Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng mạng truyền dẫn quang VNPT Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.77 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ




TRẦN HÀ PHƯƠNG




THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG
VNPT QUẢNG NAM







LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG






Huế - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ




TRẦN HÀ PHƯƠNG



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG
VNPT QUẢNG NAM


Ngành : Công nghệ Điện tử - Viễn thông
Chuyên ngành : Kỹ thuật Điện tử
Mã số : 60.52.02.03



LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


Cán bộ hướng dẫn: TS. ĐẶNG XUÂN VINH




Huế - 2014

1




LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, dạy dỗ, giúp đỡ dù ít hay là nhiều, dù trực tiếp hay là gián tiếp của Thầy Cô, bạn
bè, đồng nghiệp, những người thân. Trong suốt thời gian qua, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Để
hoàn thành được khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo
TS.ĐẶNG XUÂN VINH, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt
nghiệp. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo tận tình của thầy thì em nghĩ luận
văn này của em rất khó có thể hoàn thiện được.y.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô Khoa Điện tử - Viễn
thông, Trường Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, quý Thầy Cô Khoa Vật
lý trường Đại học Khoa học Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền
đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập. Và đặc biệt,
trong năm học cuối này, Khoa Điện tử - Viễn thông và Trung tâm TSK Đại học Công
Nghệ - ĐHQG Hà Nội đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với những môn học mà
theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Điện tử - Viễn thông cũng như tất cả
các sinh viên thuộc các chuyên ngành Khoa học kỹ thuật khác. Đó là các môn học:
“Qui hoạch mạng viễn thông”, “mô hình hóa mô phỏng”, “mạng truyền dữ liệu:…Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng to lớn cho quá
trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách
vững chắc và tự tin hơn.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học, Đại học khoa học Huế, Ban chủ nhiệm Khoa Điện tử - Viễn thông, Trung tâm
TSK trường Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi

trong suốt quá trình học tập.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc VNPT Quảng Nam, Lãnh đạo Trung tâm
Chuyển mạch & Truyền dẫn VNPT Quảng Nam đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi
nhất về mặt thời gian và kinh phí để em có thể tham gia đầy đủ khóa học.
Để hoàn thành được bản luận văn này, cũng như hoàn thành được toàn bộ khóa
học không thể không nhắc tới công ơn sinh thành và dưỡng dục của Ba Mẹ. Đặc biệt là
2




người Cha, chính người đã hướng cho em đến với con đường học vấn, là con đường
thành công nhất của 1 con người. Nhưng hiện tại người đã không còn trên thế gian này
nữa, xin kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn của Ba. Thật là thiếu sót nếu không kể
đến công lao của người Mẹ, mẹ đã tần tảo sớm hôm để kiếm tiền nuôi anh em tôi ăn
học thành người như ngày hôm nay. Bên cạnh đó cũng phải kể đến công lao của người
vợ thủy chung, chính vợ tôi đã sát cánh bên tôi và các con của tôi, đó là một trong
những nguồn động viên lớn lao nhất để tôi vượt qua mọi thử thách của cuộc đời.
Với nỗ lực của bản thân thì cũng không thể nào hoàn thành bản luận văn này theo
đúng trình tự, trong lúc khó khăn nhất, tưởng chừng như đi vào ngõ cụt thì được sự động
viên kịp thời của các bạn trong lớp cao học K1 ở Huế, đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ rất nhiệt
tình của bạn Hồ Đức Tâm Linh mà em đã từng bước vượt qua những khó khăn trở ngại
lớn lao này, xin chân thành gởi lời cảm ơn đến các bạn, những người đã luôn bên tôi,
động viên và khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực qui hoạch mạng viễn thông, tìm
hiểu mô phỏng bằng phần mềm Optisystem, kiến thức của em còn hạn chế và còn
nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học
cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Ban giám hiệu, quí Thầy Cô

trong Khoa Điện tử Viễn thông, quí Thầy Cô ở Trung tâm TSK thuộc trường Đại học
Công nghệ - Đại học Quộc gia Hà Nội, quí Thầy cô Trong Ban giám hiệu, quí Thầy
Cô trong khoa Vật lý, quí Thầy Cô Phòng Đào tạo sau đại học thuộc trường Đại học
Khoa học Huế thật dồi dào sức khỏe, niềm tin thành công để tiếp tục thực hiện sứ
mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng.
Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2013
3




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
a. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của TS Đặng Xuân Vinh.
b. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng và trung thực
tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa diểm công bố.
c. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.


Tác giả



Trần Hà Phương








4




MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤCLỤC 4
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG 9
DANH MỤC CÁC HÌNH 10
MỞ ĐẦU 12
CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANGVÀ QUI
HOẠCH MẠNG LƯỚI 15
1.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG 15
1.1.1. Hệ thống thông tin quang 155
1.1.2. Ưu nhược điểm của hệ thống thông tin quang 18
1.1.2.1. Ưu điểm 18
1.1.2.2. Nhược điểm 18
1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUI HOẠCH MẠNG LƯỚI 18
1.2.1. Giới thiệu 18
1.2.2. Mạng lưới viễn thông là gì? 19
1.2.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống viễn thông 20

1.2.3.1. Thiết bị đầu cuối 20
1.2.3.2.Thiết bị chuyển mạch 21
1.2.3.3. Thiết bị truyền dẫn 21
1.2.4. Quy hoạch mạng truyền dẫn 21
1.2.4.1. Giới thiệu 21
1.2.4.2. Cấu hình mạng truyền dẫn 23
1.2.4.3. Các lớp cấp độ của mạng truyền dẫn 26
1.2.4.4. Ví dụ cấu hình mạng truyền dẫn của VNPT Quảng Nam 26
1.2.4.5. Định tuyến 26
1.2.4.6. Tạo nhóm kênh 27
1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28
5




CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH QUẢNG NAM 30
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG 30
2.2. CẤU HÌNH MẠNG VIỄN THÔNG QUẢNG NAM (VNPT QUẢNG NAM) 32
2.2.1. Mạng chuyển mạch 32
2.2.2. Mạng truyền dẫn 33
2.2.3. Mạng ngoại vi 35
2.2.4. Mạng truyền dẫn Acatel 35
2.2.5 Mạng truyền dẫn NEC và Huawei 36
2.2.6. Mạng truyền dẫn Fujitsu(FLX) 37
2.2.7. Sơ đồ mạng truyền dẫn Man E 37
2.2.8. Mạng truy nhập xDSL 38
2.2.9. Mạng truyền dẫn thuê kênh riêng 40
2.2.10. Ưu , nhược điểm của mạng cáp quang VNPT Quảng Nam 40
2.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MẠNG TRUYỀN DẪN 42

2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cấp Ring Alcatel 1660 STM16 lên STM64 42
2.3.2. Giải pháp thứ 2: Kết nối các Ring theo kiểu dạng lưới 42
2.3.3. Giải pháp thứ 3: Kết nối các Server của các thiết bị truyền dẫn lại với nhau43
2.4. NHỮNG VIỆC ĐÃ VÀ ĐANG LÀM CỦA VNPT QUẢNG NAM 44
2.4.1. Những công việc đã triển khai và đưa vào sử dụng 44
2.4.2. Những công việc đang triển khai 44
2.5. Kết luận chương 2 44
CHƯƠNG 3: DÙNG PHẦN MỀM OPTISYSTEM ĐỂ MÔ PHỎNGTHIẾT KẾ
TUYẾN CÁP DỰ PHÒNG 45
3.1. DÙNG PHẦN MỀM OPTISYSTEM ĐỂ MÔ PHỎNG TUYẾN CÁP QUANG
RING DỰ PHÒNG TẠI VNPT QUẢNG NAM 45
3.1.1. Một số khái niệm 45
3.1.2. Quỹ công suất 46
3.1.3. Quỹ thời gian nâng 47
3.1.4. Nhiễu trong hệ thống thông tin quang 49
3.1.4.1. Nhiễu lượng tử 49
3.1.4.2. Nhiễu nhiệt 50
6




3.1.5. Tỷ Lệ Tín Hiệu Trên Nhiễu (SNR) 51
3.1.5.1. Đối với photodiode PIN 51
3.1.5.2. Đối với PhotoDiode APD 51
3.1.6. Giá trị của các Thành phần 52
3.2. Bài toán tính toán và Thiết kế theo Quỹ công suất và Thời gian nâng 53
3.2.1. Chọn bước sóng làm việc của tuyến 54
3.2.2. Thiết bị thu quang 54
3.2.3. Tính toán tổn hao trên Đường truyền 55

3.2.4. Tính toán các thông số 55
3.2.4.1. Tính toán Độ nhạy của Máy thu 55
3.2.4.2. Tính Toán Thời Gian Nâng 57
3.2.4.3. Tính toán cự ly tối đa của đoạn tiếp vận 58
3.2.5. Mô phỏng hệ thống thông tin quang bằng phần mềm Optisystem 58
3.2.5.1. Mô hình Tuyến thiết kế 59
3.4.5.2. Các thông số cho trước 59
3.4.5.3. Sử dụng Phần mềm Optisystem Mô phỏng quá trình hoạt động 59
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74




7




DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Tiếng Anh Giải thích
APD

Avalanche Photodiode

Diode quang thác APD

BA


Booster Amplifier

Khuếch đại công suất

BER

Bit Error Rate

Xác suất bit lỗi

DEMUX

DCF
De- multiplexing

Dispersion Compensating
Fiber
Bộ giải ghép

Sợi quang bù tán sắc
EDF

Erbium - Doper Fiber

Đoạn sợi pha tạp Erbium

EDFA

Erbium-Doped Fiber
Amplifier

Bộ khuếch đại quang dùng sợi pha tạp
Erbium
ELED

Edgle Emitting Led

Cấu trúc LED phát cạnh

FWM

Four Wave Mixing

Hiệu ứng trộn 4 bước sóng

G

Gain

Độ lợi

GI(F)

GVD
Gradien – Index (Fiber)

(Group-Velocity
Dispersion )
Sợi có chiết suất giảm dần

Tán sắc vận tốc nhóm

IM-DD

Intensity Modulation with
Direct Detection
hệ thống truyền dẫn thông tin quang điều
chế cường độ, tách sóng trực tiếp
L

Loss

Mất mát, suy hao

LA

In – Line Amplifier

Khuếch đại đặt trên đường truyền

LD

Laser Diode

Laser

MAN E

MDF
Metropolitan Area Network

Erthernet

Mode Field Diameter
Mạng khu vực đô thị

Đường kính trường mode
MM

Multi Mode (Fiber)

Sợi đa mode

MUX

Multiplexing

Các bộ ghép

NEC

NRZ
Nippon Electric Company

Non Return Zero
Tên giao dịch tiếng anh của công ty NEC

Mã NRZ
8





OADM

Optical Add-Drop Multiplexer

Bộ tách ghép quang

OXC

Optical Circuit/Path
Switching
Bộ nối chéo quang

P

Power

Công suất

PA

Preamplifier Amplifier

Bộ tiền khuếch đại

PIN

Passive Intricsic Negative

Bộ tách sóng photodiode PIN


RZ Return Zero Mã RZ
SBS

Stimulated Brillouin
Scrattering
Hiệu ứng tán xạ Brillouin

SI(F)

Step – Index (Fiber)

Sợi chiết suất phân bậc

SLED

Surface Emitting Led

Cấu trúc led phát mặt

SM(F) Single Mode (Fiber) Sợi đơn mode
SNR

Signal–to-Noise Ratio

Tỉ số tín hiệu trên nhiễu

SPM

Self Phase Modulation


Hiệu ứng tự điều chế pha

SRS

Stimulated Raman
Scrattering
Hiệu ứng tán xạ Raman


TDM

Time Division
Multiplexing
Ghép kênh phân thời

WDM

Wavelength Division
Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo bước sóng

XPM

Cross Phase Modulation

Hiệu ứng điều chế xuyên pha



9





DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1 So sánh giữa cáp quang và cáp đồng 19
3.1 Thiết bị phát quang 54
3.2 Cáp sợi quang 54
3.3 Thiết bị thu 55
3.4 Suy hao do hàn nối và bộ nối 55
3.5 Các loại suy hao trên tuyến 57
3.6 Công suất nhận ở các đầu thu 64
3.7 Giá trị các bộ Optical Attenuator 66
3.8 Tần số và bước sóng của các kênh 66



10




DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên bảng Trang
1.1 Các thành phần chính của tuyến truyền dẫn quang 18

1.2 Cấu hình cơ bản của mạng viễn thông 18
1.3 Cấu hình mạng viễn thông điển hình 22
1.4 Trình tự xác định đường truyền dẫn 24
1.5 Khái niệm mạng truyền dẫn 24
1.6 Các dạng cơ bản của truyền dẫn 26
1.7 Ví dụ định tuyến từ (A-C) 29
2.1 Sơ đồ tổng quan mạng viễn thông tỉnh Quảng Nam từ năm
2007 đến hết năm 2012
34
2.2 Sơ đồ tổ chức mạng truyền dẫn cáp quang viễn thông Quảng
Namđến cuối năm 2012
37
2.3 Sơ đồ mạng truyền dẫn Acatel đến hết năm 2012 38
2.4 Sơ đồ mạng truyền dẫn NEC và Huawei đến cuối năm 2012 38
2.5 Sơ đồ mạng truyền dẫn FLX đến cuối năm 2012 39
2.6 Sơ đồ mạng truyền dẫn Man E đến cuối năm 2012 39
2.7 Sơ đồ hệ thống thiết bị UPE tại huyện Duy Xuyên. 40
2.8 Sơ đồ hệ thống thiết bị xDSL 40
2.9 Mạng truyền dẫn thuê kênh riêng đến cuối năm 2012 42
3.1 Mô hình tuyến cáp quang cơ bản 47
3.2 Quỹ thời gian nâng của tín hiệu khi đi qua bộ lọc thông thấp
RC
50
3.3 Đáp ứng xung của bộ lọc thông thấp 50
3.4 Tỷ số bít BER 57
3.5 Mô hình tuyến thông tin quang thiết kế 61
3.6 Mô hình tuyến cáp quang 62
3.7 Sơ đồ bộ phát (Transmitter) 62
3.8 Sơ đồ bộ thu (Receiver) 63
11





3.9 Các thông số về công suất trên tuyến. 65
3.10 Dạng xung NRZ phát ra. 65
3.11 Dạng xung tại bộ Mach Zehnder Modulator 66
3.12 Tín hiệu trước bộ nhận ở Receiver_1 67
3.13 Tín hiệu trước bộ nhận ở Receiver_2 67
3.14 Tín hiệu trước bộ nhận ở Receiver_3 68
3 15 Tín hiệu nhận đã lọc bớt nhiễu ở Receiver_1 68
3.16 Tín hiệu nhận đã lọc bớt nhiễu ở Receiver_2 69
3.17 Tín hiệu nhận đã lọc bớt nhiễu ở Receiver_3 69
3.18 BER tại Receiver_1 70
3.19 BER tại Receiver_2 70
3.20 BER tại Receiver_3 71
3.21 Q Factor tại Receiver_1 71
3.22 Q Factor tại Receiver_2 72
3.23 Q Factor tại Receiver_3 72
3.24 Đồ thị mắt tại Receiver_1 73
3.25 Đồ thị mắt tại Receiver_2 73
3.26 Đồ thị mắt tại Receiver_3 74
12



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã mang lại
nhiều tiện ích cho người sử dụng, hệ thống thông tin liên lạc có mặt ở khắp mọi nơi

trên toàn thế giới. Lượng thông tin trao đổi trong các hệ thống thông tin ngày nay tăng
lên rất nhanh. Bên cạnh gia tăng về số lượng, dạng lưu lượng truyền thông trên mạng
cũng thay đổi. Dạng dữ liệu chủ yếu là lưu lượng Internet.
Phần lớn những nhu cầu hiện nay là truyền dữ liệu hơn là tiếng nói. Số lượng
người sử dụng Internet ngày càng lớn và thời gian mỗi lần truy cập thường kéo dài hơn
nhiều lần hơn một cuộc gọi điện thoại. Và nhu cầu cần sử dụng băng thông lớn, đường
truyền tốc độ cao và chi phí thấp. Mạng thông tin quang ra đời đáp ứng những nhu cầu
trên. Thông tin quang cung cấp một băng thông lớn, tỉ lệ lỗi rất thấp. Bên cạnh dung
lượng cao, môi trường quang còn cung cấp khả năng trong suốt. Tính trong suốt cho
phép các dạng dữ liệu khác nhau chia sẻ cùng một môi trường truyền và điều này phù
hợp cho việc mang các tín hiệu có đặc điểm khác nhau. Vì vậy truyền thông quang
được xem như là một kỹ thuật cho hệ thống thông tin băng rộng trong tương lai.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, mạng đường trục đã có một sự phát triển
vượt bậc nhưng mạng truy cập ít có sự thay đổi. Sự bùng nổ của lưu lượng Internet
càng làm trầm trọng thêm sự khả năng đáp ứng chưa đạt yêu cầu của mạng truy cập.
Đó chính là vấn đề “nút cổ chai” giữa mạng truy nhập và mạng đường trục. Giải pháp
băng rộng được triển khai phổ biến hiện nay là DSL và mạng cáp Modem. Mặc dù nó
đã có sự cải thiện đáng kể so với đường dây dial-up 56 Kbps, tuy nhiên nó không thể
cung cấp đủ băng thông cho các dịch vụ như video, trò chơi tương tác hay hội nghị
truyền hình. Có nhiều công nghệ cạnh tranh nhau có thể cung cấp băng thông cần thiết
để phân phát các dịch vụ băng rộng, nhưng mỗi công nghệ đều có các hạn chế riêng về
mặt độ rộng băng, độ tin cậy, giá cả và vùng bao phủ.
Tại thời điểm tác giả bắt đầu viết luận văn này, mạng truyền dẫn quang của
VNPT Quảng Nam thường xuyên bị nghẽn mạng, không đủ tài nguyên, chưa thể cung
ứng kịp thời được nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Việc thiết kế thêm 1 RING dự phòng cho RING chính (mạng core) và nâng cấp các
trạm lên STM64 là một vấn đề phức tạp, nhất là khi mạng truy cập ngày càng phát triển
rộng lớn, dịch vụ gia tăng nhanh, các dịch vụ mới ngày càng nhiều, số người sử dụng tăng
13




đột biến, kèm theo các vấn đề lưu lượng tăng vọt và biến đổi động. Hiện nay việc thi công
lắp đặt đưa vào sử dụng các giá trị của các thiết bị EDFA, công suất phát Laser chỉ dựa
vào kinh nghiệm hoặc khuyến nghị của nhà sản xuất chứ chưa dựa vào các biểu thức tính
toán cụ thể. Chính vì lẽ trên, việc xây dựng mô hình tính toán thiết kế mạng quang dự
phòng cho các đường trục chính trở thành một trong những chủ đề cần được nghiên cứu.
Với nguyên tắc kế thừa các thiết bị đă có, phát huy hết khả năng đặc tính, dịch
vụ của thiết bị.Nâng cấp, mở rộng dung lượng các hệ thống chuyển mạch, hệ thống
truyền dẫn, phủ kín mạng thông tin đến từng xă của tỉnh. Phấn đấu đưa hệ thống
truyền dẫn dung lượng lớn (cáp quang hoá) đến từng địa phương.
Sau một thời gian làm việc và tìm hiểu nghiên cứu về mạng viễn thông của tỉnh
Quảng Nam, cùng với sự chỉ bảo của GVC,TS.Đặng Xuân Vinh em đă hoàn thành
đồ án tốt nghiệp với các nội dung sau:
- Tìm hiểu về cấu trúc mạng và kỹ thuật mạng Viễn thông nói chung.
- Tìm hiểu về cấu trúc sẵn có của mạng Viễn thông tỉnh Quảng Nam.
- Vạch ra kế hoạch mở rộng mạng và nâng cấp về hệ thống truyền dẫn.
- Đưa ra phương án sử dụng một số phần mềm mới cho việc qui hoạch mạng
truyền dẫn cáp quang trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tiến hành tìm hiểu cấu hình mạng viễn thông nói chung và phân tích
thực trạng của mạng truyền dẫn cáp quang VNPT Quảng Nam nói riêng. Từ đó đề xuất
giải pháp hợp lý để nâng cấp hệ thống và thiết kế các tuyến cáp quang dự phòng, sử
dụng phần mềm chuyên dụng Optiwave để kiểm chứng và đánh giá chất lượng tín hiệu
trong hệ thống đồng thời đối chiếu giữa kết quả tính toán và mô phỏng để chứng tỏ
tính tin cậy của các mô hình và các biểu thức tính toán đã xây dựng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Tìm hiểu hệ thống mạng viễn thông.
 Nghiên cứu qui hoạch mạng cáp quang
 Nghiên cứu phương pháp thiết kế mạng quang

 Đề xuất mô hình tính toán thiết kế 1 RING cáp quang dự phòng cho
RING chính(core) và áp dụng mô hình thiết kế vào một số tuyến quang tại VNPT
Quảng Nam từ đó đối chiếu giữa kết quả tính toán và mô phỏng qua phần mềm
Optiwave.
14



4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt là nghiên cứu lý thuyết kết hợp với
mô phỏng bằng phần mềm chuyên dụng để kiểm chứng lý thuyết tính toán.
 Thu thập, phân tích các tài liệu và thông tin liên quan đến đề tài
 Tìm hiểu thực trạng mạng truyền dẫn cáp quang tại VNPT Quảng Nam
 Xây dựng mô hình tính toán, thiết kế tiến hành mô phỏng và kiểm tra kết
quả bằng phần mềm Optiwave.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Mạng cáp quang VNPT Quảng Nam đã và đang từng bước hoàn thiện hướng tới
mục tiêu cuối cùng là phục vụ khách hàng tốt nhất với chất lượng tốt nhất. Trong điều
kiện bùng nổ lưu lượng như hiện nay để thiết kế được hệ thống nhằm thỏa mãn nhu
cầu truyền dẫn thông tin khoảng cách lớn, tốc độ bit cao cho các thuê bao đồng thời
đảm bảo được tính kinh kế của hệ thống có một ý nghĩa quan trọng trong tình hình
hiện nay. Các kết quả của luận văn này rất chi tiết, sát với thực tế có tính thực tiễn cao,
là một phần rất nhỏ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như tăng thêm uy tín
cho Ngành viễn thông nói chung và Tỉnh Quảng Nam nói riêng.
6. Cấu trúc luận văn
Về cấu trúc của bản luận văn này dự kiến gồm có những nội dung chính sau
đây:
Chương 1: Khái quát về hệ thống thông tin quang và qui hoạch mạng lưới.
Chương 2: Tổng quan về mạng truyền dẫn quang VNPT Quảng Nam.
Chương 3: Dùng phần mềm OPTISYSTEM để thiết kế mô phỏng tuyến cáp

quang dự phòng cho VNPT Quảng Nam.
Do hạn chế về mặt thời gian, tài liệu và trình độ bản thân nên bản luận văn này
không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của quí thầy, quí cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình và có hiệu quả của
thầy giáo GVC,TS.Đặng Xuân Vinh cùng quí thầy cô trong khoa Điện Tử Viễn Thông
Trường Đại học Công Nghệ - Đại học QGHN.



15



CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG
VÀ QUI HOẠCH MẠNG LƯỚI
1.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG
1.1.1. Hệ thống thông tin quang
Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin. Sự bùng nổ của các loại hình dịch vụ
thông tin, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của Internet và World Wide Web làm gia
tăng không ngừng nhu cầu về dung lượng mạng. Ðiều này đòi hỏi phải xây dựng và phát
triển các mạng quang mới dung lượng cao. Công nghệ ghép kênh theo bước sóng quang
(DWDM) là một giải pháp hoàn hảo cho phép tận dụng hữu hiệu băng thông rộng lớn của
sợi quang, nâng cao rõ rệt dung lượng truyền dẫn đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Sự phát
triển của hệ thống WDM cùng với công nghệ chuyển mạch quang sẽ tạo nên một mạng
thông tin thế hệ mới-mạng thông tin toàn quang. Trong mạng toàn quang này, giao thức IP-
giao thức chuẩn cho mạng viễn thông thế hệ sau (NGN) sẽ được tích hợp với WDM.Sự tích
hợp này sẽ tạo ra một kết cấu mạng trực tiếp nhất, đơn giản nhất, kinh tế nhất rất thích hợp
sử dụng cho cả mạng đường trục và mạng đô thị. [3,4,5,6]

Bước vào thiên niên kỷ mới, chúng ta chứng kiến nhiều sự thay đổi quan trọng
trong nền công nghiệp viễn thông có ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta. Có
nhiều nguyên nhân gây ra sự thay đổi này:
Trước hết đó là sự gia tăng liên tục về dung lượng mạng. Nhân tố chính cho sự gia
tăng này là sự phát triển nhanh chóng của Internet và World Wide Web. Bên cạnh đó là
việc các nhà kinh doanh ngày nay dựa vào các mạng tốc độ cao để thực hiện việc kinh
doanh của mình. Những mạng này được dùng để kết nối các văn phòng trong một công ty
cũng như giữa các công ty cho việc giao dịch thương mại. Ngoài ra còn có một sự tương
quan lớn giữa việc gia tăng nhu cầu và giá thành băng thông của mạng. Các công nghệ
tiên tiến đã thành công trong việc giảm liên tục giá thành của băng thông. Việc giảm giá
thành của băng thông này lại làm thúc đẩy sự phát triển của nhiều ứng dụng mới sử dụng
nhiều băng thông và mô hình sử dụng hiệu quả hơn. Chu kỳ hồi tiếp dương này cho thấy
không có dấu hiệu giảm bớt trong một tương lai gần. Bãi bỏ và phá vỡ sự độc quyền trong
lĩnh vực viễn thông, sự bãi bỏ sự độc quyền này đã kích thích sự cạnh tranh trong thị
trường viễn thông - CNTT, điều này dẫn đến kết quả là giảm giá thành cho những người
16


sử dụng và triển khai nhanh hơn những kỹ thuật và dịch vụ mới.
Sự thay đổi quan trọng trong thể loại lưu lượng chiếm ưu thế trong mạng.
Ngược lại với lưu lượng thoại truyền thống, nhiều nhu cầu mới dựa trên dữ liệu ngày
càng phát triển. Tuy nhiên nhiều mạng hiện nay đã được xây dựng chỉ để hỗ trợ hiệu
quả cho lưu lượng thoại, không phải là dữ liệu. Việc thay đổi này là nguyên nhân thúc
đẩy những nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra lại cách thức mà họ xây dựng nên mạng,
kiểu dịch vụ phân phối và trong nhiều trường hợp ngay cả mô hình kinh doanh toàn
thể của họ. Những nhân tố này đã dẫn đến sự phát triển của mạng quang dung lượng
cao. Công nghệ để đáp ứng việc xây dựng các mạng quang dung lượng cao này là
công nghệ ghép kênh theo bước sóng DWDM. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu
về hệ thống thông tin quang WDM. Các thành phần chính của truyền thông tin quang:


Hình 1.1. Các thành phần chính của tuyến truyền dẫn quang[3]










Hình 1.2. Cấu hình cơ bản của mạng viễn thông [1]
Thi
ế
t b



chuyển mạ
ch
Thi
ế
t b



Truyền dẫn

Thi
ế

t b


Chuyển mạch


Thi
ế
t b


Truyền dẫ
n
Môi trường
Truyền dẫn

17



1.1.2. Ưu nhược điểm của hệ thống thông tin quang
1.1.2.1. Ưu điểm
- Suy hao thấp: Suy hao thấp cho phép khoảng cách lan truyền dài hơn. Nếu so
sánh với cáp đồng trong một mạng, khoảng cách lớn nhất đối với cáp đồng được
khuyến cáo là 100 m, thì đối với cáp quang khoảng cách đó là 2000 m.
Một nhược điểm cơ bản của cáp đồng là suy hao tăng theo tần số của tín hiệu.
Điều này có nghĩa là tốc độ dữ liệu cao dẫn đến tăng suy hao công suất và giảm
khoảng cách lan truyền thực tế. Đối với cáp quang thì suy hao không thay đổi theo tần số
của tín hiệu.
- Dung lượng truyền dẫn lớn: Trong hệ thống thông tin sợi quang, băng tần

truyền dẫn của sợi quang là rất lớn (hàng ngàn THz) cho phép phát triển các hệ thống
WDM dung lượng lớn. So với truyền dẫn vô tuyến hay truyền dẫn dùng cáp kim loại
thì truyền dẫn sợi quang cho dung lượng lớn hơn nhiều.
- Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng của cáp quang nhỏ hơn so với cáp đồng. Một
cáp quang có 2 sợi quang nhẹ hơn 20% đến 50% cáp Category 5 có 4 đôi. Cáp quang
có trọng lượng nhẹ hơn nên cho phép lắp đặt dễ dàng hơn.
- Kích thước nhỏ: Cáp sợi quang có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng cho việc thiết
kế mạng chật hẹp về không gian lắp đặt cáp.
- Không bị can nhiễu bởi sóng điện từ và điện công nghiệp.
- Tính an toàn: Vì sợi quang là một chất điện môi nên nó không dẫn điện.
Bảng 1.1. So sánh giữa cáp quang và cáp đồng
- Tính bảo mật : Sợi quang rất khó trích tín hiệu. Vì nó không bức xạ năng
lượng điện từ nên không thể bị trích để lấy trộm thông tin bằng các phương tiện điện
thông thường như sự dẫn điện bề mặt hay cảm ứng điện từ, và rất khó trích lấy thông
tin ở dạng tín hiệu quang.
- Tính linh hoạt : Các hệ thống thông tin quang đều khả dụng cho hầu hết các
Đặc tính Cáp đồng
Cáp quang
Sợi đơn mode Sợi đa mode
Dải thông 100 MHz > 100GHz 1GHz
Cự ly truyền dẫn 100 m 40.000 m 2000 m
Xuyên kênh Có Không
Trọng lượng Nặng hơn Nhẹ hơn
Kích thước Lớn hơn Nhỏ hơn
18



dạng thông tin số liệu, thoại và video.
- Chi phí thấp : Vì vật liệu chế tạo sợi quang sẵn có, đồng thời sợi lại nhẹ hơn cáp

kim loại và có thể uốn cong, lắp đặt dễ dàng và ít bị hư hỏng do các yếu tố thiên nhiên tác
động (như nắng, mưa…) nên hệ thống có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng.
1.1.2.2. Nhược điểm
- Vấn đề biến đổi Điện-Quang: Trước khi đưa một tín hiệu thông tin điện vào
sợi quang, tín hiệu điện đó phải được biến đổi thành sóng ánh sáng.
- Dòn, dễ gẫy: Sợi quang sử dụng trong viễn thông được chế tạo từ thủy tinh
nên dòn và dễ gẫy. Hơn nữa kích thước sợi nhỏ nên việc hàn nối gặp nhiều khó
khăn.Muốn hàn nối cần có thiết bị chuyên dụng.
- Vấn đề sửa chữa: Các quy trình sửa chữa đòi hỏi phải có một nhóm kỹ thuật
viên có kỹ năng tốt cùng các thiết bị thích hợp.
- Vấn đề an toàn lao động: Khi hàn nối sợi quang cần để các mảnh cắt vào lọ kín
để tránh đâm vào tay, vì không có phương tiện nào có thể phát hiện mảnh thủy tinh trong
cơ thể. Ngoài ra, không được nhìn trực diện đầu sợi quang hay các khớp nối để hở phòng
ngừa có ánh sáng truyền trong sợi chiếu trực tiếp vào mắt. Ánh sáng sử dụng trong hệ
thống thông tin quang là ánh sáng hồng ngoại, mắt người không cảm nhận được nên
không thể điều tiết khi có nguồn năng lượng này, và sẽ gây nguy hại cho mắt.
[7,8,11,14,16]
1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUI HOẠCH MẠNG LƯỚI
1.2.1. Giới thiệu
Với việc giới thiệu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam ta thấy
việc qui hoạch mạng lưới cho tỉnh là hoàn toàn cần thiết (Phần 2- thực trạng mạng
truyền dẫn cáp quang VNPT Quảng nam). Việc qui hoạch này nhằm: cung cấp đúng
loại thiết bị, đúng lúc, đúng chỗ với chi phí hợp lý để thoả mãn các nhu cầu của khách
hàng và đưa ra các cấp dịch vụ có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, để có thể làm được công việc qui hoạch này trước hết phải tìm
hiểu mạng lưới viễn thông là gì? Hay mạng viễn thông gồm những gì? Các kỹ thuật
mạng lưới viễn thông là gì?Từ đó tìm hiểu quá trình qui hoạch mạng bao gồm những
bước nào?Chúng ta sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi đó.
19




1.2.2. Mạng lưới viễn thông là gì?
Mạng lưới viễn thông là một hệ thống thông tin để truyền thông cơ bản bao
gồm các đường truyền dẫn và các tổng đài.
Mạng viễn thông thường được cấu thành bởi hai thành phần chính: mạng đường
trục (mạng lõi) và mạng truy cập. Trong những năm gần đây, mạng đường trục có những
bước phát triển nhảy vọt do sự xuất hiện của các công nghệ mới, như công nghệ ghép
kênh theo bước sóng (WDM) với tốc độ truyền tin tới 40 Gbps. Cũng trong khoảng thời
gian này, mạng truy cập (hay LAN) cũng đã được cải tiến và nâng cấp từ tốc độ 10 Mb/s
lên 100Mb/s và có thể đến 1Gb/s. Thậm chí, các sản phẩm Ethernet 10 Gb/s cũng đã bắt
đầu xuất hiện trên thị trườngvề băng thông giữa một bên thực hiện trên DSL với một bên
là mạng truy nhập thông tin di động tốc độ cao (3G/4G) dẫn đến hiện tượng nút cổ chai
(bottleneck) trong mạng Viễn thông. Việc bùng nổ lưu lượng Internet trong thời gian vừa
qua càng làm trầm trọng thêm các vấn đề của mạng truy cập, các báo cáo thống kê cho
thấy lưu lượng dữ liệu đã tăng 100% mỗi năm kể từ năm 1990. Sự kết hợp giữa các yếu
tố kinh tế và công nghệ đã tạo ra những thời điểm mà tốc độ phát triển đạt tới 1000%
trong một năm (vào những năm 1995 và 1996), xu hướng này vẫn sẽ còn tiếp tục
trong tương lai, tức là càng ngày sẽ càng có nhiều người sử dụng trực tuyến và những
người sử dụng đã trực tuyến thì thời gian trực tuyến sẽ càng nhiều hơn, do vậy nhu cầu
về băng thông lại càng tăng lên. [1,3]
Các nghiên cứu thị trường cho thấy rằng, sau khi nâng cấp lên công nghệ băng
rộng, thời gian trực tuyến của người sử dụng đã tăng lên 35% so với trước khi nâng cấp.
Lưu lượng thoại cũng tăng lên nhưng với tốc độ thấp hơn nhiều, khoảng 8% mỗi năm.
Theo hầu hết các báo cáo phân tích, lưu lượng của dữ liệu hiện nay đã vượt trội hơn rất
nhiều so với lưu lượng thoại. Càng ngày sẽ càng có nhiều dịch vụ và các ứng dụng mới
được triển khai khi băng thông dành cho người sử dụng tăng lên. Đứng trước tình hình
đó, một số công nghệ mới đã được đưa ra nhằm đáp ứng những đòi hỏi về băng tần.
Hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ đã triển khai cung cấp dịch vụ Internet bằng công
nghệ đường dây thuê bao số DSL. DSL sử dụng đôi dây giống như dây điện thoại và yêu cầu

phải có một modem DSL đặt tại thuê bao và DSLAM đặt tại tổng đài. Tốc độ dữ liệu của DSL
nằm trong khoảng từ 128Kb/s đến 1,5Mb/s, mặc dù tốc độ của nó đã tăng đáng kể so với
modem tương tự, nhưng khó có thể được coi là băng rộng do không cung cấp được các dịch
vụ video, thoại, dữ liệu cho các thuê bao ở xa. Khoảng cách từ tổng đài đến theo bao chỉ trong
20



phạm vi 5,5 km, có thể tăng khoảng cách này bằng giải pháp triển khai thêm nhiều DSLAM
đến gần th bao, nhưng đây là một giải pháp khơng hiệu quả do chi phí q cao.


Có thể định nghĩa mạng viễn thơng theo cách nhìn khác:


Mạng viễn thơng là một hệ thống gồm các nút chuyển mạch được nối với
nhau bằng các đường truyền dẫn. Nút được phân thành nhiều cấp và kết hợp với các
đường truyền dẫn tạo thành các cấp mạng khác nhau.

















Hình 1.3. Cấu hình mạng viễn thơng điển hình [1]
1.2.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống viễn thơng
1.2.3.1. Thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối giao tiếp giữa một mạng lưới và người hay máy móc, bao gồm
cả các máy tính. Thiết bị đầu cuối chuyển đổi từ thơng tin ra tín hiệu điện, và trao đổi
các tín hiệu điều khiển với mạng lưới.
Thiết bị đầu cuối cho mạng thoại truyền thống gồm máy điện thoại, máy Fax,
máy tính, tổng đài PABX
Sub Sub
Sub Sub
Sub
SubSub
Sub
HLE
HLE
TE TE
RLE RLE
GW
GW : Gateway - Tổng đài quốc tế
TE : Transit Exchange - Tổng đài chuyển tiếp quốc gia
HLE : Host Local Exchange - Tổng đài nội hạt
RLE : Remote Local Exchange - Tổng đài xa ( Tổng đài vệ tinh)
Sub : Subcriber - Thuê bao
21




1.2.3.2. Thiết bị chuyển mạch
Gồm có tổng đài nội hạt và tổng đài quá giang. Các thuê bao được nối vào tổng
đài nội hạt và tổng đài nội hạt được nối vào tổng đài quá giang. Nhờ các thiết bị
chuyển mạch mà đường truyền dẫn được dùng chung và mạng có thể được sử dụng
một cách kinh tế.
Thiết bị chuyển mạch là thiết bị dùng để thiết lập một đường truyền dẫn giữa
các thuê bao bất kỳ (đầu cuối).Thiết bị chuyển mạch giúp chia sẻ đường truyền dẫn
làm cho một mạng lưới có thể được sử dụng một cách kinh tế.
1.2.3.3.Thiết bị truyền dẫn
Thiết bị truyền dẫn là thiết bị được dùng để nối thiết bị đầu cuối với các tổng
đài hoặc giữa các tổng đài với nhau và truyền đi các tín điện nhanh chóng và chính
xác.
Thiết bị truyền dẫn bao gồm thiết bị truyền dẫn thuê bao mà nó nối thiết bị đầu
cuối với tổng đài nội hạt và thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp mà nó kết nối các tổng đài.
Từ quan điểm về phương tiện truyền dẫn, thiết bị truyền dẫn có thể được phân loại
thành thiết bị truyền dẫn hữu tuyến sử dụng các cáp kim loại, cáp quang, và thiết bị
truyền vô tuyến bao gồm vi ba, vệ tinh.
Các hệ thống thiết bị truyền dẫn trên mạng viễn thông VNPT hiện nay chủ yếu
sử dụng hai loại công nghệ là: cáp quang SDH và vi ba PDH.
 Cáp quang SDH: Thiết bị này do nhiều hãng khác nhau cung cấp là: Northern
Telecom, Siemens, Fujitsu, Alcatel, Lucent, NEC, Nortel. Các thiết bị có dung lượng
155Mb/s, 622 Mb/s, 2.5 Gb/s, 10Gb/s.
 Vi ba PDH: Thiết bị này cũng có nguồn gốc từ nhiều hãng cung cấp khác nhau
như Siemens, Alcatel, Fujitsu, SIS, SAT, NOKIA, AWA. Dung lượng 140 Mb/s, 34
Mb/s và n*2 Mb/s. Công nghệ vi ba SDH được sử dụng hạn chế với số lượng ít.[1,3]
1.2.4. Quy hoạch mạng truyền dẫn [1,3]
1.2.4.1. Giới thiệu
Quy hoạch mạng truyền dẫn nhằm mục đích xây dựng các đường truyền tối ưu
để thỏa mãn hoàn toàn các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu bảo dưỡng, hiệu quả kinh tế.

Quy hoạch mạng truyền dẫn được xây dựng trên các điều kiện cho trước về cấu
hình mạng và số các mạch giữa các tổng đài theo trình tự sau:

22
















Hình 1.4. Trình tự xác định đường truyền dẫn [1]
Mạng truyền dẫn đưa ra một mạng vật lý để trang bị các kênh cho
mạng mạch logic giữa các tổng đài. Mặt khác, xây dựng một mạng đường truyền
dẫn cũng là xây dựng các tuyến thực cho mạng. Ví dụ, mạng logic kiểu sao được
thực hiện theo các dạng vật lý như mạng truyền dẫn kiểu vòng và kiểu sao như sau
(hình 1.10): (mạng logic)
-mạng kiểu sao-
A
Trung tâm thứ cấp
Trung tâm sơ cấp

a b c d

Hình 1.5. Khái niệm mạng truyền dẫn [1]
( Mạng Vật Lý )
Kiểu hình sao
A

a

c

d

b

( Mạng Vật Lý )
Kiểu hình Lưới
A

a

b

c

d

Cấu hình mạng truyền dẫn

Cấu hình mạng

Chất lượng, sự ổn định

Tính toán số mạch rỗi

Chất lượng truyền dẫn

Tiêu chuẩn ứng dụng

Số mạch giữa các Tổng đài

Định tuyến

Tạo nhóm mạch

Đánh giá dung lượng tuyến truyền dẫn


Lựa chọn hệ thống truyền dẫn
truy

n d

n

Xác định hệ thống truyền dẫn
truy

n d

n


23



1.2.4.2. Cấu hình mạng truyền dẫn
a. Các yêu cầu về cấu hình đối với mạng truyền dẫn
Các tuyến truyền dẫn đấu nối giữa các tổng đài có thể có nhiều dạng
vật lý. Tuy nhiên, chúng phải có cấu hình mạng thỏa mãn các điều kiện về chất
lượng truyền dẫn, hiệu quả kinh tế, độ tin cậy,…
b. Hiệu quả kinh tế
Trong một mạng truyền dẫn, mỗi kênh phải hoạt động trong một đơn vị
cố định tùy theo cổng ghép kênh của mạng. Khi các kênh được kết hợp nhóm và
tuyến truyền dẫn được xây dựng ở dạng rộng, có thể thực hiện hệ thống truyền dẫn
dung lượng lớn trong từng bộ phận truyền dẫn, tổng độ dài của tuyến có thể được làm
giảm đi với hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, điều này lại làm tăng độ dài của kênh
cũng như số bộ ghép, dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm.
Một kênh có thể có nhiều trạm lặp trên tuyến vật lý của nó. Một vấn đề quan
trọng trong cấu hình mạng truyền dẫn là: tại mỗi chặng ghép kênh, mỗi nhóm kênh
nên được tách ra và kết hợp trong những trạm lặp như vậy theo đó thiết bị có thể được
chia sẻ với các nhóm kênh khác đấu nối với chúng. Nếu các kênh đấu nối giữa các cơ
quan không bị tách ra và tái hợp trong các trạm lặp thì không yêu cầu có thiết bị ghép
kênh.
Nhưng khi đó hiệu quả của kênh giảm, do vậy tăng chi phí truyền dẫn. Ngược
lại, nếu một nhóm kênh được tách ra và kết hợp lại trong trạm lặp, thì đường truyền
dẫn có thể chia sẻ với các nhóm kênh khác và hiệu quả của kênh tăng lên, do vậy chi
phí ghép kênh tăng lên.
Do vậy, dung lượng truyền dẫn và các đơn vị tạo nhóm kênh tối ưu nhất phải
được lựa chọn bằng cách xem xét cân nhắc giữa chi phí ghép kênh và chi phí tuyến
truyền dẫn để có được một mạng truyền dẫn kinh tế.

c. Độ tin cậy
Độ ổn định chất lượng phải được giữ ở mức thích hợp mà theo đó chỉ cho phép
tỷ lệ lỗi nhất định đối với các thiết bị mạng lưới.
Đối với đường truyền dẫn, các bộ phận của nó phải có độ tin cậy cao, cấu hình
mạng lưới được thiết kế có xem xét đến độ tin cậy với chất lượng ổn định.
Thông thường một cấu hình mạng phải được thực hiện bằng cách phân chia
thiết bị và cung cấp thiết bị dự phòng đủ theo khả năng đầu tư cho phép.

×