Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Thiết kế hệ thống thông tin quản lý kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bằng phương pháp hướng đối tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ



CHU THỊ QUYÊN






THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BẰNG PHƯƠNG
PHÁP HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ












HÀ NỘI – 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ




CHU THỊ QUYÊN





THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BẰNG PHƯƠNG
PHÁP HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG



Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60 48 05





LUẬN VĂN THẠC SĨ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Văn Phùng





HÀ NỘI – 2011


4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
TÓM TẮT KẾT QUẢ 3
BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 7
MỞ ĐẦU 11
CHƢƠNG I 12
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN
CHỈ 12
1.1 Tổng quan về học chế tín chỉ 12
1.1.1 Quan niệm về học chế tín chỉ 13
1.1.2 Sự khác biệt giữa đào tạo theo niên chế và theo học chế tín chỉ 14

1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của đào tạo theo tín chỉ 17
1.1.4 Thực trạng hệ thống chuyển đổi tín chỉ ở Việt Nam 18
1.2 Đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 20
1.2.1 Thông tin chung 20
1.2.2 Công tác đào tạo và quản lý đào tạo 22
CHƢƠNG II 26
KỸ NGHỆ HƢỚNG ĐỐI TƢỢNG 26
2.1 Cách tiếp cận hướng đối tượng 26
2.1.1 Tổng quan 26
2.1.2 Ưu, khuyết điểm của phương pháp hướng đối tượng 26
2.1.3 Một số khái niệm trong phân tích thiết kế hướng đối tượng 27
2.2 Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất UML. 31
2.2.1.Tổng quan về UML 31
2.2.2. Các khối xây dựng cơ bản 33
2.2.3 Các quy tắc ngữ nghĩa 41
2.2.4 Các cơ chế chung trong UML 41
2.3 Quy trình Phân tích thiết kế HTTT theo hướng đối tượng 43
2.3.1 Xác định các yêu cầu của hệ thống 43
2.3.2 Phân tích hệ thống 44
2.3.3 Thiết kế hệ thống 45
2.3.4 Lập trình và kiểm thử chương trình 47
2.3.5 Vận hành và bảo trì hệ thống 47
CHƢƠNG III 49


5
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỌC CHẾ TÍN
CHỈ TRƢỜNG ĐHCN HÀ NỘI 49
3.1 Xác định yêu cầu của hệ thống 49

3.1.1 Yêu cầu thông tin nghiệp vụ 49
3.1.2 Các chức năng chính của hệ thống 53
3.2 Phân tích hệ thống Desktop 54
3.2.1 Phân tích chung ca sử dụng 54
3.2.2 Phân tích gói “Quản trị hệ thống” 58
3.2.3 Phân tích gói “Quản lí điểm” 62
3.2.4 Phân tích gói “Quản lý tốt nghiệp” 76
3.3 Thiết kế hệ thống Desktop 80
3.3.1 Thiết kế gói “Quản trị hệ thống” 80
3.3.2 Thiết kế gói “Quản lí điểm” 85
3.3.3 Thiết kế gói “Quản lý tốt nghiệp” 100
3.3.4. Mô tả CSDL 104
3.3.5. Biểu đồ thành phần 109
3.3.6. Biểu đồ triển khai 110
3.4. Phân tích hệ thống Website 110
3.4.1 Phân tích ca sử dụng 110
3.4.2 Biểu đồ trạng thái 114
3.4.3 Biểu đồ lớp lĩnh vực 115
3.5. Thiết kế hệ thống Website 116
3.5.1 Biểu đồ động 116
3.5.2 Biểu đồ hoạt động 118
3.5.3 Biểu đồ thành phần hệ thống website 122
3.5.4.Biểu đồ triển khai của hệ thống website 122
3.6 Biểu đồ triển khai toàn hệ thống 123
3.6.1 Môi trường sử dụng 123
3.6.2 Công cụ phát triển 123
3.6.3 Biểu đồ quản lý ứng dụng 123
3.6.4 Kiến trúc ứng dụng 124
CHƢƠNG IV 127
LẬP TRÌNH THỬ NGHIỆM 127

4.1 Giới thiệu hệ quản trị CSDL và ngôn ngữ lập trình lựa chọn 127
4.1.1 Sơ lược về hệ quản trị CSDL SQL Server 127
4.1.2.Vài nét về ngôn ngữ lập trình 128
4.2 Kết quả thử nghiệm – một số giao diện chụp từ chương trình 131
KẾT LUẬN 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137



6
BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TC
Tín chỉ
CTĐT
Chương trình đào tạo
ĐHCNHN
Đại học công nghiệp Hà nội
QĐ-BGDĐT
Quyết định – Bộ giáo dục đào tạo
QĐ-ĐHCN
Quyết định- Đại học công nghiệp
TBC
Trung bình chung
CSDL
Cơ sở dữ liệu



SV
Sinh viên

TT
Thông tin
TKB
Thời khóa biểu
HTTT
Hệ thống thông tin
ĐTB
Điểm trung bình
DS
Danh sách
QLĐT-TC
Quản lý đào tạo tín chỉ
UC
Usecase

UML
Unified Modeling Language
UI
User Interface
USDP
Unified Softsware Development Proccess
OMT
Object Modeling Technique
OOSE
Object Oriented Software Engineering
HaUI
Hanoi University of Industry




7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Những khái niệm cơ bản của phương pháp hướng đối tượng. 28
Hình 2.2 Các ký hiệu mô tả lớp trong UML 29
Hình 2.3 Ký hiệu đối tượng trong UML 29
Hình 2.4 Gói các lớp trong UML 31
Hình 2.5 Tổ chức các gói của hệ thống thư viện 31
Hình 2.6 Sự phát triển của UML 32
Hình 2.7 Các khung nhìn của hệ thống 33
Hình 2.8 Các thành phần cơ sở của UML 34
Hình 2.9 Lớp 34
Hình 2.10 Giao diện 35
Hình 2.11 Sự cộng tác 35
Hình 2.12 Ca sử dụng 35
Hình 2.13 Thành phần 35
Hình 2.14 Nút 35
Hình 2.15 Thông điệp/ thông báo 36
Hình 2.16 Trạng thái 36
Hình 2.17 Gói 36
Hình 2.18 Chú thích 37
Hình 2.19 Quan hệ phụ thuộc 37
Hình 2.20 Kết hợp 37
Hình 2.21 Tổng quát hóa 37
Hình 2.22 Thực hiện hóa 37
Hình 2.23 Biểu đồ ca sử dụng “Quản trị hệ thống” 38
Hình 2.24 Biểu đồ lớp 38
Hình 2.25 Biểu đồ trình tự 39
Hình 2.26 Biểu đồ cộng tác 39
Hình 2.27 Biểu đồ trạng thái 40

Hình 2.28 Biểu đồ hoạt động 40
Hình 2.29 Biểu đồ triển khai 41
Hình 2.30 Các cơ chế mở rộng (Extensibility mechanisms) 42
Hình 2.31 Biểu đồ quá trình phát triển phần mềm 43
Hình 2.32 Qui trình xây dựng các mô hình UML trong phân tích, thiết kế hệ thống 48


8
Hình 3.1 Biểu đồ UC tổng quát của hệ thống Desktop “Quản lý đào tạo tín chỉ” 57
Hình 3.2 Biểu đồ UC tổng quát hệ thống Desktop “Quản lý kết quả HT theo tín chỉ” 58
Hình 3.3 Biểu đồ UC tổng quát chức năng “Quản trị hệ thống” 58
Hình 3.4 Biểu đồ phân rã UC “Quản lý người dùng” 59
Hình 3.5 Biểu đồ phân rã UC “Quản lý nhóm người dùng” 59
Hình 3.6 Biều đồ lớp lĩnh vực modul Quản trị hệ thống 62
Hình 3.7 Biểu đồ usecase gói “Nhâp điểm SV” 63
Hình 3.8 Biểu đồ lớp Điểm môn 65
Hình 3.9 Biểu đồ Usecase của gói “Quản lý kết quả học tập” 66
Hình 3.10 Biểu đồ trạng thái lớp Điểm tổng hợp trong UC “Tính điểm TB học kì” 70
Hình 3.11 Biểu đồ trạng thái lớp Điểm tổng hợp trong UC “Tính điểm tích lũy” 71
Hình 3.12 Biểu đồ lớp gói “Quản lý kết quả học tập” 71
Hình 3.13 Biểu đồ Usecase của gói Đánh giá kết quả rèn luyện 72
Hình 3.14 Biểu đồ trạng thái lớp Khen Thưởng 74
Hình 3.15 Biểu đồ trạng thái lớp kỷ luật 75
Hình 3.16 Biểu đồ lớp gói “Đánh giá kết quả rèn luyện” 75
Hình 3.17 Biểu đồ lớp gói “Quản lí điểm” 76
Hình 3.18 Biểu đồ UC gói “Quản lý tốt nghiệp” 77
Hình 3.19 Biểu đồ trạng thái lớp Sinh viên 79
Hình 3.20 Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng gói “Quản lí tốt nghiệp” 80
Hình 3.21 Biều đồ tuần tự UC đăng nhập 81
Hình 3.22 Biều đồ tuần tự UC đổi mật khẩu 81

Hình 3.23 Biều đồ tuần tự UC thêm nhóm người dùng 82
Hình 3.24 Biều đồ hoạt động UC đăng nhập 82
Hình 3.25 Biều đồ hoạt động UC Đổi mật khẩu 83
Hình 3.26 Biều đồ hoạt động UC Thêm nhóm người dùng 83
Hình 3.27 Biều đồ hoạt động UC Thêm người sử dụng 84
Hình 3.28 Biểu đồ cộng tác UC “ Đăng nhập” 84
Hình 3.29 Biểu đồ cộng tác UC “Đổi mật khẩu” 85
Hình 3.30 Biểu đồ lớp UC “ Nhập điểm sinh viên” 85
Hình 3.31 Biểu đồ trình tự UC “Nhập điểm sinh viên từ excel” 86
Hình 3.32 Biểu đồ trình tự UC “Xóa điểm” 86
Hình 3.33 Biểu đồ trình tự UC “Sửa điểm” 87
Hình 3.34 Biểu đồ hoạt động UC “Nhập điểm sinh viên từ excel” 88


9
Hình 3.35 Biểu đồ hoạt động UC “Xóa điểm” 88
Hình 3.36 Biểu đồ hoạt động UC “Sửa điểm” 88
Hình 3.37 Biểu đồ hoạt động UC “In danh sách thi lại lần 2” 89
Hình 3.38 Biểu đồ hoạt động UC “In danh sách hoc lại” 89
Hình 3.39 Biểu đồ cộng tác UC Nhập điểm Sinh viên 90
Hình 3.40 Biểu đồ cộng tác UC sửa điểm SV 90
Hình 3.41 Lớp ca sử dụng “Tinh diem TB hoc ki” 91
Hình 3.42 Lớp tham gia ca sử dụng “Tính điểm tích lũy” 92
Hình 3.43 Biểu đồ tuần tự UC “Tinh diem TB hoc ki” 92
Hình 3.44 Biểu đồ tuần tự UC “Tinh diem tích lũy” 93
Hình 3.45 Biểu đồ tuần tự UC “Thong ke diem” 93
Hình 3.46 Biểu đồ tuần tự UC “In danh sách kết quả học tập” 94
Hình 3.47 Biểu đồ hoạt động UC”In danh sách thi lại lân 2” 94
Hình 3.48 Biểu đồ hoạt động UC “Tính điểm TB học kì” 95
Hình 3.49 Biểu đồ hoạt động UC “Tính điểm tích lũy” 95

Hình 3.50 Biểu đồ hoạt động UC “Thống kê điểm” 96
Hình 3.51 Biểu đồ hoạt động UC “Tìm kiếm kết quả học tập” 96
Hình 3.52 Biểu đồ hoạt động UC “In danh sách sinh viên học tiếp” 97
Hình 3.53 Biểu đồ cộng tác UC “Tính Điểm TB” 97
Hình 3.54 Biểu đồ cộng tác UC “Tính Điểm Tích Lũy” 98
Hình 3.55 Biểu đồ cộng tác UC “In danh sách Kết Quả học tập” 98
Hình 3.56 Biểu đồ trình tự UC “Hủy quyết định xóa tên” 99
Hình 3.57 Biểu đồ hoạt động UC “Hủy quyết định xóa tên” 99
Hình 3.58 Biểu đồ lớp ca sử dụng “In bảng điểm cá nhân” 100
Hình 3.59 Biểu đồ tuần tự UC “In danh sách sinh viên tốt nghiệp” 100
Hình 3.60 Biểu đồ tuần tự UC “In danh sách sinh viên không tốt nghiệp” 101
Hình 3.61 Biểu đồ hoạt động UC “Phân hạng tốt nghiệp” 101
Hình 3.62 Biểu đồ hoạt động UC “In danh sách sinh viên tốt nghiệp” 102
Hình 3.63 Biểu đồ hoạt động UC “In danh sách sinh viên không tốt nghiệp” 102
Hình 3.64 Biểu đồ hoạt động UC “Tìm kiếm bảng điểm Sinh viên” 103
Hình 3.65 Biểu đồ cộng tác “In danh sách SV tốt nghiệp” 103
Hình 3.66 Biểu đồ cộng tác “In bảng điểm cá nhân” 104
Hình 3.67 Biểu đồ thành phần hệ thống Desktop 109
Hình 3.68 Biểu đồ triển khai hệ thống Desktop 110


10
Hình 3.69 Biểu đồ UC tổng quát của tác nhân Sinh viên 111
Hình 3.70 Phân rã UC “Xem biểu mẫu thống kê” và UC “Tra cứu sinh viên” 112
Hình 3.71 Biểu đồ trạng thái lớp thời khóa biểu 115
Hình 3.72 Biểu đồ liên kết giữa các lớp “Xem điểm tổng kết học kỳ” 115
Hình 3.73 Biểu đồ liên kết giữa các lớp thực thi ca sử dụng “Tra cứu kết quả học tập” 116
Hình 3.74 Biểu đồ liên kết giữa các lớp thực thi ca sử dụng in bảng điểm 116
Hình 3.75 Biểu đồ tuần tự UC “Xem thời khóa biểu” 117
Hình 3.76 Biểu đồ tuần tự UC “Tra cứu kết quả học tập” 117

Hình3.77 Biểu đồ UC “Xem điểm tổng kết học kỳ” 118
Hình 3.78 Biểu đồ hoạt động UC “Xem thời khóa biểu” 118
Hình 3.79 Biểu đồ hoạt động UC “Tra cứu tiến độ” 119
Hình 3.80 Biểu đồ hoạt động UC “Xem các biểu mẫu thống kê” 119
Hình 3.81 Biểu đồ hoạt động UC “Tra cứu kết quả học tập” 120
Hình 3.82 Biểu đồ hoạt động UC “Xem điểm tổng kết học kỳ” 120
Hình 3.83 Biểu đồ cộng tác UC “Tra cứu kết quả học tập” 121
Hình 3.84 Biểu đồ cộng tác UC “Xem bảng điểm Tổng kết Học kỳ ” 121
Hình 3.85 Biểu đồ thành phần của hệ thốngWebsite 122
Hình 3.86 Biểu đồ triển khai của hệ thống website 122
Hình 3.87 Biểu đồ triển khai Client/Server 124
Hình 3.88 Biểu đồ chức năng nhiệm vụ các lớp phần mềm thiết kế hệ thống Website 124
Hình3.89 Biểu đồ chức năng nhiệm vụ các lớp phần mềm thiết kế hệ thống Desktop 125
Hình 3.90 Biểu đồ triển khai của hệ thống 126
Hình 4.1 Màn hình đăng nhập hệ thống Desktop 131
Hình 4.2 Màn hình giao diện chính của hệ thống Desktop 131
Hình 4.3 Màn hình “ danh sách sinh viên” 132
Hình 4.4 màn hình “Nhập điểm sinh viên” 132
Hình 4.5 Màn hình “ Danh sách học tiếp thôi học” 133
Hình 4.6 Màn hình “Thống kê danh sách sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo” 133
Hình 4.7 Màn hình Giao diện chính của hệ thống Website 134
Hình 4.8 Màn hình “Xem bảng điểm cá nhân trên Website” 134
Hình 4.9 Form “Thống kê điểm” 135
Hình 4.10 Form thống kê học tiếp thôi học 135



11
MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập, đối với bất cứ một quốc gia nào việc nắm được các

nguồn lực thông tin của một ngành, một lĩnh vực, một doanh nghiệp giữ vai trò rất
quan trọng và là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội,
góp phần gia tăng giá trị của các ngành, cơ quan, đơn vị.
Trong công tác quản lý nói chung và quản lý giáo dục đào tạo nói riêng, vấn đề xây
dựng một hệ thống thông tin quản lý đã được quan tâm nhưng còn khá lúng túng vì
còn thiếu phương pháp có cơ sở khoa học và quy trình chuẩn.
Ngày nay, kỹ nghệ phân tích thiết kế một hệ thống thông tin đã và đang phát triển
mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Một số hướng phát triển tiên tiến đang trên đà
tăng trưởng mạnh từ năm 1990 đến nay như hướng đối tượng, hướng thành phần,
hướng dịch vụ, trong đó việc phát triển phần mềm theo hướng đối tượng với ngôn ngữ
thống nhất UML đã đạt được mức chuẩn nhờ cách tiếp cận theo từng sự vật (things) đã
giúp cho việc nhận thức các thành phần trong hệ thống một cách sáng sủa và khoa học
hơn.
Việc mô hình hoá trong quá trình phân tích và thiết kế trong tiến trình phát triển hệ
thống theo hướng đối tượng là những hoạt động trọng tâm tạo nên những nền tảng
khoa học chắc chắn trong việc trừu tượng hoá thế giới thực rộng lớn. cách tiếp cận này
rất phù hợp để giải quyết vấn đề nan giải vừa nêu trên. Phần mềm quản lý kết quả học
tập theo học chế tín chỉ tại một trường đại học bước đầu cần đáp ứng được những yêu
cầu cơ bản và sẽ được hoàn thiện dần từng bước phục vụ tốt trước mắt các hoạt động
quản lý đào tạo và tốt nghiệp của các trường Cao đẳng, Đại học trong nước.
Luận văn gồm 4 chương
Chương I: Hệ thống đào tạo đại học theo học chế tín chỉ
Chương II: Kỹ nghệ hướng đối tượng
Chương III: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý kết quả học tập của sinh viên theo
học chế tín chỉ của trường Đại học công nghiệp Hà nội
Chương IV: Lập trình thử nghiệm
Do điều kiện có hạn nên luận văn dừng lại ở những nội dung như trên. Luận văn chắc
chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp
và chỉ bảo của các thầy cô để luận văn có tính khả thi hơn trong việc áp dụng phát
triển xây dựng hệ thống thông tin quản lý kết quả học tập của sinh viên theo học chế

tín chỉ của trường Đại học công nghiệp Hà Nội


12
CHƢƠNG I
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
1.1 Tổng quan về học chế tín chỉ
Thế kỷ 21 được đánh dấu bằng các thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực: kinh tế
toàn cầu hoá, quan hệ quốc tế, khoa học, công nghiệp, y tế và giáo dục có rất nhiều
chuyển biến, trong đó các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục đại học đóng vai trò rất
lớn trong sự nghiệp phát triển của loài người. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ
thông tin, con người trong thế kỷ mới không ngừng có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm
của mình nhằm đóng góp vào qui trình phát triển thế giới. Mỗi một kinh nghiệm cá
nhân, mỗi một thành tựu khoa học, mỗi một khám phá mới về kiến thức thông qua các
nghiên cứu đều có xuất phát điểm là các kinh nghiệm của nhiều thế hệ và cá nhân đi
trước đặt nền tảng cho các bước kế tiếp sau này, mà cụ thể là thông qua các chương
trình học ở các cấp độ khác nhau trong hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.
Thế giới hiện đại luôn công nhận tầm quan trọng của giáo dục đại học, nơi sinh viên
tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua các chương trình học được sắp xếp có hệ
thống. Thế giới đang trong tiến trình tìm tiếng nói chung ở các chương trình học, nơi
sinh viên có thể chuyển đổi từ hệ thống giáo dục này sang hệ thống giáo dục khác mà
không gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các nhà giáo dục, khoa học, chuyên môn và
quản lý nhà nước lẫn giáo dục đại học đang cố gắng lập ra một không gian giáo dục
thống nhất để sinh viên có thể tiếp thu càng nhiều kiến thức càng tốt. Với mục đích đó,
một hệ thống được gọi là „hệ thống chuyển đổi tín chỉ' được xây dựng và phát triển ở
nhiều nước trên thế giới.
Hệ thống chuyển đổi tín chỉ là một hệ thống được sử dụng cho tất cả các thành phần
(hay môn học) của một chương trình học. Tất cả số lượng tín chỉ gộp lại sẽ giúp cho
sinh viên có được bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ hay một bằng cấp chuyên môn nào đó.
Tín chỉ được sử dụng để đo lường khối lượng công việc của một sinh viên theo các

hoạt động học tập đã được lên kế hoạch như lên lớp nghe giảng, tham dự seminar,
hoặc tự học v.v Các tiêu chí này quyết định các đặc trưng cụ thể của các hệ thống tín
chỉ khác nhau trong những khoá học gần giống nhau trên thế giới.
Một số ưu điểm của hệ thống chuyển đổi tín chỉ như sau:
Giúp sinh viên hình dung và định lượng ra tất cả các yêu cầu đối với bản thân trong
từng giai đoạn cũng như trong suốt quá trình học tập của mình trong nhà trường;
Tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lên kế hoạch và thực hiện việc học tập dựa vào
năng lực và điều kiện của mình, làm chủ thời gian và công việc;
Tăng cường tính mềm dẻo và linh hoạt của chương trình, giúp sinh viên không bị mất
đi những mảng kiến thức và kỹ năng đã tích lũy nếu như việc học của họ bị gián đoạn;


13
Giúp sinh viên có thể chuyển đổi từ khoá học này sang khoá học khác trong cùng một
hệ thống hay khác hệ thống;
1.1.1 Quan niệm về học chế tín chỉ
Tín chỉ: là một đại lượng đo lường toàn bộ thời gian bắt buộc của một sinh viên bình
thường để học một môn học cụ thể. Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo một tín
chỉ tương đương với 15 giờ học lý thuyết ở trên lớp; 30 giờ thực tập trong phòng thí
nghiệm; 45 – 60 giờ đi thực tập, thực tế, thực địa. Để học một giờ tín chỉ sinh viên
phải chuẩn bị trước khi lên lớp và tự học từ 2 – 4 giờ. Để hoàn thành một tín chỉ thời
gian đào tạo 15 tuần.
Tín chỉ cũng là một phần kiến thức tương đối hoàn chỉnh cần phải trang bị cho sinh
viên để làm nền tảng cho các học phần về sau hoặc là những kiến thức không thể thiếu
để phục vụ nghề nghiệp của sinh viên sau này nên mỗi tín chỉ luôn phải có mục tiêu,
mục đích rõ ràng, để giảm tải chương trình từ đó có thời gian và điều kiện rèn luyện
khả năng tự học, kỹ năng thực hành tay nghề cho sinh viên.
Học phần: là một khái niệm gần đồng nghĩa với môn học nhưng không phải môn học.
Một môn học có thể bao gồm nhiều học phần hoặc một học phần có thể bao gồm kiến
thức của 2 hoặc 3 môn học.

Học phần là một khối lượng kiến thức thường từ 2 – 4 tín chỉ, được tổ chức đào tạo
trọn vẹn trong một học kỳ.
Học phần học trước: là các học phần phải học trước thì mới đảm bảo tính lôgic cho
các học phần về sau.
Học phần học song hành: là các học phần luôn luôn phải đi kèm với nhau, thường gặp
ở các học phần vừa có lý thuyết vừa có thực hành. Ví dụ: Nội lý thuyết phải đi kèm
với Nội lâm sàng để bổ trợ cho nhau…
Học phần tự chọn trong chương trình: là những học phần bắt buộc phải tự chọn trong
chương trình đào tạo, theo hướng ngành nghề mình yêu thích.
Học phần tự chọn ngoài chương trình: (học thêm) là những học phần không bắt buộc
đối với sinh viên. Những sinh viên có thể nộp học phí để học thêm, để mở mang kiến
thức và làm cơ sở cho học bằng 2 sau này.
Để đánh giá các học phần: có các điểm thường xuyên, giữa kỳ và hết môn, các điểm
này đều có hệ số và điểm học phần là trung bình cộng của các điểm trên theo hệ số của
từng loại điểm. Tất cả các loại điểm trên đều lấy đến 1 chữ số thập phân (theo thang
điểm 10).
Điểm kiểm tra và thi hết học phần: có rất nhiều hình thức kiểm tra như tự luận, trắc
nghiệm, thực hành tay nghề, bài tập lớn, bài tập nhỏ. Nên chuyển hướng kiểm tra khả
năng phân tích, tổng hợp, so sánh, phê phán, thực hành tay nghề của sinh viên, tạo cho
sinh viên có thói quen suy nghĩ độc lập, sáng tạo.


14
Thảo luận: Seminar hay thảo luận nhóm (nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ) được coi là
phương pháp học tập thực sự tích cực nhất của sinh viên và nếu tổ chức tốt thì sẽ rất có
hiệu quả trong giảng dạy tích cực. Điều đó rèn luyện tư duy sáng tạo, ý thức hợp tác,
tinh thần tập thể, rèn luyện kỹ năng diễn đạt các vấn đề khoa học trước đám đông.
Điểm thảo luận nên đánh giá như sau: điểm thảo luận đánh giá theo thang điểm 10, lấy
đến 1 chữ số thập phân theo quy định của quy chế (phần báo cáo chung, cho điểm cả
nhóm tối đa 5 điểm/sinh viên + điểm sinh viên trực tiếp đóng góp trong thảo luận cho

tối đa 5 điểm/sinh viên), sinh viên nào nắm vững vấn đề được phân công sẽ được điểm
cao, sinh viên không tham gia hoặc không nắm vững vấn đề thảo luận sẽ được điểm
thấp hoặc chỉ được điểm trong phần báo cáo chung của nhóm
Sinh viên học tập trong tín chỉ
Sinh viên thời nào cũng phải tự học, không tự học không được tốt nghiệp ra trường. Vì
học tập là một quá trình chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giác nên thầy không thể học
thay trò, chỉ có điều tự học trước hay sau khi giảng viên lên lớp, tự học thụ động hay
chủ động sáng tạo. Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, với mục đích đào tạo ra những
người có khả năng tự học vươn lên, vì với khối lượng tri thức rất lớn trong chương
trình đào tạo nên sinh viên không thể học thuộc lòng tất cả các bài học. Sinh viên phải
tự học, tự tìm hiểu để biết bản chất vấn đề, vận dụng được lý thuyết vào thực tiễn, nói
được làm được, biện luận được, phân tích, tổng hợp, so sánh được. Sinh viên phải tự
đọc tài liệu trước khi lên lớp, đọc tài liệu và nghiền ngẫm những vấn đề trong tài liệu
là hết sức quan trọng.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một vấn đề mới và rất khó, cần đến sự quan tâm của
tất cả các Thầy - Cô giáo và các em sinh viên. Nhưng mục đích cuối cùng của mọi sự
trao đổi là để hướng tới nâng cao hiệu quả và đảm bảo chất lượng đào tạo.
1.1.2 Sự khác biệt giữa đào tạo theo niên chế và theo học chế tín chỉ
Đào tạo theo niên chế và đào tạo theo học chế tín chỉ là hai hình thức tổ chức đào tạo
khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ
cao, đáp ứng được sự phát triển của các ngành nghề trong xã hội trong từng giai đoạn
lịch sử nhất định.
Đào tạo theo niên chế hay đào tạo theo học chế tín chỉ đều có lịch sử phát triển từ lâu,
mỗi cách tổ chức đào tạo đều có những ưu điểm, những khó khăn riêng và đều đạt
những thành quả rất to lớn. Nếu để tìm ra sự khác nhau giữa hai cách tổ chức đào tạo
này thì trong phạm vi luận văn này không thể đáp ứng được, tuy vậy dưới góc độ đào
tạo có thể thấy một số điểm khác nhau cơ bản giữa hai cách tổ chức đào tạo này.
- Về hình thức tổ chức
Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của một
ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định. Ví dụ chương trình đào

tạo trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường đào tạo trong 4 năm, cấp bằng kỹ


15
sư được đào tạo trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ được đào tạo trong 6 năm. Sinh viên học
hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng
tốt nghiệp đại học, được ra trường.
Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể
tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất
định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên
tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại
học, được ra trường.
- Tổ chức đào tạo
Trong đào tạo theo niên chế mọi lịch học, lịch thi được phòng Đào tạo chuẩn bị sẵn.
Tổ chức đào tạo theo niên chế tương đối thuận lợi, kế hoạch đào tạo, lịch giảng dạy,
lịch thi có thể làm ngay từ đầu năm học và ít khi có sự biến động.
Trong đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng ký
sẽ không có lịch học, để có thể có được đăng ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp
(phù hợp ở đây là phù hợp với quy định của nhà trường và phù hợp với sức học của
sinh viên). Sinh viên đã phải tự học các quy chế, quy tắc một cách thật sự. Ưu điểm
của cách tổ chức này là sinh viên có quyền lựa chọn, sinh viên không những được lựa
chọn các môn chính khóa của ngành được đào tạo mà còn có thể được đăng ký học
thêm 1 số học phần tự chọn yêu thích hỗ trợ cho hướng phát triển ngành nghề sau này.
Trong thời gian học chính khóa có thể học thêm ngoại ngữ, tin học (học bằng 2).
- Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo theo niên chế có khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến
thức giáo dục chuyên nghiệp, các khối kiến thức này được bố trí theo một tỷ lệ nhất
định. Khi xây dựng chương trình của các ngành người ta chỉ chú ý đến liên thông dọc
và các bậc học tiếp theo (các bậc học cao hơn), còn ít chú ý đến liên thông ngang giữa
các ngành trong cùng một trình độ đào tạo. Vì vậy chương trình đào tạo của các ngành

khác nhau trong cùng lĩnh vực ít nhiều mang tính độc lập, vì vậy không tận dụng được
hiệu quả đào tạo.
Một trong những điểm mấu chốt, quan trọng nhất trong xây dựng chương trình trong
đào tạo theo học chế tín chỉ là các chương trình đào tạo có tính liên thông cao, là đào
tạo tiềm năng.
Việc tổ chức xây dựng chương trình có tính liên thông cao như vậy sẽ đào tạo cho sinh
viên một tiềm năng lớn và sinh viên có khả năng học liên thông các ngành trong cùng
một lĩnh vực.
Khi đã xây dựng được chương trình có tính liên thông cao, liên thông ngang giữa các
ngành trong cùng một khối và liên thông dọc từ cao đẳng lên đại học thì sinh viên rất
có điều kiện để học cùng một lúc nhiều ngành và trong một thời gian nhất định có thể
phấn đấu học được hai hoặc ba bằng đại học.


16
- Phương pháp giảng dạy
Đơn vị đo lường khối lượng học tập của sinh viên là đơn vị học trình tương đương với
15 tiết học lý thuyết ở trên lớp, 30 giờ thực hành thí nghiệm…, mỗi năm sinh viên đại
học phải tích lũy khoảng 50 đơn vị học trình nên chương trình đào tạo của các ngành
đào tạo như sau:
- Chương trình đào tạo Đại học 4 năm tương đương với 200 đơn vị học trình
- Chương trình đào tạo Đại học 5 năm tương đương với 250 đơn vị học trình
- Chương trình đào tạo Đại học 6 năm tương đương với 300 đơn vị học trình
Trong đào tạo theo niên chế áp dụng rất nhiều phương pháp giảng dạy như thuyết
trình, giảng dạy dựa trên vấn đề, semina, thảo luận nhóm, thực hành, thí nghiệm, đi
thực tập thực tế cộng đồng, thực tập tốt nghiệp. Tuy đã có rất nhiều hội thảo về đổi
mới công tác giảng dạy nhưng phương pháp học tập sinh viên ở trên lớp còn thụ động,
chủ yếu là nghe giảng, ghi chép, học thuộc lòng, ít tham gia vào bài giảng.
Đơn vị đo lường khối lượng học tập là tín chỉ, 1 tín chỉ tương đương với 15 tiết giảng
lý thuyết, 30 giờ thực hành thí nghiệm. Mỗi học kỳ sinh viên phải tích lũy tương

đương 15 tín chỉ, nên các chương trình đào tạo có khối lượng tín chỉ như sau:
- Chương trình đào tạo Đại học 4 năm tương đương 120 tín chỉ
- Chương trình đào tạo Đại học 5 năm tương đương 150 tín chỉ
- Chương trình đào tạo Đại học 6 năm tương đương 180 tín chỉ
Để chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định chuyển
đổi chương trình đào tạo theo niên chế sang chương trình đào tạo theo tín chỉ theo tỷ
lệ: cứ 1,5 đơn vị học trình quy đổi thành 1tín chỉ.
Như vậy trong đào tạo theo tín chỉ, thời gian có mặt ở trên lớp giảm đi 1/3 thay vào đó
là thời gian tự học phải tăng lên. Theo quy định cứ 1 tín chỉ sinh viên phải tự học là 30
tiết. Trong đào tạo theo tín chỉ yêu cầu về chuẩn đào tạo không hề thay đổi, trước mắt
vẫn giữ nguyên và dần dần sẽ tăng lên theo yêu cầu của công tác kiểm định chất
lượng. Như vậy thời gian giảng dạy trên lớp giảm đi, thời gian tự học của sinh viên
tăng lên trong khi không được giảm yêu cầu đánh giá. Phải giảng dạy bằng phương
pháp tích cực. Các phương pháp giảng dạy trong đào tạo theo niên chế vẫn tiếp tục
được phát huy các điểm mạnh, nhưng việc tích cực sinh viên trong giờ học được đặt
lên hàng đầu. Để đáp ứng được yêu cầu này sinh viên phải nghiên cứu tài liệu trước
khi lên lớp, giảng viên phải tăng cường cho sinh viên tự học ngay trên lớp bằng các
biện pháp như nêu ra các vấn đề của bài giảng để sinh viên tìm ra cách giải quyết theo
định hướng của giảng viên để sinh viên có thói quen tự học.
Phương châm giảng - dạy là học - hiểu, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên
phải được tham gia vào từng vấn đề của bài giảng cho đến khi tất cả các vấn đề của bài
giảng được làm sáng tỏ, được giải quyết dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
- Tự học trong đào tạo theo tín chỉ


17
Trong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học là vấn đề quan trọng nhất, sinh viên
phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc thực sự (chứ không phải đi nghe giảng,
dự giờ.
Tìm ra sự khác nhau giữa hai cách tổ chức đào tạo không phải để so sánh và tìm ra

cách tổ chức đào tạo nào ưu việt hơn. Mỗi cách tổ chức đào tạo đều phù hợp với một
giai đoạn lịch sử nhất định, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trong
từng thời kỳ nhất định.
Tìm ra sự khác nhau để thích ứng với hình thức tổ chức đào tạo mới - hình thức tổ
chức đào tạo theo tín chỉ với hai yêu cầu: giảng dạy theo phương pháp tích cực (lấy
người học làm trung tâm) và sinh viên phải tự học là chính, phải lấy tự học làm cốt.
1.1.3 Ƣu điểm và hạn chế của đào tạo theo tín chỉ
Ưu điểm:
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ giúp sinh viên chủ động thiết kế, xây dựng kế hoạch học
tập cho mình, được lựa chọn thực hiện tiến độ học tập thích hợp với khả năng, điều
kiện chủ quan và khách quan.
Là công cụ rất quan trọng để chuyển từ nền đại học mang tính tinh hoa sang nền đại
học mang tính đại chúng, quá trình đào tạo đại học trở nên mềm dẻo hơn.
Có thể giúp cho sinh viên thay đổi chuyên môn ngành trong tiến trình học tập mà
không phải học lại từ đầu – nhờ tính liên thông của nó.
Giúp các trường và sinh viên có thể mở thêm, học thêm ngành học mới khi xã hội có
nhu cầu phát triển đáp ứng kịp thời vì ngoài những tín chỉ chung đã có, chỉ cần học
thêm những tín chỉ mới phù hợp.
Những tín chỉ chung có thể áp dụng cho nhiều trường, sinh viên có thể tự lựa chọn để
học tập, tích lũy phù hợp với điều kiện đi lại, học tập của mình – không tốn kém nhiều
về kinh phí.
Việc sử dụng đội ngũ giáo viên chất lượng cao có hiệu quả.
Khả năng liên thông với các trường đại học trong khu vực và thế giới dễ dàng, nhanh
chóng.
Hạn chế
Việc tổ chức quản lý lớp học, phân công giảng dạy trong điều kiện hiện nay ở nước ta
có khó khăn.
Sự gắn kết của các sinh viên rất hạn chế dẫn đến việc tổ chức các hoạt động tập thể
khó có hiệu quả, tính cộng đồng trong sinh viên giảm sút, hoặc có thể hiểu là “chủ
nghĩa cá nhân” có cơ hội trổi dậy trong sinh viên.

Nếu việc thiết kế các môđun học tín chỉ ít giờ sẽ làm hạn chế khả năng cung cấp kiến
thức logic


18
1.1.4 Thực trạng hệ thống chuyển đổi tín chỉ ở Việt Nam
Đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới
giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Theo chủ trương của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, ngay trong năm 2006 – 2007 các trường phải tập trung triển khai đào tạo
theo học chế tín chỉ và phải hoàn thành vào năm 2010.
Trong tiến trình đến với sự hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới, các
trường đại học Việt Nam trong những năm của thập kỷ 90 vừa qua đã tiến tới việc
tham khảo kinh nghiệm và áp dụng hệ thống tin chỉ vào chương trình đào tạo của
mình. Có thể kể ra các trường đi đầu trong việc áp dụng này là các trường thuộc kỹ
thuật như Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội , Đại học Cần thơ, Trường Đại học Đà lạt, Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Hồ Chí Minh, Trường Đại học Thủy sản Nha Trang v.v
Nhìn chung, các trường được phép áp dụng thử nghiệm học chế tín chỉ từ năm 1993 -
toàn bộ CTĐT- ĐHCQ đã được chuyển sang hệ tín chỉ. Biểu đồ nhóm ngành-ngành
rộng được áp dụng. Đối với hệ đào tạo chính quy tại trường áp dụng loại hình tập
trung, đào tạo theo học chế tín chỉ. Các học phần tự chọn sẽ được giới thiệu chi tiết, cụ
thể trong chương trình đào tạo theo từng ngành học và từng học kỳ, người học sẽ dựa
vào quy chế mà có thể đăng ký học những học phần hoàn toàn theo khả năng và sở
thích của mình. Theo hệ thống này, người học không phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp
hay phải bảo vệ luận văn tốt nghiệp như trước đây mà người học có thể lựa chọn là
hoàn thành thêm một số (thường là 10) tín chỉ ngoài các học phần như đã công bố
trong CTĐT của từng ngành học.
Hiện nay, các hoạt động về tổ chức đào tạo phục vụ cho học chế tín chỉ của nhà trường
như đăng ký môn học, thời khoá biểu của người học, kết quả điểm tích lũy của từng
môn học theo số tín chỉ v.v , từng bước đi vào thế ổn định và mang tính bền vững.

Nhiều trường đã thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo học phần thống nhất
cho các loại hình đào tạo đại học chính quy, đại học bằng 2, đại học tại chức, sau đại
học, chuyển đổi từ cao đẳng lên đại học, hợp đồng liên kết đào tạo với các cơ sở đào
tạo tại các địa phương, các bộ, ngành và các cơ sở đào tạo. Hiện nay, các trường này
đã thực hiện cấp chứng chỉ tích lũy theo học phần đối với các học phần phải bổ xung
kiến thức thuộc đào tạo sau đại học và chứng chỉ các môn học. Ngoài ra, các trường
này cũng đã thống nhất đánh giá kết quả học tập của sinh viên, học viên theo chế độ
tích luỹ học phần cho các loại hình đào tạo tập trung, chính quy, đào tạo ngoài giờ, tại
các địa phương, các ngành và liên kết đào tạo với các trường đại học. Thực hiện kiểm
tra, thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp theo hình thức thi viết đồng thời mở rộng hình
thức thi trắc nghiệm khách quan.
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo tự đánh giá của các trường tham gia kiểm định
trường đợt 1 của Dự án Đại học I).


19
Mặt tích cực
Các trường đại học kể trên đã thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo học phần,
thực hiện đánh giá kết quả học tập thống nhất giữa các hệ đào tạo, các loại hình,
phương thức đào tạo. Điều này còn có tác động tích cực đến phương pháp học tập của
sinh viên, học viên;
Các trường đã có sự chỉ đạo quyết liệt để thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, bước
đầu trường đã xác định lộ trình thực hiện để tiến tới thực hiện ở tất cả các hệ, các
phương thức đào tạo trong toàn trường;
Thuận lợi cho người học, vì học viên hoàn toàn chủ động lựa chọn loại hình học tập
cũng như việc thực hiện kế hoạch học tập trong quá trình đào tạo của mình;
Giải quyết được khủng hoảng thừa về đội ngũ giảng viên, tiết kiệm về cơ sở vật chất
và nâng cao tính chuẩn mực trong CTĐT cho các hệ đào tạo của nhà trường;
Với hệ thống đào tạo theo tín chỉ này, các trường bắt đầu tiến trình hòa nhập vào hệ
thống giáo dục khu vực và thế giới.

Một số tồn tại của hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại Việt Nam
Tuy nhiên, qua các khảo sát và báo cáo của các trường, vẫn còn nhiều điểm còn tồn tại
như sau:
CTĐT chưa hợp lý về cấu trúc vi mô, giới hạn thời gian cho từng khóa học;
Các Biểu đồ đào tạo liên thông giữa các chương trình, các trường trong nước và quốc
tế đến nay vẫn chưa có hoặc chưa phát triển mạnh. Chất lượng đào tạo hệ đại học
không chính quy còn có hạn chế. Một số Bộ môn do quy mô đào tạo hàng năm lớn hơn
nhiều so với trước đây, nên chưa dành nhiều thời gian vào các hoạt động nghiên cứu
đổi mới phương pháp giảng, nhất là giáo viên trẻ;
Chưa có số liệu thông tin phản hồi hoàn chỉnh từ nhà sử dụng sản phẩm đầu ra, chưa
có khảo sát đáng kể nào để lấy ý kiến người học cho từng loại hình đào tạo, và do đó
chưa có những đúc kết thực tiển từ người dạy theo phương thức đào tạo đang hiện
hành;
Người học chưa quen với mô hình đào tạo này do điều kiện chủ quan và khách quan
của các trường và do các dịch vụ phục vụ cho mô hình này chưa đáp ứng kịp với yêu
cầu;
Đội ngũ cố vấn học tập còn chưa chuyên nghiệp, chưa phát huy hết vai trò cố vấn cho
người học;
Việc chuyển đổi cơ chế từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ đòi
hỏi có sự tìm hiểu thấu đáo và cần có thời gian tiếp cận và hoàn thiện dần, thậm chí
hàng chục năm;
Thực hiện chủ trương của chính phủ và bộ giáo dục và đào tạo về việc đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và quản lý ở các trường đại học và cao đẳng
trong cả nước, đặc biệt là quản lý kết quả học tập theo học chế tín chỉ. Hầu hết các


20
trường đại học và cao đẳng trong cả nước đã quán triệt và thực hiện tăng cường xây
dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là hệ thống mạng cục bộ và đường truyền Internet. Nhiều
trường có Website công bố chế độ tích luỹ kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên

việc tin học hóa quá trình quản lý nói chung và xây dựng hệ thống quản lý kết quả học
tập theo học chế tín chỉ còn gặp rất nhiều khó khăn, kết quả hạn chế.
Qua khảo sát sơ bộ tại một số trường Đại học và cao đẳng (đã và đang thực hiện
chương trình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ) trên cả nước cho thấy: các hệ thống
quản lý mới đang được triển khai ứng dụng ở các trường với những phần mềm riêng lẻ
và tập trung vào một số mảng như: quản lý tài chính, tính lương, quản lý vật tư, quản
lý hồ sơ cán bộ, giảng viên, quản lý hồ sơ sinh viên. Riêng phần mềm quản lý tuyển
sinh được bộ giáo dục và đào tạo triển khai thì đang được các trường ứng dụng khá
hiệu quả. Máy tính dùng cho công tác quản lý với tỷ lệ lớn vẫn là dùng cho việc soạn
thảo các văn bản riêng lẻ, hệ thống báo cáo với Bộ chủ quản và Bộ giáo dục vẫn chủ
yếu qua con đường công văn. Hệ thống cơ sở dữ liêu về giảng viên, nhân viên, sinh
viên đang phân tán và mang lại hiệu quả quản lý chưa cao.
Một số các công ty phần mềm chào giá các hệ thống lớn như: “Trung tâm Quản lý”, có
các hệ thống con bao quát hầu hết các nghiệp vụ quản lý trong nhà trường như: quản lý
cán bộ, giảng viên, quản lý tuyển sinh, quản lý tài chính, quản lý thư viện, quản lý sinh
viên Tuy nhiên nảy sinh vấn đề thứ nhất là kinh phí lớn để triển khai cho phần cứng
và phần mềm, vấn đề thứ hai là cập nhật dữ liệu cho hệ thống và các hệ thống lớn
thường khó khăn trong vấn đề xử lý lỗi. Do đó phát huy hiệu quả nói chung là không
cao, một số trường chủ yếu chỉ triển khai mảng quản lý hồ sơ cán bộ, giảng viên và
sinh viên.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trung tâm là đào tạo, thông tin về kết quả học tập
của học sinh – sinh viên có vai trò rất quan trọng cho hệ thống quản lý và công tác ra
quyết định. Các thông tin về điểm trung bình, điểm thi, điều kiện học bổng, điều kiện
tốt nghiệp,… là yêu cầu thường xuyên của hệ thống quản lý. Trong học chế niên chế,
các thông tin này khá nhiều lại do quản lý kiểu thủ công nên đã khó quản lý. Sự phức
tạp sẽ tăng bội phần khi chuyển sang học chế quản lý theo tín chỉ và do vậy, quá trình
chuyển sang học chế mới này đang bị chậm và gặp nhiều khó khăn chồng chất.
Trước tình hình thực tế đó, xuất phát từ các yêu cầu quản trị, nhu cầu về lưu trữ, khai
thác và trao đổi thông tin. Vấn đề thiết kế, xây dựng hệ thống thông tin quản lý trạng
thái học tập của sinh viên của các trường Cao đẳng / Đại học là hết sức cần thiết.

1.2 Đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
1.2.1 Thông tin chung
- Tên trường: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Tên tiếng Anh: Hanoi University of Industry
- Tên viết tắt: Tiếng Việt: ĐHCNHN, tiếng Anh: HaUI


21
- Địa chỉ: Minh Khai – Từ Liêm – Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 04.37655391 Fax: 04.37655261
- Địa chỉ Website: http: //www.haui.edu.vn
- Thời gian bắt đầu đào tạo: 1898
Ngày 2/12/2005 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 315/2005 QĐ/TT thành lập
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà
Nội.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có 3 cơ sở:
- Cơ sở 1: có tổng diện tích đất là 50.540 m2 nằm trên địa bàn xã Minh Khai - huyện
Từ Liêm - thành phố Hà Nội trên Quốc lộ 32 đường Hà Nội đi Sơn Tây.
- Cơ sở 2: nằm trên trục đường quốc lộ 70 tại địa bàn xã Tây Tựu - huyện Từ Liêm -
thành phố Hà Nội cách cơ sở một 3km có tổng diện tích đất là 45.791 m2.
- Cơ sở 3: tại địa bàn xã Phù Vân và phường Lê Hồng Phong - Thành phố Phủ Lý –
tỉnh Hà Nam với tổng diện tích đất là 385.740 m2.
Trong nhiều năm qua Nhà trường đã tập trung biên soạn nhiều Chương trình đào tạo
theo hướng đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo khác
(liên thông dọc, liên thông ngang). Các chương trình đào tạo đã cập nhật, đáp ứng nhu
cầu của xã hội và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Quá trình biên soạn và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, nhà trường đã đặc biệt
là khai thác ý kiến từ nhiều phía, tham khảo các chương trình tiên tiến của nước ngoài,
định kỳ rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh, cải tiến chương trình, gắn kết, hợp tác chặt chẽ
với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hiện nay, các phòng đều được trang bị máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh để có
thể áp dụng các phương pháp dạy tiên tiến
Trung tâm Thông tin Thư viện điện tử hiện đại với diện tích sử dụng trên 4000 m2
được trang bị mới hệ thống máy tính nối mạng internet, máy in, phần mềm quản lý thư
viện điện tử. v.v
Nhà trường đã tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
và tự luận cho 600 môn học lý thuyết phục vụ cho công tác tổ chức thi trắc nghiệm
trên máy tính. Năm 2008, nhà trường đã xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm
Quản lý thi trắc nghiệm với hàng trăm máy tính đã giúp cho việc tổ chức thi, chấm thi
và ra đề thi theo phương thức trắc nghiệm khách quan đạt kết quả cao; phần mềm lấy ý
kiến của học sinh, sinh viên về sự hài lòng đối với môn học đã giúp Nhà trường khắc
phục được những yếu kém, tồn tại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
Nhà trường đang vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:
2000 từ tháng 4 năm 2006 và nhận chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức BV


22
Certification từ tháng 12/2006 (một tổ chức đánh giá chất lượng có uy tín của vương
quốc Anh). Đã chuyển đổi phiên bản sang ISO 9001-2008.
Sứ mạng và mục tiêu chất lượng của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được xác
định rõ ràng, phù hợp với chức năng, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà
trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và
của cả nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường luôn định kỳ rà soát,
điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu và triển khai thực hiện đạt được các mục tiêu đề ra.
Tầm nhìn đến năm 2020
Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ trở thành cơ sở giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa
học của nền kinh tế tri thức, đẳng cấp quốc tế, liên thông và công nhận lẫn nhau với
một số trường đại học trên thế giới.
Sứ mạng đến năm 2015
Đại học Công nghiệp Hà Nội cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo nhiều ngành, nhiều

trình độ, chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và xuất khẩu lao động, tạo cơ hội học tập thuận lợi cho mọi đối tượng.
Chính sách chất lƣợng đến năm 2015
Xây dựng trường trở thành cơ sở đào tạo mở, hướng tới người học và các bên quan
tâm. Đào tạo nguồn nhân lực nhiều trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội.
Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, lấy người học làm TRUNG TÂM; triệt
để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập, thí điểm tiến tới tổ
chức đào tạo hoàn toàn theo tín chỉ.
Mở rộng liên kết đào tạo với các trường, với các cơ sở kỹ thuật, kinh tế trong và ngoài
nước.
Khuyến khích học tập, sáng tạo.
Cam kết xây dựng, thực hiện, duy trì các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 9000, TQM)
để đạt được kiểm định công nhận chất lượng của Việt Nam, của SEAMEO.
1.2.2 Công tác đào tạo và quản lý đào tạo
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ bắt đầu từ
năm học 2008 – 2009.
Về qui mô đào tạo: Trên 50.000 học sinh, sinh viên.
* Các lĩnh vực đào tạo:
- Công nghệ, kỹ thuật
- Kinh tế
- May, thời trang
- Sư phạm


23
- Du lịch
* Các loại hình đào tạo:
- Chính qui
- Vừa làm vừa học

- Liên thông
- Liên kết nước ngoài
- Nâng bậc thợ
- Đào tạo lao động xuất khẩu.
Bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn theo nhu cầu xã hội quan tâm.
* Về ngành, nghề đào tạo: Trong những năm qua nhà trường đã xây dựng được
chương trình và triển khai đào tạo 19 chuyên ngành đại học chính quy, 19 chuyên
ngành đào tạo cao đẳng chính quy, nhiều chương trình đào tạo trình độ khác nhau.
Hiện nay nhà trường cũng đang sử dụng một số hệ thống phần mềm cho lĩnh vực tài
chính, kế toán với các phần mềm sử dụng nội bộ trong phòng tài chính, kế toán, phần
mềm tuyển sinh, phần mềm quản lý học phí, phần mềm tính và thanh toán lương.
Với nhiệm vụ trung tâm là đào tạo, thông tin về kết quả học tập của học sinh – sinh
viên có vai trò rất quan trọng cho hệ thống quản lý và công tác ra quyết định. Các
thông tin về điểm trung bình, điểm thi, điều kiện học bổng, điều kiện tốt nghiệp,… là
yêu cầu thường xuyên của hệ thống quản lý theo tín chỉ.
Các công việc chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý kết quả đào tạo theo tín
chỉ từ việc lập danh sách sinh viên từ khi nhập học, phân ổn định, lớp độc lập, phân
công giáo viên chủ nhiệm, vào điểm, xét học bổng, xét học tiếp, xét điều kiện tốt
nghiệp, xét kết quả tốt nghiệp đều đang thực hiện thủ công. Máy tính chỉ là nơi lưu
trữ các file văn bản, việc trao đổi thông tin vẫn chủ yếu bằng điện thoại và các cuộc
họp trực tiếp
Trước tình hình thực tế đó, xuất phát từ các yêu cầu quản trị công tác sinh viên, nhu
cầu về lưu trữ, khai thác và trao đổi thông tin.Vấn đề thiết kế xây dựng hệ thống thông
tin quản lý kết quả đào tạo của sinh viên có sự tham gia của máy tính, khai thác mạng
máy tính cục bộ, tự động hóa công tác tính toán, thống kê báo cáo của nhà trường là
hết sức cần thiết.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
THEO TÍN CHỈ
Căn cứ “Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Căn cứ “Quy chế đào tạo Đại học và Cao
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành kèm theo Quyết định số 1408/QĐ-
ĐHCN ngày 10 tháng 08 năm 2009.


24
Hiệu trưởng nhà trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong Quy chế như sau:
1. Các nội dung hướng dẫn
* Điều 5: Đánh giá kết quả học tập
- Khoản 2 -Tính điểm TBC học kỳ
Các loại điểm học phần được sử dụng để tính điểm TBC học kỳ:
Điểm học phần của các học phần trong chương trình đào tạo của ngành học thứ nhất,
được tổ chức trong học kỳ chính, do sinh viên đăng ký và học lần đầu. Nếu sinh viên
đăng ký học lại học phần ở học kỳ hè tổ chức ngay sau học kỳ chính hoặc song song
với học kỳ chính thì điểm học phần cao nhất trong các lần học sẽ được sử dụng để tính
điểm TBC học kỳ của học kỳ chính đó.
Điểm học phần do sinh viên đăng ký học đổi (điều 12 của Quy chế), học vượt trong
học kỳ hè được tổ chức ngay sau học kỳ chính hoặc song song với học kỳ chính.
Sinh viên đã tích lũy đủ số tín chỉ và số học phần theo quy định cho nhóm học phần tự
chọn trong chương trình đào tạo, nếu đăng ký học thêm các học phần khác trong nhóm
thì điểm học phần đạt được sẽ sử dụng để tính điểm TBC học kỳ. Sinh viên không
muốn sử dụng kết quả học tập của các học phần học thêm để tính điểm TBC học kỳ thì
có thể làm đơn xin hủy học phần và gửi về Phòng Đào tạo trước thời điểm xét học tiếp,
xét tốt nghiệp để điểm học phần đó không sử dụng để tính điểm TBC học kỳ.
Cách tính điểm TBC học kỳ thực hiện theo Khoản 2, Điều 5 của Quy chế.
Khoản 4 - Tính điểm TBC tích lũy
Điểm học phần cao nhất mà sinh viên tích lũy được qua các lần học được sử dụng để
tính điểm TBC tích lũy tại thời điểm xét học tiếp, xét tốt nghiệp.
Cách tính điểm TBC tích lũy thực hiện theo khoản 4, Điều 5 của quy chế.
- Trường hợp sinh viên đăng ký học các học phần ngoài chương trình đào tạo

Điểm học phần của các học phần không nằm trong chương trình đào tạo của ngành
học (gồm ngành chính và ngành phụ), các học phần này thuộc chương trình đào tạo
của ngành khác do sinh viên đăng ký học thêm, không sử dụng để tính điểm TBC học
kỳ, TBC tích lũy. Kết quả tích lũy được của các học phần học thêm sẽ được ghi trong
bảng kết quả học tập của sinh viên.
* Điều 11: Rút bớt học phần đã đăng ký
- Khoản 1 thực hiện như sau:
Hết thời gian đăng ký theo quy định, sinh viên muốn rút bớt học phần đã đăng ký sẽ
thực hiện như sau: Trong thời gian từ tuần thứ 6 đến hết tuần thứ 8 của học kỳ chính
hoặc từ tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 3 của học kỳ hè, sinh viên viết đơn xin rút bớt học
phần (có xác nhận của cố vấn học tập) và gửi về Phòng Đào tạo. Nếu được chấp nhận,
sinh viên sẽ được hủy kết quả đăng ký của các học phần xin rút nhưng phải đóng học
phí của các học phần này theo quy định.


25
Ngoài thời gian nêu trên, kết quả đăng ký khối lượng học tập trong học kỳ vẫn được
giữ nguyên. Sinh viên không đi học được coi là tự ý bỏ học, phải nhận điểm F là điểm
học phần và phải đóng học phí theo quy định.
Danh sách sinh viên được chấp nhận cho rút học phần được công bố trong tuần thứ 9
của học kỳ chính hoặc tuần thứ 4 của học kỳ phụ tại các Khoa/trung tâm quản lý học
phần và trên trang web đăng ký (http: //www.haui.edu.vn: 8089).
* Điều 12. Đăng ký học lại hoặc học đổi
- Thủ tục đăng ký học lại, học đổi như sau:
Sinh viên có thể đăng ký học lại, học đổi trong học kỳ chính hoặc học kỳ hè theo kế
hoạch tổ chức học phần trong các học kỳ của nhà trường.
Sinh viên đăng ký học đổi viết đơn (có xác nhận của cố vấn học tập) và gửi về Phòng
Đào tạo để hủy kết quả của học phần đã học và đăng ký học phần học đổi theo quy
định.
- Khoản 5 thực hiện như hướng dẫn ở Điều 5.

* Điều 14: Xếp hạng năm đào tạo và học lực
Khoản 3 thực hiện như sau: Kết quả học tập trong học kỳ hè sẽ được tính vào kết quả
học tập học kỳ chính tổ chức ngay trước học kỳ hè hoặc học kỳ chính tổ chức song
song với học kỳ hè để xếp hạng sinh viên về học lực.
* Điều 16: Sinh viên bị buộc thôi học
Khoản 2 thực hiện như sau: Thời hạn nhận đơn xin xét chuyển xuống học ở trình độ
đào tạo thấp hơn hoặc chuyển qua chương trình đào tạo vừa làm vừa học tương ứng
không quá 12 tháng kể từ khi có quyết định buộc thôi học. Nhà trường sẽ không giải
quyết các trường hợp nộp đơn muộn.


26
CHƢƠNG II
KỸ NGHỆ HƢỚNG ĐỐI TƢỢNG
2.1 Cách tiếp cận hướng đối tượng
2.1.1 Tổng quan
Để khắc phục những vấn đề tồn tại trong cách tiếp cận hướng cấu trúc người ta đã
nghiên cứu một mô hình mới, thích hợp cho việc phát triển phần mềm lớn và phức tạp.
Đó là mô hình hướng đối tượng.
Theo cách tiếp cận hướng đối tượng, hệ thống được nhìn nhận như một bộ các đối
tượng (chứ không phải một bộ các chức năng). Hệ thống được phân tán, mỗi đối tượng
có những thông tin trạng thái riêng của nó. Đối tượng là bộ các “thuộc tính” xác định
trạng thái của đối tượng đó là các phép toán thực hiện trên các thuộc tính đó. Mỗi đố
tượng là một thể hiện cụ thể của một lớp mà lớp được xác định bởi các thuộc tính và
các phép toán của nó. Nó được thừa kế từ một vài lớp đối tượng cấp cao hơn, sao cho
định nghĩa nó chỉ cần nêu đủ các khác nhau giữa nó và lớp cao hơn nó. Các đối tượng
liên lạc với nhau chỉ bằng cách trao đổi các thông báo: thực tế hầu hết các liên lạc giữa
các đối tượng thực hiện bằng cách một đối tượng này gọi một thủ tục, mà thủ tục này
kết hợp với một đối tượng khác.
Cách tiếp cận hướng đối tượng dựa trên ý tưởng che dấu thông tin. Thiết kế hướng đối

tượng gần đây được phát triển nhiều đã tạo ra các hệ thống cấu tạo bởi nhiều thành
phần độc lập và có tương tác với nhau. Che dấu thông tin là chiến lược thiết kế dấu
càng nhiều thông tin trong các thành phần càng hay. Cái đó ngầm hiểu rằng việc kết
hợp điều khiển logic và cấu trúc dữ liệu được thực hiện trong thiết kế càng chậm càng
tốt. Liên lạc thông qua các thông tin trạng thái dùng chung (Các biến tổng thể) là ít
nhất, nhờ vậy khả năng hiểu được nâng lên. Thiết kế là tương đối dễ thay đổi vì sự
thay đổi 1 thành phần không thể không dự kiến các hiệu ứng phụ trên các thành phần
khác.
Cách tiếp cận hướng đối tượng có 3 đặc trưng sau:
- Không có vùng dữ liệu dùng chung. Các đối tượng liên lạc với nhau bằng cách trao
đổi thông báo chứ không phải bằng các biến dùng chung.
- Các đối tượng là các thực thể độc lập dễ thay đổi vì rằng tất cả các trạng thái và các
thông tin biểu diễn chỉ ảnh hưởng trong phạm vi chính đối tượng đó thôi. Các thay
đổi về biểu diễn thông tin có thể được thực hiện không cần sự tham khảo tới các đối
tượng hệ thống khác.
- Các đối tượng có thể phân tán và có thể hành động tuần tự hoặc song song.
2.1.2 Ƣu, khuyết điểm của phƣơng pháp hƣớng đối tƣợng
Ưu điểm của thiết kế hướng đối tượng;

×