lý về các giao dịch điện tử theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và
Truyền thông.
- Các nhà thầu phải cung cấp thông tin cho Cơ quan vận hành mạng đấu

thầu mua sắm và đăng tải công khai các thông tin: giới thiệu về nhà
thầu, các hồ sơ pháp lý về nhà thầu, năng lực tài chính – kỹ thuật, giới
thiệu về các sản phẩm hàng hóa(chủng loại, chất lượng, giá cả, bảo
hành, hỗ trợ khách hàng ) và các điều kiện thương mại có liên quan
trên mạng đấu thầu mua sắm của Chính phủ.
1.3.3. Mô hình chức năng hệ thống đấu thầu qua mạng
Với hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại ở Việt Nam, thì các quy trình và
thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa qua mạng có thể áp dụng TMĐT đối với
một số thủ tục trong giai đoạn triển khai 2008 đến 2015.
Mô hình các quy trình thủ tục mua sắm hàng hóa qua mạng tại việt
nam như sau:
a). Chu trình mua sắm hàng hóa, dịch vụ, xây lắp
Tại Việt Nam, giai đoạn đấu thầu hiện tại chỉ được coi như một phần
trong dự án, tuy nhiên, một hệ thống đấu thầu qua mạng theo chuẩn mực quốc
tế phải được thực hiện qua tuần tự các bước như sau:



25

Hình 1.4. Chu trình đấu thầu qua mạng điển hình
Trong đó:
Bước chuẩn bị: Bao gồm các công việc từ khi phát sinh nhu cầu mua
sắm, lên kế hoạch mua sắm, quyết định mua sắm.
Bước lựa chọn nhà thầu: Bước lựa chọn nhà thầu có thể thông qua
một trong các hình thức là đấu thầu hoặc mua sắm trực tiếp, hai hình thức này
áp dụng với đối tượng hàng hóa khác nhau nhằm mục đích để lựa chọn ra nhà
cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc xây lắp phù hợp để tiến hành ký hợp đồng
mua bán.
Bước thực hiện hợp đồng: Bao gồm các công việc thực hiện hợp đồng

đối với bên bán và giám sát thực hiện hợp đồng đối với bên mua để đảm bảo
hợp đồng được thực hiện đúng chất lượng và tiến độ quy định như trong hợp
đồng.
Bước Thanh toán: Sau khi hoàn tất các hạng mục công việc theo hợp
đồng, hai bên sẽ tiến hành nghiệm thu và thanh toán.
b). Mô hình chức năng đấu thầu qua mạng
Các thành phần tương tác với hệ thống đấu thầu qua mạng:
- Bên bán: là bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ và xây lắp. Bên bán được
gọi là nhà thầu khi tham gia vào một gói thầu.
- Bên mua: là các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong mua sắm
công. Bên mua được gọi là Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được
giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu trực tiếp quản lý và thực hiện dự
án mua sắm.

×