Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức ngành nông nghiệp theo công nghệ hướng đối tượng.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 110 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM





ĐINH MẠNH HÙNG





Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho cán bộ,
công chức ngành nông nghiệp theo công nghệ
hướng đối tượng


luËn v¨n th¹c sÜ GIÁO DỤC HỌC













Hµ néi – 2008




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM





ĐINH MẠNH HÙNG





Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho cán bộ,
công chức ngành nông nghiệp theo công nghệ
hướng đối tượng


Mã số : 1 01 10

luËn v¨n th¹c sÜ GIÁO DỤC HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Trung Tuấn


Hµ néi - 2008





1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 5
DANH SÁCH THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC HÌNH VẼ 7
MỞ ĐẦU 9
CHƢƠNG 1 : CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO CÁN BỘ CÔNG
CHỨC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BỆNH VIỆN NÔNG
NGHIỆP 10
1.1. Vai trò quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ 10
1.1.1. Lợi ích của việc phát hiện và điều trị bệnh sớm 11
1.1.2. Vai trò của khám bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ 11
1.2. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công chức ngành nông nghiệp 12
1.2.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, công chức, viên chức trong các
đơn vị, cơ quan của Bộ 12
1.2.2. Một số nhiệm vụ đặt ra 13
1.3. Ứng dụng Công nghệ thông tin tại Bệnh viện Nông nghiệp 14
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Nông nghiệp 14
1.3.2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin 16
1.4. Quy trình khám sức khoẻ định kỳ 16

1.5. Hệ thống chăm sóc sức khỏe 24
1.5.1. Yêu cầu bài toán 24
1.5.2. Giải pháp 24
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 26
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ 26
2.1. Công nghệ hướng đối tượng và UML 26
2.1.1 Tổng quan UML 26
2.1.2. UML và các giai đoan phát triển hệ thống 28
2.1.3. Mô hình khái niệm UML 30
2.1.4. Kiến trúc hệ thống: 31
2.1.5. Khả năng sử dụng UML 33
2.2. Phân tích hệ thống 33


2
2.2.1. Xác định các tác nhân, các ca sử dụng và mô tả các ca sử dụng 33
2.2.2. Mô hình ca sử dụng mức gộp 35
2.2.3. Tổng hợp các chức năng của hệ thống 38
2.2.4. Các thực thể tham gia hệ thống 41
2.3. Đặc tả chi tiết từng ca sử dụng 43
2.3.1. Ca sử dụng Cập nhật hồ sơ cán bộ công chức 43
2.3.2. Ca sử dụng Cập nhật tiền sử bệnh 44
2.3.3. Ca sử dụng Cập nhật khám sức khỏe định kỳ 46
2.3.4. Ca sử dụng Thống kê, báo cáo 47
2.3.5. Ca sử dụng Cập nhật danh mục các bệnh 48
2.3.6. Ca sử dụng Cập nhật danh mục loại bệnh 49
2.3.7. Ca sử dụng Cập nhật danh mục cơ quan 50
2.3.8. Ca sử dụng Cập nhật người dùng 52
2.3.9. Ca sử dụng Sao lưu cơ sở dữ liệu 52
2.3.10. Ca sử dụng Xem hồ sơ khám sức khỏe 53

2.3.11. Ca sử dụng Gửi câu hỏi 54
2.3.12. Ca sử dụng Quản lý danh mục câu hỏi, trả lời tư vấn 55
2.4. Phân tích từng ca sử dụng 56
2.4.1. Ca sử dụng Cập nhật Hồ sơ cán bộ 56
2.4.2. Ca sử dụng Cập nhật Tiền sử bệnh 59
2.4.3. Ca sử dụng Cập nhật Khám sức khoẻ định kỳ 62
2.4.4. Ca sử dụng Thống kê, báo cáo 67
2.4.5. Ca sử dụng Cập nhật danh mục các bệnh 69
2.4.6. Ca sử dụng Cập nhật loại bệnh 70
2.4.7. Ca sử dụng Cập nhật cơ quan 72
2.4.8. Ca sử dụng Cập nhật người dùng 74
2.4.9. Ca sử dụng Xem hồ sơ thông tin cá nhân 76
2.4.10. Ca sử dụng Gửi câu hỏi, thắc mắc 78
2.4.11. Ca sử dụng Trả lời, tư vấn 79
2.5. Thiết kế hệ thống cho từng ca sử dụng 80
2.5.1. Ca sử dụng Cập nhật thông tin hồ sơ cán bộ 80
2.5.2. Ca sử dụng Cập nhật tiền sử bệnh 82
2.5.3. Ca sử dụng Cập nhật khám sức khỏe định kỳ 83


3
2.5.4. Ca sử dụng Thống kê 83
2.5.5. Ca sử dụng Cập nhật danh mục bệnh 85
2.5.6. Ca sử dụng Cập nhật danh mục cơ quan 86
2.5.7. Ca sử dụng Cập nhật người dùng 87
2.5.8. Ca sử dụng Xem hồ sơ sức khỏe 88
2.5.9. Ca sử dụng Hỏi 89
2.5.10. Ca sử dụng Trả lời, tư vấn 90
2.6. Biểu đồ lớp 92
2.7. Thiết kế dữ liệu hệ thống 93

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN
98
3.1. Môi trường hệ thống và công cụ phát triển 98
3.2. Các chức năng chính của chương trình 98
3.3. Hướng phát triển luận văn 99
3.4. Một số giao diện của chương trình 100
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108


4
LỜI CAM ĐOAN


Với mục đích học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên
môn, phục vụ công việc tại cơ quan nên tôi đã làm luận văn này một cách nghiêm túc
và hoàn toàn trung thực.
Trong luận văn, tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo của một số tác giả. Tôi
đã nêu ra trong phần tài liệu tham khảo ở cuối luận văn.
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về nội dung và sự trung thực trong luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình!


Học viên
Đinh Mạnh Hùng


5
LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Đỗ Trung Tuấn đã
nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin gửi lời biết ơn
tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Công nghệ đã truyền đạt những kiến thức
quý báu trong thời gian qua.
Xin cảm ơn Giám đốc bệnh viện Nông nghiệp Bác sĩ Hà Hữu Tùng, Bác sĩ Chu
Đức Ứng đã chỉ dẫn, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên
cứu triển khai chương trình.
Xin được cảm ơn và chia sẻ với gia đình, những người bạn và đồng nghiệp tại
Văn phòng Bộ đã tạo điều kiện giúp đỡ động viên tôi trong quá trình học tập cũng như
thực hiện luận văn.



6
DANH SÁCH THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. Từ viết tắt tiếng Anh
UML Unified Modeling Language
WHO World Health Organization
UC Use case
LAN Local Area Network

2. Từ viết tắt tiếng Việt
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BYT Bộ Y tế
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
TW Trung ương

TT Thông tư





7
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Quy trình khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ ngành nông nghiệp 23
Hình 1.2 Mô hình Hệ thống Chăm sóc Sức khoẻ cho Cán bộ ngành Nông nghiệp 25
Hình 2.1 Mô hình hóa kiến trúc hệ thống 32
Hình 2.2 Ca sử dụng mức tổng thể hệ thống chăm sóc sức khoẻ 35
Hình 2.3 Ca sử dụng Cập nhật dữ liệu hồ sơ sức khỏe 36
Hình 2.4 Ca sử dụng Cập nhật hồ sơ khám sức khỏe chi tiết 37
Hình 2.5 Ca sử dụng Tra cứu hồ sơ sức khỏe, hỏi đáp, tư vấn trực tuyến 38
Hình 2.6 Mô hình quan hệ thực thể 42
Hình 2.7 Biểu đồ tuần tự hệ thống ca sử dụng cập nhật hồ sơ cán bộ 56
Hình 2.8 Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật Hồ sơ cán bộ 56
Hình 2.9 Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật Hồ sơ cán bộ“ 57
Hình 2.10 Giao diện cập nhật hồ sơ cán bộ 58
Hình 2.11 Biểu đồ tuần tự hệ thống ca sử dụng cập nhật hồ sơ cán bộ 59
Hình 2.12 Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật Tiền sử bệnh 59
Hình 2.13 Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật Tiền sử bệnh 60
Hình 2.14 Giao diện cập nhật Tiền sử bệnh 61
Hình 2.16 Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật khám sức khỏe 63
Hình 2.17 Biều đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật khám sức khoẻ 63
Hình 2.18 Giao diện cập nhật kết quả khám sức khỏe (Khám lâm sàng) 64
Hình 2.19 Giao diện cập nhật kết quả khám sức khỏe (Khám cận lâm sàng) 65
Hình 2.20 Giao diện cập nhật kết quả khám sức khỏe (Kết luận) 66
Hình 2.21 Biểu đồ tuần tự hệ thống ca sử dụng thống kê, báo cáo 67

Hình 2.23 Biểu đồ tuần tự hệ thống ca sử dụng cập nhật danh mục bệnh 69
Hình 2.24 Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật Danh mục bệnh 69
Hình 2.25 Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật danh mục bệnh 70
Hình 2.26 Biểu đồ tuần tự hệ thống ca sử dụng cập nhật Loại bệnh 70
Hình 2.27 Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật loại bệnh 71
Hình 2.28 Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật loại bệnh 71
Hình 2.29 Biểu đồ tuần tự hệ thống ca sử dụng cập nhật Cơ quan 72
Hình 2.30 Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật cơ quan 72


8
Hình 2.31 Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật danh mục cơ quan . 73
Hình 2.32 Biểu đồ tuần tự hệ thống ca sử dụng cập nhật người dùng 74
Hình 2.33 Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật người dùng 74
Hình 2.34 Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng cập nhật người dùng 75
Hình 2.35 Biểu đồ tuần tự hệ thống ca sử dụng xem hồ sơ sức khỏe cá nhân 76
Hình 2.36 Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng xem hồ sơ sức khỏe 77
Hình 2.37 Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng xem hồ sơ sức khỏe 77
Hình 2.38 Biểu đồ tuần tự hệ thống Gửi câu hỏi 78
Hình 2.39 Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng Gửi câu hỏi, thắc mắc 78
Hình 2.40 Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng Gửi câu hỏi, thắc mắc 79
Hình 2.41 Biểu đồ tuần tự hệ thống Giải đáp thắc mắc 79
Hình 2.42 Biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng Gửi câu trả lời, tư vấn 80
Hình 2.43 Biểu đồ tuần tự phân tích thực thi ca sử dụng Gửi câu trả lời, tư vấn 80
Hình 2.44 Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “cập nhật Hồ sơ cán bộ” 81
Hình 2.45 Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Cập nhật tiền sử bệnh” 82
Hình 2.46 Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Cập nhật khám sức khỏe định kỳ” 83
Hình 2.47 Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Thống kê báo cáo” 84
Hình 2.48 Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Cập nhật danh mục bệnh” 85
Hình 2.49 Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Cập nhật cơ quan” 86

Hình 2.50 Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Cập nhật Người dùng” 87
Hình 2.51 Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Xem hồ sơ sức khỏe cá nhân” 89
Hình 2.52 Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Gửi câu hỏi” 90
Hình 2.53 Biểu đồ tuần tự thực thi ca sử dụng “Trả lời” 91
Hình 2.54 Biểu đồ lớp 92
Hình 3.1 Form cập nhật kết quả khám lâm sàng 100
Hình 3.2 Form cập nhật kết quả khám cận lâm sàng 101
Hình 3.3 Form cập nhật Tiền sử bệnh-Bệnh nghề nghiệp 102
Hình 3.4 Form cập nhật Kết luận 103
Hình 3.5 Form cập nhật danh mục cơ quan 104
Hình 3.6 Đăng nhập hệ thống trên web 105
Hình 3.7 Xem hồ sơ kết quả sức khỏe định kỳ của cá nhân 106


9
MỞ ĐẦU
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, mỗi gia đình và của cả xã hội.
Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân
ngày càng được nâng cao. Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, chỉ đạo lĩnh
vực y tế. Xác định đó là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu, chăm lo trước
mắt và phát triển nguồn lực lâu dài cho đất nước. Riêng với Bộ NN&PTNT nhiều năm
qua tình hình chăm sóc sức khỏe cán bộ được Lãnh đạo Bộ đặc biệt quan tâm. Bộ đã
chỉ đạo và tạo điều kiện, đầu tư mọi mặt cho công tác y tế thuộc phạm vi quản lý của
Bộ. Hệ thống y tế của Bộ được nâng cấp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ được nâng
cao. Việc thu thập được nhiều số liệu sức khỏe sẽ giúp cán bộ y tế trong ngành có cái
nhìn tổng thể về sức khỏe các cán bộ trong ngành. Từ đó có những biện pháp nhằm
tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe cán bộ công chức. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của CNTT, hệ thống y tế có thêm công cụ hỗ trợ cho công tác chăm sóc sức
khỏe cán bộ.
Nghiên cứu đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cán bộ ngành Nông nghiệp

và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình đó là một vấn đề hết sức cần
thiết. Thông qua đó đánh giá được tình hình sức khỏe của cán bộ công chức của Bộ và
cùng với việc áp dụng CNTT làm cho việc nghiên cứu vấn đề này thực sự hiệu quả và
hoàn thiện hơn. Đó là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm nâng cao công tác
chăm sóc sức khỏe cán bộ trong ngành NN&PTNT.
Trong nội dung luận văn này, tôi đã tập trung nghiên cứu công tác chăm sóc sức
khỏe của cán bộ công chức trong ngành và vận dụng công nghệ hướng đối tượng trong
phân tích thiết kế hệ thống chương trình, triển khai chương trình tại Bệnh viện Nông
nghiệp. Đề tài đã được nghiên cứu là “Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho
cán bộ công chức ngành Nông nghiệp theo công nghệ hƣớng đối tƣợng”.
Nội dung của đề tài gồm các phần sau:
 Chương 1: Công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công chức và hiện trạng
ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện Nông nghiệp.
 Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống chăm sóc sức khỏe
 Chương 3: Kết quả thực hiện và hướng phát triển luận văn
Trong quá trình thực hiện, tuy rất cố gắng nhưng với khả năng và kinh nghiệm còn
hạn chế, bản luận văn tốt nghiệp này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.


10
CHƢƠNG 1 : CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TẠI BỆNH VIỆN NÔNG NGHIỆP
1.1. Vai trò quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, mỗi gia đình và của cả xã hội.
Theo quan điểm hiện đại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) "Sức khoẻ là tình trạng
hoàn toàn thoải mái về thể xác và tinh thần, chứ không có nghĩa chỉ là không có bệnh
tật".
Nhằm duy trì và nâng cao sức khoẻ, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu có vị

trí đặc biệt quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu do
WHO đề ra, Việt Nam bổ sung hai nhiệm vụ nhấn mạnh việc lập hồ sơ sức khoẻ cho
toàn dân và khám sức khoẻ định kỳ, tăng cường mạng lưới y tế cơ sở. Đề xuất của
Việt Nam được WHO, các nước đánh giá cao, đóng góp tích cực cho y tế thế giới.
Điều đó thể hiện Việt Nam là Quốc gia đặt đúng vị trí và biện pháp thực hiện có hiệu
quả việc chăm sóc sức khoẻ, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.
Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, chỉ đạo lĩnh vực y tế. Xác định đó
là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước, chăm lo trước
mắt và phát triển nguồn lực lâu dài cho đất nước. Tuỳ theo tình hình kinh tế - xã hội
từng thời kỳ, Trung ương Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết về công tác bảo vệ, chăm
sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt ngày 13/02/2005 Trung ương Đảng ban hành Nghị
quyết số 46/NQ-TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong
tình hình mới. Nghị quyết khẳng định: Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân
là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc; thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục
hồi chức năng và tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khoẻ , kết hợp đông y và
tây y trong phòng và chữa bệnh.
Nghị quyết trên của TW đặt ra yêu cầu mở rộng và triển khai có hiệu quả các
chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và nâng cao sức khoẻ, đẩy mạnh phòng, chống
các bệnh nghề nghiệp; Đẩy mạnh việc nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển y học
cổ truyền thành một chuyên ngành khoa học, đồng thời nhấn mạnh "đẩy mạnh nghiên
cứu khoa học, tiếp cận và áp dụng những thành tựu về khoa học và công nghệ hiện
đại, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin".
Trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-
TW ngày 23/02/2005 của Trung ương Đảng kèm theo Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg


11
ngày 05/10/2005), xác định nhiệm vụ "tăng cường công tác thông tin y tế, ứng dụng các
phần mềm Tin học, củng cố hệ thống báo cáo thống kê, cung cấp thông tin kịp thời với

độ tin cậy cao cho công tác quản lý ở các cấp. Phát triển công nghệ thông tin y học từ
xa trong chẩn đoán và điều trị"[5] .
1.1.1. Lợi ích của việc phát hiện và điều trị bệnh sớm
Trong hầu hết các trường hợp, việc chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh tật có vai
trò rất quan trọng trong điều trị, nhất là trong bệnh ung thư như ung thư bệnh chuyển
hóa v.v như bệnh ung thư phổi, nếu phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai đoạn I A
thì tỷ lệ sống còn sau 5 năm điều trị có thể trên 30%, trong khi phát hiện và điều trị ở
giai đoạn III thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 2-4%.
Với các bệnh khác cũng vậy, nếu phát hiện sớm như bệnh tiểu đường, bệnh
nhân có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm trên thận, đáy mắt, mạch máu, tim
mạch và tránh được biến chứng nhiễm trùng như nhiễm trùng bàn chân (một trong
những biến chứng gây tàn phế cao và có thể dẫn đến tử vong).
Được bác sĩ thông báo những yếu tố nguy cơ có thể gặp trong lứa tuổi của
mình. Tạo điều kiện để bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe của từng người, từ đó có
thể theo dõi dễ dàng những biến đổi so với trước và sau này, giúp phát hiện sớm
những vấn đề sức khỏe còn tiềm ẩn.
Để đạt hiệu quả cho mỗi lần khám, bạn nên chuẩn bị trước về những gì cần
thông báo cho bác sĩ như: tiền sử bệnh của bản thân; tiền sử bệnh tật của gia đình;
những thuốc chữa bệnh thường dùng hoặc để bổ sung vitamin, chất khoáng, những
phản ứng với thuốc; đã tiêm chủng những bệnh gì; những vấn đề lo lắng, băn khoăn
cần được bác sĩ giải đáp.
Qua thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những thăm dò cần làm để phát hiện
sớm hay những chương trình cần thực hiện để giúp giữ gìn sức khỏe. Tất nhiên khi có
triệu chứng khó chịu nào đó thì cần đến bác sĩ khám ngay, chứ không phải chờ đến dịp
khám sức khỏe định kỳ.
1.1.2. Vai trò của khám bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp chẩn đoán sớm những bệnh nan y như: tiểu
đường, xơ gan, ung thư, cao huyết áp, suy thận, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết
và cả các rối loạn về tâm thần kinh từ đó có chiến lược điều trị kịp thời.
Với những kết quả có được, người thầy thuốc sẽ tư vấn cho bệnh nhân những

điều cần thiết để giảm và điều trị dứt điểm các bệnh. Chương trình tư vấn sẽ bao gồm:
thay đổi cách sống, thay đổi môi trường sống, thay đổi phương pháp làm việc, bảo hộ


12
lao động, tập luyện thể thao, vệ sinh thân thể và chế độ ăn thích hợp cho từng loại
bệnh
Một số trường hợp đặc biệt khác: Đàn ông trên 40 tuổi, hút thuốc lá nhiều khả
năng ung thư phổi rất cao nên chụp X-quang phổi định kỳ mỗi 6 tháng nhằm phát hiện
sớm bệnh ung thư phổi. Một số người làm việc ở môi trường ẩm thấp, ở các nước nóng
vùng nhiệt đới khả năng bị lao phổi cao cũng nên chụp X-quang phổi mỗi 6 tháng để
phát hiện sớm bệnh lao.
Những người béo phì, tuổi trên 40 khả năng tiểu đường type II lên đến gần 40%
cũng nên thử đường huyết và đường trong nước tiểu để phát hiện sớm bệnh tiểu
đường.
Phụ nữ trên 40 tuổi, sinh đẻ nhiều, có điều kiện sống, sinh hoạt hạn chế nên rất
dễ mắc các bệnh về phụ khoa cần khám phụ khoa và nội soi cổ tử cung để phát hiện
sớm các bệnh như ung thư cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung v.v
Bệnh ung thư tuyến vú cũng là một bệnh rất hay gặp ở những phụ nữ ít sinh đẻ
hoặc độc thân trên 40 tuổi. Việc siêu âm tuyến vú định kỳ mỗi 3-6 tháng cũng có thể
giúp phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Và nếu phát hiện sớm, khả năng chữa
lành bệnh rất cao. Cái lợi lớn nhất là thuộc về bệnh nhân, qua việc khám bệnh này,
chúng ta sẽ:
 Phát hiện bệnh sớm
 Tiết kiệm tiền bạc
 Tiết kiệm thời gian
 Khả năng chữa lành bệnh cao
Đây là cách làm tốt nhất để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình. Khám sức
khoẻ định kỳ với mục tiêu cao nhất là “ Phát hiện sớm và điều trị triệt để “ sẽ giúp
cho cán bộ có “sức khoẻ toàn diện về tinh thần lẫn thể chất “.

1.2. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công chức ngành
nông nghiệp
1.2.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, công chức, viên chức
trong các đơn vị, cơ quan của Bộ
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo và tạo điều kiện, đầu tư mọi mặt cho công
tác y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ, hệ thống y tế của Bộ được nâng cấp, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao. Các bệnh viện trực thuộc trong đó có Bệnh
viện Nông nghiệp được Bộ đầu tư, cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn là Bệnh viện hạng


13
II. Bệnh viện bổ sung thêm các chuyên khoa, các trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện
thuận lợi để Bệnh viện ứng dụng các tiến bộ công nghệ trong khám, chữa bệnh; Đầu tư
các thiết bị công nghệ thông tin như máy vi tính và mạng nội bộ, kết nối Internet
phục vụ việc theo dõi, quản lý hồ sơ bệnh án làm cơ sở để tiến tới quản lý, chăm sóc
sức khoẻ thông qua xây dựng các phần mềm. Đây cũng là cơ sở dữ liệu để nghiên cứu,
điều trị các bệnh thường gặp và các bệnh nghề nghiệp, theo dõi, tư vấn sức khoẻ cho
cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành (trước mắt cho khu vực Hà Nội).
Đồng thời tại cơ quan Bộ, lãnh đạo Bộ có thể tham khảo bất cứ tình hình bệnh tật
của công chức viên chức nào trong ngành, cán bộ công chức được đề bạt bổ nhiệm qua
hoạt động chuyên môn của Trạm y tế cơ quan Bộ. Trạm Y tế cơ quan Bộ đặt tại Văn
phòng Bộ được củng cố, nâng cấp, đã thường xuyên phải theo dõi tình hình sức khoẻ,
bệnh tật của Cán bộ, công chức, viên chức và khám và điều trị tại chỗ các bệnh thông
thường.
Trạm Y tế cơ quan Bộ phối hợp với Bệnh viện Nông nghiệp tổ chức khám sức
khoẻ định kỳ, khám chuyên khoa cho Cán bộ công nhân viên. Trạm thường xuyên xử
lý các trường hợp cấp cứu, phối hợp thực hiện thủ tục bảo hiểm y tế Yêu cầu đó đòi
hỏi sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa Bệnh viện Nông nghiệp và Văn phòng
Bộ trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ một bộ phận quan trọng là cán bộ, công

chức, các chuyên gia đầu ngành làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Từ khi sát nhập giữa 2 Bộ NN&PTNT và Bộ Thủy sản vào tháng 8 năm 2007
thì tại khu vực Hà nội có khoảng 14 nghìn cán bộ, công chức, viên chức. Trong số này
có nhiều nhà khoa học, các chuyên gia giỏi của Ngành; cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp.
Tại khối cơ quan Bộ, các Cục, Vụ, Ban, Văn phòng, Trung tâm có trên 2000
cán bộ, công chức, viên chức giữ vai trò quan trọng trong cơ quan tham mưu, đầu não
của Ngành. Phần lớn là người cao tuổi, có người mang bệnh mãn tính như tim, mạch,
khớp, tiêu hoá, tiểu đường, ung thư cũng có người mắc bệnh nghề nghiệp do tham
gia công tác ở cơ sở lâu năm chưa được điều trị kịp thời.
1.2.2. Một số nhiệm vụ đặt ra
 Xác định mô hình bệnh tật của cán bộ, công chức, viên chức ngành Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, tạo số liệu nền. Phân loại sức khoẻ đối với
cán bộ, công chức, viên chức về loại bệnh kể cả bệnh nghề nghiệp, giới, độ
tuổi, môi trường làm việc
 Xây dựng dữ liệu về tình trạng sức khoẻ, bệnh tật được lưu trữ bằng văn bản
và trong phần mềm.
 Cơ sở để kiểm tra mức độ phù hợp giữa tình trạng sức khoẻ đối với cán bộ,
công chức, viên chức với công việc đảm nhiệm.


14
 Xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu bệnh nghề nghiệp thuộc Ngành
và nhân dân nói chung.
 Vừa phục vụ việc quản lý và chăm sóc sức khoẻ, vừa phục vụ nghiên cứu
khoa học (phòng bệnh nghề nghiệp, bệnh mãn tính ), vừa phục vụ quản
lý, sử dụng nguồn nhân lực ở các cơ quan hành chính sự nghiệp của một Bộ
lớn như Bộ NN&PTNT. Đưa ra khuyến nghị nhằm giúp việc xây dựng
chính sách quản lý, sử dụng và đãi ngộ cán bộ
 Cung cấp dữ liệu về tình trạng sức khoẻ; các quy định về chính sách, chế độ
khám, chữa bệnh cho Cán bộ công nhân viên cho các cơ quan quản lý cán

bộ của Bộ qua hệ thống công nghệ thông tin.
 Cung cấp thông tin về điều kiện, khả năng khám, chữa bệnh của Bệnh viện
Nông nghiệp, đặc biệt là các chuyên khoa, phương pháp điều trị bệnh hiện
đại, y học cổ truyền qua trang Web Bệnh viện Nông nghiệp.
 Làm cơ sở để xây dựng đề án thành lập Trung tâm Tư vấn về theo dõi, quản
lý sức khoẻ, trong đó sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để cập nhật,
điều hành về thông tin sức khoẻ, cung cấp dịch vụ sức khoẻ được thuận tiện,
kịp thời [2].
Đề tài được ứng dụng vào thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả công tác, tiết kiệm
công sức, rút ngắn thời gian, đáp ứng kịp thời, cung cấp dữ liệu chính xác trong việc
chữa bệnh, điều trị bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp; đó cũng là tài liệu quý cho công
tác nghiên cứu chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ cho cán bộ, công chức,
viên chức trong Ngành. Nó cũng là cơ sở giúp cơ quan chức năng của Bộ nắm vững
tình trạng sức khoẻ của cán bộ, công chức, viên chức để xây dựng và trình lãnh đạo Bộ
kế hoạch sử dụng cán bộ, đề xuất chính sách cán bộ [2].
1.3. Ứng dụng Công nghệ thông tin tại Bệnh viện Nông nghiệp
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Nông
nghiệp
Bệnh viện Nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại kho Bạc theo
quy định hiện hành của Nhà nước. Bệnh viện Nông nghiệp là bệnh viện xếp hạng II,
trước đây bệnh viện có tên là Bệnh viện khu vực I [3].
Trụ sở Bệnh viện Nông nghiệp tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, thành phố Hà
Nội.
Nhiệm vụ của Bệnh viện Nông nghiệp: Thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ
ban đầu, khám chữa bệnh cho cán bộ công chức, viên chức, học sinh sinh viên của các


15
cơ quan đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT ở phía Bắc, là tuyến trên của các bệnh viện thuộc

Bộ NN&PTNT;
Tham gia nghiên cứu và thực hiện điều trị bệnh nghề nghiệp và tai nạn thương
tích thuộc ngành;
Thực hiện chuyên khoa chấn thương phục vụ cấp cứu và điều trị chấn thương
tai nạn giao thông trên quốc lộ 1A khu vực phía Nam Hà Nội theo quy định của Bộ Y
tế;
Khám và chữa bệnh cho bệnh nhân có Bảo hiểm y tế, nhân dân các xã xung
quanh Bệnh viện và từng bước thực hiện xã hội hoá y tế.
Tính đến ngày 31/12/2007 Bệnh viên Nông nghiệp đã có trên 400 giường, số
lượng cán bộ, y bác sĩ, thực tập sinh là 300. Hiện tại mỗi ngày Bệnh viện đón tiếp 500
- 600 người đến khám chữa bệnh, số lượng tham gia khám Bảo hiểm y tế lên tới
35.000 người, bảo hiểm tự nguyện 9.000 người. Số giường bệnh đang quá tải, bình
quân hơn 1,5 người/giường, nếu đạt 500 giường bệnh thì tạm thời đáp ứng đủ số bệnh
nhân đang điều trị nội trú. Bệnh viện đang trình Bộ NN&PTNT phê duyệt tổng thể mặt
bằng dự án xây dựng trụ sở Bệnh viện gồm 2 tòa nhà 9 tầng, phấn đấu đến 2020 sẽ trở
thành Bệnh viện đa khoa khu vực.
Bên cạnh việc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, Bệnh viện Nông nghiệp luôn chú
trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại như máy chụp cắt lớp vi tính, máy siêu âm
4 chiều, máy tán sỏi, nội soi ống mềm Đến nay Bệnh viện đã tiến hành phương pháp
mổ nội soi toàn bộ như mổ cắt túi mật, mổ ruột thừa, u nang buồng trứng, u xơ tử
cung Do nằm gần trục đường thường xảy ra tai nạn giao thông (quốc lộ 1A cũ, cao
tốc Pháp Vân - Cầu Ghẽ), tới đây Bệnh viện sẽ mua sắm thiết bị mổ sọ não để cấp cứu
bệnh nhân kịp thời.
Để phục vụ tốt hơn nữa việc khám - chữa bệnh cho Cán bộ công nhân viên,
người lao động và nhân dân, tránh tình trạng quá tải. Đầu năm 2008 bệnh viện đã
quyết định đầu tư, cải tạo, nâng cấp thêm Trung tâm Ứng dụng công nghệ y học nhằm
ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiến tiến nhất trong khám và điều trị: như máy nội
soi, máy chụp cắt lớp, phòng siêu âm màu 4D và phòng chụp X quang nhanh.
Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Nông nghiệp
Bệnh viện có Giám đốc do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bổ nhiệm và miễn nhiệm

theo quy định hiện hành; Các phó giám đốc và các phòng, khoa sau:
- Phòng Kế hoạch tổng hợp (kể cả vật tư thiết bị y tế)
- Phòng Hành chính tổ chức,
- Phòng Tài chính kế toán,


16
- Phòng Y tá điều dưỡng và chống nhiễm khuẩn,
- Khoa Khám bệnh,
- Khoa hồi sức cấp cứu,
- Khoa nội tổng hợp,
- Khoa Nhi,
- Khoa Truyền nhiễm,
- Khoa Ngoại,
- Khoa Sản,
- Khoa Cận lâm sàng (kể cả xét nghiệm, giải phẫu và chẩn đoán hình ảnh),
- Khoa Y học dân tộc,
- Khoa Liên chuyên khoa,
- Khoa Bệnh nghề nghiệp và Phục hồi chức năng,
- Khoa Dược,
- Trung tâm Ứng dụng công nghệ y học
1.3.2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin
Hệ thống Mạng LAN đến các phòng ban, hệ thống máy chủ web, máy chủ cơ
sở dữ liệu, đường kết nối Internet, các máy trạm. Các chương trình phần mềm hiện có:
 Phần mềm quản lý dược của Bộ Y tế
 Phần mềm quản lý thuốc
 Phần mềm kế toán
Bệnh viện sắp khai trương trang web của Bệnh viện Nông nghiệp nhằm giới
thiệu các thông tin về Bệnh viện, cơ sở vật chất của Bệnh viện. Năm 2009 Bệnh viện
sẽ triển khai đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý bệnh nhân ngoại trú.

1.4. Quy trình khám sức khoẻ định kỳ
Quy trình khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ, công nhân viên của ngành nông
nghiệp căn cứ theo những biểu mẫu, quy định dưới đây:
- Số Khám sức khỏe định kỳ - Ban hành kèm thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày
21 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế.
- Phiếu xét nghiệm hoá sinh máu
- Phiếu xét nghiệm hoá sinh nước tiểu, phân, dịch chọc bò


17
- Các phiếu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm khác
Thông tư 13/2007/TT-BYT quy định “người lao động, học sinh, sinh viên, phải
được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong một năm. Đối với các nghề, công
việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì thời gian khám sức khỏe định kỳ theo quy định
của nghề và công việc đó”[4].
 Quy trình khám sức khỏe
Đối tượng khám sức khỏe có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, trung
thực các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân
trong phần tiền sử của đối tượng khám chữa bệnh [4].
 Khám thể lực
 Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa (phải thực hiện đủ 13 chuẩn
khám lâm sàng)
 Khám cận lâm sàng (3 tiêu chuẩn bắt buộc)
Sau khi đã khám và thực hiện các xét nghiệm, căn cứ vào các kết quả khám các
bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khoẻ của cán bộ.
Đầu tiên là khai báo một số thông tin về bản thân:
I. BẢN THÂN
- Họ và tên:
- Giới tính:
- Ngày sinh:

- Số CMND hoặc hộ chiếu: Cấp ngày: tại:
- Chỗ ở hiện tại:
- Nghề nghiệp hiện nay:
- Chức vụ:
- Tên Cơ quan công tác:
- Ngày bắt đầu làm việc tại cơ quan hiện nay:
Thứ hai là khai báo về tiền sử bản thân.
II. TIỀN SỬ BỆNH
Ông bà đã/đang mắc bệnh, bệnh nghề nghiệp nào không?


18
Tên bệnh
Phát hiện năm
Bệnh nghề nghiệp
Phát hiện năm
1.

1.

2.

2.

3.

3.




III. KHÁM THỂ LỰC
Đầu tiên, cán bộ công nhân viên chức phải Khám thể lực cụ thể là
Chiều cao: cm;Cân nặng: kg; Vòng ngực trung bình: cm
Mạch: lần/phút; huyết áp: mmHg; Nhiệt độ: ;
Chỉ số BMI: ; (Chỉ số BMI = cân nặng kg/(chiều cao m)
2
)

IV. KHÁM LÂM SÀNG TOÀN DIỆN THEO CÁC CHUYÊN KHOA
1. Tuần hoàn. Các bệnh thường gặp ở tuần hoàn có thể là:
 Suy tim
 Viêm tắc động, tĩnh mạch
 Rối loạn nhịp tim
 Tim đập nhanh
 Tim đập chậm
2. Hô hấp. Các bệnh thường gặp về hô hấp có thể là :
 Viêm phế quản
 Viêm đường hô hấp trên
 Các bệnh về bụi phổi
3. Sau đó là các bệnh về Tiêu hoá. Các bệnh thường gặp về tiêu hoá có thể là
 Viêm dạ dày tá tràng
 Viêm Đại tràng
 Miệng, thực quản
 Hẹp môn vị
 Trĩ nội


19
 Bệnh khác
4. Thận-tiết niệu-sinh dục. Các bệnh thường gặp có thể là :

 Sỏi thận
 Viêm đường tiết niệu
 Sỏi niệu quản (viêm thận)
5. Thần kinh. Các bệnh thường gặp có thể là:
 Mất ngủ
 Giảm trí nhớ
 Liệt do thần kinh
6. Tâm thần. Là sản phầm họat động của bộ não, điều khiển các hành vi tác phong
của con người. Các bệnh có thể mắc phải là:
 Hoang tưởng
 Ảo giác
7. Hệ vận động hay còn gọi là ngoại khoa. Các bệnh thường gặp là :
 Gãy xương
 Thoái hóa khớp
 Thoát hóa cột sống
8. Nội tiết. Các bệnh thường gặp có thể là :
 Bệnh cường giáp (basedow)
 Bệnh suy giáp
 Tiểu đường type 1
 Tiểu đường type 2
9. Da liễu. Các bệnh thường gặp là:
 Viêm da tiếp xúc
 Chàm
 Bệnh chất tạo keo
10. Sản phụ khoa. Các bệnh thường gặp là
 Viêm âm đạo
 Viêm phần phụ


20

 Sa sinh dục
 Có thai
 Vô sinh
11. Sau đó, cán bộ công nhân viên được đo thị lực để kiểm tra mắt.
Có kính : Mắt trái : Mắt phải :
Không kính : Mắt trái : Mắt phải :
Kết quả khám các bệnh về mắt có thể là:
 Cận thị
 Viễn thị
 Viêm kết mạc
 Mắt hột
 Đục thủy tinh thể
12. Đo thị lực xong, cán bộ công nhân viên sẽ được kiểm tra các bệnh về Tai - Mũi
– Họng.
Tai trái : nói thường : m ; nói thầm : m
Tai phải : nói thường : m ; nói thầm : m
Ở đây có sự phân biệt rõ ràng giữa các bệnh Tai, bệnh Mũi và bệnh Họng. Nếu có
bệnh nào, bác sỹ sẽ ghi bệnh đó. Các bệnh thường gặp có thể là :
 Viêm tai giữa
 Viêm tai xương chũm
 Ống tai ngoài
 Nhọt ống tai
 Viêm sụn vành tai
 Viêm mũi dị ứng
 Lệch vách ngăn
 Phì đại cuốn mũi
 Viêm mũi thông thường
 Viêm Amidan
 Viêm họng mãn tính



21
 Viêm họng hạt
13. Răng hàm mặt. Các bệnh thường gặp có thể là:
 Sâu răng
 Mất răng
 Viêm lợi
 Cao răng
Ghi chú:
Với mỗi tiêu chí đều có: Phân loại sức khỏe: …. Họ tên bác sĩ khám:…………….

V. KHÁM CẬN LÂM SÀNG
Cận lâm sàng bắt buộc:
1. Xét nghiệm máu.
Kết quả thu được sẽ là : Số lượng Hồng cầu:
Bạch cầu: ; Tiểu cầu:
Đường máu. Khác (nếu có):
2. Xét nghiệm nước tiểu
Các số liệu thu được sẽ là : Đường: Protein:
Khác (nếu có):
3. Chẩn đoán hình ảnh
X quang tim phổi : Kết quả có thể là Bình thường hoặc không bình
thường (ghi cụ thể) :
Khác (nếu có):
Cận lâm sàng khác: Các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định của bác sĩ như nội
soi, điện tâm đồ
Dựa vào những lời khai của đối tượng khám sức khỏe, kết quả khám lâm sàng
và cận lâm sàng, bác sỹ sẽ đưa ra kết luận về sức khỏe của đối tượng khám sức khỏe
như sau:
VI. KẾT LUẬN



22
a. Xếp loại sức khoẻ: theo 5 loại là I, II, III, IV và V [10]. Trong đó:
 I là rất khỏe.
 II là khỏe.
 III là trung bình.
 IV là yếu.
 V là rất yếu.
b. Kết luận
Hiện tại có đủ hay không đủ sức khỏe để học tập, làm việc cho ngành nghề,
công việc, còn có chỉ định điều trị, phục hồi chức năng, khám chuyên khoa để điều
trị bệnh.
c. Một số tư vấn về sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên:





23

Hình 1.1 Quy trình khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ ngành nông nghiệp

×