Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING TẠI CHÂU PHI – AI CẬP PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP SẢN PHẨM GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO AI CẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.73 KB, 40 trang )

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA THÀNH VIÊN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: MARKETING QUỐC TẾ
Đề tài số 1:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING TẠI CHÂU
PHI – AI CẬP. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP SẢN PHẨM
GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO AI CẬP
GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu
Lớp: VB16MA001
Khóa: 16
Nhóm: 02
SVTH:
Lê Đình Tú
Nguyễn Minh Thiện
Nguyễn Thái Hòa
Lê Hương Lan
STT Họ và Tên Công việc Mức độ hoàn thành
1 Lê Đình Tú Tìm tài liệu, phân tích môi
trường vi mô cho sản phẩm
gạo, tổng hợp file word.
100%
2 Nguyễn Minh Thiện Tìm tài liệu, phân tích môi
trường vĩ mô Châu Phi – Ai
Cập, làm Power Point.
100%
3 Nguyễn Thái Hòa
Tìm tài liệu, phân tích thời
cơ thách thức và phương
thức thâm nhập thị trường,


làm Power Point, thuyết
trình
100%
4 Lê Hương Lan Tìm tài liệu, phân tích môi
trường vĩ mô Châu Phi – Ai
Cập, tổng hợp tài liệu tham
khảo
100%
MỤC LỤC
A. Môi trường vĩ mô Châu Phi – Ai Cập
1.Môi trường dân số
2.Môi trường kinh tế
3.Môi trường tự nhiên
4.Môi trường công nghệ
5.Môi trường chính trị
6.Môi trường văn hóa
7.Môi trường quốc tế
B. Thời cơ, thách thức và phương thức thâm nhập
1. Thời cơ
2. Thách thức
3. Phương thức thâm nhập
C. Môi trường vi mô cho sản phẩm gạo
1. Thị trường nội địa
2. Nhu cầu tại Ai Cập
3. Thâm nhập thị trường Ai Cập bằng phương thức xuất khẩu
4. Nguồn cung ứng
5. Thực trạng và khả năng cạnh tranh
6. Sản phẩm thay thế
7. Đánh giá sản phẩm thay thế và hướng đi của gạo Việt Nam
D. Tài liệu tham khảo

Phần mở đầu
Ngày nay trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa mạnh mẽ của các nền kinh tế trên thế
giới, nhiều công ty, tập đoàn không chỉ kinh doanh phạm vi trong nước mà ngày càng mở rộng
ra các thị trường ngoài nước rộng lớn. Đây là một bước chuyển mình rất lớn đối với các công
ty, cả về quy mô, doanh thu, lợi nhuận và vị thế cạnh tranh của mình. Song, bên cạnh đó, con
đường này không phải là dễ dàng và đơn giản, bởi từng đất nước có những khó khăn, thử thách
nhất định, nếu công ty không biết thích nghi, phòng ngừa rủi ro thì thất bại là điều không thể
tránh khỏi khi gia nhập thị trường rộng lớn này.
Như vậy, có thể nói việc tìm hiểu về quốc gia mà công ty dự kiến xâm nhập là một điều
kiện tiên phong và quan trọng nhất. Như người xưa có câu : “Biết người biết ta, trăm trận trăm
thắng”, nếu hiểu rõ từng khía cạnh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức thì công ty mới
có một chiến lược phù hợp và hiệu quả với từng thị trường. Trên cơ sở đó, bài tiểu luận “Phân
tích môi trường vĩ mô của Châu Phi, cụ thể là nước Ai Cập và đề xuất phương thức xâm nhập
cho gạo của Việt Nam” sẽ cho ta một cái nhìn bao quát và chi tiết về môi trường của nước Ai
Cập, đồng thời giúp ta lựa chọn ra một phương thức thâm nhập hiệu quả nhất cho gạo của Việt
Nam tại Ai Cập.
A. Môi trường vĩ mô Châu Phi – Ai Cập
1.Môi trường dân số:
- Ai Cập là nước đông dân thứ hai ở Châu Phi, với khoảng 83 triệu người. Hầu hết dân số
tập trung dọc theo hai bờ sông Nile (nhất là tại Alexandria và Cairo) và tại Châu thổ và
vùng gần Kênh đào Suez. Gần 90% dân số theo Đạo Hồi và đa số còn lại theo Thiên
chúa giáo (nhiều nhất là giáo phái Coptic Chính thống). Ngoài việc phân chia theo tôn
giáo, người Ai Cập có thể được xếp loại theo nhân khẩu thành những người sống ở vùng
thành thị và nông dân (fellahin) hay các chủ trại ở các làng nông nghiệp.
- Từ thời cổ đại, đặc biệt trước khi Thượng và Hạ Ai Cập thống nhất, những ảnh hưởng
từ Bắc Phi và Địa Trung Hải đã trở thành thống trị ở phía bắc, trong khi người Ai Cập ở
phía Nam vẫn giữ quan hệ với người Nubians và Ethiopians. Dù có những khác biệt đó,
người Ai Cập hiện đại đang ngày càng có quan hệ gần gũi hơn với nhau và đều là con
cháu của xã hội Ai Cập cổ, luôn gắn với nông nghiệp và đông đúc so với các vùng xung
quanh. Dân Ai Cập đã sử dụng nhiều loại ngôn ngữ từ hệ ngôn ngữ Afro-Asiatic trong

suốt lịch sử của họ bắt đầu từ Ai Cập Cổ cho tới Ai Cập Ả rập hiện đại.
- Sự Ả Rập hoá Ai Cập là một quá trình văn hóa đã bắt đầu với việc du nhập Đạo Hồi
và ngôn ngữ Ả rập sau khi người Ả rập Hồi giáo chinh phục họ vào thế kỷ thứ 7. Trong
các thế kỷ tiếp theo, một hệ thống thứ bậc xã hội đã được tạo ra theo đó người Ai Cập đã
cải đạo Hồi giáo có được vị trí mawali hay "khách hàng" đối với tầng lớp Ả rập cai trị,
trong khi những người vẫn theo Thiên chúa giáo, Copts, bị gọi là dhimmis. Sự ưu tiên
của cộng đồng Ả rập thiểu số tiếp tục biến đổi thành một hình thức mới trong giai đoạn
hiện đại ở vùng nông thôn, nơi những tàn tích của các bộ lạc Ả rập Bedouin tồn tại song
song với các nông dân Ai Cập. Một tác giả đã miêu tả nhân khẩu học xã hội nông thôn
vùng Thượng Ai Cập như sau:
- Thượng Ai Cập bao gồm tám vùng thủ hiến xa nhất về phía nam lịch sử vùng
này là một trong những trung tâm cách biệt nhất khỏi trung tâm đời sống quốc
gia. Mối quan hệ địa phương hình thành từ điều kiện đó trong nhiều thế kỷ đã
khiến Thượng Ai Cập có một nét riêng biệt bên trong quốc gia Ai Cập hiện đại.
Bên cạnh đó, sự hiện diện từ xa xưa của người Copts, những nhóm bộ tộc từ thời
chinh phục của người Ả rập đã hình thành nên một tôn ti trật tự đặt hai nhóm
[thiểu số], ashraf và Ả rập lên vị trí thống trị. Trật tự này được các bộ tộc nhỏ
hơn tuân theo, với người nông dân [Ai Cập] ở vị trí thấp nhất trong xã hội. Tôn
giáo là trung tâm của sự phát triển xã hội Thượng Ai Cập. Ashraf tuyên bố họ là
con cháu trực tiếp của Prophet, trong khi Ả rập cho rằng họ có nguồn gốc từ một
nhóm bộ tộc ở Ả rập. Mặt khác, người nông dân (fellahin) vẫn bị cho là con cháu
của các cộng đồng tiền Hồi giáo Ai Cập và đã cải sang Hồi giáo, một lịch sử
khiến họ không thể vượt lên cả ashraf lẫn Ả rập. Trong các cộng đồng Hồi giáo
cũng như Thiên chúa giáo, và đặc biệt ở mức độ kinh tế xã hội thấp hơn, việc
thực thi tôn giáo rất quan trọng đối với những yếu tố dân gian không chính
thống, một trong những nguồn gốc từ thời pharaoh.
Nông nghiệp Ai Cập cổ đại
- Fellah có nghĩa là "nông dân", "tá điền", trong tiếng Ả rập nó chỉ những người dân vùng
nông thôn tại những nơi người Ả rập đã chinh phục được. 60% dân số Ai Cập,
làfellahin có cuộc sống khổ cực và tiếp tục sống trong những ngôi nhà làm bằng gạch

bùn giống như tổ tiên xưa kia của họ. Đầu thế kỷ 20, con số này còn cao hơn, trước khi
có làn sóng nhập cư của họ vào các thành thị và thị trấn. Năm 1927, nhà nhân loại học
Winifred Blackman, tác giả cuốn Người Fellahin Thượng Ai Cập, đã tiến hành một
nghiên cứu dân tộc học về cuộc sống của những người nông dân Thượng Ai Cập và kết
luận rằng có một sự tiếp nối giữa các đức tin và sự thi hành văn hóa và tôn giáo trong
những người fellahin với những thời Ai Cập cổ đại.
- Các nhóm dân tộc thiểu số ở Ai Cập gồm một lượng nhỏ bộ tộc Ả rập Bedouin sống ở
phía đông và phía tây sa mạc và Bán đảo Sinai, người Siwis ở Ốc đảo Siwa nói ngôn
ngữ Berber và các cộng đồng Nubian cổ tụ tập dọc theo sông Nile vùng cực nam Ai Cập.
Ai Cập cũng có khoảng 90.000 người tị nạn, đa số là 70.000 người tị nạn Palestine và
20.000 người tị nạn Sudan. Một cộng đồng Do Thái từng rất mạnh mẽ đã hoàn toàn biến
mất, hiện chỉ còn một số lượng nhỏ ở lại Ai Cập và những người chỉ tới đó vào các dịp
lễ hội tôn giáo. Nhiều địa điểm khảo cổ học và lịch sử quan trọng của Do Thái hiện vẫn
còn tại đó.
2.Môi trường kinh tế :
- Ai Cập là một thị trường được các công ty quốc gia xem là trọng điễm trong khu
vực Trung Đông và Bắc Phi. Kinh tế Ai Cập phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, môi
giới trung gian, xuất khẩu dầu mỏ và du lịch; cũng có hơn 5 triệu người Ai Cập đang làm
việc ở nước ngoài, đa số tại Ả rập Xê út, vùng Vịnh như UAE, và Châu Âu. Hoa
Kỳ cũng có một lượng lớn dân nhập cư Ai Cập.Ai Cập có thu nhậpGDP đầu người ở
mức 5800 USD, đứng thứ 133 trên thế giới.Ngoài ra, hiện tại Ai Cập cung cấp khoảng
55% sản lượng vải cottontrênthế giới.
- Đập Aswan được hoàn thành năm 1971 và Hồ Nasser được hình thành từ đó đã thay đổi
vị trí của dòng sông Nile lâu đời đối với nông nghiệp và sinh thái Ai Cập. Với một dân
số tăng trưởng nhanh chóng (đông nhất thế giới Ả rập), hạn chế về đất canh tác, và sự
phụ thuộc vào sông Nile khiến các nguồn tài nguyên và kinh tế nước này phải chịu nhiều
sức ép lớn.
- Chính phủ đã gắng sức đẩy mạnh phát triển kinh tế trong thiên niên kỷ mới thông qua
cải cách kinh tế và đầu tư ồ ạt vào viễn thông và hạ tầng cơ sở, đa số nguồn tài chính có
được từ viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ (từ 1979, khoảng $2.2 tỷ mỗi năm). Ai Cập là

nước nhận viện trợ lớn thứ ba của Hoa Kỳ từ sau chiến tranh Iraq. Các điều kiện kinh tế
đang bắt đầu được cải thiện nhiều sau một giai đoạn trì trệ nhờ việc tự do hóa các chính
sách kinh tế của chính phủ, cũng như tăng nguồn thu từ du lịch và sự bùng nổ của thị
trường chứng khoán. Trong bản báo cáo hàng năm của mình, IMF đã xếp hạng Ai Cập là
một trong những nước dẫn đầu thế giới về thực hiện cải cách kinh tế.
Mức tăng trưởng GDP của Ai Cập
- Kinh tế Ai Cập là một trong những nền kinh tế đa dạng nhất Trung Đông, trong đó lĩnh
vực du lịch, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đóng góp chủ yếu trong tổng sản
phẩm quốc dân.
- Ai-cập là nước nông nghiệp, công nghiệp tương đối phát triển. Các nguồn thu nhập
chính của Ai-cập gồm: xuất khẩu dầu, bông, lao động, du lịch, thuế qua kênh Suez.
- Kinh tế Ai Cập ngày càng phát triển với tốc độ cao, được dựa trên cơ sở một môi
trường đầu tư hấp dẫn, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chính sách phù hợp, nội bộ đất
nước ổn định, tự do hoá thương mại và thị trường. Ngoài ra, Ai Cập còn có cơ sở hạ
tầng giao thông, truyền thông tốt, nguồn tài nguyên dồi dào, lực lượng lao động tay
nghề cao, nhiều trung tâm công nghiệp, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán
hiện đại.
- Từ năm 1991, được sự giúp đỡ của IMF và WB, Ai Cập bắt đầu cải cách kinh tế trên
diện rộng. Các chương trình đẩy mạnh tư nhân hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, tự do hóa
thương mại, xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu đã đem lại những kết quả đáng
khích lệ. Trong thập kỷ 90, nền kinh tế Ai Cập tăng trưởng với tốc độ bình quân
4,4%/năm, giai đoạn 1996-2000 đạt 5,4%/năm. Ai Cập vẫn giữ trợ cấp đối với một số
mặt hàng cơ bản: đậu, gạo, dầu, chè, đường…
- Chính phủ Ai Cập, trong kế hoạch cải cách tổng thể của mình, đã thông qua dự luật mới
để mở cửa thị trường, mang lại sự gắn kết mạnh mẽ, sự minh bạch về tài chính và chính
sách tiền tệ, thu hút khu vực tư nhân, cho phép phát triển và mở rộng nền kinh tế thông
qua các kênh thương mại tương ứng. Do đó, Ai Cập đã được xem như một quốc gia đi
đầu trong cải cách kinh tế về nhiều mặt.
3.Môi trường tự nhiên :
- Ai Cập có biên giới với Li bi ở phía tây, Sudan ở phía nam, với Israel ở đông bắc. Vai trò

địa chính trị quan trọng của Ai Cập xuất phát từ vị trí chiến lược của nó: là một quốc gia
liên lục địa ở cả châu Á và châu Phi, họ sở hữu một cầu nối lục địa (Eo đất Suez)
giữa Châu Phi và Châu Á, và một cầu nối đường thuỷ (Kênh Suez) nối giữa Biển Địa
Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ.
- Các thành phố và thị trấn gồm Alexandria, một trong những thành phố cổ vĩ đại
nhất, Aswan, Asyut, Cairo, thủ đô Ai Cập hiện đại, El-Mahalla El-Kubra, Giza, nơi có
Kim tự tháp Khufu, Hurghada, Luxor, Kom Ombo, Port Safaga, Port Said, Sharm el
Sheikh, Shubra-El-Khema, Suez, nơi có Kênh Suez, Zagazig, và Al-Minya.
- Các sa mạc: Ai Cập chiếm một phần Sa mạc Sahara và Sa mạc Libya. Các sa mạc này
được coi là "vùng đất đỏ" trong thời Ai Cập cổ đại, và nó bảo vệ Vương quốc của các
Pharaohs tránh khỏi các mối đe dọa từ phía tây.
- Ốc đảo gồm: Ốc đảo Bahariya, Ốc đảo Dakhleh, Ốc đảo Farafra, Ốc đảo Kharga, Ốc đảo
Siwa. Một ốc đảo là một vùng đất xanh tươi và màu mỡ ở giữa sa mạc.
Sa mạc Sahara
4.Môi trường chính trị :
- Ai Cập đã là một nước cộng hòa từ ngày 18 tháng 6, 1953. Tổng thống Mohamed Hosni
Mubarak đã làm Tổng thống nền Cộng hoà từ 14 tháng 10, 1981, sau vụ ám sát cựu
Tổng thống Mohammed Anwar El-Sadat. Ông ta là lãnh đạo đảng cầm quyền Đảng Dân
chủ Quốc gia. Mubarak giữ chức vụ cho đến nhiệm kỳ thứ năm thì bị nhân dân Cairo nổi
dậy lật đổ vào tháng 2 năm 2011. Thủ tướng Ahmed Nazif lên cầm quyền ngày 9 tháng
7, 2004, sau khi Atef Ebeid từ chức.
- Chính quyền Ai Cập bị nhiều nước coi là độc tài quân sự. Dù quyền lực trên danh nghĩa
được tổ chức theo hệ thống bán tổng thống đa đảng, theo đó quyền hành pháp trên lý
thuyết được phân chia giữa Tổng thống và Thủ tướng, trên thực tế hầu như chỉ một mình
Tổng thống được bầu ra trong những cuộc bầu cử chỉ có một ứng cử viên trong vòng
hơn năm mươi năm qua. Ai Cập cũng có những cuộc bầu cử nghị viện đa đảng thường
xuyên. Cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất, trong đó Mubarak thắng cử nhiệm kỳ thứ
năm liên tiếp, được tổ chức vào tháng 9 năm 2005 (xem dưới đây).
- Cuối tháng 2 năm 2005, Mubarak thông báo trên một chương trình truyền hình rằng ông
đã ra lệnh cải tổ luật bầu cử tổng thống của đất nước, dọn đường cho những cuộc bầu cử

đa ứng cử viên trong tương lai. Lần đầu tiên kể từ phong trào năm 1952, dân chúng Ai
Cập có cơ hội thực sự để bầu ra một nhà lãnh đạo từ một danh sách ứng cử viên. Tổng
thống nói rằng ý định này của ông xuất phát từ "nhận thức đầy đủ của tôi về sự cần thiết
phải củng cố những nỗ lực để tăng cường hơn nữa tự do và dân chủ." Tuy nhiên, luật
mới đặt ra những hạn chế khắc nghiệt đối với người muốn ra tranh cử, và đã được toan
tính trước nhằm ngăn chặn các ứng cử viên đã rất nổi tiếng như Ayman Nour không thể
ra tranh cử chống lại Mubarak, và dọn đường để ông dễ dàng được tái tranh cử.
- Những lo ngại một lần nữa lại dấy lên sau cuộc bầu cử năm 2005 về sự can thiệp của
chính phủ vào quá trình bầu cử thông qua việc gian lận và lừa gạt. Hơn nữa, bạo lực do
những người ủng hộ Mubarak tiến hành chống lại những người đối lập và sự tàn bạo của
cảnh sát đã xảy ra trong quá trình bầu cử. Điều này đặt ra nghi vấn về cam kết mà chính
phủ đã loan báo về một quá trình dân chủ.
- Vì vậy, đa số người dân Ai Cập vẫn còn hoài nghi về quá trình dân chủ hóa và vai trò
của các cuộc bầu cử. Một tỷ lệ rất nhỏ những người đủ tư cách bầu cử trên thực tế đã bị
gạt ra khỏi danh sách cuộc bầu cử năm 2005. Tuy nhiên, báo chí đã cho thấy họ ngày
càng tự do hơn trong việc chỉ trích tổng thống, và những kết quả của cuộc bầu cử nghị
viện gần đây cho thấy những đảng Hồi giáo như đảng hiện bị cấm Anh Em Hồi giáo đã
thắng nhiều ghế, việc này chứng tỏ một sự thay đổi thật sự đang diễn ra.
5.Môi trường văn hóa :
- Nằm bên bờ Địa Trung Hải, Ai Cập là một nước Hồi giáo với gần 90% dân số theo đạo
này, phần lớn thuộc dòng Sunni và Hồi giáo được coi là quốc đạo. Ai Cập có nền văn
hoá lâu đời với bề dày 5000 năm lịch sử. Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn
minh đầu tiên và trong nhiều thiên niên kỷ, Ai Cập vẫn duy trì được những nét văn hoá
đa dạng và ổn định, ảnh hưởng cả văn hoá châu Âu, Trung Đông và nhiều nước châu Phi
khác. Ai Cập cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá Thiên chúa giáo, Hồi giáo. Ngày nay văn
hoá Ai Cập vẫn là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.
- Để bước đầu kinh doanh thành công tại quốc gia này, trươc tiên, ta phải tìm hiểu rõ các
nét văn hóa kinh doanh nơi đây. Sau đây là những nét văn hóa kinh doanh cơ bản tại
quốc gia Hồi giáo này.
- Trang phục

Ai Cập cũng có những người theo đạo Thiên chúa giáo, nhưng đại bộ phận người Ai
Cập đều theo đại Hồi giáo cũng giống như các nước thuộc giới A-rập khác. Chính vì
theo đạo Hồi giáo nên việc ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, đặc biệt là với phụ nữ,
mặc dù ngày nay các quy định với phụ nữ đã thông thoáng và cởi mở hơn. Bởi vậy, khi
giao dịch với các đối tác Ai Cập bạn phải nhớ ăn mặc sao cho thật kín đáo, giản dị.
Cả nam giới và nữ giới đều phải thận trọng trong ăn mặc nhưng phù hợp hơn cả vẫn là
bộ comple hay những bộ quần áo giao dịch lịch thiệp như áo sơ mi hay bộ vét nhẹ
nhàng, cũng cần hết sức hạn chế mặc áo cộc tay. Phụ nữ cần mặc những trang phục hết
sức kín đáo và đơn giản, không được mặc váy ngắn.
- Cử chỉ giao tiếp, chào hỏi
Người Ai Cập có thói quen gặp gỡ trực tiếp, giáp mặt và đứng/ngồi gần nhau để trao đổi,
nói chuyện. Khi chào hỏi, cần hết sức lưu ý trong việc gọi tên của người Ai Cập. Tên
người Ai Cập được viết bằng tiếng A-rập, không sử dụng hệ chữ latinh như tiếng Anh
nên thường khó nhớ một cách đầy đủ và chính xác. Cũng có khi cách phát âm cũng làm
bạn hiểu sai ý nghĩa về tên của họ. Vì vậy, nên chắc chắn về tên riêng của người Ai Cập
khi gọi tên họ. Phụ nữ và nam giới không bao giờ bắt tay.
-
- Ngôn ngữ
Ai Cập là nước thuộc giới A-rập và ngôn ngữ của họ là tiếng A-rập. Lối nói của họ có
phần chỉn chu, hoa mỹ, họ cũng ít khi muốn làm người nghe phật lòng vì lối nói của
mình. Khi giao dịch, bạn cần hết sức tránh sử dụng tiếng lóng và những thành ngữ
không phù hợp với văn hoá nơi đây.
- Gặp gỡ, đàm phán
Có thể nói rằng tác phong làm việc trong những cuộc gặp gỡ, đàm phán của người Ai
Cập rất dễ làm cho bạn mất kiên nhẫn vì tác phong làm việc của họ rất chậm. Việc trễ
hẹn hay không đến cuộc hẹn là thường xuyên diễn ra. Để đưa ra một quyết định, đối tác
Ai Cập có thể cần nhiều thời gian hơn bình thường. Để đạt được mục tiêu của mình khi
làm ăn với đối tác Ai Cập bạn thực sự phải là người rất kiên nhẫn và biết cách thông cảm
với lề lối, thói quen làm việc của họ.
Cũng cần phải lưu ý rằng giờ làm việc ở Ai Cập thường có sự thay đổi và khác nhau

giữa các công ty. Họ sẽ không đàm phán về công việc kinh doanh vào ngày thứ 6, đây là
điều kiêng kỵ của người Hồi giáo. Các công ty sẽ nghỉ làm 2 ngày vào thứ 5 và thứ 6
hoặc thứ 6 và thứ 7. Mùa đông thường phải làm việc ít hơn mùa hè.
- Trong ăn uống
Theo luật Hồi giáo, người theo đạo Hồi sẽ không được ăn thịt lợn và uống rượu (tuy
nhiên họ vẫn được ăn cá và các loại thịt đã được giết mổ theo đúng quy trình của đạo
Hồi)
Khác với một số nước, ở Ai Cập bạn không được ăn hết thức ăn ở trên đĩa mà phải để lại
một ít, điều này cho thấy bạn đã ăn đủ, thể hiện sự lịch thiệp với chủ nhà.
Trong bữa ăn, việc cho thêm gia vị vào thức ăn là một điều cấm kỵ, nó đồng nghĩa với
việc chê món ăn không ngon.
6.Môi trường quốc tế :
- Trụ sở thường trực của Liên đoàn Ả rập đóng tại Cairo. Tổng thư ký Liên đoàn từ lâu
theo truyền thống đều là người Ai Cập. Cựu Bộ trưởng ngoại giao Ai Cập Amr
Moussa hiện là Tổng thư ký Liên đoàn Ả rập. Liên đoàn Ả rập đã rời khỏi Ai Cập sang
Siry trong một giai đoạn ngắn năm 1978 để phản đối hiệp ước hòa bình của Ai Cập với
Israel nhưng đã quay trở lại năm 1989.
- Ai Cập là nước Ả rập đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà nước Israel, sau khi
ký kết Hiệp ước hòa bình Ai Cập-Israeltheo Thỏa thuận trại David. Ai Cập có ảnh hưởng
lớn đối với các quốc gia Ả rập, và từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng làm người hòa
giải các tranh chấp giữa các nước Ả rập, và tranh chấp Israel-Palestine. Đa số các quốc
gia Ả rập vẫn tin tưởng Ai Cập trong vai trò này, dù ảnh hưởng của nó thường bị hạn
chế.
- Cựu Phó thủ tướng Ai Cập Boutros Boutros-Ghali đã làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc từ
1991 đến 1996.
- Một tranh chấp lãnh thổ với Sudan về vùng được gọi là Tam giác Hala'ib, khiến quan hệ
ngoại giao giữa hai nước vẫn còn nhiều trở ngại.
- Trước đây, thời kỳ Nasser, Ai-cập là nước có uy tín trên thế giới, được coi là lá cờ đầu
trong phong trào giải phóng dân tộc, là nước sáng lập ra phong trào Không liên kết. Sau
khi Sadate lên thay (1970), Ai-cập thi hành chính sách thân Mỹ, thỏa hiệp với Israel, gây

căng thẳng với Liên Xô (cũ) nên uy tín giảm sút, các nước A-rập tẩy chay. Chính sách
của Tổng thống Mubarak khi lên thay Sadate (1981) tỏ ra thực tiễn hơn, chủ động cải
thiện quan hệ với A-rập và Liên Xô (cũ). Ai-cập đóng vai trò quan trọng trong tiến trình
hòa bình Trung Đông.
- Ai-cập là thành viên của LHQ, Liên đoàn A-rập (AL), Liên minh châu Phi (AU), Tổ
chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Đối với Châu Phi,
Ai Cập đã thực hiện một kế hoạch quan trọng để thành lập hiệp định thương mại tự do
với nhóm COMESA và ICWAS, còn về Châu Âu, Ai Cập đã ký một nghị định thư với
liên minh Châu Âu để triển khai hiệp định liên kết Ai Câp – EU.
- Trong lĩnh vực ngoại thương, Ai Cập tham gia và thực hiện đầy đủ Hiệp định khu vực
mậu dịch tư do các quốc gia Ả rập. Hiệp định này có hiệu lực kể từ tháng 1 năm 2005
với việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong 17 quốc gia Ả rập.
B. Thời cơ, thách thức và phương thức thâm nhập
1. Thời cơ :
a. Dân số :
• Trước những vấn đề thực tại nêu trên, dễ dàng nhận thấy một thực tế là Ai Cập đang
phải đối mặt với tình trạng thiếu lực lượng lao động trầm trọng. Điều này buộc Ai Cập
phải có những chính sách thu hút nhiều thật nhiều người lao động từ các nước khác
đến.
b. Kinh tế :
• GDP: 158,3 tỷ USD
• GDP bình quân đầu người: 1.937 USD
• Tăng trưởng GDP: 7%
• Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 13,4%, công nghiệp 37,6%, dịch vụ 48,9%
• Kim ngạch xuất khẩu: 33,36 tỷ USD
• Kim ngạch nhập khẩu: 56,43 tỷ USD
• Nhận thấy tầm quan trọng mang tính chất quyết định của những cải cách về chính
sách trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và áp dụng phương thức phối hợp nhằm
mang lại sự thay đổi to lớn, chính phủ Ai Cập với định hướng rõ ràng, chính sách mới
có mục tiêu cụ thể, đang mở cửa ở tất cả các mặt để nâng niềm tin, sự tin tưởng và thu

hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các chương trình cải cách thuế, tự do hoá thương
mại và tỷ giá hối đoái, phục hồi tư nhân hoá, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, và các
thay đổi khác, đang làm đơn giản hoá các quy định, thủ tục hành chính và xoá bỏ tình
trạng mơ hồ, khó hiểu đối với các giao dịch tài chính đã bị phức tạp hóa.
• Thuế nhập khẩu đã được giảm và các thủ tục hải quan cũng được đơn giản hoá, hàng
loạt các cải cách, sửa đổi thuế được thực hiện để giảm thuế suất của các loại thuế thu
nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
• Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã cho thấy nhiều cải cách đáng khích lệ trong các cơ
quan đăng ký kinh doanh, các tổ chức tín dụng, các cơ quan đăng ký quyền sở hữu.
• Hiện nay, theo luật đầu tư Ai Cập có hai hệ thống đầu tư trong nước và đầu tư vào các
khu kinh tế tự do. Luật đầu tư ban hành các chính sách khuyến khích khác nhau đối
với cá dự án đầu tư trong nước và đầu tư vào các khu kinh tế tự do. Các cơ hội đầu tư
tại Ai Cập rất rộng, từ ngành công nghiệp gas, dầu mỏ, du lịch, công nghệ truyền
thông, bất động sản, giao thông vận tải đến các ngành công nghiệp định hướng
xuất khẩu.
• Về tư nhân hoá, định hướng ưu tiên của năm nay là bắt đầu tư nhân hoá ngành dầu
mỏ, gas và lĩnh vực vận tải, lĩnh vực ngân hàng và bảo hỉêm, bên cạnh đó sẽ có bước
nhảy vọt trong quá trình tư nhân hoá viễn thông Ai Cập. Đồng thời, chính phủ Ai Cập
cũng đang tiếp tục chuẩn bị cho quá trình tư nhân hoá của các doanh nghiệp nhà nước
còn lại. Nội dung chính trong chiến lược của Ai Cập là khuyến khích thành lập các
doanh nghiệp tư nhân mới, chấm dứt thế độc quyền của nhà nước trong những ngành
công nghiệp chủ yếu, gia tăng sự cạnh tranh trong toàn bộ nền kinh tế.
• Ngành du lịch của Ai Cập cũng cho thấy nhiều phát triển. Chính phủ đã áp dụng nhiều
biện pháp quan trọng, thực hiện những chính sách mới và đã góp phần cải thiện lĩnh
vực du lịch, trong đó bao gồm:
• Mở thêm nhiều văn phòng du lịch ở nước ngoài để cung cấp được nhiều thông tin về
các khách hàng có ý định đến thăm quan Ai Cập.
• Cải tiến cơ sở hạ tần và các dịch vụ trên các trang web về du lcịh
• Xây dựng hàng trăm nhà nghỉ và khách sạn du lịch
• Sáng tạo nhiều kiểu mới trong ngành du lịch như du lịch sa mạc, du lịch chữa bệnh và

du lịch giáo dục.
• Khởi công xây dựng nhà bảo tàng Ai Cập và đó sẽ là một bảo tàng lớn nhất ở Trung
Đông và Châu Phi.
c. Tự nhiên :

Hơn 90% diện tích Ai Cập là sa mạc. Chỉ có chưa đầy 10% diện tích là đất sinh hoạt
và trồng trọt, bao gồm dải đất ven sông Nile, vùng đồng bằng sông Nile và một ít ốc
đảo. Khí hậu Ai Cập mang tính sa mạc, khô và nóng. Lượng mưa hàng năm rất thấp,
khu vực có độ ẩm cao nhất là dọc bờ biển Địa Trung Hải, với lượng mưa trung bình
khoảng 200mm/năm. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ai Cập khá phong phú. Quan
trọng nhất là dầu mỏ và khí đốt, ngoài ra còn có photphat, mangan, quặng sắt, titan,
vàng
d. Công nghệ :
• Ai Cập giờ đây đóng vai trò toàn cầu trong mọi lĩnh vực công nghiệp, xi măng, sắt
thép, hoá dầu, ô tô, vật liệu xây dựng và thảm.
• Ngành công nghiệp Ai Cập đã có những mặt mạnh truyền thống về một số lĩnh vực
sản xuất như dệt may, thép, hoá dầu, ô tô, nguyên vật liệu xây dựng và thảm.
e. Quốc tế :
• Trong những năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập đã có sự phát
triển tương đối khả quan. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập
tăng trưởng khá đều còn kim ngạch xuất khẩu của Ai Cập còn ở mức thấp và tăng
giảm thất thường.
• Trong hơn 40 năm qua, Việt Nam và Ai Cập đã ký hơn 20 thoả thuận và biên bản ghi
nhớ bao gồm các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác nhau và đã thiết lập được khung pháp
lý chính thức cho các hoạt động kinh tế.
• Với dân số 80 triệu người, cơ cấu hàng nhập khẩu của Ai Cập khá đa dạng, trong đó
nông sản và hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn với những mặt hàng mà Việt Nam có
khả năng đáp ứng cao như hạt tiêu, gạo, cơm dừa, hàng điện tử Điều đó được thể
hiện qua kim ngạch buôn bán giữa hai nước trong thời gian qua :
• Năm 2008, kim ngạch song phương đã đạt hơn 178 triệu USD, tăng 58,7% so với năm

2007. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm hàng hải sản (63 triệu USD), cà phê (17
triệu USD), sắt thép các loại (16,8 triệu USD), hạt tiêu (16,8 triệu USD), cơm dừa khô
(9,2 triệu USD)… Như vậy có thể thấy xuất khẩu hàng hải sản tiếp tục đà tăng trưởng
mạnh mẽ (tăng 207%), hạt tiêu giữ nguyên (chỉ tăng 3%) trong khi đó mặt hàng máy
vi tính, điện tử và linh kiện lại giảm mạnh (giảm 84%). Ngoại trừ sự tăng đột biến
trong kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại (tăng hơn 6500%, từ 0,5 triệu USD lên
16,8 triệu USD), cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2008 không có nhiều thay đổi so với
năm trước. Đáng lưu ý là sau vụ kiện chống bán phá giá đèn huỳnh quang Việt nam
vào Ai Cập từ tháng 4/2006, sản phẩm này đã không được xuất sang Ai Cập.
• Về nhập khẩu, năm 2008 kim ngạch nhập khẩu từ Ai Cập đạt 11,1 triệu USD, giảm
27% so với năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm máy móc thiết bị, dụng cụ
phụ tùng (2,9 triệu USD), hạt tiêu (1,48 triệu USD), lân tự nhiên (1,1 triệu USD), mật
củ cải đường (850 nghìn USD), sữa và sản phẩm sữa (780 nghìn USD)…
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Ai Cập, 2004-2008
Đơn vị: triệu USD
Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu
2004 41,101 38,693 2,408
2005 64,439 44,716 19,722
2006 56,902 48,975 7,927
2007 112,5 97,3 15,2
2008 178,6 167,5 11,1
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
• Việt Nam và Ai Cập ký Hiệp định thương mại năm 1994. Tuy nhiên, trong
Hiệp định không có điều khoản tối huệ quốc (MFN). Sau khi Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của WTO, Ai Cập đã bổ sung điều khoản MFN
như đã cam kết.
• Ai Cập đã tích cực ủng hộ việc Việt Nam đàm phán gia nhập WTO và
không yêu cầu đàm phán song phương.
• Bên cạnh những quan hệ hợp tác về thương mại, Việt Nam và Ai Cập còn
có rất nhiều cơ hội hợp tác về mặt dịch vụ, một trong số đó là lĩnh vực du

lịch. Ai Cập là một trong những nước đứng đầu và là một trong những điểm
đến hấp dẫn nhất của du khách. Việt Nam có điều kiện tự nhiên xinh đẹp và
hấp dẫn, bờ biển trải dài và nền văn minh lâu đời có thể trở thành một trong
những đất nước dẫn đầu về du lịch quốc tế.
2. Thách thức :
a. Dân số :
• Theo thống kê mới nhất, số lượng sinh trong năm 2012 của Ai Cập tăng cao hơn
con số năm 2010 tới hơn nửa triệu người. Với đà này, quy mô dân số Ai Cập vào năm
2050 sẽ đạt 137,7 triệu người và sẽ vượt các nước như Nga và Nhật Bản. Ông Magued
Osman, Giám đốc một công ty thống kê hàng đầu của Ai Cập, đánh giá mức tăng dân số
trong hai năm qua là con số kỷ lục trong lịch sử Ai Cập.
• Sự bùng nổ về dân số nếu không kịp thời được giải quyết sẽ như một quả bom nổ
chậm đối với Ai Cập, một đất nước vốn đang cạn kiệt tài nguyên, tỷ lệ thất nghiệp cao
và do đó càng làm trầm trọng hơn các vấn đề xã hội. Tại Ai Cập hiện nay, có tới 60%
dân số ở độ tuổi dưới 30. Quy mô dân số tiếp tục tăng vọt sẽ càng làm giảm những cơ
hội vốn đã bị hạn chế đối với giới trẻ ở đất nước Kim Tự Tháp.
• Ông Osman cho rằng: “Sẽ không thể duy trì một hệ thống giáo dục tốt với quy
mô dân số như vậy. Sự gia tăng dân số đồng nghĩa với việc tăng sĩ số của mỗi lớp học.
Trong giai đoạn 2006-2012, tỷ lệ sinh đã lên tới 40%. Điều này có nghĩa là chúng tôi
cần thêm tới 91.000 lớp học để duy trì quy mô lớp học vốn đã quá tải như hiện nay.
Trung bình mỗi lớp có ít nhất 40 học sinh, thậm chí tại một vài tỉnh con số này là 60
học sinh”.
• Tại Ai Cập, mỗi năm có trên 800.000 thanh niên gia nhập thị trường lao động với
tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức 13,4%. Với tỷ lệ sinh không được kiểm soát, cộng với
tỷ lệ tử ngày một giảm, sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp của Ai Cập tăng mạnh trong thời gian
tới và càng khiến dư luận tức giận.
• Giáo sư Hussein Sayed của Trường Đại học Tổng hợp Cairo nhận định: “Ai Cập
hiện đang có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, đặc biệt là đối với những sinh viên mới tốt nghiệp
và giới trẻ. Một khi không có bất kỳ hy vọng và cơ hội nào, những người này sẽ trở nên
nản chí và trở thành một nguồn gốc gây bất ổn nghiêm trọng. Đây cũng chính là một

trong những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc chính biến năm 2011”.
• Ngoài vấn đề về việc làm, việc gia tăng dân số còn khiến Ai Cập thêm cạn kiệt
về tài nguyên thiên nhiên. Quốc gia Bắc Phi này hiện đang phải đối mặt với những thiếu
thốn trầm trọng về nước, năng lượng và cả lương thực. Bên cạnh đó, Ai Cập cũng
không có đủ dự trữ ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu. Theo thống kê, 86
triệu dân Ai Cập hiện chỉ sinh sống trên khoảng 8% lãnh thổ ở một đất nước với chủ
yếu là sa mạc.
• Các chuyên gia cho biết chính sách kiểm soát dân số vốn được thực hiện tương
đối thành công trong giai đoạn 1980-1990 nhưng đã bị buông lỏng trong những năm
cuối dưới chế độ Hosni Mubarak. Sau đó, khi ông Mohamed Morsi lên nắm quyền vào
năm 2012, Chính phủ công khai tuyên bố việc kiểm soát dân số không phải là mối bận
tâm của chính quyền. Trong thời kỳ này, việc kiểm soát dân số bị coi là nỗ lực làm hủy
hoại cuộc sống của một gia đình truyền thống. Các nghị sĩ Ai Cập dưới thời ông Morsi
thường có trung bình từ 5 đến 6 con. Điều đó có nghĩa là họ không nhiệt tình với các
chương trình vốn kêu gọi người dân dừng lại ở hai con. Sự buông lỏng về chính sách đã
dẫn tới hậu quả cả về nhận thức của người dân Ai Cập đối với vấn đề dân số. Chỉ có
khoảng 65% phụ nữ Ai Cập sử dụng một hình thức tránh thai nào đó. Bên cạnh đó, ở
khu vực nông thôn miền Nam Ai Cập, nơi có tỷ lệ mù chữ cao nhất nhì nước, tuy dân số
chỉ chiếm 25% nhưng lại đóng góp tới 41% về tỷ lệ sinh.
• Theo đánh giá của giới chuyên gia, vấn đề dân số ở Ai Cập chắc chắn sẽ là một
câu chuyện rất dài. Nó hoàn toàn trái ngược với câu chuyện của các chính trị
gia vốn chỉ mong muốn có được những kết quả nhanh chóng và nâng cao danh
tiếng của mình. Trong khi đó, vấn đề dân số cần một tầm nhìn dài hạn hơn.
b. Tôn Giáo :
• Như đa số các nước Ả Rập khác, gần 90% người Ai Cập theo đạo Hồi giáo. Một
số theo đạo Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác.
• Khác với người Thiên chúa giáo đi lễ nhà thờ vào chủ nhật, người Hồi giáo đi
nhà thờ vào thứ sáu, do vậy thứ sáu là một ngày nghỉ cuối tuần của các nước
Hồi giáo. Luật pháp Ai Cập quy định ngày thứ sáu và thứ bẩy là hai ngày nghỉ
cuối tuần.

• Trong mỗi ngày, cơ quan chính phủ làm việc vào 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều;
trong khi các công ty thường làm việc 10 giờ sáng đến 5-6 giờ chiều. Các ngân
hàng thường mở cửa theo giờ làm việc của chính phủ, tuy nhiên một số ngân
hàng mở 6 ngày/tuần (trừ thứ sáu). Các cửa tiệm, siêu thị, quán ăn mở muộn
đến 11-12 giờ tối.
=> Các ngày nghỉ lễ cũng như thời gian làm việc khác so với văn hóa các nước
khác nên thời gian giao dịch, kinh doanh cũng phải điều chỉnh phù hợp văn hóa nơi
đây. Trong đó, nghỉ lễ thì đạo Hồi đi cầu kinh nên sẽ hạn chế việc mua sắm hay
xem các thông tin quảng bá sản phẩm.
=> Quảng cáo nên tránh đụng đến các yếu tố kiêng kị với đa sốngười theo tôn giáo
đạo Hồi. Cụ thể: trên bao bì sản phẩm nên ghi rõ không có thịt heo, không dùng
hình ảnh con heo trên bao bì sản phẩm, không dùng hình ảnh các vị Thánh hay phụ
nữ…
c. Kinh tế:
• Nền kinh tế Ai Cập được điều hành rất tồi từ nhiều thập niên nay và điều đó
cũng không được khắc phục dưới thời Morsi. Cuộc thương lượng kéo dài từ 10
năm nay với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để vay 4,8 tỉ USD, tuy đã được nối lại
vào đầu tháng 4-2013 song vẫn có nguy cơ kéo dài hơn nữa vì Ai Cập lúc này
chưa có cả chính phủ hoàn chỉnh lẫn kế hoạch cải cách. Nhà phân tích Andrew
Cunningham cho rằng thậm chí nếu đạt được thỏa thuận vay vốn với IMF, Ai
Cập cũng không thể trấn an các nhà đầu tư nước ngoài và giải tỏa mọi khoản
viện trợ của Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển
châu Phi, cũng không có nghĩa là dòng vốn đầu tư ồ ạt trở lại. Ai Cập vẫn trong
cơn hoảng loạn từ năm 2012, thêm vào đó là cuộc đảo chính quân sự vừa qua
nên khó có thể nói rằng bối cảnh có sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
• Toàn bộ hệ thống của Ai Cập, theo chuyên gia Ahmed Galal, thuộc Diễn đàn
nghiên cứu kinh tế Ai Cập, cần phải được xem xét lại. Việc bổ nhiệm cựu Bộ
trưởng Tài chính Hazem Beblawi, người từng nhiều năm làm việc trong các thế
hệ tài chính, làm thủ tướng dường như cho thấy ý định biến việc khôi phục kinh
tế thành ưu tiên hàng đầu. Trong khi đó, việc thành lập một chính phủ liên minh

rộng rãi gặp trở ngại do Anh Em Hồi giáo từ chối tham gia và đòi đưa ông
Morsi trở lại cũng như tình trạng manh mún trong các nhóm ủng hộ việc lật đổ
Morsi. Viện Stratfor (Mỹ) cho rằng khó khăn của Ai Cập hiện đã vượt ra khỏi
các vấn đề chính trị và tác động mạnh đến chính phủ mới được thành lập.
• Khó khăn của nền kinh tế Ai Cập giải thích phần lớn việc Morsi bị phế truất.
Chính phủ mới phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn và cần phục hồi một
nền kinh tế bị tê liệt càng nhanh càng tốt nếu không muốn chịu chung số phận
với hai chính phủ trước đó.
d. Về tự nhiên:
• Giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn. Hệ thống giao thông vận tải chưa
phát triển. phương tiện đi lại chủ yếu là bus và xe lửa, vẫn còn duy trì phương
tiện thô sơ như lạc đà, lừa, ngựa… Người dân lại không tuân thủ luật giao
thông…
• Nguồn tài nguyên thiên nhiên khá nghèo nàn, trừ dầu lửa có 1 số lượng ít thì
còn lại những nguồn tài nguyên không đáng kể.
e. Chính trị:
• Khó khăn lớn nhất là về các rào cản thương mại phi thuế quan, với nhiều tiêu
chuẩn và các biện pháp kiểm tra kỹ thuật gắt gao, nền chính trị bất ổn định.
• Đối với phần lớn người dân Ai Cập, sau khi đã phải trải qua nhiều biến động kể
từ khi chính quyền Tổng thống Mubarak bị lật đổ năm 2011, họ kỳ vọng hiến
pháp mới sẽ mang lại sự thịnh vương. Từng là quốc gia đầu tàu kinh tế của các
nước Arab ở Bắc Phi, Ai Cập đã bị rơi vào suy thoái kinh tế nghiêm trọng do
khủng hoảng chính trị. “Đất nước của các Pharaoh” từng nằm trong số các lựa
chọn số một của du khách thế giới nay đã mất đi một nguồn thu lớn từ ngành
công nghiệp không khói này.
f. Văn hóa:
• Hệ thống giao thông vận tải chưa phát triển. phương tiện đi lại chủ yếu là bus và
xe lửa, vẫn còn duy trì phương tiện thô sơ như lạc đà, lừa, ngựa… Người dân lại
không tuân thủ luật giao thông…=> phân phối vận chuyển khó khăn, giá thành
sản phẩm cao nên phải nghiên cứu kĩ hình thức, phương thức phân phối phù

hợp, thuận tiện, để hạ giá thành sản phẩm…
• Hệ thống hạ tầng ngành điện Ai Cập được đánh giá yếu kém và quá cũ kĩ. Hơn
nữa, việc tạo ra điện cũng đi từ những phương pháp truyền thống và thô sơ, và
chưa có nhà máy năng lượng hạt nhân. Nguồn nước lại chủ yếu lấy từ sông Nin
chứ chưa thật sự chủ động trong việc khai thác nguồn nước riêng cho quốc gia.
Do đó, Ai Cập hiện là một trong những quốc gia gặp phải những vấn đề khó
khăn vì khan hiếm năng lượng trên nhiều phương diện.
=> Khó hạ giá thành sản phẩm được, hạn chế sản xuất trực tiếp tại nước này vì chi
phí cho
năng lượng là rất lớn. Việc chăm sóc sức khỏe cũng là điều không được coi trọng
tại quốc gia này. Do đó việc bảo vệ sức khỏe ở đây là điều xa xỉ. Ngoài ra, Ai Cập
thuộc 15 nước tiêu thụthuốc lá nhiều nhất thếgiới với gần 60% nam giới/ 79 triệu
dân hút thuốc lá, tỉ lệnày ởphụnữlà 2%. Tại Ai Cập, gạt tàn thuốc xuất hiện khắp
mọi nơi, từcầu thang máy đến phòng tắm, bởi hút thuốc lá trởthành một phần trong
cuộc sống hằng ngày. Tệ hút thuốc lá thậm chí còn phổ biến ở ngành y tế, nơi có
gần 1/3 người hút thuốc.
• Có ba loại nhà chính sau :
Nhà ở ba gian, vật liệu xây dựng là lau sậy và đất sét, mái bằng.
Nhà cho quan lại, tường gạchcao, mởba cửa quay ra phố.
Loại lâu đài, dinh thự có ao cá, vườn cây phía trước, vật liệu dùng cột gỗ, tường
gạch, dầm gỗ, mái bằng và trong nhà có trang trí tranh tường. Các cung điện của
nhà vua có quy mô lớn, nhấn mạnh trục dọc, bên trong các phòng có nhiều cột,
ngoài trục dọc còn có thể có trục phụ. Gỗ làm cung điện, Ai Cập không có mà
được vận chuyển từ Syrie tới.
=> Nhà ở, văn phòng vẫn mang tính chất cổ xưa nhiều, có không gian, không thích
phong cách hiện đại
g. Môi tường quốc tế:
• Sự cạnh tranh trong khu vực Châu Á nói chung và trong khu vực Đông Nam
Á nói riêng. Một số nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn nước ta,
có thể đảm bảo được các quy định và tiêu chuẩn của thị trường Nhật Bản.

• Tình hình căng thẳng ở biển Đông cũng khiến cho việc lưu thông, xuất khẩu
hàng hoá của ta gặp nhiều trở ngại.
3. Phương thức thâm nhập thị trường Ai Cập:
3.1 Xuất khẩu:
Phương thức xuất khẩu được chia thành 2 loại: trực tiếp (Bán cho khách hàng ở nước
ngoài thông qua nhà phân phối, đại lý,…), gián tiếp (thông qua nhà phân phối hoặc xuất
khẩu ở chính quốc)
a. Ưu điểm:
- Vốn và chi phí ban đầu thấp: Các doanh nghiệp chỉ cần chi trả một số chi phí như
vận chuyển, liên lạc…và chi phí sản xuất. Với phương thức này, họ không cần phải bỏ ra
một lượng vốn lớn như các phương thức khác.
- Thu thập kinh nghiệm, kiến thức: Những thành công, kinh nghiệm trong xóa đói
giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực của Việt Nam với điểm xuất
phát về cơ sở hạ tầng ban đầu giống như nhiều nước Châu Phi hiện nay khiến cho nhiều
nước Châu Phi muốn hợp tác với Việt Nam nhằm chia sẻ kinh nghiệm, phát triển hợp tác
trên nhiều lĩnh vực. Khi xuất khẩu sang các nước Tư Bản phát triển, các nhà đầu tư có thể
học tập công nghệ tiên tiến của các nước đó và công nghệ này có thể áp dụng ở nhiều nhà
máy hay chi nhánh của công ty ở các nước khác.
- Đạt hiệu quả về qui mô. Tham tán thương mại tại các nước cũng cho rằng còn nhiều
cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam. Ông Nguyễn Trung Dũng cho biết thông tin thuận lợi cho
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật là sau nhiều năm tự kiểm tra và quyết định
chất lượng các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu, thì từ ngày 15-3 nhiều mặt hàng thủy sản,
thực phẩm được Nhật chấp nhận kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm ở Việt Nam. Ở
thị trường Myanmar, ông Vũ Cường cho rằng Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất
hàng tiêu dùng, thực phẩm nên có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này. Còn theo
ông Nguyễn Bảo, Tham tán thương mại Việt Nam tại Australia, nước này có nhu cầu lớn
về nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam có ưu thế như đồ gỗ, thủy sản, rau quả… Mỗi
năm, Australia có nhu cầu nhập khẩu khoảng 3 tỷ USD đồ nội thất nhưng Việt Nam chỉ
mới xuất sang thị trường này 120 triệu USD và cũng chưa xuất khẩu được mặt hàng rau
quả nào sang nước này. Theo các đại diện thương mại, nếu nắm vững nhu cầu thị trường,

đáp ứng tốt các quy định, tiêu chuẩn về hàng hóa của thị trường nhập khẩu thì các DN
Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Hàng hóa Việt Nam đã bước
đầu tạo được uy tín đối với người tiêu dùng Châu Phi, chủ yếu vẫn là các mặt hàng nông
sản, mặt hàng tiêu dùng, hàng điện tử gia dụng, máy móc thiết bị…
b. Nhược điểm:
- Phí vận chuyển cao do kết hợp bảo quản trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt là đối
với những mặt hàng kiểm soát bởi nhiệt độ (rau quả tươi, thủy sản đông lạnh), điều quan
trọng là doanh nghiệp cần phải lựa chọn những công ty vận tải uy tín và chuyên nghiệp để
đảm bảo container đóng hàng đủ điều kiện; hoặc đối với mặt hàng khác như gạo thì cần
lựa chọn con tàu phù hợp, với chuyên gia kiểm soát các hầm hàng để tránh ẩm ướt. Một
mặt hàng khác cũng có nguy cơ rủi ro cao là hàng điện tử, dễ bị trộm cướp và tấn công,
việc lựa chọn một công ty vận chuyển hay giao nhận phù hợp có đảm bảo các điều kiện
vận chuyển là yếu tố hàng đầu. Sau đó các doanh nghiệp nên lựa chọn các công ty bảo
hiểm cho mình để đảm bảo hàng hoá vận chuyển được an toàn và tiết kiệm được chi phí.
- Vấn đề phát sinh với đại lý ở địa phương: Hình thức Việt Nam sử dụng chủ yếu để
thâm nhập vào thị trường Ai Cập là xuất khẩu gián tiếp qua trung gian vào thị trường hay
tạm xuất vào khu thương mại tự do của Ai Cập sau đó tái xuất sang thị trường khác, chủ
yếu là Tây Phi chiếm tỉ trọng lớn. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa thiết lập với các đối
tác Ai Cập mối quan hệ lâu dài và ổn định. Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong
khâu thanh toán khi xuất hàng sang Ai Cập do Ai Cập thường chọn hình thức thanh toán là
trả chậm. Ở Nigieria vẫn còn nhiều doanh nghiệp làm ăn không chân chính, do đó phương
thức thanh toán tại Nigieria thường không rõ ràng và chứa đựng nhiều rủi ro. Các hiện
tượng lừa đảo qua mạng của nhiều đối tượng từ Châu Phi gia tăng cũng khiến nhiều doanh
nghiệp dè dặt khi đưa ra quyết định xuất khẩu.
3.2 Đầu tư:
Phương thức đầu tư ra ra nước ngoài được chia thành 2 hình thức: Thành lập công ty
mới và Mua lại công ty đang hoạt động.
a. Ưu điểm:
- Chi phí thấp
 Chi phí lao động thấp: Khi đầu tư vào công ty nước ngoài, doanh nghiệp có thể tận dụng

lực lượng lao động địa phương mà chỉ phải trả chi phí lao động rất thấp. Theo thống kê
gần đây thì Việt Nam (có giá 0,39 USD/giờ) là một trong các quốc gia có lao động giá rẻ
mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí. Ngoài ra,
có một số quốc gia khác như Ai Cập có giá 0,8 USD/giờ, Ấn Độ có giá 0,48 USD/giờ. Cụ
thể hơn, công nhân có tay nghề ở Việt Nam thường nhận được mức lương khoảng từ 100
đến 150USD/tháng so với mức lương 300USD/tháng ở trung tâm sản xuất các tỉnh phía
Nam Trung Quốc.
 Doanh nghiệp còn có thể tránh thuế nhập khẩu, hạn ngạch từ chính phủ.
 Với phương thức này thì chi phí vận chuyển được giảm đáng kể.
 Doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại quốc gia này.
 Ưu điểm quan trong nhất là doanh nghiệp có thể xâm nhập thị trường, xác định vị thế của
mình trên thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm
- Giúp các doanh nghiệp san sẻ rủi ro trong đầu tư và kinh doanh. Khi thực hiện hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội mới để sản
xuất và kinh doanh và san sẻ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phương cách toàn cầu hóa nhanh chóng: Giúp doanh nghiệp vượt qua hàng rào bảo
hô thương mại của các nước nhận đầu tư, do đó tiếp cận với thị trường một cách ngắn nhất
và thậm chí họ còn nhận được các ưu đãi trong sản xuất kinh doanh của nước nhận đầu tư
giành cho các nhà đầu tư.
- Khi doanh nghiệp mua lại công ty đang hoạt động thì có ưu thế là được trang bị sẵn
cơ sở hạ tầng, có sẵn thị phần và hệ thống phân phối.
- Phương thức đầu tư được sử dụng nhiều vì không bị đối thủ cạnh tranh biết được
công nghệ và kỹ thuật cao của họ.Các chủ đầu tư có được lợi thế độc quyền nhờ sở hữu
một nguồn lực hay kỹ thuật mà đối thủ cạnh tranh của họ không có được ở thị trường sở
tại. Điều này mang lại cho nhà đầu tư nhiều lợi nhuận hơn.
- Xâm nhập thị trường sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Theo lý thuyết về tỷ suất lợi
nhuận giảm dần, nếu cứ tiếp tục đầu tư vào một dự án nào đó của một quốc gia nào đó thì
tỷ suất chỉ tăng đến một mức độ nhất định rồi giảm dần. Vì vậy, các nhà đầu tư luôn chú
trọng tìm kiếm những thị trường đầu tư mới mẻ để đạt tỷ suất cao hơn. Đồng thời các

nước đang phát triển đa số có lượng thừa vốn tương đối nên việc đầu tư ra nước ngoài
giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
b. Nhược điểm:
- Công ty cần sang nhượng có thể đã lỗi thời về kỹ thuật, công nghệ hoặc đang có vấn
đề về tài chính. Như vậy, khi tiến hành thu mua thì khả năng rủi ro khá cao. Đặc biệt, đôi
khi chi phí để giải quyết vấn đề còn cao hơn vốn bỏ ra để thành lập công ty mới.
- Có khả năng doanh nghiệp sẽ bị lộ các bí quyết kinh doanh khi các nhà đầu tư hướng
dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho đối tác bên nước sở tại để nâng cao hiệu quả kinh doanh
cho cả hai bên.
- Dễ tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai: đối tác tại nước sở tại có cơ hội học hỏi
và hiện đại hóa chính mình từ đó làm tăng khả năng trở thành đối thủ mạnh trong tương
lai đối với nhà đầu tư
- Chịu nhiều rủi ro và có thể không thu hồi được vốn do sự khác biệt về môi trường
kinh doanh giữa nước này và nước kia và sự tác động của yếu tố ngoại cảnh.
3.3 Thoả thuận hợp đồng:
a. Chuyển nhượng:
Hiện tại doanh nghiệp Việt Nam chưa thâm nhập vào thị trường Ai Cập bằng hình
thức chuyển nhượng giấy phép.
b. Đại lý đặc quyền:
Theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế, trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu
rộng như hiện nay, nhất là việc gia nhập WTO, nhượng quyền thương mại sẽ trở thành
một trong những phương thức kinh doanh quan trọng. Hình thức này giúp các doanh
nghiệp Việt Nam giữ được thị phần trước sự xâm nhập của hàng loạt tập đoàn bán lẻ,
siêu thị nước ngoài.
Nhượng quyền thương mại là một hình thức hợp tác, trong đó, bên nhượng quyền
trao cho bên nhận quyền sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản phẩm dịch vụ dưới
thương hiệu của mình và nhận lại một khoản phí hay phần trăm doanh thu trong thời
gian nhất định.
Đây được coi là một trong những phương thức đầu tư chắc chắn, nhất là đối với
những doanh nghiệp Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng ra thị trường thế giới nhiều

tiềm năng như Mỹ, EU hay Nhật Bản. Hình thức này vừa giúp doanh nghiệp thâm nhập
vào những thị trường lớn với chi phí thấp, vừa là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của
doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM
(ITPC), một số mặt hàng truyền thống của Việt Nam như thủ công mỹ nghệ, may mặc,
thực phẩm là những sản phẩm tiềm năng có thể áp dụng mô hình này.
Chẳng hạn, vừa qua Công ty tranh thêu tay XQ Silk đã chuyển nhượng thành công
nhãn hiệu của mình tại Mỹ với giá 100.000 USD. Phở 24 với phương thức này cũng đã
xây dựng được 19 cửa hàng tại ba miền Bắc-Trung-Nam và một cửa hàng ở Indonesia,
trong đó đã nhượng quyền thương mại 8 cửa hàng.
Công ty cà phê Trung Nguyên là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên
nắm bắt hình thức kinh doanh này. Được thành lập từ giữa năm 1996, đến nay, thương
hiệu Trung Nguyên đã có mặt tại 64 tỉnh, thành phố trên cả nước với hơn 500 quán cà
phê nhượng quyền chính thức. Thương hiệu này cũng đã có mặt tại Nhật Bản,
Campuchia, Singapore, Thái Lan. Hiện nay, mô hình G7 Mart của Trung Nguyên tiếp
tục được xem là bước đột phá trong việc thực hiện nhượng quyền thương mại nhằm
cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.
Cùng với Công ty cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần Kinh Đô cũng là một trong
những doanh nghiệp rất thành công với mô hình này, với mạng lưới 150 nhà phân phối
và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước và đang hướng tới sự phát triển ra thế
giới
Tuy hình thức này giúp chúng ta giảm được chi phí, rủi ro khi mở rộng thị trườg
nước ngoài và có được sự hiện diện nhanh chóng, nhưng hình thức này cũng bộc lộ
những khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng và bị động khi phải đối phó với những
thay đổi bất ngờ.
c. Liên minh chiến lược:
- Là sự thoả thuận hợp tác giữa các công ty (đối thủ cạnh tranh) hiện tại và tương lai
về một số hoạt động nhất định.
- Thuận lợi, khó khăn:
 Khắc phục điểm yếu, tăng lợi thế cạnh tranh

 Tạo cơ hội mở rộng hoạt động nhanh chóng
 Vươn tới kỹ thuật mới, sản xuất hiệu quả hơn
 Đối thủ cạnh tranh đến được công nghệ, thị trường mới
- Một vài liên minh chiến lược tiêu biểu giữa Việt Nam và Nhật Bản:
• Liên minh chiến lược giữa Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và
Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) – Nhật Bản:
Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank khẳng định: sự hợp tác chiến
lược này đã đạt được hiệu quả to lớn, góp phần giúp Eximbank có sự tăng trưởng vượt
bậc cả về quy mô lẫn chất lượng hoạt động.
Ông Harumitsu HIDA, Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh tin tưởng rằng với sự
hỗ trợ của SMBC – một doanh nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản, hiện đang sở hữu 15% cổ
phần của Eximbank, trong thời gian tới Eximbank tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa quản
trị ngân hàng để hướng đến mục tiêu trở thành một ngân hàng không chỉ mở rộng nghiệp
vụ ngân hàng bán lẻ trong nước mà còn cống hiến cho sự phát triển thương mại giữa hai
nước Việt Nam – Nhật Bản.
Liên minh chiến lược này đã mở ra mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tổ chức nhằm
bổ sung cho nhau những công nghệ và kinh nghiệm hữu ích, tiên tiến. SMBC đã cử các
chuyên gia biệt phái đến làm việc trực tiếp tại Eximbank, tích cực hỗ trợ Eximbank đối
với các hoạt động then chốt như: ngân hàng bán sỉ, ngân hàng bán lẻ, quản trị doanh
nghiệp.
• Liên minh BPO lớn nhất Việt Nam:
Harvey Nash Việt Nam và MOCAP Việt Nam đã ký một thỏa thuận chiến lược, xây
dựng một liên minh về BPO nhằm thúc đẩy quy trình kinh doanh gia công phần mềm
cho thị trường Nhật Bản.
Đây được coi là liên minh BPO lớn nhất Việt Nam với sự góp mặt của các doanh
nghiệp Anh, Nhật Bản và Việt Nam. Được biết, hoạt động của liên minh này nhắm tới
các khách hàng trong và ngoài nước có nhu cầu về BPO.
Ông TsudaKeigo, Tổng giám đốc MOCAP Việt Nam cho biết, thỏa thuận này sẽ tạo
ra một Call Center lớn nhất và chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn an ninh toàn cầu.
Ông Paul Smith, Chủ tịch Harvey Nash Việt Nam chia sẻ: “Với liên minh giữa

Harvey Nash Việt Nam, Moshi Moshi, Công ty Cổ phần MOCAP và Mitsui & Co sẽ
đem lại những dịch vụ đặc biệt và có giá trị hơn cho khách hàng thuê ngoài quy trình
kinh doanh và dịch vụ phần mềm (BPO). Với uy tín trên toàn cầu của chúng tôi, kết hợp
với lực lượng lao động có trình độ cao của Việt Nam sẽ đáp ứng những mong đợi không
chỉ cho khách hàng Việt Nam mà còn trên thị trường quốc tế.
Harvey Nash Việt Nam là một công ty trực thuộc Harvey Nash Group plc (Anh).
Công ty MOCAP Việt Nam được thành lập dựa trên sự kết hợp giữa MITSUI &
CO.,LTD (hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, thương mại) và MOSHI MOSHI HOTLINE
INC (chuyên về dịch vụ Contact Center tại Nhật Bản) cùng SMART MEDIA JSC
(chuyên về quảng cáo và truyền thông tại Việt Nam).
d. Liên doanh:
- Là sự thành lập 1 công ty do sự liên kết giữa 2 hay nhiều công ty độc lập.
- Thuận lợi và khó khăn:
 Chia sẻ rủi ro, kết hợp sức mạnh
 Cơ hội xây dựng danh tiếng tại địa phương
 Giảm rủi ro chính trị, kinh tế
 Vấn đề: cạnh tranh, kiểm soát
- Một vài liên doanh tiêu biểu Việt Nam và Nhật Bản:
• Liên doanh phần mềm Việt - Nhật VIJASGATE (VIJASGATE Co.,Ltd) chính
thức được khai trương, với trụ sở chính tại 89 Láng Hạ, Hà Nội và chi nhánh tại 3-45-15
Shiba, Minato-ku, Tokyo, Nhật Bản. Cơ sở này có tổng số vốn đầu tư 1,5 triệu USD và
vốn pháp định 500.000 USD.
VIJASGATE là liên doanh giữa 6 công ty thành viên thuộc Hiệp hội phần mềm Việt
Nam (VINASA) và 7 công ty Nhật Bản bao gồm: Comture, Sumisho Information
System, Mitsui Knowledge Industry, Nextware, Shigeru Information, Tera International
và Chubu. Đây là kết quả sau chuyến thăm Nhật của một nhóm các công ty phần mềm
Việt Nam hồi tháng 9/2003.
• Công ty phần mềm FPT (FPT Software) và Công ty AGREX (thuộc tập đoàn IT
Holdings-doanh nghiệp BPO lớn nhất của Nhật Bản) đã chính thức ký kết thành lập liên
doanh F-AGREX tại Việt Nam.

F-AGREX được thành lập với mục đích triển khai các dịch vụ Gia công Quy trình
Doanh nghiệp toàn cầu (Global BPO). Đây là liên doanh đầu tiên trong lĩnh vực này của
AGREX tại khu vực Đông Nam Á.
Liên doanh này sẽ tận dụng thế mạnh của AGREX trong gần 50 năm triển khai dịch vụ
BPO và kinh nghiệm của FPT Software trong việc quản lý các dự án phần mềm quy mô
lớn để triển khai dịch vụ BPO chất lượng cao, giá thành cạnh tranh tại nhiều thị trường.
C. Môi trường vi mô cho sản phẩm gạo
1. Thị trường nội địa
- Thị trường trong nước giá giảm vào cuối tháng 10 khi nhu cầu từ Trung Quốc chậm lại và
một số khách hàng chuyển sang mua của Pakistan khi giá gạo Việt Nam tăng vào đầu tháng
10. Tuy nhiên, sang tháng 11, khi vụ thu hoạch lúa Thu – đông kết thúc và triển vọng nhu
cầu tăng từ Philippine kéo giá gạo tăng trở lại.
- Tính chung trong vòng 1 tháng qua (20/10 đến 20/11), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
giảm nhẹ 3% so với tháng trước đó, từ trung bình 435 USD/tấn xuống 422 USD/tấn. So với
cùng kỳ năm ngoái (466 USD/tấn), giá gạo xuất khẩu trung bình tháng qua giảm khoảng
9%. Hiện gạo 5% ở mức khoảng 400-405 USD/tấn, còn gạo 25% tấm ở mức 370-380
USD/tấn.
- Giá gạo trên thị trường nội địa, trái lại, tăng nhẹ khoảng 100-250 đồng, khi vụ thu hoạch kết
thúc.
- Bảng 2: Giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL (đồng/kg)
Loại lúa, gạo Giá 21/10 Giá 21/11
- Lúa khô tại kho loại thường - 5.250 – 5.350 - 5.300-5.450
- Lúa dài - 5.400 – 5.500 - 5.600-5.700
- Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm
- 7.050 – 7.150 - 7.300-7.400
- Gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm
- 6.850 – 6.950 - 7.000-7.150
- Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn
- 7.850 – 7.950 - 8.000-8.100
- Gạo 5% tấm - - 8000-8.100

- Gạo 15% tấm - 7.500 – 7.600 - 7.700-7.750
- Gạo 25% tấm - 7.300 – 7.4 - 7.350-7.450
- Tình hình sản xuất và thương mại :
- Tính đến ngày 12/9/2013, các tỉnh đã thu hoạch gần hoàn tất vụ Hè Thu với 1,650 triệu ha,
năng suất 5,4-5,5 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 8,99 triệu tấn lúa, theo số liệu của Cục Trồng
trọt. Vụ Thu Đông 2013 đã xuống giống được 670.000 ha/700.000 ha diện tích kế hoạch.
- Kết quả giao hàng từ đầu tháng 9 đến hết 12/9, các doanh nghiệp xuất được 100.565 tấn
gạo, trị giá trên 43 triệu USD.
- Thị trường thiếu vắng người mua, mặc dù các nhà xuất khẩu đã hạ giá bán để thu hút khách
hàng. Nguyên nhân do nhu cầu yếu trên phạm vi toàn cầu. Hiệp hội Lương thực Việt Nam
đã đề nghị chính phủ cho phép mua dự trữ 600.000 tấn lúa để giúp ổn định giá nhưng chưa
được phê duyệt.
- Hiện các nhà xuất khẩu vẫn đang nắm giữ lượng lớn lúa dự trữ từ 2 chương trình thu mua
trước, và sẽ chịu lỗ nếu giá bán ở mức hiện tại.
2. Thị trường Ai Cập
- Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO), mức tiêu thụ gạo của châu Phi vàokhoảng từ
24-24,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2011-2013 và mức tiêu thụ bình quân tính theo đầu người là 22,1
kg/năm.
- Với số dân hơn 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi ngày càng lớn bởi sự tiện dụng của việc
chế biến gạo so với kê và những loại ngũ cốc truyền thống khác cũng như do tỷ lệ đô thị hóa ngày
càng tăng tại các nước trong khu vực này.
- Mặt khác, giá gạo không còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân châu Phi, vì vậy
gạo trở thành thức ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Những nước có mức tiêu thụ gạo bình quân
đầu người cao nhất trong khu vực là Guinea Bissau (112kg/người/năm), Sierra Leon (88,6
kg/người/năm), Guinea (73 kg/người/năm) và Gabon (72 kg/người/năm).
- Lúa chiếm 10% diện tích canh tác các loại ngũ cốc và đóng góp 15% sản lượng lương thực của
châu Phi. Tuy nhiên, do sản xuất không đáp ứng được nhu cầu nên từ năm 2009 đến nay, châu Phi
phải nhập khẩu từ 8 đến 10 triệu tấn gạo, trị giá từ 3,5 đến 5 tỷ USD trong đó chủ yếu là loại gạo
25% tấm. Đây là mặt hàng có giá trị thấp nên mặc dù lượng gạo nhập khẩu lớn nhưng chỉ chiếm tỷ
trọng khiêm tốn so với những loại hàng hóa có hàm lượng giá trị cao hơn như các sản phẩm tiêu

dùng, máy móc thiết bị. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu gạo không cao, chỉ ở mức 2-3%/năm do phụ
thuộc vào tình hình sản xuất lúa trong nước, đặc biệt là yếu tố thời tiết.
- Các quốc gianhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi là Nigeria, Senegal, Côte d’Ivoire, Nam Phi, Ghana,
Tanzania, Algeria, Cameroon, Guinea… Ngoại trừ hai nước nhập khẩu nhiều gạo đồ chất lượng cao
là Nam Phi và Nigeria, các nước khác trong khu vực chủ yếu nhập khẩu loại gạo tấm có phẩm cấp
và giá thành vừa phải. Riêng thị trường Nigeria đã chiếm 30% tổng lượng gạo nhập khẩu vào châu
Phi, tiếp đến là Nam Phi (5%), Bờ Biển Ngà, Senegal (5%), Ghana (4%)…
- Các nước cung cấp gạo chính cho khu vực này là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và Mỹ,
trong đó Thái Lan vẫn là nhà cung cấp gạo với khối lượng lớn nhất và chủng loại đa dạng.
- Do tình hình chính trị bất ổn, nhất là sau vụ lật đổ Tổng thống Morsi vào đầu tháng 7/2013,
kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường này đều giảm mạnh.
Hiện Ai Cập đã tụt xuống vị trí thứ tư trong số các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam tại châu Phi. Kim ngạch xuất khẩu sang Ai Cập cả năm 2013 chỉ đạt 219,96 triệu USD,
giảm 26% so với năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản (chủ yếu là cá tra và
tôm) chỉ đạt 55,95 triệu USD (-29%), xơ, sợi dệt các loại 29,64 triệu USD (-21%), hạt tiêu
25,16 triệu USD (-30%), phương tiện vận tải và phụ tùng 15,21 triệu USD (-15%), máy
móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 14,30 triệu USD (-35%), cà phê 5,4 triệu USD (-64%),
hàng dệt may 5,2 triệu USD (-45%), sắt thép các loại 1,6 triệu USD (-23%).
- Chính phủ Ai Cập sẽ tiếp tục cấm xuất khẩu gạo để kiểm soát giá gạo, mặc dù thặng dư ước
tính khoảng 800.000 tấn và tuần trước vừa quyết định cấp giấy phép xuất khẩu đến 39 công
ty để xuất khẩu khoảng 102.000 tấn gạo trắng hạt trung bình cho đến 15/1/2014.
-
- Nguồn tin tại Ai Cập nói rằng quyết định ngừng xuất khẩu gạo đã được thực hiện bởi Thủ
tướng Chính phủ, người muốn giá gạo ở mức thấp cho đến khi chương trình trợ cấp thực
phẩm của chính phủ kết thúc. Đầu năm nay, chính phủ cấm xuất khẩu gạo để hỗ trợ các
chương trình trợ cấp của chính phủ, nhưng các thương nhân địa phương dự kiến sẽ tiếp tục
xuất khẩu do nhu cầu bán gạo với giá cao hơn của nông dân và dư thừa gạo dự trữ.
- Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo của Ai Cập trong niên vụ 2013-2014 dự kiến sẽ
đạt khoảng 4,85 triệu tấn, so với mức tiêu thụ khoảng 4 triệu tấn. Chính phủ yêu cầu dành
khoảng 1,2 triệu tấn gạo hàng năm cho các chương trình trợ cấp gạo và có kế hoạch mua

khoảng 220.000 tấn gạo với giá khoảng 405 - 420 USD/tấn để chạy các chương trình trợ cấp
gạo trong tháng 11 và tháng 12.
3. Thâm nhập thị trường Ai Cập bằng phương thức xuất khẩu

×