Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.42 KB, 101 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




VŨ HỒNG MINH






QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC










HÀ NỘI - 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



VŨ HỒNG MINH





QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên





HÀ NỘI - 2010





mục lục



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


mở đầu
1

Ch-ơng 1: Những vấn đề lý luận về quyền của ng-ời
ch-a thành niên theo pháp luật dân sự
6
1.1.

Khái quát chung về quyền của ng-ời ch-a thành niên
6
1.1.1.
Nng lc ch th v quyn ca ngi cha thnh niờn theo
phỏp lut dõn s
6
1.1.2.
Mức độ năng lực hành vi và quyền của ng-ời ch-a thành niên
theo pháp luật dân sự
12
1.2.
Khái quát quá trình điều chỉnh pháp luật về quyền của ng-ời
ch-a thành niên ở Việt Nam
17
1.3.
Quyền của ng-ời ch-a thành niên theo pháp luật dân sự một
số n-ớc
30

Ch-ơng 2: Nội dung pháp luật dân sự hiện hành về quyền
của ng-ời ch-a thành niên và thực tiễn việc
thi hành, áp dụng các quy định của pháp
luật dân sự có liên quan tới quyền của ng-ời
ch-a thành niên
40
2.1.
Nội dung pháp luật dân sự hiện hành về quyền của ng-ời ch-a
thành niên - Những thành tựu và bất cập
40
2.1.1.

Quyền của ng-ời ch-a thành niên theo Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 và Bộ luật Dân sự năm 2005
42
2.1.2.
Quyền của ng-ời ch-a thành niên theo Luật lao động
62

2.2.
Một số tr-ờng hợp cụ thể trong quá trình giải quyết các vụ
việc dân sự có liên quan đến quyền của ng-ời ch-a thành niên
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
66

Ch-ơng 3: Ph-ơng h-ớng và giải pháp tăng c-ờng hiệu
quả của pháp luật dân sự nhằm thực hiện và
bảo vệ quyền của ng-ời ch-a thành niên trong
giai đoạn hiện nay
74
3.1.
Nhu cầu khách quan và ph-ơng h-ớng hoàn thiện pháp luật
dân sự về quyền của ng-ời ch-a thành niên
74
3.1.1.
Ng-ời ch-a thành niên - Thế hệ những chủ nhân t-ơng lai của
đất n-ớc là nhóm đối t-ợng đặc biệt luôn cần sự quan tâm và
bảo vệ từ phía nhà n-ớc, xã hội
74
3.1.2.
Tác động của định h-ớng phát triển kinh tế, xã hội - yêu cầu
hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật dân sự nói riêng trong

quá trình xây dựng Nhà n-ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
77
3.1.3.
Hội nhập quốc tế và sự gia tăng trong quan hệ pháp luật dân
sự các yếu tố n-ớc ngoài liên quan đến các quyền của ng-ời
ch-a thành niên cần đ-ợc bảo vệ
78
3.1.4.
Một số hạn chế tồn tại trong hệ thống pháp luật cùng những
bất cập trong thực tiễn áp dụng, thực thi pháp luật dân sự liên
quan đến quyền của ng-ời ch-a thành niên
81
3.1.5.
Ph-ơng h-ớng tăng c-ờng hiệu quả của pháp luật dân sự nhằm
thực hiện và bảo vệ các quyền của ng-ời ch-a thành niên
trong thời gian tới
83
3.2.
Một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm tăng c-ờng bảo
đảm thực hiện quyền của ng-ời ch-a thành niên trong giai
đoạn hiện nay
84

Kết Luận
88

Danh mục tài liệu tham khảo
90



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quan hệ pháp luật dân sự, việc xác định chủ thể, năng lực chủ
thể để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn to lớn. Mỗi người, khi sinh ra đều là chủ thể quan hệ pháp luật. Tuy
nhiên, năng lực chủ thể của cá nhân tùy thuộc vào sức khỏe tâm sinh lý và độ
tuổi của cá nhân đó. Người chưa thành niên là chủ thể mà pháp luật phải dành
sự quan tâm đặc biệt bởi đa số người chưa thành niên là trẻ em.
Theo số liệu của cuộc điều tra về dân số năm 2009 cho thấy, tổng số
dân của Việt Nam tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là
85.789.573 người, trong đó số người từ 0 đến dưới 15 tuổi chiếm 25%, số
người từ 15 đến dưới 60 chiếm 66% và số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 9%.
Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Điều 18 đã quy định: Người chưa thành
niên là người chưa đủ 18 tuổi. Mặc dù không có con số chính xác về số người
dưới 18 tuổi trong cơ cấu dân số về độ tuổi của Việt Nam, tuy nhiên chúng ta
có thể dự đoán con số này có thể nằm trong khoảng từ 28% đến 30%, có
nghĩa là tương đương với khoảng 24.000.000 người. Đây thực sự là một con
số không nhỏ, nó cho thấy chúng ta có một tiềm năng lớn về nguồn nhân lực
trong tương lai. Mặt khác đây cũng là nhóm dân số đặc biệt trong xã hội do
đặc điểm về độ tuổi và thể chất.
Tại Điều 1 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989
có quy định: " Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định
tuổi thành niên sớm hơn" [11], bên cạnh việc quy định về độ tuổi để xác định
một người là trẻ em, Công ước này của Liên Hợp Quốc cũng đã dành nhiều
quy định và trao cho nhóm đối tượng này những quyền năng đặc biệt, tại lời
mở đầu của Công ước đã xác định: " tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là


2
nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc
của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp
đỡ cần thiết có thể đảm đương được đầy đủ các trách nhiệm của mình trong
cộng đồng " [11]. Pháp luật Việt Nam tại Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi và cũng đã có nhiều
quy định để dành cho những đối tượng này những quyền ưu tiên đặc biệt.
Dưới góc độ pháp luật dân sự, xuất phát từ sự non nớt về thể chất và
trí tuệ cũng như từ nhận thức về vai trò quan trọng của thế hệ những chủ nhân
tương lai của đất nước, pháp luật dân sự Việt Nam đã luôn thể hiện được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng toàn thể xã hội khi dành nhiều quy
định nhằm ghi nhận và bảo vệ cho những công dân chưa đủ 18 tuổi những
quyền dân sự được quy định cụ thể và chi tiết.
Về cơ bản, trong những năm qua, việc ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm cho
các quyền dân sự của người chưa thành niên đã được thực hiện nghiêm túc và
đúng đắn với một tinh thần trách nhiệm cao của nhà nước và toàn thể xã hội;
Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của
những lối sống thực dụng, ích kỷ cùng sự băng hoại đạo đức của một số cá
nhân đơn lẻ trong thời gian gần đây đã gây nên một thực trạng xấu cho xã hội,
tạo ra một tâm lý bất bình trong các tầng lớp nhân dân, đó là tình trạng vi
phạm và xâm hại các quyền của người chưa thành niên, đặc biệt là tình trạng
bóc lột sức lao động của người chưa thành niên ngày một nghiêm trọng, thậm
chí có không ít những trường hợp mang tính chất hình sự. Một trong những
quyền cơ bản và quan trọng nhất của người chưa thành niên là quyền được
bảo vệ thân thể và sức khoẻ trong nhiều trường hợp đã không được bảo vệ và
bị xâm hại một cách trực tiếp thì những quyền dân sự khác của họ sẽ được
thực hiện và bảo vệ ra sao?
Việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà nước cùng toàn thể xã
hội trong việc ghi nhận và đặc biệt là việc bảo vệ, bảo đảm cho các quyền dân
sự của người chưa thành niên được thực hiện trong cuộc sống một cách


3
nghiêm chỉnh sẽ là một vấn đề rất cần thiết được nhìn nhận nghiêm túc hơn
nữa trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền dân sự của người chưa
thành niên là đề tài được quan tâm nghiên cứu của nhiều người và dưới nhiều
khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, khi xem xét dưới góc độ là đối tượng điều
chỉnh của pháp luật dân sự thì các quyền của người chưa thành niên trong
thực tế được thể hiện qua các công trình nghiên cứu hay các bài viết được
đăng trên các tạp chí chuyên ngành thường được khai thác và trình bày một
cách đơn lẻ, riêng biệt theo từng vấn đề cụ thể như quyền khai sinh, quyền
thay đổi họ tên, quyền được nhận làm con nuôi hay quyền được cấp dưỡng ,
hoặc có những trường hợp lại đươc xem xét một cách tổng hợp và không
được phân biệt theo các chuyên ngành pháp luật cụ thể như pháp luật hình sự,
pháp luật dân sự Điều này được nhận thấy qua việc tác giả tìm hiểu một số
các công trình nghiên cứu và một số các bài viết của các tác giả trong thời
gian qua mà tiêu biểu là luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Phương Nga với
đề tài "Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trong giai đoạn hiện nay", luận văn
thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Oanh với đề tài "Chế định cấp dưỡng
trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000" hoặc luận án tiến sĩ của tác
giả Nguyễn Thị Phương Lan với đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế
định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam".
Thông qua việc tìm hiểu, tác giả nhận thấy cần thiết có một công trình
nghiên cứu một cách tổng thể và tương đối toàn diện về việc ghi nhận và thực
hiện các quyền dân sự của người chưa thành niên một cách có hệ thống; từ đó,
xem xét và đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm ngoài việc
góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật dân sự trong lĩnh vực này còn góp
phần nâng cao hơn nữa nhận thức của xã hội đối với việc bảo đảm và bảo vệ các
quyền dân sự của người chưa thành niên, tạo những điều kiện cần thiết nhất để


4
xây dựng một xã hội lành mạnh nhất cho sự phát triển của người chưa thành
niên.
3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của luận văn
+ Mục đích và ý nghĩa của luận văn: Về mặt lý luận, tác giả cố gắng
nghiên cứu một cách tương đối toàn diện các quy định của pháp luật dân sự
về quyền của người chưa thành niên, tìm hiểu một số trường hợp cụ thể trong
thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp, thông qua đó phát hiện và nêu ra
một số vấn đề bất cập trong quy định hiện hành và đề ra phương hướng, giải
pháp và kiến nghị để hoàn thiện những quy định của pháp luật dân sự về
quyền của người chưa thành niên
+ Nhiệm vụ của luận văn:
- Nghiên cứu, phân tích và xây dựng khái niệm về người chưa thành
niên.
- Phân tích một cách cụ thể và chi tiết những chế định về quyền của
người chưa thành niên trong các văn bản luật và dưới luật thuộc chuyên
ngành luật dân sự.
- Phân tích, so sánh việc ghi nhận quyền của người chưa thành niên
qua các giai đoạn lịch sử của pháp luật dân sự Việt Nam.
- Đánh giá một phần thực trạng việc thi hành, áp dụng các quy định
của pháp luật dân sự về quyền của người chưa thành niên.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài "Quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự
Việt Nam", tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự
có nội dung chứa đựng những quy phạm nhằm điều chỉnh đối tượng là người
chưa thành niên bao gồm quy định của các Bộ luật Dân sự 1995 - 2005, Luật
Hôn nhân và gia đình, luật lao động cùng các văn bản luật, dưới luật khác

5

thuộc ngành Luật dân sự Việt Nam, quy định và điều chỉnh các vấn đề về
quyền của người chưa thành niên. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu, xem xét và
phân tích một số trường hợp cụ thể trong thực tiễn hoạt động của một số các cơ
quan tư pháp cũng góp phần giúp tác giả nghiên cứu đề tài một cách sâu sắc
hơn.
5. Điểm mới của luận văn
- Luận văn đã nghiên cứu và phân tích một cách cụ thể, chi tiết đặc
điểm của người chưa thành niên - một chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp
luât dân sự, xây dựng được khái niệm về người chưa thành niên và quyền của
người chưa thành niên theo pháp luật dân sự
- Luận văn có đánh giá thực trạng thi hành các quy định của pháp luật
dân sự liên quan tới các quyền của người chưa thành niên một cách toàn diện,
có hệ thống và từ đó đưa ra những giải pháp có tính đồng bộ nhằm thực hiện
và bảo vệ tốt hơn nữa các quyền dân sự của người chưa thành niên trong giai
đoạn hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên việc vận dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng
của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là
phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê và tổng hợp; phương pháp phân tích quy
phạm cũng được tác giả vận dụng để phân tích, bình luận nội dung của một số
chế định.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền của người chưa thành niên
theo pháp luật dân sự.

6

Chương 2: Nội dung pháp luật dân sự hiện hành về quyền của người
chưa thành niên và thực tiễn việc thi hành, áp dụng các quy định của pháp luật
dân sự có liên quan tới quyền của người chưa thành niên.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả của pháp
luật dân sự nhằm thực hiện và bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong
giai đoạn hiện nay.

7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN
CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH
NIÊN
1.1.1. Năng lực chủ thể và quyền của ngƣời chƣa thành niên theo
phỏp luật dõn sự
a. Năng lực chủ thể của cỏ nhõn theo pháp luật dân sự
Trong quan hệ pháp luật dân sự thì cá nhân được xác định là chủ thể
chủ yếu và thường xuyên nhất. Tuy nhiên, để tham gia vào các quan hệ pháp
luật dân sự với tư cách là chủ thể thì cá nhân phải có năng lực pháp luật dân
sự, nghĩa là phải được pháp luật thừa nhận có quyền dân sự và nghĩa vụ dân
sự. Khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự là khả năng để một cá nhân có thể
tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự được pháp luật cho phép; như vậy,
năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chính là điều kiện đầu tiên và cần thiết
để cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự và có tư cách chủ
thể trong các quan hệ đó.
Khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự hay nói cách khác là năng lực
pháp luật dân sự của một cá nhân trong mỗi một quốc gia, lãnh thổ sẽ chịu
ảnh hưởng bởi chế độ chính trị, kinh tế và văn hoá của quốc gia hay vùng lãnh
thổ đó, thậm chí trong chính một quốc gia hay vùng lãnh thổ nhất định thì

năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng có thể khác nhau trong mỗi một
giai đoạn lịch sử, thời kỳ phát triển nhất định. Năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân được xác định là sự phản ánh địa vị của cá nhân trong xã hội đó và
được nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Một đặc điểm khác là
xét về năng lực pháp luật dân sự thì mọi cá nhân đều bình đẳng như nhau, có

8
nghĩa là mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau mà không có
sự phân biệt về dân tộc, tôn giáo hay giới tính… các cá nhân đều có khả năng
như nhau về quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, khả năng này không bị hạn chế
ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định một cách rõ
ràng và chặt chẽ.
Một đặc điểm quan trọng khác về năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân chính là tính liên tục, một cá nhân sẽ được xác định là có năng lực pháp
luật dân sự bắt đầu từ khi họ được sinh ra và năng lực này chỉ chấm dứt khi
họ chết. Việc xác định thời điểm một người sinh ra hay thời điểm người đó
chết có ý nghĩa pháp lý quan trọng làm phát sinh hay chấm dứt năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân đó. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phụ
thuộc vào độ tuổi hay nhận thức của người đó mà sẽ gắn bó với cá nhân đó từ
khi họ được sinh ra đến khi họ chết đi.
Xét về mặt lý luận thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ xuất
hiện khi người đó được sinh ra; tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn của đời sống
mà pháp luật cũng đã có những ngoại lệ nhất định, trường hợp một người
chưa được sinh ra, khi họ vẫn còn là một bào thai cũng đã được hưởng một số
quyền nhất định hay nói cách khác là họ đã có năng lực pháp luật dân sự ở
một mức độ hạn chế, đó chính là trường hợp một người được sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di
sản chết cũng được xác định là người thừa kế và được hưởng di sản của người
đã chết.
Cùng với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng lực hành vi dân

sự của cá nhân là bộ phận cấu thành năng lực chủ thể của cá nhân. Tuy nhiên,
ngược lại năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng lực hành vi dân sự của
cá nhân lại không giống nhau, yếu tố quy định sự khác nhau về năng lực hành
vi dân sự của mỗi cá nhân chính là ở độ tuổi và thể chất của cá nhân đó. Mọi
cá nhân có năng lực pháp luật dân sự kể từ khi người đó được sinh ra, nhưng

9
mỗi cá nhân chỉ có năng lực hành vi dân sự khi họ đã đạt đến một độ tuổi nhất
định và có sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.
Để có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của chính
mình, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi
của mình và ý thức được hậu quả do hành vi của mình gây ra. chính vì vậy mà
căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức, điều chỉnh hành vi của cá nhân mà
pháp luật dân sự đã phân biệt rõ các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá
nhân.
Năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân được xem là tiền đề của
năng lực hành vi dân sự, nhưng sự tồn tại hay không tồn tại của năng lực hành
vi dân sự của một cá nhân thì lại không có sự ảnh hưởng tới phạm vi hay nội
dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp, năng lực hành vi dân sự lại được xác định là cơ sở để xem xét và
bảo vệ một số quyền dân sự nhất định của cá nhân.
b. Khái niệm người chưa thành niên và quyền của người chưa thành
niên trong quan hệ pháp luật dân sự.
Trong mỗi một hệ thống pháp luật dân sự ở các quốc gia hay các vùng
lãnh thổ khác nhau đều có những chế định pháp lý nhằm điều chỉnh và bảo vệ
một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội mà chúng ta vẫn thường gọi họ là
những người vị thành niên hay người chưa thành niên. Vậy, dưới góc độ pháp
luật dân sự thì người như thế nào sẽ được gọi là người chưa thành niên và có
cách hiểu thống nhất về người chưa thành niên giữa các hệ thống pháp luật
dân sự khác nhau giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hay không?

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ do nhà xuất bản từ điển
Bách Khoa phát hành năm 2006 thì: "Thành niên là đã đúng tuổi hưởng
quyền công dân và chịu trách nhiệm về hành vi của mình" [42], dưới góc độ
pháp luật dân sự thì cách hiểu như trên là chưa đầy đủ, tuy nhiên khi khẳng

10
định như vậy cũng có thể giúp cho người đọc hiểu được phần nào rằng một
người như thế nào thì được gọi là thành niên hay chưa thành niên và biết được
độ tuổi của một người sẽ làm căn cứ để xác định rằng họ đã được hưởng đầy
đủ các quyền cũng như nghĩa vụ của một công dân hay chưa.
Qua nghiên cứu và xem xét một số các quy định trong các văn bản
pháp luật dân sự của một vài hệ thống pháp luật sự khác nhau trên thế giới, có
thể hiểu rằng "người chưa thành niên" là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm
xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định và thông thường thì người chưa thành
niên được xác định là những người dưới 20 hoặc dưới 18 tuổi; thực chất thì
việc căn cứ vào độ tuổi chỉ là một phương pháp của pháp luật dân sự mà dựa
vào đó, người ta có thể xác định một người đã có sự trưởng thành đầy đủ về
mặt thể chất, trí tuệ hay chưa và từ đó mà pháp luật dân sự sẽ xác định và ghi
nhận cho họ có những quyền và nghĩa vụ dân sự tương ứng. Trên thực tế thì
việc căn cứ vào độ tuổi nhất định để xác định một người đã thành niên hay
chưa thành niên, đã có sự phát triển về mặt thể chất và trí tuệ đầy đủ hay chưa
giữa các quốc gia, các hệ thống pháp luật dân sự sẽ là khác nhau, điều này
phụ thuộc vào những điều kiện về tự nhiên cũng như về mặt chính trị xã
hội của các quốc gia hay vùng lãnh thổ đó, và mặc dù có những sự khác
nhau như vậy nhưng nhìn chung lại thì người chưa thành niên dù ở trong bất
kỳ một hệ thống pháp luật dân sự nào xét về mặt bản chất cũng đều được xác
định là những người chưa thực sự trưởng thành về tinh thần và thể lực, họ rất
cần nhận được sự quan tâm, bảo vệ và chăm sóc đặc biệt từ phía nhà nước và
xã hội. Xét dưới góc độ tâm lý, đặc điểm nổi bật của quá trình phát triển lứa
tuổi chưa thành niên chính là những biến chuyển nhanh của các em cả về mặt

thể chất và tinh thần. Do sự trưởng thành và tích luỹ ở những giai đoạn trước,
người chưa thành niên mà đặc biệt là những người đang ở độ tuổi 14 đến dưới
18 đã có một vị trí xã hội mới, họ không hoàn toàn còn là trẻ con nhưng cũng
chưa thể là người lớn, đây là giai đoạn đặc trưng các dấu hiệu của tuổi dậy thì
ở nam và nữ. Những thay đổi rất cơ bản ở trên đã làm cho người chưa thành

11
niên có ấn tượng sâu sắc rằng: " Mình không còn là trẻ con nữa". Mặt khác,
chính người lớn cũng không hoàn toàn coi họ như những đứa trẻ trước đây,
các em đã có một vị thế mới trong gia đình của mình, trong một số trường
hợp nhất định, các em đã tham gia lao động góp phần giải quyết những khó
khăn về kinh tế cho gia đình
Tuy nhiên, xét về mặt xã hội, người chưa thành niên vẫn còn là những
học sinh và còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ, các em còn rất non nớt về kiến
thức xã hội và ý thức về hành vi. Ở độ tuổi chưa thành niên này, các quá trình
hưng phấn thần kinh của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế nên nhiều khi các em
không làm chủ được bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh, dễ bị
kích thích, dễ nổi nóng và gây gổ, tính hiếu động tò mò, thích tìm hiểu cái
mới của thế giới xung quanh và do vậy người chưa thành niên ở độ tuổi này
cũng thường dễ bị kích thích, bị lôi kéo và có những hành động mang tính
tiêu cực. Vì vậy mà pháp luật cần có những quy định ngoài việc ghi nhận một
số quyền dân sự đặc biệt phù hợp với lứa tuổi của họ còn có những chế định
nhằm bảo vệ và bảo đảm cho các quyền ấy được thực thi nghiêm chỉnh trong
cuộc sống.
Từ những tìm hiểu và phân tích như trên, chúng ta có thể khái quát và
hiểu được về bản chất của vấn đề, rằng một người như thế nào thì được gọi là
người chưa thành niên và xây dựng được một khái niệm như sau về người
chưa thành niên theo pháp luật dân sự: Người chưa thành niên là những
người đang trong quá trình phát triển về mặt tự nhiên và xã hội; chưa có
sự trưởng thành đầy đủ về thể chất, trí tuệ và chưa đạt đến một độ tuổi nhất

định theo quy định của pháp luật dân sự.
Bên cạnh việc tìm hiểu và xây dựng khái niệm về người chưa thành
niên chúng ta cũng cần thiết tìm hiểu và phân tích đối với thuật ngữ "trẻ em".
Theo quy định tại Điều 1 - Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em thì:
"Trong phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi

12
trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm
hơn", như vậy quy định trên của công ước có tính mở bởi lẽ nó thừa nhận việc
các quốc gia, vùng lãnh thổ có thể quy định về độ tuổi để xác định một người
được gọi là trẻ em có thể nhiều hơn hoặc ít hơn độ tuổi theo quy định tại công
ước dựa vào những điều kiện riêng biệt và đặc trưng của mình. Tại Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004 có quy định: "Trẻ em
trong quy định này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi" [33]. Như vậy, mọi cá
nhân khi được xác định là người chưa thành niên xét dưới góc độ pháp luật
Việt Nam thì cũng sẽ được xác định là trẻ em theo công ước quốc tế, tuy
nhiên theo pháp luật Việt Nam thì không phải tất cả những người chưa thành
niên đều được xác định là trẻ em, mà chỉ những người chưa thành niên ở độ
tuổi dưới 16 mới được coi là trẻ em. Quy định như vậy phải chăng có sự
không thống nhất? Theo quan điểm của một số cá nhân thì pháp luật dân sự
Việt Nam cần có sự thống nhất và hợp nhất hai nhóm đối tượng là người chưa
thành niên và trẻ em là một và lấy độ tuổi 18 làm căn cứ để xác định, như vậy
sẽ phù hợp với thực tế và pháp luật quốc tế hơn?
Theo quan điểm của tác giả thì xét về mặt bản chất cả người chưa
thành niên cũng như trẻ em đều là những người chưa có sự trưởng thành và
phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như tinh thần do độ tuổi của họ còn
nhỏ. Về mặt lý luận thì như chúng ta đã biết năng lực pháp luật dân sự của
mỗi cá nhân là bình đẳng, chỉ có năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì mới
có sự phân biệt dựa vào độ tuổi và sự phát triển bình thường của mỗi cá nhân
và từ đó ta thấy rằng năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên và

năng lực hành vi dân sự của trẻ em là không giống nhau, việc quy định về trẻ
em và độ tuổi để xác định là trẻ em như pháp luật Việt Nam là hợp lý và khoa
học bởi lẽ một cá nhân khi đủ 16 tuổi trở lên đã được pháp luật ghi nhận và
trao cho cho họ những quyền dân sự nhất định mà một cá nhân khi chưa đủ 16
tuổi không thể có được, cũng vì thế mà mức độ và sự cần thiết được quan
tâm, chăm sóc và bảo vệ đối với họ cũng là không giống nhau.

13
Về vấn đề quyền của người chưa thành niên trong quan hệ pháp luật
dân sự, theo Đại từ điển tiếng Việt thì Quyền là " lợi lộc được hưởng do địa vị
đem lại", như vậy có thể hiểu khái quát về quyền của người chưa thành niên
theo pháp luật dân sự là những đặc lợi mà chỉ người chưa thành niên mới có,
do pháp luật dân sự trao cho họ. Do người chưa thành niên là một thực thể
sinh học - xã hội, là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội, cho nên
quyền của người chưa thành niên vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã
hội. Mặt khác, cũng do người chưa thành niên là một thực thể sinh học - xã
hội, cho nên quyền của người chưa thành niên vừa mang tính phổ biến vừa
mang tính đặc thù, tính phổ biến thể hiện ở chỗ những quyền này được áp
dụng phổ biến ở mọi nơi, cho mọi đối tượng được gọi là người chưa thành
niên, tính đặc thù thể hiện ở chỗ các quyền này ở các quốc gia, lãnh thổ do
những điều kiện và trình độ phát triển khác nhau mà có những đặc điểm riêng
biệt phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, lãnh thổ đó.
Từ những sự phân tích như trên, ta có thể khái niệm như sau về quyền
dân sự của người chưa thành niên: Quyền dân sự của người chưa thành niên
là những đặc lợi vốn có, tự nhiên mà chỉ người chưa thành niên mới được
hưởng theo quy định của pháp luật dân sự trong những điều kiện chính trị,
kinh tế, văn hoá xã hội nhất định.
1.1.2. Mức độ năng lực hành vi và quyền của ngƣời chƣa thành
niên theo pháp luật dân sự
a. Mức độ năng lực hành vi và quyền của người chưa thành niên

Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự kể từ khi người đó sinh
ra, nhưng mỗi cá nhân chỉ có năng lực hành vi dân sự khi đã đạt đến một độ
tuổi nhất định và có sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.
Để có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của chính
mình, đòi hỏi cá nhân phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi
của mình và ý thức được hậu quả do hành vi của mình gây ra. Vì vậy, căn cứ

14
vào độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con người, pháp
luật dân sự đã phân biệt rõ các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
với các khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và trở thành chủ thể
của những quan hệ đó.
Đối với những người chưa đủ sáu tuổi, pháp luật dân sự xác định họ là
những người không có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch của những
người này đều phải do người đại diện xác lập và thực hiện. Họ chưa bao giờ
có năng lực hành vi bởi họ chưa có ý chí cũng như lí trí để hiểu được hành vi
và hậu quả của những hành vi đó. Đối với những người từ đủ sáu tuổi đến
dưới mười tám tuổi được pháp luật xác định là những người có năng lực hành vi
dân sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền cũng như việc
phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch để thoả mãn những nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Tuy pháp luật không quy định
những giao dịch nào là giao dịch "phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày" và
"phù hợp với lứa tuổi " nhưng có thể hiểu, đó là những giao dịch có giá trị
nhỏ, phục vụ những nhu cầu học tập, vui chơi, cuộc sống được những người
đại diện của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý của những người
đại diện (mua dụng cụ học tập, ăn quà, vui chơi giải trí ). Trên thực tế những
lứa tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Người đại diện của những
người ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tuyên bố những giao dịch do những người
đó thực hiện mà không có sự đồng ý của họ là vô hiệu. Nếu những người đại
diện không yêu cầu xem xét tính hiệu lực của những giao dịch này thì những

giao dịch đó mặc nhiên được coi là có hiệu lực. Pháp luật dân sự cũng dự liệu
và đã dành cho người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ mười lăm đến dưới
mười tám quyền được tự mình thực hiện, xác lập giao dịch dân sự mà không
cần phải có sự đồng ý của người đại diện trong trường hợp họ có tài sản riêng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ngoại trừ những trường hợp được pháp luật quy
định cụ thể.
b. Phân loại quyền của người chưa thành niên

15
Quyền dân sự của người chưa thành niên thực chất có thể coi là bộ
phận hợp thành quyền dân sự của cá nhân và nó thuộc nội dung năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân. Để tìm hiểu và phân loại về các quyền dân sự của
người chưa thành niên thì trước hết, ta cần xem xét về các quyền dân sự của
cá nhân nói chung theo pháp luật dân sự.
Trong phạm vi điều chỉnh của mình, pháp luật dân sự trao cho cá nhân
những quyền như sau: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân
thân gắn với tài sản; Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với
tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có các quyền dân sự phát sinh từ
quan hệ đó. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn đối với các quyền dân sự
đó của cá nhân.
Thứ nhất: Quyền nhân thân là những quyền dân sự gắn liền với một
chủ thể, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Đó là một
quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân
thân của người khác. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách
quy định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, trình tự
thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó, đồng thời quy định các biện
pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân đó. Quyền nhân thân luôn gắn với
một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch được cho các chủ thể khác.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định có thể chuyển dịch được theo
quy định của pháp luật. Mỗi một chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau

nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm hại, khi quyền nhân
thân bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự mình cải chính, yêu cầu người có
hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người
vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Các quyền nhân thân của cá nhân theo
pháp luật dân sự được chia làm 02 nhóm đó là quyền nhân thân không gắn với
tài sản như quyền đối với họ tên, hình ảnh; quyền được pháp luật bảo đảm an
toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, quyền tự do kết hôn, ly
hôn quyền nhân thân gắn với tài sản là những giá trị nhân thân khi được xác

16
lập sẽ làm phát sinh các quyền tài sản, quyền nhân thân trong trường hợp này
là tiền đề làm phát sinh các quyền tài sản khi có các sự kiện pháp lý nhất định
như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ
Thứ hai: theo pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền sở hữu, quyền
được hưởng thừa kế hoặc để lại di sản cho người thừa kế và các quyền khác
đối với tài sản như quyền yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải bồi thường thiệt
hại cho mình do cá nhân, tổ chức đó gây ra. Quyền sở hữu là một trong những
quyền đặc biệt quan trọng của cá nhân, bởi thông qua quyền sở hữu, cá nhân
có thể thoả mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình. Tài sản mà cá nhân
có thể sở hữu theo pháp luật dân sự bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để
dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt và các tài sản hợp pháp khác
mà không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
Thứ ba: Một quyền dân sự vô cùng quan trọng nữa của cá nhân là
quyền tham gia vào các quan hệ dân sự và có các quyền dân sự phát sinh từ
quan hệ đó, tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự
là biện pháp quan trọng và thông dụng nhất làm phát sinh các quyền dân sự
của cá nhân.
Trên đây là sự tìm hiểu về quyền của cá nhân nói chung theo pháp luật
dân sự, như chúng ta vẫn biết, quyền của cá nhân nói chung có nội hàm rộng
và nó có bộ phận hợp thành trong đó là quyền dân sự của người chưa thành

niên, mọi quyền dân sự của người chưa thành niên đều có thể coi là quyền
dân sự của cá nhân nói chung, tuy nhiên không phải mọi quyền dân sự của cá
nhân đều có thể được coi là quyền dân sự của người chưa thành niên. Người
chưa thành niên với tư cách là một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội và là
chủ thể đặc biệt trong các quan hệ pháp luật dân sự, xuất phát từ bản chất của
họ là chưa thể có đầy đủ năng lực hành vi như người đã thành niên, và do vậy họ
được pháp luật dân sự ghi nhận và trao cho những đặc quyền mà những cá nhân

17
khi đã có sự trưởng thành về thể chất và trí tuệ, khi đạt đến một độ tuổi nhất
định đánh dấu sự trưởng thành đầy đủ về mặt tâm sinh lý không thể có được.
Về cơ bản, các quyền dân sự của người chưa thành niên có thể
được phân loại và chia thành các nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: bao gồm các quyền về nhân thân và các quyền về tài sản.
Các quyền về nhân thân gồm có quyền nhân thân gắn với tài sản như
Quyền khai sinh, Quyền đối với họ tên và Quyền thay đổi họ tên, Quyền xác
định dân tộc; Quyền của cá nhân đối với hình ảnh; Quyền được bảo đảm an
toàn về tính mạng, sức khoẻ; Quyền nhận bộ phận cơ thể người; Quyền khai
tử; Quyền xác định lại giới tính; Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy
tín; Quyền bí mật đời tư; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo; Quyền tự do, nghiên cứu sáng tạo. Quyền nhân thân gắn với
tài sản gồm Quyền tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ
Các quyền về tài sản bao gồm: Quyền sở hữu, Quyền được hưởng
thừa kế hoặc Quyền để lại di sản cho người thừa kế và các quyền khác đối với
tài sản.
Nhóm thứ hai: như chúng ta đã biết, người chưa thành niên là một
chủ thể đặc biệt khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội, và tương ứng với
những nhóm quan hệ mà họ đã tham gia đó, pháp luật dân sự cũng đã trao cho
họ những quyền năng tương ứng. Khi tìm hiểu và phân loại đối với các quyền
dân sự của người chưa thành niên, chúng ta cũng có thể dựa vào các mối quan

hệ xã hội mà người chưa thành niên tham gia để phân loại chúng theo các
nhóm quan hệ đó như trong quan hệ gia đình, trong quan hệ lao động - kinh
doanh - thương mại.
Trong mối quan hệ gia đình - đây là môi trường đặc biệt và về nguyên
tắc, gia đình không thể tách biệt cuộc sống của người chưa thành niên. Đây là
môi trường đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và hình thành

18
nhân cách của người chưa thành niên, xuất phát từ vai trò quan trọng của gia
đình cũng như sự ảnh hưởng của các mối quan hệ trong gia đình đối với sự
phát triển của người chưa thành niên mà pháp luật dân sự cũng đã có những
quy định nhằm ghi nhận và trao cho người chưa thành niên những quyền dân
sự đặc biệt như: Quyền được hưởng sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục giữa
các thành viên trong gia đình; Quyền được có người giám hộ trong trường
hợp đặc biệt; Quyền không bị phân biệt và đối xử giữa các anh chị em trong
gia đình; Quyền được hưởng nghĩa vụ cấp dưỡng từ những người thân trong
gia đình; Quyền được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bố mẹ ly hôn;
Quyền được trông nom, chăm sóc, giáo dục sau khi bố mẹ ly hôn; Quyền
được bố hoặc mẹ, người không trực tiếp nuôi con chung sau ly hôn thăm
nom; Quyền được bố mẹ hoặc người giám hộ bồi thường thiệt hại do mình
gây ra; Quyền nhận cha, mẹ; Quyền được nhận làm con nuôi
Trong mối quan hệ lao động - kinh doanh - thương mại: đối với mỗi
một cá nhân thì lao động không những là một nghĩa vụ tự nhiên mà nó còn
được coi là một quyền dân sự của mọi cá nhân trong đó người chưa thành
niên cũng được xác định là một chủ thể đặc biệt trong quan hệ lao động, về
mặt lý luận thì quyền dân sự này có một ý nghĩa rất tích cực, nó giúp cho
những đối tượng là người chưa thành niên hiểu hơn về giá trị của lao động, về
trách nhiệm của mình trong cuộc sống tương lai. Pháp luật dân sự ghi nhận
người chưa thành niên có quyền lao động; tuy nhiên, xuất phát từ năng lực
hành vi của họ còn chưa đầy đủ, sức khoẻ và trí tuệ của họ chưa có sự phát

triển như người đã thành niên mà pháp luật cũng có những quy định cụ thể và
chi tiết về các quyền của họ trong mối quan hệ này để người chưa thành niên
thực hiện quyền lao động của mình một cách phù hợp với bản thân như quyền
làm việc trong một giới hạn nhất định về thời gian; Quyền được làm những
công việc phù hợp với sức khoẻ; Quyền được kiểm tra sức khoẻ định kỳ trong
quá trình lao động

19
Pháp luật dân sự ngoài việc ghi nhận các quyền cụ thể cho nhóm đối
tượng là người chưa thành niên, cũng đã có những chế định pháp lý đặc biệt
nhằm bảo vệ, bảo đảm cho các quyền dân sự ấy của người chưa thành niên
được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong cuộc sống như chế định về giám
hộ, về bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra chúng ta sẽ tìm
hiểu và phân tích vấn đề này kỹ hơn ở những phần sau.
1.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng và giữ nước đã tạo
cho riêng mình một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều
truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào. Trong mỗi gia đình Việt Nam đều có
truyền thống kính trên nhường dưới, vợ chồng anh em con cái hoà thuận, cha
mẹ không chỉ sinh ra con cái mà còn trực tiếp quan tâm, chăm sóc giáo dục
con cái thành người; trải qua bao thế hệ, đã hun đúc cho con người Việt Nam
một tinh thần nhân ái, vị tha được biểu hiện một phần qua sự yêu thương,
quan tâm, chăm sóc đối với các em nhỏ, sự quan tâm của cả xã hội đối với lớp
người nhỏ tuổi này luôn xuất hiện trong xã hội Việt Nam, ở cả trong cuộc
sống hàng ngày của người dân cũng như trong các quy định của nhà nước với
việc ghi nhận thành văn bản và được nâng lên thành pháp luật; và thậm chí, từ
ngay trong xã hội Việt Nam từ thời phong kiến xa xưa.
Vào khoảng năm 1042, dưới thời vua Lý Thái Tông, theo sách Đại Việt
sử ký toàn thư viết:

Ban sách Hình thư. Trước kia, trong nước việc kiện tụng
phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu lệ luật văn, cốt làm khắc
nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư
sửa định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời bấy giờ,
làm sách hình luật của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu.

20
Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây,
phép xử hình thản nhiên rõ ràng, cho nên có lệnh đổi niên hiệu làm
Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo. Tháng 11, xuống chiếu rằng
những người từ 70 tuổi trở lên, 80 trở xuống, từ 10 tuổi trở lên, 15
tuổi trở xuống, và những người ốm yếu, cho đến các thân thuộc nhà
vua từ để tang 9 tháng, 1 năm trở lên, có phạm tội thì cho chuộc,
phạm tội thập ác thì không dự [14].
Theo Phan Huy Chú, bộ Hình thư có ba quyển và đây là bộ luật thành
văn đầu tiên của nước ta. Ngày nay, chúng ta không thể biết được trong bộ
luật này có những quy định nào liên quan đến trẻ nhỏ (vì đã bị thất truyền) tuy
nhiên cũng vào thời điểm này, ngoài việc ban hành bộ luật, các vua nhà Lý
còn ban hành nhiều đạo chiếu, lệnh trong đó có một số quan trọng đã được sử
sách ghi lại mà cụ thể là chiếu tháng 11 năm 1042 như sách Đại Việt sử ký
toàn thư đã dẫn. Đây là một minh chứng cho sự quan tâm tới trẻ nhỏ của xã
hội phong kiến từ thời Lý, mặc dù luật pháp thời kỳ này có tính hà khắc với
nhiều hình phạt hết sức dã man nhưng đối với đối tượng còn ít tuổi thì lại
được phép chuộc bằng tiền để tránh việc phải chịu hình phạt về thân thể.
Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức là bộ luật thành
văn cổ xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho đến ngày nay; cũng như các bộ
luật phong kiến khác, Bộ luật Hồng Đức cũng có bản chất giai cấp và bản
chất này được thể hiện rất rõ, với nhiệm vụ là bảo vệ địa vị thống trị, quyền
lợi của giai cấp phong kiến, củng cố trật tự đẳng cấp xã hội với những quy
định hà khắc. Tuy nhiên, Bộ luật Hồng Đức xét ở khía cạnh khác lại được

đánh giá là một thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam
với nhiều quy định pháp lý tiến bộ mang đậm tính nhân văn. Bộ luật Hồng
Đức không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại
trước đó mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào đầu thế kỷ XIX là
Hoàng Việt Luật Lệ do Gia Long ban hành năm 1812. Một trong những điều

21
đóng góp vào giá trị của Bộ luật Hồng Đức là ở một mức độ nhất định, nó đã
thể hiện sự quan tâm, ưu ái nhất định đối với nhóm đối tượng là trẻ em ở
những độ tuổi khác nhau. Mặc dù pháp luật thời kỳ này chưa có quy định rõ
ràng về độ tuổi, thế nào là trẻ em hay người chưa thành niên hoặc người đến
độ tuổi trưởng thành, tuy nhiên tinh thần và ý thức bảo vệ nhóm đối tượng
này đã được thể hiện trong bộ luật với những quy định cụ thể tương ứng với
từng độ tuổi nhất định.
Tại chương Danh Lệ, Điều 16 quy định:
Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng
những người bị phế tật, phạm tội từ lưu trở xuống đều cho chuộc
bằng tiền, phạm tội thập ác thì không theo luật này. Từ 80 tuổi trở
lên, 10 tuổi trở xuống cùng những người bị ác tật, phạm tội phản
nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu để vua định
xét, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc còn ngoài ra thì
không bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên và 7 tuổi trở xuống dầu có bị tội
chết cũng không hành hình, nếu có kẻ nào xui xiểm thì bắt tội kẻ xui
xiểm, nếu ăn trộm có tang vật thì kẻ nào chứa chấp tang vật phải
bồi thường [4].
Với quy định trên, các nhà làm luật thời kỳ này đã dành sự ưu ái nhất
định đối với đối tượng phạm tội là người dưới 15 tuổi bằng cách cho chuộc
bằng tiền với điều kiện là phạm từ tội lưu trở xuống; đặc biệt để bảo đảm cho
một môi trường phát triển lành mạnh của nhóm đối tượng này, pháp luật cũng
trừng trị rất nghiêm khắc với những kẻ lợi dụng người còn ít tuổi để xui xiểm

hoặc những đối tượng chứa chấp tang vật.
Tại quyển III chương Điền Sản Điều 4 quy định:
Khi chồng chết, con còn nhỏ mẹ đi cải giá mà lại đem bán
điền sản của con thì xử phạt năm mươi roi, trả tiền lại người mua,

×