Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Dãy Antenna thích nghi và các ứng dụng trong truyền thông di động CDMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 116 trang )







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ


NGUYỄN HỮU QUỐC


DÃY ANTENNA THÍCH NGHI VÀ CÁC ỨNG DỤNG TRONG
TRUYỀN THÔNG DI ĐỘNG CDMA




LUẬN VĂN THẠC SỸ


Người hướng dẫn: GS.TS. Phan Anh






Hà nội - 2003









Mục lục
Chƣơng 1. Tổng quan trải phổ và công nghệ CDMA 1
I. Giới thiệu chung 1
II. Vai trò của DS-CDMA trong các hệ thống tế bào 3
III. Các mục tiêu của IMT-2000 3
1. Đạt đƣợc tốc độ bit cao hơn 3
2. Nhiều dịch vụ đồng thời cho một thuê bao 4
3. Các dịch vụ yêu cầu QOS khác nhau. 4
4. Hiệu quả sử dụng phổ cao 4
IV. Kỹ thuật DS-CDMA 4
1. Mô hình hệ thống 4
2. Cấu trúc bộ phát 5
3. Cấu trúc bộ thu 6
V. Mô hình kênh và bộ thu RAKE 7
VI. Điều khiển Công suất 7
VII. Các thuộc tính của dãy trực tiếp CDMA 10
1. Khả năng đa truy cập 10
2. Khả năng chống nhiễu trong trƣờng hợp nhiễu băng hẹp 11
3. Loại bỏ nhiễu đa đƣờng 12
4. Xác suất chặn thấp 12
5. Tính bảo mật 12
6. Các ƣu điểm cài đặt 12
7. Tách tín hiệu đa thuê bao 13

8. Chuyển giao mềm 13
9. Lập kế hoạch hệ thống đơn giản 15
10. Chất lƣợng cuộc gọi đƣợc cải thiện 15
11. Cải thiện vùng phủ sóng 15
12. Độ rông băng theo yêu cầu 15
13. Tăng thời gian sống(talk time) 16
14. Giải quyết nghẽn mềm 16
15. Độ lợi dung lƣợng 16
16. Dung lƣợng đƣờng xuống trong hệ thống tế bào CDMA 17
17. Dung lƣợng tuyến lên 18
18. Dung lƣợng Erlang của đƣờng xuống 19
VIII. Kết Luận 20
1. Ƣu điểm 20
2. Nhƣợc điểm 20
Chƣơng 2. smart anten và ứng dụng trong hệ thống CDMA 22
I. Hệ thống Anten 22
1. khái niệm về hệ thống Anten và anten thông minh 22
2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan 22
3. Một số kiểu anten dùng trong thông tin di động 24
II. Hệ thống anten thông minh. 27
1. Các anten chuyển mạch búp sóng 27
2. Dàn anten định pha động. 28
3. Dàn anten thích nghi 29
4. So sánh hai công nghệ búp chuyển mạch búp sóng và anten thích nghi 32
III. ƣu điểm của Smart Anten ứng dụng trong CDMA 33


1. Tổng hợp dải quạt 34
2. Độ lợi dung lƣợng 35
3. Giảm chuyển giao 35

Chƣơng 3. Các thuật toán ứng dụng trong smart anten 36
I. Các thuật toán thích nghi trong việc tạo dạng búp sóng 36
1. Tia tới tại dãy anten 36
2. Các kiểu bộ tạo dạng búp sóng 37
3. Thuật toán thích nghi dùng xử lý triệt búp sóng 40
II. Các thuật toán đánh giá hƣớng tới (DOA-Direction Of Arrival) 43
1. Các phƣơng pháp đánh giá DoA 43
2. Thuật toán MUSIC(Multiple Signal Classification) 47
3. Thuật toán ESPRIT-Đánh giá các tham số tín hiệu qua các kỹ thuật quay
vòng bất biến 49
Chƣơgn 4. Chƣơng trình mô phỏng 51
I. Cài đặt hệ thống 51
1. Mô hình hệ thống 51
2. Bộ phát 56
3. Mô hình kênh vô tuyến 63
4. Bộ thu 66
II. Đánh giá kết quả 70
1. Trƣờng hợp không sử dụng anten thông minh 70
2. Trƣờng hợp sử dụng anten thông minh 76
3. Kết luận và định hƣớng tiếp theo 80
Tài liệu tham khảo 82
Phụ lục 83



Trang 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TRẢI PHỔ VÀ CÔNG NGHỆ CDMA
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Con ngƣời mong muốn có thể nói chuyện đƣợc với nhau hoặc kết nối tới Internet
và gửi e-mail vào bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu. Truyền thông không dây có thể làm

điều này dễ dàng. Tuy nhiên, vì phổ tần là khan hiếm, việc phân bổ một cách có hiệu
quả môi trƣờng truyền dẫn không gian có hạn chế này cho nhiều thuê bao là rất quan
trọng. Hiện nay có nhiều lƣợc đồ đa truy cập. Một trong số chúng là đa truy cập phân
chia theo tần số(FDMA). Bằng phƣơng pháp này, băng tần sẵn có đƣợc chia thành một
số các kênh tần số, mỗi kênh đƣợc cấp cho một thuê bao. Lƣợc đồ thứ hai là đa truy
cập phân chia theo thời gian(TDMA), trong lƣợc đồ này, thuê bao đƣợc phục vụ thứ tự
theo thời gian. Lƣợc đồ thứ ba sẽ đƣợc tìm hiểu trong luận văn này, đó là lƣợc đồ đa
truy cập phân chia theo mã, CDMA. Trong hệ thống CDMA, thuê bao đƣợc sử dụng
toàn bộ phổ tần số sẵn có trong toàn bộ thời gian. Thuê bao này đƣợc phân biệt với các
thuê bao khác vì mỗi thuê bao có một mã giả ngẫu nhiên riêng. Mã này không tƣơng
quan với các mã của các thuê bao khác đang thực hiện trên cùng một băng tần. Hơn
nữa, nó có thêm thuộc tính tự tƣơng quan tốt.
Có một vài lƣợc đồ CDMA khác nhau. Thông dụng nhất là trải phổ nhảy tần(FH)
và trải phổ dãy trực tiếp(DS-CDMA).
- Trong FH, mã giả ngẫu nhiên xác định tần số phát tức thời. Bộ phát thay đổi tần
số phát theo chu kỳ nhảy tần. Độ rộng băng tại bất kỳ lúc nào đều là nhỏ. Tuy
nhiên , băng tần tổng cộng là sự chồng chất tức thời các băng tần và vì vậy là
lớn.
Trong DS-CDMA, tại bộ phát, dòng dữ liệu lƣỡng cực băng hẹp của thuê bao đƣợc
nhân với một mã duy nhất và đƣợc gửi nhƣ một tín hiệu băng rộng. Tại bộ thu, trong
tầng đầu tiên, tín hiệu nhận đƣợc là sự chồng chất của dữ liệu băng rộng và nhiễu của
tất cả thuê bao đƣợc nhân lại với mã của thuê bao đã phát. Vì các mã của các thuê bao
khác không tƣơng quan với mã này, nên các tín hiệu vẫn ở lại trong vùng băng rộng,
trong khi đó tín hiệu của thuê bao đã phát đƣợc chuyển lại thành tín hiệu băng hẹp gốc
nhƣ lúc ban đầu.
Trong luận văn này, tôi sẽ tập trung vào DS-CDMA và các thuộc tính của nó khi
nó đƣợc ứng dụng cho hệ thống tế bào. Nó là công nghệ đƣợc lựa chọn cho các hệ
thống tế bào băng rộng thế hệ 3.



Trang 2


Trang 3
II. VAI TRÕ CỦA DS-CDMA TRONG CÁC HỆ THỐNG TẾ BÀO
Đầu tiên, CDMA đƣợc sử dụng trong các ứng dụng quân sự. Mục đích là muốn
chống lại các nhiễu có chủ ý. Vào thập kỷ 80, Qualcomm đã điều tra nghiên cứu khả
năng áp dụng của DS-CDMA vào truyền thông tế bào. Cuối cùng, họ đã giới thiệu
chuẩn CDMA IS-95 băng hẹp vào năm 1993, và cũng chính trong năm này hoạt động
thƣơng mại trong lĩnh vực di động bắt đầu. Từ năm 1990, các kỹ thuật CDMA đƣợc
nghiên cứu và bây giờ các hệ thống tế bào CDMA đƣợc sử dụng ở Mỹ và Hàn quốc và
hy vọng sẽ bắt đầu ở Thỗ nhĩ kỳ vào năm 2005. Các hệ thống tế bào thế hệ 3 theo tiêu
chuẩn IMT-2000 và UMTS ở châu âu sẽ mang đến dịch vụ chất lƣợng cao so với dịch
vụ của các hệ thống băng hẹp nhƣ GSM.
Các hệ thống tế bào băng rộng có nhiều mục tiêu cần đạt nhƣ liệt kê dƣới đây.
III. CÁC MỤC TIÊU CỦA IMT-2000
1. Đạt được tốc độ bit cao hơn
- Mở rộng hoàn toàn độ bao phủ và tính di động cho thuê bao tại tốc độ 144kbps
(tốc độ cơ sở ISDN), tốt hơn nữa là 384kbps (tốc độ cơ bản ISDN)
- Với tốc độ 2Mbps có hạn chế hơn về che phủ và di động
Tuy nhiên, nhu cầu mô hình thƣơng mại sẽ xác định các tốc độ bit dữ liệu thực tế.
Hình 1 chỉ ra các tốc độ dữ liệu, mà các hệ thống tế bào khác nhau đƣa ra tại các mức
di động khác nhau.


Giới thiệu các dịch vụ mới mềm dẻo hơn
Hình 1: Tốc độ dữ liệu của các hệ
thống tế bào khác nhau



Trang 4
2. Nhiều dịch vụ đồng thời cho một thuê bao
3. Các dịch vụ yêu cầu QOS khác nhau.
4. Hiệu quả sử dụng phổ cao
IV. KỸ THUẬT DS-CDMA
1. Mô hình hệ thống
Chúng ta sẽ bắt đầu từ nguyên lý của hệ thống CDMA.
Giả sử có N nguồn phát cùng chia sẻ giao diện không gian chung. Bất kỳ nguồn
nào, chẳng hạn nguồn thứ i, muốn gửi dữ liệu. Trong hình 2, S
ni
mô tả một tín hiệu
băng hẹp cấn gửi đi. Một xử lý trải phổ

i
() sẽ biến đổi tín hiệu băng hẹp tại điểm a
thành tín hiệu băng rộng tại điểm b, điểm b là đầu ra của anten phát. Trong kênh
truyền, tín hiệu băng rộng Swi đƣợc trộn với N-1 tín hiệu băng rộng khác và với nhiễu.
Một xử lý thu hẹp phổ

i
() tại bộ thu biến đổi thông tin băng rộng S
wi
thành tín hiệu
băng hẹp S
ni
và giữ các tín hiệu băng rộng khác vẫn ở lại trong vùng băng rộng. Tỷ lệ
phổ của các tín hiệu băng rộng và phổ nhiễu trong độ rộng băng thông tin cộng lên nhƣ
nhiễu cho S
ni
.










Trên kênh, tất cả các tín hiệu băng rộng tạo ra tín hiệu băng rộng tổng cộng ∑S
wk

∑S
wk
= ∑
k
(S
nk
), k : Thuê bao thứ k trong cùng băng tần

k

k


k
: Xử lý trải phổ của thuê bao thứ k
Tại bộ thu, xử lý thu hẹp phổ đƣợc thực hiện:

i

-1
(∑S
wk
) = S
ni
+ ∑ S
wik


S
ni



i
( )
SW
channel

inv{
i
( )} =
i
()

S
ni


n(t) i(t)

Hình 2 : Mô hình hệ thống truyền thông trải phổ CDMA
a
b
c
d


Trang 5

k

k,k

i

Hàm lọc thông dải F biến đổi phƣơng trình này thành
F(
i
-1
(∑S
wk
)) = S
ni
+ ∑ S
rik


k

k,k


i

Với kết quả này tín hiệu gốc S
ni
đƣợc tạo lại. Tuy nhiên cũng có thành phần
nhiễu cộng mức thấp ∑ S
rik
.

k,k

i
2. Cấu trúc bộ phát
Bộ phát đƣợc cấu thành từ bộ trải phổ(bộ nhân) và bộ điều chế. Sơ đồ khối của bộ
phát đƣợc chỉ ra trong hình 3. Nguồn dữ liệu S
n
(t) là một tín hiệu lƣỡng cực có giá trị ±
1 trong một chu kỳ bit Tb. Nó đƣợc nhân với tín hiệu trải phổ tần số cao hơn C(t),
cũng là một tín hiệu lƣỡng cực với giá trị ± 1. C(t) có chu kỳ Tc, đƣợc gọi là chu kỳ
chip. Tc thông thƣờng nhỏ hơn nhiều Tb.
Một ví dụ trải phổ đƣợc chỉ ra trong hình 4. Tín hiệu ra là S
c
(t). Tb là bội số của Tc.
Hệ số nhân thực tế là độ dài mã. Trong ví dụ này độ dài mã là 12.
S
c
(t) là một tín hiệu băng rộng trong khi đó tín hiệu gốc S
n
(t) là một tín hiệu băng

hẹp. Từ hình 4, chúng ta hiểu rằng độ rộng băng của S
c
(t) đƣợc xác định bởi C(t)
không phải S
n
(t). Vì vậy, việc tăng hệ số nhân Tb/Tc, sẽ làm tăng độ rộng băng S
c
(t),
và đƣợc cung cấp cho bộ điều chế. Bộ điều chế có thể là các kiểu nhƣ bộ điều chế
BPSK, QPSK, MSK. Bộ điều chế này chuyển tín hiệu băng gốc sang một băng tần
cao.


Trang 6


























3. Cấu trúc bộ thu
Bộ thu thực hiện chuyển ngƣợc cái mà bộ phát thực hiện. Nó thu hẹp phổ và
giải điều chế tín hiệu thu đƣợc. Nó cũng nên có một khối thực hiện đồng bộ, và sơ đồ
khối của bộ thu đƣợc chỉ ra trong hình 5.
Tại đầu ra của bộ thu sẽ thu đƣợc tổng các tín hiệu gốc, các tín hiệu nhiễu tƣơng
quan thấp và nhiễu.

S
w
(t)
C(t) = +-1
Data Modulator
(BPSK,QPSK,MSK,
.)
Carrier
Generato
r

Bipolar Data
S
n

(t)
Hình 3: Sơ đồ khối hệ thống phát trong thông tin trải phổ

Spreading
S
c
(t)
1 1 -1 1 -1 1 1 1 -1 1 1 -1
C(t)



S
n
(t)
S
c
(t)
Hình 4 : Xử lý trải phổ tại bộ phát
Tb
Tc


Trang 7










V. MÔ HÌNH KÊNH VÀ BỘ THU RAKE
Kênh di động thƣờng là kênh đa đƣờng. Vì thuộc tính vỗn dĩ tự tƣơng quan tốt của
mã CDMA, nên nó có khả năng loại bỏ các thành phần đa đƣờng tại bộ thu nhờ hệ số
độ lợi xử lý Gp. Tuy nhiên, tiện lợi hơn nữa có thể thu đƣợc nếu các thành phần đa
đƣờng đƣợc kết hợp bởi một bộ thu Rake. Một ví dụ mô hình kênh đa đƣờng và cấu
trúc bộ thu Rake tƣơng ứng đƣợc chỉ ra trong hình 6.
VI. ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT
Đây là vấn đề đƣợc quan tâm trong luận văn này.
Trong tuyến lên(từ máy di động tới trạm gốc), tín hiệu thu đƣợc từ một thuê bao
gần sẽ là mạnh hơn tín hiệu thu đƣợc từ một thuê bao ở xa. Đây là một vấn đề, bời vì
thuê bao gần sẽ gây nhiễu cao cho tín hiệu của thuê bao ở xa. Điều này đƣợc gọi là
hiệu ứng xa-gần. Để nhằm tránh điều này, điều khiển công suất nên đƣợc ứng dụng để
công suất thu đƣợc trung bình từ tất cả thuê bao là nhƣ nhau.
Code
Synch/Tracking
C(t) = +-1
Hình 5: Sơ đồ khối hệ thống thu trong thông tin trải phổ
Code
Generator

Data
DeModulator

Carrier
Generato
r



r(t)
Sn(t) + I(t)+n(t)
Despreading


Trang 8
ụ1
ụ2
ụ3
a1
a2
a3
a. Σ
Modulated signal
Multipath signal
Hình 6 a : Mô hình kênh đa đường.
Kênh di động là kênh đa đường truyền dẫn các bản tin bị suy hao và trễ

i
. ∑i biểu
thị trễ của thành phần đa đường thứ i và ai biểu thị suy hao của nó trong kênh. Một
số hữu hạn các thành phần đa đường có công suất đáng kể. Trong ví dụ này có ba
thành phần.
Hình 6 b : Sơ đồ khối của bộ thu Rake
Bộ thu Rake giành một nhánh cho mỗi thành phần đa đường. Trong mỗi nhánh, tín
hiệu thu được là tương quan với mã trải được đồng bộ.
Các đầu ra được xử lý theo trọng số với các hệ số suy hao và sau đó lại kết hợp với
nhau. Vì đặc tính tự nhiên thay đổi theo thời gian của kênh di động, nên trễ và suy
hao cũng thay đổi; vì vậy các hệ số của bộ thu Rake nên thay đổi theo hướng thích

nghi.


a
1
a
2
a
3

C(t-ụ1)
C(t-ụ2)
C(t-ụ3)
Demodulated signal


Trang 9
Trên đƣờng xuống, vì tất cả các tín hiệu lan truyền qua cùng một kênh, chúng đƣợc thu
bởi trạm di động với công suất ngang nhau. Vì vậy, điều khiển công suất để loại bỏ
hiệu ứng xa gần là không cần thiết. Tuy nhiên điều khiển công suất có thể đƣợc ứng
dụng để tránh nhiễu giữa tế bào này với các tế bào lân cận.
Để bổ sung thêm cho việc tránh nhiễu có thể điều khiển công suất để bù vào mức
mất mát của tín hiệu. Cho rằng tín hiệu sẽ suy yếu một cách rõ rệt, nên nó có thể
chuyển kênh fading thành kênh nhiễu trắng theo luật Gauss(AWGN). Hơn nữa, điều
khiển công suất đƣợc sử dụng để giảm ảnh hƣởng các hiệu ứng màn chắn(từ các vật
cản nằm trên đƣờng truyền giữa trạm gốc và trạm di động) và đảm bảo năng lƣợng
phát thu tại thuê bao đạt mức tối thiểu. Điều này sẽ kéo dài tuổi thọ của bộ pin trong
các máy cầm tay.
Có hai kiểu điều khiển công suất:
a. Điều khiển công suất mạch hở(Open-loop Power Control, hay điều khiển

độ lợi tự động)
Trƣớc khi trao đổi thông tin, trạm di động giám sát công suất tổng cộng nhận đƣợc
từ trạm gốc. Công suất đo đƣợc cung cấp một thông báo khả năng liệu có dừng trao
đổi của mỗi trạm di động hay không. Trạm di động điều chỉnh công suất phát để nó tỷ
lệ nghịch với công suất tín hiệu tổng cộng mà nó thu đƣợc. Nó có thể là cần thiết để
điều khiển công suất tốt cho một dải động lên đến 80 dB.
b. Điều khiển công suất vòng kín(Closed Loop Power Control)
Đây là một phƣơng pháp điều khiển công suất dài hạn hiệu quả hơn. Trạm gốc
cung cấp phản hồi liên tục cho mỗi trạm di động để trạm di động thay đổi công suất
tƣơng ứng. Trạm gốc sẽ đánh giá công suất tín hiệu của thuê bao trên đƣờng xuống và
so sánh nó với ngƣỡng danh định mong muốn. Dựa trên thông tin nếu nó cao hơn hay
nhỏ hơn ngƣỡng này, trạm gốc phát lệnh một bit “1” tới trạm di động để giảm hoặc
tăng công suất phát theo một mức cố định. Điều này đƣợc gọi là vòng điều khiển bang-
bang. Nếu điều chỉnh công suất theo fading đa đƣờng nhanh, tốc độ điều khiển công
suất phải cao hơn khoảng mƣời lần tốc độ fading cực đại
Trong một hệ thống thực, thƣờng ngƣời ta kết hợp hai phƣơng thức này.


Trang 10
VII. CÁC THUỘC TÍNH CỦA DÃY TRỰC TIẾP CDMA
1. Khả năng đa truy cập
Nếu có nhiều thuê bao trong kênh, thì sẽ có nhiều tín hiệu dãy trực tiếp DS chồng
chất theo cả thời gian và tần số. Cho rằng các tƣơng quan chéo giữa mã của thuê bao
mong đợi và các thuê bao khác là nhỏ, công suất nhiễu tại đầu ra của bộ thu sẽ nhỏ
hơn nhiều công suất tín hiệu mong muốn.
Một ví dụ về khả năng đa truy cập kiểu kỹ thuật dãy trực tiếp DS-CDMA đƣợc chỉ
ra trong hình 7.

Hình 7 : Ví dụ khả năng đa truy cập trình bày trong miền tần số
1. Tín hiệu phát:

Tín hiệu phát Sni(t) là tín hiệu băng
hẹp. Mật độ phổ công suất PSD của
Sni(t) chiếm độ rộng băng Bi .


f
Snini(f)
2. Sau khi trải phổ:
Tín hiệu chiếm độ rộng băng cao
hơn nhiều lần sau khi nó đƣợc trải
ra. Mật độ phổ công suấtcủa nó lại
nhỏ hơn sàn nhiễu
f
Swiwi(f)
Snini(f)
+ Sii(f)
4. Sau khi co phổ:
Co phổ khôi phục tín hiệu băng hẹp
mong muốn. Các tín hiệu băng
rộng khác bị loại bỏ, nhiễu chỉ còn
trong băng thông tin Bi.
f
Bi
f
Sww(f)
3. Trên kênh truyền:
Tín hiệu băng rộng Swi(t) bị trộn
với các tín hiệu băng rộng của các
thuê bao khác trong kênh.



Trang 11
2. Khả năng chống nhiễu trong trường hợp nhiễu băng hẹp
Nếu có nhiễu chủ động băng hẹp trên kênh, thì nhiễu này sẽ bị loại bỏ nhờ khối co
phổ hẹp tại bộ thu. Khối co hẹp phổ chuyển dữ liệu thuê bao băng rộng thành dạng
băng hẹp. Tuy nhiên, vì xử lý co hẹp, thực tế là phép nhân, giống nhƣ xử lý trải phổ,
nên nó đã trải tín hiệu nhiễu băng hẹp ra. Do vậy, ảnh hƣởng của dữ liệu nhiễu bị
giảm. Khả năng chống nhiễu của CDMA đƣợc chỉ ra trong hình 8.

f
In
Sw
f
Iw
Sn
f
Sn + Iwr
Trên kênh truyền:
Trên kênh truyền tồn tại dữ liệu thuê bao
băng rộng và dữ liệu nhiễu chủ động
băng hẹp. Như hình bên, nhiễu bị bóp
méo chỉ là một phần nhỏ phổ của người
dùng.
Sau khi co hẹp:
Co hẹp :

-1
(Sw+In) =

-1

(Sw) +

(In)
= Sn + Iw
Sau khi co hẹp, tín hiệu thuê bao mong muốn
thành băng hẹp và tín hiệu nhiễu thành băng
rộng.
Sau khi lọc thông dải:
Lọc : F(Sn+Iw) = Sn + Iwr
Chỉ còn một phần nhỏ công suất tín hiệu
nhiễu truyền qua bộ lọc. Tỷ lệ công suất
nhiễu tổng thể và nhiễu ảnh hưởng có thể
được xác định theo tỷ lệ với Gp=Bw/Bn. Đại
lượng này được gọi là độ lợi xử lý.
Bw
Bn
Hình 8 : Khả năng chống nhiễu trong trƣờng hợp băng hẹp


Trang 12
Độ lợi xử lý Gp cho phép đánh giá có bao nhiêu tín hiệu nhiễu bị triệt. Nếu mức
nhiễu là quá cao, lƣợc đồ đƣợc chỉ ra trong hình 8 có thể không đủ để khử ảnh hƣởng
của tín hiệu nhiễu. Trong trƣờng hợp này, xử lý lọc băng chặn dƣới nên đƣợc áp dụng
trƣớc khi co hẹp phổ. Điều này có thể, nếu băng tần hẹp của tín hiệu nhiễu đƣợc biết
bởi đâu thu. Đáng tiếc, khi bộ lọc này đƣợc áp dụng, tín hiệu của thuê bao mong
muốn cũng bị mất mát. Điều này có thể phải gánh chịu nếu tỷ lệ băng tần này với băng
tần của thuê bao băng rộng tổng cộng là nhỏ hơn 1/5.
Trƣớc đây, xử lý tiền lọc hầu nhƣ đƣợc sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Ngày nay,
nó cũng đƣợc sử dụng trong các mạng kiểu CDMA. Trong các mạng này, tín hiệu
CDMA đồng tồn tại với các tín hiệu băng hẹp. Các tín hiệu băng hẹp mức cao bị khử

tại bộ thu bằng xử lýtiền lọc và trải phổ.
3. Loại bỏ nhiễu đa đường
Một cách lý tƣởng, dãy mã tốt cần có các thuộc tính sau:
- Hầu nhƣ không có tƣơng quan chéo giữa các mã này. Đây là chìa khoá của hệ
thống CDMA, dựa trên các yêu cầu của chúng ta khi thảo luận khả năng đa truy
cập và loại bỏ nhiễu băng hẹp.
- Thuộc tính tự tƣơng quan tốt có thể giải thích rằng dãy mã không nên có khả
năng tự tƣơng quan ngoài khoảng [-Tc,Tc] với Tc là khoảng chip.
Nếu thuộc tính thứ hai thoả mãn, thì bộ thu xử lý các tín hiệu vào theo các đƣờng
khác bị trễ hơn 2Tc nhƣ các tín hiệu nhiễu và loại bỏ chúng.
4. Xác suất chặn thấp
Vì hệ thống DS-CDMA sử dụng phổ rộng với mật độ phổ công suất thấp ở các
mức sàn nhiễu, nên để dò đƣợc dãy DS là rất khó khăn.
5. Tính bảo mật
Mã chỉ đƣợc biết bởi bộ thu để đảm bảo tính riêng tƣ. Ngoài ra, mã có thể phải thay
đổi thƣờng xuyên vì bảo mật. Và kế hoach tƣơng lai là đƣa ra mã hoá số cung cấp
thậm chí các mức bảo mật cao hơn và riêng tƣ hơn.
6. Các ưu điểm cài đặt
- Tín hiệu đƣợc mã hoá đƣợc tạo dễ dàng vì nó chỉ cần một phép nhân.
- Tạo sóng mang là đơn giản, chỉ cần một tần số sóng mang.
- Không đồng bộ là cần thiết cho nhiều thuê bao.


Trang 13
7. Tách tín hiệu đa thuê bao
Các bộ thu CDMA sử dụng bộ thu RAKE coi tín hiệu của các thuê bao khác nhƣ
nhiễu. Điều này có nghĩa khi một vài thuê bao khác thâm nhập vào mạng, chất lƣợng
dịch vụ suy giảm. Tuy nhiên trong các bộ thu tối ƣu, tất cả các tín hiệu sẽ bị tách cùng
nhau và các tín hiệu nhiễu bị loại bỏ. Điều này có thể đƣợc dựa trên vì các thuộc tính
tƣơng quan đã biết và cũng nói lên rằng có thể làm chủ đƣợc nhiễu.

Tách tín hiệu đa thuê bao làm giảm ảnh hƣởng nhiễu MAI(multiple access
interference) và vì vậy giảm dung lƣợng. Bên cạnh đó, nó giúp giải quyết bài toán gần-
xa nhờ việc tách tín hiệu mang công suất cao gần với trạm gốc và loại bỏ từ tín hiệu
vào. Tuy nhiên, điều này là rất phức tạp và thực tế không thể thiết lập đƣợc. Vì vậy
một vài bộ thu kèm các điều kiện tối ƣu(suboptimum) đƣợc sử dụng. Một trong chúng
là bộ thu khử nhiễu. Nó đánh giá MAI và trừ bỏ khỏi tín hiệu thu đƣợc.
8. Chuyển giao mềm
Trong các hệ thống tế bào dùng công nghệ FDMA, các tế bào lân cận sử dụng các
tập tần số khác nhau. Khi công suất tín hiệu thu của một đơn vị di động từ một trạm
gốc lân cận vƣợt quá công suất tín hiệu trạm gốc của tế bào hiện thời theo một ngƣỡng
nào đó, đơn vị di động dừng trao đổi với trạm gốc hiện thời và kết nối tới trạm láng
riềng. Điều này đƣợc gọi là chuyển giao cứng(hard handover).
Trong hệ thống CDMA, các tế bào lân cận sử dụng cùng một băng tần. Nếu chuyển
giao cứng đƣợc sử dụng, điều này sẽ gây ra nhiễu dƣ thừa và giảm hiệu suất bởi vì các
tín hiệu đến từ các trạm gốc khác nhau có độ lớn có thể so sánh đƣợc với trạm gốc
hiện thời. Thay cho điều này, phƣơng pháp chuyển giao khác là chuyển giao mềm
đƣợc sử dụng. Trong phƣơng pháp này, đơn vị di động bƣớc vào trạng thái chuyển
giao mềm khi độ lớn tín hiệu của tế bào lân cận vƣợt quá ngƣỡng nào đó nhƣng vẫn
dƣới mức của trạm hiện thời. Trong trạng thái chuyển giao mềm, trạm di động đƣợc
phép kết nối tới cả hai trạm và công suất phát của nó đƣợc điều khiển bởi trạm gốc có
độ lớn tín hiệu cao hơn. Hình 9 minh hoạ chuyển giao mềm.
CDMA là rất phù hợp cho chuyển giao mềm. Trong tuyến lên, hai hoặc nhiều trạm
gốc có thể nhận đƣợc tín hiệu của một trạm di động và trên đƣờng xuống, đơn vị di
động có thể thu kết hợp các tín hiệu từ các thuê bao khác nhờ bộ thu RAKE. Điều này
đƣợc gọi là tính thu phân tập quy mô lớn.


Trang 14
CDMA cũng đề xuất các chuyển giao mềm hơn (softer handoffs). Một chuyển
giao mềm hơn xảy ra khi một thuê bao đang giao tiếp đồng thời với một vài dải

quạt(sector) trong cùng một tế bào.
Các ƣu điểm của chuyển giao nhƣ dƣới đây:
- Chuyển giao mềm loại bỏ sự ngắt quãng rất ngắn trong lúc chuyển giao của âm
thoại xảy ra với các công nghệ khác CDMA.
- Một vài hệ thống tế bào chịu các hiệu ứng nhảy qua lại (pingpong), tức là một
cuộc gọi có thể chuyển sang hay về giữa hai tế bào khi đơn vị thuê bao đang ở
biên giới giữa hai tế bào. Trƣờng hợp xấu nhất là làm rớt cuộc gọi nếu không
cũng gây ra chuyển giao lộn xộn(noisier). Các chuyển giao CDMA tránh đƣợc
hoàn toàn hiệu ứng này. Cuối cùng, cuộc gọi CDMA có thể nằm trong một điều
kiện chuyển giao mềm với ba tế bào tại cùng thời điểm. Do vậy cơ hội mất kết
nối sẽ giảm đáng kể.


BSC
Base Station
Base Station
Base Station
Controller
Mobile Unit
Hình 9 : Chuyển giao mềm với hai trạm gốc
Trong đường lên, tín hiệu trạm di động được thu bởi hai trạm gốc, sau đó được
chuyển tới điểm kết hợp được gọi là bộ điều khiển trạm gốc để đánh giá. Trong
đường xuống, cùng một thông tin được phát qua cả hai trạm gốc tới đơn vị di động,
cái mà xử lý chúng như các tín hiệu đa đường và kết hợp chúng.


Trang 15
9. Lập kế hoạch hệ thống đơn giản
- Không cần lập kế hoạch chi tiết
- Không cần điều chỉnh tần số nhằm mở rộng hệ thống. Tuy nhiên khi đƣợc bổ

sung nhƣ một sự chống chất trong hệ thống tƣơng tự đang tồn tại, kế hoạch tần
số sẽ đƣợc yêu cầu để xoá phổ cho các sóng mang CDMA.
10. Chất lượng cuộc gọi được cải thiện
Các hệ thống tế bào cơ sở CDMA có chất lƣợng thoại tốt hơn và ít bị rớt cuộc gọi
hơn so với các hệ thống khác. Đó là vì:
- Khả năng phát hiện lỗi và sửa lỗi cao
- Các vocoders cung cấp mã tốc độ cao và giảm nhiễu nền.
- Sử dụng nhiều kiểu phân tập để tăng chất lƣợng thoại.
- Phân tập tần số (giảm khả năng chọn lọc tần số).
o Phân tập không gian( Dùng hai anten thu)
o Phân tập tuyến (Bộ thu Rake cải tiến thu một tín hiệu trải qua nhiễu đa
đƣờng và cải tiến chất lƣợng âm thanh).
o Phân tập thời gian (chèn và mã hoá)
- Chuyển giao mềm góp phần nâng cao chất lƣợng thoại.
- Điều khiển công suất chính xác đảm bảo tất cả các trạm di động hoạt động rất
gần với mức năng lƣợng tối ƣu, để cung cấp chất lƣợng thoại cao nhất có thể.
11. Cải thiện vùng phủ sóng
Khi mới đƣa hệ thống vào hoạt động, có rất ít thuê bao bởi vậy rất ít tế bào đƣợc
yêu cầu xử lý lƣu lƣợng. Tuy nhiên, điều này vẫn cần thiết để cung cấp phạm vi phủ
sóng ban đầu rộng.
Một tế bào CDMA có vùng phủ sóng rộng hơn các tế bào số hoặc tƣơng tự. Do
vậy, rất ít các tế bào CDMA đƣợc yêu cầu phủ sóng cùng diện tích.
12. Độ rông băng theo yêu cầu
Một kênh CDMA băng rộng sử dụng một tài nguyên chung mà tất cả các trạm di
động trong một hệ thống cùng sử dụng, dựa trên những nhu cầu riêng của chúng, ví dụ
truyền thoại, dữ liệu, fax hoặc các ứng dụng khác. Tại bất kỳ một thời điểm cho trƣớc
nào tỷ lệ độ rộng băng không đƣợc sử dụng bởi một máy di động xác định trƣớc là sẵn


Trang 16

sàng cho máy di động bất kỳ khác. Điều này cung cấp mềm dẻo một dung lƣợng tài
nguyên rất lớn.
13. Tăng thời gian sống(talk time)
Bởi vì việc điều khiển công suất chính xác và các đặc trƣng hệ thống khác, các đơn
vị thuê bao thƣờng chỉ phát một phần nhỏ công suất so với điện thoại tƣơng tự và
TDMA. Điều này sẽ cho phép tiết kiệm năng lƣợng của bộ PIN và thời gian đàm thoại
lâu hơn.
14. Giải quyết nghẽn mềm
Trong CDMA, không có giới hạn số thuê bao nhƣ trong TDMA và FDMA. Hiệu
suất của hệ thống sẽ giảm khi số thuê bao đang hoạt động tăng. Khi số thuê bao vƣợt
quá mức nào đó, nhiễu gẫy cho âm thoại trở nên khó nghe và hệ thống mất ổn định.
Tuy nhiên, trong CDMA điều kiện có thể đƣợc nới lỏng, gọi là “soft blocking ”, ngƣợc
lại với điều kiện “hard blocking ” trong FDMA và TDMA, tất cả các kênh đều bị
chiếm giữ.
15. Độ lợi dung lượng
Trong các hệ thống tế bào, có thể đạt đƣợc độ lợi dung lƣợng cao theo hai cách
dƣới đây:
- Tăng thêm số lƣợng kênh theo Mhz phổ
- Tăng thêm số lƣợng kênh sử dụng lại trên một đơn vị diện tích địa lý
CDMA sử dụng phƣơng pháp thứ hai. Nó sử dụng cùng tần số trong mỗi dải quạt
của mỗi tế bào. Hệ số sử dụng lại là 1. Điều này cải thiện đƣợc dung lƣợng của toàn bộ
hệ thống. Dung lƣợng đo bằng số cực đại các thuê bao đang hoạt động trong toàn bộ
mạng nhiều tế bào so với số lƣợng cực đại thuê bao trên độ rộng băng hoặc trên một tế
bào cô lập. Dung lƣợng thực tế sẽ thay đổi từ tế bào này tới tế bào khác và từ dải quạt
này tới dải quạt khác tuỳ thuộc địa hình và các mức nhiễu, các đặc trƣng lan truyền và
một số các hệ số.
CDMA tốt hơn các kỹ thuật đa truy cập khác theo quan điểm dung lƣợng vì các
thuộc tính sau của hệ thống:
c. Trải phổ làm vô hiệu hoá nhiễu
Trong các hệ thống băng hẹp, dung lƣợng bổ sung cần đƣợc duy trì cho nhiễu đồng

kênh thấp. Đảm bảo thời gian, băng tần dẫn tới 20% toàn bộ dung lƣợng. Các mạng


Trang 17
CDMA đƣợc thiết kế để chịu đựng một mức nhiễu nào đó, và nhƣ vậy có một lợi thế
về dung lƣợng.
d. Giám sát hoạt động thoại
Trong một cuộc đàm thoại giữa hai ngƣời, mỗi ngƣời chỉ chiếm khoảng 35% thời
gian. Trong hệ thống CDMA khi không có trò chuyện tất cả các thuê bao đang hoạt
động khác chỉ chịu nhiễu thấp. Điều này làm tăng dung lƣợng hệ thống lên 2.5 lần.
Một trạm gốc không đƣợc phép điều khiển công suất của thuê bao trong các tế bào
lân cận; Các thuê bao này tạo ra nhiễu bổ sung, vì lẽ đó làm giảm dung lƣợng của
đƣờng xuống. Điều này xác định hệ số tái sử dụng thực của một hệ thống CDMA.
16. Dung lượng đường xuống trong hệ thống tế bào CDMA
Có hai loại nhiễu trong hệ thống CDMA. Một là nhiễu nội bộ tế bào, và hai là
nhiễu giữa các tế bào.
Đối với K thuê bao trên một tế bào, nhiễu nội bộ tế bào tổng cộng là không nhỏ
hơn (K-1). Trong truyền thoại, điều này đƣợc giảm bởi hệ số hoạt động thoại(voice
activity factor). Vì vậy, nó không ảnh hƣởng nhiều nhƣ nhiễu giữa các tế bào, và đây
chính là yếu tố xác định dung lƣợng hệ thống. Hình 10 chỉ ra ảnh hƣởng của tải tế bào
lân cận lên dung lƣợng.

Hình 10:Dung lƣợng của hệ thống CDMA trên một dải quạt dƣới các điều kiện tải
của các tế bào lân cận khác nhau


Trang 18
Theo hình trên, đƣờng xuống có thể hỗ trợ 36 thuê bao trên một dải quạt hoặc 108
thuê bao trên một tế bào với hiệu suất BER thấp hơn 0.001 vì 99 % thời gian nằm dƣới
mức quá tải. Nếu số lƣợng thuê bao trên các tế bào lân cận bị giảm một nửa, số thuê

bao tổng cộng có thể đƣợc hỗ trợ trên mọt tế bào tăng tới 144. Nếu phần đƣợc chia của
phổ(độ rộng kênh) tổng cộng là 12.5 Mhz và CDMA đƣợc sử dụng dọc hoàn toàn hệ
thống tế bào, dung lƣợng tổng cộng hệ thống đƣợc tăng gấp 10 lần so với quá tải là
1080 thuê bao.
Trong các hệ thống tế bào tƣơng tự FDMA, độ rộng kênh là 30 Khz; vì vậy số
lƣợng thuê bao trong một tế bào với băng tần 1.25 MHz là 42. Với hệ số sử dụng lại
tần số là 7, tổng số thuê bao mà hệ thống hỗ trợ với băng tần 12.5 Mhz là 60. Nhƣ vậy,
CDMA cao hơn FDMA là 18.
Theo chuẩn IS-54, độ rộng kênh là 30 Khz và ba thuê bao chia sẻ một kênh tần số
trong cơ sở của TDMA. Điều này làm tăng dung lƣợng bởi một hệ số của 3 nhƣ so với
FDMA. Tuy nhên, CDMA tốt hơn gấp 6 lần.
17. Dung lượng tuyến lên
Đƣờng lên không chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng xa gần. Do vậy, không cần điều
khiển công suất. Tuy nhiên, trạm di động nhận nhiễu từ các trạm gốc lân cận. Vì lẽ đó
cần tăng công suất đối với các trạm di động bị nhiễu lớn nhất do các trạm gốc lân cận.
Điều khiển công suất đạt đƣợc nhờ thực hiện đo công suất máy di động thu từ trạm
gốc của nó và công suất thu đƣợc tổng cộng. Thông tin về hai công suất này đƣợc phát
tới trạm gốc. Hình 11 chỉ ra số lƣợng thuê bao đƣợc phép trên một dải quạt dƣới điều
kiện BER khác nhau.


Trang 19


Theo hình trên, tuyến lên có thể hỗ trợ BER là 0.001 vì nhiều hơn 99 % thời gian
cho 38 thuê bao trên một dải quạt hoặc 114 thuê bao trên một tế bào.
18. Dung lượng Erlang của đường xuống
Trong các mạng điện thoại, chất lƣợng đƣợc đánh giá bởi sắc xuất tắc nghẽn
(blocking probability). Dịch vụ chấp nhận đƣợc nếu sắc xuất tắc nghẽn nhỏ dƣới 2%.
Số lƣợng thuê bao trung bình yêu cầu dịch vụ đƣa ra sắc xuất tắc nghẽn xác định đƣợc

gọi là dung lƣợng Erlang của hệ thống.
Trong hệ thống FDMA hoặc TDMA, số lƣợng thuê bao bị hạn chế bởi số lƣợng
khe thời gian và tấn số sẵn có. Tắc nghẽn xảy ra khi số lƣợng thuê bao vƣợt quá số
này. Trong CDMA, số lƣợng thuê bao không bị hạn chế. Tuy nhiên để đảm bảo dịch
vụ chất lƣợng tốt, tỷ số tín hiệu trên nhiễu tổng cộng đƣợc duy trì trên mức nào đó.
Nghẽn xảy ra khi mức này bị vi phạm.
Khi phổ tần số tổng cộng sẵn có là 12.5 Mhz và cấp bậc dịch vụ GOS yêu cầu là
0.01, thì dung lƣợng Erlang của CDMA, FDMA và TDMA là nhƣ sau:
Erlang Capacity FDMA = 12.43 Erlangs/sector
Erlang Capacity TDMA = 46.8 Erlangs/sector
Erlang Capacity CDMA = 250 Erlangs/sector
Khi tỷ lệ fading là cao và điều khiển công suất vòng kín là không có khả năng di
chuyển sang fading Raleigh nhanh thì dung lƣợng Erlang của đƣờng xuống nhỏ hơn đã
cho từ 3 tới 4 Erlangs.

Hình 11 :Số lƣợng thuê bao trên dải quạt và BER


Trang 20
VIII. KẾT LUẬN
1. Ưu điểm
- Mật độ phổ công suất thấp: Khi tín hiệu đƣợc trải khắp dải băng tần rộng, thì
mật độ phổ năng lƣợng trở nên nhỏ hơn rất nhiều so với các hệ thống truyền
thông khác. Tuy nhiên, mức nhiễu Gaussian thì lại gia tăng.
- Xử lý hạn chế nhiễu: Trong tất cả các tình huống, hầu hết phổ tần số đƣợc sử
dụng.
- Đảm bảo tính riêng tƣ vì không biết chuỗi mã giả ngẫu nhiên: Chuỗi mã đƣợc
ứng dụng theo nguyên tắc không đƣợc biết bởi một ngƣời khác. Điều này có
nghĩa khó có thể dò ra đƣợc bản tin của ngƣời khác.
- Áp dụng trải phổ sẽ làm giảm hiệu ứng đa đƣờng.

- Khả năng truy nhập ngẫu nhiên: Thuê bao có thể kết nối bất cứ khi nào họ
muốn.
- Hiệu suất chống tắc nghẽn cao.

2. Nhược điểm
Tất nhiên giống nhƣ bất kỳ hệ thống khác, CDMA cũng có một số khó khăn về cài
đặt và nhƣợc điểm sau:
- Các yêu cầu đồng bộ: Để thu đƣợc chính xác, lỗi đồng bộ giữa dãy mã thu đƣợc
và dãy mã đƣợc tạo ra sẽ phải rất nhỏ so với khoảng chip, điều này là khó khăn.
- Không sẵn có độ rộng băng liền kề lớn: Bởi vì băng tần đƣợc cấp phát cho mỗi
ứng dụng là hạn chế, trong khi đó trải phổ đƣợc thực hiện trong khoảng từ 10
tới 20 Mhz trong các ứng dụng thực tế.
- Hiệu ứng gần xa: Một thuê bao ở gần trạm gốc có thể tạo ra rất nhiều nhiễu cho
các thuê bao cách xa trạm gốc. Vì vậy, điều khiển công suất là cần thiết. Tuy
nhiên điều khiển công suất là khó khăn vì các trễ phản hồi, nên việc đánh giá
công suất không hoàn hảo, sẽ dẫn đến gây lỗi trên kênh phản hồi và các điều
kiện về lƣu lƣợng.
- Tự nhiễu(Self-Jamming): Đây là kết quả của đồng bộ kém. Nếu đồng bộ không
đƣợc thực hiện hoàn hảo, thì xử lý thu hẹp phổ không khôi phục đƣợc tín hiệu
băng hẹp gốc. Hơn nữa, sẽ có tƣơng quan từng phần với các mã của các thuê
bao khác. Vì vậy, nhiễu sẽ tăng vô chừng. Điều này dẫn đến hiệu suất kém,


Trang 21
dung lƣợng suy giảm và chất lƣợng thoại trở lên tồi tệ trong kênh thoại và tăng
BER trong kênh dữ liệu.

Tóm lại, công nghệ CDMA có thể đem lại dung lƣợng cao hơn, chất lƣợng dịch vụ
tốt hơn, khả năng chống nhiễu tốt hơn và nhiều dịch vụ tốt hơn nhƣ so với các kỹ thuật
đa truy cập băng hẹp nhƣ TDMA, hay FDMA.



Trang 22
CHƢƠNG 2. SMART ANTEN VÀ ỨNG DỤNG TRONG HỆ
THỐNG CDMA
I. HỆ THỐNG ANTEN
1. khái niệm về hệ thống Anten và anten thông minh
Anten đƣợc định nghĩa nhƣ một phƣơng tiện bức xạ sóng vô tuyến, tạo ra một
đƣờng truyền dẫn trong không gian tự do. Nó cũng hoạt động nhƣ một bộ thu năng
lƣợng điện từ, sau đó đƣợc xử lý để có thể phát hiện thông tin chứa trong sóng điện từ
nhận đƣợc.
Ngành công nghiệp vô tuyến di động đang phát triển với tốc độ vũ bão. Các nhà
cung cấp không ngừng tăng số lƣợng dịch vụ, chất lƣợng dịch vụ, còn phí dịch vụ phải
ngày càng giảm. Nhu cầu này đòi hỏi thông tin di động phải không ngừng mở rộng
phạm vi phủ sóng, cải tiến dung lƣợng và chất lƣợng dịch vụ cao hơn.
Việc ứng dụng kỹ thuật anten thích nghi đƣợc đề xuất trong hệ thống tế bào để
khắc phục các vấn đề phải đối mặt của các nhà cung cấp dịch vụ: số thuê bao tăng
nhanh, trong khi đó độ rộng kênh thì hạn chế. Martin Coope, nhà phát minh điện thoại
tế bào đã nhận xét: chúng ta chỉ sợ thiếu phổ, chứ không sợ thiếu khả năng sử dụng
phổ hiệu quả.
Smart anten hoặc hệ anten thích nghi bao gồm một hệ các phần tử anten có khả
năng xử lý tín hiệu, có thể tối ƣu các giản đồ hƣớng trong chế độ thu, phát đối với một
tín hiệu mong muốn. Chúng có thể tạo ra các các giản đồ hƣớng khác nhau cho mỗi
thuê bao trên cả tuyến lên và đƣờng xuống, tối ƣu ảnh hƣởng của nhiễu cho mỗi thuê
bao và trạm gốc. Vì vậy, chúng mở rộng đƣợc phủ sóng của trạm gốc, giảm nhiễu
đồng kênh và pha đinh đa đƣờng, giảm tỷ lệ lỗi bit, và tăng hiệu quả trong việc cải
thiện dung lƣợng hệ thống và phổ tần.
Kỹ thuật xử lý không gian cũng hứa hẹn cải thiện đáng kể hiệu suất tín hiệu vô
tuyến di động. Nguyên lý của xử lý này có thể đƣợc sử dụng để phát triển các anten
thông minh sử dụng kỹ thuật thích nghi cho các anten có giản đồ hƣớng hình dải quạt.

Vì vậy, khải niệm anten thông minh trở nên rất hấp dẫn cho ngành công nghiệp thông
tin di động, đặc biệt là trong những năm gần đây.
2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan
Anten vô hƣớng là anten bức xạ năng lƣợng theo mọi hƣớng.

×