Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 102 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THU HIỀN





HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN
VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT
NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC







HÀ NỘI - 2012





2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



NGUYỄN THU HIỀN




HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN
VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT
NAM

Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thu Hà


HÀ NỘI - 2012




3

MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt


Mở đầu
1


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH KHỞI
KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
7
1.1.
KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN VÀ
THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ.
7
1.1.1.
Khái niệm chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự.
7
1.1.2.
Vị trí, vai trò của chế định khởi kiện và thụ lý vụ án Dân sự trong
pháp luật TTDS Việt Nam
14
1.2.
LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH
KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
16
1.2.1.
Giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng 8/1945
16
1.2.1.1.
Thời kỳ Lý - Trần - Hồ.
16
1.2.1.2.
Thời kỳ Lê sơ.
17
1.2.1.3.

Thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1884).
18
1.2.1.4.
Thời kỳ Pháp thuộc (1858 -1945).
20
1.2.2.
Giai đoạn từ năm 1945 đến nay.
21

4

1.2.2.1
Thời kỳ từ 1945 -1954.
21
1.2.2.2
Thời kỳ từ 1954 đến 1989.
22
1.2.2.3
Thời kỳ từ 1990 đến nay.
25

Chương 2: KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ THEO
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
30
2.1.
KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM.
30
2.1.1.
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự.

30
2.1.1.1.
Chủ thể quyền khởi kiện vụ án dân sự
30
2.1.1.2.
Vụ án đƣợc khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
40
2.1.1.3.
Sự việc chƣa đƣợc giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền, trừ trƣờng hợp có quy định khác của pháp luật.
50
2.1.2.
Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự.
51
2.1.3.
Hình thức và thủ tục khởi kiện.
52
2.1.3.1.
Hình thức khởi kiện vụ án dân sự.
52
2.1.3.2.
Việc gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự.
53
2.2.
THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
54
2.2.1.
Nhận đơn khởi kiện.

54
2.2.2.
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
56
2.2.3.
Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho ngƣời khởi kiện.
59
2.2.4.
Vào sổ thụ lý vụ án dân sự.
59
2.2.5.
Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự.
59

5

2.2.5.1.
Những trƣờng hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện.
59
2.2.5.2.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.
61

Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN
VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ
63
3.1.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN
SỰ
63

3.1.1.
Thực tiễn việc trả lại đơn khởi kiện.
63
3.1.2.
Thực tiễn khởi kiện vụ án ly hôn với ngƣời mất tích.
64
3.1.3.
Thực tiễn trong việc phân biệt địa vị tố tụng của hai chủ thể quyền
khởi kiện là "cơ quan" và "tổ chức".
67
3.1.4.
Bất cập trong việc xác định tính hợp pháp về hình thức của đơn khởi
kiện do ngƣời đại diện theo ủy quyền đứng đơn khởi kiện.
70
3.1.5.
Bất cập trong việc xác định những tranh chấp về quyền sử dụng đất
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự
72
3.2.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ.
76
3.3.
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN VÀ THỤ
LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM.
79
3.3.1.
Phƣơng án giải quyết vấn đề có đƣợc khiếu nại, kháng cáo, kháng
nghị Quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.
80
3.3.2.

Kiến nghị hoàn thiện quy định về thời hiệu.
82
3.3.3.
Kiến nghị hoàn thiện quy định về tính hợp pháp về hình thức của đơn
khởi kiện do ngƣời đại diện theo ủy quyền đứng đơn khởi kiện.
83
3.3.4.
Bổ sung thêm những quy định về khởi kiện bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng.
83

6

3.3.5.
Bổ sung những quy định về khởi kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại về môi
trƣờng.
85
3.3.6.
Hoàn thiện chế định về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự để
tạo điều kiện cho ngƣời dân thực hiện đƣợc quyền khởi kiện của
mình.
88

KẾT LUẬN
90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
91


















7

DANH MỤC VIẾT TẮT
TTDS: Tố tụng Dân sự;
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự;
HNGĐ: Hôn nhân gia đình;
TAND: Tòa án nhân dân;
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao;
PLTTGQCVADS: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự;
PLTTGQCVAKT: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế;
PLTTGQCVALĐ: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao
động.














8

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Quyền dân sự là một quyền năng cơ bản mà pháp luật thừa nhận đối với
các chủ thể trong giao lƣu dân sự. Trong quá trình tham gia các giao lƣu dân sự thì
quyền năng này thƣờng hay bị xâm phạm, làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể không đƣợc bảo đảm. Để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể, pháp
luật có quy định những biện pháp bảo đảm quyền của chủ thể bằng những biện
pháp hình sự, hành chính Nhƣng đặc biệt hơn cả trong các biện pháp bảo vệ đó là
biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự (TTDS). Theo đó, các
chủ thể giả thiết có quyền dân sự bị xâm phạm có quyền khởi kiện theo thủ tục
TTDS yêu cầu Toà án giải quyết nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
Mặc dù, việc bảo vệ quyền dân sự bằng biện pháp khởi kiện dân sự đƣợc
ghi nhận là biện pháp hữu hiệu và có tính khả thi cao. Bộ luật Tố tụng dân sự
(BLTTDS) đƣợc Quốc hội khóa XI thông qua ngày 15/06/2004, có hiệu lực kể từ
ngày 01/01/2005 với chế định khởi kiện và thụ lý đƣợc kế thừa và đánh dấu bƣớc
phát triển lập pháp hoàn thiện hơn trong luật. Nhƣng trong thực tế các chủ thể khi
thực hiện quyền khởi kiện của mình đã gặp rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân

chủ yếu xuất phát từ thực trạng còn thiếu vắng các quy định của pháp luật. Ngay
chính các quy định của BLTTDS về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự mặc dù đã
đƣợc sửa đổi cụ thể song còn tồn tại những quy định chung chung, còn có những
khoảng trống trong luật chƣa đƣợc điều chỉnh cụ thể dẫn đến việc áp dụng pháp
luật không đƣợc thống nhất trong thực tiễn xét xử. Chính từ thực trạng đó đòi hỏi
phải nghiên cứu một cách toàn diên, sâu sắc và đầy đủ về chế định khởi kiện và thụ
lý vụ án dân sự trong pháp luật TTDS Việt Nam nhằm góp phần hoàn thiện những
quy định của pháp luật TTDS. Với những lý do đó, việc nghiên cứu đề tài "Hoàn

9

thiện chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam" có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý từ trƣớc đến nay, ở nƣớc ta chế định khởi kiện và
thụ lý vụ án dân sự không phải là vấn đề mới, đã có những công trình nghiên cứu
chuyên sâu và có hệ thống về chế định này nhƣ đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trƣờng về "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện một số chế định cơ bản
của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam" của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm
2002. Cũng nhƣ có những đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa Luật –
Đại học Quốc gia nhƣ đề tài: “ Một số vấn đề về khởi kiện, khởi tố vụ án dân sự”
của sinh viên Phạm Thị Vải và đề tài : “Khởi kiên, khởi tố vụ án dân sư – thực tiễn
và một số kiến nghị” của sinh viên Lƣơng Huy Hùng.
Tuy nhiên hầu hết là các công trình đƣợc nghiên cứu nêu trên đều tiến hành
trƣớc thời điểm BLTTDS có hiệu lực. Những công trình này thƣờng nghiên cứu
chế định theo những quy định pháp luật cũ bao gồm cả hai chế định khởi kiện và
khởi tố trong TTDS mà không có sự gắn kết giữa hai hoạt động khởi kiện và thụ lý
vụ án dân sự. Ở những khía cạnh khác nhau, đã có một số công trình nghiên cứu
liên quan, nhƣng các công trình này chủ yếu tiếp cận dƣới góc độ coi hoạt động
khởi kiện, khởi tố là một hoạt động của chủ thể pháp luật trong quá trình TTDS

dƣới góc độ là một thủ tục pháp lý mà chƣa nghiên cứu hoạt động khởi kiện và thụ
lý dƣới góc độ của một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật TTDS.
Sau khi BL TTDS có hiệu lực pháp luật đã có rất nhiều các công trình khoa
học đƣợc nghiên cứu, tuy nhiên, những công trình này chỉ là những bài nghiên cứu
ngắn đƣợc đăng tải trên một số tạp chí chuyên môn nhƣ bài viết : “ Những vấn đề
cơ bản lưu ý khi thụ lý đơn khới kiện, khởi tố, đơn yêu cầu trong giải quyết vụ án
Dân sự” của tác giải Duy Kiên, đăng trên tạp chí Kiểm sát số 07/2012. Hay bài

10

viết: “ Về chế định kiện phái sinh” của tác gải Quách Thúy Quỳnh, đăng trên tạp
chí Luật học số 03/2012… Hay bài viết: “ Một số ý kiến về thời hiện khởi kiện theo
quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS 2004” của tác giả Lê Mạnh Hùng,
đăng trên tạp chí Kiểm sát số 10/2012….Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết
riêng lẻ khác đăng tải trên các trang web về chuyên ngành luật khác. Nhƣng các
công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách khái quát về từng khía
cạnh của chế định khởi kiện và tiếp cận một cách riêng lẻ mà chƣa có sự liên kết
giữa hai chế định khởi kiện và thụ lý trong một đề tài nghiên cứu khoa học thống
nhất. Với tình hình trên, đề tài "Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý vụ án
dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", đã nghiên cứu một cách
chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ về chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự sau khi
BLTTDS đƣợc ban hành và bảo đảm đƣợc tính lôgíc, hệ thống, không có sự trùng
lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài làm thực hiện mục đích:
Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân
sự trong TTDS Việt Nam, tìm hiểu thực tế áp dụng chế định này trong hoạt động giải
quyết các tranh chấp dân sự tại các Tòa án nhân dân (TAND).
Hai là, chỉ ra những điểm còn thiếu hoặc chƣa hợp lý trong quy định của

pháp luật TTDS về chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự, từ đó đề xuất một số
kiến nghị góp phần hoàn thiện chế định này trong pháp luật TTDS Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, luận văn phải hoàn thành một số nhiệm vụ
sau:

11

- Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định của pháp luật TTDS
Việt Nam về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự;
- Nghiên cứu và phân tích khái niệm, bản chất, đặc điểm về thủ tục khởi
kiện và thụ lý vụ án dân sự để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục
này trong pháp luật TTDS Việt Nam;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục khởi kiện và
thụ lý vụ án dân sự. Do quá trình áp dụng pháp luật của Việt Nam hiện nay còn rất
nhiều bất cập và hạn chế, nên đã làm cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể gặp nhiều khó khăn, nhiều trƣờng hợp quyền của chủ thể không thực hiện
đƣợc. Việc nghiên cứu đề tài này chỉ ra những nội dung, những vấn đề còn thiếu sót,
chƣa phù hợp. Từ đó, luận giải về yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về thủ
tục khởi kiện và thụ lý trong TTDS Việt Nam, đồng thời đề ra các giải pháp để hoàn
thiện các quy định này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các quy định chung của Pháp
luật TTDS Việt Nam hiện hành về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự. Tìm
hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này của TAND.
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ Luật học,
tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định chung về thủ tục khởi kiện và thụ lý
vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS Việt Nam hiện hành, các nghiên cứu tập
trung chủ yếu đối với đặc thù của việc khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự. Luận văn có
đề cập nghiên cứu một số quy định của pháp luật tố tụng về khởi kiện và thụ lý vụ

án dân sự trƣớc thời điểm BLTTDS đƣợc ban hành. Tuy nhiên, cách tiếp cận về
các vấn đề này chỉ là cơ sở để so sánh, nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và hệ

12

thống về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS Việt
Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu đƣợc tiến
hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về Nhà nƣớc và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về quản lý Nhà
nƣớc, quản lý xã hội cũng nhƣ chủ trƣơng, quan điểm về việc xây dựng BLTTDS.
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu nhƣ: Phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, quy nạp, khảo sát thăm dò lấy ý
kiến trong phạm vi những ngƣời làm công tác thực tiễn, sử dụng kết quả thống kê
nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong nội dung luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống
về cơ sở lý luận và thực tiễn của thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong tố
tụng dân sự Việt Nam. Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau đây:
Thứ nhất: Lần đầu tiên thủ tục khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của
BLTTDS Việt Nam đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả trên cả
phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Những vấn đề đặc thù của việc khởi kiện và thụ
lý vụ án dân sự so với việc khởi kiện thụ lý vụ án kinh doanh thƣơng mại, lao
động, hôn nhân gia đình cũng đƣợc nghiên cứu và đề cập một cách khái quát nhất.
Thứ hai: Quá trình nghiên cứu, đề tài tìm ra những tồn tại trong công tác
xây dựng và thi hành pháp luật về thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong
TTDS Việt Nam. Từ những đánh giá toàn diện, kết quả nghiên cứu của đề tài đề


13

xuất các kiến nghị để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật TTDS Việt
Nam.
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, trong một
chừng mực nhất định có thể làm tài liệu tham khảo cho những ngƣời nghiên cứu
chuyên sâu về tố tụng dân sự và cho các cán bộ làm công tác thực tiễn (Thẩm
phán, Luật sƣ, Trợ giúp viên ) trong việc hiểu biết một cách sâu sắc, đầy đủ và
vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật khi áp dụng chế định khởi kiện và
thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng dân sự Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân
sự trong pháp luật TTDS Việt Nam.
Chương 2: Thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo quy định của
BLTTDS Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện chế định khởi kiện và
thụ lý vụ án dân sự trong TTDS Việt Nam.














14

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN
VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN VÀ
THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ.
1.1.1. Khái niệm chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự.
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân,
cũng nhƣ đứng trƣớc yêu cầu cấp thiết của việc sửa đổi những quy định về tổ chức
bộ máy Nhà nƣớc trong Hiến pháp 1992 hiện nay, việc làm rõ những vấn đề lý
luận về chế định khởi kiện sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các cơ chế
bảo vệ pháp luật trong hoạt động TTDS nói chung và bảo vệ quyền dân sự cơ bản
của công dân nói riêng trong việc tiếp cận với công lý. Bởi lẽ, mặc dù quyền khởi
kiện là một quyền năng dân sự cơ bản nhất của chủ thể pháp luật khi tham gia các
giao lƣu dân sự, nhƣng hiện nay việc thực hiện quyền này của các chủ thể quyền
vẫn còn gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do cách hiểu luật thiếu
thống nhất tại hệ thống tòa hai cấp nhƣ những vấn đề về thẩm quyền, về thời
hiệu… Cũng nhƣ sự chồng chéo của các văn bản pháp luật nội dung đã làm cho
các chủ thể quyền khởi kiện không biết phải căn cứ vào văn bản pháp luật nào để
xác định căn cứ khởi kiện. Những khó khăn này kéo dài trong suột thời gian qua,
mặc dù các văn bản luật đã nhiều lần đƣợc ban hành, đƣợc sửa đổi bổ sung nhƣng
vẫn chƣa có sự thống nhất triệt để.
Việc nghiên cứu so sánh lịch sử TTDS thế giới đã cho thấy, về cơ bản khái
niệm quyền khởi kiện –hay tố quyền đã đƣợc biết đến từ thời xa xƣa của xã hội
loài ngƣời. Chẳng hạn, ở nhà nƣớc chiếm hữu nô lệ Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ V


15

trƣớc Công nguyên đã tồn tại hai hình thức tố tụng là công tố (hoạt động tố tụng
đối với các vụ án mà trong đó động chạm trực tiếp hay gián tiếp đến các lợi ích của
Nhà nƣớc khi mà ngƣời đại diện của nó bị thiệt hại do sự vi phạm pháp luật) và tƣ
tố (hoạt động tố tụng đối với các vụ án xảy ra do sự vi phạm đến các lợi ích riêng
của ai đó); còn ở La Mã cổ đại trong thời kỳ tan rã của nền dân chủ quân sự và
hình thành Nhà nƣớc chiếm hữu nô lệ thì quyền khởi kiện cũng đƣợc ghi nhận
trong các vụ án động chạm đến lợi ích cá nhân của tầng lớp trên trong xã hội. Tại
xã hội phong kiến Việt Nam, quyền khởi kiện cũng đƣợc thừa nhận và quy định cụ
thể trong những Chiếu dụ của nhà vua, cũng nhƣ đƣợc thể hiện chi tiết và sâu sắc
trong Luật Gia Long và Luật Hồng Đức.
Cùng với thời gian, quyền khởi kiện đƣợc hình thành và hoàn thiện dần dần
qua từng giai đoạn lịch sử, và đến hôm nay nó là một chế định pháp luật độc lập
đƣợc thừa nhận trong Hiến pháp và trong luật TTDS. Về mặt lập pháp, trong thời
kì đầu hình thành pháp luật ở nƣớc ta thì khái niệm “quyền khởi kiện “ không hề
có trong pháp luật, mà những tính chất của quyền này đã đƣợc ghi nhận dƣới
những tên gọi khác nhau nhƣ thời kỳ Lý- Trần – Hồ thì hoạt động khởi kiện đƣợc
ghi nhận dƣới cụm từ “việc kiện tụng”, hay trong Luật Gia Long và Luật Hồng
Đức thì hoạt động khởi kiện đƣợc ghi nhận dƣới cụm từ “việc thưa kiện”. Cụm từ
“quyền khởi kiện” chỉ chính thức đƣợc ghi nhận lần đầu tiên tại Điều 1 của Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) theo đó: “Công dân,
pháp nhân theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự để
yêu cầu Tòa án nhân dân bảo về quyền lợi hợp pháp của mình”.
BLTTDS năm 2004 ra đời là một bƣớc đánh dấu quan trọng cho quá trình
phát triển của TTDS Việt Nam. Từ việc chỉ quy định dƣới hình thức pháp lệnh,
nhƣng nội dung của pháp luật TTDS đã đƣợc pháp điển hóa bằng hình thức Bộ luật

16


đã thực sự tạo ra một cơ chế giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, chính xác,
công minh và đúng pháp luật.
Một trong những điểm mới của BLTTDS 2004 là việc đƣa ra khái niệm vụ
việc dân sự, khi mà trƣớc đó trong tất cả các văn bản pháp luật về TTDS chỉ có
khái niệm vụ án dân sự. Trƣớc khi BLTTDS 2004 ra đời, khái niệm vụ án dân sự
đƣợc hiểu là tất cả những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, không
phân biệt đó là vụ án thuộc loại gì và thuộc đối tƣợng điều chỉnh của ngành luật
nội dung nào. Điều này đƣợc thể hiện ngay tại Điều 1 Luật Tổ chức TAND năm
2002, theo đó: "Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình,
lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của
pháp luật". Ngay cả các pháp lệnh thủ tục giải quyết cũng đều xác định tên gọi
chung của những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là các vụ án
nhƣ: PLTTGQCVADS năm 1989; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
(PLTTGQCVAKT) năm 1994. Theo khái niệm trên thì không có sự phân biệt vụ
án dân sự có tranh chấp nhƣ: tranh chấp thừa kế, tranh chấp hợp đồng và những vụ
án dân sự không có tranh chấp nhƣ: yêu cầu xác định công dân mất tích, xác định
công dân đã chết, thuận tình ly hôn.
Tuy nhiên, kể từ ngày BLTTDS 2004 có hiệu lực (ngày 01/01/2005), khái
niệm vụ án dân sự đƣợc thay thế bằng khái niệm vụ việc dân sự. Nhƣ vậy, sau khi
BLTTDS năm 2004 có hiệu lực, thủ tục giải quyết vụ án dân sự trƣớc đây đã trở
thành thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự.
Theo Điều 1 BLTTDS năm 2004 thì vụ án dân sự gồm: “các tranh chấp về
dân sự; các tranh chấp về hôn nhân và gia đình; các tranh chấp về kinh doanh,
thương mại; các tranh chấp về lao động”. Và vụ việc dân sự bao gồm: “các yêu
cầu về dân sự; các yêu cầu về hôn nhân và gia đình; các yêu cầu về kinh doanh,
thương mại và các yêu cầu về lao động”. Tiêu chí để phân biệt giữa vụ án dân sự

17

và việc dân sự chính là tình chất có tranh chấp hay không có tranh chấp. BLTTDS

năm 2004 không khái quát lên khái niệm về vụ án dân sự mà định nghĩa khái niệm
này theo phƣơng thức liệt kê, và có thể nói việc liệt kê loại việc nào đƣợc xác định
là vụ án dân sự và loại việc nào đƣợc xác định là vụ việc dân sự trong BLTTDS
năm 2004 đã tƣơng đối đầy đủ và chi tiết nhƣ tại Điều 1 BLTTDS năm 2004 đã ghi
nhận:
“BLTTDS quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, trình tự,
thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và
trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân
sự)”.
Chính từ đây, khái niệm về chế định khởi kiện vụ án dân sự đã đƣợc hình
thành và đang ngày càng hoàn thiện hơn để đảm bảo quyền lợi dân sự hợp pháp
của các chủ thể pháp luật. Theo Từ điển Luật học trang 76 thì: “Chế định pháp luật
được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội
giống nhau trong phạm vi một ngành luật”. Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu Chế
định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong TTDS Việt Nam là: “Tổng hợp các quy
phạm pháp luật TTDS điều chỉnh các quan hệ giữa Tòa án với các chủ thể tố tụng
khác phát sinh trong quá trình khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự”.
Những quy phạm này đƣợc quy định thành một chƣơng riêng trong
BLTTDS 2004 với 17 điều (từ Điều 161 đến Điều 178) quy định chi tiết những vấn
đề phát sinh trong quan hệ giữa nguyên đơn, đại diện của nguyên đơn khi tiến hành
quyền khởi kiện của mình nhƣ những quy định về chủ thể khởi kiện; về thời hiệu
khởi kiện; về nội dung khởi kiện; về hình thức khởi kiện… Cũng nhƣ quy định về

18

quan hệ của Tòa án và nguyên đơn, đại diện của nguyên đơn khi tiến hành thụ lý
vụ án dân sự nhƣ: Thụ lý đơn khởi kiện; trả lại đơn khởi kiện…
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 BLTTDS thì: “Nguyên đơn trong vụ án

dân sư là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do bộ luật
này quy định khởi kiện để yêu cầu toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu
Tòa án bảo vệ lợi ích công công, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ
trách cũng là nguyên đơn”.
Nhƣ vậy, quan hệ pháp luật TTDS đƣợc hình thành khi có hoạt động khởi
kiện của chủ thể quan hệ pháp luật Dân sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, trong trƣờng hợp giả thiết những quyền đó bị xâm phạm. Dƣới góc
độ xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc thừa nhận quyền khởi
kiện của chủ thể pháp luật là một trong những quy định quan trọng nhằm đảm bảo
thực thi công lý cũng nhƣ đảm bảo cho công dân tiếp cận công lý. Quyền này đã
đƣợc ghi nhận tại Điều 14 Hiến pháp 1992, theo đó: “ Công dân có quyền tố cáo
với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ các
nhân nào…” và tại Điều 50 Hiến pháp 1992 cũng quy định: “Ở nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa
và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong
Hiến pháp và Luật”.
Và đã đƣợc cụ thể hóa tại Điều 4 BLTTDS: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức do
Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân
sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình hoặc của người khác”.

19

Tại Điều 406 BLTTDS cũng quy định: “Công dân nước người, người không
quốc tịch, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế (sau đây gọi chung là cá
nhâ, cơ quan, tổ chức nước ngoài) có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu
cầu bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh

chấp”
Khi nghiên cứu về quyền khởi kiện của chủ thể pháp luật dƣới góc độ pháp
luật hình thức (pháp luật về tố tụng) các nhà khoa học pháp lý trên thế giới cũng nhƣ
Việt Nam đều có những quan điểm gần nhƣ thống nhất về mối quan hệ giữa quyền
khởi kiện của chủ thể trong pháp luật hình thức và pháp luật nội dung. Theo đó, các
quyền lợi của chủ thể pháp luật đƣợc thừa nhận trong pháp luật dân sự chính là đối
tƣợng của quyền khởi kiện trong pháp luật TTDS.
Các quyền lợi của các chủ thể pháp luật đƣợc thừa nhận trong pháp luật dân
sự ở các hệ thống pháp luật, ở các quốc gia có sự khác nhau. Nhƣng về cơ bản, tất
cả các quyền lợi dân sự của chủ thể đều xoay quanh những quyền dân sự cơ bản
của cá nhân đó là quyền đối nhân và quyền đối vật. Theo đó, quyền đối nhân là
quyền của chủ thể pháp luật đối với ngƣời khác và quyền đối vật là quyền của chủ
thể pháp luật đối với vật. Trong quyền đối vật thì chúng ta có quyền đối với bất
động sản và quyền đối với động sản. Nhƣ vậy, về mặt khoa học pháp lý, chúng ta
có thể phân chia quyền khởi kiện dân sự thành ba loại trên cơ sở đối tƣợng của
chúng là các quyền lợi dân sự cơ bản nhƣ: quyền khởi kiện động sản (còn gọi là tố
quyền động sản); quyền khởi kiện bất động sản (còn gọi là tố quyền bất động sản)
và quyền khởi kiện đối nhân (còn gọi là tố quyền đối nhân).
Bên cạnh việc thừa nhận quyền lợi của chủ thể pháp luật gồm hai loại cơ bản
là quyền đối nhân và quyền đối vật, thì trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005
chúng ta còn nhận thấy sự thừa nhận của quyền hỗn hợp, tức là thừa nhận loại
quyền lợi của chủ thể luật dân sự vừa có tính chất đối nhân vừa có tính chất đối

20

vật. Vì vậy, dƣới góc độ khoa học pháp lý chúng ta cũng thừa nhận loại tố quyền
có đối tƣợng vừa là một quyền đối nhân vừa là một quyền đối vật đƣợc sinh ra từ
một hành vi pháp lý. Nhƣ vậy, quyền lợi của chủ thể pháp luật gắn với quan hệ
pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, thƣơng mại, lao động (mà chúng ta hay gọi tắt
là các quyền dân sự) chính là đối tƣợng của quyền khởi kiện và là cơ sở của quyền

này.
Thụ lý vụ án dân sự không phải là một quyền của chủ thể pháp luật, mà nó là
một tổ hợp các hoạt động của cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự.
Khái niệm “thụ lý” các vụ việc dân sƣ hình thành từ rất lâu trong lịch sử lập pháp
và có mối quan hệ biện chứng với quyền khởi kiện của chủ thể pháp luật. Có thể
nói, chỉ khi quyền khởi kiện của chủ thể pháp luật đƣợc thực thi thì mới có hoạt
động thụ lý đơn khởi kiện của các cơ quan tiến hành tố tụng. Và ngƣợc lại, chỉ khi
hoạt động thụ lý đƣợc thực hiện thì quyền khởi kiện của chủ thể pháp luật mới
đƣợc thực hiện và quyền lợi hợp pháp của chủ thể mới có khả năng đƣợc đảm bảo.
Trong lịch sử pháp luật Việt Nam thì khái niệm “thụ lý” lần đầu tiên đƣợc
ghi nhận tại Luật Gia Long nhƣ sau: "Các quan khi nhận đơn thưa kiện phải làm
rõ vụ việc, nhanh chóng thụ lý. Nếu quan bỏ qua sẽ bị trừng phạt căn cứ vào mức
độ nghiêm trọng của vụ việc". Nhƣ vậy, ban đầu, hoạt động “thụ lý” là hoạt động
của một cá nhân trong quan hệ tố tụng, cụ thể ở đây là hoạt động của “quan” chứ
không phải là hoạt động của một cơ quan là tòa án nhƣ pháp luật hiện đại.
“Thụ lý vụ án dân sự” là một khái niệm chỉ một tổ hợp các hoạt động bao
gồm các hành vi tố tụng khác nhau. Trƣớc hết, ngay sau khi nhận đơn khởi kiện,
Tòa án phải tiến hành xem xét, kiểm tra. Nếu thấy đã đủ các điều kiện quy định
của pháp luật thì xác định tiền tạm ứng án phí mà đƣơng sự phải nộp và thông báo
cho đƣơng sự biết. Theo Điều 37 PLTTGQCVADS, nếu thấy vụ án thuộc thẩm
quyền xét xử của mình thì Tòa án báo ngay cho nguyên đơn nộp tiền tam ứng án

21

phí. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng
án phí, trừ trƣờng hợp đƣợc miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc miễn án phí.
Theo các Điều 167, Điều 168 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011, sau khi
nhận đƣợc đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo, Tòa án phải vào sổ
nhận đơn và xem xét. Trong trƣờng hợp nhận thấy vụ án thuộc thẩm quyền của
mình thì Tòa án phải báo cho ngƣời khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí.

Sau khi ngƣời khởi kiện nộp cho Tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án
quyết định nhận giải quyết và vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Các hoạt động đó của
Tòa án đƣợc gọi là thụ lý vụ án dân sự. Nhƣ vậy, có thể hiểu, thụ lý vụ án dân sự là
việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của ngƣời khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự
để giải quyết.
Thụ lý vụ án dân sự là công việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố
tụng. Nếu không có việc thụ lý vụ án của Tòa thì sẽ không có các bƣớc tiếp theo
của quá trình tố tụng. Thụ lý vụ án dân sự bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận
đơn khởi kiện, xem xét và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết.
1.1.2. Vị trí, vai trò của chế định khởi kiện và thụ lý vụ án Dân sự trong
pháp luật TTDS Việt Nam.
Chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự đƣợc thể hiện trong BLTTDS là
sự thể hiện rõ nhất việc thừa nhận quyền khởi kiện dân sự của công dân, qua đó thể
hiện quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc đảm bảo quyền cơ
bản của con ngƣời, đồng thời góp phần quan trong trong việc bảo đảm pháp chế xã
hội chủ nghĩa trong TTDS.
Chế định này đã thể hiện rõ nét nhất những nguyên tắc cơ bản của TTDS
nhƣ: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTDS (Điều
3BLTTDS); nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

22

(Điều 4 BLTTDS); nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt cảu đƣơng sự
(Điều 5 BLTTDS)…
Những quy định trong chế định khởi kiện vụ án dân sự đã tạo thành một
“bộ khung” pháp lý để điều chỉnh những là hành vi pháp lý của chủ thể khi họ thực
hiện quyền khởi kiện của mình. Theo đó, khi thực hiện quyền khởi kiện các chủ thể
tuân theo những quy định của pháp luật từ đó hạn chế đƣợc việc khởi kiện trái
pháp luật, khởi kiện không có căn cứ, cũng nhƣ nhằm giảm áp lực cho hoạt động
của các cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là hệ thống tòa án hai cấp.

Vì khởi kiện là phƣơng thức bảo vệ các quyền dân sự của chủ thể pháp luật
khi quyền, lợi ích dân sự của họ bị ngƣời khác xâm hại. Nên việc khởi kiện kịp
thời có ý nghĩa pháp lý to lớn trong quá trình phòng, chống tội phạm; bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể pháp luật. Nên chế định khởi kiện và thụ lý vụ
án dân sự đƣợc xác định là có vị trí quan trọng hàng đầu trong toàn BLTTDS, bởi
những quy định này điều chỉnh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự ngay từ khi nó bắt
đầu đƣợc hình thành, thậm chí điều chỉnh ngay từ khi có “mầm mống” nảy sinh
quan hệ tố tụng dân sự - đó chính là thởi điểm chủ thể quyền khởi kiện có ý định
khởi kiện một vụ án dân sự thể hiện qua những quy định về điều kiện khởi kiện; về
hình thức, cách thức khởi kiện…
Thời điểm thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì nó đặt trách
nhiệm cho Toàn án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật đinh, đồng thời cũng
là thời điểm kết thúc giai đoạn khởi kiện vụ án dân sự chuyển sang giai đoạn khác.
Những quy định này tạo tiền đề cho những hành vi tiếp theo của cơ quan tiến hành
tố tụng nhƣ việc phân công Thẩm phán,hay xác định tƣ cách đƣơng sự trong vụ
án…


23

1.2. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH
KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8/1945
1.2.1.1. Thời kỳ Lý - Trần - Hồ.
Thời đại triều Lý (1010- 1225) mở ra một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc
và dƣới triều Lý đã có pháp luật thành văn. Do đó, nền pháp luật thành văn đầu
tiên của dân tộc ta là nền pháp luật nhà Lý. Mặc dù còn sơ khai khai nhƣng cách
thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các lĩnh vực của đời sống xã hội đã đƣợc
pháp luật nhà Lý quy định, việc khởi kiện để giải quyết các tranh chấp dân sự, các
oan ức đã đƣợc thể hiện trong các Chiếu, Đạo dụ của nhà vua.

Dƣới thời nhà Trần, trình tự, thủ tục khởi kiện cũng nhƣ trình tự, thủ tục xét
xử các vụ kiện dân sự chƣa đƣợc quy định, nhƣng những nguyên tắc của việc xét
xử bảo đảm cho việc xử án đƣợc đúng đắn đã đƣợc đề cập đến. Năm 1250 Trần
Thái Tôn "xuống chiếu rằng các việc kiện tụng đã xét xong, phải cùng với quan
thẩm hình viện xét nghĩ định tội". Sau khi xét xử xét thấy những việc kiện mà
không có căn cứ đều bị trừng trị "phàm tranh nhau ruộng đất, khám xét ra không
phải là của mình mà cố tranh bậy, thì phải phản tọa, tính số tiền về giá ruộng đất
bắt phải bồi lại gấp đôi. Nếu làm văn khế giả mạo thì chặt một đốt ngón tay bên
trái".
Có thể nói quan hệ pháp luật về kiện dân sự hình thành đầu tiên trong hệ
thống pháp luật của thời kỳ củng cố và phát triển nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền
qua các triều đại Lý, Trần, Hồ. Tuy nhiên, những quy định về kiện dân sự trong
thời kỳ này chỉ xoay quanh vấn đề quan hệ kiện hợp đồng, mặc dù pháp luật dân sự
thời kỳ này có rất nhiều quan hệ cơ bản nhƣ quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, quan
hệ hôn nhân gia đình.

24

Điều này xuất phát từ nền tảng đạo đức và quan niệm tuyệt đối về quan hệ
vua tôi, cha con, vợ chồng nên việc kiện không đƣợc phép xảy ra giữa vua - tôi trong
quan hệ sở hữu ruộng đất, giữa cha - con, ngƣời trong gia đình trong quan hệ thừa
kế và giữa vợ - chồng trong quan hệ hôn nhân gia đình.
Đồng thời trong thời Lý chế độ tƣ hữu ruộng đất đã đƣợc nhà nƣớc thừa
nhận và bảo vệ. Việc tranh chấp đất đai cũng đƣợc pháp luật điều chỉnh. Nhƣ vậy,
những quy định về vấn đề khởi kiện và thụ lý giải quyết các vụ án dân sự đã đƣợc
chú trọng nhƣng vẫn chƣa rộng khắp trên bình diện của toàn thể các quan hệ pháp
luật trong dân sự. Vấn đề về thời hiệu khởi kiện cũng đã đƣợc quan tâm, quy định
nhƣng chỉ xảy ra duy nhất trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, tranh chấp đất đai có thể
xảy ra trong 05 năm hoặc 10 năm thì còn đƣợc quyền tâu kiện
1.2.1.2. Thời kỳ Lê sơ.

Tố tụng là một trong những lĩnh vực đƣợc chú trọng, phát triển và đạt đƣợc
nhiều thành tựu trong thời kỳ này. Theo Lịch triều hiến chƣơng loại chí, ngay sau
khi lên ngôi năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Lê Thái Tổ đã sai các đại thần bàn
định luật lệ về việc kiện tụng. Tuy nhiên, đại diện tiêu biểu cho pháp luật tố tụng
của triều Lê là Bộ Quốc triều hình luật và Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ. Bộ
Quốc triều hình luật của Nhà Lê không chỉ quy định về pháp luật nội dung mà còn
là bộ luật đầu tiên quy định khá chi tiết về thủ tục tố tụng.
Tuy nhiên, do các nhà làm luật thời kỳ này không có sự phân biệt pháp luật
về tố tụng hình sự và dân sự nên những quy định về tố tụng cũng không đƣợc phân
định về tố tụng dân sự và tố tụng hình sự nên tất cả những quy định về thủ tục tố
tụng đều đƣợc quy định tại 02 chƣơng là Bộ vong và Đoản ngục. Theo đó những
thủ tự về đơn kiện (khởi kiện), đơn tố cáo trong giai đoạn này đƣợc quy định nhƣ
sau:

25

Đơn kiện hoặc đơn tố cáo phải do các đƣơng sự làm và nộp tại nha môn có
thẩm quyền phân xử loại việc đó. Nếu đƣơng sự không biết chữ thì có thể nhờ
ngƣời khác viết hộ. Mặt khác, để tránh sự tố cáo không đúng, điều 508 đã bắt buộc
đơn tố cáo phải ghi rõ ngày tháng năm xảy ra sự việc, chỉ đƣợc trình bày sự thật là
không đƣợc nói là việc còn ngờ, trái pháp luật thì phải phạt 80 trƣợng. Để giảm bớt
những vụ kiện không cần thiết, nhà làm luật không những quy định về hình thức
đơn kiện và tƣ cách nguyên đơn mà còn quy định về việc quan lại nhận đơn trái lệ.
Pháp luật quy định con không đƣợc kiện hoặc tố cáo ông bà cha mẹ, vợ
không đƣợc kiện cáo chồng. Những quy định nhƣ trên đã cho thấy việc điều tra xác
minh xét hỏi đƣợc bắt đầu từ khi có đơn kiện nên pháp luật đã rất chú trọng đến
những thủ tục khởi kiện.
Tuy nhiên, do không có sự phân biệt thủ tục tố tụng dân sự và thủ tục tố
tụng hình sự nên những quy định này có nhiều sự chồng chéo mâu thuẫn với những
văn bản ban hành đơn lẻ khác trong suốt một thời gian dài, điều này đã gây ra

không ít khó khăn cho những quan lại xử án.
1.2.1.3. Thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1884).
Các triều đại vua Nguyễn từ vua Gia Long đến vua Tự Đức đều quan tâm
đến việc xây dựng pháp luật và chú trọng đến việc áp dụng luật trong thực tiễn. Hoạt
động lập pháp của triều Nguyễn cũng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng nể, tiêu
biểu nhất là sự ra đời của bộ Hoàng Việt Luật Lệ (Bộ luật Gia Long). Có thể nói,
trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến nƣớc ta thì bộ luật Gia Long là một bộ luật
tiêu biểu nhất, đặc biệt là những quy định về pháp luật tố tụng đã có sự phân biệt rõ
ràng hai thủ tục (thƣa kiện) khởi kiện và thụ lý.
+ Về thƣa kiện (khởi kiện)

×