ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
NGUYỄN THÁI SƠN
NGHIÊN CỨU MÁY GIAO DỊCH TỰ ĐỘNG ATM
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Thái Sơn
NGHIÊN CỨU MÁY GIAO DỊCH TỰ ĐỘNG ATM
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Ngành: Công nghệ Điện tử - Viễn thông
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử
Mã số: 60 52 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN QUANG VINH
Hà Nội - 2011.
- 4 -
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÁY RÚT TIỀN TỰ ĐỘNG ATM
1.1 Sự ra đời của ATM
1.2 Tổng quan về chức năng và tầm quan trọng của máy giao dịch ATM
trong hệ thống ngân hàng…………………………………………….
1.3 Các dịch vụ ngân hàng được cung cấp trên TM……………
Chương 2: GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ CẤU TẠO PHẦN CỨNG CỦA
MÁY RÚT TIỀN TỰ ĐỘNG ATM…………………………………
2.1 Phân loại ATM
2.2.1 Theo chức năng
2.2.2 Theo cách lắp đặt
2.2 Cấu tạo chi tiết máy ATM…………………………………………….
2.2.1 Sơ đồ khối tổng quát………………………………………………….
2.2.2 CPU (Central Processing Unit)……………………………………….
2.2.3 Module gắp tiền tiên tiến (Advance Fuction Dispenser)………… …
2.2.3.1 Cấu tạo chi tiết của Module gắp tiền –PICKER…………….….…….
2.2.3.2 Module xếp tiền –STACKER ………………………………………
2.2.3.3 Module vận chuyển – TRANSPORTER (hay PRESENTER)
2.2.3.4 Khay chứa tiền (Multi Media Cassette)
2.2.3.5 Khay chứa tiền loại (Divert cassette)…………………………………
2.2.4 Máy in nhật ký (JOUNER PRINTER)……………………………….
2.2.5 Máy in hóa đơn (RECEIP PRINTER)………………………………
2.2.6 Đầu đọc thẻ (MOTORIZED CARD READER)……………………
2.2.7 Bàn phím (ENCRYPTING PIN PAD EPP4)…………………………
2.2.8 Màn hình giao dịch……………………………………………………
2.2.9 Màn hình quản trị (Rear Display)……………………………………
Chương 3 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM AGILIS 91x trên ATM DIEBOLD …
3.1 Yêu cầu về phần cứng………………………………………………
8
8
9
11
13
14
14
14
16
16
17
18
21
23
25
27
30
30
31
32
36
37
41
43
43
- 5 -
3.2 Phần mềm đi kèm……………………………………………………
3.3 Bảo mật………………………………………………………………
Chương 4 HỆ THỐNG ATM……………………………………………………
4.1 Giới thiệu về SMARTLINK………………………………………….
4.2 Thiết bị chấp nhận thẻ trên ATM……………………………………
4.3 Tiêu chuẩn về thẻ từ khi giao dịch tại ATM………………………….
4.3.1 Tính chất vật lý của thẻ ATM………………………………………
4.3.2 Thông tin dập nổi trên thẻ ATM………………………………………
4.3.3 Thông tin lưu trên vạch từ của thẻ ATM……………………………
4.3.3.1 Các thông tin trên vạch từ của thẻ…………………………………….
4.3.3.2 Định dạng dữ liệu của Track 1………………………………………
4.4 Qui tắc đánh số BIN cho ngân hàng khi tham gia mạng
lưới ATM SMARTLINK……………………………………………
4.4.1 Số BIN đại diện của ngân hàng………………………………………
4.4.2 Cấu trúc của số thẻ……………………………………………………
4.5 Mã hóa PIN và quản lý khóa…………………………………………
4.5.1 Một số quy định chung……………………………………………….
4.5.1.1 Khuôn dạng khối PIN…………………………………………………
4.5.1.2 Thuật toán mã hoá triple - DES (3 - DES)……………………………
4.5.1.3 Qui trình mã hoá PIN
4.5.2 Quản lý khoá………………………………………………………….
4.5.2.1 Nguyên tắc quản lý khoá……………………………………………
4.5.2.2 Các loại khoá………………………………………………………
4.5.2.3 Bảo mật Zone Master Key (còn gọi là Master Key)………………….
4.5.2.4 Quy trình tạo khóa……………………………………………………
4.6 Tiêu chuẩn thông điệp (Standard Message format)…………………
4.6.1 Khái quát…………………………………………………………
4.6.2 Cấu trúc thông điệp…………………………………………………
4.6.2.1 Header…………………………………………………………………
43
44
46
46
47
47
47
47
47
47
48
48
48
48
49
49
49
50
52
54
54
54
55
55
56
56
56
56
- 6 -
4.6.2.2 MTI- Kiểu nhận dạng thông điệp…………………………………….
4.6.2.3 Bitmaps………………………………………………………………
4.6.2.4 Các thành phần dữ liệu – Data Element………………………………
4.7 Luồng giao dịch trên ATM…………………………………………
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………….
Phụ lục: ………………………………. ………………………………………
57
59
61
80
83
84
85
- 7 -
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
DIẾN GIẢI
Ý NGHĨA
ATM
Automatic Teller Machine
Máy giao dịch tự động
POS
Point Of Sale
Máy quẹt thẻ tại các điểm bán hàng
PIN
Personal Identìication
Number
Số nhận dạng cá nhân
BIN
Bank Identìication Number
Số nhận dạng ngân hàng
EPP
Encrypting Pin Pad
Thiết bị mã hóa số PIN
DES
Data Encryption Standard
Chuẩn mã hóa dữ liệu
LMK
Local Master Key
Khóa chính, phục vụ kết nối giứa
HOST và thiết bị đầu cuối
ZMK
Zone Master Key
Khóa chính, phục vụ kết nối nhiều
HOST
ZPK
Zone Pin Key
Khóa mã hóa PIN
MFD
Multi Function Dispenser
Bộ phận chi trả đa năng
AFD
Advance Fuction Dispenser
Bộ phận chi trả tiên tiến
ABC
Agilis Base
Communications
Chuẩn kết nối riêng cho ATM
DIEBOLD
- 8 -
CHƢƠNG I:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÁY RÚT TIỀN TỰ ĐỘNG ATM
ATM (Automatic Teller Machine) - máy rút tiền tự động - ngày nay đã trở nên phổ biến
trên khắp thế giới. Người dân Việt Nam cũng chẳng mấy xa lạ với loại máy rút tiền này.
Chỉ cần vài phút, người tiêu dùng có thể thực hiện mọi giao dịch tài chính tại bất cứ nơi
nào có đặt máy ATM mà không cần phải đến ngân hàng.
1.1 Sự ra đời của máy ATM
Hiện người ta vẫn còn bàn cãi về người sáng chế ra máy ATM. Theo đó, Luther George
Simjian - một nhà phát minh người Thổ Nhĩ Kỳ - là người đầu tiên nghĩ ra "loại máy có lỗ
đặt áp vào tường" cho phép khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch tài chính. Simjian
bắt đầu đăng ký bằng sáng chế cho ý tưởng này vào năm 1939. Ông đã cố thuyết phục
một ngân hàng - ngày nay là Ngân hàng Citicorp - thử lắp đặt máy phát tiền tự động này.
Thế nhưng chỉ trong vòng 6 tháng sau, người ta phải tháo dỡ loại máy trên do nhu cầu sử
dụng không cao. Theo Simjian, khách hàng giao dịch qua máy thường chỉ là các cô gái
điếm và các con bạc vốn không thích thú việc giao dịch trực tiếp với nhân viên thu ngân.
Cũng có giả thuyết cho rằng máy phát tiền mặt tự động đầu tiên là do John Shepherd-
Barron sáng chế vào giữa thập niên 1960. Hồi đó xuất phát từ nhu cầu của bản thân muốn
có thể rút tiền từ ngân hàng bất cứ lúc nào nên ông đã nghĩ ra loại máy rút tiền tự động.
Loại máy do Shepherd-Barron chế tạo có thể thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào với tần số
24/7 (tức 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần) và được lắp đặt lần đầu tiên tại chi nhánh Ngân
hàng Barclays ở London (Anh) vào năm 1967. Lúc đó, khách hàng chỉ được rút tối đa 10
bảng Anh cho một lần giao dịch. Thế nhưng, các chuyên gia đã không công nhận đây là
loại máy ATM vì chúng luôn nuốt thẻ và khách hàng phải mua thẻ khác nếu muốn thực
hiện một giao dịch nữa. Theo họ, loại máy ATM đầu tiên mà chúng ta đang sử dụng chính
là loại máy đã ra mắt công chúng vào năm 1969 tại Ngân hàng Chemical Bank ở New
York (Mỹ). Tác giả của loại máy ATM trên chính là Don Wetzel - Phó giám đốc chi
nhánh kế hoạch sản phẩm của Docutel (một công ty chuyên về máy tự động xử lý hành
lý). Ông nảy ra ý tưởng tạo ra chiếc máy ATM hiện đại trong một lần xếp hàng chờ rút
tiền tại một ngân hàng ở Dallas. Ông trình bày ý tưởng của mình và được Công ty
- 9 -
Docutel hỗ trợ tài chính. Với số tiền 5 triệu USD, Wetzel cùng 2 cộng sự đã chế tạo thành
công chiếc máy ATM đầu tiên trên thế giới. Họ được nhận bằng sáng chế vào năm 1973.
Trong năm 1969, Chemical Bank phát động chiến dịch
quảng cáo ATM rầm rộ với khẩu ngữ: "Kể từ ngày 2/9,
ngân hàng chúng tôi sẽ mở cửa lúc 9 giờ sáng và sẽ không
bao giờ đóng cửa nữa". Thế là từ dạo ấy, khách hàng có
thẻ tín dụng không cần phải xếp hàng chờ đến phiên được
nhân viên ngân hàng giải quyết cho rút tiền mặt nữa. Chỉ
cần đút tấm plastic có vẹt từ trường vào một cái máy
ATM, khách hàng có thể rút tiền mặt bất cứ lúc nào mình
thích, kể cả ngày cuối tuần. Tiếp sau Chemical Bank,
nhiều ngân hàng khác cũng bắt đầu chiến dịch lắp đặt và
quảng bá máy ATM. Năm 1973, tại Mỹ đã có 2.000 máy
ATM hoạt động trên toàn quốc. Chi phí cho một máy
ATM lúc bấy giờ vào khoảng 30.000 USD. Hiện nay riêng
ở Mỹ, số lượng máy ATM được đưa vào sử dụng lên đến
371.000 cái. Bạn có thể thấy ATM không chỉ có trong các siêu thị, sân bay mà còn hiện
diện trong nhiều cửa hàng bán thức ăn nhanh McDonald hay các cửa hàng rượu nhỏ ở
Mỹ. Ngay cả ở khu vực núi đá cheo leo South Rim thuộc dải Grand Canyon hiểm trở ở
bang Colorado (Mỹ) cũng có máy ATM. Ngày nay, ATM hiện diện ở khắp mọi nơi trên
thế giới, thậm chí vành đai Bắc cực hay trạm quan sát McMurdo Station ở Nam cực cũng
có vài máy. Nếu Nữ hoàng Anh Elizabeth II cần một ít tiền để "boa" cho các cảnh vệ của
mình, bà có thể rút tiền từ máy ATM được lắp đặt sẵn trong cung điện Buckingham ở
London.
1.2 Tổng quan về chức năng và tầm quan trọng của máy giao dịch tự động ATM
trong hệ thống ngân hàng.
Sự phát triển của công nghệ mới cùng với những thách thức của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế đã đặt ra yêu cầu cho hệ thống ngân hàng và các công ty tài chính Việt Nam
Hiện nay có khoảng hơn 2
triệu máy ATM hoạt động
trên toàn cầu. Cứ mỗi 7 phút
sẽ có một máy ATM mới
được lắp đặt ở một nơi nào đó
trên hành tinh. Số lượng máy
ATM trên 1 triệu dân ở Mỹ là
1.250, ở Úc: 800, Trung
Quốc: 40 và Việt Nam: 5.
Ngày thứ sáu được xem là
ngày có số lượng người giao
dịch qua máy ATM cao nhất
trong tuần.
- 10 -
phải tích cực củng cố, tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị theo lộ trình quy
định của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, các ngân hàng phải đẩy mạnh việc hiện đại
hoá, đổi mới công nghệ ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh và đào tạo phát
triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, phát
triển và hội nhập. Hệ thống giao dịch (rút tiền) tự động ATM ra đời được coi là một kênh
ngân hàng tự phục vụ chiến lược, một công cụ quan trọng trong hoạt động bán lẻ của các
ngân hàng Việt Nam.
Theo ATM và Debit News (2001), “máy giao dịch tự động (ATM) là một loại máy điện
tử đặt ở nơi công cộng, được kết nối với một hệ thống dữ liệu và các thiết bị liên quan,
được kích hoạt bởi chủ thẻ cho phép rút tiền, sử dụng các dịch vụ ngân hàng phát hành
thẻ và các ngân hàng khác”.
Về nguyên tắc, hầu hết các máy ATM được kết nối với hệ thống liên ngân hàng, cho phép
khách hàng có thể rút và gửi tiền từ máy ở bất cứ nơi đâu, không phụ thuộc vào nơi mà họ
mở tài khoản. Một lợi thế của ATM là cung cấp các dịch vụ ngân hàng 24giờ/ngày, 365
ngày/năm và được đặt tại các địa điểm “chiến lược”, thuận tiện cho khách hàng thực hiện
các giao dịch “ngoài giờ hành chính”. Cùng với sự tiến bộ về công nghệ thông tin và sự
phổ biến của Internet, ATM không chỉ đơn thuần chỉ để rút tiền - mà còn hơn thế nữa, nó
có thể cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ ngân hàng, gia tăng chức năng bảo mật về
thông tin đối với người giữ thẻ, đồng thời, chủ thẻ có thể trả tiền bất kì nơi đâu thông qua
hệ thống chấp nhận thẻ (ATM và POS). Trên phương diện một ngân hàng, ATM giúp cho
ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với chi phí thấp nhất, tạo sự khác
biệt về chất lượng phục vụ và thương hiệu để cạnh tranh, giảm thiểu chi phí vận hành và
tăng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.
Tại Việt Nam, theo Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị, các ngân hàng đã tích cực đổi
mới hệ thống công nghệ, triển khai chuẩn hoá các hệ thống core-banking, phát triển các
sản phẩm và ứng dụng những công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Theo đó, sản phẩm thẻ của các ngân hàng Việt Nam đã có những bước
- 11 -
tiến nhảy vọt, nếu năm 2001, trên toàn Việt Nam mới chỉ có khoảng 15.000 thẻ quốc tế,
3.000 thẻ nội địa và khoảng 20 máy ATM, thì tính đến tháng 05 năm 2005, riêng
Vietcombank đã có khoảng 400 máy ATM, nếu tính các máy ATM liên kết với một số
ngân hàng khác (thẻ ATM của các ngân hàng liên kết có thể sử dụng trên máy ATM của
nhau) thì số máy là 450 máy và con số này có thể tăng lên đến 800 máy với 12 ngân hàng
cùng liên kết. Thống kê đến tháng 5/2010, trên cả nước đa
̃
co
́
10.200 máy ATM … đó
thật sự là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường thẻ Việt Nam. Trong thời gian qua, các
ngân hàng đã tập trung rất nhiều nguồn lực về tài chính lẫn nhân lực, cạnh tranh quyết liệt
để có thể giành thị phần đối với thị trường thẻ nói chung và thị trường thẻ ATM nói riêng.
Ngày nay, thẻ ATM không còn xa lạ đối với mọi người. Nếu trước đây nhắc
đến thẻ, chúng ta thường nghĩ tới những người hay công cán nước ngoài, cán bộ ngân
hàng hay những người nhiều tiền, thì bây giờ nó đã phổ biến, trở thành một thứ mốt trong
cuộc sống hiện đại của chúng ta. Thứ mốt này không phải là ảo mà xuất phát từ nhu cầu
có thực, họ đã cảm nhận và thấy được sự tiện ích, văn minh khi dùng thẻ nhựa và đến với
nó với mục tiêu rõ ràng. Không chỉ những người có tiền, có nhu cầu cất giữ hay thường
xuyên giao dịch mới cần đến thẻ ATM, mà ngay cả học sinh, sinh viên xa nhà, ngoài tỉnh
cũng cần đến thẻ ATM vì họ nhận ra được sự thuận lợi khi sử dụng loại thẻ này. Bên cạnh
học sinh, sinh viên thì ngay cả các cụ già cũng gia nhập vào thị trường giao dịch văn minh
ấy. Từ đây cho thấy thẻ ATM thực sự đi vào đời sống với thực chất tính hữu ích của nó,
gắn liền với chiếc ví của từng người chứ không phải là một trào lưu.
1.3 Các dịch vụ ngân hàng đƣợc cung cấp trên ATM.
- Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn trên ATM
- Nộp thuế, thanh toán hoá đơn điện thoại, điện lực trực tuyến trên AT
- Thanh toán vé tàu
- Nhận lương, thu nhập từ công ty và các giao dịch chuyển khoản khác
- Vấn tin tài khoản ATM trực tuyến trên Internet
-Nạp tiền cho thuê bao trả trước của các mạng DĐ bằng dịch vụ VnTopup
-
- 12 -
-Nhanh chóng, thuận tiện với các tiện ích của SMS Banking (Chuyển khoản qua
tin nhắn, thông báo biến động số dư, sao kê tài khoản, xem thông tin về lãi suất, tỷ
giá ngoại hối )
- Đặc biệt, một số ngân hàng còn sử dụng máy ATM dành cho người khiếm thị
(dùng bàn phím in nổi hay hệ thống hướng dẫn sử dụng bằng giọng nói)
- 13 -
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ CẤU TẠO PHẦN CỨNG CỦA MÁY
RÚT TIỀN TỰ ĐỘNG ATM
Hiện tại có rất nhiều thương hiệu ATM trên thị trường như: NCR, DIEBOLD, WINCOR,
GRG, IBM, v.v
Vì khuôn khổ luận văn có hạn nên tác giả sẽ đi sâu vào thương hiệu ATM của hãng
DIEBOLD.
Diebold là tập đoàn được thành lập năm 1859, trụ sở chính tại bang Ohio, Mỹ với trên
14.000 nhân viên, hoạt động tại hơn 90 quốc gia trên khắp thế giới (tên giao dịch tại thị
trường chứng khoán New York là DBD. Đây là tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực
cung cấp giải pháp và dịch vụ cho lĩnh vực Tài chính Ngân hàng. Với kinh nghiệm phục
vụ trong ngành ngân hàng liên tục trong gần 150 năm, Diebold hiểu biết sâu sắc về các
yêu cầu và đòi hỏi của các khách hàng trên thị trường dịch vụ tài chính, đưa tới khách
hàng những giải pháp kỹ thuật, bao gồm tư vấn, triển khai, cung cấp dịch vụ chuyên
nghiệp và dịch vụ sau bán hàng. Diebold liên tục dẫn đầu trong việc phát minh và áp
dụng những sáng kiến, công nghệ mới nhằm ngày một nâng cao chất lượng, chủng loại
các giao dịch mà ngân hàng có thể cung cấp được trên máy ATM với mức độ chính xác,
an toàn ngày càng cao với chi phí hợp lý. Tại Việt Nam, những máy ATM đầu tiên có mặt
là của nhà sản xuất ATM Olivetti và đến nay bộ phận sản xuất, kinh doanh ATM của
Olivetti đã được Diebold mua lại. Diebold cũng là nhà cung cấp ATM đầu tiên mở văn
phòng chính thức tại Việt Nam. Diebold cũng là hãng ATM đầu tiên và duy nhất cho tới
nay tại Việt Nam có đội ngũ dịch vụ bảo hành bảo trì của chính hãng nhằm cung cấp tới
các ngân hàng dịch vụ hoàn hảo theo tiêu chuẩn toàn cầu của Diebold. Diebold nhấn
mạnh vào việc chuyển giao công nghệ ATM và thực hiện các khóa đào tạo công nghệ cho
khách hàng trong nước. Hiện nay tại Việt Nam, Diebold giới thiệu và cung cấp dòng sản
phẩm Opteva là thế hệ sản phẩm ATM tiên tiến và hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.
Đây là dòng sản phẩm đã nhận được nhiều ủng hộ từ các ngân hàng lớn trên thế giới nhờ
vào những chức năng ưu việt nổi trội của mình đặc biệt là với khả năng bảo mật thông tin
khách hàng và an ninh cho giao dịch cao nhất.
- 14 -
2.1 Phân loại ATM:
2.1.1 Theo chức năng:
●Cash Dispenser: ATM chỉ có chức năng rút tiền mặt
●Multi Function Dispenser: Dòng ATM ngoài chức năng rút tiền mặt
còn có các chức năng nâng cao khác như gửi tiền bằng phong bì hay
gửi tiền mặt trực tiếp, rút tiền xu
2.1.2 Theo cách lắp đặt:
- ATM để sảnh (Lobbly ATM)
- ATM xuyên tường (Through The Wall)
Hình 1: ATM để sảnh (lobby) đồng thời là Cash Dispenser
- 15 -
Hình 2: ATM xuyên tường (Through The Wall) đồng thời là MFD
- 16 -
2.2 Cấu tạo chi tiết máy ATM
2.2.1 Sơ đồ tổng quát
. Cấu tạo chung của một máy ATM sẽ bao gồm các thành phần như trong bảng 1.1
STT
Tên thiết bị
1
CPU
2
Bộ phận chi trả tiền
3
Máy in nhật ký
4
Máy in hóa đơn
5
Đầu đọc thẻ
6
Bàn phím EPP4
7
Màn hình giao dịch
8
Màn hình quản trị
Bảng 1.1
- 17 -
2.2.2: CPU (Central Processing Unit)
Đây là bộ điều khiển trung tâm của ATM, tất cả các thiết bị sẽ kết nối tới CPU thông qua
chuân USB (module hóa).
Hình 3: CPU
- Processor: Sử dụng chip Pentium 4 (P4), 2 GHz (có thể nâng cấp theo dòng
máy hay theo thời gian)
- System Memory: Bo mạch chủ có 2 khe cắm RAM loại DIMM 2.5 V 184-pin
200/266 MHz double datarate (DDR) hỗ trợ tối đa lên đến 2 GB.
- Tính năng bảo mật cho kết nối USB: Tính năng này cho phép ngăn chặn các kết
nối không cho phép tới các thiết bị quan trọng như AFD. Trong trường hợp
muốn thiết lập kết nối USB giữa AFD tới CPU ta phải thực hiện qui trình tạo
kết nối riêng.
- Intel 845G Graphics Sub-system:
o 32 bpp (bits per pixel) graphics engine
o 200 MHz core frequency
- 18 -
o Motion video acceleration
o Khe cắm card màn hình rời: Hỗ trợ 1x, 2x, or 4x AGP add-in cards with
1.5 V I/O
- Real-time Clock, CMOS SRAM, and Battery: Trên mỗi bo mạch chủ đều cho
một viên pin CR 2032 cấp nguồn cho đồng hồ và CMOS. Khi CPU bị ngắt
điện, viên Pin này có thể hoạt động trong vòng 3 năm. Đồng hồ trên bo mạch
có dung sai là: ± 13 phút/năm
- I/O Controller:
o 01 cổng serial
o 01 cổng parallel
o 02 cổgn PS/2 cho bàn phím và chuột.
o Hỗ trợ PCI power management
- Audio Sub-system
- LAN Sub-system
-
2.2.3 Module gắp tiền tiên tiến (Advance Fuction Dispenser)
Đây là module quan trọng nhất, phức tạp nhất trên các máy ATM. Hiện tại đang có 02
công nghệ gắp tiền:
Gắp tiền bằng công nghệ ma sát
Gắp tiền bằng công nghệ chân không
Máy ATM DIEBOLD áp dụng công nghệ gắp tiền ma sát, công nghệ này cho phép thực
hiện giao dịch với tốc độ cao 7 tờ/giấy, tránh được hiện tượng kẹp díp.
- 19 -
Hình 4: Bộ phận gắp tiền tiên tiến (AFD)
Cơ chế hoạt động của AFD như sau:
1. Tiền được gắp ra khỏi khay chứa tiền bởi các Picker module
2. Sau đó từng tờ tiền sẽ đi theo bộ phận truyền tải – Transport module.
3. Sau đó các tờ tiền sẽ được sắp xếp tại bộ phần xếp tiền – Stacker module.
4. Cuối cùng các xếp tiền sẽ được đưa ra ngoài cho khách hàng bởi bộ phần truyền tải
- 20 -
Hình 5: Cơ chế hoạt động của AFD
Hình 6: Các module của AFD
- 21 -
2.2.3.1 Cấu tạo chi tiết của Module gắp tiền –PICKER
Hình 7: Cấu tạo PICKER
+ Feed shaft: Trục có 3 bánh cao su, luôn quay ngược chiều kim đồng hồ có tác
dụng miết tờ tiền ra khỏi hộp tiền. Trên mỗi bánh cao su đều có các đường rãnh theo chu
vi có tác dụng làm tăng độ ma sát với các tờ tiền. Tùy theo môi trường xung quanh mà
vòng đời của feed shaft có thể dài ngắn khác nhau, tuy nhiên vòng đời trung bình của feed
shaft là khoảng 2 năm.
+ Động cơ moto bước: Mỗi feed shaft sẽ được điều khiển bởi một động cơ bước,
khi quay một vòng, feed shaft sẽ gắp ra một tờ tiền.
+ Stripper wheel: Được làm bằng cao su có độ ma sát cao, bánh xe này chỉ quay
theo một chiều nguợc với chiều của feef shaft và được tì vào bánh xe cao su ở vị trí trung
tâm của feed shaft do đó nó có khả năng ngăn chặn khi nhiều hơn một tờ tiền bị gắp ra bởi
feed shaft.
- 22 -
+ Hệ thống định dạng kép (double detech system): Đây là bộ phận quan trọng của
picker có dùng để định dạng mỗi tờ tiền khi được gắp ra khỏi casstte, hệ thống này sẽ đo
lường các đặc tính của tờ tiền như: độ dày hay chiều cao. Double detech system được cấu
thành từ que thăm khoảng cách (proximity probe), double detect fork và fork block. Mỗi
khi một tờ tiền được lấy ra khỏi hộp tiền, trước khi đi lên băng chuyền, tờ tiền này sẽ đi
qua hệ thống định dạng kép tạo nên sự thay đổi về khoảng cách giũa proximity probe và
fork, sự thay đổi khoảng cách này sẽ sinh ra một điện áp nhất định, bộ phận điều khiển sẽ
căn cứ vào sự thay đổi điện áp này để tính ra độ dày của tờ tiền, căn cứ vào thời gian thay
đổi điện áp (nhân với tốc độ gắp tiền cố định) để tính ra độ cao của tờ tiền. Đồng thời trên
hệ thống định dạng kép này có một kẹp sensor thu phát. Trên bánh xe giữa của feed shaft
có một lỗ thủng do đó khi feed shaft quay được một vòng thì cặp sensor thu phát sẽ đếm
được 1, căn cứ vào số đếm của cặp sensor này ta có thể xác định được số lượng tờ tiền đã
được gắp ra khỏi khay chứa tiền.
+ Ma trận phím: Dùng để nhận dạng cấu hình của hộp đựng tiền (như tên hộp đựng
tiền, độ dày của tờ tiền trong hộp, v. v.). Khi hộp đựng tiền được đưa vào picker, các nút
đằng sau hộp đựng tiền sẽ tiếp xúc với ma trận phím, tù đó bộ phận điều khiển sẽ nhận
biết các thông số của hộp tiền.
2.2.3.2 Module xếp tiền –STACKER
Giới thiệu tổng quan
- 23 -
Hình 8: Cấu tạo STACKER
+ Bộ phận xếp tiền có vị trí ở giữa bộ phận gắp tiền (picker module) và bộ phận chuyền
tải (transport module), chức năng của bộ phận này là xếp các tờ tiền khi ra khỏi bộ phận
gắp tiền thành các xếp tiền ngăn nắp rồi đưa lên bộ phận truyển tải (transport module) để
đưa ra cho khách hàng. Để làm được điều này, các tờ tiền sau khi đi ra khỏi bộ phận gắp
tiền sẽ được đưa đến các dây cu-roa của Module xếp tiền và được sắp xếp vào một
khoang (stacker tray) của bộ phận xếp tiền. Khoang xếp tiền này có chức năng đưa các tờ
tiền đã được xếp thành bó gọn gàng lên bộ phận băng chuyền của module chuyền tải
(transport module) và từ đó sẽ được đưa ra cho khách hàng. Bên cạnh đó, bộ phận xếp
tiền còn có chức năng đưa các tờ tiền kém phẩm chất (kẹp díp, mất góc v.v.) vào trong
khoang chứa tiền loại.
+ Bộ phận xếp tiền có chức năng điều khiển rất nhiều các bộ phận khác nhau trong AFD
như:
- 24 -
●Bộ phận truyền tải –có chức năng đưa tiền ra cho khách hàng – được điều
khiển bởi một động cơ được gắn trên Stacker module.
●Nắp của khay tiền loại – divert door- được điều khiển đóng (khi đưa tiền
ra cho khách hàng) hay mở (đưa tiền vào khay tiền loại) đều bởi Stacker
module.
●Khi tiền được đưa ra cửa dành cho khách hàng – consumer gate- cửa này
sẽ được mở lên để đưa tiền cho khách hàng hay đóng xuống khi tiền đã
được lây, thì cả 2 hoạt động này đều được điều khiển bởi bánh CAM, bánh
răng CAM này được định vị ở bên sườn của Stacker module và được điều
khiển bởi một động cơ bước của Stacker module. Một cảm biến quang được
sử dụng để xác định các vị trí của bánh răng CAM khi bánh răng này
chuyển động.
+ Giới thiệu một số bộ phận quan trọng của STACKER module
● Khoang chứa tiền (Tray): Sau khi tiền được gắp ra khỏi các khay chứa
tiền, được vận chuyển bởi bộ phận transporter rồi sẽ được tập kết thành từng
xếp tại Tray.
●Tại Tray có các thanh Note Stop có tác dụng giữ các tờ tiền không bị rơi ra
khỏi Tray, các thanh Note Stop này có thể thay đổi vị trí tùy theo kích thước
của tờ tiền.
●Counter sensor: Tại thanh ray nằm ngang của STACKER có bộ phận
Counter sensor, mỗi tờ tiền trước khi đưa vào Tray sẽ che Counter sensor
này một lần do đó bộ phận này có tác dụng đếm các tờ tiền được đưa vào
Tray. Do đó, số lượng tờ tiền trước khi đưa ra cho khách hàng đã trải qua 2
lần đếm, một lần tại Picker và một lần tại Stacker, chỉ khi số đếm tại 2 bộ
phận này trùng nhau, tiền mới được đưa ra cho khách hàng.
●Bánh răng CAM, kết hợp với Cam motơ có tác dụng điều khiển hầu hết
các hoạt động của Stacker như: Nâng hay hạ Tray, điểu khiển Divert door
đóng hay mở, điều khiển sự đóng mở của cửa ra tiền (thuộc bộ phận
transporter)
- 25 -
2.2.3.3 Module vận chuyển – TRANSPORTER (hay PRESENTER)
Giới thiệu tổng quan
Hình 9: Cấu tạo PRESENTER
+ Transporter module có vị trí ở phía trên của STACKER module, chức năng chính của
module này là vận chuyển các tờ tiền ra cho khách hàng thông qua của ra tiền (consumer
gate). Sau khi các tờ tiền được sắp xếp ngay ngắn tại tray của STACKER module, tray sẽ
nâng lên và đưa sếp tiền này vào TRANSPORTER module, sau khi tiền được đưa vào
TRANSPORTER module, bộ phận push plate và các dây belt sẽ vận chuyển sếp tiền này
cho đến khi exit sensor tại cửa ra tiền bị chặn. Khi exit sensor bị chặn, push plate sẽ
ngừng đẩy, và consumer gate sẽ mở ra và đưa sếp tiền ra cho khách hàng.
+ Giới thiệu một số bộ phận quan trọng của STACKER module
- 26 -
●Push plate được sử dụng kết hợp với 3 dây belt có tác dụng định hướng, truyền
tải các tập tiền ra cho khách hàng, sự hoạt động của Push Plate được điều khiển bởi
một động cơ bước (động cơ bước này được gắn tại STACKER). Vị trí của
Push plate được ghi nhận và điểu khiển bởi bo mạch chủ CCA, vị trí của Push
plate được xác định bởi các sensor quang gắn tại STACKER module và consumer
gate, dựa vào các sensor này, bo mạch chủ CCA có thể điều khiển push plate đến
các vị trí chính xác.
● Băng tải: Có 3 băng tải, được sử dụng kết hợp với Push plate để đẩy các tập tiền
ra ngoải cửa ra tiền cho khách hàng, 3 băng tải này được điểu khiển bởi một động
cơ bước – DC moto (gắn tại STACKER module) thông qua các trục, tốc độ truyền
tải của các băng tải này được điều khiển bởi một sensor quang, có khả năng đọc
vòng quay của động cơ bước, nó hoạt động như một đồng hồ đo tốc độ, qua đó cho
phép CCA điều khiển được tốc độ của DC moto.
●Sensor quang tại cửa ra tiền: Có chức năng nhận biết sự có mặt của tập tiền tại
cửa ra tiền trong quá trình đẩy tiền ra cửa của push plate, khi đó CCA sẽ điều khiển
DC moto của băng tải quay thêm nửa vòng, đồng thời mở cửa ra tiền. Khi sensor
phát hiện tiền đã được lấy ra bởi khách hàng nó sẽ báo về CCA để điều khiển đóng
cửa ra tiền lại.