Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 119 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





TRƢƠNG THỊ THÙY GIANG





HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỊCH VỤ KIỀU HỐI
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ










THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





TRƢƠNG THỊ THÙY GIANG





HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỊCH VỤ KIỀU HỐI
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN VĂN THẮNG





THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu đã đƣợc nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là
trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc lời cam đoan trên.

Ngƣời cam đoan



Trương Thị Thùy Giang



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng QLĐT Sau đại học, Trƣờng Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Đoàn Văn Thắng
đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn, và gia
đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những
ý kiến đóng góp trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Trương Thị Thùy Giang



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3
4. Bố cục của luận văn 3
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHTM - DỊCH VỤ VÀ QUẢN LÝ
DỊCH VỤ KIỀU HỐI TẠI CÁC NHTM 4
1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM 4
1.2. Khái niệm kiều hối, quản lý kiều hối và yếu tố hình thành kiều hối 5
1.2.1. Khái niệm kiều hối 5
1.2.2. Khái niệm và nội dung quản lý kiều hối 5
1.3. Các dòng kiều hối ở Việt Nam 9
1.3.1. Kiều hối chuyển theo kênh chính thức 11
1.3.2. Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức 13
1.3.3. Cơ sở pháp lý về Kiều hối tại Việt Nam 14
1.4. Vai trò của kiều hối trong phát triển kinh tế và hoạt động NHTM 15
1.4.1. Vai trò của kiều hối trong phát triển kinh tế 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iv
1.4.2. Vai trò của dịch vụ kiều hối đối với NHTM 17
1.5. Quy trình nhận và chuyển tiền kiều hối tại các NHTM 19
1.5.1. Quy trình chuyển tiền kiều hối 19
1.5.2. Quy trình nhận tiền kiều hối 19
1.6. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và các ngân hàng ở Việt
Nam trong việc thu hút và quản lý nguồn lực kiều hối 20
1.6.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng ở Việt Nam 24
1.6.2. Rút ra bài học kinh nghiệm đối với NHNo VN 30
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 32
2.1.1. Ý nghĩa của nguồn kiều hối trong nền kinh tế VN? 32
2.1.2. Các phƣơng thức nhận tiền kiều hối về Việt Nam 32
2.1.3. Vì sao nguồn kiều hối tại NHNoVN chƣa cao? 32
2.1.4. Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối tại hệ thống Ngân hàng
NHNoVN 32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 32
2.2.2. Phƣơng pháp thống kê 33
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích thông tin 34
2.2.4. Phƣơng pháp so sánh 34
2.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia 35
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 35
2.3.1. Tổng hợp đánh giá về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam 35
2.3.2. Chỉ tiêu về các nguồn kiều hối tại Việt Nam so với các chỉ tiêu
kinh tế khác 36
2.3.3. Thị phần của nguồn kiều hối tại NHNoVN so với các ngân hàng khác 36
2.3.4. Công tác quản lý kiều hối trong hệ thống NHNo VN 37


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ KIỀU HỐI TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM 39
3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam 39
3.1.1. Sơ lƣợc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 39
3.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam 43
3.2. Tình hình kiều hối và quản lý kiều hối tại Việt Nam 46
3.2.1. Tổng quan về tình hình kiều hối ở Việt Nam 46
3.2.2. Tình hình hoạt động dịch vụ kiều hối của NHNo VN 63
3.2.3. Kết quả đạt đƣợc của hoạt động kiều hối 70
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀQUẢN LÝ DỊCH VỤ
KIỀU HỐI TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 92
4.1. Định hƣớng phát triển chung 92
4.2. Giải pháp phát triển và hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ
thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 92
4.2.1. Các tiêu chí cần xác định 93
4.2.2. Nhóm giải pháp dành cho NHNo VN 95
4.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc 102
4.3.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách hợp lý 102
4.3.2. Cơ chế khuyến khích kiều bào đầu tƣ cho đất nƣớc 103
4.3.3. Chính sách hỗ trợ đối với ngƣời lao động đi xuất khẩu ở nƣớc ngoài 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 108


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACB : Ngân hàng Thƣơng Mại Á Châu
ASEAN : Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
BIDV : Ngân hàng Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam
FDI : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FII : Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài
GDP : Tổng sản lƣợng nội địa
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
LQH : Liên hợp quốc
NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc
NHNo VN : Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
NHTM : Ngân hàng thƣơng mại
ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
SWIFT : Hiệp hội tài chính liên Ngân Hàng toàn cầu
VCB : Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam
VIB : Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Quốc Tế
Vietinbank : Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam
WU : Western Union
XKLĐ : Xuất khẩu lao động
MTO : Ngƣời chuyển tiền



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các ngân hàng đại lý hợp tác chuyển tiền kiều hối với NHNo VN 71
Bảng 3.2: So sánh mạng lƣới và thị phần kiều hối của các ngân hàng 79



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bổ kiều bào Việt Nam trên toàn thế giới 47
Biểu đồ 3.2: Lƣợng kiều hối về Việt Nam so với các chỉ tiêu kinh tế khác 52
Biểu đồ 3.3: Kiều hối Việt Nam giai đoạn 1992 - 2012 54
Biểu đồ 3.4: Thị phần chuyển tiền kiều hối từ các châu lục về Việt Nam 55
Biểu đồ 3.5: Thị phần NHNo VN trong các ngân hàng tại Việt Nam 64
Biểu đồ 3.6: Thị phần của Dịch vụ chuyển tiền kiều hối NHNo VN trong
các ngân hàng tại Việt Nam 71
Biểu đồ 3.7: Phân bố kiều hối các vùng miền chuyển qua NHNo VN 78
Biểu đồ 3.8: Doanh số kiều hối NHNo VN (Agribank) so với các tổ chức
khác qua các năm 78

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn trong hệ thống cung cấp dịch vụ kiều hối chính
thức về Việt Nam 11
Sơ đồ 1.2: Hình thức cung cấp dịch vụ kiều hối phi chính thức về Việt Nam 13
Sơ đồ 3.1: Chuyển tiền kiều hối qua tài khoản hoặc chứng minh thƣ 65
Sơ đồ 3.2: Quy trình thanh toán chuyển tiền kiều hối qua hệ thống SWIFT 66

Sơ đồ 3.3: Quy trình chuyển tiền qua Western Union 68
Sơ đồ 3.4: Quy trình chuyển tiền qua BNY 69
Sơ đồ 3.5: Quy trình chuyển tiền từ Malaysia về Việt Nam qua MayBank 70


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiều hối là nguồn tài chính ổn định và ít biến động ngay cả trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên đây là nguồn lực rất quan trọng mà
các nƣớc đang phát triển cần tận dụng.
Các chuyên gia kinh tế tài chính của Hội nghị Liên hiệp quốc về thƣơng
mại và phát triển (UNCTAD) đã nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của
các nguồn kiều hối trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ của các nƣớc nghèo và các nƣớc đang phát triển.
Thứ nhất, nguồn kiều hối tƣơng đối ổn định hơn các nguồn vốn viện trợ
khác, khắc phục đƣợc những khó khăn trong thời kì nền kinh tế chịu tác động
của khủng hoảng mà thƣờng trong thời kì này các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp
hay vay nƣớc ngoài của doanh nghiệp có xu hƣớng suy giảm. Do đó, kiều hối
giúp làm giảm bớt những xáo trộn đột biến cho nền kinh tế.
Thứ hai, qua phân tích cán cân thanh toán cho thấy, kiều hối đống vai
trò quan trọng trong việc tài trợ thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam.
Trong bốn năm gần đây, đặc biệt trong 2011 và 2012, lƣợng kiều hối lớn hơn
gấp hơn hai lần vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực tế vào Việt Nam. Đây là nguồn
vốn tăng tƣơng đối ổn định và không tạo gánh nặng nợ nƣớc ngoài cho nền
kinh tế.
Thứ ba, kiều hối góp phần thúc đẩy đầu tƣ và tiêu dùng, là động lực đẩy
mạnh tăng trƣởng kinh tế, Việt Nam là một nƣớc có nguồn thu ngoại tệ đáng

kể từ xuất khẩu dầu thô, đồng thời lại nhận đƣợc nguồn kiều hối tƣơng đối
lớn. Do đó, Việt Nam là một trƣờng hợp điển hình để so sánh lợi ích của kiều
hối và thu nhập từ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi thu nhập từ dầu
thô hoàn toàn do nhà nƣớc quản lý thì kiều hối là một lƣợng tiền đƣợc phân
phối rộng rãi không qua nhà nƣớc. Trên phƣơng diện thực tế, kiều hối góp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
phần giúp nhiều gia đình nghèo có phƣơng tiện sinh sống và vốn làm ăn, góp
phần giảm mức nghèo đói ở Việt Nam, đặc biệt khu vực nông thôn vì phần
đông công nhân lao động đi nƣớc ngoài xuất phát từ đây.
Thu hút kiều hối không chỉ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các
quốc gia đang phát triển,mà còn giúp ngân hàng thƣơng mại thu phí và bán
chéo các dịch vụ khác cho ngƣời nhận kiều hối, đồng thời nâng cao uy tín
thƣơng hiệu với khách hàng. Với những lợi ích thu đƣợc, chi phí đầu tƣ không
lớn và ít rủi ro của hoạt động chi trả kiều hối đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt
trong mảng cung cấp dịch vụ chi trả kiều hối giữa các NHTM và các tổ chức
tính dụng. Nhận thức đƣợc vấn đề này, trong những năm qua Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã triển khai có hiệu quả dịch vụ kiều
hối trên toàn hệ thống, trên cơ sở hệ thống mạng lƣới rộng khắp, và nền tảng
công nghệ hiện đại. Tuy vậy, công tác quản lý dịch vụ kiều hối vẫn còn nhiều
tồn tại bất cập. Chính vì vậy đề tài: “Hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong
hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” là đề
tài tôi chọn cho luận văn thạc sĩ của mình. Xuất phát trên cơ sở những nghiên
cứu về hoạt động dịch vụ chi trả kiều hối và những chiến lƣợc kinh doanh nhằm
phát triển, thu hút nguồn lực này tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
2. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về NHTM;
- Hệ thống hóa những quan điểm về kiều hối, quản lý dịch vụ kiều
hốikiều hối, vai trò của kiều hối, nghiên cứu, phân tích những tác động của
nền kinh tế thế giới đến các dòng kiều hối;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ kiều hối tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, những kết quả đã đạt
đƣợc và những vấn đề còn tồn tại, định hƣớng phát triển dịch vụ kiều hối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiệnquản lý dịch vụ
kiều hối, trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý dịch vụ kiều hối, cách thức
hoạt động và mạng lƣới chi trả kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng hoạt động kiều hối trong hệ thống Ngân hàng
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2009- 2012.
Đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu làm rõnhững lý luận cơ bản về quản lý nguồn
kiều hối và đánh giá đúng thực trạng của công tác quản lý dịch vụ kiều hối tại
hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Đề tài đã cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc xây dựngnhững
giải pháp nhằm quản lýdịch vụ kiều hối trong hệ thống Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển
Kinh tế - Xã hội của ngành Ngân hàng trong thời gian tới.
4. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ và quản lý dịch vụ kiều hối tại các NHTM.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý dịch vụ kiều hối tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam.
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ kiều hối trong hệ
thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHTM - DỊCH VỤ
VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ KIỀU HỐI TẠI CÁC NHTM
1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM
1.1.1. Khái niệm
NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động thƣờng xuyên
và chủ yếu của nó là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả
và đƣợc phép sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện nghiệp vụ thanh
toán, chiết khấu. Với các chức năng là trung gian tài chính tín dụng, chức
năng trung gian thanh toán, trung gian trong việc thực hiện các chính sách của
quốc gia và đặc biệt cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng điển hình là tín
dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán; NHTM thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Luật tín dụng do Quốc hội X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2007,
định nghĩa: “NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ

hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Luật này còn định
nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh
doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng
tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Luật NHNN do Quốc hội khóa X thông qua cùng ngày định nghĩa:
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
với nội dung là thƣờng xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín
dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM
- Hoạt động huy động vốn.
- Hoạt động tín dụng.
- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
- Các hoạt động khác.
1.2. Khái niệm kiều hối, quản lý kiều hối và yếu tố hình thành kiều hối
1.2.1. Khái niệm kiều hối
Mặc dù kiều hối đƣợc nhắc đến khá nhiều trong các báo chí, các
phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣng cho đến nay, vẫn chƣa có một định
nghĩa thống nhất về kiều hối trong các văn bản pháp lý của Việt Nam.
Theo Ngân Hàng Nhà Nƣớc, khi xác định cán cân thanh toán vãng lai
của một quốc gia, bên cạnh cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ còn
một hạng mục cán cân di chuyển đơn phƣơng (chuyển tiền ròng). Hạng mục
này liệt kê các khoản di chuyển một chiều của ngoại hối từ các đối tƣợng cƣ
trú ở nƣớc ngoài chuyển vào Việt Nam. Đối tƣợng cƣ trú đƣợc xác định là
những ngƣời nƣớc ngoài hoặc ngƣời Việt Nam có thời gian làm việc, lao
động ở nƣớc ngoài trên 1 năm. Nhƣ vậy, đối tƣợng này sẽ bao gồm 2 nhóm

(1) những ngƣời nƣớc ngoài, chủ yếu là kiều bào ở nƣớc ngoài và (2) ngƣời
Việt Nam đi lao động ở nƣớc ngoài (phần lớn có thời hạn trên 1 năm). Thực
tế, theo các ngân hàng thƣơng mại, chuyển tiền kiều hối cũng bao gồm tất cả
các khoản ngoại tệ chuyển từ nƣớc ngoài về Việt Nam của cả hai nhóm đối
tƣợng trên.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì: “Kiều hối là những khoản tiền đƣợc
ngƣời lao động di cƣ gửi từ nƣớc mà họ đang làm việc cho những ngƣời (chủ
yếu là ngƣời thân) ở quê hƣơng họ”.
Nhƣ vậy có thể hiểu:“Kiều hối là dòng tài chính do cá nhân là
người Việt Nam hay người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở nước
ngoài chuyển về Việt Nam”. Kiều hối đƣợc chuyển về Việt Nam thông
qua Công ty kiều hối, chuyển qua Ngân hàng, chuyển qua tài khoản cá
nhân mở tại ngân hàng.
1.2.2. Khái niệm và nội dung quản lý kiều hối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Khái niệm quản lý kiều hối: Quản lý kiều hối làm một bộ phận của
chính sách tiền tệ Quốc gia, là công cụ vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nền kinh
tế, nhất là kinh tế đối ngoại. Đó là việc Nhà nƣớc áp dụng các chính sách,
biện pháp tác động vào quá trình thu hút nguồn kiều hối về Việt Nam.
Nội dung của công tác quản lý kiều hối: Nội dung của hoạt động quản
lý kiều hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận động về kiều hối từ nƣớc
ngoài có liên quan tới hệ ngoại thƣơng cũng nhƣ những quan hệ khác bằng
ngoại tệ, góp phần phát triển ngoại thƣơng, tạo sự cân bằng cho cán cân thanh
toán quốc tế, ổn định giá trị đồng tiền.
- Chính sách phát triển kiều hối của Chính phủ
Để tạo điều kiện thúc đẩy thị trƣờng kiều hối qua kênh chính thức phát
triển mạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức, chính Phủ

Việt Nam đã có chủ trƣơng thu hút kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều quy định
về thuế và không giới hạn số lƣợng ngoại tệ đƣợc chuyển về Việt Nam đối
với ngƣời nhận và ngƣời gửi. Ngƣời nhận không phải chịu thuế thu nhập đối
với các khoản ngoại tệ từ nƣớc ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại
tệ cho Ngân hàng nhƣ trƣớc đây, quyền lợi của ngƣời nhận và ngƣời gửi đƣợc
đảm bảo, đồng thời các hình thức chuyển tiền đƣợc mở rộng để thủ hút nguồn
ngoại tệ kiều hối từ nƣớc ngoài về VN.
Chính sách thông thoáng này của Chính phủ đã hạn chế việc chuyển
tiền “ngoài luồng”, tức là không thông qua kênh chính thức. Bên cạnh đó, sự
tham gia đúng luật của nhiều thành phần kinh tế vào dịch vụ kiều hối đã giúp
nhà nƣớc quản lý và kiểm soát số lƣợng ngoại tệ quốc gia, đồng thời có thêm
một nguồn thu, trong khi với chính sách cũ nguồn ngân sách này dễ dàng bị tứ
tán theo kênh “ngoài luồng”.
Trong những năm gần đây, chính sách kiều hối đƣợc điều chỉnh theo
hƣớng ngày càng cởi mở hơn, tạo thêm thuận lợi cho cả ngƣời gửi và ngƣời
nhận. Nếu trƣớc đây lƣợng ngoại tệ gửi về bị kiểm soát, ngƣời nhận phải chịu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
thuế thu nhập, cơ chế thành lập dịch vụ kiều hối khá ngặt nghèo thì nay lƣợng
ngoại tệ gửi về không bị hạn chế số lƣợng, ngƣời nhận cũng không cần phải
đến ngân hàng, không phải đóng thuế, không phải mất phí.
Cuối tháng 9/2005, Thủ tƣớng cũng đã ký quyết định nâng tỷ lệ sở hữu
cổ phiếu trong các công ty cổ phần cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (trong đó có
Việt kiều) lên 49%, thay vì mức 30% trƣớc. Đây là một cơ chế mới đƣợc
nhiều nhà đầu tƣ, đặc biệt là nhà đầu tƣ Việt kiều đánh giá cao sau nhiều kiến
nghị và thời gian chờ đợi.
Ngoài ra, việc cho phép Việt kiều trở về nƣớc mua nhà, mua đất cũng
đã bƣớc đầu đƣợc triển khai, tạo thêm kênh dẫn vốn chính thống với khối

lƣợng lớn.
Chính sách cởi mở, dịch vụ kiều hối có điều kiện phát triển mạnh trong
vòng 3 năm qua. Số đơn vị thực hiện dịch vụ này đang ngày càng tăng cả
trong và ngoài nƣớc.
- Chính sách thu hút kiều hối của Ngân hàng và các tổ chức kiều hối khác.
Từ tháng 8/2003, Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép các Ngân hàng Thƣơng
mại cổ phần đƣợc thành lập công ty kiều hối trực thuộc, có tƣ cách pháp nhân,
hạch toán độc lập bằng vốn tự có; điều kiện thành lập các văn phòng đại diện ở
nƣớc ngoài để xúc tiến các kênh kiều hối cũng thuận lợi hơn.
Hiện các ngân hàng trong nƣớc đang liên kết với các ngân hàng và
công ty kiều hối ở nƣớc ngoài để thiết lập mạng lƣới thu nhận kiều hối.
TP.HCM là khu vực có lƣợng kiều hối “chảy” về nhiều nhất và Công ty kiều
hối Đông Á (thuộc Ngân hàng Đông Á) là một trong những kênh chính cho
dòng chảy đó.
Để giúp khách hàng chuyển tiền, nhận tiền từ nƣớc ngoài gửi về VN
đƣợc nhanh chống, an toàn và chi phí thấp các NH đã thiết lập nhiều kênh
chuyển tiền trực tiếp từ nƣớc ngoài về VN, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều
kiều bào và lao động xuất khẩu của VN. Các NH đã phối hợp với nhiều đối
tác nƣớc ngoài triển khai nhiều sản phẩm kiều hối mang lại tiện ích tối đa cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
khách hàng nhƣ dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, Moneygram, dịch
vụ chuyển tiền trong ngày từ Mỹ về VN nhƣ Wells Fargo ExpressSend, dịch
vụ chuyển tiền kiều hối online, dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại di động
mobile phone… Hầu nhƣ NH nào cũng triển khai công nghệ kiều hối hiện đại
cho phép xử lý giao dịch kiều hối tập trung với mức độ tự động cao.Hệ thống
cho phép ngƣời nhận tiền có thể lĩnh tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào của
NH trên toàn quốc.Những NH chƣa có điều kiện về công nghệ và đối tác để

mở rộng dịch vụ kiều hối thì làm các đại lý phụ cho các NH lớn.
Các NH và công ty chuyển tiền đối tác cung cấp một danh mục đa dạng
các dịch vụ chuyển tiền kiều hối: Chi trả tại quầy, chi trả vào tài khoản và chi
trả tại nhà. Hiện nay, khách hàng có thể nhận tiền chuyển về tại bất cứ chi
nhánh hoặc phòng giao dịch nào của các NH làm kiều hối hoặc sử dụng dịch
vụ chi trả tại nhà ngƣời thụ hƣởng với thời gian nhận kiều hối rất nhanh trong
vòng 10 phút đến 3 ngày làm việc kể từ khi món tiền đƣợc chuyển.
Để tăng thêm lợi nhuận từ dịch vụ kiều hối, các NH tiếp tục tăng cƣờng
hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động cung ứng gói sản phẩm trọn gói
cho ngƣời lao động nhƣ: cho vay vốn, mở tài khoản, quản lý tiền ký quỹ,
chuyển thu nhập về nƣớc, gửi tiết kiệm kiều hối…
Sự ra đời của các đơn vị kiều hối cũng nhƣ sự phát triển mạnh mẽ của
hệ thống chi trả đang tạo ra một cuộc cạnh tranh, đó là phí dịch vụ kiều hối.
Các ngân hàng và công ty kinh doanh kiều hối cho biết, phí dịch vụ đang là
công cụ để họ chạy đua lẫn nhau, bên cạnh yếu tố hệ thống kênh chi trả vốn
quyết định phần lớn sự thành công của họ. Phí dịch vụ đã giảm chỉ còn 1-2%
và tỷ lệ hoa hồng cũng chỉ còn 0,2-0,3% nhằm cạnh tranh thu hút các công ty
kiều hối nƣớc ngoài - những công ty đóng vai trò của nhà cung cấp dịch vụ
đầu vào. Mức giảm của dịch vụ phí còn do sự cạnh tranh của các nhà cung
cấp nƣớc ngoài vì họ cũng muốn thu hút khách hàng là những ngƣời Việt
Nam sinh sống ở nƣớc ngoài
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dịch vụ kiều hối tại NHTM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
Thứ nhất, lƣợng kiều hối đạt đƣợc kết quả khả quan có nguyên nhân
quan trọng từ quá trình đổi mới mở cửa hội nhập của Việt Nam đã đạt đƣợc
những thành tựu: tăng trƣởng kinh tế năm 2010 đạt 6,78%, vƣợt mục tiêu đề
ra, cao hơn tốc độ tăng trƣởng của hai năm trƣớc, đang có xu hƣớng cao lên

và đang trên đƣờng tiến tới phục hồi.
Thứ hai, cùng với việc đổi mới, mở cửa, hội nhập sâu rộng hơn, là sự
thông thoáng về chính sách của Nhà nƣớc trong việc thu hút nguồn kiều hối
(không hạn chế số lƣợng tiền, nhận và trả bằng nguyên tệ, thông thoáng trong
việc về thăm quê hƣơng, mua nhà ở, đầu tƣ trong nƣớc…); sự thuận lợi, nhanh
chóng, an toàn cho ngƣời nhận tiền của các ngân hàng thƣơng mại và các đơn
vị làm dịch vụ chuyển kiều hối, kể cả việc đƣa đến tận nhà ngƣời nhận.
Thứ ba, là chính sách tỉ giá và lãi suất. Lãi suất ở các nƣớc hiện đang
rất thấp, trong khi lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam khá cao (5%/ năm), giá
USD trên thế giới giảm nhƣng vẫn tăng khá ở Việt Nam (tháng 12/2010 tăng
9,68% so với tháng 12/2009)
Thứ tư, một yếu tố quan trọng đó chính là yếu tố con ngƣời.Đó chính là
những ngƣời trực tiếp làm công tác quản lý dịch vụ và thực hiện nhiệm vụ
nhận và chi trả kiều hối. Họ chƣa đƣợc đào tạo bài bản, chuyên nghiệp nên
còn thụ động trong công việc. Ngƣời dân tới nhận tiền không đƣợc tƣ vấn đầy
đủ về dịch vụ và những tiện ích, lợi ích khi nhận tiền qua ngân hàng sẽ dẫn tới
nguồn kiều hối dễ bị nhận trôi nổi bằng các dịch vụ tƣ nhân bên ngoài.
Thứ năm, yếu tố công nghệ thông tin cũng ảnh hƣởng rất nhiều tới công
tác quản lý dịch vụ kiều hối. Đó là nền tảng phát triển sản phẩm và dịch vụ
ngân hàng tiên tiến, hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ
cũng nhƣ hệ thống quản lý dịch vụ từ vĩ mô tới vi mô.
1.3. Các dòng kiều hối ở Việt Nam
Có nhiều cách để chuyển tiền từ nƣớc này sang nƣớc khác, xét về cơ bản
thì kênh chuyển tiền kiều hối đƣợc phân chia thành hai loại cơ bản sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
1.3.1. Kiều hối chuyển theo kênh chính thức








Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn trong hệ thống cung cấp dịch vụ kiều hối
chính thức về Việt Nam
Những hệ thống cung cấp dịch vụ chính thức là những hệ thống hoạt
động theo hệ thống tài chính có điều tiết. Trong hệ thống này, những tổ chức
liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ đều chịu sự giám sát bởi các cơ
quan của chính phủ và luật pháp. Hệ thống chi trả chính thức bao gồm các:
Ngân hàng, các dịch vụ thuộc bƣu chính, những ngƣời chuyển tiền, các dịch
vụ chuyển tiền bằng điện khác.
Một trong những thành viên quan trọng của hệ thống này đó là: ngƣời
chuyển tiền (MTO). Họ là những ngƣời cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh
nhất trong hệ thống này. Chỉ cần vài phút để chuyển tiền từ nơi này đến nơi
khác trên thế giới. Nhờ đó, họ đang dần chiếm lĩnh thị trƣờng, đánh bại những
đối thủ trong hệ thống ngân hàng. Hai MTO chính cung cấp dịch vụ kiều hối
trên thị trƣờng hiện nay đó là: Western Union và Money Gram; Western
Union có hơn 480,000 đại lý ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ; Money Gram
đang hoạt động ở 196 quốc gia với hơn 284.000đại lý. Họ thâm nhập vào thị
trƣờng Châu Á vào cuối thập kỷ qua và đang hoạt động hầu hết tại các nƣớc
gửi và nhân tiền kiều hối ở Châu Á.

Ngân
hàng
trung
gian
Kiều bào
Lao động
xuất khẩu
+ Công ty dịch
vụ kiều hối
+ Ngân hàng
nƣớc ngoài
+Các MTO, tổ
chức tài chính
nhỏ
+ Ngân hàng
+ Bƣu điện
+ Hải quan
+ Công ty dịch vụ
kiều hối
Ngƣời
nhận ở
Việt
Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đƣợc sừ dụng để rút tiền ở các máy rút tiền
tự động ở nhiều nƣớc nhận kiều hối. Hình thức rất đƣợc phổ biến tại thị
trƣờng kiều hối ở Châu Mỹ La tinh. Loại hình này tƣơng đối nhanh và rẻ hơn,

nhƣng vẫn chƣa tiếp cận đƣợc với dân lao động di cƣ ở Châu Á vì đa số
những dân lao động di cƣ tay nghề thấp thì không tiếp cận đƣợc với các dịch
vụ ngân hàng ở cả nƣớc nhận và nƣớc gửi.
Chúng ta cũng có thể phân chia dịch vụ nhận và chi trả kiều hối trong
hệ thống chính thức này căn cứ theo cách thức mà các điểm tiếp cận đƣợc
hình thành và liên kết thành những loại sau:
- Dịch vụ đơn phƣơng: là một sản phẩm đăng ký độc quyền do một nhà
cung cấp dịch vụ chi trả kiều hối cung cấp mà không liên quan đến các đơn vị
khác nhƣ: đại lý tiếp nhận và chi trả tiền.
- Dịch vụ nhƣợng quyền: là khi nhà cung cấp trung tâm thấy không cần
thiết phải có bất kỳ điểm tiếp cận nào của chính mình thì sẽ cung cấp một
dịch vụ đƣợc đăng ký độc quyền.
- Dịch vụ hợp tác: nhà cung cấp dịch vụ sẽ thỏa thuận với một số giới
hạn những tổ chức khác ở các nƣớc khác để tạo ra một mạng lƣới các điểm
tiếp cận thích hợp.
- Dịch vụ mở: nhà cung cấp dịch vụ sẽ đƣa ra một sản phẩm độc quyền
cho các khách hàng của mình ở nƣớc gửi tiền và có các điểm tiếp cận ở nƣớc
nhận tiền nơi mà sử dụng một mạng lƣới mở để bất cứ một nhà cung cấp dịch
vụ nào cũng có sự tiếp cận trực tiếp hay gián tiếp. Hiện nay, đƣợc áp dụng
phổ biến tại ngân hàng quốc tế.
Tuy nhiên, những dịch vụ trong hệ thống chính thức không chỉ lấy phí
cao mà còn mất nhiều thời gian, ngân hàng thế giới ƣớc tính rằng trung bình
cho những dịch vụ chi trả kiều hối vẫn còn ở mức 13% đến 20% cho tổng giá
trị đƣợc chi trả. Ngoài ra, sự yếu kém cũng nhƣ thiếu vắng dịch vụ ngân hàng
ở những vùng nông thôn là phổ biến, thủ tục còn phức tạp, thiếu ngoại tệ chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
trả và mất mát về ngoại tệ do quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ chính thức dẫn đến

việc một số lƣợng lớn ngƣời gửi tiền sử dụng dịch vụ của hệ thống cung ứng
dịch vụ kiều hối không chính thức.
1.3.2. Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức
Trƣớc kia, do thị trƣờng kiều hối Việt Nam chƣa mở cửa nhƣ bây giờ,
vì vậy đa số Việt kiều và những ngƣời xuất khẩu lao động Việt Nam chỉ biết
đến những kênh chuyển tiền không chính thức, tức là qua những cá nhân
chuyển tiền.
Cách đây 4 năm, một điều tra thăm dò của một đơn vị dịch vụ kiều hối
lớn đã đƣa ra ƣớc tính khoảng 50% lƣợng kiều hối đƣợc chuyển “chui” so với
con số công bố từ các đơn vị làm dịch vụ chính thức. Tỷ lệ ngoài luồng khá
cao này xuất phát từ yếu tố tâm lý ngại phiền phức cả từ phía ngƣời gửi tiền
lẫn ngƣời nhận tiền. Theo các chuyên viên làm dịch vụ kiều hối, Việt kiều vào
thời điểm đó thiếu thông tin về dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc, muốn giấu
bớt thu nhập chịu thuế… đã nhờ các điểm tƣ nhân chuyển ngoại tệ về nƣớc
cho ngƣời thân bằng nhiều hình thức phi chính thức. Còn trong nƣớc, những
ngƣời nhận tiền thấy tiện lợi do có ngƣời mang đến tận nhà, không phải cung
cấp nhiều loại giấy tờ chứng minh, lại có thể muốn nhận loại tiền nào cũng đƣợc.








Sơ đồ 1.2: Hình thức cung cấp dịch vụ kiều hối phi chính thức về Việt Nam
Trung gian
chuyển tiền
Ngƣời
chuyển tiền

Ngƣời nhận
tiền
Trung gian
chuyển tiền

Thông báo
Điện thoại/Fax
Ở nƣớc ngoài
Ở Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Những hệ thống cung cấp dịch vụ kiều hối phi chính thức không nằm
trong hệ thống tài chính đƣợc điều tiết. Nó tồn tại song song với kênh tài
chính và ngân hàng có điều tiết, với những tên quen thuộc nhƣ: Hawala (Ấn
Độ, Trung Đông, Pakixtan), Hundi (Bangladesh), Chit (Trung Quốc), Chop
(Trung Quốc), Padala và Paabot(Philipin), Pheikwan(Thái Lan), chuyển tiền
tay ba (Việt Nam)… Ngoài ra, có hình thức khác nhƣ: chuyển tiền tay ba,
chuyển tiền trao tay, cửa hàng bán lẻ và đại lý du lịch…
Dịch vụ chuyển tiền tay ba là dịch vụ đƣợc sử dụng nhiều ở Việt Nam:
Sử dụng phƣơng pháp bù trừ tài khoản và các phƣơng pháp ghi sổ khác để tạo
điều kiện cho các giao dịch theo cách gần giống với cách của những nhà kinh
doanh Hawala. Ngƣời đầu mối chuyển tiền ở nƣớc ngoài sẽ chuyển một cơ số
tiền cho cơ sở trả tiền trong nƣớc, ngƣời chuyển tiền giao tiền cho đầu mối ở
nƣớc ngoài và thông báo cho ngƣời thân đến địa chỉ đầu mối ở trong nƣớc để
nhận tiền, cơ sở trả tiền sẽ trao tiền cho ngƣời nhận thông qua danh sách đƣợc
Fax và mail từ nƣớc ngoài về. Ngoài ra, còn có hình thức chuyển tiền trao tay
nhƣ: Ngƣời gửi tiền chuyển tiền mặtcho ngƣời nhận thôngqua đối tác thƣờng
xuyên qua lại trong và ngoài nƣớc, hoặc chính những ngƣời gửi tiền cầm tiền

về nƣớc thông qua những chuyến về thăm quê…
Còn rất nhiều ngƣời gửi tiền vẫn ƣa chuộng hình thức này do sử dụng
hình thức này họ tránh đƣợc các khoản thuế cũng nhƣ các khoản chênh lệch
về phí và thời gian so với hình thức khác. Vì vậy, để khuyến khích ngƣời gửi
tiền sử dụng dịch vụ kiều hối qua hệ thống chính thức thì đòi hỏi Chính phủ
cũng nhƣ các nhà cung cấp dịch vụ kiều hối phải có những chính sách phù
hợp và thỏa đáng cho ngƣời nhận tiền và ngƣời gửi tiền.
1.3.3. Cơ sở pháp lý về Kiều hối tại Việt Nam
Trong xu hƣớng mở cửa và tiến tới hội nhập nền kinh tế thế giới, chính
sách quản lý ngoại hối của Việt Nam đƣợc chỉnh sửa ngày một thông thoáng
hơn. Những thay đổi tích cực về chính sách này đã góp phần đáng kể thu hút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
các luồng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào trong nƣớc, đặc biệt có tác động rõ rệt
làm tăng luồng tiền kiều hối vào Việt Nam trong thời gian gần đây.
Nhằm thu hút nguồn ngoại tệ từ nƣớc ngoài và tạo điều kiện thuận lợi,
khuyến khích ngƣời Việt Nam chuyển tiền về nƣớc, trong những năm qua,
Chính Phủ đã ban hành các văn bản: Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày
19/8/1999, Thông tƣsố 02/2000/TT-NHNN7 về khuyến khích ngƣời Việt
Nam ở nƣớc ngoài chuyển tiền về nƣớc; Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg
ngày 17/6/2002 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg;
Nhà nƣớc ban hành Nghị định số 81-2001-NĐ-CP cho phép ngƣời Việt ở hải
ngoại đƣợc mua nhà để ở tại Việt Nam; quy định về Quản lý ngoại hối tại
Nghị định 63/1999/NĐ-CP ngày 17/8/1998 và Nghị định quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh ngoại hối số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 đánh dấu một
mốc rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, theo xu hƣớng nới lỏng
việc quản lý ngoại hối, các giao dịch vãng lai (là giao dịch giữa ngƣời không
cƣ trú với ngƣời cƣ trú không vì mục đích chuyển vốn) đƣợc tự do hóa hoàn

toàn, các giao dịch vốn sẽ tự do hóa từng bƣớc nhằm phù hợp với tiến trình
hội nhập quốc tế.
1.4. Vai trò của kiều hối trong phát triển kinh tế và hoạt động NHTM
1.4.1. Vai trò của kiều hối trong phát triển kinh tế
Kiều hối là một nguồn lực quý giá góp phần bù đắp thâm hụt của cán
cân thƣơng mại, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời góp phần
quan trọng tăng cung cầu ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng. Kiều hối là một
kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nƣớc với hiệu quả rất lớn mà chi phí đầu
tƣ không nhiều, theo đó cũng góp phần cải thiện đời sống, phục vụ tiêu dùng,
là nguồn vốn đẩu tƣ kinh doanh sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế. Kiều hối đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Với 9 tỷ USD
trong năm 2011, lƣợng kiều hối đã tƣơng đƣơng 7,4% tổng sản lƣợng nội địa

×